Xu Hướng 12/2023 # Chàng Trai Việt Lần Đầu Chứng Kiến Tục Thiên Táng Ở Tây Tạng # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chàng Trai Việt Lần Đầu Chứng Kiến Tục Thiên Táng Ở Tây Tạng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thay vì chôn cất người chết trong lòng đất, người Tây Tạng đưa thi thể lên núi làm mồi cho đàn kền kền đói.

Chàng trai Việt lần đầu chứng kiến tục thiên táng khi du lịch Tây Tạng

Tâm Bùi là một nhiếp ảnh gia đang sinh sống tại Sài Gòn. Từ lâu, tên tuổi của anh không còn xa lạ với những người có chung niềm đam mê nghệ thuật. Không chỉ ham chụp ảnh, anh còn có một tâm hồn tự do với khát khao chinh phục mọi vùng đất trên thế giới. Ước muốn ấy đã thôi thúc những bước chân anh lên đường tìm về một Tây Tạng xa xôi, huyền bí.

Hành trình 15 ngày của Tâm bắt đầu từ Sài Gòn tới Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc) song nhóm bạn không muốn cùng anh đến thung lũng Larung Gar (Tây Tạng), nơi có ngôi làng cùng tên. Tâm chia tay các bạn ở Thành Đô và bắt đầu con đường đầy gian nan đến Tây Tạng.

Chuyến độc hành chưa kịp bắt đầu, anh đã chọn nhầm bến xe và phải ở lại thành phố thêm một ngày. Sáng ngày tiếp theo, Tâm bắt xe tới quận Serta (Tứ Xuyên, Trung Quốc) để di chuyển đến Larung Gar. Hành trình dường như càng khó khăn hơn khi chiếc xe khách bị chặn lại để kiểm tra căn cước của hành khách ở một trạm cảnh sát cách thung lũng chừng 40 km. Cảnh sát yêu cầu tất cả những người ngoại quốc phải xuống xe và quay trở về Thành Đô ngay sáng hôm sau. Dù theo lời một người Nhật trên xe, chính quyền Tây Tạng hạn chế du khách nhập cảnh trong thời gian vùng tự trị này có lễ hội, anh vẫn không biết chính xác lý do phải quay về.

Lang thang bên ngoài khách sạn mà cảnh sát đã chuyển anh tới, Tâm bắt chuyện với một nữ khách người Canada. May thay, du khách này biết tiếng Trung, và đã thỏa thuận với một thanh niên người bản địa để anh ta nhận đưa Tâm qua trạm kiểm soát và kiêm hướng dẫn viên trong khi anh ở Tây Tạng.

Đường đến Larung Gar

20h30 ngày hôm đó, người thanh niên kéo Tâm lên xe dưới ánh nắng hoàng hôn chưa muốn tắt. Sau cuộc trao đổi bằng tiếng Anh – Trung lẫn lộn, Tâm lờ mờ đoán rằng anh thanh niên này sẽ đưa mình đi thăm thú Larung trong hai ngày, hứa hẹn thêm cả trải nghiệm xem người bản địa làm tục thiên táng. Tâm thiếp đi một lát trước khi giật mình bởi tiếng gọi của người thanh niên. Anh mơ màng nhận ra Larung đang hiện lên trong tầm mắt. San sát trên những triền đồi, hàng nghìn ngôi nhà gỗ sơn đỏ đang im lìm trong ánh đèn nhòe với bóng đêm. Chẳng có âm thanh nào vang lên ngoài tiếng xe rì rì chạy.

Sáng hôm sau, Tâm dậy sớm để hòa mình vào nhịp sống của người làng trong những phiên chợ. Theo anh, những vị sư cũng như người dân không thích bị chụp ảnh do quan niệm hành động này sẽ khiến họ bị tổn thọ. Larung đẹp nhất từ khoảng 18h đến 20h, khi mặt trời xuống núi. Khi ấy cả ngôi làng sừng sững hiện lên dưới nắng chiều vàng, khung cảnh càng huyền ảo hơn khi những ánh đèn đầu tiên được thắp sáng.

Đàn kền kền đang xếp hàng chờ tới giờ tục thiên táng diễn ra. Thức ăn của chúng là thịt từ những thi thể được mang lên đồi.

