Bạn đang xem bài viết Chúng Ta Đã Ăn Gì Trong Bánh Ống Lá Dứa Suốt Một Quãng Thanh Xuân? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tuổi thơ của bạn có gắn liền với “bánh ống lá dứa”? Nếu đã ăn qua loại bánh này, bạn có biết nó được bắt nguồn từ đâu, có những gì trong chiếc bánh ống lá dứa đơn giản nhưng dễ ghiền đó không?
cách làm bánh ống lá dứa
Bánh ống lá dứa là một món quà quê gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, đặc biệt là người miền Tây. Rất nhiều người lầm tưởng bánh ống lá dứa làm từ cốm xanh Hà Nội nhưng sự thật không phải vậy. Cùng tìm hiểu xem loại bánh này có nguồn gốc từ đâu, rốt cuộc chúng ta đã ăn những gì trong chiếc bánh ống lá dứa huyền thoại này?
Bánh ống lá dứa có nguồn gốc từ đâu?Hiện nay, bánh ống lá dứa là món ăn vặt phổ biến ở hầu hết các tỉnh, thành phố ở khắp cả nước. Nhất là vào mùa đông, những chiếc bánh ống thơm lừng mùi lá dứa nghi ngút khói được người ta đặc biệt ưu ái.
Có rất nhiều người lầm tưởng bánh ống lá dứa được làm từ cốm xanh và có nguồn gốc từ Hà Nội nhưng sự thật không phải vậy. Bánh cốm lá dứa có nguồn gốc từ đồng bào dân tộc Khmer tại Sóc Trăng và Trà Vinh.
cách làm bánh ống lá dứa
Hơn hết, bánh ống lá dứa được làm ra từ những nguyên liệu đậm chất miền tây chứ không phải cốm như mọi người thường lầm tưởng.
Có gì bên trong những chiếc bánh ống lá dứa?Nghe đến cái tên bánh ống lá dứa, phần nào bạn đã mường được được về chiếc bánh này. Đó là một chiếc bánh hình ống và thơm mùi lá dứa.
cách làm bánh ống lá dứa
Ngày trước, bánh ống được chế biến trong những chiếc ống tre mộc mạc
cách làm bánh ống lá dứa
Ngày nay hiện đại hơn, những dụng cụ riêng biệt để làm bánh ống lá dứa bằng inox được ưa chuộng hơn.
Nguyên liệu làm ra nó cũng đơn giản như chính tên gọi của nó: bột mì, bột gạo, lá dứa, nước cốt dừa, đường, muối mè rang và cơm dừa nạo.
Cách làm bánh ống lá dứa miền TâyNhững nguyên liệu làm bánh ống lá dứa rất đơn giản, dễ tìm và rẻ tiền như:
Bột nếp và bột gạo: nên chọn loại bột mịn, được đóng khói cẩn thận, trắng và có thương hiệu rõ ràng.
Đường: nên dùng đường trắng tinh luyện, không nên dùng các loại đường nâu sẽ làm biến đổi mùi vị và màu sắc bánh.
Dừa nạo: Nếu dùng dừa khô để đảm bảo vị tươi và ẩm của bánh. Nếu ở những thành phố lớn khó tìm mua dừa khô, có thể thay thế bằng dừa sấy thường được tìm thấy tại những cửa hàng bán nguyên liệu và dụng cụ làm bánh.
Lá dứa: Có hai dạng thường được dùng là nước cốt lá dứa tươi hoặc bột lá dứa.
