Bạn đang xem bài viết 5 Chốn Linh Thiêng Du Xuân Đầu Năm Ở Hà Nội được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Chùa Trấn QuốcChùa Trấn Quốc hay còn gọi là chùa Khai Quốc, được xây dựng từ thời Lý Nam Đế nằm cạnh đê Sông Hồng. Sau nhiều lần di rời và trùng tu, mở rộng cho tới ngày nay, chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một bán đảo phía Đông của Hồ Tây. Giống như một hòn đảo xinh đẹp nằm soi mình bên Hồ Tây mênh mông sóng nước, chùa Trấn Quốc vẫn là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ, không chỉ ngày lễ Tết mà cả trong những ngày rằm, mùng Một hàng tháng. Năm 2023, chùa Trấn Quốc còn nức tiếng khắp nơi khi được báo Daily Mail (Anh) bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Tuy thế nhưng ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Kinh Kỳ vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm, thanh tịnh để du khách gần xa thành tâm đến cầu tài lộc, may mắn và bình yên vào những ngày đầu năm mới.
2. Chùa Phúc KhánhChùa Phúc Khánh còn có tên gọi là chùa Sở, và tên nữa là chùa Thịnh Quang, theo tên địa danh nhân dân thường gọi. Chùa nằm ở gần Ngã Tư Sở, là địa điểm quen thuộc được du khách thập phương tới du xuân hay thành tâm cầu an, cầu may vào đầu năm mới. Tọa lạc trong một khuôn viên nhỏ nhưng không vì thế mà chùa Phúc Khánh thiếu đi sự uy nghiêm, cổ kính. Được xây dựng từ cuối đời Trần – đầu đời Lê, ngôi chùa được nhiều lần phục dựng do hỏa hoạn hay chiến tranh tàn phá. Đầu năm, nhiều du khách thập phương chọn chùa Phúc Khánh để cầu khấn mong gia đình an vui, nhà cửa thuận hòa, con cháu nhận được nhiều phúc đức, đường công danh, sự nghiệp được hanh thông, thuận lợi, gia tộc đuề huề, bản thân thì được tĩnh tại…
3. Chùa Quán SứTọa lạc tại phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội, chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa không thể không nhắc tới trong dịp du xuân đầu năm ở Hà Nội. Đây là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15 với mục đích ban đầu là xây dựng một quán sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên này để họ có điều kiện hành lễ. Hiện nay, chùa Quán Sứ không chỉ là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà còn là chốn linh thiêng được nhiều khách thập phương tìm đến cầu khấn, nhất là dịp đầu năm mới. Thời gian này, chùa đón hàng trăm ngàn lượt Phật tử tới dâng hương, cầu an cho bản thân và gia đình một năm mới gặp nhiều may mắn và hạnh phúc.
4. Phủ Tây HồPhủ Tây Hồ cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây thuộc thôn Tây Hồ, nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, thờ Bà chúa Liễu Hạnh – một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam là một trong “tứ bất tử” gồm Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh. Nếu gia đình bạn đang muốn tìm một địa điểm vừa có thể du lịch, vừa có thể cầu tài lộc, cầu phúc thì không nên bỏ qua chốn linh thiêng bậc nhất Hà Thành này.
5. Chùa HàChùa Hà có tên chữ là Thánh Đức Tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình – Chùa Hà. Hiện tại khu vực Cầu Giấy, Hà Nội. Theo tích xưa kể lại, chùa Hà do một gia đình làm nghề gốm sứ giàu có quê ở Bối Khê công đức, xây dựng. Hiện nay, lăng mộ thờ gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa. Trong chùa còn thờ 2 vị thành hoàng là các tướng của Triệu Việt Vương (thế kỷ VI) có công chống giặc Lương.
Theo Thảo Nguyễn (Wiki Travel)
Đăng bởi: Ái Trần Văn
Từ khoá: 5 chốn linh thiêng du xuân đầu năm ở Hà Nội
Du Xuân Đầu Năm Về Miền Tâm Linh
Chùa Hương – Hà Nội
Mỗi dịp xuân về, hàng triệu phật tử cùng các bậc tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hội chùa Hương diễn ra từ ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch. Ngoài cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, lý do khiến chùa Hương trở thành điểm hành hương nổi tiếng là bởi tương truyền, đây là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tu hành.
