Xu Hướng 12/2023 # Áp Xe Răng Có Nguy Hiểm Không? Các Biến Chứng Của Áp Xe Răng # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Áp Xe Răng Có Nguy Hiểm Không? Các Biến Chứng Của Áp Xe Răng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là tình trạng tích tụ túi mủ áp xe quanh chân răng do nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng (có chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết) gây sưng và viêm ở đầu chân răng. Nếu để áp xe răng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tích tụ túi mủ áp xe ở đầu chân răng

Áp xe răng là tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Bệnh gây ra những cảm giác đau đớn, khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí, nếu không được can thiệp điều trị, tình trạng bệnh có thể nặng hơn gây ra các biến chứng như nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm và dẫn đến tử vong.

Theo các chuyên gia nha khoa nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì bệnh có thể khỏi dứt điểm mà không để lại đau đớn hay biến chứng cho người bệnh. Đặc biệt áp xe răng không tự khỏi được. Như vậy có thể thấy với thắc mắc áp xe chân răng có nguy hiểm không thì câu trả lời chắc chắn là có.

Khi cảm nhận và phát hiện khoang miệng có những có triệu chứng nghi ngờ về bệnh này, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Biểu hiện của áp xe răng khi không được điều trị

Trong trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách, áp xe răng có thể gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh như:

    Mất răng: Nhiễm trùng nặng từ chân răng đến xương hàm và lan ra mô mềm sẽ rất nguy hiểm.

    Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Vi khuẩn từ một áp xe răng phát triển mạnh và lan qua các mạch máu. Chúng thậm chí còn có thể di chuyển đến tiêm và gây nhiễm trùng, thậm chí là cướp đi tính mạng của người bệnh.

    Nang do răng: Một khoang chứa đầy dịch mủ có nguy cơ cao phát triển ở phía dưới chân răng.

    Nhiễm trùng xoang hàm: Áp xe nướu răng xảy ra ở các răng hàm trên có vị trí gần các xoang.

    Ludwig’s Angina: Một bệnh nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm, lúc này vi khuẩn đã tấn công xuống tận hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm. Thường xảy ra ở người lớn do răng bị một áp xe lâu ngày.

    Áp xe não: Tình trạng nhiễm trùng lây lan từ răng đến não thông qua các mạch máu khiến người bệnh hôn mê, thậm chí là tử vong.

    Triệu chứng áp xe răng

    Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

    Nếu bạn biểu hiện một trong những triệu chứng sau đây của áp xe răng hãy đến ngay phòng khám gặp bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

    Các triệu chứng của áp xe răng được biểu hiện bao gồm:

      Đau răng dữ dội, liên tục, đau nhói, có thể lan đến xương hàm, cổ hoặc tai.

      Đau hoặc khó chịu với nhiệt độ nóng và lạnh.

      Đau hoặc khó chịu khi phải nhai hoặc cắn.

      Sốt.

      Sưng mặt, má hoặc cổ có thể dẫn đến khó thở hoặc khó nuốt.

      Đau, sưng hạch bạch huyết dưới hàm hoặc ở cổ.

      Mùi hôi trong miệng.

      Đột ngột chảy ra dịch có mùi hôi và tanh, mặn trong miệng và giảm đau, nếu áp xe bị vỡ.

      Đặc biệt khó thở hoặc khó nuốt là những triệu chứng có thể cho thấy nhiễm trùng đã lan sâu hơn vào hàm, cổ họng hoặc thậm chí đến các vùng khác trên cơ thể bạn.

      Khám răng ngay khi có triệu chứng áp xe răng

      Chẩn đoán

      Bác sĩ và nhân viên y tế sẽ chẩn đoán bệnh của bạn dựa vào các triệu chứng biểu hiện cùng một số phương pháp sau đây:

        Gõ vào răng: Răng bị áp xe thường rất nhạy cảm với sự va chạm hoặc áp lực.

        Đề nghị chụp X-quang: Chụp X-quang chiếc răng đau có thể giúp xác định áp xe răng. Nha sĩ sử dụng tia X để xác định xem nhiễm trùng có lan rộng, gây áp xe ở các khu vực khác hay không.

        Đề nghị chụp CT: Nếu nhiễm trùng đã lan sang các vùng khác trong cổ, bạn có thể chụp CT để xem mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

        Sử dụng phương pháp chụp X-quang để chẩn đoán áp xe răng

        Advertisement

        Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín

          Tại TP HCM: Bệnh viện Tai Mũi Họng chúng tôi Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1,…

          Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…

            Chảy máu chân răng là gì?

            Viêm họng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm họng.

            Nguồn: Mayoclinic, Mountsinai, chúng tôi Webmd

            Răng Vẩu Là Gì? Các Dạng Răng Vẩu, Phương Pháp Điều Trị

            Rất nhiều khách hàng tự đánh giá mình răng vẩu hay bị hô, nhưng họ lại không thể mô tả cụ thể đặc điểm răng vẩu chính xác cho bác sĩ nha khoa khi tư vấn online. Do vậy, Nha khoa Việt Smile xây dựng bài viết này giúp bạn hiểu rõ răng vẩu là gì, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, phương án khắc phục tốt nhất?