Nồi làm bánh ống: Hiện nay, nồi làm bánh ống không con khó tìm nữa, chúng được bán tại những tiệm bán dụng cụ làm bánh với nhiều kích cỡ và giá cả khác nhau.
cách làm bánh ống lá dứa
Định lượng nguyên liệu để làm bánh ống lá dứa:
500 gr bột gạo
250 gr bột nếp
200 ml nước cốt dừa
4 muỗng canh đường trắng
100 ml nước cốt lá dứa
50 gr đậu phộng
1 muỗng canh mè trắng
400 gr dừa nạo
Hướng dẫn cách làm bánh ống lá dứa:Bước 1: Cho 100ml nước cốt lá dứa vào thau lớn. Rây vào thau 500 gr bột gạo, 250 gr bột nếp, 200 ml nước cốt dừa, 4 muỗng canh đường, 400 – 500 gr dừa khô nạo nhỏ. Tiến hành trộn đều sao cho thu được hỗn hợp không quá ướt là được.
cách làm bánh ống lá dứa
Bước 2: Chuẩn bị nồi to hấp bánh, xung quanh miệng nồi quấn khăn ướt hoặc dùng hỗn hợp đất sét nén cho hơi nước không bay ra. Đổ nước vào nồi cho lên bếp đun sôi.
cách làm bánh ống lá dứa
Thả cho cây sắt có đáy vào các ống trụ, cho hỗn hợp đã trồn vào đầy các ống, nén hơi chặt tay. Hấp bánh trong khoảng 3 – 5 phút là bánh chín.
Bước 3: Bánh ống lá dứa không thể thiếu đi đậu phộng rang giã nhỏ, mè trắng rang và dừa nạo tươi ăn kèm. Có nhiều nơi dùng bánh tráng giấy để gói lên ngoài vừa để tránh bánh ống bị vỡ ra, vừa có thể ăn luôn cả bánh tráng giấy rất tiện lợi.
Đăng bởi: Quân Hoàng
Từ khoá: Chúng ta đã ăn gì trong bánh ống lá dứa suốt một quãng thanh xuân?
Chúng Ta Không Quan Trọng Như Chúng Ta Nghĩ
Từ cái ảo giác đó lại dẫn đến cái ảo giác thứ 2, khi thấy mình quan trọng nên cho rằng ý kiến của mình, suy nghĩ của mình, niềm tin của mình là số 1, là đúng, là chuẩn nhất, còn ai khác mình thì họ chưa đúng, chưa chuẩn.
Từ đó lại lan tiếp đến ảo giác thứ 3, khi thấy mình đặc biệt, nên cái tâm này rất hay so sánh với mọi người xung quanh. So sánh xong, nếu thấy người ta thua kém mình thì mình tự mãn, kiêu ngạo, xem thường người ta. Còn thấy người ta chẳng hơn mình hay ngang ngang mình thôi, mà kết quả họ tốt hơn mình thì tự động sinh ra tâm đố kỵ, ghen tức. Còn thấy người ta vượt trội quá xa mình ở 1 khía cạnh nào đó thì đâm ra lại tự ti với chính mình.
Anh em thân mến. Sự thật là chẳng ai quan trọng trong cuộc đời này cả. Từ một Tu sĩ đến một anh tù nhân. Từ một ông tỷ phú đến một ông xe ôm. Không có ai là quan trọng, hay là trung tâm của vũ trụ này hết.
Ngay cả tổng thống Mỹ, lỡ có ò í e đột ngột vào ngày mai thì ngay lập tức có người lên thay ngay, mọi thứ vẫn sẽ diễn ra bình thường, trời vẫn sáng, trái đất vẫn quay…
Càng thành công, càng có nhiều thứ trong tay, thì cái ảo giác rằng mình quan trọng nó mạnh lắm anh em ạ. Lúc đó thì chưa khổ đâu, chỉ đến khi thời thế đổi thay quá nhanh, tự nhiên cái ‘quan trọng’ của mình biến mất đột ngột thì cái khổ phát sinh thôi.
Tôi trước chảnh lắm, trẻ tuổi mà giám đốc này nọ, đi đâu ai cũng mến mộ, phê chứ. Tự nhiên thấy mình đặc biệt, rồi tự cho mình cái quyền quan trọng hơn người khác. Đi hội thảo mà xếp ghế tôi xa xa là bực mình à nha, bước vào event không ai giới thiệu ‘tôi là ai’ là cũng bực đấy. Nói chung ảo lắm anh em ạ.
