Xu Hướng 9/2023 # 6 Công Thức Chế Biến Món Cà Tím Xào Ngon Nhất Mà Bạn Nên Biết # Top 12 Xem Nhiều | Pwqy.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 6 Công Thức Chế Biến Món Cà Tím Xào Ngon Nhất Mà Bạn Nên Biết # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 6 Công Thức Chế Biến Món Cà Tím Xào Ngon Nhất Mà Bạn Nên Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cà tím xào trứng

Nguyên liệu:

1-2 quả cà tím

1 quả trứng

Vài tép tỏi

Hành lá

Húng quế (tùy thích)

Gia vị: hạt nêm, nước tương

Cách chế biến:

Bước 1: Cà tím bạn rửa sạch và chẻ làm 6 theo chiều dọc.

Bước 2: Ngâm cả vào âu nước lạnh để cà tím ra hết nhựa.

Bước 3: Chuẩn bị một nồi nước sôi rồi cho 1 tí muối và một muỗi canh dầu ăn, sau đó thả cà vào chần trong vòng 5 phút, vớt ra để nguội. Tiếp theo dùng dao nhọn lột vỏ ngoài của cà ra rồi cắt cà thành từng miếng vùa ăn.

Bước 4: Chuẩn bị chảo dầu nóng, cho tỏi băm vào phi vàng rồi trút cà tím vào đảo đều, cho một chút nước tương.

Bước 5: Trứng gà đập ra bát, đánh tan và nêm chút bột nêm.

Bước 7: Cuối cùng bạn cho cà tím xào trứng ra đĩa và trang trí thêm bằng rau thơm hoặc hành ngò, thưởng thức nóng.

Cà tím xào tỏi ớt đậu phụ

Cà tím 2 quả(lớn)

Đậu phụ trắng 2 miếng

Lá lốt 3 lá

Ớt đỏ 2 quả

Tỏi 4 tép

Dầu ăn 2 muỗng canh

Nước mắm 2 muỗng canh

Muối/ đường 1 ít

Cà tím xào trứng

Sơ chế nguyên liệu

Cà tím cắt bỏ cuống xanh, rửa sơ với nước sạch, cắt nhỏ vừa ăn.

Để làm sạch mủ và giúp cà tím không bị thâm, bạn cho cà vào ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Đậu phụ rửa sạch, dùng khăn thấm khô miếng đậu rồi cắt miếng vuông nhỏ.

Lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ. Tỏi lột vỏ, ớt bỏ cuống và đem cả 2 đi băm nhỏ.

Chiên đậu phụ

Bắc chảo lên bếp với 2 muỗng canh dầu ăn đun trên lửa vừa. Khi dầu nóng thì cho phần đậu phụ vào chiên đến khi vàng đều các mặt rồi cho ra dĩa.

Pha mắm tỏi ớt

Cho vào chén: 2 muỗng canh nước mắm, phần tỏi ớt băm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước lọc, khuấy đều hỗn hợp.

Xào cà tím với đậu phụ và lá lốt

Cho cà tím đã cắt vào chảo vừa chiên đậu phụ, áp chảo nhanh khoảng 2 phút cho cà săn lại.

Thêm vào 100ml nước lọc và hạ lửa nhỏ, đun tiếp khoảng 10 phút cho cà được mềm.

Đun đến khi nước trong chảo cạn, bạn cho phần mắm tỏi ớt vừa làm vào, đảo đều tay cho tỏi ớt phủ đều lên miếng cà, xào trong 5 phút.

Sau đó bạn cho phần đậu phụ chiên và lá lốt cắt nhỏ vào, đảo đều thêm 3 phút, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Thành phẩm

Món cà tím xào tỏi ớt đậu phụ sau khi hoàn thành có mùi thơm lừng của tỏi ớt hòa quyện với nước mắm.

Cà tím và đậu phụ mềm béo, mọng nước, thấm vị mắm tỏi ớt cùng với đó là mùi lá lốt thoang thoảng làm cho món ăn càng thêm hấp dẫn.

Cà tím xào tỏi ớt đậu phụ

Cà tím xào thịt bò

Cà tím 300 gram

Thịt bò 300 gram

Hành lá 1/2 cây

Ớt 2 trái

Tía tô 10 gram

Tỏi băm 1/2 muỗng cà phê

Gừng băm 1 muỗng cà phê

Nước tương 1 muỗng canh

Dầu mè 1/2 muỗng cà phê

Tiêu 1/2 muỗng cà phê

Muối 1 muỗng cà phê

Dầu ăn 2 muỗng cà phê

Mè trắng 1 muỗng cà phê

Thịt bò mua về, rửa sạch, cắt con chì dài khoảng 0,6 cm. Mè rang chín.

Cà tím rửa sạch, bổ làm tư, cắt thành những miếng dài khoảng 5 cm, ngâm cà tím vào nước muối loãng 10 phút cho cà không bị thâm. Hành lá rửa sạch, cắt khúc dài 5 cm. Ớt trái rửa sạch, bỏ hạt, cắt nhỏ. Tía tô rửa sạch, cắt nhỏ.

Cà tím xào tỏi ớt đậu phụ

Ướp thịt bò

Cho vào chén thịt bò 1 muỗng canh xì dầu, gừng băm, tỏi băm nhỏ, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1,5 muỗng cà phê dầu mè, ướp từ 30 phút đến 1 tiếng.

Xào cà tím

Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng, thả cà tím vào xào với 1/2 muỗng cà phê muối, xào khoảng 3 – 5 phút. Khi cà mềm cho hành lá và ớt trái vào đảo 30 giây thì tắt bếp, đổ ra chén riêng.

XГ o thб»‹t bГІ vб»›i cГ

Dùng lại chảo trên, cho dầu ăn vào, xào thịt bò lửa lớn. Thịt bò chín mềm thì đổ cà tím vào đảo cùng khoảng 1 phút thì tắt bếp, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị.

Trút thịt bò và cà tím ra đĩa, trộn cùng mè rang, rắc lên đĩa thịt bò xào để trang trí.

Cà tím xào tỏi

Cà tím 2 trái

Tỏi 20 gr

Ớt 2 trái

Hành lá 2 cây

Sốt ớt đậu cay 1 muỗng cà phê

Dầu ăn 300 ml

Bột bắp 1 muỗng cà phê

Giấm balsamic 1 muỗng cà phê

Gia vị cơ bản 20 gr(Muối/ nước tương/ đường…)

Cà tím đem rửa sạch, cắt khúc ngắn rồi cắt thành những miếng nhỏ với kích thước tùy thích. Ngâm cà tím vào nước muối loãng để không bị thâm rồi rửa sạch.

Hành lá và ớt rửa sạch, thái nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ hoặc cho vào máy xay nhỏ.

Cà tím xào thịt bò

Pha nước sốt chua ngọt

Hòa tan 5 muỗng canh nước lọc với 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê giấm balsamic vào chén nhỏ.

Chiên cà tím

Vớt cà tím ra, thấm khô nước, xóc cà tím với ít bột bắp. Sau đó, đun nóng nhiều dầu ăn ở lửa vừa, cho cà tím vào chiên sơ qua rồi vớt ra để ráo dầu.

