Bạn đang xem bài viết Chiêm Bái Đất Phật, Vãn Cảnh Tiên Tại Chùa Thầy Quốc Oai được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nằm ở ngoại ô Hà Nội, chùa Thầy là một trong những trung tâm Phật giáo cổ tại Thăng Long. Mối quan hệ với tầng lớp triều đình Lý, Hậu Lê đã để lại lượng di sản văn hóa cân bằng cả về chất và lượng.
Chùa Thầy ở đâu?Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ Thiên Phúc tự nằm dưới chân núi Sài. Chùa thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 25km theo hướng tây Nam. Theo tên Nôm, Sài Sơn được gọi là núi Thầy nên chùa cũng được gọi tương tự.
Chùa Thầy được xây dựng vào thời nhà Đinh, gắn liền với quá trình tu hành tu hành đến ngày thoát xác của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong khi đó, chùa Láng lại gắn liền với khoảng thời gian đầu đời của Ngài.
Lịch sử chùa Thầy Quá trình xây dựng và cải tạoBan đầu, chùa vốn chỉ là một am nhỏ có tên Hương Hải. Trụ trì chùa Thầy lúc đó là Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Vua Lý Nhân Tông cho dựng lại thành 2 cụm gồm chùa Cao còn gọi Đỉnh Sơn Tự tọa lạc trên núi, chùa Dưới còn gọi là chùa Cả, Thiên Phúc Tự.
Đến đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc cho tiến hành việc trùng tu, dựng điện Phật, điện Thánh, nhà hậu, nhà bia rối đến gác chùa.
Tương truyền rằng chùa được dựng trên thế đất hình Rồng. Theo đó, ngọn Long Đẩu ở phía trước, bên trái chùa, còn lưng và bên phải dựa vào Sài Sơn. Nằm giữa núi Long Đầu và Sài Sơn là hồ Long Chiểu (Long Trì) tương tự vị trí hàm rộng.
Tiểu sử Thiền sư Từ Đạo HạnhLại kể tới Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra khác biệt với người cùng trang lứa. Khi trưởng thành, Ngài đỗ đầu khoa Bạch Liên nhưng không làm quan. Chính mối thù cha đã giúp Thiền sư quyết theo đường tu đạo, sau đó cùng thầy Giác Hải, Không Lộ qua Ấn Độ học pháp thuật.
Sau khi trở về, Ngài tới núi Sài tụng tập ngày đêm ngày. Khi trả thù xong, Thiền sư đi khắp tứ hải để mở rộng lòng thiền, ngộ ra tâm ấn. Hành trình kết thúc cũng là lúc Ngài trở về giảng đạo, hái thuốc, tổ chức trò chơi cho dân địa phương, đặc biệt là múa rối nước.
Chính vì lẽ đó, người dân Ngài bằng Thầy vừa kính cẩn vừa gần gũi. Chùa và núi Ngài tu cũng gọi là chùa Thầy, núi Thầy.Thậm chí tổng này trong dân gian còn gọi là tổng Thầy.
Một điều nữa là thuyết chuyển thế của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo tương truyền có 3 vị vua được cho là hóa thân của Thầy là Lý Thần Tông, Lê Thần Tông và Lê Hiến Tông.Trong đó, thuyết chuyển thế thành vụ Lê Hiến Tông xuất phát từ việc mẹ Ngài tới cầu tự tại chùa Thầy trước năm 1461.
Cách di chuyển tới chùa ThầyChùa Thầy chỉ cách trung tâm khoảng 20km nên cung đường di chuyển khá thuận tiện. Tùy vào điều kiện, bạn có thể chọn đi bằng xe máy, ô tô hoặc xe bus.
Đi xe bus: Bạn bắt chuyến bus 73 Bến xe Mỹ Đình – Chùa Thầy đi khoảng 1 tiếng là tới. Do mỗi ngày chỉ có 6-10 chuyến, khoảng 10-20 phút/1 chuyến, bạn tốt nhất nên kiểm tra lịch chạy để căn thời gian cho chính xác.
Kiến trúc di tích chùa ThầyChùa Thầy gồm nhiều kiến trúc nhỏ hợp thành “nội tiền công, hậu nhất, ngoại quốc”.
Thủy đìnhThủy đình được dựng lên ở giữa hồ Long Trì khoảng thời Hậu Lê. Chùa xây theo lối phương đình với 1 gian 2 dĩ. Phần mái chồng hai tầng, 8 mái, các góc hình. Chùa được chúa Trịnh Sâm cùng vợ là bà Tuyên phi Đặng Thị Huệ xây dựng lên
Tổng thể Thủy đình được chia thành 2 cấp. Phần giữa ngập nước,trong khi 2 bên cao nổi trên mặt nước. Khu vực này cũng là nơi biểu diễn rối nước.
Chùa Hạ (Tiền đường)Chùa Hạ gồm 3 gian, 2 chái với kích thước 20x5x5,2m. Chùa cao hơn sân chùa 1m. Kết cấu có 4 hàng chân cột, mái mũi hài, 4 đầu đao cong lên. Bộ mái chạm khắc hình lân, rồng, makara.
Chùa Hạ bài trí tượng Đức Ông, Thánh Hiền. Hệ thống cửa theo kiểu bức bán, ván nong kiểu lá gió. Hai đầu hồi tạo hình kiểu vỉ ruồi, khắc hình mặt trời, hoa cúc xen lẫn mây hình mác.
Chùa Trung (Thượng điện)Chùa Trung gồm 3 gian, 2 chái với kích thước 20×9,5×5.5m. Nền chùa cao hơn chùa Hạ 0.5m. Trong Thượng điện đặt khám thờ với hệ thống cửa bức bàn gỗ khá thoáng. Mái lợp ngói kiểu mũi hái, các góc hình đầu đao cong vút.
