Xu Hướng 11/2023 # Chùa Hàn Sơn Tự – 1 Trong 10 Ngồi Chùa Cổ Nổi Tiếng Nhất Trung Quốc # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chùa Hàn Sơn Tự – 1 Trong 10 Ngồi Chùa Cổ Nổi Tiếng Nhất Trung Quốc được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giới thiệu về chùa Hàn Sơn Tự

Hàn Sơn Tự là một ngôi chùa cổ kính và vô cùng nổi tiếng nằm tại phía Tây của thị trấn Phong Kiều, thuộc thành phố Tô Châu, Trung Quốc. Ngôi chùa này được xem là một trong mười ngôi chùa cổ nhất của Trung Quốc. Vẻ đẹp của Hàn Sơn Tự cũng đã trở thành niềm cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhà văn Trung Quốc. Trong đó nổi tiếng nhất phải nói đến bài thơ được sáng tác bởi một nhà thơ dưới thời nhà Đường có tên là Zhang Ji.

Hàn Sơn Tự là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ảnh: Pinterest.

Lịch sử của Hàn Sơn Tự

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, chùa Hàn Sơn Tự được xây dựng từ thời nhà Lương (giai đoạn từ năm 502 đến 557). Trong nhiều triều đại về sau, ngôi chùa này cũng không ngừng được tu sửa và mở rộng. Đến ngày nay, diện tích của ngôi chùa đã lên đến 10,600 mét vuông.

Chùa Hàn Sơn Tự có lịch sử hàng nghìn năm. Ảnh: paulnoll.

Những địa điểm tham quan không nên bỏ qua tại chùa Hàn Sơn Tự Tháp chuông

Hàn Sơn Tự từ lâu đã vô cùng nổi tiếng với tiếng chuông. Tuy nhiên chiếc chuông khi xưa từng xuất hiện trong bài thơ của nhà thơ Đường đã không còn. Chiếc chuông ngày nay được làm lại dựa theo chiếc chuông đó. Vào mỗi đêm giao thừa, tiếng chuông tại Hàn Sơn Tự lại vang lên 198 lần để cầu mong hạnh phúc, bình an cho toàn dân.

Tiếng chuông Hàn Sơn Tự đã trở thành biểu tượng của Tô Châu. Ảnh: Wikipedia.

Ngắm nhìn bức tượng Thích Ca Mâu Ni

Đến tham quan chùa Hàn Sơn Tư, du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn 3 bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tuyệt đẹp và vô cùng quý giá. Bên cạnh đó, tại phòng cầu nguyện còn đặt rất nhiều những bức tượng khác nữa để du khách thập phương đến tham quan chùa có thể cầu nguyện.

Chiêm ngưỡng bức bích họa

Bất cứ du khách nào khi đến tham quan chùa Hàn Sơn Tự cũng đều muốn được tận mắt ngắm nhìn bức bích họa có tên “Hàn Sơn – Thập Đắc”. Bức bích họa này được khắc trên đá dưới nhà Thanh vô cùng quý hiếm.

Chùa Hàn Sơn Tự. Ảnh: China Diary.

Nên đến tham quan chùa Hàn Sơn Tự khi nào?

Nhìn chung các bạn có thể đến tham quan Hàn Sơn Tự vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Dù vào mùa xuân, hạ , thu, đông Hàn Sơn Tự vẫn luôn ẩn chứa một vẻ đẹp cuốn hút mọi ánh nhìn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn lựa chọn thời điểm lý tưởng nhất thì có thể đi vào khoảng tháng 3, tháng 4 hoặc tháng 9, tháng 10 hàng năm.

Cách di chuyển đến chùa Hàn Sơn Tự

Đi xe bus các tuyến số 30, 31, 33, 40, 44, 300, 301, 307, 313, 324, 332, 406, 415, 442, 622, 816, 932 và xuống tại ga Nam Hanshansi.

Đi xe bus số 9, 10, 30, 45,s 306, 931 hoặc 935 và xuống tại ga Laifeng.

Giá vé và giờ mở cửa

Giá vé: 20 CNY

Giờ mở cửa: từ 7h30 đến 17h tất cả các ngày trong tuần . (Vé sẽ được bán đến 16h30 hàng ngày).

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Đăng bởi: Hà Hà Vũ

Từ khoá: Chùa Hàn Sơn Tự – 1 trong 10 ngồi chùa cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc

Khám Phá Chùa Nôm: Cổ Tự Nổi Tiếng Nhất Hưng Yên

Chùa Nôm Hưng Yên

Được coi là biểu tượng của ” phố hiến ngàn năm” với lối kiến trúc cổ xưa trường tồn cùng thời gian, chùa Nôm Hưng Yên lưu giữ hàng trăm pho tượng bằng đất sét được bảo tồn hàng trăm năm.