Phi thơm đầu hành lá, tỏi băm với ít dầu ăn, thêm 1 muỗng cà phê sốt ớt đậu cay vào, đảo đều. Sau đó cho cà tím chiên vào xào cùng 1 phút. Tiếp theo, đổ chén sốt chua ngọt đã pha ở trên vào, xào lửa vừa đến khi sốt đặc sệt lại thì tắt bếp.

Bày trí cà tím xào tỏi ra đĩa, rắc thêm ớt tươi và hành lá thái nhỏ lên trên. Cách làm cà tím xào tỏi này sẽ hơi cay, nhờ đó vị cay và ấm nồng của món cà tím xào tỏi rất ấm bụng, thích hợp cho thực đơn món ngon ngày lạnh.

Cà tím xào tôm thịt

Cà tím 200 gr(1 trái vừa)

Tôm sú 200 gr

Cà chua bi 150 gr(15 trái)

Rau tía tô 20 gr

Lá lốt 20 gr

Tỏi và hành tím băm 2 thìa cà phê

Ớt hiểm 2 trái

Dầu ăn 2 thìa canh

Bột nghệ 2 thìa cà phê

Hạt nêm 3 thìa cà phê

Giấm gạo lên men 2 thìa canh

Cà tím xào tỏi

Sơ chế các loại rau củ

Cà tím mua về bạn cắt bỏ cuống, bào vỏ, cắt đôi và bổ làm 4 theo chiều dọc.

Bạn cho cà tím vào ngâm cùng 1 tô nước lọc hòa với 1 thìa canh giấm gạo lên men khoảng 15 phút.

Lá lốt và tía tô bạn rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ.

Cà chua bi rửa sạch và cắt đôi.

Ớt hiểm rửa sạch, đập dập.

Sơ chế tôm thịt

Tôm bạn bóc vỏ, bỏ đầu, rút bỏ chỉ lưng và rửa sạch.

Thịt ba chỉ bạn rửa sạch, để ráo rồi cắt miếng vừa ăn.

Ướp tôm thịt

Bạn cho vào chén 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa cà phê bột nghệ, 1 thìa cà phê tỏi và hành tím băm rồi trộn đều.

1 nửa bạn cho vào ướp chung với thịt, phần còn lại bạn ướp với tôm.

Chần cà tím

Bạn bắc lên bếp một cái nồi hoặc chảo sâu lòng, sau đó cho 2 chén nước lọc vào cùng 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột nghệ.

Khi nước sôi, bạn cho hành tím vào chần sơ rồi vớt ra.

Xào tôm thịt

Bạn phi thơm 1 thìa cà phê tỏi và hành tím băm cùng 1 thìa canh dầu.

Sau đó, bạn cho phần thịt đã được ướp gia vị vào xào đến khi săn lại.

Tiếp theo, bạn cho phần tôm vào và đảo nhanh tay cho tôm vừa chín thì tắt bếp và cho ngay ra đĩa.

Xào món ăn

Bạn cho vào chảo 1 thìa canh dầu ăn, khi dầu nóng bạn cho cà tím đã chần vào đảo khoảng 1 phút thì cho cà chua bi vào xào cùng 1 chén nước lọc nhỏ.

Tiếp tục cho vào chảo 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa canh giấm gạo lên men và ớt đập dập rồi bật lửa lớn và đảo đều.

Sau đó, bạn cho phần tôm thịt đã xào săn trước đó vào xào chung khoảng 30 giây thì cho lá lốt và lá tía tô vào đảo nhanh tay rồi tắt bếp.

Cà tím xào tôm thịt

Cà tím xào thịt bằm

Cà tím 2 quả

Thịt lợn bằm nhỏ 150 gram

Muối 1 thìa cà phê

Dầu ăn 3 muỗng canh

Nước tương 1 muỗng canh

Tỏi và gừng bằm nhỏ 20 gr

Hành lá 1 cây

Gia vị 20 gr(đường/ bột canh/ dầu mè/ tiêu)

Cho chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì cho vào trong chảo 2 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng già các nàng trút cà tím vào, xào khoảng 6 – 9 phút cho cà được mềm và cháy cạnh thì trút cà để riêng ra đĩa.

Cà tím xào tôm thịt

Xào thịt bằm

Cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu sôi thì trút thịt lợn băm vào, đảo đều đến khi miếng thịt hơi xém cạnh thì trút ra đĩa.

Xào thịt bằm với cà tím

Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, đợi dầu sôi thì trút tỏi, hành lá, gừng bằm nhỏ vào, phi cho dậy mùi. Tiếp đến, cho cà tím và thịt băm nhỏ vào đảo đều cho các nguyên liệu được hòa quyện vào nhau. Bạn có thể nêm nếm thêm cho vừa khẩu vị của mình.

Khi các nguyên liệu được ngấm đều gia vị thì bạn trút ra đĩa, trang trí thêm bằng rau thơm, tỏi phi và dùng nóng với cơm.

Đăng bởi: Bảo Hân

Từ khoá: 6 Công thức chế biến món cà tím xào ngon nhất mà bạn nên biết

8 Công Thức Chế Biến Món Dê Nướng Ngon Nhất Mà Bạn Nên Biết

Thịt dê nướng kiểu Hoa

Nguyên liệu:

Sườn dê: 600 gr

Sa tế: 1 thìa cà phê

Sả bào, gừng, tỏi, ớt băm: 1 chén

Ngũ vị hương: 1 gói

Nước tương: 2 thìa cà phê

Rượu vang đỏ: 1 chén

Nước sốt Hoisin: 50 ml

Mật ong: 2 thìa cà phê

Dầu mè: 1 thìa

Mè rang: 3 – 4 thìa

Gia vị (muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn): Nêm nếm vừa ăn

Cách chế biến:

Khi chọn thịt dê nướng kiểu Hoa, nên chọn phần sườn non nướng sẽ ngon hơn. Sau đó, bạn rửa sạch, để nguyên miếng.

Trộn thịt dê cùng với rượu trắng và gừng trong khoảng 30 phút để bớt mùi hôi của dê rồi rửa lại với nước sạch.

Gia vị ướp thịt dê nướng kiểu Hoa gồm: Dầu mè, mật ong, nước sốt Hoisin, rượu vang, sa tế, tỏi, muối, gừng, sả bào, ngũ vị hương, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn theo định lượng đã chuẩn bị.

Dê nướng kiểu Hoa với màu sắc hấp dẫn, bắt mắt

Tiếp theo, bạn làm nước chấm với 3 miếng chao, nước chao, nước cốt chanh, bột ngọt, đường, sa tế theo khẩu vị gia đình, trộn đều và nêm nếm cho vừa ăn.

Khi nướng sườn, bạn cần để một mặt chín hẳn trước khi chuyển sang mặt khác. Thường xuyên quét nước ướp để miếng sườn mềm, mọng hơn. Sườn dê nướng kiểu Hoa có thể ăn kèm với những loại rau như: húng tía tô, xà lách, rau thơm,…

Dê nướng sa tế

500g thịt dê

1 lọ sa tế

1 củ gừng

1 gói ngũ vị hương

5 củ sả

Rượu trắng

Chao

Tỏi

Ớt trái

4 – 5 muỗng mè rang (Vừng)

Gia vị: muối, bột ngọt, đường, hạt nêm, dầu ăn…

Thịt dê nướng kiểu Hoa

Cách làm biến:

Để món thịt dê nướng sa tế ngon hơn bạn nên lựa chọn phần thịt đùi màu đỏ, sáng và không có mùi lạ. Thịt đem rửa sạch rồi thái thành những miếng vừa ăn. Trộn cùng 3 muỗng canh rượu trắng và gừng đập dập. Ướp trong khoảng 30 phút để thịt không còn mùi hôi rồi rửa sạch bằng nước lạnh.