            Răng vẩu là gì? Phương pháp điều trị

            Răng Vẩu là gì?

            Răng vẩu làm giảm vẻ đẹp khuôn miệng – nụ cười do các yếu tố từ xương, hàm và răng gây ra. Nhiều người thậm chí không dám cười, che miệng mỗi khi cười bởi răng cửa hô, hàm hô, có trường hợp sẽ không thể khép môi được. Răng hô làm môi dày, răng đưa ra trước nên góc nghiêng là nỗi ám ảnh của người răng vẩu.

            Ngoài ra, răng vẩu tăng nguy cơ gặp phải những chấn thương ở răng và miệng do răng hàm chìa ra phía trước quá nhiều.

            Răng hô ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ

            Các dạng răng vẩu thường gặp

            Răng vẩu do xương hàm

            Ở người vẩu do xương hàm bạn có thể nhìn thấy rõ qua ảnh chụp góc nghiêng, khi đó khuôn miệng sẽ nhô ra trước so với miệng và trán.

            Nắn chỉnh răng hô kèm cắn hở

            Vẩu do răng

            Trường hợp này, xương hàm của bạn có thể phát triển bình thường nhưng răng lại mọc không đúng vị trí. Thực tế, răng của bạn sẽ chìa/ đưa ra phía trước nhiều, phá vỡ cấu trúc hài hòa của khuôn mặt

            Vẩu do cả xương và răng

            Tình trạng hô vẩu nguyên nhân đến từ xương hàm và răng được xem là 1 dạng sai lệch khá phức tạp, do vậy quá trình điều trị sẽ khó khăn và tiêu tốn nhiều thời gian.

            Niềng răng hô vẩu cho chị khách hàng 35 tuổi

            Răng vẩu do cung hàm hẹp, răng cửa bị chìa, vếch

            Khi cung hàm hẹp các răng cửa có xu hướng chìa ra phía trước khiến khung hàm mất đi sự hài hòa, làm tăng cảm giác hô. Vẩu do răng cửa bị đưa ra phía trước là 1 nguyên nhân điển hình, rất nhiều bạn đến khăm khám tại Nha khoa Việt Smile với lý do chỉ bị hô nhóm răng cửa và có nguyện vọng niềng răng 1 hàm.

            Nguyên nhân khiến răng vẩu?

            ► Vẩu do di truyền: Vẩu do di truyền đã được nghiên cứu và thống kê với tỉ lệ đạt tới 70%. Việc cha mẹ có xương hàm phát triển quá mức hay bị vẩu do xương có thể sẽ dẫn đến việc con cái cũng bị ảnh hưởng.

            ► Thói quen xấu của trẻ: mút ngón tay, đẩy lưỡi hoặc lạm dụng việc bú bình ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của xương hàm

            ► Bé thay răng sữa muộn khiến cho răng vĩnh viễn mọc lên không có đủ không gian phát triển. Do đó, các răng có xu hướng mọc chen chúc, đè lên nhau, mọc nhô ra ngoài gây ra tình trạng răng vẩu.

            ► Khung xương hàm bị nhỏ trong khi kích thước răng mọc lại quá lớn

            Góc nghiêng sau nắn chỉnh răng hô

            Điều trị răng vẩu hiệu quả bằng cách nào?

            Tùy từng trường hợp cụ thể, dựa trên mức độ răng vẩu mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp khắc phục khác nhau.

            Răng vẩu nhẹ, vẩu do răng mọc lệch

            Nếu bạn ngại việc nắn chỉnh răng, bạn có thể cân nhắc giải pháp bọc răng sứ cho răng hô nhẹ.

            → Tuy nhiên, với giải pháp bọc sứ cho răng hô nhẹ bạn phải mài răng để đảm bảo bọc chụp sứ

            Vẩu mức độ trung bình – nặng

            Với các trường hợp răng bị vẩu nặng, nguyên nhân gây vẩu xuất phát từ răng thì phương pháp khắc phục tốt nhất là lựa chọn tối ưu cho bạn

            Các phương pháp niềng dùng để nắn chỉnh răng hô vẩu

            Niềng răng mắc cài; mắc cài kim loại, mắc cài pha lê, mắc cài tự động, mắc cài sứ

            Cải thiện vẩu bằng niềng răng cho nụ cười hoàn hảo

            Nắn chỉnh răng hô bằng mắc cài có chi phí trung bình từ 20 -45 triệu/ 2 hàm, niềng răng vẩu bằng khay trong suốt chi phí dao động từ 40-120 triệu/liệu trình

            Tùy theo tình trạng thực tế và tài chính bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng phương pháp chỉnh nha phù hợp.

            Phân tích cụ thể ca răng hô – răng vẩu tại Việt Smile

            Răng vẩu do xương hàm – Phẫu thuật hàm

            Nếu hô nặng do hàm thì phương pháp chỉnh nha – niềng răng sẽ không có tác dụng, bởi lẽ niềng răng chỉ có tác động đến răng, không thể thay đổi toàn bộ cấu trúc xương hàm của bạn.

