Bạn đang xem bài viết Bảo Tàng Học Là Ngành Gì, Ngành Bảo Tàng Học Ra Làm Gì? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tìm hiểu Bảo tàng học là ngành gì?
Tìm hiểu ngành Bảo tàng học là ngành gì?
Ngành học bảo tàng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý bảo tàng, bảo tồn và phục hồi hiện vật, môi trường và an ninh bảo tàng, truyền thông và tiếp thị bảo tàng, nghiên cứu và giảng dạy về bảo tàng, quan hệ công chúng, kỹ thuật số hóa tài liệu và quản lý dữ liệu bảo tàng.
Thông tin xét tuyển chi tiết ngành học bảo tàng
Khối thi, mã ngành Bảo tàng học
– Mã ngành: 7210236
– Các khối thi: Bao gồm 6 khối thi có cả khối khối khoa học và khối tự nhiên.
Khối C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý
Khối D01: Ngữ văn – Toán – Ngoại Ngữ
Khối D09: Toán – Lịch sử – Ngoại Ngữ
Khối D15: Ngữ văn – Địa lý – Ngoại Ngữ
Khối D78: Ngữ văn – KHXH – Ngoại Ngữ
Khối D96: Toán – KHXH – Ngoại Ngữ
Khối thi, mã ngành học bảo tàng
Bên cạnh đó, ngành Bảo tàng học còn xét tuyển bằng nhiều phương thức khác nhau như: Xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng anh, Xét tuyển bằng giải HSG cấp tỉnh/thành phố, Xét tuyển bằng bài thi Đánh Giá Năng Lực…
Mức điểm chuẩn của ngành học bảo tàng
Mức điểm chuẩn của ngành học Bảo tàng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường đại học. Theo thông tin ghi nhận, năm 2023, điểm chuẩn ngành này nằm trong khoảng 15-16 điểm. Mức điểm này phụ thuộc vào các phương thức xét tuyển của từng trường.
Ngành Bảo tàng học đào tạo những gì? Các môn học
Lịch sử bảo tàng: Môn học này giúp sinh viên hiểu về lịch sử và phát triển của bảo tàng từ quá khứ đến hiện tại. Nó bao gồm việc nghiên cứu các nguồn tài liệu và các biến cố quan trọng trong lĩnh vực bảo tàng.
Quản lý bảo tàng: Môn học này tập trung vào các khía cạnh quản lý và vận hành trong ngành Bảo tàng học bao gồm: quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý dự án, quản lý triển lãm và quản lý các hoạt động khác của bảo tàng.
Triển lãm và truyền thông bảo tàng: Môn học này trong ngành Bảo tàng học giúp sinh viên hiểu về quá trình thiết kế và tổ chức triển lãm bảo tàng, cách xây dựng câu chuyện và truyền đạt thông điệp qua triển lãm, cũng như các kỹ thuật truyền thông và tiếp thị bảo tàng.
Nghiên cứu và phân tích bảo tàng: Môn học này giúp sinh viên nắm vững các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu trong bảo tàng, bao gồm thu thập dữ liệu, phân tích hiện vật và tài liệu, cũng như viết báo cáo và bài viết nghiên cứu.
Ngành bảo tàng đào tạo những gì và có các môn học gì
Ngoài ra, ngành Bảo tàng học còn có thể bao gồm các môn học khác như lịch sử nghệ thuật, lịch sử văn hóa, quản lý văn hóa, kỹ thuật số hóa và quản lý dữ liệu bảo tàng, quan hệ công chúng và giáo dục bảo tàng. Các trường đại học có thể có chương trình học khác nhau, vì vậy danh sách môn học có
TOP trường hiện nay có ngành học bảo tàng ở nước ta
Vì là ngành học mới, nên hiện nay nước ta chỉ có duy nhất 2 cơ sở đào tạo chất lượng tốt về ngành học này.
Khu vực miền Bắc có Trường đại học Văn hóa Hà Nội: Hơn 50 năm qua, trường đã đào tạo hàng trăm cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đang công tác, giảng dạy và nghiên cứu trên cả nước về ngành Bảo tàng học. Trường không ngừng phát triển và cung cấp chất lượng tốt nhất cho sinh viên.
Khu vực miền Nam có Trường đại học Văn hóa TPHCM: Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trong đa lĩnh vực văn hóa – thông tin. HCMUC đã và đang phát triển và đào tạo nhiều lớp sinh viên có kiến thức sâu rộng trong đa lĩnh vực đặc biệt là khoa Bảo tàng học.
Sau khi tốt nghiệp ngành Bảo tàng học ra làm gì?
Ngành Bảo tàng học ra làm gì không chỉ là băn khoăn của học sinh, sinh viên mà còn là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Sau khi học xong ngành học này, bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau trong nhiều lĩnh vực.
Sau khi tốt nghiệp ngành Bảo tàng học ra làm gì?
Bạn có thể làm việc tại các phòng nghiên cứu, thí nghiệm, kho bảo quản cổ vật, phòng trưng bày, di tích, khu khai quật khảo cổ hoặc đi nghiên cứu… Cụ thể một số công việc trong ngành đào tạo bảo tàng như:
Nghiên cứu khoa học: Chuyên xây dựng hệ thống lý luận, phương pháp hoạt động thực tiễn trong hoạt động trưng bày, định hướng hoạt động của bảo tàng.
Thu thập hiện vật: Thu thập hiện vật, sau đó nghiên cứu, lựa chọn và xác định giá trị của hiện vật, lập hồ sơ để bổ sung vào kho cơ bản của bảo tàng.
Kiểm kê: Đây là một trong những công việc thường thấy sau khi học xong ngành Bảo tàng học. Công việc này sẽ tiến hành kiểm kê để bảo quản hiện vật, tìm hiểu và phát hiện ý nghĩa lịch sử, khoa học và nghệ thuật. Tạo điều kiện để hiện vật được sử dụng một cách rộng rãi và đúng mục đích.
Quản lý bảo tàng: Trông coi hiện vật tại các bảo tàng, di tích, di sản văn hóa từ trung ương đến địa phương.