Cách ướp thịt dê để nướng: Cho thịt dê vào trong 1 tô lớn rồi cho thêm các loại gia vị như: muối, hạt nêm, bột ngọt, đường, 1 gói ngũ vị hương và 3 thìa cà phê sa tế vào rồi ướp ít nhất 1 tiếng đồng hồ. Khi ướp có thể cho thêm 1 chút dầu ăn để thịt dê không bị khô.

Cách pha chao chấm thịt dê: cho 1 miếng chao vào cùng với 1 thìa cà phê đường, 1 thìa bột ngọt và chút sa tế sau đó vắt thêm nước cốt chanh và trộn đều các nguyên liệu lại với nhau.

Khi thịt dê chín thì rắc thêm một chút vừng me và ớt lên trên bề mặt. Nếu bạn không biết thịt dê ăn với rau gì thì chỉ cần chuẩn bị các loại rau sống: xà lách, thơm, mùi, cà chua…

Dê nướng sa tế

Sườn dê nướng chao

500g thịt dê tươi

1 hũ chao

200 ml rượu trắng

1 nhánh gừng

1 thìa cà phê bột ngọt

1 thìa cà phê đường

1 thìa ớt sa tế

100gram tỏi băm nhỏ

Dầu điều

Các loại rau ăn kèm: cà tím, đậu bắp, chuối xanh, ớt chuông…

Dê nướng sa tế

Cách thự hiện:

Thịt dê rửa sạch bằng nước muối có thể cho thêm gừng để loại bỏ mùi hôi khó chịu của thịt. Sau khi để ráo nước thì cho thêm 2-3 thìa canh rượu trắng và gừng băm nhuyễn. Để khoảng 20-30 phút thì rửa sạch lại. Đây là một cách làm thịt dê không hôi, chuẩn vị.

Bạn cho khoảng 2-3 miếng chao ra bát nhỏ để tán nhuyễn sau đó cho thêm tỏi xay, 1/2 thìa cà phê đường, bột ngọt, ớt sa tế (tùy theo khẩu vị của mỗi người) và có thể cho thêm 1 chút dầu điều để tạo màu cho món ăn bắt mắt hơn.

Trộn đều các nguyên liệu này lại với nhau sau đó để khoảng 1-2 giờ đồng hồ cho thịt ngấm đều gia vị là bạn đã có thể để trên khay vỉ nướng thịt và chờ cho bếp “xèo xèo” là có thể thưởng thức rồi đó!

Món ăn này không cần phải chuẩn bị quá nhiều các nguyên liệu, chính vì vậy mà bạn có thể dễ dàng chế biến trong những bữa tiệc nướng BBQ ngoài trời, tại nhà hay đi cắm trại dã ngoại rất thuận tiện đó!

Thịt dê nướng giấy bạc

Thịt dê: 500 gr

Ớt chuông xanh: 1 trái

Gừng, hành tím khô xắt nhỏ: 1 chén

Hành tây: 1 củ

Sả bào: 5 củ

Rượu trắng: 1 chén

Chao: ½ hũ

Tỏi, ớt băm: 1 chén nhỏ

Rau ăn kèm (tía tô, chuối xanh, khế chua, xà lách, diếp cá,…): 1 đĩa

Mè rang: 3 – 4 thìa

Gia vị (muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn, tiêu)

Khi chọn thịt dê nướng, nên chọn phần thịt vừa có nạc, có da sẽ ngon hơn. Sau đó, bạn rửa sạch, để nguyên miếng không cắt.

Trộn thịt dê cùng với rượu trắng, gừng trong khoảng 30 phút để bớt mùi hôi. Sau đó đem rửa lại với nước sạch.

Để thịt dê vào trong một chiếc tô, thêm ớt chuông đã cắt miếng vừa ăn.

Sau đó thêm gia vị, bao gồm: ớt trái, tỏi, muối, gừng, sả bào, riềng, hành tím, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn theo số lượng ở phần nguyên liệu chuẩn bị.

Bạn cho 2 miếng chao vào trong bát nhỏ và nghiền nát chúng sau đó cho thêm 3 thìa cà phê đường, 1 trái ớt thái lát, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa nước chanh rồi trộn đều là hoàn thành.

Dê nướng giấy bạc, món ăn đơn giản, nhanh chóng

Khi nướng thịt, bạn để thịt cẩn thận vào trong giấy bạc. Gói giấy bạc bịt kín 2 đầu, tránh để hở khiến nước chảy ra bên ngoài.

Sau đó, bạn cho phần thịt dê đã gói vào trong lò nướng hoặc lò than. Sau khi thịt dê đã chín bạn có thể bày ra đĩa và rải một ít vừng rang lên trông sẽ đẹp mắt hơn.

Dê nướng ngũ vị

500gram thịt dê

3 nhánh sả

1 củ gừng, 1 củ riềng, 1 củ hành tím, 1 quả ớt

1 gói ngũ vị hương

1 thìa cà phê hạt nêm

4 thìa cà phê đường

1 thìa canh dầu ăn

2 viên chao

1/2 quả chanh

Rau ăn kèm: tía tô, chuối xanh, khế chua, xà lách, diếp cá,…

Thịt dê bạn nên lựa chọn những miếng thịt có cả phần nạc và phần mỡ sau đó rửa sạch bằng gừng và rượu trắng cho loại bỏ hết mùi hôi. Thái miếng mỏng nhỏ vừa ăn rồi để cho ráo nước. Gừng, riềng, hành tím đem rửa sạch, bóc vỏ và băm nhuyễn.

Cho thịt dê vào 1 tô lớn rồi lần lượt cho các nguyên liệu khác vào như sả, gừng, riềng, 1 gói ngũ vị hương, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa canh dầu ăn vào tô sau đó trộn đều.

Để trong ngăn mát của tủ lạnh khoảng chừng 1-2 giờ đồng hồ. Với cách ướp thịt nướng ngon từ dê các bạn nên để thời gian lâu hơn để gia vị được ngấm.

Pha nước chấm bạn cho 2 miếng chao vào trong bát nhỏ và nghiền nát chúng sau đó cho thêm 3 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê bột ngọt và 1 trái ớt thái lát vào sau đó trộn đều cho các gia vị hòa quyện với nhau. Cuối cùng vắt thêm chanh vào là có thể thưởng thức rồi đó!

Dê nướng ngũ vị

Sườn dê nướng muối ớt

800g sườn dê non

1 thìa sa tế

1/2 thìa ớt bột

1 thìa nước mắm, 1 thìa muối, 1 thìa bột ngọt

200ml rượu trắng

1 thìa nước tương (xì dầu)

1 thìa dầu ăn

Hành, tỏi, băm nhỏ

Các loại gia vị khác: hạt tiêu, đường…

Nên lựa chọn những phần sườn dê non bởi đây là phần có nhiều thịt và mềm hơn. Rửa sạch sườn dê sau đó chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Rửa qua sườn cùng với rượu trắng để loại bỏ mùi hôi của thịt dê.

