Bạn đang xem bài viết Ăn Chuối Có Tác Dụng Gì? 16 Tác Dụng Của Chuối Với Sức Khỏe được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thành phần dinh dưỡng có trong chuối:
Trong một quả chuối thông thường (khoảng 126 gam) có chứa chất xơ, các chất chống oxy hóa cùng các vitamin và chất dinh dưỡng khác như:
Chất đạm: 1 gam
Carbohydrat: 29 gam
Chất xơ: 3 gam
Vitamin C: 12% giá trị dinh dưỡng hằng ngày (DV)
Vitamin B2, B3, B9: 5-7% DV
Đồng: 11% DV
Kali: 10% DV
Chuối là thực phẩm rất giàu chất xơ hòa tan. Trong quá trình tiêu hóa, chúng được hòa tan vào nước và dịch tiêu hóa tạo thành kết cấu dạng gel giúp làm chậm quá trình tiêu hóa khiến cơ thể mất nhiều thời gian hơn để hấp thu đường từ thức ăn. Điều này làm hạn chế sự tăng đột biến của lượng đường trong máu.
Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cho rằng hàm lượng chất xơ cao trong chuối cũng như các loại trái cây khác có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và giúp giảm lượng đường trong máu ở người đã mắc bệnh.[1]
Chuối giúp ức chế lượng đường trong máu
Chuối là loại thực phẩm phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn giảm cân. Chuối chứa ít calo (trung bình khoảng 100 calo) nhưng lại bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, carbohydrat trong chuối là dạng tinh bột đề kháng (resistant starch) – một loại carbohydrat với chức năng tương tự chất xơ hòa tan, có lợi cho tiêu hóa.
Chuối giúp hỗ trợ giảm cân
Trong chuối có chứa các beta carotene và alpha carotene, đây là các tiền chất của vitamin A – một loại vitamin rất cần thiết cho sức khỏe của mắt. Do đó, ăn chuối rất tốt cho thị lực cũng như giúp bảo vệ mắt của bạn trước các tác nhân gây hại của môi trường.
Chuối giúp tăng cường thị lực
Thành phần pectin trong chuối rất có lợi cho sức khỏe. Các pectin sẽ gắn vào các chất độc bên trong đường ruột sau đó thải chúng qua phân. Nhờ có cấu trúc phân tử đặc biệt mà pectin có khả năng tạo kết cấu dạng gel trong đường tiêu hóa, chúng bám dính vào các kim loại nặng khi di chuyển trong đường tiêu hóa và đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Ăn chuối giúp giải độc cơ thể
Chuối là nguồn prebiotic rất tốt cho tiêu hóa. Tinh bột đề kháng (resistant starch) trong chuối giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng thải độc qua đường tiêu hóa và mang lại cho bạn một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Ngoài ra, ăn chuối có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón. Chất xơ hòa tan trong chuối khi vào đường tiêu hóa có thể tạo kết cấu gel dính, mềm giúp làm mềm phân khiến chúng dễ dàng di chuyển trong lòng ruột.
Ăn chuối giúp cải thiện tiêu hóa
Giống như đa số các loại trái cây, chuối cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Các flavonoid, vitamin C và amin trong chuối giúp bảo vệ các tế bào chống lại các gốc tự do gây hại cũng như là quá trình stress oxy hóa.
Chuối có chứa nhiều chất chống oxy hóa
Trong chuối có chứa vitamin B9 cùng với kali. Đây đều là các chất có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, chất xơ trong chuối có thể tạo kết cấu gel với dịch tiêu hóa giúp hạn chế và làm chậm quá trình hấp thu cholesterol LDL – cholesterol xấu qua đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ăn chuối giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Bên cạnh các lợi ích trên sức khỏe tim mạch thì kali cũng rất quan trọng trong việc duy trì chức năng khỏe mạnh của thận. Kali giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận cũng như chức năng điều chỉnh các chất dinh dưỡng và chất thải ra vào tế bào.
Chuối giúp tăng cường sức khỏe thận
Chuối là loại thực phẩm thường được các vận động viên cũng như người chơi thể thao lựa chọn. Điều này đến từ việc chuối giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng với nguồn carbohydrat dễ tiêu hóa cùng với các chất điện giải như kali, magie.
Chuối giúp tăng cường khả năng phục hồi cho cơ bắp
Đề kháng insulin là tình trạng rất nguy hiểm, là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh lý đái tháo đường.
Trong chuối chín có chứa rất nhiều tinh bột đề kháng (resistant starch). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn tinh bột đề kháng (resistant starch) thường xuyên giúp cơ thể phản ứng nhanh hơn, qua đó cải thiện độ nhạy trong việc tiết ra insulin. [2]
Chuối giúp cải thiện độ nhạy insulin
Kali trong chuối là một khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch, chế độ ăn giàu kali giúp làm giảm huyết áp hiệu quả. Tăng huyết áp không kiểm soát là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, kiểm soát và duy trì huyết áp ở ngưỡng an toàn giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Ăn chuối giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ
Các chất chống oxy hóa có trong chuối giúp giảm nguy cơ xảy ra tình trạng viêm khớp – tình trạng thường gặp ở những người lớn tuổi. Ngoài ra, kali cũng đóng vai trò quan trọng giúp xương chắc khỏe thông qua việc ngăn ngừa mất canxi ở xương.