Càng lún sâu trong cái ảo tưởng trên, thì ra đường hay có cái kiểu, “mày có biết bố mày là ai không”, khệnh khạng vô cùng. Bố nào thì có lên rồi cũng xuống thôi, có ai ở đỉnh cao hoài đâu. Tôi thì thấm thía việc này rõ lắm.
Bệnh chung của mấy anh em có nhiều tài năng, thấy mình giỏi, học nhanh, phân tích tốt, kiếm tiền ngon, thì hay tự đề cao chính mình lắm. Ngã mạn lúc còn thời thì không sao, chứ ngã mạn lúc hết thời thì đời nó dập cho chết. Mà có ai có thời mãi đâu, một thời thôi!
Tài năng, tiền tài, danh tiếng, quyền lực… tất cả những thứ anh em có cố gắng có được trong game đời này đều phải bỏ lại sau lưng khi xuống tàu cả. Xuống tàu là ó í e đó, ai cũng phải chết thôi, không ai thoát được đâu. Nên có nghênh ngang thế nào trong đời này thì cũng phải xuống tàu giống nhau.
Cái ảo vi tế đi kèm là luôn tin mình sống phó-re-vơ, mãi mãi không chết… vô minh lắm anh em ạ, chẳng ai biết được, giờ nào ông Trời gọi đâu, tới số là ó í e nhanh lắm.
Cái ảo giác thấy mình quan trọng, mình đặc biệt, mình xịn, cũng khiến mình khó chấp nhận việc người khác mình, khác ý mình, trái chiều với mình lắm. Mà đời này hay lắm, càng ảo tưởng bao nhiêu thì nhân-quả toàn sắp xếp mấy đứa cực trái ý xuất hiện để tương ứng với bản ngã đó của chúng ta. Thấy vũ trụ thương anh em không?
Cái thông minh ở đời, có thể giúp anh em có được vài tiện nghi nào đó, cái nhà, cái xe, cái chức vụ, chút danh tiếng… nhưng nó không giúp anh em bớt khổ đâu. Vì thông minh kiểu đấy rồi sẽ gặp những đứa ngông hơn, giàu hơn, ảo hơn… rồi tự nhiên anh em thấy mình hết đặc biệt khi so với nó, thế là anh em sân, thế là anh em tham, muốn hơn người ta, hơn không được thì khổ vô đối.
Cái này ở ngoài đời nhiều vô kể, nghèo thì khổ kiểu nghèo, giàu thì khổ kiểu giàu. Cứ so mình với đứa khác là khổ thôi, vì sẽ luôn có đứa ngon hơn, đẹp hơn, giàu hơn, xịn hơn bạn ở ngoài kia. Không bao giờ anh em có thể hơn được tất cả đâu, đó là cái ảo giác đấy.
Tôi viết, là để anh em có vài điểm tựa rồi tự mò đi tiếp, chứ không phải 1 ngày là tự nhiên thấy mình bớt quan trọng được.
Tu thân, không phải là trở thành ai đó, rồi từ sửa cái bản ngã A thành cái bản ngã B. Tu thân chân chính, đó là KHÔNG trở thành ai cả.
Anh em từ từ ngẫm thêm, yang hồ hay dùng từ ‘vô ngã’, mà tôi thấy xa vời quá, cứ nói đơn giản thôi, càng tu mà càng thấy mình bớt quan trọng hơn, thấy mình không hơn ai cả, cũng không thua ai cả (vì hết cái tâm so sánh rồi), thấy những gì mình làm là việc nên làm, chứ không xem việc đó là giúp đỡ hay bố thí cho ai hết, thì anh em đang đúng đường rồi đó.
Nghe có vẻ dễ nhưng vô cùng khó.
Mỗi ngày hiểu thêm bản ngã của mình 1 tý thì anh em cũng đã có vài hạt giống tốt gieo vào tâm thức của mình rồi. Người nào đủ duyên thì nó nở ra, chưa đủ thì trải nghiệm game đời thêm, khổ đậm đà tý là sáng mắt ra thôi.
