Bạn đang xem bài viết Cách Chuẩn Bị Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Chu Toàn Từng Bước Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tục lệ cúng Rằm tháng Giêng hay còn gọi là tết Nguyên Tiêu thường được tổ chức vào ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Bởi vì người Việt ta có quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”, nên ngày rằm đầu tiên của năm mới rất quan trọng.
Vào ngày này, người ta thường làm 2 mâm cỗ: mâm cỗ chay cúng Phật và mâm cỗ mặn cúng Gia tiên. Từ bao đời nay, lễ cúng rằm tháng Giêng đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.
Mâm cỗ chay cúng PhậtRằm tháng Giêng là ngày đức Phật giáng lâm, nên tất cả các gia đình đều coi trọng lễ cúng Phật. Ngoài hương hoa, đèn nến, xôi oản, nhiều gia đình chú trọng hơn vào mâm cỗ cúng Phật, nấu các món chay nhiều hơn để bày mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Chè trôi nướcMâm cúng chay không thể thiếu món chè trôi nước. Tục lệ ăn chè trôi nước vào ngày tết Nguyên tiêu với mong muốn mọi việc trôi chảy, thuận lợi trong năm mới đã trở thành truyền thống không chỉ riêng Việt Nam mà còn ở một số nước khác. Chè có vị ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa, mang đến những điều may mắn, mọi việc bình an, êm đẹp.
Cách làm chè trôi nước:
Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước nóng 1 giờ. Sau đó đem đi hấp chín. Đánh nhuyễn với đường rồi vo thành những viên nhỏ vừa ăn.
Nhào bột nếp với nước ấm đến khi thấy bột mịn, không dính tay, ủ bột 30 phút.
Lấy một miếng bột nếp lớn gấp đôi viên đậu xanh, vo tròn rồi cán dẹt. Cho viên đậu xanh vào giữa rồi gói bột kín lại. Luộc chín các viên bánh.
Xào gừng với đường cho đến khi đường tan, đường hơi ngả vàng thì đổ thêm nước và đường thốt nốt vào.
Khi nước đường sôi, cho các viên bánh vào chung. Nấu khoảng 5 phút rồi tắt bếp, múc ra bát và dùng nóng.
Xôi gấcXem và lưu lại công thức chi tiết món Chè trôi nước ngũ sắc
Xôi xuất hiện nhiều trong mâm cúng Rằm tháng Giêng của người Việt, đặc biệt là xôi gấc. Xôi gấc không chỉ giúp mâm cỗ có màu đỏ đẹp mắt, mà còn tượng trưng cho sự may mắn tròn đầy của gia chủ.
Cách nấu xôi gấc đơn giản:
Vo sạch nếp, ngâm từ 6 đến 8 tiếng rồi đem rửa sạch, để ráo nước. Trộn đều nếp đã ngâm với một ít muối vào dầu ăn.
Cho một ít rượu trắng vào phần thịt gấc đã nạo. Sau đó trộn gấc vào nếp với nhau rồi đem đi hấp. Xôi gấc có thể được hấp bằng xửng, hoặc hấp bằng nồi cơm điện đều ngon.
Xem và lưu lại công thức chi tiết món Xôi gấc hấp nước cốt dừa
Bên cạnh đó, không thể thiếu các món canh xào chay thanh tịnh. Ẩm thực chay tuy ít nguyên liệu để chế biến nhưng vẫn rất đa dạng. Từ đậu hũ và nấm, kết hợp với một số loại rau, ta có thể nấu được nhiều món chay để cúng Rằm, vừa lạ vừa quen như: đậu hũ kho nấm chay, đậu hũ kho sườn non chay, nấm kho tiêu chay, canh rong biển đậu hũ chay,…
Mâm cúng Gia tiênMâm cúng gia tiên, về cơ bản không khác gì so mâm cúng các mùng trong Tết. Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như mong muốn của gia chủ, mỗi gia đình sẽ có cách bày mâm cúng riêng. Nhưng nhìn chung, mâm cỗ cúng Gia tiên của người Việt đều có những món ăn truyền thống, quen thuộc mỗi dịp cúng lễ.
Con gà trống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, xuất hiện trên các mâm cúng của người Việt ta đã từ rất lâu. Vì thế, vào ngày rằm tháng Giêng, trên mâm cúng Gia tiên chắc chắn không thể thiếu một con gà trống hoa vàng ươm được luộc và tạo dáng đẹp mắt.
Vùng nào thức nấy, không nhất nhất phải theo một quy định nào cả. Miền Bắc có chân giò hầm măng khô, canh bóng thả, nem rán. Miền Trung thường cúng thịt lợn, giá chua, giò chả…Miền Nam thì có canh khổ qua, thịt kho tàu, chả giò, gỏi tôm thịt,…Đủ vị chua cay mặn ngọt, đủ màu sắc hòa phối ngũ hành.
Ngoài ra, cần chuẩn bị hoa quả, đèn nến, trầu cau, một ít giấy tiền vàng mã và một ít rượu trắng.
Những điều cần lưu ý khi cúng Rằm tháng GiêngCác gia đình thường chọn đúng giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ ngày rằm tháng Giêng). Với quan niệm: “Đi lễ cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, vào ngày này, mọi người thường đi chùa cầu an, ăn chay làm việc thiện, cầu mong điều tốt đẹp, muôn sự bình an.
Không để chung lễ mặn và lễ chay với nhau trong mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng. Nhiều gia đình chỉ làm 1 mâm mặn hoặc chay để cúng. Tuy nhiên, đối với những gia đình làm cả 2 mâm thì phải bày riêng 2 mâm cúng: mâm chay ở trên cùng hoa quả, mâm mặn ở dưới, rồi mới thắp hương.
Đăng bởi: Hồng Kỳ
Từ khoá: Cách chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng chu toàn từng bước cho người chưa có kinh nghiệm
Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng ❤️ Thực Đơn Mâm Cơm Cỗ Chuẩn
Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng ❤️ Thực Đơn Mâm Cơm Cỗ Chuẩn ✔️ Tổng hợp lễ vật cơ bản trong mâm cúng người miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.
Các món ăn khác như giò, chả, rau xào…cũng được dùng cúng gia tiên vào ngày này. Ngoài ra còn có hương, hoa tưởi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu. Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên “tùy tiền biện lễ”, dựa vào điều kiện kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.