Bảo quản, phục chế hiện vật: Nhằm giữ gìn sự nguyên vẹn các di sản văn hóa, hiện vật trưng bày tại bảo tàng dựa trên các đặc điểm vật lý, hóa học…
Trưng bày: Bạn có thể tham gia tổ chức, trưng bày hiện vật theo một hệ thống chuyên đề, hoặc chương trình sau khi tốt nghiệp ngành Bảo tàng học. Nhằm chuyển tải tư tưởng, thông điệp, ý nghĩa mà bảo tàng muốn đưa đến công chúng.
Giảng dạy: Tại các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc giảng dạy lịch sử tại các trường THPT trên cả nước.
Thống kê thu nhập của ngành học bảo tàng hiện nay
Thống kê thu nhập của ngành học bảo tàng hiện nay
Thu nhập của ngành học này còn tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc và địa điểm làm việc. Do vậy nếu bạn là sinh viên đang theo học ngành Bảo tàng học hãy cố gắng tận dụng thời gian khi còn đi học để tích lũy nhiều kinh nghiệm.
Sau khi ra trường bạn sẽ nhận được mức lương xứng đáng giao động từ 5 – 12 triệu/ tháng. Ngoài ra, bảo tàng cũng có thể cung cấp các phúc lợi và tiền lương bổ sung như bảo hiểm y tế, nghỉ phép, hỗ trợ đào tạo và các chế độ khác.
Phẩm chất cần có để học ngành Bảo tàng học
Để học ngành học Bảo tàng và thành công trong lĩnh vực này, có một số phẩm chất quan trọng mà bạn nên có:
Phẩm chất cần có để học ngành bảo tàng
Đam mê về văn hóa, nghệ thuật và lịch sử là một yếu tố quan trọng để hứng thú và cống hiến trong công việc bảo tàng.
Bảo tàng học đòi hỏi khả năng tưởng tượng, tư duy sáng tạo và khả năng tìm ra các cách tiếp cận mới và sáng tạo trong việc truyền tải thông điệp và triển khai triển lãm.
Ngành Bảo tàng học thường có nhiều dự án và hoạt động diễn ra đồng thời. Kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp bạn ổn định và tổ chức công việc một cách hiệu quả.
Bảo tàng học đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt, bởi vì bạn sẽ làm việc với đồng nghiệp, khách tham quan, và các cộng đồng để truyền tải thông điệp và tạo sự tương tác.
Khả năng nghiên cứu và phân tích giúp bạn làm việc với các nguồn tài liệu, hiện vật và dữ liệu để nắm vững kiến thức và tạo ra các nội dung chất lượng trong công việc của ngành Bảo tàng học.
Bảo tàng thường là một môi trường làm việc đội nhóm, vì vậy kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác và giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác là rất quan trọng.
Kết luận
Viện Bảo Tàng Sinh Học Tây Nguyên
Nhắc tới Tây Nguyên người ta liên tưởng ngay tới vùng đất của những sử thi, trường ca Đam Sam hào hùng, của không gian văn hóa cồng chiêng đặc sắc hay những thác nước hùng vỹ cùng sự đa dạng, phong phú của hoa, lá, động thực vật tại những khu vườn nguyên sinh bạt ngàn. Nhưng có ai biết được rằng, có một Tây Nguyên thu nhỏ đang hiển hiện ngay giữa lòng thành phố Đà Lạt mộng mơ: Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên.
Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên – Ảnh: Sưu tầm
Cái tên có lẽ không còn xa lạ với nhiều du khách đã từng một lần đặt chân lên mảnh đất đầy mê hoặc này. Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên nằm trên đỉnh đồi Tùng Lâm cao 1.548m, cách trung tâm thành phố tầm 10km về hướng Bắc. Được biết, tòa nhà này do người Pháp xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ trước với vật liệu chính là đá, cao 5 tầng, gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, với 120 phòng. Bảo tàng sinh học Tây Nguyên trước đây là Học viện Dòng chúa cứu thế thuộc giáo hội công giáo, đến năm 1991 được chuyển giao cho Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia.
Con đường quanh co trong khu rừng thông cổ thụ – Ảnh: Sưu tầm.
Men theo những con đường quanh co trong khu rừng thông cổ thụ, một tòa nhà cổ kính hiện lên với lối kiến trúc độc đáo mang kết cấu hình khối đối xứng. Phần lớn tòa nhà được xây ốp đá kiểu tạo cảm giác vững chắc và bề thế. Lối vào nằm ở trục chính của tòa nhà, được nhấn mạnh bằng các khối mái đón vươn hẳn ra ngoài. Nổi bật ở phần mặt tiền là cây thánh giá với dòng chữ tiếng La Tinh: “COPIOSA APUD EUM REDEMPTIO” có nghĩa “Ơn cứu độ chứa chan nơi người”.
Bảo tàng hiện lên với kiến trúc hình khối đối xứng – Ảnh: chupanhdao
Lối vào của Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên – Ảnh: Sưu tầm
Dường như, cảnh quan và kiến trúc nơi đây đã tạo nên một không gian yên bình, thơ mộng đến lạ lùng. Mới chỉ nhìn ngắm thôi đã khiến con người trở nên thư thái hơn, thanh bình hơn.
Khung cảnh yên bình, thơ mộng ở Viện bảo tàng sinh học Đà Lạt – Ảnh: Sưu tầm
Nhưng điểm cuốn hút nhất của Bảo tàng sinh học Tây Nguyên nằm ở việc trưng bày và lưu trữ những bộ sưu tập mẫu động vật và thực vật vô cùng phong phú, thể hiện những nét đặc trưng riêng của mảnh đất Tây Nguyên nhiều huyền thoại. Những bộ sưu tập đặc sắc ấy đã góp phần thể hiện rõ nét nhất tính đa dạng sinh học trên dải đất bazan.
