Xu Hướng 12/2023 # Chuyên Ngành Quy Hoạch Vùng Và Đô Thị # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chuyên Ngành Quy Hoạch Vùng Và Đô Thị được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đánh giá

Review ngành Quy hoạch vùng và đô thị trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) – Ngành “Thiếu người, thừa việc” cực tiềm năng trong tương lai

1. Ngành Quy hoạch vùng và đô thị là gì? 

Quy hoạch vùng và đô thị được hiểu đơn giản là hoạt động tổ chức, sắp xếp, kết nối, kiểm soát về không gian như các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh. Các hoạt động trong Quy hoạch vùng và đô thị bao gồm: nghiên cứu đô thị; xây dựng và vận hành các bộ máy quản lý đô thị; đề ra các tiêu chí, lập và phê duyệt quy hoạch; thực hiện các chương trình đầu tư phát triển đô thị; ban hành luật, quy định kiểm soát phát triển; trao đổi tranh luận về các vấn đề đô thị…

Quy hoạch vùng và đô thị là ngành học nghiên cứu về quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, nhằm tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian đô thị và điểm dân cư, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống tốt cho người dân.

2. Học ngành Quy hoạch vùng và đô thị tại trường Đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?

Chương trình Quy hoạch vùng đô thị xây dựng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế hướng tới xếp hạng các trường đại học nằm trong top 100 trên thế giới. Với nội dung chương trình hiện đại, linh hoạt và chú trọng rèn luyện khả năng quy hoạch tích hợp, quản lý đô thị, thiết kế đô thị đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội, các công ty trong nước và nước ngoài và các cơ quan quản lý nhà nước trong dài hạn. Quy hoạch vùng đô thị đào tạo ra những kỹ sư quy hoạch có tư duy và khả năng quy hoạch tích hợp. 

Bên cạnh đó, nhà trường có những chương trình hợp tác quốc tế sâu rộng thông qua việc trao đổi sinh viên, workshop, các đồ án, các seminar cùng các giáo sư, chuyên gia nước ngoài để sinh viên được tiếp cận xu hướng mới, có cái nhìn quốc tế đa chiều, xác định ra những điểm mạnh/ yếu từ đó có những phương pháp học tập và nghiên cứu cho riêng mình. Đặc biệt, sinh viên học ngành Quy hoạch vùng và đô thị được khuyến khích gia các nghiên cứu khoa học tạo tiền đề cho sự say mê khoa học để làm nghiên cứu hoặc học lên cao hơn sau khi tốt nghiệp. 

Tốt nghiệp ngành Quy hoạch vùng và đô thị, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

Hiểu, biết vận dụng khoa học công nghệ, lập và tổ chức quy hoạch, quy hoạch giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng, di sản và bảo tồn, quản lý môi trường, quản lý đô thị cùng với quy hoạch sử dụng đất, thiết kế đô thị, quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng, luật lệ, phát triển kinh tế vùng, hoạch định và thực hiện chính sách. 

Lập và đánh giá được các đồ án quy hoạch đô thị; Kiến thức về cấu trúc không gian đô thị (thiết kế cấu trúc vật thể) và công tác phát triển đô thị;

Khả năng phân tích thông tin: tự nhiên, xã hội, môi trường, kinh tế; 

Nắm vững tác động môi trường và xã hội và các quyết định quy hoạch lên cộng đồng; 

Khả năng làm việc với cộng đồng; 

Khả năng hoạt động như một người trung gian hòa giải khi xung đột lợi ích cộng đồng; 

Hiểu biết về mối quan hệ giữa quy định sử dụng đất đai với dịch vụ; 

Thuần thục các công cụ GIS và các công cụ tin học chuyên ngành. 

3. Điểm chuẩn ngành Quy hoạch vùng và đô thị trường Đại học Tôn Đức Thắng

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Quy hoạch vùng và đô thị 

Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay thì cơ hội việc làm ngành Quy hoạch vùng và đô thị chính vô cùng rộng mở. Cụ thể là các bạn có thể lựa chọn những công việc sau đây:

Nghiên cứu các chuyên ngành sâu của quy hoạch tại các viện, các phòng nghiên cứu thuộc các sở tài nguyên và môi trường, quy hoạch – kiến trúc…

Giảng dạy về Quy hoạch vùng và đô thị tại các trường đại học, cao đẳng…

Làm việc tại các công ty kinh doanh nhà đất trong công tác thiết kế quy hoạch, triển khai các hồ sơ quy hoạch chi tiết cho các dự án đầu tư xây dựng;