Quân Đỗ

Chùa Nôm ở đâu?

Chùa Nôm hay được gọi là Linh thông cổ tự đã có từ rất lâu đời. Chùa nằm trong quần thể di tích làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Google Maps

Đường đi chùa Nôm Hưng Yên

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông, việc di chuyển đến chùa sẽ mất khoảng 30 đến 40 phút.

Đối với phương tiện cá nhân, từ trung tâm Hà Nội, bạn di chuyển theo hướng cầu Vĩnh Tuy.

Sau khi đi hết cầu Vĩnh Tuy, bạn tiếp tục rẽ phải ra đường Cổ Linh, đi khoảng 800m rồi rẽ trái sang hướng Thạch Bàn.

Hình ảnh chùa Nôm Văn Lâm Hưng Yên (An Bình)

Cuối cùng, bạn di chuyển dọc theo đường 5 (hướng xuống Hải Phòng), đi khoảng 10km thì rẽ trái vào khu vực đường 338 (thuộc huyện Văn Lâm – Hưng Yên), đi thêm 3km nữa là tới được chùa.

Với xe bus, bạn có thể di chuyển tới chùa theo tuyến xe số 40B, tuyến bus 208 hoặc tuyến 209 và nên hỏi phụ xe về điểm dừng, tránh việc đi quá đà.

Giới thiệu về chùa Nôm Lịch sử

Cho đến gần cuối năm 1998, sư Huệ cùng với chính quyền cùng người dân địa phương của nơi đây đã cùng chung tay và góp sức để xây dựng lại chùa.

Nga Nguyễn

Thuyết minh về chùa Nôm: Kiến trúc Hệ thống tượng Phật

Chùa Nôm mang dòng chảy của kiến trúc thuần Việt, đậm nét hồn tự Lâm Tế, theo mẫu chữ “Đinh” mang ý nghĩa kiên định, kiên cố. Bên cạnh đó, chùa còn lưu giữ được rất nhiều tượng cổ được làm bằng đồng. Được yêu thích nhất là tượng đức Phật Tổ Như Lai, tượng Cửu Long Phật Đản rất đẹp và tinh xảo.

Ước tính trong chùa có khoảng 122 pho tượng cổ bằng đất nung có tuổi đời hàng trăm năm. Một số tượng nổi bật như: A Di Đà, Phật bà, Tam thánh, Tam thế, Bát bộ kim cương, Thập bát la hán,…

Ngoài ra, trong chùa còn nhiều tượng miêu tả sự trưởng thành của đức Phật. Bức cao nhất khoảng 3m được chế tác công phu, bày biện trong gian thờ linh thiêng.

Còn có những bức tượng được đặt ở ở hai lối hành lang. Đó là tượng Bát Bộ Kim Cương, tượng La Hán, tượng Tuyết Sơn,… Các pho tượng có hình dáng, tư thế, màu sắc, kích thước đa dạng, phong phú trông khá bắt mắt.

Thu Nguyễn

Kiến trúc cổ kính

Trước khi đến được chùa Nôm du khách sẽ phải di chuyển trên cây cầu đá 9 nhịp với niên đại 200 năm in bóng dưới sông Nguyệt Đức. Qua cầu là cổng tam quan, cổng được làm bằng gỗ, mái lợp ngói đỏ vảy cá tạo nên nét cổ kính, truyền thống của các ngôi chùa xưa ở đồng bằng Bắc Bộ. Sau đó là đến lầu chuông, lầu trống nằm ở hai bên đối xứng nhau.

Từ chính điện ra bên ngoài, bạn sẽ nhìn thấy một hồ nước khá lớn, ở giữa có một kiến trúc giống hệt như một đóa sen đó là lầu Quan Âm.

Ngoài ra, tại chùa Nôm còn có khu vườn mộ bằng đá ong. Đặc biệt đây là nơi hiếm hoi trong chùa còn giữ lại được hình thái thuở sơ khai.

Ahn Pahm

Chùa Nôm Hưng Yên thờ ai?

Cũng như với tất cả những ngôi chùa khác tại Việt Nam, chùa Nôm có ban chính là nơi thờ Đức Phật. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa cũng có các ban thờ những vị thần linh khác như: Đức Ông, thánh mẫu,…

Vào các dịp lễ lớn trong năm như: Đại lễ phật đản, lễ Vu Lan,… Chùa thường có rất nhiều hoạt động ý nghĩa như: Thả cá phóng sinh, nghe các sư thầy thuyết giảng,…. Giúp người dân hiểu rõ được những giá trị cao đẹp của Phật giáo.

Trụ trì chùa Nôm Hưng Yên Văn Lâm Hưng Yên Những lưu ý khi đến chùa Nôm Văn Lâm Hưng Yên

Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.

Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.

Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.

Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.

Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

Đăng bởi: Nguyễn Lâm Hoài Như

Từ khoá: Khám phá chùa Nôm: Cổ tự nổi tiếng nhất Hưng Yên

Ngôi Chùa Nổi Tiếng Nhất Ở Hà Nội

Khám phá về chùa Hương từ a đến z

Nguồn: sưu tầm

1.Nguồn gốc và lịch sử chùa Hương

Danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là chùa Hương Sơn, chùa Hương Tích…) nằm ở ven bờ sông Đáy thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Chùa Hương là tên gọi chung cho cả một quần thể văn hóa, tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật cùng các ngôi đình, đền linh thiêng khác như chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan… Trung tâm của quần thể này chính là chùa Hương, nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

1.1 Sự tích chùa Hương

Nguồn: sưu tầm

Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết, ở vùng “Linh sơn phúc địa này” đã có công chúa Diệu Thiện, tục gọi là Chúa Ba, ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu hành 9 năm và đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh vào đúng ngày Phật Đản 19 tháng 2 Âm lịch.

Tháng 3 năm Canh Dần 1770, Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam đã vào động Hương Tích thắp hương và vãn cảnh. Chúa cũng đề lên vách đá ngoài cửa động 5 chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”.

Có thể nói rằng chính Chúa Trịnh Sâm là người đã đưa động Hương Tích thành một di tích lớn và cũng đặt nền móng cho sự phát triển của lễ hội chùa Hương về sau. Kể từ khi Chúa Trinh Sâm đặt chân tới động Hương Tích, hằng năm cứ vào mùa xuân, du khách gần xa lại kéo tới nơi này rất đông để dâng hương cũng như thăm thú, thưởng ngoạn phong cảnh nên thơ, hữu tình.

Thời xưa, hội chùa Hương thường được mở sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Cho tới nay, lễ hội chùa Hương cũng vẫn được diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng hằng năm.

Nguồn: sưu tầm

1.2 Lịch sử chùa Hương

Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong kháng chiến chống Pháp năm 1947. Năm 1988 chùa được phục dựng lại do hòa thượng Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố hoà thượng Thích Thanh Chân.

Chùa Hương thờ ai? Đền Trình chùa Hương thờ ai? Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi tới với danh thắng chùa Hương.

– Động Hương Tích thờ Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh được tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ 2 (1793).

– Đền Trình chùa Hương thờ vị Thần tướng là Quan Tư Mã Hùng Lang, người đã có công đánh giặc Ân phò vua Hùng Vương thứ VI.

– Đền Cửa Võng (hay đền Vân Song) thờ bà Chúa rừng có hiệu là Thượng Ngàn Vân Hương công chúa Lê Mai Thánh Mẫu.

– Chùa Thiên Trù (hay chùa Trò), chùa Ngoài là một thiền viện lớn, nơi cho các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ kinh, luật, luận của đạo Phật tu tập.

– Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ cùng tín ngưỡng cá thần.

2. Khám phá quần thể chùa Hương gồm những gì?

Du khách khi đến với chùa Hương có thể hành hương theo nhiều tuyến đường khác nhau. Tuyến chính là từ bến Đục nằm ở bên bờ sông Đáy. Đây chính là cửa ngõ để vào khu danh thắng chùa Hương. Trên đường từ bến Yến vào bến Trò, bạn có thể dừng chân ở đền Trình trên núi Ngũ Nhạc. Đây chính là đền thờ thần núi.

Từ bến Trò đi bộ lên chùa Trò (hay chùa Thiên Trù, chùa Ngoài). Bài đường và hậu cung của ngôi chùa này mới được xây dựng lại. Giữa điện thờ Phật ở chùa Thiên Trù có tượng Quan Âm Nam Hải bằng đá, tạc theo mẫu trong chùa Hương Tích nhưng được phóng to gấp 2,5 lần và cao đến 2,8m.

Nguồn: sưu tầm

Gần chùa Thiên Trù có núi Cô Tiên, và chùa Tiên ở trong hang. Trong chùa có 5 pho tượng tạc bằng đá dựa theo truyền thuyết Bà Chúa Ba Diệu Thiện. Tượng Bà Chúa Ba ở giữa, phía trước là bà chị cả Diệu Thanh cưỡi sư tử xanh và tượng người chị thứ hai Diệu Âm cưỡi voi trắng. Phía sau là tượng vua cha và hoàng hậu mẹ của bà Chúa Ba.

Ở giữa chùa Thiên Trù đến động Hương Tích là chùa Giải Oan. Ở đây có giếng nước trong vắt gọi là Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan.