Ăn chuối giúp cải thiện xương cốt khi về già
Chuối là nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 (pyridoxine). Đây là loại vitamin có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất adenosine triphosphate (ATP) và adenosine monophosphate dạng vòng (AMP vòng), có tác dụng làm giãn các mô cơ mềm ở phế quản. Do đó, ăn chuối có tác động tích cực trong bệnh hen suyễn.
Chuối giúp giảm nguy cơ hen suyễn
Lectin có trong chuối là loại protein giúp ngăn ngừa các tế bào bạch cầu phát triển quá mức. Bên cạnh vitamin C thì lectin hoạt động giống như một chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do, bảo vệ tế bào trước nguy cơ ung thư.
Chuối giúp giảm nguy cơ ung thư
Trong chuối có chứa tryptophan, đây là một acid amin thiết yếu có tác động mạnh mẽ trên hệ thần kinh. Tryptophan giúp tăng cường khả năng học hỏi, ghi nhớ cũng như khả năng cải thiện tâm trạng.
Ăn chuối giúp cải thiện tâm trạng
Chất xơ hòa tan có trong chuối giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, kéo dài cảm giác no. Ngoài ra, các thành phần khác có trong chuối như carbohydrat hay protein cũng góp phần khiến bạn có cảm giác no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn nên ăn chuối cũng giúp giảm cân hiệu quả.
Ăn chuối giúp cảm giác no lâu hơn
Chuối là loại thực phẩm giàu kali, do đó ở một số đối tượng đặc biệt, nếu ăn quá nhiều chuối có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Chuối có thể làm tăng nguy cơ tăng kali huyết ở người sử dụng thuốc chẹn beta
Ở người suy giảm chức năng thận, khi ăn quá nhiều chuối gây tích lũy kali làm tăng kali huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Người bị bệnh thận có thể gặp nguy hiểm nếu ăn quá nhiều chuối
Tuy hiếm nhưng vẫn có một số người gặp phải tình trạng dị ứng khi ăn chuối. Khi xuất hiện các triệu chứng sau, người bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế để điều trị kịp thời:
Ngứa
Nổi mề đay
Phát ban
Sưng
Khó thở
Ngứa là một trong các dấu hiệu nhận biết dị ứng chuối
Tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe
Cỏ ngọt là gì? Công dụng của cỏ ngọt đối với sức khỏe
Chanh và những lợi ích của chanh đối với cơ thể
Nguồn: Healthline, WebMd
Nguồn tham khảo
Fruit
Resistant Starch Content in Foods Commonly Consumed in the United States: A Narrative Review
Chuối Cau Là Gì? Chuối Cau Bao Nhiêu Calo? Tác Dụng Chuối Cau
Chuối cau là một loại chuối rất quen thuộc. Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về chuối cau như số calo, tác dụng và những món ăn ngon từ chuối cau.
Chuối cau là một trong những loại chuối rất phổ biến ở nước ta và được nhiều người yêu thích. Chuối cau có thể trồng quanh năm, mang lại nguồn dinh dưỡng thiết yếu và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Cùng chúng tôi tìm hiểu về loại chuối này trong bài viết sau đây.
Chuối cau là gì?Chuối cau với tên khoa học là Musa acuminata là một giống chuối hình cau, hướng tròn, dày mình và mập như quả cau Việt Nam. Chuối cau khi chưa chín nhìn sơ qua thì khá giống chuối ngự. Đôi khi vẫn có những trường hợp người ta mua nhầm 2 loại chuối này với nhau.
Có nhiều thông tin cho rằng, chuối cau có nguồn gốc từ Úc, dưới cái tên gọi là Dacca. Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng rõ ràng.
Ở Việt Nam, chuối cau được trồng ở khắp mọi nơi, là loại quả quen thuộc, gần gũi với người Việt. Với sự thơm ngon của chuối cau, nó không chỉ được ăn theo cách truyền thống mà còn được dùng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Chuối cau bao nhiêu calo? Tác dụng của chuối cauNhư chúng tôi đã đề cập ở trên thì chuối cau rất giàu dinh dưỡng. Chính vì thế, loại quả này cũng mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ.
Giàu vitamin C
Một quả chuối cau thông thường sẽ cung cấp khoảng 15% lượng vitamin C. Vitamin C giúp bạn tránh khỏi các bệnh nguy hiểm, bảo vệ thành mạch máu, kích thích sản xuất collagen.
Dồi dào kali
Một quả chuối cau thường chứa tới 442mg kali, tương đương với 10% lượng kali cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Khoáng chất này giúp cơ thể hoạt động năng suất, đảm bảo nhịp tim và huyết áp ổn định.
Nhiều chất xơ
1 quả chuối cau có thể chứa đến 15% chất xơ – một thành phần quan trọng của đường tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa dễ dàng làm việc của mình đó là tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra cúng còn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Đặc biệt, chất xơ còn giúp duy trì cân nặng và giữ gìn vóc dáng, do chất xơ làm bạn cảm thấy no lâu, không bị đói.
Tốt cho dạ dày
Ngăn ngừa sỏi thận
Chuối cau có khả năng ngăn chặn sự hình thành của các loại sỏi thận, hỗ trợ duy trì canxi, giảm nguy cơ loãng xương. Bệnh nhân mắc bệnh sỏi thật luôn luôn được bác sĩ khuyên dùng chuối cau trong bữa ăn.