Cái lợi nhất, khi mình hết so sánh, rồi bớt thấy mình quan trọng đi, thì tự nhiên mình sẽ bớt cái nhu cầu về sự công nhận của người đời hơn, không ép người ta phải hiểu mình, không ép mọi thứ phải diễn ra đúng ý mình, cũng như không bắt mình phải trở thành ai đó nữa.
Tâm anh em lúc đó ‘vô tư’ rồi thì nhìn cái gì cũng rõ, học gì cũng vào, làm cái gì cũng bay hết mà thôi!
Theo: Nghệ.
Đăng bởi: Châu Ngọc Ngân
Từ khoá: Chúng ta không Quan Trọng như chúng ta nghĩ
Một Số Kiêng Kỵ Trong Phong Thủy Nhà Ống
Hiện nay, nhà ở tại đô thị đều theo dạng hình ống, thường hạn chế về mặt môi trường sống bởi không gian hẹp và dài. Do đó, trường khí trong nhà ống cũng có nhiều bất lợi và cần khắc phục từ hình thế bên ngoài đến cấu trúc bên trong.
Đối với nhà ống, giếng trời vừa có tác dụng lấy sáng tự nhiên vừa giúp cân bằng âmdương cho ngôi nhà.
Nhà ống có đặc trưng là không gian mỗi nhà (trừ nhà ở góc đường) luôn bị kẹp giữa hai bức tường, nhất là gặp nhà bên cạnh cao hơn, hình thành một loại trường khí mà phong phủy gọi là “vùng sơn xuyên”. Vùng sơn xuyên sẽ tạo nên hiện tượng gió lùa, gió hút khá mạnh, kèm theo bụi, tạo vùng xoáy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cư ngụ. Để tránh tình trạng này, gia chủ nên làm giếng trời hoặc sân trong để cân bằng âm dương.
Không chỉ có tác dụng cân bằng âm dương, giếng trời còn có tác dụng lấy thêm ánh sáng tự nhiên cho các không gian bên trong ngôi nhà. Một sân vườn nhỏ phía trước hoặc phía sau đều rất lý tưởng đối với nhà ống. Khu vuờn nhỏ này sẽ như tầng ozon với chức năng thanh lọc không khí cho căn nhà.
Theo quan điểm phong thủy, cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà, là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa dòng khí lan tỏa khắp các tầng trong nhà. Do đó, khi đặt vị trí cầu thang cần hết sức lưu ý, tránh đặt cầu thang ở giữa nhà vì năng lượng trung tâm của cả căn nhà sẽ bị rút cạn bởi năng lượng của cầu thang. Mặt khác, cũng không nên đặt cầu thang thẳng hàng với cửa ra vào bởi sẽ tạo ra một luồng năng lượng bất ổn trong chính căn nhà.
Bên cạnh đó, việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn) cũng là một dạng gây ra hút gió cho nhà ống. Nếu không thể đảo cửa, bạn nên lấy bình phong (bằng tủ kệ hay thậm chí là chậu cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu. Đồng thời, có thể gắn mảng lớn kính thủy tinh hoặc gương bát quái lên đầu cửa, tường ngoài nhà như một số người vẫn làm để phản khí vì gương có thể gây chói mắt và mang nhiều tính đối chọi.
Trường hợp khá phổ biến thường thấy ở những căn nhà phố hiện nay là cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các tầng giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương. Lý do là, càng lên cao thì nắng gió ra vào nhà sẽ khác so với các tầng dưới bị che khuất bởi cây xanh hay công trình lân cận. Thế nên, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa.
Ngoài ra, thiết kế bếp trong nhà ống cũng tương đối phức tạp. Khu bếp thường được đặt ở tầng 1, phòng ngủ của các thành viên trong gia đình đặt ở tầng 2. Thế nhưng, theo phong thủy, cách bố trí này rất dễ xảy ra hiện tượng bếp đốt thẳng lên giường ngủ ở phía trên. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và tâm lý người ngủ trong phòng đó, do vậy cần tránh đặt bếp thẳng với giường ngủ phía bên trên.