            Bác sĩ tiến hành quy trình phẫu thuật hàm nhằm xử lý cắt gọt và trượt xương hàm trên ra phía sau sao cho phù hợp với cấu trúc xương hàm dưới. Từ đó, chỉnh lại cấu trúc sao cho 2 hàm đối xứng nhau hơn, cải thiện thẩm mỹ cho toàn bộ khuôn mặt.

            Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật rất nhiều người đã phẫu thuật hàm thành công, chỉ sau 4 -6 tuần khách hàng có thể hoạt động và ăn uống bình thường.

            Điều trị răng vẩu do xương và răng

            Đâu là địa chỉ niềng răng vẩu hiệu quả?

            Niềng răng là kỹ thuật khá phức tạp, không chỉ đơn thuần là việc sắp đều các răng mà còn căn chỉnh khớp cắn chuẩn, cần thu thập dữ liệu đầy đủ và phân tích tình trạng răng thực để đưa ra kế hoạch niềng chi tiết, sự kiểm soát chặt chẽ do vậy yêu cầu bác sĩ có tay nghề cao mới có thể thực hiện được.

            Nha khoa Việt Smile là một trong số ít địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng hàng đầu được nhiều khách hàng tin tưởng để nắn chỉnh răng nói chung và niềng răng vẩu nói riêng. Tại đây, có đội ngũ bác sĩ chuyên sâu chỉnh nha cùng hệ thống máy móc tân tiến, công nghệ niềng răng hiện đại, vật liệu chính hãng đưa tới sự hài lòng nhất cho quý khách hàng.

            Niềng răng hô vẩu thay đổi rõ nét

            Khách hàng Trương Thị Triệu khi tìm đến Việt Smile gặp vấn đề hô kết hợp khấp khểnh 2 hàm. Ngoài ra, răng hô của Triệu còn do lưỡi to .Bạn tìm đến trung tâm với hy vọng sẽ có được một gương mặt đẹp hơn, tự tin hơn trong giao tiếp và công việc hàng ngày.

            Nắn chỉnh răng hô thay đổi như thế nào?

            Niềng răng hô để tạo cho mình một diện mạo chỉnh chu, nụ cười thu hút hơn là mục tiêu của rất nhiều khách hàng. Cô nàng Thanh Hoa – sinh viên Học Viện Ngân Hàng đã thành công và tin hơn rất nhiều. Niềm hạnh phúc trong ngày tháo niềng đã được biểu lộ rõ nét trên gương mặt xinh đẹp, nụ cười thoải mái. Cùng xem nàng ấy phản hồi như thế nào về quá trình niềng tại Việt Smile.

            Nhiều khách hàng chỉnh răng vẩu đã gửi những lời cảm ơn chân thành cho đội ngũ Việt Smile. Bạn hãy theo dõi trong loạt video sau đây:

            Thay đổi góc nghiêng xuất sắc sau nắn chỉnh răng hô

            Quy Trình Thay Răng Của Trẻ

            Quy trình thay răng là 1 quy trình đánh dấu cột mốc quan trọng đầu đời ở trẻ, khiến những chiếc răng sữa lung lay và rụng đi, răng vĩnh viễn sẽ theo trẻ suốt cuộc đời. Thời điểm này cha mẹ cần đặc biệt quan tâm và theo dõi cẩn thận sự phát triển răng miệng của con em mình.

            Giai đoạn thay răng phổ biến nhất ở trẻ là khoảng từ 6 – 12 tuổi, 1 vài trường hợp có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Vào tầm khoảng 12 hay 13 tuổi, chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng đi để thay thế cho răng mới vĩnh viễn.

            Trình tự thay răng:

            Răng thay theo thứ tự như lúc chúng bắt đầu mọc.

            Tùy vào đặc điểm từng loại răng, vị trí răng mà có thời gian thay răng diễn ra dài ngắn khác nhau. Ví dụ răng một chân như răng cửa, răng nanh sẽ thay chỉ trong vài tuần, nhưng đối với các răng nhiều chân như răng cối thì lại có thời gian lâu hơn, từ 1- 2 tháng. Các răng bị chèn ép bởi các răng khác cũng sẽ thay lâu hơn.

            Khi răng sữa rụng đi sẽ để lại vùng nướu chưa có răng mọc. Trẻ thường có xu hướng hay dùng tay hay lưỡi chạm vào vùng này, dễ gây viêm nướu. Trong giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên chú ý dặn dò trẻ tránh những thói quen xấu như vậy.

            2/ Có cần đưa trẻ đến trung tâm nha khoa?

            Giai đoạn thay răng rất quan trọng, là tiền đề cho hàm răng vĩnh viễn sau này. Để có được hàm răng đều đẹp và khỏe, cha mẹ nên đưa trẻ tới các phòng khám nha để theo dõi thường xuyên, kể cả khi các  thấy răng trẻ mọc đều và thẳng để đảm bảo răng trẻ được đảm bảo tốt nhất.