Một mâm lễ mặn cúng rằm tháng Giêng thường bao gồm:
Năm lạng thịt vai luộc
Một bát canh măng
Một đĩa xào thập cẩm
Một đĩa nem
Một đĩa rau xào
Một đĩa giò
Một đĩa xôi gấc
Một đĩa hoa quả
Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu
Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Các bước bày 🍃Mâm Cúng Rằm Tháng 7🍃 trong nhà và ngoài trời
Lễ vật: Ngoài trái cây ngũ quả, còn có các lễ vật quả cau, lá trầu, nhang (hương), đèn nến, trà, chè xôi. Ngày nay, nhiều người dân cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Ngoài cỗ mặn, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Phật rằm tháng giêng gồm:
Hoa quả.
Chè xôi.
Các món đậu.
Canh xào không thêm nhiều hương liệu.
Bánh trôi nước.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của các màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Bật mí cách làm 🌟Mâm Cúng Tất Niên Đơn Giản🌟 và nhanh chóng nhất
Thông thường, mỗi món ăn trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng sẽ đều có ý nghĩa riêng của nó. Ví dụ như bánh chưng thể hiện cho sự nảy nở, tốt lành; dưa hành thuộc về phần Dương còn thịt lợn thuộc về phần Âm. Dù mâm cơm to hay nhỏ thì đều cần thể hiện sự hài hòa, cân bằng Âm Dương.
Ngoài ra, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ hương vị như vị cay của ớt, mặn của nước chấm, vị ngọt của bánh, vị chua của dưa hành… để thể hiện ước mong một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.
Các món ăn trong mâm cơm của người Việt xưa thường có:
1 bát canh măng ninh xương heo
1 bát canh bóng
1 bát miến
1 bát canh mọc
1 đĩa thịt gà luộc
1 đĩa giò hoặc nem
1 đĩa nem thính hoặc giò xào
1 đĩa hành muối
1 đĩa bánh chưng
1 bát nước chấm
Bên cạnh những món ăn này thì gia chủ cũng cần chuẩn bị đồ lễ cúng rằm tháng Giêng gồm:
Rượu
Nước
Trầu cau
Đèn cầy (hoặc thay thế bằng nến)
Vàng mã
Nhang
Bánh kẹo
Trái cây
Bình hoa tươi
Về cơ bản mâm cỗ cúng ngày Rằm không khác nhiều so với mâm cỗ Tết Nguyên Đán. Trong mâm cỗ phải có những món ăn thể hiện sự may mắn, đầy đặn, mang nhiều tài lộc cho gia đình. Điều quan trọng nhất là vẫn phải thành tâm, thành kính tỏ lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên và cầu cho một năm an lành.
Món ăn đầu tiên và không thể thiếu trong mâm cơn cúng đó là bánh chưng.
Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới.
Không chỉ làm nổi bật mâm cơm cùng mà màu đỏ của xôi gấc mang ý nghĩa của sự may mắn, mọi điều tốt đẹp.
Hoa quả tươi luôn là một thứ không thể thiếu trong những ngày Rằm chứ không chỉ riêng Rằm Tháng Giêng. Với mỗi vùng miền thì mâm ngũ quả lại bầy những loại quả khác nhau.
Trên mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm mãng cầu Xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài”. Còn mâm ngũ quả của người miền bắc thì thứ quả chính không thể thiếu chính là chuối. Ngoài ra còn có thể bầy thêm những loại quả khác theo ý muốn.
Gà không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày mà trong các ngày lễ Tết, đây cũng là món ăn không thể thiếu.
Trong phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thức quan trọng trong mâm cúng.
Việc cúng chân giò lợn có thể được hiểu là mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn.
Mâm cỗ mặn truyền thống là phải yêu cầu có đầy đủ các vị.
Trong đó không thể không nói đến vị chua của món dưa muối hay dưa hành đậm đà hương vị những ngày đầu năm.
Theo quan niệm của người Việt, Việc cúng bánh trôi bánh chay với mong muốn công việc của một năm được thuận lợi, trôi chảy, thông suốt.
Ngoài món chính còn có thể chuẩn bị thêm các món như nem rán, món xào hay thêm bát cơm tẻ để cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở. Trong mâm cỗ còn có thêm bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.
Chia sẻ đến bạn các lễ vật cơ bản trong 🔮Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm🔮 tại nhà
Gửi đến bạn nội dung bài văn khấn rằm tháng Giêng ngoài trời và trong nhà.
Nội dung bài văn khấn rằm tháng giêng ở ngoài trời.
Nam mô A di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, ngài Bản Xứ Thổ địa, ngài Bản Gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2023, gặp tiết Nguyên Tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương Linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A di đà Phật! (3 lần)
Nội dung bài văn khấn gia tiên sử dụng trong ngày rằm tháng Giêng.
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2023
Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…
Chúng con thành tâm có lời kính mời: Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân; Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân; Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân; Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân; Văn Xương Văn Khúc tinh quân; Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn; La Hầu, Kế Đô tinh quân giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:
Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Đèn trời xán lạn. Chiếu thắp cõi trần. Xin các tinh quân. Lưu ân lưu phúc. Lễ tuy mọn bạc. Lòng thành có dư. Mệnh vị an cư. Thân cung khang thái.
Phục duy cẩn cáo!
Nội dung bài văn khấn thổ công ngày rằm tháng Giêng.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.
Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
Con kính lạy ngài Tiền Hậu địa chủ tài thần.
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Đây là lễ cúng nhằm cảm ơn trời đất, thần tiên, Phật thánh cùng các vị anh hùng dân tộc. Nếu không có sân thì có thể bày lễ ở gian giữa trong nhà hoặc ở sân thượng.
Nếu có điều kiện, ở ngoài trời, có thể đặt bốn bàn lễ ở bốn hướng: Hướng bắc để thờ Thượng đế; hướng nam để thờ các vị thần; hướng tây để thờ Phật; hướng đông để thờ các vị anh hùng có công với dân với nước. Mâm lễ theo truyền thống gồm: Gà trống trắng luộc chín 1 con, thịt dê hấp 1 miếng, một đĩa xôi đỏ, một đĩa hoa quả, 99 thuyền vàng, 99 thỏi vàng, 99 lá vàng (không cúng tiền âm phủ), 3 chén rượu trắng, đỏ, vàng…, 3 chén trà hương vị khác nhau. Mỗi bàn lễ đốt 5 ngọn nến, thắp 9 nén nhang.