Đền Trần – Nam ĐịnhTọa lạc trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng thành phố Nam Định, đền Trần năm nào cũng chật cứng du khách về xin ấn ngày rằm tháng Giêng. Nhiều người tin rằng, có ấn đền Trần sẽ được thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp.
Đền Bà Chúa Kho – Bắc NinhĐây không chỉ là khu di tích lịch sử mà còn là nơi hàng ngàn người hành hương về trong dịp năm mới để xin lộc rơi lộc vãi. Người dân quan niệm,“đầu năm đến vay Bà, cuối năm trả nợ” sẽ giúp việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi.
Chùa Bái Đính – Ninh BìnhChùa Bái Đính là 1 trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam nằm trong quần thể Danh thắng Tràng An, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, bên Quốc lộ 38B thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Chùa Yên Tử – Quảng NinhDưới thời vua Trần Nhân Tông vào khoảng thế kỷ XIII, nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Ngày nay, chùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật, dịp đầu xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may.
Chùa Dâu – Bắc NinhÝ nghĩa quan trọng nhất của hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp, một lễ hội Phật giáo lớn của vùng đồng và Trung du Bắc Bộ. Lễ hội mở vào ngày sinh của Man Nương, tức ngày 17 tháng Giêng âm lịch hằng năm tại làng Dâu.
Phủ Tây Hồ – Hà NộiNơi đây được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất của Hà Nội. Phủ thờ bà chúa Liễu Hạnh – vị Chúa mẫu quyền năng vô lượng trong Tứ Bất Tử. Hàng năm cứ sau thời khắc Giao thừa, người dân thường hành hương về đây rất đông, đến đây lễ Mẫu để cầu được mọi điều an lành, suôn sẻ, vừa đi vừa thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây.
Theo Ha Giang Nguyen (Wiki Travel)
Đăng bởi: Đinh Xuân Tùng
Từ khoá: Du xuân đầu năm về miền tâm linh
Chốn Linh Thiêng Nơi Xứ Lạng
Du lịch Lạng Sơn bạn chớ nên bỏ qua đền Mẫu Đồng Đăng. Nơi đây thích hợp để vãn cảnh, thắp nhang cầu khấn cho gia đạo bình an, tràn đầy sức khỏe. Đồng thời, bạn còn có cơ hội khám phá miền đất mới thông qua nhiều trải nghiệm đầy lý thú.
1. Đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn ở đâu?Ngoài ra, khi đến với đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn bạn còn có cơ hội dâng hương, cầu nguyện. Với tấm lòng thành kính của mình, bạn sẽ được bề trên nghe thấu, phù hộ độ trì. Đồng thời, trong tâm khảm mỗi người sẽ tìm thấy hi vọng, hướng tới cuộc sống viên mãn.
2. Đền Mẫu Đồng Đăng thờ ai?Muốn khám phá đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn thờ ai bạn nên đến với địa danh này để tìm hiểu. Nơi đây hiện đang thờ Phật và Thánh Mẫu Liễu Hạnh với những câu chuyện linh thiêng bậc nhất. Vì vậy, hàng năm có rất nhiều khách du lịch tới đây cầu nguyện, mong cho cuộc sống no ấm, hạnh phúc.
Ngoài việc quan tâm đền Mẫu Đồng Đăng thờ ai, du khách còn bị lôi cuốn bởi sự tích của địa danh này. Nơi đây đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Trạng Bùng và Mẫu Liễu Hạnh.
Chuyện kể rằng, Ngọc Hoàng có cô con gái là Quỳnh Hoa thường xuyên hiển linh ở trần gian để giúp đỡ nhân dân. Bởi vậy, bà được triều đình thời Hậu Lê sắc phong là Thượng Đẳng Phúc thần và công chúa Liễu Hạnh. Vào một ngày ngao du sơn thủy ở Lạng Sơn, bà đã thấy một ngôi chùa bị bỏ hoang trong rừng rậm.