Ngày thứ hai, anh thanh niên làng dẫn Tâm đi xem tục thiên táng của người Tây Tạng. Theo truyền thống, người dân không chôn cất người quá cố dưới lòng đất mà họ mang thi thể lên núi để làm mồi cho đàn kền kển. Anh cảm thấy rất khủng khiếp khi được nhìn – nghe – ngửi toàn bộ quá trình lễ mai táng diễn ra.

Lhasa và những kỳ vọng tan vỡ

Rời khỏi thánh địa Phật giáo Larung, Tâm vẫn chưa hết mơ màng về ngôi làng của hơn 40.000 vị sư. Chuyến tàu kéo dài 43 tiếng đưa anh đến nhà ga cao nhất thế giới tại Tây Tạng. Miên man qua những thảo nguyên mênh mông nắng gió, bao đồng cải vàng rực rỡ hay những triền núi phủ trắng tuyết, đoàn tàu đưa Tâm đến gần Lhasa. Thủ đô hành chính của Tây Tạng hiện ra với một vẻ ngoài khác xa trong trí tưởng tượng của anh. Không hề hoang sơ, Lhasa hiện đại với những cung đường cao tốc và nhà cao tầng hiện đại. Đoạn đường đẹp nhất khi đi Lhasa đối với anh là quãng đến hồ thiêng Namtso của Tây Tạng.

Dù tọa lạc ở một nơi xa xôi, Larung Gar vẫn vươn lên phát triển thành một trong những viện nghiên cứu Phật giáo lớn nhất thế giới.

Khép lại những dòng tâm sự, Tâm nói chuyến đi để lại nhiều suy tư về phận người, về cái gọi là “tự do” và quan niệm thế nào là hạnh phúc mà mỗi người, mỗi dân tộc đang định nghĩa cho riêng mình.

Học viện Phật giáo Larung Gar nằm trong thung lũng Larung, nằm cách thị trấn Serta, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km.

Theo Telegraph, có tới 40.000 vị tăng ni phật tử tu tập tại học viện này vào năm 2023.

Đường lên Himalaya.

Bò yak lông đen được người Tây Tạng chăn thả trên đồi để lấy thịt, sữa, da và lông.

Vị thầy cúng đang hành lễ. Sau khi cầu nguyện cho những người đã khuất, thầy cúng sẽ dùng dao rạch những thi thể ra cho đàn kền kền “hành sự”.

Nơi treo tóc của người quá cố.

Hộp sọ của người đã khuất được treo chung một nơi.

Hồ thiêng Namtso của Tây Tạng. Những con bò yak trắng thường được người dân “ăn vận” đẹp và phục vụ du khách chụp hình bên hồ nước.

Đoàn tàu chạy từ Trung Quốc đến thủ đô Lhasa đi qua những cánh đồng cải bạt ngàn.

Theo Vnexpress

Đăng bởi: Khá Nguyễn Đàm

Từ khoá: Chàng trai Việt lần đầu chứng kiến tục thiên táng ở Tây Tạng

Chạm Ngõ Lhasa, Thánh Địa Của Tây Tạng

Trong tiếng Tây Tạng, Lhasa có nghĩa là Thánh địa hoặc Đất Phật. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Tây Tạng. Lhasa cũng đã được bổ nhiệm là một trong 24 thành phố lịch sử và văn hóa của Trung Quốc.

  

Chuyến hành trình đi Tây Tạng từ Hà Nội ghé ngang Lhasa, qua các địa danh tu viện, chùa, cung điện… sẽ giúp du khách khám phá trọn vẹn miền đất Phật linh thiêng này.

Cung điện Potala Đền Jokhang

Một điểm tham quan không thể bỏ qua khác khi đi Tây Tạng từ Hà Nội là Đền Jokhang. Nó được bao quanh bởi Barkhor Street ở trung tâm của Lhasa. Là trung tâm tâm linh của vùng đất thánh, ngôi đền được trang trí rất phong phú với những nét đặc trưng của Tây Tạng. Đó là nơi du khách có thể đến để chiêm nghiệm văn hóa địa phương nơi đây.