Giá chuối cau bao nhiêu?Giá chuối cau tùy từng thời điểm sẽ có những thay đổi nhất định, nhưng nhìn chung thì không quá chênh lệch. Thường chuối cao sẽ có giá dao động ở mức 15.000 – 30.000 VNĐ/kg. Thậm chí có thời điểm còn rẻ hơn.
Các món ngon từ chuối cauBánh chuối hấp
Bánh chuối hấp là một đặc sản của người dân Nam bộ được nhiều người yêu thích. Nguyên liệu đơn giản chỉ với vài quả chuối, bột gạo, bột năng, nước cốt dừa bạn đã có thể chế biến thành những đĩa bánh chuối hấp thơm ngon. Những miếng bánh chuối dẻo hòa với vị béo của nước cốt dừa thêm chút đậu phộng rang đã đủ để đốn tim bao người.
Kem chuối cau
Thay vì mua những kem chuối ngoài hàng để ăn đã thèm sao chúng ta không tự làm chúng ở nhà để tiết kiệm chi phí mà lại vô cùng an toàn.
Món kem chuối vừa thơm vừa béo, có vị ngọt nhẹ thanh vị bùi của đậu phộng thêm với ngọt thơm dừa sẽ là món ăn giải nhiệt hoàn hảo trong những ngày hè nóng bức. Thêm vào đó kem chuối có thể bảo quản lâu trong ngăn đá tủ lạnh mà không bị mất đi vị ngon ban đầu của chuối.
Advertisement
Muffin chuối
Vào những ngày vào đông se lạnh một miếng muffin chuối cho bữa sáng hoặc dành cho các bữa phụ sẽ vô cùng hoàn hảo. Miếng bánh mềm mại mang vị ngọt đặc trưng của chuối kết hợp với một ly sữa hoặc tách trà là sự kết hợp tuyệt vời.
Đường Mía Là Gì? Đường Mía Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe, Làm Đẹp
Đường là một gia vị quan trọng trong đồ ăn thức uống. Tuy nhiên, với những người bị tiểu đường hay những người bị nóng trong thì đường tinh (đường trắng) lại không hề tốt cho cơ thể. Vậy phải làm sao để có thể tạo vị cho món ăn mà không gây hại tới sức khỏe? Hãy tham khảo đường mật mía – một trong những loại đường tự nhiên và lành tính nhất trên thị trường.
Tham khảo các bài viết
1. Đường mía là gì?
Dù là loại đường nào, chúng cũng đều có xuất thân từ cây mía hoặc củ cải đường. Tuy nhiên, loại đường mật mía lành tính mà chúng ta đang nói đến ở đây là đường mía thô hữu cơ, hay còn gọi là đường phên.
Đường phên (còn được gọi là đường phên mật mía) là một dạng của mật mía cô đặc thành miếng. Tuy nhiên nó lại không hẳn giống mật mía vì nó thiên về vị đường hơn chứ không thơm như mùi mật mía dạng lỏng. Loại này có thể dùng thay đường tinh luyện vì có vị ngọt đường tương tự.
Đường phên hợp với kho cá, kho thịt, tạo màu, pha nước chanh, nước cam…và thậm chí là chữa bệnh thiếu máu, mất ngủ.
2. Đường trong mía là đường gì?
Đường trong mía có tên hóa học là sucrose (saccarose). Chất này tạo ra vị ngọt hoàn toàn tự nhiên cho đường phên. Ngoài ra, trong loại đường này còn chứa nhiều khoáng chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe của cả gia đình. Có thể kể đến các chất như nước, xơ, khoáng chất, vitamin và đặc biệt là sắt.
3. Đường mía có tác dụng gì?
3.1. Làm đẹp
a. Chống lão hóa
Mỗi gam đường phên (mía đường) chứa đến 4mg canxi và 4 mg sắt và một lượng nhỏ riboflavin cùng carotene. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng chiết xuất một chất gọi là được gọi là polysaccharide “mật đường” từ đường phên. Chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn ngừa quá trình lão hóa xảy ra ở phụ nữ.
b. Bổ khí huyết
Đây chính là sản phẩm hoàn hảo dành cho phụ nữ bởi đường phên mật mía chứa nguyên tố vi lượng phong phú. Trong đó có một số vi chất có tác dụng kích thích tạo máu rất mạnh mẽ.
Phụ nữ sau sinh mất nhiều máu, thể trạng yếu. Vì vậy nên uống đường mật mía từ 7 -10 ngày để bổ sung năng lượng, tăng lượng máu, phục hồi thể chất, kích thích co bóp tử cung, đẩy nhanh sản dịch ra ngoài và tăng tiết sữa.
Đến kỳ kinh, chị em nên uống mía đường để làm ấm cơ thể. Ngoài ra còn tăng cường năng lượng, lưu thông và gia tăng tuần hoàn máu, tránh bế kinh.
3.2. Tốt cho sức khỏe
Không chỉ có tác dụng làm đẹp, đường phên còn hỗ trợ sức khỏe cho người sử dụng. Cụ thể:
a. Cung cấp năng lượng trong một thời gian dài mà không gây mệt mỏi
Đường mật mía nguyên chất chứa một lượng nước nhất định. Khi sử dụng, cơ thể sẽ được cung cấp thêm nước và trở nên tràn đầy năng lượng trong một ngày dài.