Từ chùa Thiên Trù đi theo đường núi quanh có khoảng 2km là tới động Hương Tích (chùa Trong). Ngoài ra, từ chùa Thiên Trù còn có lối rẽ qua rừng mơ tới chùa Hinh Bồng.

Thông thường, lễ hội chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng tới hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Cao điểm nhất của mùa lễ hội chùa Hương là từ rằm tháng Giêng cho tới 18 tháng 2 Âm lịch.

Vào mùa hội chính, ở chùa Trong sẽ tổ chức dâng hương, hoa, đèn, nến, hoa quả cùng đồ ăn chay. Trong lễ hội cũng có nghi thức rước lễ và rước văn.

Suối Giải Oan nằm trên đường từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích. Chùa Giải Oan tọa lạc trên triền núi thấp, dưới chân mái đá cao khoảng 30 mét.

Chùa Giải Oan có một giếng nước nhỏ gọi là giếng Thiên Nhiên. Hai bên chùa có 2 động nhỏ gồm động Thuyết Kinh bên phải và am Phật Tích bên trái.

3. Phương tiện di chuyển đến chùa Hương

Nguồn: sưu tầm

– Phương tiện bằng xe máy:

Ở trung tâm Hà Nội hoặc một số tỉnh lân cận, nếu muốn khám phá chùa Hương bằng xe máy, bạn có thể đi theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông tới ngã ba Ba La rồi rẽ trái theo hướng Vân Đình. Sau đó, bạn đi tiếp khoảng 40km sẽ tới Tế Tiêu, tiếp tục rẽ trái và hỏi đường tới chùa Hương.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đi đường quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

– Phương tiện bằng ô tô:

Nếu đi chùa Hương bằng ô tô, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Giẽ tới nút giao Đồng Văn rồi rẽ phải vào quốc lộ 38, sau đó đi tiếp 15km theo hướng chợ Dầu.

– Phương tiện bằng xe bus:

Nếu muốn tới danh thắng chùa Hương bằng xe bus, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 tuyến bus là 103A (Hương Sơn ↔ bến xe Mỹ Đình) 103B (Hương Sơn – Hồng Quang ↔ bến xe Mỹ Đình) và 78 (Tế Tiêu ↔bến xe Mỹ đình).

Nguồn: sưu tầm

Mời bạn than khảo thêm tại: Kinh nghiệm checkin “xứ sở Chùa Vàng” ngay tại Hà Nội

————————————————————————–

Đăng bởi: Thùy Hương

Từ khoá: Du lịch chùa Hương – ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Hà Nội

Chùa Huyền Không Sơn Thượng – Điểm Du Lịch Tâm Linh Nổi Tiếng Xứ Huế

Nội dung chính

Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế ở đâu?

Đặt chân đến ngôi chùa cổ kính này bạn không khỏi ngạc nhiên trước sự vắng vẻ, tĩnh lặng đúng chất chùa chiền cổ. Mặc dù nổi tiếng với vẻ đẹp trầm mặc, nhuốm màu thời gian nhưng nơi đây lại rất ít du khách biết đến vì nằm ẩn sâu trong thung lũng, được bao quanh bởi những triền đồi và nằm giữa rừng thông bạt ngàn gọi là Vạn Tùng Sơn.

Ngôi chùa có vị trí nằm ở thôn Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Không giống với những ngôi chùa khác ở Huế, chùa Huyền Không Sơn Thượng thuộc hệ phái Nam Tông.

Khám phá địa chỉ này, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh bao chùm khắp mọi nơi, từ bụi cỏ, khóm hoa hay những bức thư pháp cho đến nét kiến trúc mộc mạc nhưng chạm khắc tinh tế nơi thờ tự.

Ảnh: Sưu tầm

Hướng dẫn cách di chuyển đến Huyền Không Sơn Thượng

Ảnh: Sưu tầm

Tìm hiểu đôi nét về lịch sử ngôi chùa

Cũng giống những ngôi chùa trăm năm ở đất cố đố, Huyền Không Sơn Thượng cũng mang trong mình trầm tích theo thời gian. Khung cảnh núi non bao quanh lấy ngôi chùa tạo nên một không khí linh thiêng, cổ kính hiếm nơi đâu có được. Theo như tìm hiểu, chùa được sáng lập bởi ngài Viên Minh và chư huynh đệ là Sư Trí thâm, Sư Tấn Căn, Sư Tịnh Pháp. Tuy nhiên, vào năm 1976, ngài Viên Minh vào làm Tổng thư ký tại chùa Kỳ Viên nên đã đề cử thượng tọa Giới Đức giữ chức trụ trì chùa Huyền Không.