Bộ sưu tập động thực vật phong phú, đa dạng – Ảnh: Sưu tầm
Hiện nay, Bảo tàng sinh học Tây Nguyên đang trưng bày hơn 1.300 mẫu động vật, gồm 422 mẫu thú của 68 loài, 310 mẫu chim của 112 loài, 54 mẫu lưỡng thể bò sát của 18 loài, và hơn 600 mẫu của các loài côn trùng thuộc 10 bộ. Không dừng lại ở đó, Bảo tàng sinh học Tây Nguyên còn trưng bày 226 mẫu xương của 2 loài động vật và hơn 240 loài nấm lớn của khu vực rừng thông Đà Lạt.
Những mẫu chim mang đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên – Ảnh: Đinh Khoa
Trong cái không gian trưng bày rộng lớn ấy, du khách sẽ bắt gặp 38 loài thú thuộc diện quý hiếm đã được công bố trong Sách đỏ Việt Nam. Bạn sẽ không thể có cơ hội thứ hai được chiêm ngưỡng những loài quý hiếm như: cầy giông sọc, sóc bay sao, hoãng bạch tạng, sóc đỏ quế, báo lửa xám, ở bất kỳ một nơi nào khác. Có thể thấy Tây Nguyên hùng vỹ được tạo hóa ban tặng cho những loài động thực vật phong phú. Một Tây Nguyên còn hoang sơ đang được tái hiện lại một cách rõ nét nhất.
Những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng – Ảnh: Đinh Khoa
Tự hào về đất mẹ bao la, nhưng cũng xót xa khi nhìn ngắm một số loài chỉ còn tồn tại trong sách vở, tồn tại trên những mẫu hiện vật còn sót lại. Thưởng thức hình ảnh những loài động vật nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng do bảo tàng Sinh học Tây Nguyên giới thiệu như: Gấu ngựa, Mang lớn, Cầy vằn bắc, Vượn má hung, Sóc bay sao, Sói đỏ, Cầy giông sọc, Gấu chó, Hổ, Báo hoa mai, Sơn dương, Cầy mực, Mèo gấm, Báo gấm, Beo lửa, Rái cá vuốt, Kỳ đà nước, Vọc vá chân đen, Lửng lợn, lại thôi thúc trái tim yêu thiên nhiên của những con người Việt Nam dấy lên ngọn lửa nhiệt huyết để hành động bảo vệ hệ sinh thái độc đáo của núi rừng.
Quần thể thực vật phong phú được ươm quanh viện – Ảnh: dinhthao
Sự đa dạng của quần thể thực vật cũng góp phần làm phong phú thêm bộ sưu tập hoành tráng của Viện bảo tàng Tây Nguyên. Du khách sẽ đi từ kinh ngạc này tới kinh ngạc khác khi ngắm nhìn một bộ sưu tập với hơn 1.300 giò lan các loại, nhân giống và giữ gìn nguồn gene của gần 260 loài lan rừng, với những cái tên vốn chỉ có ở vùng Tây Nguyên: Thanh lan, Tuyết ngọc, Thanh đạm, Thủy tiên và các loài lan Hài.
Quang cảnh sân vườn viện sinh học Tây Nguyên xanh mát – Ảnh: Ca Vang
Những loài thực vật độc đáo – Ảnh: Sưu tầm
Một vườn thực vật hạt trần với 15 loài thông của Lâm Đồng và Tây Nguyên, trong đó có những loài đặc biệt quý hiếm, được xem như những hóa thạch sống của thời hiện tại như: Thông hai lá dẹt, Thông 5 lá và Thủy tùng.
Tất cả như tạo nên một bức tranh muôn màu muôn vẻ của núi rừng. Trong cái khung cảnh đầy mộng mơ của xứ sở sương mù, trong bầu không gian đầy mê hoặc của Viện bảo tàng Tây Nguyên, con người như đang trở về những buổi đầu hoang sơ nhất, lạc vào những khu rừng nguyên sinh đầy bí ẩn của đại ngàn Tây Nguyên.
Đại ngàn Tây Nguyên thu nhỏ trong lòng Đà Lạt mộng mơ – Ảnh: Nam Tuan Panoramio
Dường như, Tây Nguyên muôn đời vẫn vậy, cái huyền bí, nét cổ xưa có một sức cuốn hút đặc biệt với những ai yêu thiên nhiên, muốn hoà mình vào thiên nhiên hùng vỹ. Một Tây Nguyên sống động đang hiển hiện giữ lòng Đà Lạt mộng mơ, làm cho vẻ đẹp của thành phố tình yêu thêm phần hấp dẫn. Núi rừng linh thiêng ẩn hiện trong cái thi vị của đất trời, mang đến những cảm xúc mới lạ cho du khách.
Nét cổ kính của Bảo tàng sinh học Tây Nguyên – Ảnh: Chupanhdao
Đến thăm Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên, để thấy yêu hơn sức sống muôn đời bất diệt của vùng đất đỏ bazan huyền thoại, để thấy được trách nhiệm của mỗi người trong công cuộc bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Ghé thăm Đà Lạt, tìm tới Viện Bảo tàng sinh học Tây Nguyên là một cuộc hành trình đơn giản và thú vị để hiểu hơn về núi rừng này. Quả không ngoa khi nghe ai đó nhận xét rằng: Có một Tây Nguyên thu nhỏ giữa lòng Đà Lạt mộng mơ.
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..
Đăng bởi: Trương Thị Huế Anh
Từ khoá: Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên – Đại ngàn Tây Nguyên thu nhỏ
Ngành Đông Nam Á Học Là Gì, Tốt Nghiệp Ra Trường Làm Gì?
Đông Nam Á học là ngành gì?
Ngành học này có tên tiếng Anh là Southeast Asian Studies, ngành chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử của các quốc gia và dân tộc trong khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu đào tạo của ngành Đông Nam Á học là cung cấp kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, tạo nền tảng vững chắc về khu vực học.
Đồng thời phát triển khả năng nghiên cứu và hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực văn hóa và quan hệ quốc tế tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Sinh viên học ngành Đông Nam Á sẽ có khả năng thích ứng dễ dàng với các công việc trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế-xã hội, du lịch, ngoại giao, giáo dục, tư vấn.