Chùa Thượng (Điện Thánh)Chùa Thượng nằm tách biệt hẳn ở đỉnh núi. Chùa gồm 1 gian 2 chái với kích thước 14.7×11.7x6m. Trong bộ khung chùa có 1 cột gỗ ngọc am, 1 cột gỗ chò vẩy. Bên trong trang trí khá ít song bên ngoài lại chạm trổ cực kỳ phong phú như rồng, phượng, vân mây, cánh sen,…
Đây là nhà thánh đặt tượng Di Đà Tam Tôn, Thích Ca, 3 kiếp Thiền sư Từ Đạo Hành. Ban thờ Lý Thần Tông đặt 1 đôi phượng hoàng, 2 tượng Phỗng đời Lê. Phía sau chùa là hệ thống bạc đá điêu khắc thời Trần.
Cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên2 cầu này được dựng lên từ sân nhìn ra hồ Long Trì trông như 2 râu giống. Địa điểm này được xây bởi Phùng Khắc Khoan vào năm 1602. Nếu cầu Nhật Tiên dẫn tới hòn đảo có đền thờ Tam Phủ thì cầu Nguyệt Tiên dẫn lên núi.
Đền Tam PhủĐền Tam Phủ nằm trên hòn đảo nhỏ, nơi cầu Nhật Tiên dẫn đến. Đền có kích thước 7x5m với 3 gian 2 dĩ nhỏ, 4 lá mái. Đền được dựng lên từ đá tổ ong với ngói mũi hài, lá mái tàu đao, bộ khung kiểu chồng rường bảy hiên. Theo nghiên cứu, ngôi đền này mới được dựng vào triều Nguyễn.
Hang Cắc Cớ chùa ThầyHang Cắc Cớ được ví như Sơn Đoòng thu nhỏ. Để đến được hang, bạn cần vòng qua sau chùa rồi leo một đoạn qua khối đá sắc. Khi tới nên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đặc sắc và cực kỳ linh thiêng.
Hệ thống tượng thờ tại chùa Thầy Tượng Di Đà Tam TônTuy nhiên, những pho tượng kỳ công nhất chủ yếu nằm tại chùa Trên. Ở vị trí cao nhất là tượng Di Đà Tam tôn tạc thời Mạc với tượng Phật A Di Đà ở giữa. Tượng Quan Thế m đặt bên phải ngồi co chân phải, buông chân trái, tay cầm phất trần. Pho Đại Thế Chi đặt bên còn lại, ngồi khoanh chân, 2 tay bắt ấn mặt phùng.
Phía dưới là tượng Thiền Sư Đạo Hạnh ở kiếp đầu, tạc khoảng thế kỷ 19. Ngài ngồi xếp tròn trên bệ sen đặt trên sư tử, dưới cùng là bệ bát giác. Tượng tạc đội mũ hình hoa sen, mang áo vàng. Khuôn mặt thể hiện rõ nét khắc khổ.
Vào năm 2014, 3 pho tượng Di Đà Tam tôn được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Tượng Thiền sư 3 kiếpTiếp đến, bên phải tượng Thiền sư đặt pho tượng miêu tả kiếp Vua Lý Thần Tông khoác long bào, ngồi ngai vàng. Phía bên trái đặt pho tượng miêu tả kiếp Thánh có cốt tre.
Điều độc đáo là tượng Thánh có thể cử động, xưa kia còn tự động nhổm được lên khi có người vào. Điều này thể hiện rõ dấu ấn của nghệ thuật múa rồi xứ này. Sau quan nhà Nguyễn cho rằng điều này không cần thiết với một vị thánh nên tháo kết cấu khớp nối để tượng ngồi yên.
Cả 4 bức tượng Tam Tôn và Thiền sư được đặt bế đá tạc thời Trần. Bệ làm theo hình hoa sen, bộ mặt khắc rồng, hoa lá, đồng thời chạm thần điểu Gauruda tại 4 góc.
Tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Bàn thờ Phật tại Thượng điện
Cận cảnh tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Các pho tượng khácHiện số tượng Phật tại chùa Thầy là 36 pho, xếp thứ 3 về lượng tượng cổ chỉ sau chùa Mía (252 pho) và chùa Cói (37 pho). Trong đó, tòa Điện Phật đặt 6 lớp tượng.
Tại chùa Hạ, các pho tượng miêu tả hình Đức Ông, bên cạnh là bình phong mô tả địa ngục. Các pho tượng Kim Cương đều mô tả tư thế mạnh mẽ, sinh động. Đặc biệt, 2 pho tượng Hộ pháp tại chùa Trung được công nhận lớn nhất tại Việt Nam. Tượng Hộ pháp cao tới 4m, dù làm bằng đất thó, giấy bản, mật, trứng vẫn giữ được hình dáng sau hơn 300 năm.
Ngoài ra, chùa còn đặt pho tượng cha mẹ Thiền Sư là ông Từ Vĩnh, bà Tăng Thị Loan cùng đồng đạo của Ngài là Thiền sư Minh Không, Thiền sư Giác Hải. Một số bức tượng khác có thể kể tới như Di Lặc, Thích Ca sơ sinh, Nam tào, Bắc Đẩu, Diệm Nhiên, Chúa Ông, Thổ địa, Thập Bát La Hán,…
Các di sản văn hóa khácNgoài hệ thống tượng điêu khắc kể trên, quần thể chùa Thầy còn lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa có giá trị khác.
Chùa Thầy cầu gì?Người tới chùa Thầy thường cầu rất nhiều điều như bình an, may mắn, sự nghiệp, tình duyên, sự nghiệp. Tuy nhiên, giai thoại nổi tiếng nhất vẫn là cầu tình duyên. Một điều khá thú vị là người ta cho rằng trai gái khi xuống hang Cắc Cớ cần đi nép vào nhau do khá tối. Vì vậy, các đôi dễ nên duyên sau chuyến đi này.
Lưu ý khi đi du lịch chùa
Giá vé tham quan chùa Thầy: 10.000 đồng/1 người.
Không để người dân sắp lễ để tránh bị chém giá cắt cổ.
Nên chú ý tới người thuyết minh chùa. Hỏi trước vụ giá cả để tránh việc mất tiền chúng tôi động Xương khá tối, bạn nên mang theo hoặc thuê đèn pin 5.000 đồng/1 lượt.
Ăn mặc lịch sự, chỉnh tề.