Riêng ban lễ hướng tây lễ Phật thì làm cơm chay, không có tiền vàng và rượu. Trên các bàn lễ nếu có lọng che thì rất tốt.
Tuy nhiên, nếu không có điều kiện và không cầu kỳ thì chỉ cần soạn một mâm lễ giản dị, điều cốt yếu vẫn là thành tâm.
Tất tần tật thông tin về 🔸Mâm Lễ Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7🔸 chi tiết nhất
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng tại các gia đình thường sẽ là các món ăn truyền thống ngày Tết. Tùy vào điều kiện từng gia đình sẽ có các món ăn khác nhau và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thường sẽ có 4 bát, 6 đĩa gồm:
4 bát: bát mọc, bát miến, bát bóng, bát ninh măng
6 đĩa: thịt lợn, dưa muối, nem thính, giò chả, xôi và nước chấm
Mâm cúng Rằm tháng Giêng cần có sự hài hòa, cân bằng âm dương. Đồng thời, mâm cỗ cũng cần có đầy đủ các vị cay của ớt, ngọt của bánh, chua của dưa hành, mặn của nước chấm… Ngoài mâm cơm, bạn cũng cần chuẩn bị các lễ vật khác như rượu, nước, trầu cau, tiền vàng, hương… để việc cúng Rằm tháng Giêng được trọn vẹn, đầy đủ nhất.
4 bát ninh măng, bát miến, bát mọc.
Đĩa thịt lợn hoặc thịt gà, đĩa giò hoặc chả, đĩa nem thính hoặc đĩa xào, đĩa dưa muối, đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng và bát nước chấm.
Hương, hoa tươi, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu trắng, thuốc lá…
Bánh chưng thể hiện tấm lòng hiếu thảo, quý trọng lao động và cầu mong cho năm mới vuông vắn, đủ đầy. Xôi gấc cúng tổ tiên đầu năm, cả năm may mắn tốt đẹp vì màu đỏ tượng trưng cho hỉ khí. Gà luộc trong mâm cỗ phải là con gà trống có mào đẹp, thể hiện sự trưởng thành và đại diện cho khởi đầu đầy khí thế.
Tiết lộ các bước chuẩn bị và thực hiện 🌿Lễ Cúng Rằm Tháng 7🌿 theo quan niệm người Việt
Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình khác nhau mà sẽ có những đồ cúng dâng lên thần Phật, tổ tiên khác nhau. Như về cơ bản mọi gia đình sẽ chuẩn bị những món ăn cổ truyền như sau:
Một đĩa trái cây tươi, gồm 5 loại quả khác nhau được bày theo số lẻ
Một ít vàng mã
Rượu, nước
Trầu cau tươi
Lọ hoa tươi, nên mua những loại hoa có mùi hương nhẹ nhàng như hoa hồng, cúc, lay ơn, đồng tiền
Nhang thơm, nến cốc
Mâm cỗ cúng của người miền Nam không có quá nhiều món và cần phải nấu nướng cầu kỳ. Và tùy vào điều kiện kinh tế, thời gian của mỗi gia đình mà sẽ có những món ăn khác nhau. Nhưng mâm cỗ cúng cơ bản sẽ có những món sau:
Thịt gà luộc
Gà xé phay hoặc gỏi gà
Bánh tét
Xôi gấc, xôi đỗ xanh hoặc xôi vò
Giò heo
Thịt kho dừa hoặc kho hột vịt lộn
Canh khổ qua nhồi thịt
Bát cơm tẻ
Lạp xưởng
Chả giò chiên
Dưa giá
Củ cải chua ngọt
Củ kiệu tép khô
Thông thường, mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng ở nhà thường có mâm cúng chay hoặc mặn. Nhưng ở các cơ quan, công ty, mâm cúng lễ Rằm tháng Giêng thường là mâm cúng chay, gồm các lễ vật:
Hoa tươi, quả tươi, nhang, đèn, thuốc lá, chè, bánh kẹo
Một đĩa bánh chưng, hoặc một đĩa xôi gấc
Một đĩa bánh trôi nước để cầu cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy, thông suốt.
Xem điềm báo giấc 🍓Mơ Thấy Người Mình Ghét🍓 nói lên điều gì
Cúng ông Công vào ngày Rằm tháng Giêng cũng giống với lễ cúng hàng Tháng. Mâm lễ vật có thể không cần cầu kỳ như cúng vào ngày 23 tháng Chạp. Tùy vào điều kiện gia đình và phong tục của từng địa phương mà gia chủ chuẩn bị những món khác nhau. Nhìn chung, mâm lễ không nên sơ sài, cần những đồ cơ bản như:
Lễ vật: hương, hoa tươi, ngũ quả, nến/đèn, rượu nước, vàng mã, trầu cau…
Mâm cỗ: xôi hoặc chè, bánh trôi bánh chay, gà hoặc thịt luộc… Tùy vào điều kiện gia đình để sắp mâm cỗ. Nếu không, gia chủ chỉ cần hoa tươi và trái cây là được.
6 Bài Cúng Tất Niên Cuối Năm Và Cách Bày Biện Mâm Cúng Chuẩn Nhất
Cách bày biện mâm cúng tất niên
Vào ngày 30 Tết, mỗi gia đình cần chuẩn bị hai mâm cúng bao gồm: một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn một mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chủ yếu chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Mặt khác, để cho đơn giản hơn, nhiều gia đình gộp chung lễ cúng tất niên với lễ cúng giao thừa.
Tùy từng vùng miền mà mâm cũng tất niên ở mỗi gia đinh sẽ có cách bày biện khác nhau, mang đặc trưng riêng cho vùng miền ấy và tất cả đều được chuẩn bị thịnh soạn hơn ngày thường.
Miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào…Miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…Miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…
Dù cho cách bày trí mâm lễ cúng ở mỗi nhà mỗi khác nhưng chung quy lại thì cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi cùng một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc” (hàng mã) lên bàn thờ vì điều này được cho là có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và nhất định phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) tuyệt đối không được dùng cúng gia tiên. Ngoài ra, chúng ta cũng nên lưu ý mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.