Khi gặp Trạng Bùng, bà đã nhắc nhở việc tu sửa ngôi chùa để hương khói cho tượng Phật. Nhận được lời đề nghị, ông cùng các bô lão trong vùng đã tiến hành theo lời thánh mẫu Liễu Hạnh. Đồng thời, những người dân nơi đây cũng thường xuyên hương khói từ ngày ấy đến nay.
3. Thời điểm diễn ra lễ hội đền Mẫu Đồng ĐăngLễ hội đền Mẫu Đồng Đăng diễn ra hàng năm vào ngày mùng 10 tháng Giêng. Những hoạt động sôi nổi như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan. Muốn hòa mình vào không khí vui tươi dịp đầu xuân năm mới, bạn đừng quên đến với mảnh đất xứ Lạng.
Đặc biệt, đây còn là một trong những lễ hội Lạng Sơn mang đậm bản sắc văn hóa những dân tộc. Đồng thời, bạn sẽ có cơ hội hiểu thêm về tín ngưỡng, giá trị nghệ thuật, thưởng thức các món ăn ngon, điển hình như lợn quay, vịt quay, khau nhục, phở chua, mía.
4. Đường đi đền Mẫu Đồng ĐăngĐường đi đền Mẫu Đồng Đăng khá thuận lợi nên bạn có thể sử dụng nhiều phương tiện di chuyển khác nhau. Cụ thể như:
Phương tiện cá nhân: xuất phát từ thành phố Lạng Sơn – Di chuyển theo QL1A khoảng 42km, rẽ trái tại Kim Đồng là đến đền Mẫu Đồng Đăng.
Xe khách: bạn bắt xe khách tới thành phố Lạng Sơn sau khi đến nơi bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm để check in tại đền Mẫu.
Tàu hỏa: bạn lựa chọn một trong hai chuyến tàu hỏa là HDR và tàu hỏa Lạng Sơn – Cao Bằng – Đồng Đăng. Khi tới thị trấn Đồng Đăng bạn có thể lựa chọn xe ôm hoặc taxi để đến đền Mẫu.
5. Khám phá vẻ đẹp của đền Mẫu Đồng Đăng Lạng SơnĐền Mẫu Lạng Sơn là một trong nhữngđịa điểm du lịch Lạng Sơn nổi tiếng. Nơi đây đã được trùng tu và tôn tạo nhiều lần với khuôn viên rộng, nổi bật với tòa tháp lớn. Tuy nhiên, không vì thế mà ngôi đền mất đi vẻ cổ xưa, uy nghi vốn có.
Khu vực thờ tự được chia ra làm 5 gian với cách bố trị cụ thể như sau:
Phía trong: được gọi là tam bảo, nơi đây thờ Phật Bà Quan Âm Bồ Tát và thờ Phật Chuẩn Đề.
Phía ngoài: thờ tam tòa thánh mẫu gồm những ai? Bao gồm Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn, Mẫu đệ tam Thoải Phủ và Mẫu đệ nhất Thượng Thiên.
Ở phần chính điện là gian thờ Chúa Liễu, hai bên có Chầu Lục và Chầu Bơ. Gian bên phải thờ Sơn Trang gồm Chầu Chín và Chầu Mười Đồng Mỏ. Gian bên trái thờ Chầu Đệ Tứ Khâm Sai cùng nhiều thánh cô, thánh cậu, Triều Đức Đại Vương.
Cổng tam quan của đền được xây dựng theo hình vòm cuốn với nhiều họa tiết, hoa văn. Đặc biệt, trong sân cỏ gồm hai chú voi ở trái, phải ngay lối đi vào đền. Phía sau là bảo tháp với lối đi chỉ mở vào các ngày tổ chức lễ hội.
6. Kinh nghiệm đi đền Mẫu Lạng Sơn không thể bỏ quaSẽ là thiếu sót lớn nếu bạn bỏ qua kinh nghiệm đi đền Mẫu Lạng Sơn. Vì thế, để chuyến đi thêm trọn vẹn, ý nghĩa bạn nên ghi nhớ những điều sau:
Mặc trang phục trang nhã, lịch sự, phù hợp với nơi linh thiêng.
Mâm lễ không cần quá to nhưng phải đầy đủ.