Ảnh: Sưu tầm

Khám phá vẻ đẹp của chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế

Ai đó đã từng ví, ngôi chùa đẹp như một bức tranh thủy mặc. Không gian yêu tĩnh, bạn chỉ có thể nghe thứ âm thanh duy nhất phát ra từ tiếng côn trùng kêu lao xao, tiếng chim hót líu lo hay tiếng lá cây xì xào trong gió thổi. Chùa Huyền Không ở Huế bao gồm Ngoại viện và Nội viện. Trong đó, Nội viện được dành hoàn toàn cho sự tĩnh tu, thì Ngoại viện là nơi sinh hoạt, thờ cúng và thăm quan.

Các công trình ở Ngoại viện được bố trí hoài hòa với trung tâm là Chính điện. Nơi đây là địa điểm thờ cúng. Chính điện có diện tích 150m2, được trang trí rất tỉ mỉ, và chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca Mâu Ni. Hầu hết các Phật tử, lữ khách đều đến đây để chiêm bái.

Hầu hết các công trình kiến trúc tại chùa đều sử dụng vật liệu gỗ là chính, với thiết kế đơn giản, hài hòa với thiên nhiên. Khám phá Chánh điện, bạn sẽ thấy nét kiến trúc mượn cốt một ngôi nhà rường Huế. Với vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, lợp ngói vảy cá – mang dáng dấp hồn Huế và hồn Việt.

Ảnh: Sưu tầm

Chùa có vị trí nằm trên núi cao, cách mặt nước biển 300m, xung quanh là cây rừng và hồ nước bao quanh nên không khí ở đây ôn hòa, dễ chịu quanh năm. Cùng với đó là khuôn viên chùa xanh mát với hồ nước phủ đầy súng và rêu, hoa cỏ và các bức tượng phật tôn nghiêm tạo nên một không khí thanh bình, yên ả.

Điều ấn tượng là Huyền Không Sơn Thượng còn có cả một vườn thư pháp. Các sư trụ trì thường đến đây để nghiên cứu thư pháp, viết sách, làm thơ.  Những tác phẩm được trình bày cẩn thận trên tre, đá gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về đạo lý làm người, tu dưỡng đức tính, những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Ảnh: Sưu tầm

Note lại một số lưu ý khi thăm quan chùa Huyền Không Huế

Thêm nữa, đây chốn tu hành, thiện tịnh, vì vậy, bạn tuyệt đối không được làm ồn. Đồng thời, đừng làm gì gây hại đến cảnh quan và không gian của chùa.

Trong chùa, có một số khu vực không được vào hoặc hạn chế người viếng thăm. Do đó, bạn cần chú ý để không vi phạm nội quy của chùa.

Khi vào chùa, bạn hãy mặc quần áo lịch sự, kín đáo, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, quần soóc, váy ngắn, …

Ảnh: @trinhhoaitri

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, điểm đến an nhiên, thiền tịnh bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch Huế. Nếu bạn là một tín đồ yêu thích sự nét đẹp cổ kính, luôn muốn khám phá những công trình kiến trúc nhuốm màu thời gian, đặc biệt là am hiểu về Phật Giáo thì đừng bỏ qua ngôi chùa này. Còn với những du khách muốn “đi tìm sự vắng lặng”, cân bằng lại cuộc sống thì ngôi chùa là địa chỉ lý tưởng cần ghi nhớ.

Một số ngôi chùa nổi tiếng ở Huế

Đăng bởi: Hà Trịnh

Từ khoá: Chùa Huyền Không Sơn Thượng – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng xứ Huế

Khám Phá Chùa Ngọc Hoàng Cầu Con – Ngôi Cổ Tự Linh Thiêng Giữa Trung Tâm Sài Thành

Chùa Ngọc Hoàng Cầu Con là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, tọa lạc giữa trung tâm Sài Gòn, thu hút rất đông du khách đến tham quan, khám phá mỗi năm.

Giới thiệu đôi nét về chùa Ngọc Hoàng Cầu Con

Chùa Ngọc Hoàng Cầu Con ở đâu. Đây là một ngôi chùa khá nổi tiếng tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, thuộc phường Đa Kao, Quận 1, cách trung tâm Thành phố khoảng 4 km. Ngôi chùa sở hữu vị trí vô cùng đắc địa khi nằm giữa khu dân cư đông đúc, xung quanh có rất nhiều dịch vụ kinh doanh khác nhau, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm lý thú trong chuyến du lịch của mình.

Lịch sử của chùa Ngọc Hoàng Cầu Con

Chùa Ngọc Hoàng đã được xây dựng từ cách đây hàng trăm năm. Ảnh: chúng mình

Theo những tài liệu lịch sử ghi chép lại, Lưu Minh vốn là người theo đạp Minh Sư. Tuy nhiên đạo này luôn bị triều đình Mãn Thanh ngăm cấm, đàn áp. Chính vì vậy Lưu Minh cùng một số người đã trốn sang Việt Nam, xây dựng ngôi chùa này để che đậy tai mắt bên ngoài đồng thời làm trụ sở cho việc lập kế hoạch lật đổ triều đại Mãn Thanh.