Ngoài ra, đường có trong nước mía là đường tự nhiên. Nhờ đó nó có thể làm tăng năng lượng cho bạn ngay lập tức, đặc biệt là khi mệt mỏi.
b. Không gây béo, không gây nóng trong
Mía không chứa Cholesterol, thậm chí nó còn chống lại những Cholesterol xấu có trong máu của bạn. Nhờ đó có thể giúp cân nặng của bạn được giảm xuống 1 cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, mía còn có đặc tính giải độc. Sử dụng đường từ mật mía giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, nhờ đó sẽ đốt cháy chất béo hiệu quả hơn.
c. Chữa vàng da
Bệnh vàng da là một căn bệnh do sự hiện diện của sắc tố màu vàng trong billirubin máu. Bệnh này xảy ra do chức năng gan giảm. Tuy nhiên, trong mía có chứa chất có khả năng khôi phục lại sức khỏe của các chức năng gan. Vì thế mà sử dụng đường mật mía có thể chữa bệnh vàng da.
d. Chữa lành các ổ nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm dạ dày có thể được hạn chế nếu bạn sử dụng mía đường khoa học và hợp lý. Bởi lẽ trong mía có chứa chất có lợi trong việc điều trị các bệnh này.
e. Tốt cho người bệnh sỏi thận
Sỏi thận xảy ra do tình trạng mất nước trong cơ thể. Vì vậy, để tái hydrat hóa cơ thể, bạn có thể sử dụng mía đường một cách thường xuyên. Trong mía cũng có một thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận.
f. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Mía tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì trong mía có chứa chất làm ngọt tự nhiên. Chất này không gây nguy hiểm hoặc làm tăng đường huyết. Người bệnh vẫn có thể ăn đường mật với một lượng vừa phải, không cần phải kiêng tuyệt đối.
g. Giàu chất dinh dưỡng
Trong mía có rất nhiều vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, kali, canxi và magiê. Các chất dinh dưỡng này đều cần thiết cho cơ thể con người.
h. Ngăn ngừa ung thư
Do có chứa nhiều kiềm trong thành phần nên mía có thể ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư vú.
Như vậy, sử dụng đường là hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Những người có các bệnh viêm trong cơ thể hoặc bị tiểu đường, cơ địa nóng trong thì hãy yên tâm sử dụng loại đường này. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cân nhắc kĩ và sử dụng một cách có khoa học để phát huy hết tác dụng của nó.
Trái Sơn Trà (Loquat) Là Gì? Tác Dụng Của Quả Loquat Đối Với Sức Khỏe
Sơn trà có màu sắc bắt mắt, chua ngọt nhẹ và rất có ích cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu về trái sơn trà (Loquat) là gì? Tác dụng của quả Loquat đối với sức khỏe.
Trái Sơn Trà (Loquat) là gì?Trái sơn trà (Loquat) có tên khoa học là Eriobotrya japonica, thuộc họ Rosaceae. Sơn trà thường được trồng làm cây ăn quả hoặc làm cảnh. Ở mỗi vùng miền lại có một tên gọi khác nhau như: Nhót tây, mận Trung Quốc, mận Nhật Bản, sơn trà Nhật Bản, pipa, nispero, mận Malta…hay cái tên thân thuộc là tỳ bà đến từ Việt Nam.
Loquat được cho là có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, sau đó dần được phổ biến rộng sang châu Á và được trồng khá phổ biến ở Nhật Bản. Loquat có hơn 800 giống, trong đó phổ biến nhất là: Loquat Trung Quốc và Loquat Nhật Bản. Ngày này đã được trồng phổ biến nhiều nơi trên thế giới.
Loquat có hình phì quả tròn hoặc dạng quả lê nhưng kích thước khá nhỏ, đường kính khoảng 2-3 cm, mọc theo chùm. Vỏ mỏng thường có màu vàng, cam hoặc đỏ, có thể tróc khi chín. Quả Loquat có vị chua ngọt nhẹ, vì vậy mà khá được yêu thích, thường được ăn tươi, sấy khô hoặc nghiền nhuyễn thành bột để sử dụng.
Bên cạnh là một loại trái cây được ưa thích, Loquat còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và được các chuyên gia khuyến dụng.
Thành phần dinh dưỡng của LoquatTrong quả và lá Loquat thống kê có chứa 7 loại vitamin gồm: Vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B9 và vitamin C. Bên cạnh đó còn chưa các thành phần dinh dưỡng như: Chất xơ, chất béo, chất đạm…và các khoáng chất như: Canxi, sắt, magie, kẽm…
Nhờ vào lượng thành phần dinh dưỡng dồi dào này mà Loquat có rất nhiều lợi ích cho cơ thể như: Bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, cung cấp năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa…
Tác dụng của quả Loquat đối với sức khỏe Giảm huyết ápTheo thống kê của tạp chí y khoa The Lancet, mỗi quả Loquat có khoảng 6% kali, khoáng chất này có tác dụng làm giảm áp lực lên mạch máu, cả động mạch lẫn tĩnh mạch. Từ đó giúp làm giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, kali còn giúp não bộ hoạt động tốt hơn, do kali kích thích lưu lượng máu đến não nhiều hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ.
Quản lý bệnh tiểu đườngTrà Loquat thường được khuyên dùng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu đã được chứng minh là thấp hơn nhiều ở những người tiêu thụ loại trà này một cách thường xuyên.