Cách ướp sườn dê nướng như sau: cho sườn vào trong một tô lớn rồi lần lượt cho các loại gia vị vào như sa tế, ớt bột, nước mắm, muối, bột ngọt, xì dầu và hành tỏi băm.

Chia hỗn hợp nước sốt này thành 2 phần: 1 phần dùng để trộn cùng với sườn cho ngấm gia vị. Phần còn lại sử dụng để phết lên bề mặt của thịt sườn khi đặt trên bếp nướng du lịch, dã ngoại.

Đùi dê nướng mọi

1 cái đùi dê

5 tép tỏi

3 quả ớt

3 thìa canh tương ớt

2 thìa canh sữa tươi

1 thìa canh dầu điều

1/2 quả chanh

Các loại gia vị: muối, đường, bột ngọt, dầu ăn…

Đùi dê sau khi rửa sạch bạn đem thui qua lửa để tạo mùi vị hấp dẫn hơn cho món ăn. Có thể sử dụng rơm hoặc dùng khò lửa, bếp ga để thui.

Sau đó, lấy dao khứa trên bề mặt của đùi dê để khi nướng thịt được chín đều ở bên trong và không bị cháy. Sau khi đã sơ chế xong bạn sử dụng muối để chà sát lên bề mặt của thịt cho ngấm gia vị.

Cách làm nước sốt BBQ như sau: cho 3 thìa canh tương ớt và 2 thìa canh sữa tươi, 1 thìa dầu điều và 1 thìa muối vào trong tô sau đó trộn đều các nguyên liệu lại để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn thì cho thịt dê vào trong nước sốt và chờ khoảng 1-2 giờ cho thấm gia vị.

Một mẹo khi nướng thịt đùi dê được dễ dàng hơn chính là bạn nên sử dụng các loại bộ dụng cụ nấu ăn dã ngoại như xiên thịt để xiên qua phần thịt đùi. Khi dê khô và săn lại bạn phết thêm phần sốt lên bề mặt thịt chờ chờ đến khi thịt chín là có thể thưởng thức rồi đó!

Đùi dê nướng mọi

Cách làm thịt dê nướng tảng

400g thịt dê

3 nhánh sả

3 củ hành khô

1 củ gừng

1 quả ớt tươi

100ml rượu trắng

2 thìa cà phê vừng rang

2 thìa dầu hào

Các loại gia vị: mì chính, bột ngọt, hạt mùi, dầu ăn (mỗi loại 1 thìa cà phê)

Đùi dê nướng mọi

Cách thực hiện:

Cách chế biến thịt dê không bị hôi chính là rửa sạch rồi ngâm trong rượu trắng 10-15 phút. Có thể sử dụng muối tinh để chà sát thịt và bề mặt bên ngoài sau đó rửa lại với nước và để cho ráo và không cần phải thái miếng.

Sả, hành khô, gừng bỏ vỏ, rửa sạch sau đó băm thật nhuyễn. Ớt cắt đôi và loại bỏ hết phần hạt ở bên trong rồi băm nhuyễn.

Cho tảng thịt dê vào trong 1 tô lớn rồi cho gia vị vào: 2 thìa dầu hào, 1 thìa cà phê bột ngọt, mì chính, hạt mùi và dầu ăn rồi cho các nguyên liệu đã băm nhuyễn ở bên trên vào trộn đều. Nên dùng tay để ướp gia vị để thịt ngấm nhanh hơn. Để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng chừng 1 tiếng.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Hà

Từ khoá: 8 Công thức chế biến món dê nướng ngon nhất mà bạn nên biết

7 Các Món Ăn, Thức Uống Ngon Chế Biến Từ Quả Đào Mà Bạn Nên Biết

Cocktail đào

Như các loại thức uống chế biến từ đào khác đều có hương đào thơm nồng đặc trưng nhưng với cocktail đào bạn còn cảm nhận được vị chua nhẹ, thơm của rượu gây không ít hứng thú cho người nếm thử. Cuối tuần nhâm nhi một ly Cocktail đào quả thật là tuyệt vời phải không nào!

Nguyên liệu:

5-6 lá húng quế nhỏ

1 muỗng cà phê đường

1/4 quả đào

Nước của một nửa quả chanh

150ml si-rô đơn giản

30ml rượu rum

Đá xay

Cách thực hiện:

Cho lá húng quế vào bình shaker (bình pha chế cocktail), sử dùng chày, giã nát lá húng quế rồi cho 1 muỗng cà phê nước đường vào.

Thêm đào vào rồi dùng chày nghiền nát.

Kem đào cốt dừa

Cocktail đào

Nhiều bạn trẻ yêu thích món kem mát lạnh trong ngày hè lại chẳng thể bỏ quên cách làm kem đào chỉ từ những quả đào tươi, sữa chua và đường. Tự tay tạo ra món ăn mình yêu thích lại vừa đảm bảo vệ sinh ai lại chẳng thích.

Đào tươi 280 gr

Nước cốt dừa 60 ml

Mật ong 3 muỗng canh

Dầu dừa 3 muỗng canh

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đào gọt vỏ, thái miếng nhỏ.

Làm hỗn hợp kem

Cho phần đào vào máy xay sinh tố cùng với mật ong, nước cốt dừa và dầu dừa. Bật công tắc và xay nhuyễn hỗn hợp.

Rót hỗn hợp ra khuôn kem, đặt vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 4 – 5 tiếng cho kem đông cứng là có thể dùng.

Chỉ vài thao tác đơn giản là bạn đã làm xong món kem đào cốt dừa. Kem có màu vàng tươi từ quả đào, cực béo thơm ngậy của nước cốt dừa.

Từng viên kem đào nhỏ xinh xinh vừa thơm, béo, pha chút chua chua ngọt ngọt cho và miệng tan liền lập tức thì còn gì quyến rũ bằng đây.

Kem đào cốt dừa

Đào dầm chua cay

Kem đào cốt dừa

Đào đầu mùa thường chua nhưng lại rất giòn và thơm nên đem làm đào dầm là ngon nhất. Các món dầm luôn mang đến hương vị thơm ngon, còn là những món ăn gắn liền với tuổi trẻ của biết bao thế hệ. Hương vị chua chua không thể chối từ, thêm chút ngọt ngọt, cay cay mặn mặn tạo thành các món dầm ngon quên sầu. Cùng chúng mình bắt tay vào làm món ngon ngay thôi nào!

500g đào tươi

50g đường

15g muối

5g ớt bột

Bước 1: Đầu tiên, bạn pha 2 thìa đường vào 1 bát nước to rồi cho đá vào

Bước 3: Sau khi ngâm nước đá khoảng 10 phút. Thì các bạn vớt đào ra và ướp với số đường còn lại.

Bước 4: Khi đường đã tan hết thì bạn cho nốt muối và ớt bột vào trộn đều. Rồi để trong khoảng 5 phút là có thể ăn được rồi.

Món đào dầm chua ngọt sẽ hấp dẫn hơn khi được ướp lạnh đấy!