Do đoạn leo lên núi khá trơn, tốt nhất bạn nên đi dép hoặc giày thể thao có độ bám tốt.
Mang theo chút thực phẩm khô, nước uống để nghỉ ngơi dọc đường.
Hỏi trước giá trước khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào..
Đăng bởi: Nguyễn Thuần
Từ khoá: Chiêm bái đất Phật, vãn cảnh tiên tại chùa Thầy Quốc Oai
Tham Quan Đền Thờ Vua Hùng Cần Thơ Vãn Cảnh Và Chiêm Ngưỡng Kiến Trúc Độc Đáo
Địa chỉ đền thờ Vua Hùng ở đâu Cần Thơ?
Đền thờ Vua Hùng Cần Thơ tọa lạc tại đường Võ Văn Kiệt, thuộc phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Đền thờ Vua Hùng có vị trí rất gần với sân bay quốc tế Cần Thơ, vì vậy du khách có thể dễ dàng di chuyển tới địa điểm này.
– Thời gian tham quan: 8h – 18h
– Giá vé: Miễn phí.
Cách di chuyển tới đền thờ Vua Hùng Cần ThơĐền thờ Vua Hùng tọa lạc ngay trung tâm thành phố Cần Thơ
Để tham quan đền thờ Vua Hùng Cần Thơ trước hết du khách cần di chuyển tới trung tâm thành phố Cần Thơ bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như: Máy bay, xe khách hoặc xe máy.
– Máy bay: Du khách khởi hành từ Hà Nội hoặc Sài Gòn du khách có thể đi máy bay tới sân bay Cần Thơ. Từ sân bay tới đền thờ Vua Hùng chỉ 3,2km, bạn có thể đi bộ hoặc đi xe ôm khoảng 6 phút là tới.
– Xe khách: Nếu khởi hành từ các tỉnh lân cận Cần Thơ, du khách có thể đi bằng xe khách tới bến xe Cần Thơ, sau đó di chuyển tới đền Vua Hùng.
– Xe máy: Chủ động nhất du khách có thể đi xe máy từ trung tâm thành phố Cần Thơ tới đền Vua Hùng nhanh nhất là qua tuyến đường Võ Văn Kiệt với khoảng cách 5,4km, thời gian di chuyển khoảng 11 phút.
Chiêm ngưỡng kiến trúc của đền thờ Vua Hùng ở Cần ThơCách di chuyển tới đền thờ Vua Hùng ở Cần Thơ
Bạn đang thắc mắc không biết đền thờ Vua Hùng Cần Thơ có gì? Đền thờ Vua Hùng được xây dựng vào ngày 18/6/2023 với chi phí đầu tư 129,5 tỷ đồng. Đền có diện tích rộng 39.000m2 và được phân thành nhiều hạng mục như:
– Đền thờ chính
– Nhà điều hành
– Nhà dịch vụ
– Nhà bia
– Nghi bôn
– Thảm cỏ.
Đền thờ Vua Hùng được xây dựng trên khu đất rộng lớn
Khu vực cổng chính của đền được xây dựng với kiến trúc sang trọng và ấn tượng với hai chim hạc ở hai bên như đang chào đón du khách thập phương. Đền thờ Vua Hùng ở Cần Thơ được thiết kế tổng thể theo hình bản đồ Việt Nam từ đường Đặng Văn Dày tới khu đền chính.
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ
Đền chính được thiết kế theo mô phỏng về hình trống đồng được cách điệu theo khối tròn và vuông. Thiết kế của đền chính gắn liền với ý nghĩa trời tròn và đất vuông bao bọc 18 cánh chung tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng. Những cánh cung được xây dựng trên 54 khoảng trên hình tròn biểu tượng cho các dân tộc anh em.
Kiến trúc bên trong đền thờ Vua Hùng
Khu vực trung tâm đền thờ Vua Hùng Cần Thơ là nơi đặt tượng bia được thiết kế bằng lợp ngói đỏ, gỗ và xung quanh là hồ nước. Hồ điều hòa của đền được thiết kế theo hình ảnh về một phần của Biển Đông với hình ảnh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cùng với những cây tre, cây dừa nước đặc trưng miền Tây sông nước. Ngoài ra, ngôi đền còn nổi bật với những chi tiết hoa văn được điêu khắc ở trên thân và cánh của công trình thể hiện nét văn hóa đặc sắc của văn hóa dân tộc.
Khu thờ chính của đền thờ các Vua Hùng ở Cần Thơ
Gian chính của đền Vua Hùng rộng 400m2 thờ Quốc tổ Hùng Vương, Lạc Tướng, Tổ phụ Lạc Long Quân, Tổ mẫu Âu Cơ và Lạc Hầu. Tại khu vực này còn có trồng đồng, chuông đồng và trống đồng được mang từ Phú Thọ. Khu chính điện là gian thờ được khắc những chi tiết, hoa văn và phù điêu về truyền thuyết, điển tích và lịch sử.
Tham dự lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương
Khu trưng bày trống đồng tại đền thờ Vua Hùng
Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của đền thờ Vua Hùng Cần Thơ mà còn được tham dự lễ hội được tổ chức vào ngày 10/3 Âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức với những nghi thức trang nghiêm, dâng hương, dâng hoa và nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
Nghi thức trong lễ hội Vua Hùng được tổ chức vào ngày 10/3 Âm Lịch tại Cần Thơ
Đền thờ Vua Hùng ở Cần Thơ còn là nơi tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc sinh sống ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Những hoạt động văn hóa được tổ chức có ý nghĩa tưởng nhớ tới công lao của những bậc tiền nhân đi trước và giúp người dân hiểu rõ hơn về các nghi thức cúng Vua Hùng.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Chương Đỗ
Từ khoá: Tham quan đền Thờ Vua Hùng Cần Thơ vãn cảnh và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo
Bát Bửu Phật Đài – Chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn)
Chùa Phật Cô Đơn ở đâu
Chùa Phật Cô Đơn nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chính Minh khoảng 23km tương ứng với 1h đi bằng ô tô nên bạn cần lưu ý lựa chọn phương tiện di chuyển thuận tiện nhất cho mình.