Trà loquat có các thành phần đặc biệt có thể giúp quản lý lượng insulin và glucose trong cơ thể. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách bình ổn. Do đó mà loại trà này được các ý bác sĩ khuyên dùng dành cho các bệnh nhân tiểu đường.
Chống ung thưChiết xuất từ quả Loquat đã được chứng minh trong các thí nghiệm trên động vật là có thể ngăn chặn quá trình tiến triển của ung thư tế bào ở nhiều giai đoạn. Bao gồm cả giai đoạn bắt đầu, tăng sinh và di căn của bệnh ung thư. Theo một nghiên cứu được thực hiện ở Nhật Bản, lá Loquat có chứa polyphenol có tác dụng vô hiệu hóa các tế bào ung thư biểu mô ở miệng ở người.
Theo các nghiên cứu được công bố trên Archives of Pharmacal Research, lá Loquat cũng có khả năng chống di căn và chống ung thư. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để đánh giá kỹ càng về khả năng điều trị ung thư của loại cây này.
Làm dịu hệ hô hấpCảm lạnh và các bệnh đường hô hấp khác sẽ được hỗ trợ điều trị rất nhiều từ việc tiêu thụ loại quả này. Các nhà y học Trung Quốc luôn khuyến dùng trà loquat để uống hoặc súc miệng có khả năng làm dịu cơn ho, các chất nhầy và đờm sẽ được tống ra khỏi vòm họng.
Tăng cường miễn dịchLoquat là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Nó ngăn ngừa các bệnh mãn tính bằng cách chống lại vi khuẩn và hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh. Vitamin C cũng cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, hỗ trợ sự phát triển và sửa chữa các mô trên cơ thể.
Lá Loquat cũng tạo ra các axit có chứa các kháng nguyên như: Glycoside megastigmane và các hóa chất polyphenolic, cả hai đều có khả năng kháng vi khuẩn. Đặc biệt, vi khuẩn rota, gây cảm lạnh thông thường, bị tiêu diệt bởi hợp chất triterpen.
Bảo vệ nãoLoquat có chứa chất chống oxy hóa mạnh, chống lại những tổn thương oxy hóa do các gốc tự do gây ra. Theo Tạp chí Y tế Anh (NEJM), đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất trí và thoái hóa thần kinh.
Advertisement
Bên cạnh đó, khoáng chất kali trong Loquat giúp lưu lượng máu về não nhiều hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ và nhận thức.
Kiểm soát mức cholesterolMột nghiên cứu ở quy mô nhỏ tại Nhật Bản về kết nối trực tiếp với cây Loquat cho thấy khả năng làm giảm cholesterol ở những người tiêu thụ quả và trà Loquat một cách thường xuyên. Đây là một trong những lợi ích đặc biệt của loại cây này.
Tuy nhiên, nó vẫn cần được kiểm chứng và nghiên cứu nhiều hơn nữa để có thể đưa ra những bằng chứng rõ ràng và kết luận khoa học chính xác về lợi ích này.
Tăng cường xươngThiếu chất khoáng trong xương là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với những người có tuổi và những phụ nữ sau mãn kinh. Loquat đã được tìm thấy có chứa một lượng lớn các khoáng chất như: Canxi (2%), sắt (2%), kẽm(1%)…giúp bảo vệ mật độ xương ở một số vùng trên cơ thể.
Nguồn: The Lancet, Tạp chí Y tế Anh (NEJM), Archives of Pharmacal Research
Ăn Ổi Có Tác Dụng Gì? 11 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Quả Ổi
Ăn ổi giúp giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng đau khi tới chu kỳ kinh nguyệt và giúp trái tim khỏe mạnh.
Ổi là loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Quả ổi có hình bầu dục, màu xanh lục hoặc vàng, chứa nhiều hạt. Ổi cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa, vitamin C, kali và chất xơ. Đây là những chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, lá ổi còn được dùng làm trà thảo mộc; chiết xuất từ lá ổi có thể giúp làm hạ đường huyết.
Vậy ăn ổi có tác dụng gì? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về 11 lợi ích tuyệt vời của ổi và lá ổi.
11 lợi ích của quả ổi đối với sức khỏe 1. Cải thiện tiêu hóa
Một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng được tìm thấy trong ổi là chất xơ. Một quả ổi có thể cung cấp cho bạn 12% lượng chất xơ khuyến nghị một ngày. Chất xơ có tác dụng hấp thụ nước vào phân, làm phân trở nên mềm hơn, từ đó làm dịu các triệu chứng táo bón. Chất xơ còn giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp đường ruột khỏe mạnh. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng làm sạch ruột, loại bỏ mọi chất thải và cặn bã trong đường ruột.
Chiết xuất là lá ổi có tác dụng vô hiệu hóa các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, giúp giảm cường độ và thời gian tiêu chảy.
Hạt ổi, nếu ăn cả hạt hoặc nhai hạt, cũng có tác dụng tuyệt vời như một loại thuốc nhuận tràng, giúp hình thành nhu động ruột khỏe mạnh.
Do đó, những người bị rối loạn tiêu hóa, bao gồm cả những người bị hội chứng ruột kích thích có thể thêm ổi, trà chiết xuất từ lá ổi vào thực đơn ăn uống của mình.
Một quả ổi có thể cung cấp cho bạn 12% lượng chất xơ khuyến nghị một ngày.
– Tác dụng của quả thanh trà
– Ăn thanh long có tác dụng gì?