Nếu dâng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu nên dâng cả 3 vị, tránh việc dâng 1 hay 2 vị.
Dâng lễ ban thờ cậu, thờ cô nên mua các đồ chơi cho trẻ nhỏ như lược, hương hoa, oản.
Nếu sắm lễ Sơn Trang tuyệt đối không được dùng ốc, cua, lươn, ớt, quả chanh thay vào đó là đặc sản chay của Việt Nam.
Lễ ban thờ cậu thờ cô thường sắm các đồ chơi cho trẻ nhỏ.
Nên đi đền Mẫu Đồng Đăng vào ngày thường để tránh đông đúc.
Ngoài ra, bạn đừng quên mua đặc sản Lạng Sơn để làm quà khi đến các điểm du lịch xứ Lạng. Đây không chỉ là cách để bạn tìm hiểu về ẩm thực hương vị của miền đất mới, mà còn trở thành cách để bạn thể hiện sự quan tâm của mình đối với bạn bè, người thân.
Thỏa sức nếm thử các món ngon của xứ Lạng ngay trong hệ thống nhà hàng của khách sạn.
Khách sạn nằm tại vị trí đắc địa, thuận tiện di chuyển đến các khu du lịch tại Lạng Sơn.
Hệ thống phòng ốc sang trọng, đẹp lung linh, tầm nhìn thoáng đãng.
Tái tạo năng lượng, tận hưởng cuộc sống với các tiện ích gym, spa, trị liệu đạt tiêu chuẩn 5 sao.
Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:
Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất
Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl
Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác
Đền Mẫu Đồng Đăng là điểm đến lý thú bạn không nên bỏ qua trong chuyến hành trình du lịch tới Lạng Sơn. Không ồn ào, xô bồ như phố thị, nơi đây sẽ mang lại cho bạn sự thanh tịnh, an yên nơi tâm hồn. Đồng thời, những giá trị văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng còn mang lại cho bạn khám phá mới khó tìm thấy ở địa danh nào khác.
Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Trâm
Từ khoá: Ghé thăm đền Mẫu Đồng Đăng – Chốn linh thiêng nơi xứ Lạng
5 Ngôi Chùa Linh Thiêng Nên Đi Lễ Chùa Đầu Năm Tại Sài Gòn
Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là Phước Hải là một ngôi chùa lâu đời trên đất Sài Gòn. Với những nét kiến trúc cổ xưa, mái ngói âm dương, ngôi chùa này từng được xếp hạng “Di tích kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia vào năm 1994. Chùa Ngọc Hoàng rộng khoảng 2.300m2, được thiết kế theo kiến trúc ba gian thờ với khu vực chánh điện thờ Phật, Ngọc Hoàng. Đền thờ Kim Thoa Thánh Mẫu, ông Tơ bà Nguyệt và 12 bà Mụ nằm bên tay trái. Bên trong là điện thờ thần Tài, công danh sự nghiệp.
Chùa Ngọc Hoàng – Một trong những ngôi chùa lâu đời tại Sài Gòn. (Ảnh: hooneymun).
Trước kia chùa được gọi là Điện Ngọc Hoàng, thờ thần Hoàng của người Hoa. Bởi vậy, kiến trúc của ngôi chùa mang nét của Trung Hoa. Trong chùa hiện lưu giữ những bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm. Bước chân vào chùa du khách sẽ thấy thích thú với hồ nước hoa sen, khói tỏa nghi ngút khắp sân, trong chùa có một hồ nuôi rùa lên tới hàng nghìn con. Khách thập phương viếng chùa thường phóng sinh rùa xuống hồ.
Bên trong ngôi chùa. (Ảnh: cesarettidaspoleto).Rất nhiều du khách đã đến đây vào dịp đầu năm mới. (Ảnh: daivuongcatjewelry).
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của TPHCM. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964.
Ngôi chùa Vĩnh Nghiêm tại TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: kommon_johnpaul).
Tháp đá tại chùa Vĩnh Nghiêm được ghi nhận là tháp đá cao nhất, công phu nhất tại Việt Nam. Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng nhất của Sài Gòn. Ngoài ra ngôi chùa này còn được ghi nhận là ngôi chùa có tháp đá cao nhất và công phu nhất tại Việt Nam với 7 tầng, cao đến 14m. Tòa tháp đặc biệt này được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn và họa tiết điêu khắc phủ kín… theo phong cách văn hóa Lý – Trần.