Barkhor

Để đến thăm đền Jokhang, bạn phải đi qua đường Barkhor. Đối với du khách, đây cũng là một con phố thương mại với rất nhiều tác phẩm nghệ thuật và đồ lưu niệm đặc trưng của địa phương. Trải dài suốt dọc con đường là các cửa hàng và quầy hàng với vô số sản vật độc đáo của xứ Tạng: từ quần áo, trang sức, bình, bát, các vật dụng hàng ngày đến thảm, tranh, dao, mũ và các đồ thủ công mỹ nghệ… Thậm chí, tới Barkhor, du khách còn có thể tìm thấy được vô số các đồ Pháp khí Phật giáo như tranh thangka, tượng Phật, kinh luân, đèn bơ, cờ nguyện, tràng hạt hay các tập kinh điển thường dùng. Các món quà lưu niệm nho nhỏ cũng được bày bán ở đây.

Tu viện Sera

Tu viện Sera là 1 trong 3 tu viện lớn nhất và quan trọng nhất của người Tạng được xây dựng năm 1419, nằm ở phía bắc của thành phố, cách trung tâm 5km. Điểm nổi bật của Tu viện là nơi các Lạt ma tranh luận về Học thuyết Phật giáo. Cuộc tranh luận được tổ chức từ 15:30 đến 16:30 mỗi ngày trừ thứ bảy và chủ nhật.

Tu viện Drepung

Cung điện Norbulingka

Norbulingka là công trình kiến trúc độc đáo nằm ở phía Tây thành phố Lhasa, không xa cung điện Potala cho lắm. Cung điện này còn có tên gọi khác là cung điện mùa hè của Đức Dalai Lama, được xây dựng vào thế kỷ 18. Norbulingka là một công trình kiến trúc lớn với quần thể gồm một tu viện, bốn khu cung điện lớn và một khu vườn cực kỳ rộng lớn với thiết kế xen lẫn nhiều phòng ốc. Đây cũng là nơi đánh dấu các sự kiện chính trị mang tính lịch sử của Tây Tạng. Thế nên khi đi Tây Tạng từ Hà Nội bạn đừng bỏ qua điểm đến hấp dẫn này.

Địa điểm ăn uống ở Lhasa

Các nhà hàng ở Lhasa được xem là nơi phục vụ thức ăn tốt nhất ở Tây Tạng. Các món ăn ở nơi đây bao gồm ẩm thực Tây Tạng, ẩm thực Tứ Xuyên và các món ăn theo phong cách phương Tây. Một số nhà hàng – khách sạn thậm chí còn phục vụ các món của Nepal và Ấn Độ. Hầu hết các nhà hàng có thể được tìm thấy tập trung xung quanh đền Jokhang và đường Barkhor, trung tâm của Thành phố Lhasa, để du khách có thể tìm thấy những địa điểm ăn uống trong tầm tay. Bên cạnh những nhà hàng nói trên, chợ đêm trên đường Duosenge là một nơi thú vị, nơi bạn có thể mua đồ ăn đường phố và đồ uống với giá cả rất hợp lý.

Mua gì ở Lhasa?

Đồ vàng và bạc của Tây Tạng là một món quà lưu niệm địa phương thường được du khách mua cho bản thân hoặc làm quà tặng. Những mặt hàng thủ công và hàng hóa tại vùng đất linh thiêng độc đáo này được đánh giá rất cao, và chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Thangka là một loại tranh cuộn sử dụng các đường nét phức tạp, đủ loại màu sắc tươi sáng và mang hương vị tôn giáo. Hầu hết các Thangka tập trung vào các mô típ của Phật giáo Tây Tạng. Nó thường được thực hiện bằng cách vẽ, thêu hoặc đôi khi được khâu bằng ngọc trai. Thangka được đánh giá cao về độ chính xác, cân bằng và đa dạng. Ngoài ra nhiều du khách đi Tây Tạng từ Hà Nội còn thích mua thuốc thảo mộc ở Tây Tạng như nghệ tây, sen tuyết. Những nơi tốt nhất để mua thuốc Tây Tạng là Bệnh viện Tây Tạng, ngay đối diện Quảng trường Đền Jokhang hoặc công ty dược phẩm ở ngoại ô phía tây Lhasa.

Theo Anh Tran (Wiki Travel)

Đăng bởi: Thỏ Ngọc

Từ khoá: Chạm ngõ Lhasa, thánh địa của Tây Tạng

Trước Khi Du Lịch Tây Tạng Bạn Chuẩn Bị Gì?