Đối với hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, không dùng hoa giả, hoa nhựa mà phải là hoa tươi. Nhiều người hay lấy câu “miễn thành tâm là được” để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng, đây là một điều tối kỵ, nhất là đối với lễ cúng tất niên.
Bài khấn tất niên dành cho khấn gia thầnCách bày biện mâm cúng tất niên
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần
Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần
Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …………………………………
Tuổi: …………………………
Ngụ tại: …………
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Bài khấn tất niên dành cho khấn gia thần
Bài khấn tất niên thần linhBài khấn tất niên dành cho khấn gia thần
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm …………Tín chủ chúng con là: ……………Ngụ tại: ……….Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.Nay là ngày… Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư chúng tôi như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám …Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Bài cúng tất niênHôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………..
Tín chủ (chúng) con là:…………………………Ngụ tại:…………………………………………………………..
Thời gian cúng tất niênBài cúng tất niên
Lễ Tất niên tại gia thường được tiến hành vào chiều 30 Tết. Tuy nhiên cũng có nhiều gia đình vì điều kiện thời gian, công việc mà họ thường tổ chức vào các ngày trước đó, 29, 28, 27 âm lịch… Trước khi tiến hành lễ này, các gia đình đều phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó trang hoàng nhà cửa với cành đào, hoa mai, chậu quất,… Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ hoàn tất thì gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.
Ngày nay, lễ cúng tất niên không chỉ được tiến hành trong gia đình mà nhiều cơ quan, nhóm hội cũng tổ chức cúng tất niên và mở tiệc tất niên, tổng kết năm cũ. Tất niên cũng được hiểu rộng rãi hơn, ngày ăn tất niên cũng không chỉ là ngày cuối cùng của năm nữa, mà là những ngày giáp Tết, khi các cơ quan bắt đầu được nghỉ lễ.
Thời gian cúng tất niên
Ý nghĩa của cúng tất niênThời gian cúng tất niên
Tất niên còn gọi là lễ Tất niên hay tiệc Tất niên được xem là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây luôn là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa suốt hàng trăm năm qua.
Cứ thường niên, vào chiều ngày 30 Tết, lễ tất niên lại được tiến hành ở tất cả mọi gia đình. Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết cũng như nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Trong bầu không khí ấm cúm và tràn ngập niềm vui, các thành viên trong gia đình cùng nhau nhìn lại một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống, rồi cùng nói về những chuyện vui trong năm hay những dự định năm mới, động viên nhau vươn lên, nỗ lực hơn.
Bên cạnh đó, cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết.
Đăng bởi: Thư Phạm
Từ khoá: 6 bài cúng tất niên cuối năm và cách bày biện mâm cúng chuẩn nhất
Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Trai ❤️ Danh Sách Lễ Vật, Bài Cúng
Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Trai ❤️ Danh Sách Lễ Vật, Bài Cúng ✔️ Những thứ cần chuẩn bị trong lễ đầy tháng bé trai ở miền Bắc, Trung, Nam.
Khi nói về nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng, ở mỗi nơi sẽ có những câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều là những câu chuyện về các bà Mụ và Đức ông. Đồng thời cũng là nghi lễ khẳng định sự hiện hữu của một thành viên mới.
Câu chuyện thường được các bà mẹ truyền tai nhau về tục này đó là: Mỗi đứa trẻ sơ sinh đều do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng do tay các Bà Mụ nặn ra.
Do đó, khi bé yêu tròn một tháng và khỏe mạnh, cha mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng Bà Mụ và Đức ông để cảm ơn các vị đã đem đứa trẻ đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông.
Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai cũng bao gồm lễ cúng mụ. Những đồ vật này bao gồm:
Đồ vàng mã: các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh.
Trầu cau: trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả.
Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ.
Động vật: cua, con ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín. Các động vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn.
Phẩm oản: Chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
Lễ mặn: Bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng.
Kẹo bánh: Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).
Hương hoa: Hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.
Tổng hợp danh sách lễ vật 🌟Đồ Cúng Thôi Nôi🌟 từng vùng miền
Mời bạn đọc tham khảo cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng bé trai đơn giản và đầy đủ nhất.
Nếu bạn không biết cúng đầy tháng phải chuẩn bị những gì, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị đồ cúng đầy tháng theo phong tục miền Bắc chuẩn nhất.
Miền Bắc là cái nôi của đất nước Việt Nam, là gố;, là cội nguồn của những truyền thống quý báu của người Việt Nam. Việc cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc; bé gái ở miền Bắc có vẹn toàn hay không phụ thuộc vào cách chuẩn bị đồ cúng của bạn.
Lễ cúng đầy tháng miền Bắc gồm những lễ sau trên mâm cúng đầy tháng: Lễ cúng Mụ (gồm 12 mụ đã nặn đầu, nặn tay, chân,.. cho con và bà Chúa), lễ cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy.
Chuẩn bị đồ cúng đầy tháng còn phụ thuộc vào giới tính của em bé là bé trai hay bé gái. Ngoài ra, bạn cũng phải chuẩn bị đồ cúng và cúng vào đúng ngày cúng cho bé. Nếu là bé trai thì lùi lại 1 ngày, bé gái thì lùi lại 2 ngày – “nữ lùi 2, trai lùi 1”.
Theo phong tục người Việt trẻ được sinh ra là nhờ công lao to lớn của bà Mụ và Đức ông. Nên làm mâm cúng đầy tháng thường được chia làm 2 mâm được đặt ở 2 bàn (1 mâm cho bà Mụ, 1 mâm cho Đức ông)
Nhang trầm thơm, đèn cầy
Mâm trái cây
Lư cắm nhang
Trà, rượu, nước
Gạo hũ, muối hũ
Trầu cau têm 13 phần
Chè 13 phần (chè trôi cúng cho bé gái, chè đậu trắng cúng cho bé trai)
Xôi nếp đậu xanh 13 phần
Gà luộc hoặc vịt luộc
Heo quay bánh hỏi nếu có khả năng
Giấy tiền vàng mã, bộ hài váy áo tạ các tiên nương, giấy cúng thế nam nếu là bé trai, giấy cúng thế nữ nếu là con gái
Đừng bỏ lỡ nội dung ✨Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam✨ đặc sắc nhất
Cúng đầy tháng ở mỗi vùng miền có sự khác biệt cơ bản về một số món. Điều này ảnh hưởng bởi tài nguyên thiên nhiên và phong tục riêng của mỗi vùng miền. Ở miền Nam cúng đầy tháng bé trai thường dùng các món sau:
Xôi gấc.