Chùa được xây dựng bởi một người gốc Trung Hoa. Ảnh: Kkday

Nằm 1982, Ngọc Hoàng Điện được tiếp quản lại bởi Hòa Thượng Thích Vĩnh Khương và trở thành một ngôi chùa Phật giáo giống như bao nhiêu ngôi chùa khác tại Việt Nam. Hai năm sau khi tiếp quản, vào năm 1984 hòa thượng Thích Vĩnh Khương đã quyết định đổi tên chùa thành Phước Hải Tự. Người ta vẫn đồn rằng ngôi chùa này cực kỳ linh thiêng chính vì vậy không chỉ người dân Sài Gòn mà rất nhiều du khách thập phương cũng đến đây để dâng lễ và cầu nguyện.

Chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo của chùa Ngọc Hoàng Cầu Con

Chùa là một điểm đến cầu nguyện vô cùng linh thiêng. Ảnh: amthucchay

Bất cứ ai khi đặt chân đến tham quan chùa Ngọc Hoàng Cầu Con cũng đều phải trầm trồ trước lối kiến trúc ấn tượng của ngôi chùa. Mọi chi tiết dù là nhỏ nhất đều được trạm khắc vô cùng tinh xảo, mặc dù đã nhuốm màu thời gian nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghiêm đến lạ thường.

Kiến trúc mái ngói âm dương độc đáo

Chùa Ngọc Hoàng Cầu Con tọa lạc giữa trung tâm Quận 1, nổi bật với mái ngói âm dương màu xanh rêu cùng những hoạt tiết trang trí được trạm khắc cực kỳ công phu và tinh xảo. Kết hợp với đó là những bức tường được sơn màu đỏ, khiến ngôi chùa tựa như một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ vậy. Bên trong chùa có rất nhiều tượng Phật cổ, với lịch sử hàng trăm năm.

Những chi tiết trạm khắc được thực hiện vô cùng tinh xảo. Ảnh: checkinvietnam

Chùa Ngọc Hoàng Cầu Con có diện tích hàng nghìn mét vuông, được chia thành 3 khu vực chính gồm: Tiền Điện, Trung Điện và Chính Điện. Phía sau chùa Ngọc Hoàng còn có một ngôi miếu nhỏ được xây dựng để thờ Ông Đá. Theo thống kê hiện tại chùa có hơn 300 bức tượng lớn nhỏ khác nhau. Tất cả đều được điêu khắc cực kỳ tinh xảo.

Đến Chùa Ngọc Hoàng cầu gì? Cầu con cái

Dâng lễ trước Kim Hoa thánh mẫu cùng 12 bà mụ được đặt bên trái tòa Chính Điện.

Nếu mong muốn có con trai thì hãy đeo vòng chỉ vào tượng bên phải còn nếu cầu con gái hãy đeo vào bức tượng bên trái.

Tiếp đến hãy dùng tay xoa vào bụng của mình 3 cái

Sau đó xóa bụng của bước tượng đứa trẻ nằm dưới chân bà mụ 3 cái và tiếp tục xoa bụng mình 3 cái nữa.

Check in tại chùa Ngọc Hoàng. Ảnh: Tripzone

Cầu tình duyên tại chùa Ngọc Hoàng

Đến chùa Ngọc Hoàng cầu con cái. Ảnh: digiticket

Không chỉ là nơi cầu con cái, chùa Ngọc Hoàng còn là địa điểm cầu tình duyên vô cùng linh thiêng. Nếu muốn cầu duyên, bạn sẽ đến bức tượng Ông Tơ Bà Nguyệt nằm ngay bên cạnh điện thờ Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ. Bạn chỉ cần dâng hương, thành tâm khấn họ tên, quê quán, tuổi để  Ông Tơ Bà Nguyệt nghe thấy và se duyên cho bạn.

Cầu bình an

Địa điểm cầu tình duyên được nhiều người lựa chọn. Ảnh: kenh14

Ngoài cầu con cái, tình duyên, chùa Ngọc Hoàng Cầu Con còn là điểm đến tâm linh cầu bình an, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Khu vực thờ Phật Dược Sư chính là địa điểm mọi người đến dâng hương, cầu mong may mắn, tài lộc, sức khỏe.

Nên đi du lịch Chùa Ngọc Hoàng Cầu Con vào thời điểm nào?

Thời điểm lượng du khách đổ về chùa Ngọc Hoàng đông nhất rơi vào lễ hội Vía Ngọc Hoàng ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Nếu bạn muốn có nhiều thời gian hơn để hòa mình vào bầu không khí thanh tịnh, thoải mái vãn cảnh, chụp ảnh check  in thì có thể đến Chùa Ngọc Hoàng Cầu Con vào những ngày bình thường trong tuần.