Thực hiện công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại các sở quy hoạch – kiến trúc thành phố, sở xây dựng hoặc phòng quản lý đô thị các quận, huyện, thị xã;

Tư vấn quy hoạch tại các công ty tư vấn của nhà nước và tư nhân, bao gồm lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết;

Hy vọng những thông tin về ngành Quy hoạch vùng và đô thị trường Đại học Tôn Đức Thắng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Quy hoạch vùng và đô thị, cơ hội làm việc…. từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Chuyên Ngành Đông Phương Học

Đánh giá

Review ngành Đông phương học của Đại học Công nghệ chúng tôi (HUTECH): Hướng đi mới dành cho thế hệ trẻ

1. Giới thiệu ngành Đông phương học

Đông Phương học là ngành học tìm hiểu về lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị – ngoại giao, ngôn ngữ, văn hóa của các nước phương Đông một trong những nền văn minh lâu đời của nhân loại. Ngành học này đào tạo trình độ cử nhân đại học có về những tri thức, hiểu biết và kỹ năng làm việc gắn liền với các nền văn hóa lớn, với những ngôn ngữ giàu ý nghĩa và hấp dẫn của loài người của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Nam Á,…

Sinh viên theo học ngành này sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng về khoa học xã hội & nhân văn; kiến thức toàn diện và chuyên sâu về lịch sử, văn hóa, chính trị, tư tưởng, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, quan hệ quốc tế của các quốc gia phương Đông, đặc biệt nhất là khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Hơn nữa, theo học ngành này sinh viên sẽ được chú trọng đào tạo về kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Ngoài ra, các bạn sinh viên được học tập và rèn luyện để có khả năng sử dụng thành thạo bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết về một ngoại ngữ chuyên ngành (Nhật, Hàn, Trung Quốc) trong quan hệ quốc tế, giao tiếp xã hội và công tác chuyên môn. 

Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc đa dạng.

2. Chương trình đào tạo 

Ngành Đông phương học của trường Đại học Công nghệ chúng tôi có thời gian đào tạo hệ đại học chính quy là 4 năm. Sinh viên có quyền học vượt để hoàn thành sớm chương trình đào tạo so với thời gian quy định của trường. Đồng thời, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân Đông phương học và có thể lựa chọn tiếp tục học lên các trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường đại học trong và ngoài nước. 

Chương trình đào tạo của ngành học này gồm 140 tín, với các môn học chuyên ngành nổi bật như: Văn hóa – xã hội, Địa lý và dân cư, Nghiệp vụ ngoại giao, Nghiệp vụ ngoại thương, Nghiệp vụ du lịch, Nghiệp vụ thư ký văn phòng, Ngoại ngữ (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), Lịch sử Nhật Bản, Lịch sử Hàn Quốc, Văn hóa Nhật Bản, Văn hóa Hàn Quốc, Văn hóa – xã hội Trung Quốc…

Môi trường học tập của sinh viên ngành Đông phương học ở HUTECH rất đa dạng hơn rất nhiều, nhiều sân chơi học thuật, hội thảo chuyên đề theo đúng với phương châm “học đi đôi với hành” trong giáo trình giảng dạy của trường. Đặc biệt, ngoài những kiến thức chuyên môn được học trên giảng đường sinh viên còn được tham gia những buổi tham quan ngoại khóa tại bảo tàng, city tour,… để rèn luyện kỹ năng làm việc tập thể và tạo nên nhịp cầu giao lưu với các khóa.

Đặc biệt, sinh viên ngành Đông phương học của HUTECH còn cơ hội nâng cao kỹ năng mềm thông qua các chương trình ngoại khóa, sinh hoạt CLB, chương trình giao lưu văn hóa thường niên (Việt – Nhật, Việt – Hàn…). Đây là “giảng đường thực tế” giúp các bạn có thể phát huy những điểm mạnh, năng khiếu của mình cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử trong môi trường làm việc đa quốc gia.

Ngoài sinh viên còn được đào tạo để có thể sử dụng thành thạo bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một ngoại ngữ chuyên ngành (Nhật – Hàn – Trung). Đây là những điều cần thiết giúp sinh viên đáp ứng tốt yêu cầu của công việc sau này. 