Rèn luyện sức khỏe

Đây là phần quan trọng nhất trong chuyến du lich Tay Tang, sức khỏe chính là một yếu tố cần thiết hàng đầu quyết định một người có thể đi du lịch hay không. Những người thường xuyên ốm yếu, say xe, đau nhức xương khớp thì sẽ khó lòng tận hưởng được chuyến đi. 

Vì thế cho nên, để đi du lịch Tây Tạng, trước hết việc rèn luyện sức khỏe rất cần được ưu tiên. Hàng ngày, bạn chọn ra những bài tập rèn luyện sức bền, sự dẻo dai và chịu khó ăn uống đầy đủ, tăng sức đề kháng. Để có một chuyến đi ý nghĩa và thú vị thì tốt nhất là bạn nên rèn luyện sức khỏe trước khi đi 2-3 tháng. Nếu bạn cảm thấy sức khoẻ của mình không quá tốt thì nên đi tour du lịch Tây Tạng sẽ hạn chế việc mất sức và ảnh hưởng tới sức khoẻ. 

Tính toán tiền bạc, chi phí 

Tây Tạng được biết đến là một cao nguyên có độ cao trên 3000m ở phía sườn Đông của dãy núi Himalaya, thuộc sự quản lý của Trung Quốc nên bạn chỉ cần đổi một ít tiền đủ dùng hoặc mua sắm lặt vặt là được. Đi du lịch Tây Tạng, du khách nên chuẩn bị tiền đô la Mỹ hoặc tiền nhân dân tệ, trung bình khoảng 3000USD. Phần ngân sách này chỉ bao gồm những nhu cầu cơ bản như di chuyển, ăn ở, khách sạn, mua sắm nếu cho người thân thì bạn sẽ cần nhiều hơn. Và đặc biệt kinh phí có thể biến động tùy theo thời điểm mà bạn đi tour du lich Tay Tang, thời gian bạn lưu trú hoặc số lượng người trong đoàn. 

Xin visa đi du lịch Tây Tạng

Để đi du lich Tay Tang thì trước hết bạn cần có visa Trung Quốc, thông qua một tổ chức du lịch có uy tín để chuẩn bị giấy tờ và tiến hành xin cấp giấy phép. Giấy phép để được đi vào vùng đất huyền bí này chỉ được cấp trước chuyến đi 20 ngày theo 3 loại chính liệt kê như sau:

Giấy thông hành để bạn ra vào khu tự trị

– Giấy phép để bạn đi vào các khu vực có sự hạn chế ngoại trừ thủ phủ Lhasa Alien’s Travel Permit.

– Giấy phép để bạn đi vào khu vực do quân đội quản lý Military Permits, Kailash và Everest Base Camp.

Chuẩn bị đồ ăn thức uống và thuốc thang

Đối với đồ uống thì bạn nên dùng đồ nóng để giữ ấm bụng và trà gừng là loại đồ uống được ưu tiên hàng đầu. Bạn có thể mua trà gừng dạng gói để khi cần chỉ việc khuấy cùng ít nước sôi là dùng được ngay. 

Sự biến đổi khí hậu khi đi du lịch Tây Tạng là rất lớn bởi vì độ cao và không khí loãng, ở Lhasa vào tháng 4, cuối xuân đầu hè là thời điểm khá dễ chịu, song nhiệt độ chênh lệch ngày đêm có thể là 10 – 200. Vì vậy, nếu muốn trang bị đi Tây Tạng đầy đủ, bạn cần phải có các loại thuốc cảm sốt, thuốc dạ dày, dầu gió, thuốc đau đầu, đau bụng, miếng giữ nhiệt và các loại thuốc cần thiết khác.

Trang phục khi đi Tây Tạng cần chuẩn bị những gì?