Phương tiện cá nhân: Tùy theo xuất phát điểm của từng người mà sẽ có hướng đi khác nhau nên cách tốt nhất là bạn tham khảo qua Google Map bên dưới để chọn được tuyến đường phù hợp nhất cho mình.
Xe buýt: Hiện tại chỉ có tuyến xe buýt số 71 là có điểm xuống ở gần chùa Phật Cô Đơn có thời gian hoạt động từ 5h20 sáng đến 19h tối với tần suất 122 chuyến ngày và giá vé khoảng 6.000 VNĐ/lượt.
Lịch sử hình thành:Với tâm nguyện tôn tạo ngôi Tam bảo làm chỗ nương tựa tâm linh cho đồng bào noi gương đạo đức sống yên ổn, cư sĩ Lê Chí Bình đã phát tâm cúng dường khu đất rộng chừng 30 héc-ta của gia đình, trong đó kiến tạo ngôi chùa Thanh Tâm bên kênh Cầu Xáng, chùa hoàn thành và an vị Phật vào ngày 12-7-1956. Tại đây ngay từ buổi ban đầu ấy, một nhánh cây bồ-đề được chiết gốc từ đại thọ bồ-đề ở Benares, Ấn Độ – nơi Đức Thế Tôn tọa thiền để nhắc nhở thập phương về gốc tích của đạo thiêng.
Dẫu tôn tạo đơn sơ, nhưng ngôi chùa Thanh Tâm này, theo tâm nguyện của những vị sáng lập trong thâm ý “để nhắc nhở cho lòng người trong sạch mỗi khi vào chùa chiêm bái”, như cư sĩ Lê Chí Bình đã bộc bạch khi đề cập về lịch sử của Bát Bửu Phật Đài trong ngày lễ an vị tôn tượng Đức Bổn Sư ngày 25-8-1961, là cơ duyên để chuyển hóa vùng đất này thành thánh địa.
Chùa Thanh Tâm bắt đầu kiến tạo năm 1955, hoàn thành năm 1956, Bát Bửu Phật Đài được tôn tạo sau đó, bắt đầu vào năm 1959 và hoàn thành vào năm 1961. Phật đài có kiến trúc hình bát giác, cao 3m. Trên đài, tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca cao 7m, nặng khoảng 4 tấn do Hội Phật học Nam Việt chủ trương tôn tạo, với sự tùy hỷ hiến cúng của cư sĩ Hội trưởng Chánh Trí Mai Thọ Truyền.
Việc cung thỉnh tôn tượng Đức Phật từ chùa Xá Lợi về Cầu Xáng (Đức Hòa) trong điều kiện bấy giờ là hết sức khó khăn. Chư vị tôn đức và cư sĩ lúc đó đã tổ chức nhiều cuộc cầu nguyện, chuyên tâm trì tụng kinh Pháp hoa trong thời gian dài liên tục, và nhờ năng lực hộ trì đó, nhiều duyên lành huyền nhiệm đã xuất hiện, vượt qua mọi trở ngại, thành tựu tốt đẹp. Lễ an vị Phật được tổ chức vào các ngày 22 đến 25- 8-1961 vào mùa Vu lan – Báo hiếu năm Tân Sửu trong sự hoan hỷ của đông đảo Tăng Ni, Phật tử.
Trải qua những năm tháng trong chiến tranh, với sự tàn phá của bom đạn, chùa Thanh Tâm cũng bị thiêu rụi, nhưng lạ lùng thay, kim thân Đức Phật lộ thiên vẫn sừng sững tĩnh tại. Dân di tản, nơi đây không bóng người, chỉ duy Đức Phật vẫn ở đó, an nhiên, có lẽ do vậy, mà Bát Bửu Phật Đài được người dân, các đoàn thanh niên xung phong đến đây lao động công ích năm 1976 truyền miệng là chùa “Phật Cô Đơn” – Đức Phật một mình giữa đồng không hoang vắng… Tên gọi dân gian này lan tỏa và đi vào lòng người từ đó.
Sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, với những ứng hiện mầu nhiệm, dần dần Bát Bửu Phật Đài trở thành nơi mà người dân không chỉ tại thành phố mà cả các tỉnh thành lân cận đến lễ bái, cầu nguyện ngày mỗi đông hơn.
Sự tích Phật cô đơnKể từ sau lễ an vị tượng Phật, tiếng súng bắt đầu nổ giòn trong vùng Đức Huệ giáp vùng Đức Hòa. Các cuộc đụng độ giữa du kích quân cách mạng và binh sĩ VNCH diễn ra bất chợt ở vùng gần khu vực Cầu Xáng, Bát Bửu Phật Đài.
Qua cuộc lễ, Thanh Tâm Tự và Bát Bửu Phật Đài thưa dần đạo tâm đến chiêm bái do lưu thông thủy bộ đi lại khó khăn. Lần lần bặt hẳn bóng người lui tới vì nơi này trở thành cấm địa, chỉ có mấy vị trụ trì được phép ở lại chùa và trừ ra quân đội canh phòng mới được ra vào. Tháng 2/1965, Bát Bửu Phật Đài bị cháy phần mái tranh do lửa của trái sáng từ máy bay thả xuống. Đến tháng 11/1965, Thanh Tâm Tự bị bỏ bom sập nát chỉ còn trơ lại nền chùa.