Hơn nữa, HUTECH có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều tổ chức, doanh nghiệp, trường đại học đến từ các quốc gia phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan nên sinh viên theo học ngành Đông phương học sẽ được thường xuyên giao lưu, học hỏi, thực tập, thực hành để hoàn thiện mọi kỹ năng chuyên môn.

Đồng thời, trường cũng tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên có thể thực tập trực tiếp tại các cơ quan, ban ngành tổ chức nhà nước; các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam và khu vực với các vị trí như phiên dịch viên, giao dịch viên, hướng dẫn viên… Từ đó, các bạn có thể nắm bắt được xu hướng, nhu cầu nhân lực của ngành nghề để có thể tìm kiếm và lựa chọn được công việc phù hợp với năng lực của bản thân.

3. Điểm chuẩn ngành Đông phương học

TrườngChuyên ngànhNgành202320232023 Đại học Công Nghệ TPHCM

Đông phương học

Đông phương học 1865018171818Ghi chú

Đánh giá

Xét điểm học bạ

Đánh giá

Đánh giá

Học bạ

Đánh giá

TN THPT

Đánh giá

Đánh giá

Điểm TN THPT

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường

Có lẽ, điều mà nhiều bạn trẻ và bậc phụ huynh quan tâm đó là cơ hội việc làm khi học ngành  Đông phương học ra sao? Các bạn yên tâm, sau khi tốt nghiệp các bạn sinh viên sẽ có rất nhiều lựa chọn, với những vị trí công tác đa dạng. 

– Chuyên viên ngoại giao, quan hệ quốc tế  làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam và khu vực, văn phòng đại diện nước ngoài, 

– Phiên dịch viên, giao dịch viên, hướng dẫn viên làm việc tại các sở ngoại vụ, cơ quan ngoại giao, công ty nước ngoài, khu du lịch,…

– Giảng viên và nghiên cứu về lịch sử, văn hóa phương Đông tại các viện nghiên cứu khoa học xã hội, trường đại học.

Chuyên Ngành Kỹ Thuật Sinh Học

Đánh giá

Review ngành Kỹ thuật sinh học – Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Ngành mới và nhiều cơ hội

1. Ngành Kỹ thuật sinh học là gì? Có giống Công nghệ sinh học không?

Thực chất ngành kỹ thuật sinh học là một chuyên ngành tách ra từ Công nghệ sinh học trong vài năm gần đây và thu hút sự quan tâm của rất nhiều các bạn học sinh sinh viên. Ngành này đào tạo các kiến thức sinh học và kỹ thuật, công nghệ để phục vụ cho việc phân tích, nghiên cứu các tác nhân sinh học tạo mới hoặc tự nhiên, từ đó sẽ ứng dụng vào để chế biến ra sản phẩm tối ưu nhất. Nói một cách khác, ngành kỹ thuật sinh học sẽ giúp ứng dụng những nghiên cứu mới nhất vào việc sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.

Nhìn chung ngành Kỹ thuật sinh học khá giống với Công nghệ sinh học. Vậy tại sao người ta lại tách thành ngành riêng? Thực tế thì hai ngành này đều giống nhau ở việc cùng nghiên cứu về ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, y tế và môi trường. Tuy vậy chuyên ngành Kỹ thuật sinh học lại đào sâu hơn vào phương pháp kỹ thuật để thay đổi quy trình sản xuất sản phẩm sinh học.

2. Ngành Kỹ thuật sinh học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Về kiến thức

Sinh viên của ngành sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ sở và chuyên môn như: kỹ thuật thiết kế, sản xuất, vận hành dây chuyền sản xuất, quản lý và nghiên cứu công nghệ sản xuất các sản phẩm sinh học, tổ chức điều hành sản xuất,…ứng dụng trong lĩnh vực môi trường, sinh học, nông nghiệp, thực phẩm và y dược.

Về kỹ năng

Sinh viên đủ kỹ năng và phẩm chất cá nhân cũng như kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong môi trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, sinh viên cũng có năng lực khởi nghiệp cũng như thích ứng tốt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chương trình đào tạo

Khi học chuyên ngành kỹ thuật sinh học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, bạn có thể lựa chọn hệ Cử nhân (4 năm) và hệ Kỹ Sư (5 năm):

–        Hệ cử nhân

+ Thời gian đào tạo: 4 năm

+ Khối lượng kiến thức đào tạo: 18 tín chỉ khối kiến thức đại cương, 165 tiết học Quốc phòng – An Ninh, 105 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, 8 tín chỉ thực tập và Đồ án tốt nghiệp.