Ngôi chùa được xây dựng theo phong cách thời Lý – Trần. (Ảnh: robertpanas).Khung cảnh bên ngoài của ngôi chùa. (Ảnh: tun.teppi).
Chùa Giác Lâm
Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở đất Gia Định – Sài Gòn còn tồn tại đến ngày nay. Chùa Giác Lâm có mặt tại Gia Định (Sài Gòn) từ năm 1744, do cư sĩ Lý Thụy Long xây dựng. Kiến trúc của chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu nhất cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại khu vực Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ “Tam”, gồm có 98 cột chống đỡ, bên trong chùa bài trí 113 pho tượng cổ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau.
Chùa Giác Lâm – một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất tại Sài Gòn. (Ảnh: itsaalvin).
Chùa Giác Lâm là nơi chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Ngày xuân nơi đây đón hàng ngàn khách thập phương và du khách quốc tế đến lễ phật tôn kính và chiêm ngưỡng nét cổ kính uy nghiêm của chùa.
Kiến trúc của chùa tiêu biểu cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại khu vực Nam Bộ. (Ảnh: iamnotluigi).
Chùa Phổ Quang
Khung cảnh bên ngoài chùa Phổ Quang. (Ảnh: ntduyphuong).
Chùa Phổ Quang được xem là một trong những ngôi chùa linh thiêng nên đi lễ chùa đầu năm tại Sài Gòn. Đây là ngôi chùa lớn lâu đời nổi tiếng ở quận Tân Bình, ở đây vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng có thể nghe được tiếng chim kêu ríu rít, mọi âu lo phiền muộn cùng những bon chen tất bật gác bỏ lại bên ngoài.
Có lẽ vì thếmà hàng năm chùa Phổ Quang chào đón rất nhiều du khách tìm đến chiêm bái, vãn cảnh, thả mình vào không gian thoáng tịnh.
Mỗi dịp đầu năm có nhiều du khách tìm đến với chùa để chiêm bái và vãn cảnh. (Ảnh: reccanguyen).Bên trong chùa Phổ Quang. (Ảnh: hieuhieu739).
Chùa Xá Lợi
Chùa Xá Lợi – Ngôi chùa nổi tiếng có tháp chuông cao nhất Việt Nam. (Ảnh: chloew1710).
Chùa Xá Lợi là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Chùa tọa lạc tại số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên của thành phố Sài Gòn được xây dựng theo lối kiến trúc mới, trên là bái đường, ở phía dưới là giảng đường. Ngôi chùa nổi tiếng là nơi có tháp chuông cao nhất Việt Nam, tháp chuông có 7 tầng, cao đến 32m. Trên tầng cao nhất của chùa Xá Lợi có treo một đại hồng chuông nặng đến 2 tấn. Tiếng chuông chùa Xá Lợi in dấu ấn trong kí ức của bao thế hệ người Sài Gòn.
Tháp chuông tại ngôi chùa Xá Lợi. (Ảnh: whichwaywego).
Số điện thoại tư vấn: 024.44506070
Linh Linh
Đăng bởi: Quốc Nguyễn Minh
Từ khoá: 5 ngôi chùa linh thiêng nên đi lễ chùa đầu năm tại Sài Gòn
Chùa Thiên Hưng – Chốn Linh Thiêng Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
Giới thiệu sơ lược về chùa Thiên Hưng
Nếu bạn muốn tham quan cả ngày, buổi trưa chùa có tổ chức nấu cơm chay, phục vụ khách hành hương từ 10h đến 12h; tất cả đều hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ cần vào căng tin nói với nhà bếp là sẽ chuẩn bị sẵn một phần cơm; cho dù bạn đến để thờ phượng, cầu nguyện, hay chỉ để tham quan và du lịch.