Mứt đào

Đào dầm chua cay

Mứt đào có vị chua chua, ngọt ngọt, phù hợp để ăn kèm với nhiều món ăn khác nhau và là một trong những món khá phổ biến nhưng lại không giống như những loại mứt thông thường chúng ta hay ăn ngày Tết. Cách làm mứt đào lại cực kỳ đơn giản để giữ nguyên được hương vị đặc trưng thơm ngon nhất của trái đào.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

700g đào tươi

200g đường

720ml nước

1/2 trái chanh

Bước 1: Bạn rửa sạch đào rồi gọt vỏ và cắt thành 4 đến 6 miếng vừa ăn.

Bước 2: Tiếp đến, bạn cho nước cốt chanh vào phần đào vừa gọt ở trên rồi đảo đều cho ngấm.

Bước 3: Bạn đặt nồi nước trên bếp rồi cho đường vào đun cho đường tan. Khi đường tan, bạn cho đào vào đun cùng với mức lửa thật nhỏ. Lưu ý: Trong quá trình đun, bạn nhớ hớt bọt trong nồi rồi tiếp tục đun cho đến khi đường cạn và sệt lại thì tắt bếp.

Bước 4: Bạn đợi cho đào nguội rồi cho đào vào hũ thủy tinh, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản và dùng dần.

Vậy là bạn đã hoàn thành món mứt đào miếng rồi đấy!

Đào ngâm

Nguyên liệu làm Đào ngâm:

Đào tươi 1 kg

Đường trắng hoặc đường vàng 400 gr

Nước cốt chanh 1 muỗng canh

Muối 2 muỗng cà phê

Bước: Sơ chế đào

Rửa sạch vỏ đào,để ráo nước.

Sau đó, bạn dùng dao cắt làm đôi dọc theo phần cuống, dùng tay xoay ngược chiều tách đào thành miếng vừa ăn và gọt vỏ.

Bước 2: Nấu nước đường

Đun nóng 200gr đường trong 1 cái nồi với 2 muỗng canh nước đến khi đường tan chảy có màu nâu nhạt.

Sau đó bạn cho vào nồi 1 muỗng cốt chanh, mở lửa nhỏ đến khi thấy đường tan chảy có màu cánh gián thì cho 500ml nước, 200gr đường vào nồi.

Nhanh tay cho nước vào nồi đường và khuấy đều tay cho đường hoà tan với nước (lượng nước gấp đôi lượng đường hoặc bạn có thể điều chỉnh sao cho khi ngâm lượng nước đường ngập đào là được).

Bạn đảo đều cho đường tan, mở lửa to, đợi sôi.

Bước 3: Nấu đào với nước đường

Cho đào đã cắt miếng vào nồi nước đường sau đó đun nóng tầm khoảng 3 phút.

Sau đó vớt đào ra rồi ngâm vào nước đá khoảng 15 phút.

Bước 4: Ngâm đào

Đợi nước đường nguội. Chuẩn bị hộp có nắp đậy, nhựa hay thủy tinh đều được. Trút đào ngâm vào hỗn hợp nước đường đã nguội vào lọ.

Đào vẫn giữ được mùi hương đặc trưng, nước ngâm chua ngọt. Bạn cho thêm vài viên đá vào ly sau đó cho đào và nước ngâm vào là đã có ngay ly trà đào mát lạnh giải nhiệt cho những ngày hè oi bức

Đào ngâm

Sinh tố đào

Đào ngâm

Sinh tố là thức uống bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời dành cho những người bận rộn với và được sự ưa thích của mọi lứa tuổi vào ngày hè oi bức. Một ly sinh tố đào cho ngày hè oi bức với vị thơm, ngọt sẽ khiến bạn sảng khoái ngay lập tức.

500g đào chín

200ml sữa tươi

vài thìa sữa đặc có đường

đá bào hoặc đá viên.

Đào chọn quả chín mềm vì đào chín giúp tạo màu sắc và vị ngọt đúng hương vị của sinh tố đào. Sau đó rửa sạch đào, để ráo rồi bổ đào thành múi cau và bỏ hạt.

Nếu đào nhiều lông thì nên gọt vỏ trước. Nếu bạn dùng loại đào vỏ nhẵn thì nên để cả vỏ, để cho ly sinh tố sẽ có màu đẹp hơn. Nhưng hãy thái lát phần thịt quả trước khi cho vào xay.

Cho đào và đá vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Cho thêm sữa để hỗn hợp loãng ra. Với bước này nên cho sữa từ từ, hãy cho nửa chỗ sữa trước, nếu như thấy sinh tố vừa đặc như mong muốn thì thôi còn không thì bạn tiếp tục cho nốt chỗ sữa còn lại.

Rót sinh tố ra ly và trang trí bằng lá bạc hà hoặc lát chanh cho đẹp mắt. Có thể làm sinh tố đào nhiều một lần rồi để bình trong tủ lạnh uống dần trong ngày.

Trà đào

Đào tươi: 1kg

Nước lọc: 800ml

Nước cốt chanh

Đường cát trắng: 500g

Trà túi lọc: 1 – 2 túi

Muối tinh

Rửa quả đào để sạch bụi bẩn bên ngoài, sau đó cắt theo chiều dọc, chia thành 4 – 6 miếng nhỏ. Tiếp đến ngâm miếng đào trong nước muối loãng để đào không bị thâm. Trong thời gian ngâm, sẽ tiến hành gọt vỏ bên ngoài, lọc bỏ phần hạt.

Thắng nước đường, khuấy đều tay đến khi đường tan hết. Khi nước đường sôi, chuyển màu nâu cánh gián thì cho đào vào đảo cùng khoảng 3 – 5 phút. Cuối cùng thêm một chút nước cốt chanh vào rồi tắt bếp.

Pha trà túi lọc, thêm đào vừa ngào đường và một chút đá viên là có thể thưởng thức.

Trà đào

Đăng bởi: Trọng Bằng Phạm

Từ khoá: 7 Các món ăn, thức uống ngon chế biến từ quả Đào mà bạn nên biết

6 Công Thức Nấu Chè Củ Năng Ngon Nhất Mà Bạn Nên Biết

Củ năng là một nguyên liệu nấu ăn dân gian vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Người Việt sử dụng củ năng để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, trong đó món chè thơm ngon, củ năng giòn sần sật được nhiều người yêu thích. Những cách nấu chè củ năng sau đây mà TopList chia sẻ sẽ giúp bạn trổ tài với gia đình tốt hơn.

Chè củ năng hạt sen long nhãn

Nguyên liệu:

200 gam củ năng

200 gam hạt sen

100 gam nhãn nhục

300 gam đường phèn

Cách làm chè củ năng long nhãn:

Bạn rửa sạch hạt sen rồi cho vào nồi áp suất hầm với 1 lít nước.

Rửa sạch củ năng và nhãn nhục rồi thái thành miếng vừa ăn.

Khi hạt sen chín mềm, bạn cho tiếp củ năng, nhãn nhục vào đun cùng rồi chờ cho sôi lại thì cho tiếp đường phèn vào.

Sau đó, bạn vặn lửa thật nhỏ và đun tiếp khoảng 5 phút nữa cho hạt sen ngấm đường thì tắt bếp.

Múc chè ra bát, chờ chè nguội và cho thêm đá bào vào là có thể thưởng thức được rồi đó.