Đông Nam Á học là ngành gì?
Làm việc tại các cơ quan chính quyền, trường học, viện nghiên cứu, công ty ở Việt Nam và các quốc gia khác có nhu cầu về kiến thức về Đông Nam Á.
Review ngành Đông Nam Á học chi tiết nhất
Ngành học đông nam á thi khối nào, mã ngành?
Ngành Đông Nam Á học hiện có mã ngành là 7310620. Tổ hợp môn thi xét tuyển ngành học này vô cùng phong phú và đa dạng. Vì thế, các bạn sĩ tử có thể tự do lựa chọn theo khối thi phù hợp với khả năng của bản thân mình. Các khối thi cụ thể như sau:
A01: môn Toán, môn Vật lý, môn Tiếng Anh
D01: môn Ngữ văn, môn Toán, môn Tiếng Anh
D02: môn Ngữ văn, môn Toán, môn Tiếng Nga
D03: môn Ngữ văn, môn Toán, môn Tiếng Pháp
D04: môn Ngữ văn, môn Toán, môn Tiếng Trung
D05: môn Ngữ văn, môn Toán, môn Tiếng Đức
D06: môn Ngữ văn, môn Toán, môn Tiếng Nhật
D42: môn Ngữ văn, môn Địa lý, môn Tiếng Nga
D43: môn Ngữ văn, môn Địa lý, môn Tiếng Nhật
D44: môn Ngữ văn, môn Địa lý, môn Tiếng Pháp
D80: môn Ngữ văn, môn Khoa học xã hội, môn Tiếng Nga
D81: môn Ngữ văn, môn Khoa học xã hội, môn Tiếng Nhật
D82: môn Ngữ văn, môn Khoa học xã hội, môn Tiếng Pháp
D83: môn Ngữ văn, môn Khoa học xã hội, môn Tiếng Trung
Ngành học đông nam á thi khối nào, mã ngành?
Như vậy, để theo học chuyên ngành Đông Nam Á học này, bạn cần học tốt môn Ngữ văn vì môn học này xuất hiện ở hầu hết các tổ hợp. Ngoài ra, cần có kiến thức về các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung là một điểm cộng rất lớn giúp bạn dễ dàng lựa chọn tổ hợp các môn học để thi tuyển.
Điểm chuẩn ngành Đông Nam Á học mới nhất
Điểm chuẩn và phương thức tuyển sinh vào ngành học Đông Nam Á là một vấn đề được quan tâm bởi nhiều học sinh. Dựa theo thông tin tìm hiểu mới nhất của chúng tôi, vào năm 2023, điểm chuẩn ngành Đông Nam Á học, tính theo kết quả thi THPT Quốc gia, dao động từ 18 đến 23.5 điểm.
Tuy nhiên, Trường Đại Học Mở TPHCM đã áp dụng hình thức xét tuyển dựa trên học bạ với điểm chuẩn là 21.5 điểm. Điều này cho thấy, mặc dù ngành học này còn khá mới mẻ, nhưng điểm đầu vào không hề thấp. Vì vậy, các bạn học sinh không cần quá lo lắng về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Ngành Đông Nam Á học gì, chương trình đào tạo của ngành
Chương trình đào tạo của ngành Đông Nam Á học được thiết kế để trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học xã hội nhân văn. Bao gồm địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của khu vực Đông Nam Á, cũng như kiến thức về kinh tế, chính trị, ngoại giao và văn hóa của các quốc gia trong khu vực này.
Ngành Đông Nam Á học gì, chương trình đào tạo của ngành
Sinh viên cũng sẽ được học về tôn giáo, lối sống và các bản sắc dân tộc đặc trưng của các quốc gia Đông Nam Á, cùng với mối quan hệ và sự tương tác giữa các quốc gia trong khu vực.
Khối kiến thức chung: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1, môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tin học cơ sở 2, Ngoại ngữ cơ sở 1, Tiếng Anh cơ sở 1, Ngoại ngữ cơ sở 2, Tiếng Anh cơ sở 2,…
Khối kiến thức theo lĩnh vực: Các phương pháp nghiên cứu khoa học trong ngành Đông Nam Á học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử văn minh thế giới, Logic học đại cương, môn Nhà nước và pháp luật đại cương, môn Tâm lý học đại cương, Xã hội học đại cương,…
Khối kiến thức theo khối ngành: Nhập môn quan hệ quốc tế, Nhập môn Quản trị văn phòng, Nghiệp vụ báo chí, Nghiệp vụ du lịch,…
Khối kiến thức chuyên ngành: ASEAN và các quan hệ quốc tế, Cộng đồng ASEAN, Di cư và di chuyển lao động ở các nước ASEAN, Biển và kinh tế biển ở các nước ASEAN,…
Danh sách các trường đào tạo ngành Đông Nam Á học hiện nay
Hiện nay, tại nước ta ngành Đông Nam Á học vẫn chưa nhận được quá nhiều sự quan tâm. Vì thế các lựa chọn về trường đào tạo không được đa dạng như những ngành học khác.
Danh sách các trường đào tạo ngành học đông nam á hiện nay
Tuy nhiên, nếu có hứng thú và niềm đam mê với ngành đào tạo này, các bạn có thể theo học tại 2 trường đại học sau đây:
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Đây đều là các trường đào tạo ngành Đông Nam Á học quy mô lớn, có danh tiếng trong đào tạo về kiến thức khoa học xã hội nhân văn. Vì vậy khi theo học ở đây, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về kiến thức được giảng dạy trong lĩnh vực Đông Nam Á này.
Theo học ngành Đông Nam Á học ra trường làm gì?
Theo đánh giá của các trang tuyển dụng việc làm, ngành học Đông Nam Á mang đến cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Có nhiều công việc phù hợp với chuyên của ngành, chẳng hạn như:
Biên tập viên chương trình văn hóa, du lịch, thời sự tại các báo, đài.
Làm việc cho các cơ quan ngoại giao và các tổ chức Phi chính phủ có hoạt động hợp tác ở khu vực Đông Nam Á.