Trang phục khi đi du lịch Tây Tạng cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ. Tùy từng thời điểm khác nhau để chọn loại trang phục phù hợp, đa số sẽ là những bộ rất dày để giữ ấm. Tuy nhiên, tùy vào từng độ cao và thời điểm trong ngày mà nhiệt độ có thể khác nhau, trong ngày nếu không hoạt động nhiều quá mức thì sẽ không có mồ hôi nhiều và không cần phải thay đổi quần áo, nên sẽ không cần thiết đem quá nhiều. Có những người dễ ra mồ hôi thì sẽ cần chuẩn bị nhiều bộ hơn hoặc những người muốn thay đổi để có bộ ảnh đẹp thì sẽ cần đa dạng hóa hành trang của mình.

Nếu bạn phải di chuyển đến những nơi có độ cao lớn như Everest Base Camp thì cần chuẩn bị đầy đủ khăn, tất, găng tay, túi ngủ nếu như bạn không muốn nhiễm lạnh vì phải thức đêm ở nơi có nhiệt độ thấp. Dù bạn chọn trang phục như thế nào đi nữa, bạn cần ưu tiên độ thoải mái vì thường sẽ phải di chuyển nhiều. 

Dù trời lạnh nhưng thời tiết ở Tây Tạng lại rất hanh khô. Vì thế cho nên trong chuyến du lịch Tây Tạng của mình, bạn cần trang bị thêm cả sáp dưỡng ẩm, son dưỡng môi chống nẻ, kem chống nắng, kính chống tia UV, khẩu trang, khăn quàng…

Đăng bởi: Lê Quỳnh

Từ khoá: Trước khi du lịch Tây Tạng bạn chuẩn bị gì?

Chàng Trai Mỹ 5 Tháng Rong Ruổi Khắp Đông Nam Á

Tạm gác công việc ở Tập đoàn Microsoft, chàng trai 22 tuổi Aaron Budnick quyết định thực hiện chuyến ngao du các nước Đông Nam Á.

Aaron Budnick, 22 tuổi, tốt nghiệp Đại học Syracuse tháng 5/2014, và chưa có bất kỳ dự định nào cho tương lai. Đến tháng 10/2014, anh được mời vào làm việc tại Tập đoàn hàng đầu thế giới Microsoft (bang Seatle, Mỹ). Và đến lúc này, Aaron Budnick đã quyết định hoãn nhận công việc mới đến tháng 6/2023 để thực hiện chuyến du lịch bụi qua một số nước Đông Nam Á.

Điểm đến đầu tiên của chàng trai này là miền Nam Thái Lan, sau đó ngao du theo cách riêng của mình ở Campuchia và Việt Nam, trở lại miền Bắc Thái Lan và kết thúc hành trình tại Indonesia. Anh chỉ mang theo một ba lô nhẹ nhàng và thứ không thể thiếu là quyển sách cẩm nang du lịch vùng Đông Nam Á. “Đó là thời điểm khởi đầu cho các chuyện du lịch bụi của tôi. Đó là nơi tôi chưa biết nhiều, không hiểu ngôn ngữ và điều mạo hiểm nhất là tôi chưa biết sẽ phải đi những đâu”, Budnick chia sẻ.

Chàng trai Budnick bắt đầu chuyến đi của mình ở miền Nam Thái Lan.

Khi sang Campuchia, Budnick đến tham quan đền Ta Prohm, nằm trong quần thể Angkor Wat, Siem Reap. Nơi đây từng được đế chế Khmer sử dụng, nhưng sau đó bị bỏ hoang.

Budnick đã leo lên một ngọn núi nhỏ để ngắm nhìn một trong những ngôi làng nghèo ở Campuchia, nơi mà những ngôi nhà được xây dựng trên những cây cột dưới nước. Ngoài ra, anh còn trải nghiệm đi xe tuk tuk qua nhiều nơi nhưng chỉ mất khoảng 1 đô la.

Trong thời gian ở Campuchia, Aaron đến thăm Cánh Đồng Chết ở Phnom Penh, nơi hàng triệu người Campuchia đã bị sát hại bởi chế độ Khmer Đỏ, dành nhiều thời gian trên bãi biển khi ở Sihanoukville, một thị trấn trên bờ biển phía Tây Nam của Campuchia.

Budnick ghé đến tỉnh nhỏ nhất ở Campuchia là Kep để tham quan chợ cua và khám phá cuộc sống của người dân địa phương.