Gà luộc (người miền Tây hay dùng vịt).
Chè đậu trắng.
Cháo gà hoặc cháo trắng.
Trầu têm cánh phượng.
Đèn cầy 12 cây nhỏ + 2 cây lớn
Bình bông (thường dùng cát tường hoặc đồng tiền)
Trái cây ngũ quả.
Trà, rượu
Gạo muối
Áo hài cúng mụ
Giấy thế, giấy mẹ sanh mẹ độ
Ngoài ra một số gia đình sẽ bày thêm nước ngọt, bánh kẹo, heo quay…
Giới thiệu mâm cúng đầy tháng bé trai miền Bắc đơn giản và dễ thực hiện.
Theo tín ngưỡng dân gian thì mỗi đứa trẻ được sinh ra đều có 12 bà mụ trôm nom. Mỗi mụ bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… Chính vì thế mà mâm cúng lúc đầy cữ nào cũng phải có đủ 12 chén chè nhỏ và 3 tô chè lớn.
Xôi chè là lễ vật đầu tiên và không thể thiếu trong mâm cúng 12 bà mụ ngày đầy cữ cho bé. Mọi người thường thắc mắc không biết vì sao trong mâm cúng tròn một tháng của các trẻ sơ sinh có khi thì thấy gia chủ sắp chè đậu nhưng có lúc lại là chè trôi nước. Thực ra, mỗi một lễ vật đều dành cho những đối tượng riêng với ý nghĩa khác nhau.
Đối với bé trai thông thường sẽ là xôi 3 tầng và chè đậu trắng, đậu đỏ. Sở dĩ mâm cúng cho bé trai thường sử dụng các loại đậu, đặc biệt là đậu trắng vì người xưa quan niệm “đậu” tượng trưng cho sự đỗ đạt trong học vấn, thành công trên con đường sự nghiệp sau này.
Đối với bé gái thì phải chọn chè trôi nước. Với mong muốn “những viên trôi nước” sẽ tượng trưng cho sự trôi chảy, tròn đầy, suôn sẻ trong tình cảm để sau này bé gái sẽ tìm được một mối lương duyên tốt đẹp.
Khám phá thêm cách chuẩn bị 🔥Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Gái🔥
Mâm cúng đầy tháng Miền Bắc dành cho bé trai thường có những lễ vật sau.
Trái cây tươi: 1 mâm gồm 5 loại quả.
Hoa tươi (có thể là hoa hồng, hoa ly hoặc hoa cát tường,…).
Nhang (hương)
Muối sạch và gạo tẻ: mỗi loại 1 bát nhỏ.
Tờ giấy cúng đầy tháng cho trẻ, 1 bộ đồ hình thế ghi đầy đủ tên; ngày tháng năm sinh của bé trai, gái
Trà (12 chén nhỏ và 1chén lớn)
Rượu nếp quê (12 chén rượu để ở bàn bà Mụ và 3 chén rượu ở bà Đức ông).
Nước lọc hoặc trà.
Bánh kẹo (chia đều 12 đĩa nhỏ và 1 đĩa lớn)
Trầu têm cánh phượng (12 miếng trầu cánh phượng bày ở bàn bà Mụ và 3 miếng trầu ở bàn Đức ông).
Chè vì bé trai nên nấu chè đậu trắng
Xôi (12 đĩa xôi gấc nhỏ và 1 đĩa xôi gấc lớn.
Bộ tam sên gồm thịt heo, trứng, tôm hoặc cua đã luộc chín
1 đôi đũa hoa, vì thường bà Chúa thích sử dụng loại này
Số lượng và thành phần các vật phẩm trên bàn cúng đầy tháng cho 2 bé sinh đôi gồm thành phần và số lượng như sau:
2 con gà (hoặc vịt) luộc cánh tiên và cháo gỏi
Bộ tam sên gồm: 1 con cua, 1 trứng vịt luộc, 1 miếng thịt heo luộc.
24 miếng trầu têm cánh phượng.
Cau tươi.
2 bộ giấy cúng và 2 bộ đồ thế để ghi tên 2 bé.
24 đĩa xôi
24 chén chè
2 đĩa xôi lớn
2 tô chè lớn
2 Mâm trái cây 5 thứ quả
2 bình Hoa (thường hoa cát tường, đồng tiền, huệ đỏ)
Rượu.
Trà
Nhang
4 Đèn
2 chén gạo muốiư
2 lư cắm nhang
8 ly sành đựng rượu, trà
Lý giải ý nghĩa và vai trò của 🍃Đũa Hoa Cúng Mụ🍃 trong lễ đầy tháng trẻ
Mâm cúng đầy tháng chay về cơ bản giống như mâm cúng mặn. Nhưng trong mâm cúng đầy tháng chay không xuất hiện thịt gà, vịt, heo… như các mâm cúng kia. Và cũng tương tự như mâm cúng đầy tháng mặn. Mâm cúng đầy tháng chay cũng khác nhau giữa cúng cho bé trai và bé gái
Xôi gấc 13 phần
Chè đậu trắng
Bánh kẹo
Nước ngọt
Cháo trắng 13 phần
Trầu cau 15 phần
Bình bông
Trái cây ngũ quả
Giấy cúng đầy tháng
Áo hài cúng mụ
Đèn cầy, nhang
Rượu, trà, nước
Mâm ngũ quả miền Bắc: Chuối (màu xanh, chọn chuối tươi, vòng chuối rộng để có thể có thể xếp thêm các loại hoa quả khác), Táo ( chọn quả tròn, vỏ mỏng đẹp), Ớt, Quýt, Nho.
Mâm ngũ quả miền Trung: Xoài (quả vàng, chọn quả lớn), Táo ( chọn quả tròn bóng), Cam ( chọn quả mỏng vỏ, đẹp, bóng), Bưởi ( chọn quả tròn, xanh, đẹp bóng), Nho (chum đẹp và tự nhiên).