Năm tháng trôi qua, ông Bình không có dịp về thăm chùa vì khu vực Bát Bửu Đài nằm trong vùng chiến sự mất an ninh. Mãi đến tháng 5 năm 1969, nhân dự buổi lễ Phật Đản vào ngày rằm tháng 4 âm lịch tại một Niệm Phật Đường ngang chợ Cầu Xáng, ông Bình mới có dịp trở lại viếng Bát Bửu Đài với sự hướng dẫn có tổ chức của chính quyền địa phương. Ông Bình kể lại, khi đi ngang Thanh Tâm Tự, ông vẫn không biết vì nền chùa bị tre trúc mọc lên dày bịt, hoa rừng chụp xuống ngổn ngang chằng chịt. Một sĩ quan trong đoàn dừng lại chỉ tay nói với ông Bình: – “Đây là nền chùa cũ Thanh Tâm đã bị thả bom nhưng trong ấy còn hai trái bom chưa nổ”. Khi vào đến Phật đài, ông thấy tượng Phật bị lấm nhấm nhiều vết đạn, còn hồ nước thì bị lủng một lỗ lớn và vài lỗ to bằng cái chén, bên trong vẫn còn nước ở mực bảy tám tấc, nước vẫn trong veo. Dưới nền cỏ rêu phong, chung quanh đài, lau sậy, cỏ tranh cùng cỏ dại mọc đầy !!!…
Trải qua những năm tháng chiến tranh, bom đạn tàn phá xóm làng, thiêu rụi cả mái che Phật đài, chùa Thanh Tâm bị bom san bằng, chỉ riêng ngôi Phật đài với kim thân Đức Phật dù bị nhiều thương tích do bom đạn, vẫn sừng sững nơi hoang vắng.
Thời gian trôi qua, đến tháng 3 năm 1974, được tin binh đội trú đóng đã dời đi, sự lưu thông được dễ dàng, đồng bào đi lánh nạn lục tục trở lại tìm đất cũ sanh cơ lập nghiệp. Ông Bình nhiều lần trở lại, cho dọn con đường từ nền cũ chùa Thanh Tâm ra tới Phật Đài, cho đốn cây để làm cột, dựng nhà, làm trường học cho trẻ em. Về tượng Phật bị vết đạn, ông Bình kêu thợ trám lại, ráp lại những cánh sen chung quanh liên đài và phết áo vào tượng Phật. Công việc tu bổ tượng Phật trong vòng 12 ngày thì hoàn tất (21-8-1974).
Sau 30-4-1975, tiếng súng im bặt, nhưng khu vực Bát Bửu Phật Đài vẫn ít người lai viếng, nên vẫn còn hoang vắng.
Vào năm 1976, khi có chiến dịch làm thủy lợi, dân chúng trong độ tuổi quy định phải đều tham gia đóng góp 15 ngày công lao động/năm. Hàng trăm hàng ngàn thanh niên thanh nữ thành phố cùng các đoàn thanh niên xung phong khăn gói áo quần mang theo lương thực tỏa ra các vùng nông thôn còn hoang hóa để làm thủy lợi đào kênh thông nước xả phèn. Khu vực ấp Phú Đức (vùng Cầu Xáng) xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh là một trong những khu vực ngoại vi TP. Hồ Chí Minh, được chọn làm thí điểm. Đoàn dân công chia nhau thành nhiều toán. Mỗi toán từ vài mươi người đến hàng trăm người cùng nhau đào các con kênh có số hiệu: kênh 1, kênh 2, kênh 3,…
Hết giờ lao động, họ tìm những nơi có bóng mát để nấu nướng, sau đó tìm chỗ ngã lưng nghỉ ngơi. Những người may mắn lao động gần khu có tượng Phật lộ thiên thì họ vào nghỉ bên dưới Phật đài. Họ bước theo cầu thang lên Phật đài để ngắm tượng Phật có nét mặt bao dung hiền từ, rồi họ chấp tay cúi đầu xá tượng Phật trong tâm trạng lâng lâng suy tư: Tượng Phật sao lại có mặt ở chốn đồng hoang này, tượng Phật lại chịu cảnh dầm mưa dãi nắng, không người lai vãng thắp hương, sao Ông lại ngồi lẻ loi, cô đơn quá vậy?
Rồi bỗng trong tâm thức họ lóe lên hai chữ “Cô đơn”, rồi họ đặt tên cho tượng Phật ở Bát Bửu Phật Đài là “Phật Cô đơn”. Hết thời gian lao động, họ trở về thành phố, lúc đi qua thôn xóm có nhà dân, lúc ngồi trên xe họ nhỏ to với nhau chuyện gặp tượng Phật Cô đơn và khi về đến nhà họ cũng kể lại cho bà con khu phố là họ gặp Ông Phật Cô đơn ở nơi họ làm thủy lợi. Những người có tánh hiếu kỳ lần mò đi viếng tượng Phật để xem sao, coi có phải như vậy không. Rồi một đồn 10, mười đồn 100… lần hồi tên “Phật Cô đơn” lan tỏa vào tâm thức của hàng hàng Phật tử.
Kiến Trúc chùa Phật Cô ĐơnNhờ được xây trên khu đất rộng đến 30ha mà tổng thể kiến trúc của chùa Phật Cô Đơn từ khuôn viên đến các khu điện thợ đều vô cùng nguy nga tráng lệ. Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa này vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy đặc trưng cho các cổ tự ở Việt Nam. Để đến được cổng Tam Quan du khách sẽ phải băng qua cánh rừng bạch đàn xanh mướt xen lẫn tiếng chuông chùa vang vọng cùng mùi nhang thoang thoảng.
Cổng Tam Quan được xây dựng khá cầu kì và nghiêm trang với những đường nét họa tiết được chạm khắc uốn lượn vô cùng tinh xảo. Bước vào khuôn viên chùa rộng 5ha bạn sẽ không khỏi ấn tượng trước những pho tượng phật khác nhau được trưng bày như những tác phẩm nghệ thuật. Bên trong chánh điện chùa Phật Cô Đơn là nơi thờ phụng tượng Phật A Di Đà, bên cạnh là tượng Phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp.
Các khu điện thờ còn lại thì thờ những bức tượng phật được chạm khắc kỳ công và tinh xảo như tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng Phật Chuẩn Đề Bồ Tát, tượng Phật Di Lặc và tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát. Khi ra khỏi chánh điện, bên cạnh tượng Phật Cô Đơn còn có điện thờ Đức Thánh Quan Công, điện thờ vị tổ sư Thích Thiện Bổn, đền thờ ông Hổ….