Lái xe ở Việt Nam

Sau khi rời khỏi Campuchia, Budnick mua chiếc xe Win trên đường phố ở TP HCM và lái nó để đi gần 3.218 km về Hà Nội. Anh ta cho biết: “Rất dễ dàng tìm thấy những chiếc xe như thế ở Việt Nam, bởi vì rất nhiều người thường xuyên đi từ Nam ra Bắc, hay Bắc vào Nam. Aaron cho biết: “Anh không biết cách để lái xe máy, nhưng chỉ học lái một chút trong những giờ cao điểm và đó là một trải nghiệm đáng nhớ”.

Lái xe ở Việt Nam được xem là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của Budnick

Trong hành trình khám phá Việt Nam, Budnick cùng phượt chung với một người bạn du lịch ba lô khác mà anh kết giao trên đường đi, trải nghiệm mọi cung đường nguy hiểm, quanh co và ngắm cảnh đẹp trên dải đất hình chữ S. Anh cũng dừng chân ở Mũi Né, một thị trấn ven biển với những bãi biển xinh đẹp và những cồn cát trắng, đỏ kéo dài bất tận.

Budnick vui vẻ cho biết: “Người Việt Nam rất thân thiện và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Trong chuyến đi, tôi có gặp một gia đình người Việt sống ở nông trại. Tôi dành thời gian cả ngày với họ, tìm hiểu cuộc sống của họ. Đặc biệt, tôi được đối xử rất tốt và được chiêu đãi một bữa ăn truyền thống rất tuyệt vời.”

Quay lại mảnh đất Thái Lan

Sau thời gian ở Việt Nam, Budnick đi du lịch đến miền Bắc Thái Lan. Anh đã đến thăm ngôi chùa Phật ở thành phố Chiang Mai. “Khi chúng tôi đến thăm, có một buổi lễ đang diễn ra, vì vậy có thể nghe thấy những lời cầu nguyện”, Budnick chia sẻ thêm.

Anh và một người bạn đến tham quan khu bảo tồn voi, nơi mà mọi người giúp cưu mang và nuôi dưỡng chúng để có cuộc sống tốt hơn. Budnick nói du khách không được phép cưỡi voi, vì nó gây áp lực cho chúng.

Trên đường đến Chiang Mai, Budnick đến hẻm núi Pai tìm vách đá cao để có tầm nhìn tốt và ngoạn mục về phía thung lũng Pai. Ngoài ra, anh ta còn được dịp đón năm mới ở Chiang Mai, cùng với những người bạn đồng hành trên chuyến đi để tận hưởng những món ngon địa phương và chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, thông tin về lịch trình đi của mỗi người.

Vào một buổi sáng, Budnick dừng chân tại chùa Wat Phra That Doi Suthep, ở Mae Hong Son, miền Bắc Thái Lan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố thấp thoáng trong sương mù bồng bềnh ngay bên dưới. Budnick bị ấn tượng bởi phong cách kỳ lạ và độc đáo của ngôi chùa Wat Rong Khun, nơi mọi người hay tới cầu nguyện để tránh những điều xấu có thể xảy ra.

Hành trình biển đảo Indonesia

Sau khi nghi lễ đánh cá Nyale kết thúc, các thuyền câu sẽ ra biển để thực hiện nghi thức thả lưới mẻ đầu tiên, những chú cá Nyale trong mẻ lưới đầu tiên sẽ được dùng trong buổi tiệc lúc hoàng hôn.

Sau khi rời khỏi miền Bắc Thái Lan, Budnick trải nghiệm theo cách của mình để khám phá Indonesia, điểm dừng đầu tiên là ngôi chùa khỉ Uluwatu, ở Bali. Ngoài ra, Budnick cũng đã xuống bãi biển nơi ngôi chùa này, một bãi biển bí mật chỉ có thể tiếp cận được bằng cách leo xuống những bậc thang gồ ghề. Budnick sau đó thực hiện chuyến khám phá bằng thuyền từ đảo Lombok đến Gili Trawangan, một trong ba quần đảo Gili nằm ở ngoài khơi bờ biển phía Tây Bắc Indonesia. Tại đây, Budnick đã trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc từ lúc tận hưởng và ngắm đại dương bao la, đắm mình trên những bãi biển trong xanh cho đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàng hôn rực đỏ sau dãy núi.