Chuyên viên dịch thuật.
Hướng dẫn viên, thiết kế các tour cho phía công ty du lịch.
Phụ trách công tác huấn luyện, đào tạo tại các tổ chức và doanh nghiệp.
Chuyên viên nghiên cứu phát triển tại các tổ chức và doanh nghiệp.
Chuyên viên phát triển lĩnh vực kinh doanh, phát triển thị trường.
Giảng dạy chuyên môn ngành Đông Nam Á học tại các trường cao đẳng và đại học trên cả nước.
Chuyên viên nghiên cứu tại các tổ chức và viện nghiên cứu.
Phụ trách công tác đối ngoại tại các tổ chức/ công ty và doanh nghiệp.
Công tác tại khu vực các cơ quan quản lý nhà nước, ví dụ như cơ quan văn hóa, ngoại giao, kinh tế, an ninh, quốc phòng.
Phụ trách mảng công việc về xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp và công ty.
Theo học ngành học đông nam á ra trường làm gì?
Bên cạnh đó, cơ hội việc làm ngành Đông Nam Á học rộng mở, nên các bạn sẽ có cơ hội làm việc lại nhiều doanh nghiệp lớn như:
Các Đại sứ quán của các nước trong khu vực ASEAN tại Việt Nam.
Các tổ chức quốc tế như UNDP, UNESCO và các văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam.
Bộ Ngoại giao, bao gồm Vụ Đông Nam Á, Học viện Ngoại giao và các Đại sứ quán của Việt Nam tại các nước ASEAN.
Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Các Vụ Hợp tác Quốc tế của phía các Bộ, ngành ở Việt Nam.
Các công ty du lịch của nước ngoài, đặc biệt là các nước thuộc khối ASEAN, và các công ty du lịch của Việt Nam.
Các trường đại học có các môn dạy về ngành Đông Nam Á học, ASEAN và văn hóa Đông Nam Á.
Các viện nghiên cứu như Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Kinh tế, chính trị thế giới.
Các doanh nghiệp, công ty xuyên quốc gia ở các nước trong ASEAN.
Các công ty, tổng công ty, tập đoàn và doanh nghiệp của Việt Nam.
Ngành học đông nam á có mức lương bao nhiêu?
Hiện tại, không có số liệu thống kê cụ thể về mức lương trong lĩnh vực Đông Nam Á học. Mức lương sẽ phụ thuộc vào vị trí công việc và kinh nghiệm của người làm. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, mức lương trung bình hàng tháng trong ngành này vượt qua 10 triệu đồng.
Ngành học đông nam á có mức lương bao nhiêu?
Đây là một mức lương khá hấp dẫn so với mức thu nhập trung bình trên thị trường lao động. Có thể thấy rằng, ngành Đông Nam Á học đòi hỏi kiến thức sâu rộng và sự hiểu biết, vì vậy mức lương này là hoàn toàn xứng đáng.
Tố chất và yêu cầu của ngành học đông nam á
Trình độ ngoại ngữ cao, có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một ngôn ngữ trong khu vực Đông Nam Á, cùng với khả năng giao tiếp và hiểu rõ ngôn ngữ địa phương.
Kỹ năng giao tiếp trong ngành Đông Nam Á học xuất sắc, có khả năng trình bày ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc và logic.
Khả năng viết tốt, có khả năng diễn đạt quan điểm một cách mạch lạc, chặt chẽ và có cấu trúc logic.
Tính năng động, hoạt bát và tự tin trong việc thể hiện ý kiến và làm việc độc lập.
Tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng chịu áp lực công việc và hoàn thành nhiệm vụ một cách đáng tin cậy.
Kỹ năng làm việc nhóm tốt, có khả năng hợp tác và giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp ngành Đông Nam Á học cũng như đối tác trong môi trường đa văn hóa.
Tinh thần ham học hỏi, sẵn lòng tìm hiểu và nắm bắt thông tin về nhiều lĩnh vực khác nhau trong khu vực Đông Nam Á.
Tố chất và yêu cầu của ngành học đông nam á
Kết luận
Trong tương lai, ngành Đông Nam Á học được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Với sự gia tăng của quá trình hội nhập và hợp tác giữa những quốc gia, ngành học này có vai trò quan trọng trong việc kết nối các quốc gia trong khu vực. Hy vọng thông qua thông tin được chia sẻ của Chọn Trường, bạn đã có thêm kiến thức về ngành và có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho sự phát triển tương lai của mình.
Ngành Công Nghệ Thông Tin Học Gì? Ra Trường Làm Gì?
Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại
Sinh viên ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông học gì?Công nghệ thông tin và Truyền thông là ngành học mở rộng của công nghệ thông tin, tích hợp thêm kiến thức về mạng viễn thông. Sinh viên ngành này sẽ học cách lập trình, vận hành và bảo trì các phần mềm máy tính, hệ thống lưu trữ, hệ thống nghe nhìn… kết nối trong mạng Internet.
Tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Đại học Việt Pháp, USTH), sinh viên ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông được đào tạo theo
Kiến thức nền tảng về phần cứng, phần mềm và mạng máy tính.
Kiến thức chuyên sâu về quản trị dự án và hệ thống thông tin.
Kỹ thuật lập trình website và ứng dụng mobile hiện đại.
Phương pháp xử lý và khai thác dữ liệu tiên tiến.
Chương trình học của USTH luôn bắt nhịp cùng thế giới
Học ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông ra trường làm gì?Công nghệ thông tin hiện đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, nhưng lại luôn trong tình trạng thiếu hụt nhân lực. Bởi vậy, ngành này đem lại nhiều cơ hội học tập và làm việc cho sinh viên mới ra trường. Chọn ngành học Công nghệ thông tin và Truyền thông tại USTH, sinh viên có thể:
Đi làm ngay tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở vị trí lập trình viên phần mềm. Sau khi tích lũy kinh nghiệm từ 2-5 năm, sinh viên có thể phát triển bản thân theo hướng kỹ thuật (chuyên viên lập trình, kỹ sư thiết kế hệ thống…) hoặc theo hướng quản lý (lãnh đạo dự án, kỹ sư cầu nối…) tùy mong muốn.