Chùa Phật Cô Đơn có khuôn viên rộng lớn và còn khá nhiều công trình đang trong quá trình thi công hoặc sắp hoàn thành, hứa hẹn sẽ mang tới nhiều trải nghiệm cho du khách cũng như người dân địa phương. Hiện nay chùa còn là nơi theo học chương trình Phật giáo chính thức và lưu trú của tăng ni; giữ chức năng là Nhà truyền thống của Phật giáo Tp Hồ Chí Minh; nơi các tăng ni theo học chương trình cao đẳng, cử nhân và sau đại học thuộc Học Viện.
Phía sân sau Chùa Phật Cô Đơn có tượng phật A Di Đà, tượng hai vị la hán và rất nhiều tượng phật nhỏ có màu trắng, giống hệt nhau được đặt trên bức tường. Phía trước tượng phật A Di Đà có hai tiểu cảnh được tạo hình lục bình vô cùng đẹp mắt.
Sài Thành có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Bà Thiên Hậu, chùa Ngọc Hoàng, chùa Bửu Long, chùa Ông quận 5 hay miếu nổi Gò Vấp nhưng Chùa Phật Cô Đơn vẫn để lại những dấu ấn rất riêng. Mọi người đến đây thường để cầu nguyện hay xin tài lộc, tình duyên ở chùa thì bạn cần thực hiện các nghi thức “Khấn xin điều lành, ghi lời cầu ra giấy rồi dán vào chuông chùa, tiếp đó đánh một tiếng chuông”
Lưu ý khi đi chùa
Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.
Đăng bởi: Kiên Trương
Từ khoá: Bát Bửu Phật Đài – Chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn)
Chiêm Ngưỡng Chùa Asakusa Cổ Nhất Tokyo
Chùa Asakusa Kannon thu hút hàng triệu du khách hành hương Phật giáo đến tham quan bởi nơi đây được xây cất để thờ tượng Phật đã được lưới từ dưới biển, đồng thời tưởng nhớ công ơn của ba Phật tử trong làng.
Vị trí và tên gọi chùa Asakusa KannonChùa Asakusa hay còn có tên là Sensoji, là ngôi chùa cổ lớn nhất ở Tokyo, nằm cạnh dòng sông Sumida cổ kính thơ mộng , hiền hòa thờ Phật và Quan Âm. Senso là một cách gọi khác của Asakusa, còn “ji” tiếng Nhật có nghĩa là đền, chùa. Đây là nơi diễn ra nhiều lễ hội lớn ở Tokyo như: Sanja Matsuri – diễn ra vào tháng 5, là một trong 3 lễ hội chính của thủ đô Tokyo. Hozuki-ichi (Hozuki Market) – diễn ra vào tháng 7 hàng năm. Asakusa Samba Carnival: diễn ra vào dịp tháng 8. Tokyo Jidai Matsuri: diễn ra vào tháng 11 – tưởng nhớ lịch sử của Tokyo và văn hóa thời Edo. Hagoita-ichi (Hagoita Market) – tháng 12: Hagoita là cái vợt bằng gỗ trong trò chơi Hanetsuki, một trò chơi truyền thống lâu đời giống như môn cầu lông.
Chùa Asakusa Kannon là một ngôi chùa cổ kính ở thủ đô Tokyo
Lịch sử chùa Asakusa Kannon Nhật BảnTừ truyền thuyết vào năm 628, trong khi đang thả lưới đánh bắt cá trên dòng sông Sumida, 2 anh em Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari, đã nhìn thấy tượng phật quan âm (Kannon) cao khoảng 5.5cm vướng vào trong lưới. Họ đã tìm cách thả tượng Phật lại về dòng sông nhiều lần nhưng lạ kì thay bức tượng vẫn quay trở lại với họ. Vị lão làng Hajino Nakamoto đã nhận ra được sự linh thiêng của bức tượng nên ông đã hiến một phần ngôi nhà của mình lập đền thờ Phật Quan Âm để dân chúng trong làng đến cầu phúc.
Phương tiện di chuyểnHoặc bạn có thể đi Toei bus hoặc Keisei-townbus, dừng tại trạm Asakusa Kaminarimon, hoặc dùng Taito City Loop Bus Kita megurin, xe sẽ dừng ở trạm Asakusa.
Còn đi xe điện thì bạn đi tuyến Tobu Isesaki Line, dừng ở ga Asakusa. Nếu đi tàu điện ngầm thì đi Tokyo Metro Ginza Line hoặc Toei Asakusa Line xe dừng ở ga Asakusa.
Chùa Asakusa nằm rất gần với tháp truyền hình Skytree
Kiến trúc chùa Asakusa KannonDu khách bắt đầu tham quan chùa Asakusa Kannon từ cổng Kaminarimon (Cổng Sấm) sau đó di chuyển dọc theo một con đường được gọi là Naka-mise dài hơn 200m . Tại đây có các cửa hàng bán đồ lưu niệm và các quầy thức ăn địa phương. Naka-mise sẽ dẫn đến cổng Hozomon (Treasure Gate) – cổng thứ hai của ngôi đền, và sau đó bạn tới được chùa Asakusa Kannon.
Kaminarimon – Cổng SấmLà cổng chính thứ nhất, xây dựng năm 942 bởi nhà cầm quyền của quận Musashi là Tairano Kinmasa. Sau nhiều lần phá hủy được tu sửa, cổng có hình dáng như hiện nay vào năm 1950.
Ngoài cổng chính diện được treo một cái đèn lồng lớn màu đỏ cao 4m, chu vi 3.4m, nặng khoảng 670kg, 2 bên là bức tượng của 2 vị thần: Thần Raijin (Thần Sấm) và Thần Fujin (Thần Gió). Tên gọi chính xác của cổng là Furaijin Mon – Cổng Sấm và Gió. Thời trước, cổng được đặt gần Komagata nhưng sau thời Kamakura (1192-1333) được xây lại vì người ta tin rằng đây là nơi xuất hiện đầu tiên của thần Sấm và thần Gió. Qua khỏi Cổng Sấm là con đường mua sắm Nakamise.