Mâm ngũ quả miền Nam: Đu đủ (đây là một trong những loại quả phổ biến được sử dụng trong lễ đầy tháng bé trai, bé gái). Măng cụt ( chuẩn bị quả tròn, nhỏ đều), xoài (chọn quả vàng tươi, đẹp), táo ( chọn quả đỏ, đẹp, bóng), Thanh long ( chọn quả nhiều cánh, tươi)
Danh sách những lễ vật 🍁Vàng Mã Cúng Ông Táo🍁 trong mâm cúng
Hướng dẫn cách chuẩn bị bài cúng đầy tháng bé trai đầy đủ nhất.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát!
Chúng con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay, là ngày ….. tháng ….. năm …… là ngày lành tháng tốt
Vợ chồng chúng con gồm có …………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là ……………
Chúng con đang ngụ tại …………………………………………………………………………..
Hôm nay, nhân ngày đầy tháng cho bé chúng con thành tâm sắm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ các chư vị Tôn thần kính cẩn chúng con tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Chúng con thành tâm cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , các ngài phù hộ độ trì, các ngài vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Khi đã chuẩn bị ngày giờ các lễ vật văn cúng hay mâm cúng thì việc tiếp theo là làm các bước các nghi lễ cúng gồm những các nghi lễ
Trong cách sắp sếp lễ vật mâm cúng đầy tháng bé trai có quy định về việc đặt mâm cúng và bình hoa cúng. Theo quy tắc trên thì mâm quả được đặt ở phía tây còn bình hoa thì được ở phía đông theo nguyên tắc “đông bình tây quả”. Bình hoa và mâm quả nên được sắp xếp đầy đủ và cân đối trên bàn cúng.
Các lễ vật cúng 3 Đức ông được sắp xếp trên 1 cái bàn nhỏ gồm có: 1 con gà luộc chéo cánh, thịt quay, 3 chén cháo, mâm ngũ quả, hoa tươi…Lễ cúng cho 12 bà mụ & 1 bà Chúa được xếp lên trên bàn lớn. Hai bàn này cách nhau một khoảng là 10 phân. Lễ vật trên mâm được sắp xếp sao cho cân đối và hợp lý nhất chứ không quá rập khuôn.
Mâm cúng cho bé trai sẽ dùng chè đậu trắng (một số vùng miền khác nhau thì sẽ có các loại chè khác nhau). Và phải dùng giấy độ thế nam.
Sau nghi thức cúng đầy tháng cho bé để tổ chức đơn giản sẽ là nghi thức khai hoa còn được gọi là “bắt miếng”. Đứa bé sẽ được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà và thắp hương xin phép được bắt miếng.
Sau đó chủ lễ của buổi cúng bồng đứa bé bằng một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng đứa bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:
Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…
Nghi thức đặt tên cho bé trai hay còn gọi là Xin Keo, đây là cách để cha mẹ xin ý kiến ơn trên về cái tên tương lai cho bé trai nhà mình.
Vị chủ lễ sẽ chuẩn bị 1 chiếc đĩa sâu lòng để xin âm dương và gieo 2 đồng tiền cổ bằng bạc vào đó. Sẽ có 2 kết quả xảy ra, nếu như là 1 đồng sấp và 1 đồng ngửa có nghĩa là cái tên định đặt được bề trên chấp nhận. Trường hợp cả 2 mặt đều sấp hoặc ngửa thì phải làm lại, nhớ tuân thủ quy tắc quá tam ba bận nghĩa là sau 3 lần không được thì chọn cho bé trai cái tên khác.
Vị chủ lễ sau khi khấn xong thì các thành viên trong gia đình, họ hàng, người thân gửi các lời cầu chúc tốt lành, may mắn, lì xì cho bé trai sau đó ăn uống sum vầy để hoàn thành tiệc đầy tháng trọn vẹn.
Bài Cúng Rước Ông Bà Về Ăn Tết ❤️ Cách Cúng, Mâm Lễ Cúng
Bài Cúng Rước Ông Bà Về Ăn Tết ❤️ Cách Cúng, Mâm Lễ Cúng ✔️ Nội dung bài khấn rước ông bà ngày cuối năm, tất niên theo phong tục.
Trong văn hóa cổ truyền của người Việt Nam, ngày Tết có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không chỉ là ngày sum họp gia đình, quây quần con cháu. Đây còn là dịp để con cháu tưởng nhớ, hướng về ông bà, Tổ tiên. Vì thế mà có lệ con cháu cúng bữa cơm Tất niên – vào chiều cuối cùng của năm để rước ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết.
Tết Nguyên Đán năm đang đến dần. Vào ngày 30 Tết, ngày cuối cùng năm âm lịch mọi gia đình đều cúng rước ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình hay còn gọi cúng đón ông bà tổ tiên; mời ông bà về cùng ăn tết. Để thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo tới ông bà tổ tiên, vong linh những người đã khuất.
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…
Tại: ….
Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái..
Nay nhân ngày….
Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của….
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.
Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần.
Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.
Cẩn cáo!
Ngoài bài cúng rước ông bà, mời bạn tìm hiểu thêm 🍁Bài Cúng Đưa Ông Bà🍁
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân; cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại…
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng; xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn; sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).
Sau đó, các con cháu cúng nhau sửa sang, dọn dẹp sạch sẽ để thể hiện sự đoàn kết gia đình; tỏ lòng thành với ông bà tổ tiên. Tiếp theo thắp hương cúng vái mời gia tiên, nếu có nhiều mộ thì mỗi mộ thắp 3 nén; 5 nén hoặc 7 nén, không nên thắp 1 nén cho mộ gia tiên trong ngày này.
Tuy nhiên, nhiều gia đình khi làm lễ bái cúng rước ông bà ngày 30 tết; không thể đi ra mộ vì ở xa hoặc vì lý do nào đó mà gia đình nào không có điều kiện trực tiếp ra thăm mộ. Có thể làm mâm cơm dâng cúng mời gia tiên vào trưa hoặc chiều ngày 30 Tết.
Hướng dẫn cách thực hiện 🔰Bài Cúng Giỗ Ông Bà Tổ Tiên🔰 đúng nhất
Chiều 30 tết. Trước khi cúng đốt nhang 2 bên cổng, 2 bên cửa. Khi rước ông bà về đèn dầu cháy suốt, đến khi đưa thì tắt. Đốt áo quần, vàng bạc khi rước để có xài tết rồi đọc bài văn khấn.