Khi trở về đảo Lombok, Budnick được các chủ khách sạn mời anh và bạn bè cùng hòa mình trong lễ hội đánh cá Nyale hàng năm của người dân địa phương. Trong những ngày này, ở Lombok sôi động hẳn ra vì có cả ngàn ngư dân tụ hội về đây tham gia nghi thức lễ hội đánh cá Nyale. Họ ca hát, cầu thần biển với những nghi thức truyền thống Saksa rất vui và lạ.

Ở Lombok, Budnick dành khá nhiều thời gian của mình ở các bãi biển yên bình.

Theo Ngoisao.net

Đăng bởi: Nhựt Huỳnh

Từ khoá: Chàng trai Mỹ 5 tháng rong ruổi khắp Đông Nam Á

Những Nhà Thờ Kiến Trúc Pháp Nổi Tiếng Ở Việt Nam

Qua nhiều năm, các công trình do người Pháp xây dựng vẫn còn được sử dụng và thu hút đông du khách tham quan.

Những nhà thờ kiến trúc Pháp nổi tiếng ở Việt Nam

Nhà thờ Đức Bà, TP HCM: Nhà thờ Đức Bà hay còn gọi là Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, tọa lạc ở quận 1. Công trình do kiến trúc sư J.Bourard thiết kế từ thời Pháp thuộc. Vật liệu xây dựng nhà thờ như xi măng, sắt thép đến ốc vít đều được mang từ Pháp sang. Ảnh: Nguyễn Thành.

Thánh đường dài 93 m, nơi rộng nhất 35 m, cao 21 m (tính đến mái vòm), sức chứa tối đa 1.200 người. Công trình khánh thành năm 1880. Từ tháng 7/2023, nhà thờ bước vào giai đoạn trùng tu, dự kiến trong 2 năm, tạm dừng đón khách tham quan để đảm bảo an toàn. Ảnh: Quỳnh Trần.

Công trình có một tháp chính và hai tháp phụ. Tháp chính có độ cao 52,6 m; trên đỉnh gắn một cây thánh giá cao 3 m; bên trong là 5 quả chuông có tổng trọng lượng là 5,5 tấn. Hai tháp phụ có nhiều cửa sổ với hoa văn tinh tế. Thánh đường bên trong khá bề thế. Cùng với mặt tiền, hai hàng cột bên trong nhà thờ được đánh giá là những nét đẹp nhất của cả công trình. Bệ thờ được làm từ đá cẩm thạch mang từ Italy sang. Ảnh: Phong Vinh.

Nhà thờ Con Gà, Đà Lạt: Nhà thờ Con Gà khởi công xây dựng từ năm 1931 và hoàn thành vào năm 1942. Với lối kiến trúc theo trường phái Roman, nơi đây là một trong số kiến trúc Pháp lâu đời còn sót lại tại Đà Lạt. Nhà thờ được xây theo hình chữ thập, dài 65 m, cao 47 m. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được xây đối xứng. Từ tháp chuông của nhà thờ, người ta có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố. Ảnh: Phong Vinh.

Tên chính thức của công trình là Nhà thờ Chính tòa Thánh Nicôla Bari hay Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt. Sở dĩ, nơi này được nhiều người gọi là Nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh cao nhất của công trình có tượng một con gà bằng đồng cao 66 cm. Bên trong gồm 3 không gian chính: một gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ hai bên. Hệ thống cột được thiết kế đối xứng, nối với nhau bởi những mái vòm. Ảnh: Phong Vinh.

Nhà thờ Buôn Hồ, Đắk Lắk: Mang dáng dấp gần giống nhà thờ Đức Bà ở TP HCM, nhà thờ ở thị xã Buôn Hồ là một điểm đến nổi bật ở Tây Nguyên. Công trình mang phong cách Gothic, có mái vòm và tháp chuông đôi cao vút. Phần tiền đường gọi là Quảng trường Huynh đệ. Ảnh: Kiều Oanh.

Nhà thờ Chính tòa, Đà Nẵng: Nhà thờ Tourane (thời Pháp thuộc) hay còn gọi là nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu hoặc nhà thờ Chính tòa, được khởi công từ tháng 2/1923 trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú, Đà Nẵng) do linh mục Vallet thiết kế và chủ trì xây dựng. Người dân địa phương hay gọi công trình bằng một cái tên gần gũi là nhà thờ Con Gà, bởi trên nóc nhà thờ có tượng con gà màu xám đặc trưng. Ảnh: @x191225x.