2. Giúp trái tim khỏe mạnhCác nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ổi có thể giúp bảo vệ trái tim bạn bằng rất nhiều cách:
– Ổi giúp cải thiện sự cân bằng của natri và kali trong cơ thể, giúp điều hòa huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp.
3. Ăn ổi tốt cho người bị tiểu đườngTrong ổi chứa nhiều loại chất xơ phong phú với hàm lượng cao. Hàm lượng chất xơ này giúp cân bằng lượng đường và cholesterol trong máu. Vì vậy, ổi được coi là loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường.
4. Giảm nguy cơ ung thưCác chất quercetin, lycopene, vitamin C và các polyphenol trong quả ổi hoạt động như chất chống oxy mạnh giúp trung hòa các gốc tự do được tạo ra trong cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Một số nghiên cứu đã chứng minh công dụng tuyệt vời của quả ổi trong việc làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú.
5. Cải thiện hệ thống miễn dịchỔi chứa nhiều vitamin C – đây là loại vitamin quan trọng giúp duy trì sức khỏe miễn dịch, làm giảm thời gian bị cảm lạnh và chống lại vi khuẩn.
Ăn một trái ổi sẽ cung cấp cho bạn một lượng vitamin C gấp đôi so với ăn một trái cam.
6. Chiết xuất từ lá ổi có thể làm giảm triệu chứng đau bụng do kinh nguyệtKhi đến thời kỳ kinh nguyệt, một số phụ nữ sẽ bị đau bụng, từ mức độ nhẹ đến nặng. Chiết xuất trong lá ổi có tác dụng chống lại các cơn co thắt lên tử cung, làm giảm cơn co thắt trơn – thủ phạm chính gây ra đau bụng kinh. Một số nghiên cứu cũng chứng mình được chiết xuất từ lá ổi có hiệu quả hơn so với sử dụng thuốc giảm đau để đối phó với cơn đau bụng kinh.
7. Cải thiện thị lựcVitamin A trong ổi có tác dụng giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh và giúp cải thiện thị lực. Loại quả này cũng làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng và bệnh đục thủy tinh thể.
Hàm lượng vitamin A trong ổi không nhiều bằng cà rốt nhưng nhìn chung đây vẫn là một nguồn cung cấp vitamin A rất tốt cho cơ thể.
8. Tốt cho não bộỔi chứa nhiều vitamin B3 và vitamin B6, đây là 2 loại vitamin giúp cải thiện lưu thông máu lên não, kích thích chức năng nhận thức và thư giãn thần kinh của não bộ.
9. Hỗ trợ giảm cânỔi là giải pháp tuyệt vời cho những người muốn giảm cân. Ổi chứa nhiều vitamin và khoáng chất – giúp bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Bên cạnh đó, ổi là một loại quả khiến bạn no nhanh nhưng lại chứa rất ít calo (một quả ổi chứa khoảng 37 calo và cung cấp 12% lượng chất xơ khuyến nghị cho một ngày).
Ổi cũng chứa ít đường hơn so với các loại trái cây khác như táo, cam, nho,…
10. Chống oxy hóaLượng vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa như lycopene và carotene trong ổi giúp bảo vệ làn da không bị tổn thương, làm chậm quá trình oxy hóa và giúp dự phòng các nếp nhăn.
17 Tác Dụng Của Quả Chanh Đối Với Sức Khỏe Không Phải Ai Cũng Biết
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g chanh:[1]
Năng lượng: 29 kcal.
Chất đạm: 1,1g.
Carbohydrate: 9,3g.
Chất xơ: 2,8g.
Chất béo: 0,3g.
Vitamin C: 29mg.
Canxi: 26mg.
Kali: 138mg.
Vitamin E: 0.15mg.
:[1]
Thời điểm và liều lượng uống nước chanh tốt cho sức khỏe:
Thời điểm thích hợp nhất uống nước chanh giúp phát huy hiệu quả tối đa là:
30 phút sau khi ăn giúp giảm hấp thụ lượng đường.
Buổi sáng sau khi thức dậy giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch đường ruột.
30 phút sau khi tập thể dục giúp bù nước và khoáng, hỗ trợ đốt mỡ thừa tốt hơn.
Uống nước chanh mỗi ngày chỉ tốt nếu uống dưới 2 quả chanh. Việc tiêu thụ quá nhiều chanh sẽ dẫn tới các hệ lụy khôn lường. Cùng với đó, cần pha loãng nước cốt, tuyệt đối không nên uống trực tiếp.
Trong quả chanh có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác giúp tăng cường hệ miễn dịch, khử khuẩn, chống vi rút gây cảm lạnh và cúm.
Hãy vắt 1 quả chanh tươi vào khoảng 200ml nước ấm, cho thêm 2 thìa mật ong bạn sẽ có một thức uống tăng cường sức đề kháng cho người bị ho hoặc cảm lạnh.
Trong chanh chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch
Chanh chứa khoảng 10% carbohydrate, chủ yếu ở dạng chất xơ hòa tan (pectin) và đường đơn. Chất xơ hòa tan (pectin) có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột, giúp giảm lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, cần ăn cả phần cơm (các múi bao bọc tép chanh) và vỏ để không bỏ lỡ lợi ích này của chất xơ.[2],[3]
Chanh giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Nước bản thân nó đã là một chất khuyến khích đi tiểu. Ngoài ra, bất kỳ thực phẩm nào giàu kali đều có thể làm tăng lượng nước tiểu.