Chè củ năng đường phèn

Chè củ năng hạt sen long nhãn

Nguyên liệu:

100gr củ năng

200gr đường phèn

200gr dừa nạo

100gr bột năng

Vài nhánh lá dứa

1 củ dền

1 hộp sữa tươi

Cách nấu chè củ năng đường phèn:

Sơ chế các nguyên liệu:

Củ năng rửa sạch, bỏ vỏ, cắt hạt lựu và chia làm 3 phần.

Lá dứa cắt khúc cho vào máy xay với 100ml nước. Lọc lấy nước và bỏ xác.

Củ dền cũng xay lấy nước, lọc bỏ xác.

Dừa nạo ngâm với 200ml nước ấm, vắt lấy nước cốt.

Cho hai phần củ năng vào nước lá dứa và nước củ dền ngâm trong khoảng 15 phút. Vậy là được hai phần hạt màu xanh, hồng.

Phần củ năng còn lại cho bột năng vào lắc cho bột bám đều củ năng. Đây là phần hạt màu trắng.

Vớt 2 phần hạt năng màu xanh, hồng đang ngâm kia ra cho ráo nước. Lắc từng phần qua bột năng.

Cho 200gr đường phèn vào nấu với 400ml nước sôi cho tan ra, để nguội 5 phút và cất vào tủ lạnh.

Nấu chè củ năng đường phèn:

Bắc nồi nước sôi luộc từng màu một. Xong vớt ra rửa qua nước nguội cho bớt dính.

Ngâm từng màu vào một tô nước đường (vừa không dính lại ngấm đường nên sẽ rất ngon).

Nấu nước chè như sau: cho 200ml nước dừa nạo vào đun sôi lăn tăn cùng 100ml sữa tươi, 70gr đường phèn, khuấy đều và tắt bếp.

Thưởng thức:

Lần lượt cho các hạt màu, nước chè, nước cốt dừa và vài cục đá vào ly rồi thưởng thức.

Chè củ năng đường phèn

Chè củ năng lá dứa nước cốt dừa

300 gam củ năng

3 muỗng canh bột năng

100ml nước cốt dừa

5 lá dứa

2 muỗng canh nước lá dứa

5 gam vừng trắng

5 gam đậu phộng

2 thìa cà phê muối

150 gam đường phèn

1 muỗng đường cát

Dụng cụ: Nồi inox, đũa, dao, chảo chống dính…

Chè củ năng đường phèn

Cách làm chè củ năng nước cốt dừa:

Sơ chế củ năng:

Củ năng mua về, bạn mang ra sửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi ngâm trong chậu nước có pha 1 thìa cà phê muối. Sau khoảng 10 phút, bạn rửa củ năng lại với nước sạch rồi cắt hạt lựu.

Tiếp đến, bạn chia củ năng thành 2 phần đều nhau để làm một phần màu trắng và 1 phần màu xanh.

Sên củ năng:

Bạn cho 1 phần củ năng vào chảo chống dính cùng với 1 muỗng đường cát rồi cho thêm 2 muỗng canh nước lọc vào. Vừa đun bạn vừa đảo đều tay tới khi đường khô thì tắt bếp.

Phần củ năng còn lại, bạn cũng cho lên chảo rồi cho thêm 1 muỗng canh đường cát, 2 muỗng canh nước lá dứa và sên với lửa nhỏ. Đến khi nước cạn thì bạn tắt bếp.

Áo bột cho củ năng:

Bạn cho từng phần củ năng vừa sên vào bát, rồi cho 2 muỗng canh bột năng vào và đảo đều. Sau đó, bạn cho củ năng vừa áo bột vào rây lọc để loại bỏ lớp bột dư.

Luộc củ năng:

Bạn đun một nồi nước, khi nước sôi, bạn cho phần củ năng màu xanh vào luộc. Khi nào thấy củ năng nổi trên mặt nước thì bạn vớt ra và cho vào bát nước lạnh để chúng không bị dính vào nhau.

Sau đó, bạn làm tượng tự với phần củ năng màu trắng.

Nấu chè củ năng nước cốt dừa:

Bạn bắc một nồi nước khác lên bếp rồi cho 400ml nước, 100 gam đường phèn vào đun sôi. Trong khi đợi nước sôi, bạn cho 1 muỗng canh bột năng vào 1 lít nước lọc khuấy lên cho tan.

Đợi đường phèn trong nồi tan hết, bạn cho 1/2 chỗ nước bột năng vừa pha vào nồi. Tiếp đến, bạn đợi cho nồi nước sôi lại thì cho hết phần củ năng luộc ở bước trên vào và nấu trong khoảng 5 phút nữa là được.

Nấu nước cốt dừa:

Bạn cho 100ml nước cốt dừa, 100ml nước lọc vào 1 chiếc nồi khác, khuấy đều tay và đun trên lửa vừa. Sau đó, bạn cho 50 gam đường phèn vào khuấy cho tan.

Tiếp đến, bạn cho 1/2 thìa cà phê muối và lá dứa đã rửa sạch vào.

Bạn cho 1/2 phần nước bột năng còn lại vào khuấy đều để tạo độ sệt cho nước cốt dừa, đun thêm khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp.

Trình bày thành phẩm:

Bạn múc chè củ năng ra bát, cho thêm 1 muỗng nước cốt dừa rồi rắc vừng rang, đậu phộng lên trên là có thể thưởng thức rồi đấy.

Chè hạt sen củ năng táo đỏ

300 gam củ năng

100 gam nhãn nhục

100 gam táo đỏ

50 gam đường phèn

1 nắm lá dứa

Chè củ năng lá dứa nước cốt dừa

Cách nấu chè hạt sen củ năng táo đỏ:

Bạn cho 1,5 lít nước lọc vào nồi rồi cho thêm bó lá dứa đã được rửa sạch cùng đường phèn vào.

Khi đường phèn tan, bạn cho thêm nhãn nhục vào nấu cùng.

Khi nhãn nhục nở, bạn cho thêm táo đỏ vào.

Cuối cùng, bạn cho tất cả phần củ năng đã sơ chế vào nấu thêm vài phút nữa thì tắt bếp. Lưu ý không nên nấu lâu để củ năng vẫn giữ được độ giòn đặc trưng.

Bạn múc chè ra bát rồi chờ chè nguội và thưởng thức thôi.

Chè củ năng hạt sen

300gr củ năng

200gr hạt sen

500gr đường phèn (gia giảm tùy thích)

Chè hạt sen củ năng táo đỏ

Hướng dẫn nấu chè củ năng hạt sen

Sơ chế nguyên liệu:

Củ năng đem rửa sạch, gọt vỏ rồi rửa sạch với nước. Thái củ năng thành miếng nhỏ vừa ăn. Cho củ năng ngâm vào thau nước lạnh để giữ được màu trắng đẹp.

Hạt sen khô đem rửa sạch, ngâm nước lạnh khoảng 2 tiếng. Nếu sử dụng hạt sen tươi thì có thể bỏ qua bước ngâm hạt sen.

Nấu chè:

Cho hạt sen vào nồi nấu cho tới khi chín bở. Lưu ý, không nấu quá lâu vì hạt sen sẽ nát và làm nước chè bị đục, hạt sen chín bở là tắt bếp ngay.

Vớt hạt sen ra một cái tô lớn, thêm đường phèn vào ướp, thi thoảng đảo nhẹ tay để đường ngấm vào hạt sen.