            Một số trường hợp khi trẻ thay răng sẽ được cha mẹ tự nhổ tại nhà theo phương pháp dân gian. Tuy nhiên điều này cần tuyệt đối nên tránh. Bởi vì điều này rất dễ gây chảy máy chân răng và vô tình tạo nên vết thương hở nướu răng, đồng thời tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Khi những chiếc răng bắt đầu lung lay, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để được bác sỹ lựa chọn cách xử lý thích hợp nhất như hoặc nhổ hoặc tiếp tục chờ răng rụng.

            Một số trường hợp đặc biệt như răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên, dẫn đến mọc lệch vị trí thì sẽ được nha sĩ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.

            Trường hợp khác, răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên nhưng răng sữa không tự rụng đi, nha sĩ sẽ chủ động dùng cách nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ.

            Đặc biệt, trong giai đoạn này, cha mẹ cần quan tâm và giúp bé tránh tối đa các tói quen xấu như thở bằng miệng, nghiến răng, chống cằm, mút môi, mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng… Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, móm, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Nếu không được khắp phục kịp thời sẽ rất ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười của trẻ sau này.

            3/ Trong giai đoạn thay răng trẻ nên chú ý:

            Hạn chế đồ ngọt, đồ cứng khó nhai hay kẹo cao su…

            Nếu trẻ đau răng mọc lên, có thể cho trẻ ăn các thức ăn mềm như cháo, súp.

            Tránh chạm tay hay lưỡi vào chỗ nướu bị trống để tránh nhiễm trùng, viêm nướu.

            Tập cho trẻ thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.

            Máy Biến Áp – Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động

            a. Lõi thép

            c. Vỏ máy

            3. Công dụng của máy biến áp

            5. Các loại máy biến áp

            6. Báo giá máy biến áp

            1. Máy biến áp là gì?

            Ở máy biến áp, việc biến đổi điện áp chỉ thực hiện được khi dòng điện là xoay chiều hoặc dòng điện biến đổi xung. Máy biến áp được dùng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, ngoài ra máy biến áp cũng được dùng cho một số yêu cầu khác như nối mạch chỉnh lưu, làm nguồn cấp điện cho lò điện, máy hàn, máy thử nghiệm… Máy biến áp có hai hay nhiều dây quấn đặt chung trên một mạch từ, các dây quấn có thể nối điện hoặc không nối điện với nhau, khi chúng nối điện với nhau ta gọi là máy biến áp tự ngẫu.

            2. Cấu tạo chung của máy biến áp

            Cấu tạo chung của mọi máy biến áp gồm 3 thành phần chính: Lõi thép, dây quấn và vỏ máy.

            Hình 1. Cấu tạo của máy biến áp

            a. Lõi thép (Mạch từ)

            Lõi thép dùng để dẫn từ thông, được chế tạo từ các vật liệu dẫn từ tốt. Được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện thành mạch vòng khép kín, các lá thép mỏng mặt ngoài có sơn cách điện với bề dày từ 0,3 – 0,5mm.

            Hình 2. Lõi thép của máy biến áp

            b. Dây quấn

            Dây quấn thường làm bằng dây đồng hoặc nhôm, tiết diện tròn hay chữ nhật, bên ngoài có bọc cách điện. Dây quấn gồm nhiều vòng dây và lồng vào trụ thép, giữa các vòng dây, giữa các dây quấn và giữa dây quấn với lõi ép đều có cách điện. Máy biến áp thường có hai hoặc nhiều dây quấn. và số vòng dây của các cuộn là khác nhau, tùy thuộc vào nhiệm vụ của máy biến áp.

            Có 2 loại dây quấn: dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp

            Dây quấn cung cấp năng lượng cho phụ tải gọi là dây quấn thứ cấp

            Số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp là khác nhau. Số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây cuộn thứ cấp thì là máy biến áp hạ áp (máy biến áp hạ thế), ngược lại số vòng dây cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây cuộn thứ cấp thì là máy biến áp tăng áp (máy biến áp tăng thế).

            Ngoài ra người ta cũng có thể phân biệt dây quấn máy biến áp thành dây quấn cao áp và dây quấn hạ áp.

            Dây quấn có điện áp cao gọi là dây quấn cao áp

            Dây quấn có điện áp thấp hơn gọi là dây quấn hạ áp

            Dây quấn đồng tâm: có tiết diện ngang là những vòng tròn đồng tâm. Những kiểu dây quấn đồng tâm chính gồm:

            Dây quấn hình xoắn, dùng cho dây quấn hạ áp có nhiều sợi chập (hình 4b).

            Dây quấn hình xoắn ốc liên tục, dùng cho dây quấn cao áp, tiết diện dây dẫn chữ nhật (hình 4c).

            c. Vỏ máy

            Tùy theo từng loại máy biến áp mà vỏ máy biến áp được làm bằng các chất liệu khác nhau. Chúng thường được làm từ nhựa, gỗ, thép, gang hoặc tôn mỏng, có công dụng để bảo vệ các phần tử của máy biến áp ở bên trong nó, bao gồm: nắp thùng và thùng.