Giới thiệu sơ lược về chùa
Chùa Thiên Hưng tọa lạc ở đâu?Chùa Thiên Hưng Quy Nhơn không chỉ là một địa điểm tâm linh đặc biệt của người Nẫu; mà nơi đây còn là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất khu vực Nam Trung Bộ. Chùa Thiên Hưng nằm cạnh quốc lộ 1A, huyện Nhơn Hưng, xã An Nhơn.
Chùa Thiên Hưng tọa lạc ở đâu
Thời gian mở cửa ở Chùa Thiên HưngChùa Thiên Hương mở cửa đón khách từ 9 giờ sáng; tuy nhiên từ 11 giờ đến 15 giờ sẽ đóng cửa một số khu vực. Do đó nếu bạn muốn thăm hết mọi nơi trong chùa thì nên đến chùa lúc mới mở cửa.
Đi đến Chùa Thiên Hưng bằng cách nào?Bạn đi xe thuận tiện chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km. Hoặc bạn có thể bắt xe buýt số 12 xuất phát tại ngã tư Lê Duẩn và Trần Thị Kỷ; xuống tại điểm gần chùa Thiên Hưng An Nhơn; tần suất 30 – 35 phút/ chuyến và giá vé 39.000 đồng/vé/giờ.
Một lựa chọn tiện lợi và chủ động hơn là ô tô và xe máy. Vì 2 phương tiện này có thể chạy thẳng theo quốc lộ 1A; nếu điểm xuất phát là trung tâm thành phố Quy Nhơn hoặc quốc lộ 19B – 1A nếu khởi hành từ sân bay Phù Cát.
Di chuyển bằng xe máy
Vẻ đẹp cổ kính của Chùa Thiên HưngHiện là nơi thờ nhiều tượng Phật khác nhau, chùa Thiên Hưng còn lưu giữ xá lợi Phật Thích Ca bằng ngọc nên thu hút rất đông du khách thập phương về chiêm bái. Xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Myanmar trao tặng cho Việt Nam vào năm 2013; và đã được chào đón trở lại ngôi chùa Phật giáo này để lưu giữ vào tháng Bảy cùng năm.
Các tín đồ tin rằng Ngọc Xá Lợi ở đâu thì đức Phật cũng sẽ hiện diện: phù hộ độ trì, vừa mang lại sự bình an, vừa tiêu trừ nghiệp xấu, vừa tu thiện thành tâm. Bởi vậy ngôi chùa nức tiếng miền Trung lại mang vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng.
Trụ trì chùa là Đại đức Thích Đồng Ngộ, nổi tiếng là người sành sỏi về phong thủy. Người cực kỳ am hiểu và tích cực trong công tác hoằng pháp về đạo Phật, nhờ đó mà danh tiếng của chùa ngày một nâng cao.
Vẻ đẹp cổ kính
Đôi nét về kiến trúc của Chùa Thiên HưngBên cạnh yếu tố tâm linh, chùa còn gây ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo; nổi bật giữa không gian yên tĩnh, giản dị của làng quê, hương lúa chín nhẹ trong khung cảnh. Đường vào chùa Thiên Hưng nằm giữa hai cánh đồng.
Những cánh đồng lúa trải dài, xanh mướt khi còn non và vàng rượm vào mùa thu hoạch; xen kẽ là những con hào và những cây cầu nhỏ bắc ngang nhau; băng qua con đường này dẫn đến cổng tam quan to lớn, uy nghi của chùa.
Đôi nét về kiến trúc của Chùa Thiên Hưng
Cổng chùa chùa được xây dựng bằng gỗ. Cổng chùa có mái cong theo lối kiến trúc đặc trưng của các công trình Phật giáo Bắc Bộ; với góc mái hình thánh giá hướng lên trời.
Khi bước qua cổng, bạn sẽ bị ấn tượng ngay với ngôi chùa cổ kính mái cong theo phong cách cung đình xưa; tương phản giữa không gian thoáng mát đầy cây cối và những đầm sen nở rộ.
Kiến trúc của chùa Thiên Hưng lấy tông màu trắng nâu đỏ làm chủ đạo và điểm xuyết thêm tông màu vàng cam hài hòa với màu xanh tươi mát của vườn cây, chậu hoa và hồ.Cạnh hồ sen là Thiên Vườn Thanh sinh động với những tiểu cảnh đặc thù theo phong cách phương Đông, chính giữa là tượng Quan Âm được tạc bằng đá tự nhiên màu trắng.