Khi đường tan hết bạn trút toàn bộ hỗn hợp vào nồi nước luộc hạt sen lúc nãy rồi bật bếp, đun sôi trở lại, sau đó cho phần củ năng vào nấu cùng.

Khi hạt sen chín tới, tắt bếp ngay và nêm nếm lại đường cho vừa ăn.

Thành phẩm:

Chè sau khi nấu xong, bạn đợi cho nguội bớt rồi múc ra chén hoặc ly và thưởng thức ngay, thêm đá hoặc nước cốt dừa nếu thích.

Chè củ năng hạt sen

Chè củ năng trái dừa

500gr củ năng

100gr bột năng

1 củ dền

1 gói thạch rau câu con cá dẻo

1 lon nước cốt dừa

1 quả dừa xiêm

Lá dứa, đường

Chè củ năng hạt sen

Cách làm chè củ năng trái dừa:

Sơ chế nguyên liệu:

Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu vừa ăn.

Củ dền gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc bỏ bã qua rây, được bát nước màu đỏ.

Lá dứa cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước được mát nước cốt màu xanh.

Hướng dẫn nấu chè củ năng:

Cho nước củ dền vào nồi, đun sôi với đường, sau đó đổ ½ chỗ củ năng thái hạt lựu vào đun cùng khoảng 2-3 phút thì tắt bếp, đổ ra rổ cho ráo nước. Cho củ năng vào bát, trộn với 1-2 thìa bột năng để bột năng bám đều.

Cho nước lá dứa vào nồi, thêm đường và đun sôi, sau đó đổ nốt ½ phần củ năng còn lại vào đun cùng tới khi củ năng chuyển màu xanh thì vớt ra rổ cho ráo nước. Đổ củ năng ra bát trộn với bột năng tương tự như trên.

Cho củ năng màu đỏ vào nồi nước sôi, tới khi lớp vỏ bên ngoài củ năng chuyển màu trong thì vớt ra 1 bát nước lạnh. Làm tương tự với củ năng màu xanh.

Nấu nước chè củ năng:

Đổ 300ml nước dừa vào nồi, đun sôi với ít đường, sau đó đổ từ từ 3gr bột rau câu vào nồi và khuấy đều. Đổ thạch dừa vừa đun vào ¼ quả dừa, chờ cho thạch đông lại.

Đổ 200ml nước vào nồi, thêm đường, sau đó đổ từ từ 2gr bột thạch rau câu cùng 10ml nước cốt dừa vào và khuấy đều. Đổ thạch dừa vừa đun vào trong quả dừa, đầy ½ quả.

Đổ nước cốt dừa vào nồi, nêm đường vừa ăn, hòa tan 1 thìa bột năng với 200ml nước, sau đó đổ vào nồi nước cốt dừa, vừa đun vừa khuấy đều tới khi sôi thì tắt bếp.

Múc củ năng lên trên lớp thạch cốt dừa, rưới nước cốt dừa lên trên và thưởng thức thôi. Vậy là bạn đã hoàn thành cách làm chè củ năng trái dừa rồi đấy.

Đăng bởi: Hoàng Việt

Từ khoá: 6 Công thức nấu chè củ năng ngon nhất mà bạn nên biết

Những Món Ăn Đêm Ngon Nhất Hà Nội Mà Bạn Nên Biết

Hà Nội là nơi lưu giữ những tinh hoa của dân tộc

Ẩm thực Hà Nội vô cùng phong phú

Những món ăn đêm ngon nhất Hà Nội 1 – Bún chả

Nói đến những món ăn đêm ngon nhất Hà Nội thì có lẽ bún chả luôn là một cái tên không thể nào thiếu được. Đến du lịch Hà Nội mà không một lần thưởng thức bún chả thì đó quả là một điều vô cùng đáng tiếc. Nếu bạn muốn đi ăn bún chả vào ban đêm thì có lẽ bún chả tại chợ Long Biên chính là sự lựa chọn số một.

Bún chả luôn là một món ăn đêm hấp dẫn

2 – Ốc luộc

Ốc luộc chắc chắn cũng sẽ là một cái tên không thể nào thiếu được khi nói đến những món ăn đêm ngon nhất Hà Nội. Bát nước chấm ốc đậm đà với mùi thơm của sả, gừng, tỏi và vị cay cay của ớt, tiêu như hòa quyện lại với nhau để quyến rũ mọi thực khách. Những con ốc to sẽ được luộc vừa chín, thơm mùi lá chanh mới thật hấp dẫn làm sao. Ngoài những bát ốc luộc ra thì người ta còn ăn kèm với xoài xanh, củ đậu hay dưa chuột, trứng cút lộn,…

Bát ốc luộc thơm ngon và hấp dẫn

Nói đến ốc luộc tại Hà Nội thì có lẽ ốc nóng Hà Trang ở khu vực phố cổ là nổi tiếng nhất. Quán nằm ngay ngoài mặt đường nên khá dễ tìm. Ốc ở đây rất ngon và quán thì lúc nào cũng kín chỗ.

Tên quán: Ốc Nóng Hà Trang

Địa chỉ: Số 1 Đình Liệt, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Mức giá: 50.000 đ-120.000 đ.

3 – Phở Gánh

Phở là một món ăn mà khi nhắc đến Hà Nội người ta sẽ nghĩ ngay đến. Và dĩ nhiên phở cũng là một trong những món ăn đêm ngon nhất Hà Nội. Có một quán phở chuyên bán ban đêm rất nổi tiếng tại Hà Nội đó chính là quán phở Gánh. Đây là một trong số ít những quán phở bán vào ban đêm, thường mở cửa từ 2h đến 7h sáng hàng ngày. Những bát phở nóng hổi với nước dùng thanh ngọt được ninh kĩ từ xương kết hợp với những sợi phở mềm và dai, thêm vài miếng thịt bò và một vài cọng hành tươi. Chỉ cần như vậy thôi là đã đủ cho một bữa ăn đêm tuyệt vời rồi.

Bát phở với hương vị đậm đà

Tên quán: Phở gánh Hàng Chiếu.

Địa chỉ: Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Mức giá: 35.000đ – 50.000 đ

4 – Cháo sườn sụn

Cháo sườn sụn từ lâu đã trở thành một món ăn vặt phổ biến được rất nhiều người yêu thích tại Hà Nội. Trải qua bao nhiêu năm nhưng hương vị và nguyên liệu của những bát cháo sườn sụn vẫn không có gì thay đổi. Cháo được nấu kĩ cùng với sườn sụn. Khi ăn người ta thường gọi thêm quẩy, ruốc. Một món ăn dân dã và đơn giản nhưng hương vị của nó thì mới đậm đà và ngon làm sao. Một địa chỉ rất nổi tiếng với món cháo sườn sụn tại Hà Nội đó chính là quán cháo sườn Huyền Anh.

Cháo sườn sụn là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội

Tên quán: Cháo Sườn Huyền Anh

Địa chỉ: 14 Đồng Xuân – Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Mức giá: Cháo: Từ 35.000đ -40.000đ

Nước uống: 10.000đ -25.000đ

5 – Mực nướng

Mực nướng là một món ăn khá quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta. Bạn cũng có thể dễ dàng nướng được những con mực thơm ngon tại nhà mà chỉ cần tốn 10 đến 15 phút. Tuy nhiên nếu như bạn muốn ăn mực trong một không khí vui vẻ, náo nhiệt và ồn ào thì hãy đến với quán mực nướng Hàng Bồ.