Đăng bởi: Tấn Đạt
Từ khoá: Một số kiêng kỵ trong phong thủy nhà ống
Nên Ăn Mực Lá Hay Mực Ống? Mực Nào Chế Biến Món Ăn Ngon Nhất
Cách nhận biết mực lá và mực ống
Đặc điểmMực ống là loại mực có thân tròn và dài tựa như chiếc ống. Phần đuôi mỏng, có vây ngắn hơn so với mực lá. Mực ống có 8 râu nhỏ và 2 xúc tu dài, phần da xuất hiện nhiều đốm hồng và mắt to trong suốt. Điểm đặc trưng của loại mực này là phần vây đuôi của nó kéo dài từ giữa thân đến phía cuối thân, tạo thành hình thoi.
Cách nhận biết và chọn mực ống tươi, chế biến món ngon cho gia đình
Còn mực lá thì có phần tai mực dài đến hết cả thân nên khi bơi sẽ trông thấy tựa như chiếc lá. Vây mực dày, rộng và có hình bầu dục, trải dài từ đầu tới giữa thân. Thân mực lá hơi dẹt và ngắn hơn so với mực ống.
Thịt mựcNếu so về chất lượng thịt thì thịt của mực lá sẽ nhỉn hơn mực ống một chút. Thịt mực ống có độ giòn, ăn vào tan trong miệng nhưng không có vị ngọt và phần thịt mỏng hơn so với mực lá. Còn mực lá thì phần thịt thường dày và giòn hơn, có vị ngọt đậm đà.
Chế biếnVới độ ngọt đặc trưng của mình, mực lá thường được dùng để làm khô mực hoặc là nguyên liệu chế biến các món xào, hấp như mực xào ớt chuông, mực hấp bia,.. Vị ngọt tiết ra từ thịt mực cùng độ giòn sẽ khiến món ăn trở nên hấp dẫn và không kém phần đậm đà, hấp dẫn.
Tham khảo cách xào mực ngon tại: Cách xào mực thơm giòn và không bị tanh.
Tuy không có vị ngọt như mực lá nhưng với độ giòn tan của mình, mực ống thường được chế biến làm các món chiên, lẩu mực, mực nhồi thịt,.. Bên cạnh đó, loại mực này còn được các đầu bếp ưu tiên sử dụng trong việc trang trí các món ăn, khi nấu chín và cắt thành khoanh tròn bày lên dĩa trông rất đẹp mắt.
Nên chọn mực lá hay mực ống?Mực là một trong những loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein và các khoáng chất như: Riboflavin, Vitamin B12, Phốt pho, Đồng và Selen. Nhưng mực chứa nhiều Cholesterol nên cũng đừng ăn quá nhiều. Về việc nên chọn mực nào để ăn thì điều quan trọng đó là bạn muốn chế biến theo hình thức nào.
Ví dụ, nếu muốn xào, hấp, dồn thịt thì nên dùng mực ống sẽ rất ngon và có độ thẩm mỹ cao. Còn nếu bạn muốn chế biến phong phú hơn như ăn lẩu, nướng thì nên chọn mực lá. Loại mực lá dày mình, độ ngọt chuẩn nên chế biến những món này là lý tưởng nhất.
Lưu ý: khi chọn mực lá bạn nên chọn con to, mình dày, da còn cứng, thịt chắc, không mềm hoặc nát, nếu rờ vào xúc tu thấy còn cứng nghĩa mực tươi. Còn mực ống, hãy chọn con có lớp thịt màu sáng hồng, đầu mực dính chặt với thân, túi mực chưa bị vỡ để đảm bảo độ tươi và ngon của thịt mực.
Advertisement
Bạn sẽ quan tâm:
Vì Sao Chúng Ta Muốn Véo Những Thứ Dễ Thương?
Chúng ta luôn thích những gì trông dễ thương. Hẳn là bạn cũng biết cảm giác khi nhìn thấy một thứ đáng yêu đến mức không thể kiềm chế được mong muốn ‘nựng’ nó. Ví dụ như khi gặp em bé, cún hoặc mèo con. Hiện tượng này được gọi là ‘gây hấn dễ thương’ (cute aggression).