Chùa Ngọc Hoàng mở cửa lúc mấy giờ?

Bạn có thể đến chùa Ngọc Hoàng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Ảnh: amthucchay

Thời gian mở cửa chùa Ngọc Hoàng là từ 7h30 đến 19h tất cả các ngày trong tuần. Ngày cuối tuần có thể mở cửa sớm hơn khoảng 30 phút để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.

Quỳnh Nguyễn

Đăng bởi: Phương Huỳnh Thị Minh

Từ khoá: Khám phá chùa Ngọc Hoàng Cầu Con – Ngôi cổ tự linh thiêng giữa trung tâm Sài Thành

Chiêm Ngưỡng Chùa Asakusa Cổ Nhất Tokyo

Chùa Asakusa Kannon thu hút hàng triệu du khách hành hương Phật giáo đến tham quan bởi nơi đây được xây cất để thờ tượng Phật đã được lưới từ dưới biển, đồng thời tưởng nhớ công ơn của ba Phật tử trong làng.

Vị trí và tên gọi chùa Asakusa Kannon

Chùa Asakusa hay còn có tên là Sensoji, là ngôi chùa cổ lớn nhất ở Tokyo, nằm cạnh dòng sông Sumida cổ kính thơ mộng , hiền hòa thờ Phật và Quan Âm. Senso là một cách gọi khác của Asakusa, còn “ji” tiếng Nhật có nghĩa là đền, chùa. Đây là nơi diễn ra nhiều lễ hội lớn ở Tokyo như: Sanja Matsuri – diễn ra vào tháng 5, là một trong 3 lễ hội chính của thủ đô Tokyo. Hozuki-ichi (Hozuki Market) – diễn ra vào tháng 7 hàng năm. Asakusa Samba Carnival: diễn ra vào dịp tháng 8. Tokyo Jidai Matsuri: diễn ra vào tháng 11 – tưởng nhớ lịch sử của Tokyo và văn hóa thời Edo. Hagoita-ichi (Hagoita Market) – tháng 12: Hagoita là cái vợt bằng gỗ trong trò chơi Hanetsuki, một trò chơi truyền thống lâu đời giống như môn cầu lông.

Chùa Asakusa Kannon là một ngôi chùa cổ kính ở thủ đô Tokyo

Lịch sử chùa Asakusa Kannon Nhật Bản

Từ truyền thuyết vào năm 628, trong khi đang thả lưới đánh bắt cá trên dòng sông Sumida, 2 anh em Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari, đã nhìn thấy tượng phật quan âm (Kannon) cao khoảng 5.5cm vướng vào trong lưới. Họ đã tìm cách thả tượng Phật lại về dòng sông nhiều lần nhưng lạ kì thay bức tượng vẫn quay trở lại với họ. Vị lão làng Hajino Nakamoto đã nhận ra được sự linh thiêng của bức tượng nên ông đã hiến một phần ngôi nhà của mình lập đền thờ Phật Quan Âm để dân chúng trong làng đến cầu phúc.

Phương tiện di chuyển

Hoặc bạn có thể đi Toei bus hoặc Keisei-townbus, dừng tại trạm Asakusa Kaminarimon, hoặc dùng Taito City Loop Bus Kita megurin, xe sẽ dừng ở trạm Asakusa.

Còn đi xe điện thì bạn đi tuyến Tobu Isesaki Line, dừng ở ga Asakusa. Nếu đi tàu điện ngầm thì đi Tokyo Metro Ginza Line hoặc Toei Asakusa Line xe dừng ở ga Asakusa.

Chùa Asakusa nằm rất gần với tháp truyền hình Skytree

Kiến trúc chùa Asakusa Kannon

Du khách bắt đầu tham quan chùa Asakusa Kannon từ cổng Kaminarimon (Cổng Sấm) sau đó di chuyển dọc theo một con đường được gọi là Naka-mise dài hơn 200m . Tại đây có các cửa hàng bán đồ lưu niệm và các quầy thức ăn địa phương. Naka-mise sẽ dẫn đến cổng Hozomon (Treasure Gate) – cổng thứ hai của ngôi đền, và sau đó bạn tới được chùa Asakusa Kannon.

Kaminarimon – Cổng Sấm

Là cổng chính thứ nhất, xây dựng năm 942 bởi nhà cầm quyền của quận Musashi là Tairano Kinmasa. Sau nhiều lần phá hủy được tu sửa, cổng có hình dáng như hiện nay vào năm 1950.