Mực nướng hàng Bồ

Ngày nào cũng như vậy, khi màn đêm buông xuống là quán mực nướng Hà Bồ lại đông nghịt khách. Giữa cái không khí đêm giữa lòng thủ đô, được ngồi trong một cái quán nhỏ, ăn một miếng mực nướng thơm ngon, nhâm nhi một vài chai bia lạnh thì còn gì tuyệt vời bằng.

Địa chỉ: Phố Hàng Bồ, Hà Nội

Mức giá : Trên 100.000 đ

 6 – Xôi thập cẩm

Xôi thập cẩm cũng là một trong những món ăn đêm ngon nhất Hà Nội mà bạn không nên bỏ qua. Một địa điểm ăn xôi buổi đêm rất nổi tiếng tại Hà Nội đó chính là quán xôi Bà Hoa Điếc. Những bát xôi nóng hổi, thơm nức mũi kèm thêm cả pate, chả cốm, trứng kho mới ngon làm sao.

Xôi thập cẩm

Tên quán: Xôi Bà Hoa Điếc

Địa chỉ: Số 37 Lò Đúc, Hai Bà Trưng

 Mức giá: 35.000 đ

Phan Thế Hoàng

Đăng bởi: Vân Nguyễn

Từ khoá: Những món ăn đêm ngon nhất Hà Nội mà bạn nên biết

Các Món Ngon Từ Tôm Hùm Mà Bạn Nên Biết

Tôm hùm là một thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp giảm bệnh tim mạch, giảm nguy cơ loạn nhịp, xơ vừa động mạch và bồi bổ trí não. Bên cạnh đó tôm hùm còn là một nguồn cung cấp omega 3 dồi dào.

Tôm hùm hấp bia Nguyên liệu

1 con tôm hùm đã được làm sạch

2 lon bia

1 nhánh sả

1 muỗng cà phê muối

Cách thực hiện

Bước 1: Ướp tôm hùm với bia

Cho bia và muối vào trong thau, khuấy đều để muối tan, cho tôm hùm vào, phần bia phải ngập trong tôm hùm, rồi ướp tôm trong 30 – 45 phút.

Bước 2: Hấp tôm hùm

Cho phần nước bia đã ướp tôm hùm vào nồi, rồi cho tôm hùm lên trên xửng hấp, tiến hành hấp tôm hùm, thời gian hấp tùy theo kích cỡ và trọng lượng của tôm.

 Tôm hùm nướng phô mai Nguyên liệu

600g tôm hùm đã được làm sạch

250g phô mai mozzarella bào sợi

Tỏi băm nhuyễn

Gia vị: muối, tiêu

Cách thực hiện

Bước 1: Ướp tôm hùm

Ướp tôm hùm với một ít muối, tiêu, tỏi băm nhuyễn rồi trộn đều, ướp trong 5 – 7 phút cho phần thịt tôm hùm thấm đều gia vị.

Sau đó rắc lên đó một lớp phô mai sợi, nếu thích ăn phô mai nhiều thì bạn có thể cho nhiều phô mai hơn.

Bước 2: Nướng tôm hùm

Cho tôm hùm vào khay, rồi cho khay vào lò, nướng đến khi tôm chín, lớp phô mai bên trên đã tan chảy hòa quyện với thịt tôm hùm là được.

 Tôm hùm nướng bơ tỏi Nguyên liệu

1 con tôm hùm đã được làm sạch

20g bơ thực vật

20g tỏi

Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu, dầu ăn

Cách thực hiện

Bước 1: Làm sốt bơ tỏi

Chuẩn bị một cái tô nhỏ, rồi cho vào đó phần tỏi băm, bơ thực vật, dầu ăn, muối, hạt nêm và tiêu, trộn đều để các gia vị hòa quyện vào nhau.

Bước 2: Ướp tôm hùm

Sau đó dùng cọ quét một phần sốt bơ tỏi ở trên lên phần thịt của tôm hùm, ướp khoảng 5 – 10 phút cho tôm hùm thấm đều gia vị.

Bước 3: Nướng tôm hùm

Cho tôm hùm lên vỉ than, nướng đến khi lớp vỏ bên ngoài chín đỏ, phần thịt tôm hùm trắng đục là được.

Khi nướng, bạn nên thường xuyên quét sốt bơ tỏi lên phần thịt tôm, để tôm hùm ngon và thấm vị hơn.

 Tôm hùm nướng muối ớt Nguyên liệu

1 con tôm hùm đã được làm sạch

1 quả ớt sừng

2 quả ớt hiểm

Tỏi, chanh

Gia vị: muối hột, hạt nêm, đường, tiêu, dầu ăn, tương ớt

Cách thực hiện

Bước 1: Làm muối ớt

Cho ớt, tỏi vào trong một cái cối, dùng chày giã nghiền nhuyễn phần tỏi, ớt. Rồi cho tiếp muối, đường, tiêu, hạt nêm, tương ớt và dầu ăn vào, rồi trộn đều.

Bước 2: Ướp tôm hùm

Dùng cọ quét một phần muối ớt đã làm ở trên vào tôm hùm, ướp khoảng 5 – 10 phút cho tôm thấm đều gia vị.

Bước 3: Nướng tôm hùm

Cho tôm hùm lên vỉ, bắt đầu nướng tôm hùm đến khi phần vỏ chín đỏ, phần thịt tôm trắng đục là được.

Cho tôm hùm đã nướng xong ra đĩa, trang trí với xà lách, cà chua và dưa leo theo sở thích rồi thưởng thức ngay nào.

 Tôm hùm nướng mọi Nguyên liệu

1 Con tôm hùm

Muối

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế tôm hùm

Tôm hùm sau khi mua về rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối loãng 10 phút để loại bỏ bớt mùi tanh, rồi rửa sạch lại với nước.

Bước 2: Nướng tôm hùm

Cho tôm hùm lên vỉ than, rồi bắt đầu nướng, khi nướng thì bạn nên trở đều tay để tôm hùm được chín đều.

 Cháo tôm hùm Nguyên liệu Cách thực hiện

Bước 1: Luộc tôm hùm

Bắt một nồi nước lên rồi nấu cho sôi, sau đó cho tôm hùm vào luộc trong 15 – 20 phút rồi vớt tôm ra. Rồi tách thịt tôm hùm ra, cho vào trong một cái tô nhỏ.

Bước 2: Xào tôm hùm

Cho dầu mè vào chảo, khi dầu đã sôi lên thì cho tiếp hành tím vào phi thơm, cho thịt tôm hùm vào, nêm nếm với gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Bước 3: Nấu cháo

Đem gạo vo sạch, sau đó cho gạo vào nồi cùng với nước luộc tôm, nấu cháo ở lửa nhỏ khoảng 2 tiếng, đến khi hạt gạo nở đều là được.

Cho tôm hùm vào nồi cháo, nêm nếm lại với gia vị cho hợp khẩu vị rồi tắt bếp.

Đăng bởi: Văn Tuấn Lưu

Từ khoá: Các món ngon từ tôm hùm mà bạn nên biết

Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Công Thức Chế Biến Món Cà Tím Xào Ngon Nhất Mà Bạn Nên Biết trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!