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với những mái vòm uốn cong, rộng, tường xây cao và nhiều cửa sổ. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung. Nhà thờ có chiều dài 64,5 m, rộng 20,5 m và hai tháp chuông cao 31,5 m với những trụ đá to nặng bốn góc. Ảnh: Giang Huy.

Theo Di Vỹ/Vnexpress

Đăng bởi: Thành Trần Văn

Từ khoá: Những nhà thờ kiến trúc Pháp nổi tiếng ở Việt Nam

Thích Thú Với Clip Ba Chàng Trai “Nhảy Múa” Qua 23 Quốc Gia

Ba chàng trai người Ireland mới đây đã làm “dậy sóng” cộng đồng mạng khi tải lên Youtube clip ghi lại hình ảnh họ nhảy múa qua 23 quốc gia chỉ trong… một bài hát.

Ba chàng trai người Ireland là Kevin Cobbe, Chris McGrath và Iain McNamara (cả ba cùng 26 tuổi) đã quyết định bỏ việc và đi du lịch bụi vòng quanh thế giới, bắt đầu từ tháng 5 năm 2013. Những người bạn từ thời thơ ấu này cùng có chung một niềm khát khao là quảng bá hình ảnh Ireland ra toàn thế giới như một địa điểm học tập và sinh sống tuyệt vời. Họ cùng lập nên trang blog chúng tôi để làm tài liệu du lịch cho chuyến đi của mình đồng thời tạo nên một nét văn hóa của người Ireland ở nước ngoài.

Trong chuyến hành trình du lịch vòng quanh thế giới của mình, họ đã đặt chân tới 23 quốc gia. Tuy nhiên, vì không có nội dung để gửi những tấm bưu thiếp từ mỗi địa điểm du lịch, nên họ đã quyết định thực hiện một clip sáng tạo. Với sự hỗ trợ của một chiếc máy ảnh giá rẻ và một chân máy, họ đã tự quay phim cảnh nhảy nhót của chính mình tại mỗi địa điểm họ tới thăm.

Họ đã chỉnh sửa các cảnh quay trên hành trình của mình và tải clip lên Youtobe sau khi họ quay trở về nhà. Với những điệu nhảy đá chân khá hài hước, trên những bối cảnh tuyệt đẹp từ Việt Nam đến Brazil và Sydney đến Hồng Kông…, chỉ trong 24 giờ sau khi tải lên, clip đã được lan truyền một cách chóng mặt và thu hút gần 100.000 lượt xem.

Các chàng trai đều chưa từng được học qua các điệu nhảy của Ireland, và họ cho biết chỉ nhảy ngẫu hứng theo cách riêng của mình.

Trở về nhà sau chuyến đi “để đời” của mình, ba chàng trai Iain, Kevin và Chris đã quay trở lại với cuộc sống thường ngày và bắt đầu tìm kiếm việc làm.

Với khuôn mặt vui vẻ, các chàng trai người Ireland đi du lịch vòng quanh thế giới để chia sẻ niềm say mê và tự hào của họ đối với quê hương.

Các chàng trai đang thể hiện “kỹ năng” nhảy múa của mình trên bãi biển Rio de Janeiro, Barazil.

Các chàng trai cho biết họ khá bối rối khi nhảy các động tác truyền thống của quê hương.

Các chàng trai người Ireland muốn trình diễn khả năng nhảy múa của mình trên toàn thế giới.

Các chàng trai chia sẻ thách thức lớn nhất họ gặp phải là việc bảo vệ chiếc máy ảnh của họ.

Hình ảnh họ nhảy múa ở Bagan, Myanmar.

Các chàng trai đang giới thiệu với các bạn sinh viên Việt Nam về đất nước của mình tại công viên 30/4, Quận 1.

Theo Dailymail

Đăng bởi: Như Nguyệt

Từ khoá: Thích thú với clip ba chàng trai “nhảy múa” qua 23 quốc gia

Cập nhật thông tin chi tiết về Chàng Trai Việt Lần Đầu Chứng Kiến Tục Thiên Táng Ở Tây Tạng trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!