Trên thực tế, không khó để tìm kiếm các loại thực phẩm chứa nhiều kali trong cuộc sống hàng ngày. Hầu hết các loại trái cây (bao gồm cả chanh), rau, thịt và các sản phẩm từ sữa đều giúp cung cấp kali cho cơ thể.
Axit citric trong chanh khi vào cơ thể sẽ chuyển thành muối citrate, chất này tiếp tục được chuyển hóa thành bicarbonate ở gan và đóng vai trò là chất trung gian trong chu trình axit citric, từ đó giúp tối đa hóa chức năng của enzyme gan và hỗ trợ giải độc.[4]
Chanh giúp lợi tiểu và hỗ trợ giải độc
Mỗi ngày, cơ thể cần 90mg vitamin C đối với nam giới và 75 mg đối với phụ nữ. Do đó, 1 quả chanh có thể cung cấp khoảng một nửa lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày.
Chanh cũng chứa các flavonoid cam quýt. Những chất chống oxy hóa này chống lại các gốc tự do, có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả.
Chanh giúp hỗ trợ kháng viêm
Một cốc nước chanh mật ong ấm uống vào buổi sáng sẽ giúp giải độc gan, loại bỏ dầu mỡ từ bữa ăn ngày hôm trước, thanh lọc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa chứng táo bón.
Bạn hãy cho 1 muỗng cà phê mật ong và 3 muỗng nước cốt chanh vào trong một cốc nước ấm, khuấy đều và thưởng thức. Bạn nên uống mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Nước chanh mật ong giúp giải độc cơ thể
Axit citric trong chanh khi vào cơ thể sẽ được chuyển thành chất có tính kiềm. Sau đó, nó hoạt động như một tác nhân kiềm hóa toàn thân, làm tăng độ pH của máu và nước tiểu.
Trong thực tế, natri citrate đã được chỉ định để điều trị nhiễm toan chuyển hóa, đây là một tình trạng mà cơ thể mất cân bằng độ pH với các triệu chứng đặc trưng như tăng thông khí (thở nhanh và nông), đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, tăng nhịp tim,…
Advertisement
Chanh giúp cân bằng độ pH của cơ thể
Như đã đề cập ở trên, nước chanh có tính lợi tiểu, điều này góp phần vào việc kiểm soát huyết áp cũng như các bệnh lý tim mạch khác.
Cholesterol khi bị oxy hóa có thể dính vào thành mạch đã bị tổn thương do tăng huyết áp. Điều này được gọi là sự hình thành mảng bám, có thể gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Khi máu chảy qua các động mạch cứng và hẹp do xơ vữa, nó có thể làm tăng thêm huyết áp của bạn.
Cách pha nước chanh giúp hạ huyết áp:
Chuẩn bị 1 ly nước ấm (khoảng 100ml) và 1 – 2 quả chanh.
Cắt một nửa quả chanh và vắt nước cốt chanh vào ly nước ấm.
Uống 2 – 3 ly nước chanh, cứ cách 10 – 15 phút hãy uống một lần.
Chanh giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác
Chất xơ hòa tan có trong chanh có khả năng gắn với cholesterol và đường, điều này giúp làm giảm hấp thu cholesterol và đường vào máu. Vì thế lượng đường huyết và cholesterol luôn ở mức ổn định, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Chanh giúp giảm mỡ máu
Uống nước chanh có thể giúp chống trào ngược axit do tác dụng kiềm hóa axit dạ dày của nó. Ngoài ra, trong thành phần của chanh rất giàu vitamin C, là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương tế bào gây ra do axit trào ngược.
Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bao gồm: ợ nóng, cảm giác nóng rát ở ngực và nhất là ho kéo dài, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chanh có thể giúp bạn khắc phục tình trạng ho kể trên bên cạnh chứng ho do cảm lạnh, cảm cúm.
Chanh giúp chống trào ngược dạ dày – thực quản, chữa ho
Vitamin C trong chanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho làn da của bạn nữa. Vitamin C cùng với axit citric có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng lão hóa, chống viêm nhiễm mụn nhọt và kích thích tái tạo tế bào bằng cách loại bỏ tế bào chết trên da.
Cách làm mặt nạ chanh giúp sáng da, trị mụn:
Vắt một ít nước cốt chanh lên miếng bông gòn.
Thoa lên vùng da mong muốn bằng cách sử dụng lực nhẹ nhàng (không chà xát).
Sau khi nước chanh khô, bạn có thể tiếp tục các bước chăm sóc da còn lại của mình.
Khi mới bắt đầu sử dụng chỉ nên bôi 1 lần/ngày, sau khi quan sát thấy không có các dấu hiệu bất thường gì trên da thì có thể tăng lên 2 lần/ngày.
Vitamin C trong chanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất tốt cho làn da của bạn
Ngoài khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa tuyệt vời, vitamin C còn giúp cơ thể tăng sản sinh pro-collagen, tiền chất của collagen.
Vì vậy, để sở hữu một làn da đàn hồi, tươi trẻ, hạn chế sự xuất hiện của nếp nhăn, bạn nên bổ sung đủ vitamin C. Bạn có thể cân nhắc thêm chanh hoặc trái cây họ cam khác như cam, quýt, bưởi vào chế độ ăn hàng ngày để duy trì sức khỏe làn da.