Gây hấn dễ thương là gì?Gây hấn dễ thương (cute aggression) là khi bạn trải qua thôi thúc muốn cắn, véo và bóp những thứ trông quá đáng yêu, ví dụ trẻ sơ sinh hoặc động vật non.
Cute aggression – cảm giác muốn véo những thứ dễ thương
Đây là một dạng ‘biểu hiện lưỡng hình’ (dimorphous expression). Hiểu nôm na, đó là khi những hành động hoặc biểu hiện bên ngoài của bạn không khớp với những gì bạn đang cảm thấy bên trong. Ngoài việc muốn véo những thứ dễ thương, khóc khi cảm thấy hạnh phúc cũng là một dạng ‘biểu hiện lưỡng hình’.
Theo nghiên cứu, cute aggression ảnh hưởng đến chúng ta theo nhiều mức độ. Có người báo cáo rằng chưa bao giờ trải qua sự thôi thúc này, cũng có người rất dễ bị sự dễ thương lấn át.
Khoảng 64% người cho biết họ chỉ thể hiện bằng lời nói như “dễ thương ghê, muốn véo quá đi” và khoảng 74% cho hay họ thật sự làm như vậy.
Nguyên nhân dẫn đến ‘gây hấn dễ thương’? Sự dễ thương là một cơ chế sinh tồnEm bé hay động vật non không có khả năng tự sống sót. Vì vậy tự nhiên đã cho chúng sự dễ thương như một đặc điểm sinh tồn nhằm khiến người lớn có mong muốn được chăm sóc. Những đặc điểm dễ thương bao gồm đôi mắt to tròn, cặp má phúng phính, cái miệng nhỏ xinh,…
Tuy nhiên chính cơ chế này cũng khiến chúng ta bị quá tảiTrong nghiên cứu của Katherine Stavropoulos (nhà nghiên cứu về tâm lý học thần kinh tại Đại học California), người tham gia được cho xem ảnh của em bé và những loài động vật non (chó, mèo, thỏ, vịt,…) trong khi được đo điện não đồ.
Từ đó, các nhà khoa học đã phát hiện việc nhìn những thứ dễ thương kích hoạt hai vùng của não bộ, mà cụ thể là:
Hệ thống trao thưởng (reward system): chịu trách nhiệm cho động lực, cảm giác mong muốn và sảng khoái.
Hệ thống cảm xúc (emotion system): chịu trách nhiệm xử lý những xúc cảm như buồn, vui, giận dữ,…
Hoạt động đồng thời của hai phần não bộ khiến chúng ta cảm thấy bị quá tải. Và các nhà khoa học nghi ngờ đó là lý do tại sao não bắt đầu sản sinh ra những ‘suy nghĩ hung hăng’ (aggressive thoughts).
Véo là cách mà não bộ xử lý khi bị quá tải để giúp chúng ta bình tĩnh lạiNghiên cứu cho rằng gây hấn dễ thương là một phản ứng điều chỉnh trong não bộ để bảo vệ chúng ta khi hệ thống trao thưởng bắt đầu mất kiểm soát. Nếu không có cơ chế này, đứa bé có khả năng chết đói bởi bạn sẽ không muốn chăm sóc nó do không chịu nổi sự dễ thương ấy.
KếtCảm giác muốn nựng là một cảm giác tích cực và ấm áp đến từ bản năng muốn chăm sóc của chúng ta. Miễn là bạn đừng quá… mạnh tay khi nựng em bé.
Nhà tâm lý học Oriana của Đại học Clemson cho biết việc nựng thật ra rất hữu ích đối với trẻ con. Bởi nó dạy em bé nhận ra sự khác biệt giữa gây hấn vô hại và gây hấn thật sự – điều sẽ xuất hiện thường xuyên trong cuộc đời của trẻ.