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)
Hôm nay ngày tháng năm
Số nhà, đường phố…..
Con cháu họ…..tâm thành lễ bạc cúng rước ông bà. Tối 30 bước qua mồng 1, đêm giao thừa con chẳng có chi, trước thời cúng Phật trong nhà, sau cúng chư vị thần linh nơi này. Kinh cáo tôn thần cho vong linh tổ tiên, con cháu họ…..xa gần, chết nơi hoang lạnh, không cửa không nhà, mồ mả không an, 30 con rước tổ tiên dòng họ…..về nơi dương thế vui xuân cõi trần. Tổ tiên Họ……lớn nhỏ xa gần, ông bà con cháu xin mời về đây, vui xuân chúc tết ở chốn trần gian, đói khát lang thang hôm nay cúng cấp, lớn nhỏ đủ đầy con xin kính cáo.
A Di đà Phật.
Cách chuẩn bị và đặt 📍Mâm Cơm Cúng Ông Bà📍 chuẩn nhất
Chia sẻ đến bạn nội dung bài cúng rước ông bà 30 tháng Chạp đầy đủ nhất qua video sau.
30 Tết là ngày của cuối cùng của năm Âm lịch, đánh dấu mốc kết thúc một năm cũ sắp đi qua, đón chào một năm mới lại đến. Vào ngày này, mỗi gia đình đều đã dọn dẹp nhà sạch sẽ, chuẩn bị tươm tất trong nhà để đón chào một năm mới.
Việc cúng rước ông bà ngày 30 Tết nhằm thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo của con cháu tới tổ tiên và vong linh của những người đã khuất, là sự cảm tạ tới tổ tiên đã phù hộ độ trì cho toàn bộ con cháu trong gia đình một năm cũ qua đi bình an vô sự. Văn khấn ngày 30 Tết cúng rước ông bà cũng chính là nghi thức mời ông bà tổ tiên, vong linh đã khuất trong dòng họ về với gia chủ để cùng tụ họp, sum vầy và ăn Tết cùng với gia đình.
Văn khấn cúng rước ông bà ngày 30 Tết nhằm giúp cho gia chủ chuẩn bị được lời khấn cúng một cách suôn sẻ, thể hiện lòng thành tâm, sự biết ơn sâu sắc nhất tới các vị tổ tiên. Vì vậy, việc chuẩn bị văn khấn 30 Tết rước ông bà ngày 30 Tết cần được chuẩn bị kỹ càng, trang nghiêm, không được xem nhẹ, sơ sài.
Giới thiệu đến bạn lễ vật trong 🌼Mâm Cúng Rước Ông Bà🌼 ngày Tết
Bài cúng rước ông bà ngoài sân ngày cuối năm cũ để tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy các ngài Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Kính lạy các ngài Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .
Kính lạy các ngài Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .
Kính lạy các ngài Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Chúng con xin kính lạy các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm ………… là ngày lành tháng tốt
Tín chủ chúng con là: ……………
Ngụ tại: ……….
Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Nay là ngày… Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.
Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám cho chúng con, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc được thuận lợi hạnh thông. Người người chúng con được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Chúng con cầu mong Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm.Chúng con cầu mong bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Chúng con xin dãi tấm lòng thành, thành tâm cúi xin chứng giám …
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Chia sẻ đến bạn thực đơn 🌿Mâm Cúng Đưa Ông Bà🌿 đầu năm
Giới thiệu đến bạn nội dung bài cúng rước ông bà trong nhà đầy đủ nhất.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Chúng con xin kính lạy chín phương trời, chúng con cầu xin kính lạy mười phương chư Phật, chúng con cầu xin kính lạy chư Phật mười phương.
Chúng con xin kính lạy các ngài Hoàng thiên, chúng con cầu xin các ngài Hậu Thổ, chúng con cầu xin chư vị Tôn thần.
Chúng con xin kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Chúng con xin kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng, chúng con cầu xin chư vị Đại Vương.
Chúng con xin kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Chúng con xin kính lạy các ngài Ngũ phương, chúng con xin kính lạy Ngũ Thổ, chúng con xin kính lạy Long mạch, chúng con xin kính lạy Tài thần, chúng con cầu xin Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Chúng con xin kính kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, chúng con cầu xin Tiên linh nội ngoại họ: ……………..
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm: ………….. là ngày lành tháng tốt trong năm
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………….
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………..
Chúng con cầu xin trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh lễ vật thành tâm với phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, chúng con kính dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ phong tục với tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám lễ vật của chúng con, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)
Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)
Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)
Gợi ý bài cúng rước ông bà Táo Quân ngày cuối năm chuẩn nhất.
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm… (tên năm Âm lịch), chúng con là…, sinh năm…, nơi ở hiện tại…
Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường, thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì. Nam mô A di đà Phật! (nói 3 lần, cúi lạy 3 lần).
Nội dung 🌌Bài Cúng 16, Cách Cúng Cô Hồn 16🌌 đầy đủ và chi tiết nhất
Tại Việt Nam có thể có nhiều phong tục khác nhau trong việc chuẩn bị mâm lễ cúng đón gia tiên ngày 30 Tết. Tuy nhiên, đa phần mỗi gia đình cần chuẩn bị đồ lễ bài cúng chiêu 30 tết để đón gia tiên gồm những thứ thiết yếu sau đây:
Đầu tiên, mỗi gia đình cần dọn dẹp, sửa sang lại nhà cửa sạch sẽ. Sau đó, cần chuẩn bị:
Mâm lễ mặn (trong đó bao gồm, xôi đồ, gà trống luộc, thịt lợn, nem rán, bát canh và một số món xào) hoặc chay tùy từng gia đình
Hoa tươi thường là hoa cúc vàng
Mâm ngũ quả
Giấy tiền ,vàng mã
Hương vòng hoặc hương cây, nến hoặc đèn dầu
Cau trầu, rượu, thuốc, trà hoặc nước ngọt
Bánh chưng
Bài văn khấn cúng rước ông bà, tổ tiên 30 Tết mới nhất
Sau khi cúng tất niên rước ông bà xong, đợi tàn 2 phần hương thì mang phần mã đi hóa
Chia sẻ thêm đến bạn nội dung 🍓Bài Khấn Vong Linh Trong Đất🍓 chi tiết nhất
Vào ngày 30 tháng chạp (hoặc ngày 29 đối với những năm tháng chạp thiếu), khi mọi công đoạn dọn dẹp chuẩn bị đón Tết gần như hoàn thành, nhà nhà bắt đầu tổ chức lễ “rước ông bà” (có một số gia đình thực hiện nghi lễ thiêng liêng này từ ngày 28 hoặc 29).