            Nắp thùng dùng để đậy trên thùng và trên đó có các bộ phận quan trọng như:

            Sứ ra (cách điện) của dây quấn cao áp và dây quấn hạ áp.

            Bình dãn dầu (bình dầu phụ) có ống thủy tinh để xem mức dầu

            Lỗ nhỏ đặt nhiệt kế.

            Rơle hơi dùng để bảo vệ máy biến áp.

            3. Công dụng của máy biến áp

            Máy biến áp có thể được dùng để tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện để đi xa, và giảm điện áp ở cuối đường dây để cung cấp nguồn điện áp phù hợp cho tải.

            Tầm quan trọng của máy biến áp

            4. Nguyên lý làm việc của máy biến thế

            – Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường.

            – Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng (hiện tượng cảm ứng điện từ)

            Hình 6. Nguyên lý làm hoạt động của máy biến áp

            Cuộn dây N1 và cuộn dây N2 được quấn trên lõi thép khép kín. Đặt một điện áp xoay chiều U1 vào cuộn dây N1, trên cuộn dây này sẽ xuất hiện dòng điện I1 chạy trong dây dẫn, đồng thời trong dây dẫn sẽ xuất hiện từ thông móc vòng cho cả hai cuộn N1 và N2. Cuộn dây N2 được nối với tải thì trên cuộn N2 sẽ xuất hiện dòng điện I2 với điện áp U2. Như vậy, năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2.

            5. Các loại máy biến áp

            Phân loại theo cấu tạo: máy biến áp 1 pha và máy biến áp 3 pha

            Phân loại theo công dụng: máy biến áp thí nghiệm, máy biến áp đo lường, máy biến áp tự ngẫu,…

            Phân loại theo thông số kỹ thuật

            Máy biến áp Solar

            Máy biến áp mạnh nhất thế giới

            6. BÁO GIÁ MÁY BIẾN ÁP

            Quy mô nhà máy với 4 công xưởng hơn 20000m2, MBT cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm từ máy biến áp 1 pha, máy biến áp dầu 3 pha kiểu kín, kiểu hở, máy biến áp khô,… Tính đến nay số lượng máy biến áp mà MBT xuất ra thị trường đã cán mốc hơn 50000 máy. Bên cạnh đó còn có các dòng sản phẩm khác như tủ điện trung thế, hạ thế, trạm điện hợp bộ dạng kios, trạm điện hợp bộ kiểu một cột, ổn áp, các loại cuộn kháng điện xoay chiều và một chiều, Recloser, Tủ RMU…

            Liên hệ 0913 006 538 để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá ưu đãi nhất.

            Rối Loạn Tiền Đình Có Nguy Hiểm Và Có Chữa Được Không?

            Rối loạn tiền đình là chứng bệnh phổ biến hiện nay, có thể bắt gặp ở cả nam và nữ giới, người ở mọi lứa tuổi, đôi khi nó chỉ xuất hiện vài ngày nhưng cũng có khi sẽ kéo dài lâu, thường xuyên tái phát. Tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này qua thông tin bên dưới.

            Cần khẳng định với bạn rằng rối loạn tiền đình là một chứng bệnh rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Khi bệnh khởi phát, nếu bạn cố đi lại có thể sẽ bị ngã, nhẹ thì trầy da, chảy máu, nặng có thể bị gãy chân tay, chấn thương sọ não nếu ngã xuống mà đầu va đập với mặt nền cứng. Biến chứng nghiêm trọng nhất là đột quỵ do lượng máu lên não quá thấp.

            Bệnh rối loạn tiền đình có thể xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có kéo dài và hay tái phát nhiều lần. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiền đình:

            – Sống trong môi trường quá ồn ào, thời tiết chuyển mùa, cơ thể không thích nghi kịp, người ít vận động.

            – Thường xuyên đối mặt với các cơn stress, căng thẳng đầu óc, mất ngủ, áp lực công việc liên tục. Khi đó, dây thần kinh số 8 sẽ bị tổn thương, tiền đình nhận thông tin không chính xác dẫn đến hành động cơ thể rối loạn,

            – Mất máu quá nhiều, uống nhiều bia rượu, cơ thể nhiễm độc hay do dùng một số loại thuốc nào đó gây ảnh hưởng tạo nên chứng rối loạn tiền đình.

            – Người lớn tuổi bị suy giảm một số cơ quan chức năng.

            – Người béo phì hoặc quá ốm yếu cũng dễ bị rối loạn tiền định.

            Để có thể chữ trị được chứng bệnh này một cách triệt để, hạn chế tái phát hay các biến chứng, bạn cần đi gặp bác sĩ để xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh của mình là gì, từ đó bác sĩ sẽ xây dựng phát đồ điều trị đúng cách, phù hợp, không tự ý mua và dùng thuốc bên ngoài để tự chữa trị.