Học lên Thạc sĩ, giành cơ hội đi du học và thực tập tại nước ngoài. Cụ thể, USTH đào tạo chương trình thạc sĩ với thời gian là 2 năm và kỳ thực tập kéo dài từ 3-6 tháng tại các phòng thí nghiệm tốt nhất của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam hoặc tại Pháp.
Là trường đại học thuộc dự án hợp tác giáo dục lớn nhất giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp, USTH luôn tạo điều kiện học tập và phát triển tốt nhất cho sinh viên, khuyến khích các em theo đuổi ước mơ trở thành chuyên gia công nghệ thông tin.
Chương trình Cử nhân ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Công nghệ thông tin là ngành sử dụng hệ thống máy tính gồm phần cứng, phần mềm và thiết bị ngoại vi để lưu trữ, truy xuất, truyền tải và thao tác với dữ liệu hoặc thông tin. Cùng với sự phát triển vũ bão của Internet, công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, dùng chương trình máy tính để cải tiến kỹ thuật sản xuất, thống kê và tính toán số liệu, vận hành hệ thống máy móc… cùng vô vàn ứng dụng hữu ích khác. Trong chương trình của các trường đại học, ngành học Công nghệ thông tin có thể chia thành 6 lĩnh vực chính: công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, an toàn thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính và khoa học dữ liệu.Công nghệ thông tin và Truyền thông là ngành học mở rộng của công nghệ thông tin, tích hợp thêm kiến thức về mạng viễn thông. Sinh viên ngành này sẽ học cách lập trình, vận hành và bảo trì các phần mềm máy tính, hệ thống lưu trữ, hệ thống nghe nhìn… kết nối trong mạng Internet.Tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Đại học Việt Pháp, USTH), sinh viên ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông được đào tạo theo chương trình đạt chuẩn quốc tế của Hội đồng đánh giá nghiên cứu giáo dục đại học và viện nghiên cứu Pháp (HCERES) . Chương trình học diễn ra trong 3 năm, gồm các môn học về công nghệ phần mềm, khoa học máy tính và khoa học dữ liệu – đều là những khối kiến thức nền tảng cốt lõi trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bao gồm:Đặc biệt hơn, các môn học tại USTH đều được giảng dạy bằng tiếng Anh – ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay, trang bị thêm cho sinh viên khả năng giao tiếp để học tập và làm việc với bạn bè quốc tế. Từ đó, sinh viên USTH có thể tự mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho bản thân trong ngành công nghệ thông tin ở khắp mọi nơi.Công nghệ thông tin hiện đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, nhưng lại luôn trong tình trạng thiếu hụt nhân lực. Bởi vậy, ngành này đem lại nhiều cơ hội học tập và làm việc cho sinh viên mới ra trường. Chọn ngành học Công nghệ thông tin và Truyền thông tại USTH, sinh viên có thể:Là trường đại học thuộc dự án hợp tác giáo dục lớn nhất giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp, USTH luôn tạo điều kiện học tập và phát triển tốt nhất cho sinh viên, khuyến khích các em theo đuổi ước mơ trở thành chuyên gia công nghệ thông tin.
Ngành Kỹ Thuật Xét Nghiệm Y Học Là Gì? Học Gì Và Làm Gì?
Giới thiệu ngành học Kỹ thuật xét nghiệm Y học
Kỹ thuật xét nghiệm Y học là gì?
Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học là gì? Đây là lĩnh vực đào tạo các chuyên gia kiểm tra và giám sát quy định về vô khuẩn, hóa chất. Đồng thời kiểm tra về sinh phẩm chuyên dùng và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm.
Kỹ thuật xét nghiệm Y học sử dụng các phương pháp khoa học để thu thập và phân tích dữ liệu y tế, giúp đưa ra các kết luận về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các kỹ thuật xét nghiệm đều có chung mục đích là thu thập thông tin và dữ liệu y tế từ bệnh nhân. Từ đó đưa ra các thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe và quyết định điều trị.
Kỹ thuật xét nghiệm học mấy năm?
Trả lời cho thắc mắc Kỹ thuật xét nghiệm Y học học mấy năm thì thời gian học sẽ phụ thuộc vào cấp độ đào tạo và quy định của từng trường. Thông thường, chương trình đào tạo đại học kéo dài từ 3 đến 4 năm và chương trình đào tạo cao đẳng kéo dài từ 2 đến 3 năm.
Chương trình đào tạo Kỹ thuật xét nghiệm Y học như thế nào?
Nếu bạn chọn học Kỹ thuật xét nghiệm Y học sẽ được học những kiến thức chuyên môn về xét nghiệm y tế cùng với các môn học cơ sở ngành. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được thực hành tại bệnh viện hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe để tích lũy kinh nghiệm sau này.
Một số môn học cơ bản sinh viên sẽ được học trong quá trình đào tạo bao gồm: Di truyền y học, Hóa ĐC – VC, Pháp luật đại cương, Tiếng Anh, Tin học đại cương,… Ngoài ra bạn cũng được học các kiến thức chuyên ngành với những môn như: Giải phẫu – Sinh lý, PP nghiên cứu khoa học, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Dịch tễ học, Bệnh lý tế bào máu,…
Thông tin xét tuyển Kỹ thuật xét nghiệm Y học
Mã ngành và điểm chuẩn ngành
Mã ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học tuyển sinh là 7720601.
Do ngành học này được nhiều thí sinh quan tâm nên số lượng đơn đăng ký vào ngành khá đông. Vì vậy, Kỹ thuật xét nghiệm Y học điểm chuẩn được đánh giá khá cao và có sự khác biệt lớn giữa các trường, dao động từ 15 đến 21,55 điểm.
Khối thi Kỹ thuật xét nghiệm Y học
Để trả lời cho câu hỏi ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học thi khối nào, bạn có thể lựa chọn những tổ hợp môn để xét tuyển bao gồm:
Tổ hợp A00 bao gồm 3 môn Lý, Hóa, Toán.