Thường vào buổi trưa hay xế chiều, khi nước lớn (thủy triều lên), người ta bày biện trên bàn thờ mâm cơm, mâm ngũ quả, bình hoa, các loại bánh mứt, trà, rượu… Có hai loại không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết là bánh tét và cặp dưa hấu to, tròn (hoặc bưởi).
Mâm cơm rước ông bà ngày Tết thường có các món như: thịt kho hột vịt, khổ qua hầm, gà luộc xé phai, cá hấp, đồ xào…Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà các loại thức ăn trên mâm cơm cúng rước ông bà có thể khác nhau, nhưng có một món không thể thiếu, đó là món thịt kho hột vịt.
Sau khi mọi lễ vật được chuẩn bị tươm tất, chủ nhà hoặc người lớn tuổi nhất trong gia đình bắt đầu thủ lễ, dâng hương, vái lạy, rót rượu mời tổ tiên và báo cáo ngày hôm sau là Tết Nguyên đán, mời ông bà cùng về chung vui với con cháu. Sau đó, tất cả mọi người trong nhà đều khấn vái, cúng lạy ông bà.
Đến khi các cây nhang cúng đã tàn được khoảng hai phần ba, người ta dọn thức ăn trên bàn thờ ra bàn ăn. Tất cả mọi thành viên trong gia đình ngồi quây quần bên mâm cơm sum họp, tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến, trong không khí phấn khởi, ấm cúng tràn ngập niềm vui và tiếng cười.
Qua nội dung bài cúng rước ông bà, những người con cháu cần chuẩn bị tươm tất lễ vật và bài khấn để bày cúng trong ngày cuối năm. Đây là một nét đẹp tâm linh trong truyền thống người Việt mà ai cũng cần giữ gìn và phát huy.
Hướng Dẫn Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Tất Niên Để Tống Tiễn Năm Cũ
Ý nghĩa của mâm cơm tất niên ngày Tết
Mỗi năm vào dịp Tết, mâm cơm tất niên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó như một bữa tiệc tạm biệt năm cũ để chuẩn bị chào đón năm mới. Người Việt quan niệm rằng, mâm cơm tất niên là cách thể hiện sự kính trọng với tổ tiên. Họ hướng con cháu sống theo đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”. Ngoài ra, khoảnh khắc gia đình quây quần bên nhau cùng ăn bữa tất niên cũng là hình ảnh rất đẹp. Mâm cơm ấy như gắt kết cả gia đình lại với nhau, sau cả một năm bận rộn và vất vả.
Cách chuẩn bị mâm cơm tất niên ngày Tết của 3 miền
Mâm cơm tất niên thường đầy đủ và thịnh soạn hơn so với thường nhật. Do khí hậu và địa lý khác nhau nên các món trên mâm cơm mỗi miền cũng không giống nhau.
Mâm cơm tất niên miền Bắc
Người miền Bắc rất chú trọng tới truyền thống chuẩn bị mâm cơm tất niên tiễn năm cũ. Một mâm cơm lớn thường gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa với yêu cầu thẩm mỹ cao. Mâm cơm 6 bát gồm giò heo hầm măng, nấm thả, bát miến, bóng thả, bát mọc, bát mực. Mâm 8 đĩa gồm gà, chả quế, giò lụa, lòng gà xào dứa, dưa hành, bánh chưng, trứng muối, cá kho.
Một số gia đình nhỏ thì chuẩn bị mâm cơm 4 bát, 4 đĩa. Trong đó gồm 4 bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, miến, bóng thả, mọc. Còn 4 đĩa là giò lụa, thịt heo, thịt gà, chả quế.
Mâm cơm tất niên miền Trung
Mâm cơm tất niên của người miền Trung cũng giản gị và chất phác như chính họ. Tuy không cầu kì nhưng vẫn đảm bảo sắc, hương, vị cho ngày Tết sum vầy. Người miền Trung thường nấu các món như: bánh chưng, giò lụa Huế, gà bóp rau răm, bánh tét, thịt heo luộc…Ngoài ra còn có thêm một số món ăn khác như: bát canh măng khô, đĩa dưa món, đĩa cá chiên…
Đặc biệt nhất trên mâm cơm tết miền Trung là các món cuốn như ram cuốn, bánh tráng cuốn…Bánh tráng cuốn v ới bún tươi, rau sống và các loại thịt, cá chấm với mắm nêm.
Mâm cơm tất niên miền Nam
Người miền Nam ít dùng bánh chưng mà thay vào đó là sử dụng bánh tét. Thực đơn tất niên của người miền Nam biến hoá đa dạng, không bị gò bó về hình thức. Những món không thể thiếu trong mâm cơm tất niên của họ là thịt kho trứng với nước dừa. Bên cạnh đó, còn có các món chả giò, canh măng (hoặc khổ qua) gỏi ngó sen…
Lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm tất niên
Đi cùng với sự phát triển của đất nước, mâm cơm tất niên cũng ít nhiều có thay đổi. Nhiều gia đình đã thêm các món ăn mới, hiện đại hơn vào mâm cơm tất niên. Tuy nhiên, sự thay mới đó cần phải phù hợp với giá trị truyền thống dân tộc. Không nên gạt bỏ hoặc quên đi các món truyền thống và mang ý nghĩa quan trọng. Bên cạnh đó, cần có sự dung hòa giữa xưa và nay để làm trọn vẹn hơn bữa cơm tất niên.
Mâm cơm tất niên mỗi miền mỗi khác nhưng tất cả đều có cùng chung một ý nghĩa. Đó là lòng tri ân, kính trọng tổ tiên, ông bà với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Đây là nét đẹp truyền thống cần gìn giữ dù bạn có đi đâu về đâu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chuẩn Bị Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Chu Toàn Từng Bước Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!