Bổ sung chanh vào chế độ ăn để giúp duy trì một làn da khỏe mạnh
Axit citric trong chanh có khả năng làm sạch da đầu hiệu quả. Bạn có thể cân nhắc kết hợp chanh với dầu dừa để giúp dưỡng ẩm cho da đầu và loại bỏ sạch gàu.
Bạn hãy trộn dầu dừa với nước cốt chanh tỷ lệ bằng nhau. Massage nhẹ nhàng trên da đầu và để trong 20 phút trước khi gội sạch lại bằng nước.
Bạn nên kiên trì áp dụng cách làm này khoảng 1 – 2 lần/tuần trong 1 tháng để thấy rõ hiệu quả cải thiện tình trạng gàu, ngứa.
Axit citric trong chanh có khả năng làm sạch da đầu, loại bỏ gàu hiệu quả
Chanh rất giàu chất xơ pectin, giúp làm giảm cảm giác thèm ăn, giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tiêu hóa đường và tinh bột, từ đó giúp bạn giảm số bữa ăn và lượng calo nạp vào trong ngày.
Những người mắc bệnh béo phì hoặc người có nhu cầu giảm cân có thể cân nhắc thêm chanh vào chế độ ăn để kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Chanh giúp giảm cân hiệu quả
Axit citric và vitamin C trong chanh có khả năng sát khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm nên nước chanh là thức uống mà các nha sĩ hay khuyên bệnh nhân sử dụng. Nước chanh có thể giảm tình trạng đau răng và viêm lợi. Bạn có thể uống nước chanh trước hoặc sau khi đánh răng đều được.
Chanh giúp làm sạch răng miệng
Chanh rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như ung thư. Quercetin, một trong những chất chống oxy hóa có trong chanh, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư buồng trứng, tuyến tiền liệt, vú và thận.
Chanh giúp ngăn ngừa ung thư
Trái cây họ cam quýt có đặc tính khử trùng tuyệt vời nhờ thành phần tinh dầu và axit citric. Ngoài ra, tinh dầu chanh cũng giúp khử mùi tốt, mang lại cảm giác tươi mới dễ chịu cho gian phòng của bạn. Bạn hãy hòa nước cốt 1-2 quả chanh với nước sạch và xịt vào không khí để làm thơm nhà tự nhiên.
Chanh giúp làm sạch không khí, chống virus hiệu quả
Nếu trong nhà bạn có nhiều muỗi và côn trùng, hãy thử dùng chanh như một loại thuốc phòng chống côn trùng tự nhiên. Bạn hãy hòa nước cốt 1-2 quả chanh với nước và xịt vào không khí, điều này sẽ khiến cho côn trùng tự động bỏ đi mà không cần phải dùng đến các hóa chất độc hại.
Chanh giúp xua đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả
Nước chanh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật và cải thiện sức khỏe của bạn, nhưng chanh có hàm lượng axit cao. Nếu dùng quá nhiều, chanh có thể gây khó chịu hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của một số bệnh lý. Hãy xem xét những điều sau đây trước khi uống nước chanh:
Làm nặng thêm tình trạng trào ngược axit: nếu bạn uống một lượng thích hợp, cơ thể sẽ chuyển hóa dần axit trong chanh thành các muối có tính kiềm yếu giúp tăng pH dạ dày, giảm tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều chanh thì cơ thể không thể trung hòa hết lượng axit trong chanh và càng khiến tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản tệ hơn.
Sâu răng: Ở nồng độ cao, axit trong chanh có thể làm mòn men răng và gây sâu răng. Bạn nên pha loãng nước cốt chanh với lượng nước thích hợp để tránh tình trạng này.
Vết loét: Ở nồng độ cao, axit trong chanh có thể gây châm chích, kích ứng đối với những người bị loét miệng, loét đường tiêu hóa.
Ở nồng độ cao, axit trong chanh có thể làm mòn men răng và gây sâu răng
Quả chanh chứa hàm lượng lớn axit do đó nếu uống nước chanh khi đang đói sẽ làm hại trực tiếp đến đường tiêu hóa của bạn. Vì vậy, bạn nên uống nước chanh sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút.
Nồng độ axit trong chanh khá mạnh vì vậy việc uống trực tiếp rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn khi uống, bạn nên pha loãng nước cốt chanh với nước theo tỷ lệ 1 quả chanh cho 1 lít nước.
Bạn cũng không nên uống nước chanh cùng với thuốc vì chanh rất giàu hợp chất flavonoid. Chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa ở gan và khiến liều thuốc thông thường trở thành liều gây độc.
Ngoài ra, nước chanh cũng có thể ngăn cản thuốc hấp thu vào máu, từ đó gây giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
Không nên uống nước chanh khi đang đói
Cách dùng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng ginkgo biloba (cao bạch quả).
20 tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe và sắc đẹp khiến bạn bất ngờ.
Quả cơm cháy: Lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ.
Nguồn: Healthline, Medical News Today
Nguồn tham khảo
Lemon, raw
The health benefits of dietary fiber: beyond the usual suspects of type 2 diabetes mellitus, cardiovascular disease and colon cancer
Effects of dietary fiber and its components on metabolic health
Natri citrate
Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Chuối Có Tác Dụng Gì? 16 Tác Dụng Của Chuối Với Sức Khỏe trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!