Kiến trúc của chùa Thiên Hưng
Đến Chùa Thiên Hưng cần chuẩn bị gì?Sắm lễ vật đi chùa đều có những quy định mà tín đồ phải tuân thủ: phẩm vật, gạo nếp, chè vằng… Không được làm lễ muối tam sinh (trâu, dê, heo), mồi, gà, lạp xưởng,…
Không nên cúng đồ mặn trong khu vực Điện Phật (Chính điện), là nơi thờ tự chính của chùa. Các lễ mặn chủ yếu khá đơn giản: gà, giò, giò, rượu, trầu cau… thường đặt ở bàn thờ hoặc các gian thờ trong. Chỉ cúng chay ở bàn thờ hương trong gian chính. Không mua vàng mã, tiền âm phủ để cúng trong chùa. Nếu sửa lễ thì gia chủ cần đặt trên bàn thờ Thần linh. Tiền giấy hay đồ mã kiêng đặt trên bàn thờ Phật, Bồ tát; thậm chí là tiền thật không nên đặt trên bàn thờ hương án trong chính điện. Tuy nhiên, khách vãn chùa có thể đặt tiền vào hòm công đức.
Hoa tươi cúng Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa rum,… Không nên dùng hoa bách hợp, hoa dại …
Đến Chùa Thiên Hưng cần chuẩn bị gì?
Những điều cần lưu ý khi viếng thăm Chùa Thiên Hưng bạn cần phải biết Trang phục phù hợpChùa Thiên Hưng Quy Nhơn mang vẻ đẹp vừa cổ kính vừa rất hiện đại. Mọi góc độ đều là phông nền hoàn hảo cho những bức ảnh tuyệt đẹp. Chỉ cần mặc quần áo phù hợp, tìm một nơi thích hợp trong vườn. Hãy hướng máy ảnh thành “Nghệ thuật” và sau đó chọn “Bộ lọc” chất lượng cao, bức ảnh của bạn có thể gây bão mạng xã hội. Tuy nhiên, đây vẫn là nơi tâm linh, bạn phải ăn mặc đẹp. Hãy kín đáo và gọn gàng một chút, tránh những trang phục quá xuề xòa, hở hang.
Nhớ đi lại ăn nói nhẹ nhàng, quan sát những gì bạn nói, không chửi thề kể cả trong khu vực chùa linh thiêng. Nếu bạn đến chùa để cầu nguyện hoặc chỉ quan tâm đến những điều tâm linh, hãy nhớ không bước vào bậc cửa mà phải nhấc chân để đi qua.
Khi bước vào, bạn phải đi qua cánh cửa bên phải và đi ra bên trái. Vui lòng tránh đi cổng chính vì nó dành cho những vị cao tăng, những người tài đức vẹn toàn. Cúng tiền trên bàn thờ hương khói trông lung tung, phản cảm và không được nhà chùa chấp nhận. Trong chánh điện có hòm công đức để trong hòm công đức ở chánh điện chỉ nên dâng 1 nén hương, không nên đặt nhiều. trong lư hương và vàng mã, hoa dại không nên cúng tế.
Những điều cần lưu ý khi viếng thăm Chùa Thiên Hưng bạn cần phải biết
Đăng bởi: Tuấn Nguyễn
Từ khoá: Chùa Thiên Hưng – Chốn Linh Thiêng vùng duyên Hải Nam Trung Bộ
Điểm Đến Linh Thiêng Hơn 300 Năm Tuổi
1. Giới thiệu về Dinh Cậu – Phú Quốc
Ảnh: @deniamiamor
Dinh Cậu Phú Quốc là điểm đến tâm linh nằm trên ghềnh đá hướng ra mặt biển, cách với thị trấn Dương Đông khoảng 200m. Theo sử sách ghi chép, Dinh được xây dựng vào năm 1937 và được trùng tu lại vào năm 1997. Để lên được đến Dinh thì cần bước qua 29 bậc đá.