            Kết hợp với việc sử dụng thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ, bạn cần tập luyện thể dục thể thao đều đặn, nhẹ nhàng, nhất là với bộ phận đốt sống cổ để tăng lưu thông khí huyết, giảm thiếu mãu lên não.

            Nếu bệnh nhân bị chứng rối loạn tiền đình do các nguyên nhân từ các bệnh mãn tính như: huyết áp thấp, huyết áp cap, mỡ máu cao… nên điều trị kết hợp các bệnh này theo chỉ dẫn bác sĩ để bệnh mau thuyên giảm. Người lớn tuổi khi bị chóng mặt mà có kèm theo chứng nhức đầu bất ngờ, sốt cao, hoa mắt, mất thị lực, thính giác giảm thì nên đến bệnh viện khám và có chẩn đoán chính xác, điều trị tích cực.

            Với những người bị rối loạn tiền đình mà còn bị mỡ máu, xơ vữa động mạch cần ăn uống đủ chất, không lạm dụng, hạn chế rượu bia, uống đủ nước mỗi ngày.

            Người cao tuổi tắm bằng nước ấm ở phòng kín gió

            Advertisement

            luôn giữ ấm cơ thể mọi lúc vào mùa đông. Vận động cơ thể thường xuyên như đi bộ 1 tiếng mỗi ngày, không nên ngồi 1 tư thế quá lâu.

            Rối loạn tiền đình có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: chấn thương hay đột quỵ. Nếu thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ bị rôits loạn tiền đình, cần điều trị ngay để sức khỏe và tình thần cải thiện, hạn chế những biến chứng nguy hiểm tối đa.

            Người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.

            Người Mới Niềng Răng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? Các Lưu Ý Trong Khi Niềng Răng

            Trong quá trình chỉnh nha, việc lựa chọn thức ăn đúng cách, khoa học sẽ giúp hạn chế được các vấn đề không mong muốn như đứt dây cung, bung mắc cài, nhiễm ố màu thun buộc,… Từ đó đảm bảo thời gian điều trị và đem lại hiệu quả cuối cùng như mong muốn.

            Ngoài ra, giai đoạn đầu khi niềng, các dụng cụ niềng răng như mắc cài, dây cung,… thường gây khó chịu, trầy xước, chảy máu vùng nướu, má,… Đồng thời, tác động lực của mắc cài khi điều chỉnh răng có thể co kéo khiến người bệnh cảm thấy ê đau âm ỉ.

            Vì vậy, việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp không những hạn chế những tác động lên răng, giảm tần suất nhai và tình trạng đau nhức mà còn giúp hấp thu đầy đủ dưỡng chất, hạn chế tình trạng sụt cân, hóp má trong quá trình niềng răng.

            Chế độ ăn khoa học đảm bảo thời gian điều trị và đem lại hiệu quả niềng mong muốn

            Súp

            Súp là một thực phẩm tuyệt vời với đầy đủ các loại rau củ quả, đạm nấu chín mềm và nước dùng chứa đủ chất dinh dưỡng, phù hợp cho người đang niềng răng. Khi ăn súp, bạn không cần nhai nhiều, dễ nuốt và giảm thiểu nguy cơ làm hỏng niềng răng.

            Khi ăn súp làm giảm thiểu nguy cơ làm hỏng niềng răng

            Rau mềm hoặc đã được nấu chín

            Rau củ là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh, giúp bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể để nâng cao đề kháng, không bị suy nhược vì cơn đau răng dai dẳng. Do đó, hãy nấu chín hoặc sử dụng rau mềm khi ăn để không làm cong, gãy dây cung hoặc mắc cài niềng răng của bạn.

            Nấu chín hoặc sử dụng rau mềm để không làm cong, gãy dây cung hoặc mắc cài niềng răng

            Sữa chua

            Sữa chua cũng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, không bắt buộc răng hàm làm việc quá nhiều, có thể ăn uống dễ dàng ngay cả khi răng đang đau nhức.

            Ngoài ra, sữa chua còn chứa nhiều canxi, protein, tăng cường lợi khuẩn như một loại men vi sinh, giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong nướu và cải thiện sức khỏe răng miệng. Vì vậy, sữa chua là một thực phẩm tốt cho người niềng răng.

            Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm sữa chua với các trái cây mềm như dâu, bơ cắt nhỏ,… để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể.

            Sữa chua là một thực phẩm tốt cho người niềng răng

            Bột yến mạch

            Người niềng răng có thể bắt đầu ngày mới bằng một bát bột yến mạch vừa mềm, thơm ngon mà còn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như protein, chất xơ, carbs,… Đồng thời, nhiệt độ ấm khi dùng bột yến mạch cũng có thể làm dịu tình trạng đau sau khi thắt chặt niềng răng.

            Yến mạch có thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng khác nhau như cháo, sữa yến mạch, súp, bánh bông lan yến mạch,…

            Một bát bột yến mạch mềm, thơm và bổ dưỡng rất tốt cho người mới niềng răng

            Trứng bác (trứng khuấy)

            Ăn trứng bác là một cách tuyệt vời để bổ sung đầy đủ protein, giúp no lâu mà không gây hại cho niềng răng. Đồng thời, trứng và các món ăn từ trứng rất giàu vitamin D – một dưỡng chất giúp răng chắc khỏe vì giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi.

            Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn trung bình 2 quả trứng là cung cấp đủ lượng vitamin D được khuyến cáo hàng ngày.

            Khi chế biến món ăn này, trứng được đánh và khuấy thành các mảnh vụn, do đó chúng rất mềm và nhỏ, không cần nhai nhiều, phù hợp với người mới niềng răng. Bạn cũng có thể chế biến trứng bác cùng cà chua để làm món ăn thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng hơn.

            Ăn trứng bác là một cách tuyệt vời để bổ sung protein mà không gây hại cho niềng răng

            Phô mai mềm

            Phô mai mềm là một lựa chọn đặc biệt tốt cho những người đang niềng răng vì kết cấu mềm mại của chúng không tạo quá nhiều áp lực lên niềng răng, đồng thời là một nguồn cung cấp canxi, chất béo và protein tuyệt vời.

            Ngoài ra, ăn phô mai có thể kích thích sản xuất nước bọt giúp giữ cho miệng sạch hơn, loại bỏ các mảnh vụn thực phẩm còn bám dính trên khoang miệng, từ đó làm giảm nguy cơ sâu răng.

            Phô mai mềm là một lựa chọn đặc biệt tốt cho những người đang niềng răng

            Hải sản

            Hải sản là một nguồn bổ sung protein mà bệnh nhân nên thêm vào trong chế độ ăn uống, giúp cơ thể có đầy đủ dinh dưỡng, không lo sụt cân và không làm hỏng niềng răng. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến phần xương hoặc vỏ có thể mắc vào các khí cụ, nếu vệ sinh không kỹ có thể gây mùi trong khoang miệng, đau nướu và má trong.

            Trong trường hợp không thể nhai ở những ngày đầu mới niềng, bạn có thể bằm, cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn hải sản khi nấu cùng cháo, súp.

            Hải sản là một nguồn bổ sung protein trong chế độ ăn uống của người niềng răng

            Các loại ngũ cốc

            Các loại ngũ cốc dinh dưỡng không những giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng mà còn dễ nhai, phù hợp với người niềng răng. Đặc biệt nhất là tinh bột mang đến cho bạn đủ năng lượng để hoạt động một ngày dài.

            Các loại ngũ cốc dinh dưỡng là thực phẩm tốt cho người niềng răng

            Thức ăn cứng

            Việc nhai các thực phẩm cứng như các loại kẹo, hạt cứng,… có xu hướng tạo lực lên khí cụ, gây đau, khó chịu khiến răng ê buốt, dễ bị dịch chuyển, dây cung dễ bị đứt và có nguy cơ bị bung mắc cài.

            Việc nhai các thực phẩm cứng có nguy cơ bị bung mắc cài

            Trái cây và rau sống

            Bạn cần cẩn thận với một số loại trái cây và rau quả như táo, cà rốt sống nếu định cắn trực tiếp vì chúng có nguy cơ làm bung mắc cài ra khỏi răng. Vì vậy, tốt hơn là nên ăn những miếng cắt sẵn vừa miệng hoặc chọn rau nấu chín.

            Trái cây và rau sống khi ăn sống cũng có nguy cơ làm bung mắc cài

            Thức ăn dính

            Các thực phẩm có tính dẻo, dính như bánh nếp, bánh dày, kẹo dẻo, kẹo cao su,… khi ăn khiến răng hàm phải hoạt động liên tục. Từ đó, tình trạng đau nhức càng thêm trầm trọng.

            Ngoài ra, thức ăn dẻo dễ bám dính trên các khe của mắc cài rất khó vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nên các bệnh lý về răng miệng.

            Việc nhai kẹo cao su có thể làm cong dây cung của niềng răng, gây ra nhiều bất tiện và không đảm bảo hiệu quả khi điều trị.

            Thức ăn dính khiến răng hàm phải hoạt động liên tục, tình trạng đau nhức càng thêm trầm trọng

            Thức ăn nhiều đường

            Nên tránh các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt khiến việc vệ sinh răng miệng rất phức tạp khi niềng răng. Đồng thời, đường còn có thể làm tăng nguy cơ sản sinh axit gây sâu răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển gây nên các bệnh lý răng miệng.

            Thực phẩm nhiều đường khiến việc vệ sinh răng miệng rất phức tạp khi niềng răng

            Thịt và cá cứng, xơ

            Thịt và cá cứng, xơ sẽ khó nhai hơn các loại thực phẩm mềm, gây áp lực lên răng. Hơn nữa, các thực phẩm dạng sợi, xơ có xu hướng mắc giữa các răng và mắc cài, khó loại bỏ và vệ sinh răng miệng.