Ngoài cổng chính diện được treo một cái đèn lồng lớn màu đỏ cao 4m, chu vi 3.4m, nặng khoảng 670kg, 2 bên là bức tượng của 2 vị thần: Thần Raijin (Thần Sấm) và Thần Fujin (Thần Gió). Tên gọi chính xác của cổng là Furaijin Mon – Cổng Sấm và Gió. Thời trước, cổng được đặt gần Komagata nhưng sau thời Kamakura (1192-1333) được xây lại vì người ta tin rằng đây là nơi xuất hiện đầu tiên của thần Sấm và thần Gió. Qua khỏi Cổng Sấm là con đường mua sắm Nakamise.

Cổng Sấm với kiến trúc độc đáo

Nakamise dori 

Là con đường mua sắm hình thành từ năm 1685, dài khoảng 250m kéo dài từ Cổng Sấm đến tận Cổng Hozomon, lát gạch và 2 bên là những cột nhà màu đỏ son, có khoảng 90 gian hàng dọc 2 bên. Ở đây, ngoài  bày bán đồ lưu niệm truyền thống điển hình của Nhật Bản như yukata hay quạt giấy còn có các quầy thức ăn đặc trưng Asakusa. Đi hết con đường mua sắm, sẽ dẫn đến cổng thứ hai của đền thờ gọi là Hozomon

Hozomon -Treasure – Kho báu

Là cổng chính thứ hai đã từng bị đốt cháy nhiều lần và được tái xây dựng lại bằng bê tông vào năm 1964. Trước kia cổng có tên là (Niomon) vì ở 2 bên là hai vị thần bảo vệ Nio của Đức Phật. Ngày nay, cổng được đặt là Hozomon: Hozo có nghĩa là ngôi nhà kho báu, bởi rất nhiều kho báu của đền Sensoji được cất giữ ở đây. Trước mặt cửa này là sân chính và chùa Sensoji, bên phải là khu lăng mộ Kasakura, phía bên trái là ngôi chùa năm tầng và điện Dempoin. Du khách sẽ tháy nét độc đáo ở đây là có một đôi dép bằng rơm khổng lổ treo ở 1 bên.

Kannondo – Điện Quan Âm

Điện Quan Âm (Kannondo) là chính điện lớn của chùa Asakusa Kannon. Chính điện cũ được xây dựng lại vào năm 1649 nhưng đã bị phá hủy trong chiến tranh thế giới thứ 2 (1945) và bản sao của chính điện đã được tái hiện lại bằng bê tông cốt thép vào năm 1958. Chính điện quay mặt về phía Nam, bên trong được chia ra thành hai khu vực:  dành cho tín đồ ở phía trước và khu vực đặt tượng Phật ở phía trong. Chính điện chỉ mở cửa vào ngày 13/12 hàng năm. Du khách vào viếng chùa, chiêm bái tượng Phật Quan Âm ở phía ngoài, còn khu vực đặt tượng Phật quan trọng ở phía trong thì không ai được phép .

Điện Quan Âm

Gojunoto – Tháp 5 tầng

Chùa cao53m, trong đó hàng cột đỡ cao 5m được xây dựng bởi Tairano Kinmasa vào năm 942, qua nhiều lần bị tàn phá, chùa có cấu trúc như bây giờ là do đuợc tu sửa lại vào năm 1973. Điều thú vị là  mái ngói của chùa được làm bằng hợp kim nhôm nhưng trông giống như mái ngói được làm từ bùn. Busshari (tro của Đức Phật) và Reihai (bài vị của Đức Phật) được đặt ở đây.

Nitenmon – Cổng Nhị Thiên

Là cổng phía đông của đền Sensoji, nằm ở hướng đông của Điện Quan Âm và ở phía tây của đền thờ thần đạo Asakusa. Đây chính là cổng Zuishin Mon của đền thờ thần đạo Toshogu ở Asakusa. Lịch sử ghi chép lại vào năm 1642 đền thờ Toshoga bị cháy hết nhưng riêng cánh cổng này vẫn tồn tại. Nitenmon từng được gọi là cổng Yadaijin Mon bởi hình ảnh của 2 vị thần Toyoiwamadonomikoto và Kushiiwamadonomikoto của đền thờ Toshogo. Sau này đổi thành Niten Mon (Niten có nghĩa là 2 vị thần) bởi vì 2 trong số 4 vị thần ở nhà trữ kinh Phật của đền Tsurugaoka Hachimangu Shrine được di chuyển đến đặt ở đây vào đầu triều đại Minh Trị.

Cổng Nhị Thiên

Đăng bởi: Mỹ Duyên

Từ khoá: Chiêm ngưỡng Chùa Asakusa cổ nhất Tokyo

Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Hàn Sơn Tự – 1 Trong 10 Ngồi Chùa Cổ Nổi Tiếng Nhất Trung Quốc trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!