Tổ hợp A01 bao gồm 3 môn Toán, Lý, Anh.
Tổ hợp D01 bao gồm 3 môn Toán, Văn, Anh.
Tổ hợp B00 bao gồm 3 môn Toán, Hóa, Sinh.
Tổ hợp B01 bao gồm 3 môn Toán, Văn, Sinh.
Tổ hợp D07 bao gồm 3 môn Toán, Hóa, Anh.
Tổ hợp TH5 bao gồm 3 môn Toán, Sinh, Tin học.
Tổ hợp C08 bao gồm 3 môn Văn, Hóa, Sinh.
Tổ hợp D90 bao gồm 3 môn Toán, Khoa học tự nhiên, Anh.
Học Kỹ thuật xét nghiệm trường nào?
Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học học trường nào là thông tin được nhiều người quan tâm. đang có nhu cầu tuyển dụng cao với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Do đó, có nhiều người muốn học ngành này và nhiều trường đào tạo cũng đã mở ra. Bạn có thể tham khảo các trường đào tạo như:
ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương
ĐH Y Dược – Thái Nguyên, Y Hà Nội
ĐH Y tế Công cộng
ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam
ĐH Y Dược – Huế
ĐH Y khoa Vinh
ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
ĐH Kỹ thuật Y Dược Tây Nguyên
ĐH Công nghệ Đồng Nai
ĐH Dân lập Cửu Long
ĐH Quốc tế Hồng Bàng
ĐH Y Dược TP.HCM
ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
ĐH Y khoa Văn Lang
ĐH Y Dược Cần Thơ
Ngành học Kỹ thuật xét nghiệm Y học ra trường làm gì?
Sau khi đã hiểu ngành đào tạo là gì, nếu bạn chọn học ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Chẳng hạn như:
Tư vấn hoặc thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm và mẫu môi trường, đảm bảo chất lượng và kiểm tra các kỹ thuật xét nghiệm trong y học dự phòng.
Tư vấn và truyền thông cho các cán bộ y tế, bác sĩ, và nhân viên phòng xét nghiệm về việc giải thích kết quả xét nghiệm, thu thập mẫu bệnh phẩm.
Nếu bạn băn khoăn
học Kỹ thuật xét nghiệm Y học ra làm gì
có thể lựa chọn làm việc tại khoa xét nghiệm của các bệnh viện từ tuyến huyện đến trung ương.
Làm việc tại các cơ quan như Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, trung tâm bảo vệ sức khỏe môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe sinh sản cấp tỉnh.
Làm việc tại các bệnh viện, Viện xét nghiệm Trung ương, phòng xét nghiệm tại các Viện vệ sinh dịch tễ.
Làm việc tại Trung tâm Y tế dự phòng cấp tỉnh, cấp huyện và các tổ chức khác có hoạt động xét nghiệm về môi trường.
Tham gia giảng dạy hoặc nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp có đào tạo Kỹ thuật xét nghiệm Y học.
Mức lương của Kỹ thuật xét nghiệm Y học là bao nhiêu?
Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học lương bao nhiêu là thông tin nhiều người quan tâm. Mức lương trung bình dao động trong ngành từ 7 đến 12 triệu đồng mỗi tháng. Cụ thể từng vị trí khác nhau sẽ có mức lương khác nhau như sau:
Kỹ thuật viên xét nghiệm được trả từ 5 đến 7 triệu đồng mỗi tháng.
Chuyên viên tư vấn xét nghiệm được trả từ 7 đến 12 triệu đồng mỗi tháng.
Bác sĩ xét nghiệm được trả từ 15 đến 25 triệu đồng mỗi tháng.
Tố chất cần có của sinh viên lĩnh vực Kỹ thuật xét nghiệm Y học
Để học ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học, bạn cần có những phẩm chất sau:
Luôn tuân thủ đạo đức Y trong nghề.
Tận tâm, cẩn thận, và có trách nhiệm cao vì kết quả xét nghiệm ảnh hưởng đến chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân.
Tự học và nghiên cứu khoa học để nâng cao kỹ năng chăm sóc sức khỏe của mọi người.
Hiểu biết về nguyên tắc và quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị y tế.
Có thái độ chuyên nghiệp trong ngành y, hết lòng phục vụ bệnh nhân.
Cần trung thực, khách quan và nghiêm túc trong công việc.
Có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập để nâng cao kỹ năng và kiến thức.
Kết luận
Ngành Khoa Học Máy Tính: Học Gì Và Làm Gì?
Thởi đại ngày nay những việc làm nặng nhọc, tính toán dần được thay thế bởi máy tính. Và vì thế nhu cầu nhân lực ngày càng chú trọng về các công nghệ này. Vì vậy việc học và hiểu biết về công nghệ này là một lợi thế với các bạn sinh viên. Và ngành Khoa học máy tính chính là nơi cung cấp cho bạn một con đường rõ ràng và những nền tảng quan trọng nhất để làm việc với công nghệ của tương lai.
Vậy nó là gì, học như thế nào và làm được gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Ngành Khoa học máy tính là gì?Khoa học Máy tính ( Computer science ) là ngành nghiên cứu và điều tra về máy tính và những mạng lưới hệ thống đo lường và thống kê, quy trình tiến độ và cách hoạt động giải trí của máy tính, cải tổ và nâng cao hiệu suất cho những thuật toán, công nghệ tiên tiến mới, tiếp xúc giữa máy tính và con người. Thông qua ngành này giúp những bạn hoàn toàn có thể thiết kế xây dựng những phẩm ứng dụng trí tuệ tự tạo, máy học …
Một số hướng đi của ngành này bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, Học máy (Machine Learning), Đồ họa và xử lý ảnh(Digital Image Processing),…
Học Khoa học máy tính cần chuẩn bị những gì?
4 năm đại học Ngành Khoa học máy tính học những gì?