Theo một số người dân địa phương ở Phú Quốc, Dinh Cậu đã có từ thế kỷ 17 – ngay khi có những cư dân đầu tiên định cư trên đảo. Ngày đó, nhiều người ra khơi gặp sóng dữ mãi nên không về. Sau đó, đột nhiên họ thấy có một mỏm đá dần nổi lên ở cửa biển và rồi mới đáp được bờ. Dân trên đảo thấy đá thiêng nên đã lập miếu thờ để cầu mong thần linh che chở họ trước bao tai ương biển cả. Người dân đến đây thờ cúng và dọn dẹp mỗi ngày và những chuyến đi ra khơi về sau đều sóng êm biển lặng.
Ảnh: @jiunnhsiang
Ở Dinh thờ Cậu Quý, Cậu Tài và Chúa Ngọc nương nương – đây là 3 nhân vật có thật ở miền Trung. Dinh Cậu không chỉ là điểm đến linh thiêng mà còn là minh chứng rõ nét nhất trong tiến trình giao lưu văn hóa khu vực miền Nam. Với hơn 300 năm tồn tại trên đảo ngọc Phú Quốc, người dân nơi này đã lưu truyền nhiều truyền thuyết về Dinh Cậu.
Ảnh: @sunung0223
Từ lâu, cư dân trên đảo Ngọc đã tin rằng từ ngày Dinh Cậu được lập lên là hầu như không gặp phải bất kỳ tai ương bão gió nào. Vậy nên, vào những ngày lễ, Tết hằng năm, du khách, dân đảo cùng nhiều chủ ghe, tàu đến Dinh Cậu viếng rất đông. Đặc biệt, Dinh còn được mở hội lớn, thu hút nhiều khách tham dự vào ngày 15 – 16/10 hằng năm.
2. Khung cảnh lãng mạn tại Dinh Cậu
Ảnh: @d.quocnghia
Không chỉ là biểu tượng của du lịch Phú Quốc về điểm đến linh thiêng, đây còn là nơi có vẻ đẹp thiên nhiên hòa lẫn giữa biển – cát – nắng – đá tuyệt đẹp. Nhìn từ xa, ghềnh đá dưới Dinh Cậu Phú Quốc nổi hình như con rùa cùng với khung cảnh ba bề sóng vỗ khiến cho nơi này bỗng trở nên huyền ảo, lãng mạn hơn. Cũng chính bởi vẻ đẹp này mà du khách đến đón bình minh và săn hoàng hôn mỗi dịp ghé đảo Ngọc.
Ảnh: @ttungz_
Chỉ đến cuối chiều thôi, cả biển trời của Dinh Cậu sẽ ngả dần sang màu vàng đậm, rồi lại đỏ ửng nơi phía cuối chân trời. Cùng với tiếng sóng biển rì rào mà rất nhịp nhàng, du khách sẽ tìm được một không gian thoáng đãng và cho mình chút khoảng lặng bình yên trong ngày.
3. Chợ đêm Dinh Cậu có gì thu hút?
Theo kinh nghiệm đi Phú Quốc tự túc và tìm hiểu được từ người dân bản địa, chợ đêm Dinh Cậu cũng là nơi nên ghé qua một lần. Chợ chỉ hoạt động từ 17h đến 23h nhưng khách thường đến rất đông từ 19h.
Ảnh: @angalia15
Ở chợ đêm Dinh Cậu có bán rất nhiều hải sản tươi sống và hấp dẫn như nhím biển, rắn biển, tôm, cá, mực, bào ngư, bạch tuộc…. Vì thế bạn có thể mua hải sản tươi sống đem về. Hoặc nếu là khách từ xa tới du khách, bạn có thể chọn hải sản rồi nhờ chủ quán chế biến riêng theo yêu cầu. Hải sản tươi sống sẽ giúp món ăn luôn thơm ngon và giữ được hương vị đặc trưng của nó.
Ngoài ra, chợ đêm Dinh Cậu – Phú Quốc còn bán thêm nhiều mặt hàng khác như kem, đồ ăn chay, các món ăn vặt, quà lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ…. để phù hợp thêm nhiều nhu cầu của từng khách.
Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Chốn Linh Thiêng Du Xuân Đầu Năm Ở Hà Nội trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!