            Thịt cứng, xơ khó nhai hơn, gây áp lực lên răng

            Đá lạnh

            Việc nhai đá lạnh không chỉ có thể làm hỏng mắc cài và dây cung mà còn có thể khiến răng bị sứt mẻ, nứt răng, men răng bị phá hủy, đau hàm và cơ mặt. Đồng thời việc nhai đá khiến tăng nguy cơ làm hỏng bọc răng sứ hoặc miếng trám.

            Việc nhai đá lạnh có thể làm hỏng mắc cài và dây cung

            Một số thực phẩm khác

            Một số thực phẩm cần tránh khác cho người mới niềng răng như:

            Bỏng ngô.

            Các loại hạt.

            Bánh quy cứng, khoai tây chiên.

            Vỏ bánh pizza, taco,…

            Các loại thực phẩm giòn, nhiều vụn.

            Bỏng ngô cũng là thực phẩm cần tránh khi niềng răng

            Việc ăn uống bình thường sau khi niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể thay đổi ở mỗi người tùy vào cơ địa.

            Thông thường, bạn sẽ chỉ cần đợi khoảng 2 – 3 ngày sau khi đeo khí cụ là có thể ăn được cơm. Trong thời gian đó, bạn nên ăn những thức ăn mềm và có thể dễ nghiền nát.

            Đối với siết răng, bạn có thể ăn những thực phẩm mềm, không phải nhai quá nhiều sau 1 – 2 ngày để cơn đau giảm dần.

            Việc ăn uống bình thường sau khi niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cơ địa

            Ăn thức ăn mềm khi vừa niềng răng

            Răng của bạn có thể không thoải mái sau khi mới đeo mắc cài. Do đó, hãy bắt đầu bằng cách ăn những bữa ăn mềm như sinh tố trái cây, mì, khoai tây nghiền,… ít có khả năng gây hại cho niềng răng hoặc gây đau, khó chịu cho răng nhạy cảm.

            Thức ăn mềm ít có khả năng gây hại cho niềng răng hoặc gây đau

            Tránh các loại nước uống có đường

            Những đồ uống có gas có tính axit cao và nhiều đường sẽ làm hỏng vĩnh viễn men răng của bạn. Vì vậy, nên tránh tiêu thụ các loại nước uống này trong thời gian dài và sau khi uống nên vệ sinh đúng cách để giảm mức độ ảnh hưởng đến răng miệng.

            Các loại nước uống có đường có thể gây hại răng miệng

            Cắn từng miếng nhỏ

            Thay vì nhai thành những miếng lớn, hãy cắn thức ăn thành những miếng nhỏ, vừa ăn giúp bạn giảm sự khó chịu khi tiếp xúc giữa thức ăn với các khí cụ và bảo vệ niềng răng.

            Cắn từng miếng nhỏ kiểm soát giảm sự khó chịu khi tiếp xúc giữa thức ăn với các khí cụ và bảo vệ niềng răng

            Nhai chậm

            Nếu răng của bạn rất nhạy cảm, luôn nhớ nhai chậm và kỹ hơn để bạn không vô tình cắn quá mạnh

            Advertisement

            Nhai chậm để tránh cắn vào dây cung, ảnh hưởng quá trình niềng răng

            Đánh răng sau mỗi bữa ăn

            Với niềng răng, những thực phẩm ăn vào vẫn có nhiều khả năng sẽ bị mắc kẹt trong mắc cài. Vì vậy, hãy luôn mang theo bàn chải để có thể làm sạch răng sau mỗi bữa ăn và sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ tất cả thức ăn giữa các mắc cài để thức ăn còn sót lại không bám trên răng và gây hại.

            Đánh răng sau mỗi bữa ăn giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa

            Sử dụng răng sau để nhai

            Răng sau khỏe và to hơn răng trước nên khi nhai sẽ ít đau và nhạy cảm hơn, giảm cảm giác ê nhức, khó chịu. Đồng thời, sử dụng răng sau để nhai giúp ngăn ngừa thức ăn mắc kẹt trong mắc cài của bạn. Do đó, hãy học cách sử dụng răng bên và răng sau nhiều hơn để nhai khi niềng răng.

            Sử dụng răng sau để nhai giúp ngăn ngừa thức ăn mắc kẹt trong mắc cài

            Uống nước

            Uống nhiều nước trong khi ăn giúp làm mềm thức ăn và khiến dễ nuốt hơn. Đồng thời, uống nước cũng có thể giúp bạn đánh bật thức ăn mắc trong mắc cài khi đang ăn.

            Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống nước quá nhiều khi đang ăn để tránh gặp phải các vấn đề về tiêu hoá khác vì nước có thể pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày

            Uống nhiều nước trong khi ăn giúp làm mềm thức ăn và khiến dễ nuốt hơn

            Thời điểm nên niềng răng và các phương pháp niềng răng hiện nay

            6 thói quen tốt cho răng miệng bạn cần biết

            Nguồn: Jessicacohenorthodontics, Orthodonticsaustralia, Orthocenteroc, Kristoorthodontics, Greenortho.

            Cập nhật thông tin chi tiết về Áp Xe Răng Có Nguy Hiểm Không? Các Biến Chứng Của Áp Xe Răng trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!