Công Thức Cách Nấu Chè Dừa Non Rau Câu Lá Dứa Dễ Không Tưởng
Chè dừa non rau câu lá dứa chắc hẳn là món ăn yêu thích của những tín đồ mê nước cốt dừa béo ngậy, cơm dừa mềm ngọt, thạch lá dứa giòn thanh hòa quyện cùng bột báng tròn dai ăn vui miệng phải không ạ!
Chúng ta đều biết nước dừa là một loại thức uống giải khát rất được yêu thích và tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe và sắc đẹp là không thể bàn cãi, nhưng mà công dụng cơm dừa thì cũng lợi hại không kém, như là chứa các loại vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9, vitamin C, còn có canxi, sắt, magie, phốtpho, kali, kẽm…Ngoài ra, cơm dừa còn cung cấp chất sơ cho tim mạch, tăng cường chức năng não bộ, ngăn ngừa vô sinh ở nam giới, phòng chống ung thư và tốt cho tiêu hóa…
Rắc thêm một chút động phộng rang sẽ làm tăng hương vị cho món chè
Cách nấu chè dừa non rau câu lá dứa Nguyên liệu cho cách nấu chè dừa non rau câu lá dứa– Dừa non cắt sợi: 400g
– Nước cốt dừa: 400ml
– Bột rau câu: 5g
– Bột báng: 100g
– Lá dứa: 1 bó
– Đường trắng: 200g
Các bước cách nấu chè dừa non rau câu lá dứa Bước 1: Làm nước cốt lá dứa– Rửa sạch lá dứa rồi cắt thành từng khúc ngắn.
– Cho lá dứa cùng 100ml nước lọc vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Sau đó, lọc lấy nước cốt lá dứa bằng rây, bỏ phần xác lá dứa.
Rửa sạch lá dứa rồi cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố
Bước 2: Làm rau câu lá dứa– Trộn đều hộp hợp 5g bột rau câu và 300g đường trắng, tiếp theo đun 600ml nước đến khi sôi thì đổ từ từ phần hỗn hợp mới trộn vào và khuấy đều tay đến khi hỗn hợp tan hết.
– Sau đó, đổ tiếp phần nước cốt lá dứa vào, khuấy đều lần nữa rồi tắt bếp và đổ ra khuôn, chờ đến khi rau câu đông lại thì cắt thành hình sợi, hình vuông hoặc những hình dáng tùy theo ý thích.
Bước 3: Nấu bột báng– Ngâm bột báng với nước khoảng 15 phút rồi vớt ra.
– Nấu nước sôi rồi cho bột báng vào. Nấu ở lửa nhỏ đến khi bột báng màu trắng trong, không còn đục màu nữa là chín.
Chờ nước sôi thì cho bột báng vào
Bước 4: Nấu chè dừa non– Sau khi bột báng chín thì chắt bỏ nước bột báng đi rồi cho 300ml nước lọc cùng 400ml nước cốt dừa vào nồi khuấy đều.
– Sau đó tiếp tục cho 200g đường trắng và dừa non cắt sợi vào nồi, thêm một chút muối để cho chè trọn vị hơn, khuấy đều lần nữa rồi nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Sau khi bột báng chín thì cho nước cốt dừa vào
Bước 5: Thành phẩm– Đợi đến khi chè nguội bạn cho rau câu cắt sợi vào nồi, khuấy đều lần nữa là xong. Món chè này bạn có thể dùng nóng hoặc cho thêm vài viên đá vào ăn lạnh sẽ rất thanh mát.
Lưu ý: Bạn có thể rắc thêm mè rang cùng đậu phộng rang giã nhỏ trên bề mặt mỗi chén chè để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm các hạt trân châu trắng hoặc trân châu dừa vào chén chè để món ăn thêm phần thú vị cho các bé trong nhà thưởng thức đấy ạ!
Đăng bởi: Bé Tài
Từ khoá: Công thức cách nấu chè dừa non rau câu lá dứa dễ không tưởng
Cập nhật thông tin chi tiết về Chúng Ta Đã Ăn Gì Trong Bánh Ống Lá Dứa Suốt Một Quãng Thanh Xuân? trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!