Cổng Sấm với kiến trúc độc đáo
Nakamise doriLà con đường mua sắm hình thành từ năm 1685, dài khoảng 250m kéo dài từ Cổng Sấm đến tận Cổng Hozomon, lát gạch và 2 bên là những cột nhà màu đỏ son, có khoảng 90 gian hàng dọc 2 bên. Ở đây, ngoài bày bán đồ lưu niệm truyền thống điển hình của Nhật Bản như yukata hay quạt giấy còn có các quầy thức ăn đặc trưng Asakusa. Đi hết con đường mua sắm, sẽ dẫn đến cổng thứ hai của đền thờ gọi là Hozomon
Hozomon -Treasure – Kho báuLà cổng chính thứ hai đã từng bị đốt cháy nhiều lần và được tái xây dựng lại bằng bê tông vào năm 1964. Trước kia cổng có tên là (Niomon) vì ở 2 bên là hai vị thần bảo vệ Nio của Đức Phật. Ngày nay, cổng được đặt là Hozomon: Hozo có nghĩa là ngôi nhà kho báu, bởi rất nhiều kho báu của đền Sensoji được cất giữ ở đây. Trước mặt cửa này là sân chính và chùa Sensoji, bên phải là khu lăng mộ Kasakura, phía bên trái là ngôi chùa năm tầng và điện Dempoin. Du khách sẽ tháy nét độc đáo ở đây là có một đôi dép bằng rơm khổng lổ treo ở 1 bên.
Kannondo – Điện Quan ÂmĐiện Quan Âm (Kannondo) là chính điện lớn của chùa Asakusa Kannon. Chính điện cũ được xây dựng lại vào năm 1649 nhưng đã bị phá hủy trong chiến tranh thế giới thứ 2 (1945) và bản sao của chính điện đã được tái hiện lại bằng bê tông cốt thép vào năm 1958. Chính điện quay mặt về phía Nam, bên trong được chia ra thành hai khu vực: dành cho tín đồ ở phía trước và khu vực đặt tượng Phật ở phía trong. Chính điện chỉ mở cửa vào ngày 13/12 hàng năm. Du khách vào viếng chùa, chiêm bái tượng Phật Quan Âm ở phía ngoài, còn khu vực đặt tượng Phật quan trọng ở phía trong thì không ai được phép .
Điện Quan Âm
Gojunoto – Tháp 5 tầngChùa cao53m, trong đó hàng cột đỡ cao 5m được xây dựng bởi Tairano Kinmasa vào năm 942, qua nhiều lần bị tàn phá, chùa có cấu trúc như bây giờ là do đuợc tu sửa lại vào năm 1973. Điều thú vị là mái ngói của chùa được làm bằng hợp kim nhôm nhưng trông giống như mái ngói được làm từ bùn. Busshari (tro của Đức Phật) và Reihai (bài vị của Đức Phật) được đặt ở đây.
Nitenmon – Cổng Nhị ThiênLà cổng phía đông của đền Sensoji, nằm ở hướng đông của Điện Quan Âm và ở phía tây của đền thờ thần đạo Asakusa. Đây chính là cổng Zuishin Mon của đền thờ thần đạo Toshogu ở Asakusa. Lịch sử ghi chép lại vào năm 1642 đền thờ Toshoga bị cháy hết nhưng riêng cánh cổng này vẫn tồn tại. Nitenmon từng được gọi là cổng Yadaijin Mon bởi hình ảnh của 2 vị thần Toyoiwamadonomikoto và Kushiiwamadonomikoto của đền thờ Toshogo. Sau này đổi thành Niten Mon (Niten có nghĩa là 2 vị thần) bởi vì 2 trong số 4 vị thần ở nhà trữ kinh Phật của đền Tsurugaoka Hachimangu Shrine được di chuyển đến đặt ở đây vào đầu triều đại Minh Trị.
Cổng Nhị Thiên
Đăng bởi: Mỹ Duyên
Từ khoá: Chiêm ngưỡng Chùa Asakusa cổ nhất Tokyo
Chùa Phật Ngọc Wat Phra Kaew Ở Bangkok
Wat Phra Kaew hay còn gọi à đền Phật Ngọc (tên chính thức là Wat Phra Sri Rattana Satsadaram) được xem là ngôi đền Phật giáo quan trọng nhất Thái Lan. Tọa lạc tại trung tâm lịch sử Bangkok, bên trong khu vực Hoàng Cung, nơi đây lưu giữ Phra Kaew Morakot (tượng Phật Ngọc), hình ảnh vị phật mọi người tôn sùng được chạm khắc tỉ mỉ trên một ngọc nguyên khối.
Phra Putta Maha Mani Ratana Patimakorn là một tượng phật ngọc khác trong tư thế thiền định theo trường phái Lanna của phương Bắc, có niên đại từ thế kỉ 15 sau công nguyên.
Đền Phật Ngọc Wat Phra Kaew ở Bangkok / Shutterstock
Đền Phật Ngọc Wat Pra Keaw ở BangkokKhông ai được đến gần đền Phật Ngọc ngoại trừ Hoàng Thượng. Mỗi năm tượng được thay áo choàng 3 lần tương ứng với ba mùa: hè, đông và mùa mưa. Đây là một nghi thức quan trọng, việc thay áo choàng chỉ được thực hiện bởi nhà vua để đem lại may mắn cho đất nước suốt mùa đó. Đền Phật Ngọc được trang trí đẹp mắt mang lại cảm giác hòa bình, an lành mỗi khi nhìn vào nó.
Đền Phật Ngọc được khởi công xây dựng khi ‘phật vương’ Yodfa Chulaloke (Rama I) dời dô từ Thonburi về Bangkok năm 1785. Không giống như những ngôi đền khác, đây không phải là nơi tu hành của các nhà sư; nó chỉ có các công trình, tượng đài, chùa được trang hoàng công phu. Công trình chính là Ubosot (tiếng Anh là Ordination hall), nơi chứa tượng phật bằng ngọc. Dù nhỏ nhưng lại là biểu tượng quan trong của người Thái.