Năm 1 và năm 2: Trong 2 năm học đầu tiên sẽ là thời gian nhà trường đào tạo kiến thức nền tảng khi học CNTT như toán lý đại cương, OOP, CTDL>,nhập môn lập trình. Những môn này bắt buộc mọi người phải nắm thật chắc để đi sâu vào chuyên ngành sau này. Một số môn học quan trọng ở giai đoạn này gồm:
Nhóm các môn đại cương
Giải tích
Đại số tuyến tính
Xác suất thống kê
Toán rời rạc
Vật lý đại cương
Nhóm các môn triết và pháp luật
Anh văn
Nhóm các môn cơ sở ngành
Nhập môn lập trình: Môn này các bạn được học các cú pháp, các khái niệm cơ bản về lập trình như vòng lặp, con trỏ, mảng,… Ngôn ngữ thường được các trường đại học Việt Nam sử dụng để dạy môn này là C/C++,Java
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Trong môn này sẽ được học về các thuật toán như sắp xếp(sort), tìm kiếm(search),… cũng như các cấu trúc dữ liệu như danh sách liên kết(linked list), stack, queue, cây nhị phân tìm kiếm(BST),… và các khái niệm độ phức tạp về thời gian và bộ nhớ.
Lập trình hướng đối tượng: Lúc này sinh viên sẽ được học một kỹ thuật lập trình mới cho phép tạo ra các đối tượng trong code trừu tượng hóa các đối tượng thực tế trong cuộc sống.
Cơ sở dữ liệu: Môn học này sẽ giúp các bạn tiếp cận các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như Oracle, MongoDB, MySQL,…
Toán cho KHMT: giúp bạn có nền tảng về các kiến thức toán học, các thuật toán thông dụng mà trong các môn về trí tuệ nhân tạo,máy học rất cần
Phân tích và thiết kế thuật toán: cung cấp cho bạn các kiến thức về các thuật toán, cấu trúc dữ liệu nâng cao, các cách tiếp cận và phương pháp giải đối với các bài toán trong tin học, các hàm về độ phức tạp thời gian và bộ nhớ
Ngoài ra còn một số môn cần nắm vững như Hệ điều hành, Mạng máy tính,..
Máy học: giúp bạn bước đầu với các mô hình và thuật toán máy học là tiền đề để học các môn về Deep Learning, Máy học nâng cao…
Nguyên lý lập trình: tìm hiểu các cách thức lập trình ,các phương pháp lập trình cũng như các quy củ về đặt tên biến,hàm và các cách tổ chức code hiệu quả nhất .
Năm 3 và năm 4: Qua đến giai đoạn này thì ngành Khoa học máy tính có 3 định hướng nghiên cứu chuyên sâu là:
Công nghệ tri thức và máy học
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
Thị giác máy tính và đa phương tiện
Những kiến thức khi chọn lĩnh vực công nghệ tri thức và máy học
Xử lý tài liệu
Các thuật toán máy học
Model máy học
Đánh giá độ hiệu suất cao của Model, thuật toán
Những kiến thức khi chọn lĩnh vực Thị giác máy tính và đa phương tiện
Xử lý ảnh và video .
Đồ họa máy tính .
Thị giác máy tính .
Xử lý dữ liệu đa phương tiện.
Công nghệ đa phương tiện .
Máy học và nhận dạng .
Thực tại ảo, thực tại tăng cường .
Tổ chức và truy vấn thông tin đa phương tiện .
Những kiến thức khi chọn lĩnh vực Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
giải quyết và xử lý những câu, đoạn câu, đoạn văn …
nghiên cứu và phân tích cú pháp
những thuật toán quy đổi
công nghệ dịch thuật
Những vị trí việc làm sau khi học Khoa học máy tính
Đối với các bạn chuyên ngành công nghệ tri thức và máy học: lập trình viên tại các doanh nghiệp về CNTT; chuyên viên nghiên cứu và phát triển các công nghệ tri thức, các sản phẩm mang tính thông minh; cán bộ nghiên cứu khoa học ở các trường, viện, trung tâm, công ty công nghệ…
Đối với các bạn chuyên ngành Thị giác máy tính và đa phương tiện:lập trình đồ họa game, chuyên viên xử lý ảnh ,video,thực tại ảo, cán bộ ở các trường, viện trung tâm nghiên cứu…
Vậy KHMT và KTPM bạn chọn gì ?
Có thể nói việc lựa chọn giữa 2 ngành này luôn là điều khó khăn vất vả. Với bản thân mình thì mình chọn học ngành KHMT vì mình muốn trở thành một kĩ sư AI, còn nếu những bạn muốn trở thành một Software Engineering thì mình nghĩ KTPM sẽ hài hòa và hợp lý hơn vì khi bạn chọn chuyên ngành KTPM bạn sẽ học được quá trình, những bước, những quy tắc để tăng trưởng một ứng dụng tốt và hiệu suất cao. Tuy nhiên nếu bạn muốn vào những công ty lớn, nơi nhu yếu cao về kĩ năng lập trình, thuật toán thì KHMT lại là một lựa chọn hài hòa và hợp lý hơn .
Một số trường đại học đào tạo ngành khoa học máy tính (điểm chuẩn năm 2023)Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG HCM : 25 đ – 24.6 đ ( CTTT ) – 23.2 đ ( CLC )
Đại học Bách Khoa TPHCM: 25.75đ-24.75đ (CLC)
Đại học Sư phạm kỹ thuật : 23.9 đ – 25.2 ( AI )
KếtBài viết trên là san sẻ kinh nghiệm tay nghề của mình trong ngành Khoa học máy tính nhằm mục đích giúp những bạn 2 k2 hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm và có cho mình xu thế đúng mực về nghề nghiệp. Hi vọng những bạn hoàn toàn có thể có lựa chọn mà bản thân không hối hận và cảm thấy xứng danh với 12 năm học của bản thân. Đừng ngần ngại để lại quan điểm, mình sẽ san sẻ với những bạn trong hiểu biết của mình nha .
Cập nhật thông tin chi tiết về Bảo Tàng Học Là Ngành Gì, Ngành Bảo Tàng Học Ra Làm Gì? trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!