Đền Phật Ngọc Wat Phra Kaew ở Bangkok / Shutterstock
Những điểm hấp dẫn khác ở Wat Phra Kaew còn có mô hình Angkor Wat, được xây dựng theo lệnh vua Rama IV khi Cambodia dưới sự thống trị của người Siam. Mô hình nay sau đó được làm lại bằng thạch cao theo lệnh cua Rama V nhân dịp kỉ niệm 100 năm Royal City. Cũng đừng bỏ lỡ hành lang nơi có những bức tranh tường miêu tả sử thi Ramayana. Trên cột của hành lang có những câu thơ miêu tả những bức tranh tường đó. Mỗi cổng vào hànhh lang đều có thần hộ vệ (Yaksa Tavarnbal) cao 5 mét trấn giữ, những nhân vật bước ra từ sử thi Ramayana.
Bạn có thể thuê hướng dẫn viênt trong khoảng thời gian từ 10:00 đến 14:00 hoặc bộ hướng dẫn cá nhân bằng âm thanh (hiện có tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc, Nga và Tây Ban Nha). Cần nhớ rằng ‘wat’ (đền) là nơi tôn nghiêm nên bạn cần ăn mặc phù hợp. Hoặc không gần ngắn, dép lào, sandal, hở hang hoặc bạn không được vào đền. Ở đây có cho thuê sarong trong trường hợp bạn không mặc đồ phù hợp. Giá vé vào đền là 400baht. Nhớ kĩ là đền Wat Phra Keaw đóng cửa rất sớm vào khoảng 15:30 nên đừng đến quá trễ.
Đền Phật Ngọc Wat Phra Kaew ở Bangkok / Shutterstock
Hoàng Cung Thái Lan Đền Phật Ngọc
Giờ mở cửa: 8:30 – 15:30
Quy định ăn mặc: không quần ngắn, váy ngắn, áo thun không tay. Sarong được cho thuê ở lối vào nhưng tốt nhất là ăn mặc phù hợp trước để tránh phải xếp hàng.
Địa điểm: đường Na Phralan, Phra Nakorn (bên trong khu Hoàng Cung Thái Lan), Old City (Rattanakosin)
Bản đồ đường đi đến chùa Wat Phra KaewĐăng bởi: Ngọc Trâm
Từ khoá: Chùa Phật Ngọc Wat Phra Kaew ở Bangkok
Wat Phra Dhammakaya – Ngôi Chùa Triệu Tượng Phật Ở Thái Lan
Wat Phra Dhammakaya – ngôi chùa triệu tượng Phật ở Thái Lan là một công trình kiến trúc kì vĩ của Phật giáo, nơi đây thu hút du khách bởi hàng triệu tượng Phật dát vàng, hàng vạn tăng sĩ ngồi thiền tĩnh lặng trong những nghi thức trang nghiêm, thiêng liêng. Đây quả thực là một điểm đến rất thú vị dành cho du khách.
Kiến trúc độc đáo của Wat Phra DhammakayaChùa Wat Phra Dhammakaya
Phật giáo được xem là quốc giáo ở đất nước Thái Lan vì thế nơi đây có rất nhiều ngôi chùa với lịch sử hàng ngàn năm tuổi, kiến trúc tuyệt đẹp, những ngôi chùa đó là niềm tự hào không chỉ của người dân Thái Lan mà còn trở thành điểm tham quan hấp dẫn trong các tour du lịch Thái Lan. Wat Phra Dhammakaya là ngôi chùa có quy mô rộng lớn nằm ở quận Khlong Luang, thủ đô Bangkok. Dhammakaya là một hệ phái Phật giáo mới ở Thái Lan xuất hiện từ năm 1970. Ngôi chùa này không theo bất kì kiến trúc thông thường nào mà chúng ta thường thấy mà có hình giống một chiếc đĩa bay đậu trên mặt nước. Bao bọc bên ngoài là những hình tròn khổng lồ với các bậc thang thoải rộng từ chân chùa lên đến đỉnh tháp. Với diện tích lên đến 320.000m2 cùng nhiều công trình độc đáo, kinh phí ngôi chùa lên đến 1 tỉ USD. Điểm nhấn chính của chùa là mái vòm khổng lồ được gọi là Dhammakaya Cetiya được phủ bởi 300.000 bức tượng Phật dát vàng ngoài ra còn có 700.000 bức tượng Phật bên trong đền thờ. Bên trong đền thờ là nơi thờ người sáng lập ra Dhammakaya – Phramonkolthepmuni.
Nghi lễ tại Wat Phra DhammakayaNghi lễ ở Chùa Wat Phra Dhammakaya
Wat Phra Dhammakaya sẽ là điểm đến mới mẻ của du lịch Thái Lan, không chỉ nơi đây có kiến trúc độc đáo mà các nghi lễ quy tụ hàng vạn nhà sư cũng là một điểm nhấn rất thú vị dành cho du khách khi đến thăm chùa. Trong nghi lễ của buổi hoàng hôn tại chùa Wat Phra Dhammakaya, các vị chư tăng đều cầm trên tay những cây đèn cầy, chờ đợi ánh sáng của ngọn nến chiếu khắp cả khu tự viện. Trong nghi thức Mãn Nguyệt được tổ chức hàng năm có sự tham gia của hàng vạn vị tân tăng mặc đồ trắng đứng xếp hàng rất nghiêm trang. Sau đó các vị tân tăng này còn mang lễ vật và những lời chúc phúc cho người nhà của mình. Khi ánh mặt trời vừa tắt hàng vạn ngôi đền cả bên trong và ngoài chùa đồng loạt bật sáng và tỏa sáng khắp nơi trong màn đêm. Hàng vạn vị tân tăng đắp tăng bào màu da cam, đồng loạt khấu đầu rất trang nghiêm tạo nên một khung cảnh hùng hồn, ấn tượng. Wat Phra Dhammakaya ngôi chùa triệu tượng Phật ở Thái Lan sẽ ngày càng thu hút du khách hơn nữa bởi sự độc đáo của chính mình.
Đăng bởi: Nguyễn Hường
Từ khoá: Wat Phra Dhammakaya – ngôi chùa triệu tượng Phật ở Thái Lan
Cập nhật thông tin chi tiết về Chiêm Bái Đất Phật, Vãn Cảnh Tiên Tại Chùa Thầy Quốc Oai trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!