–        Hệ Kỹ sư

+ Thời gian đào tạo: 5 năm

+ Khối kiến thức đào tạo: 18 tín chỉ khối kiến thức đại cương, 165 tiết học Quốc phòng – An Ninh, 105 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, 24 tín chỉ chuyên ngành kỹ sư, 14 tín chỉ thực tập và đồ án tốt nghiệp.

–        Hệ đào tạo tích hợp cử nhân – thạc sĩ:

+ Thời gian đào tạo: 5,5 năm

+ Khối kiến thức đào tạo: 18 tín chỉ khối kiến thức đại cương, 165 tiết học Quốc phòng – An Ninh, 105 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên  nghiệp, 8 tín chỉ thực tập và Đồ án tốt nghiệp, 48 tín chỉ thạc sĩ Công nghệ sinh học.

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật sinh học

 TrườngChuyên ngànhNgành20232023 Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Kỹ thuật Sinh học

Kỹ thuật Sinh học 23.2525.34Ghi chú

Đánh giá

TN THPT

Đánh giá

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kỹ thuật sinh học sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật sinh học đã có khả năng làm chủ những công nghệ đặc thù của lĩnh vực công nghệ sinh học. Trong đó bao gồm từ làm việc với những tác nhân sinh học đến thiết kế và quản lý hệ thống công nghệ và sản phẩm. Vì thế bạn có thể đảm nhận một số công việc như:

–        Chuyên gia kỹ thuật sinh học tại những cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực CNSH&CNTP, quản lý chất lượng trong an toàn sinh học và CNSH&CNTP

–        Kỹ sư ở những doanh nghiệp và các tập đoàn đa quốc gia về lĩnh vực: vacxin, axit amin, thực phẩm chức năng, dược phẩm, các sản phẩm có hoạt tính sinh học

–        Chuyên viên xét nghiệm, phân tích mẫu bệnh phẩm tại bệnh viện hoặc trung tâm y khoa

–        Kỹ sư điều hành sản xuất, đảm bảo và quản lý chất lượng tại những nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất dược phẩm

–        Làm nghiên cứu viên tại các phòng thí nghiệm, trung tâm kiểm nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh.

–        Sau khi học xong bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ, bạn có thể làm giảng viên ở các trường đào tạo kỹ thuật sinh học, công nghệ sinh học.

Theo thống kê, có đến 90% sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật sinh học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội có mức lương từ 6 đến 15 triệu đồng/ Tháng. Nếu bạn có kinh nghiệm dày dặn hơn, mức thu nhập có thể cao hơn rất nhiều.

Là trường Đại học hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ, các sinh viên ngành Kỹ thuật sinh học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn được đánh giá cao về kỹ năng chuyên môn và năng lực làm việc. Đây chắc chắn là lựa chọn hấp dẫn cho bất cứ bạn nào đam mê sinh học đúng không nào! 

Chuyên Ngành Kỹ Thuật Điện Tử

Đánh giá

Review ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Dùng công nghệ hiện đại thay đổi văn minh nhân loại

1. Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là gì?

Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành nghiên cứu về việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại nhất để tạo ra các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính bảng, máy tính cá nhân, Tivi,…. Nhờ đó giúp con người xây dựng được hệ thống mạng thông tin liên lạc toàn cầu, giúp việc trao đổi thông tin được tiến hành thuận lợi bất chấp thời gian và không gian khác nhau.

Ngành này gồm có hai lĩnh vực chính:

–        Điện tử: Nghiên cứu và chế tạo ra vi mạch điện tử, đây chính là bộ não điều khiển tất cả các hoạt động của thiết bị thông minh

–        Viễn thông: Nghiên cứu và sử dụng các thiết bị tạo nên mạng viễn thông (thiết bị truyền thông tin từ đầu phát đến đầu thu) gồm có những thành phần chính là: thiết bị truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch, thiết bị đầu cuối, môi trường truyền.

2. Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì?

Khoa Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông hiện đang rất hot của Bách Khoa ở hiện tại và cả trong tương lai. Khi theo học, bạn sẽ được lựa chọn một trong các chuyên ngành:

–        Điện tử và kỹ thuật máy tính: chuyên về lập trình cho các hệ thống nhúng

–        Kỹ thuật thông tin – truyền thông: chuyên về hệ thống viễn thông, kỹ thuật truyền số liệu.

–        Kỹ thuật y sinh: chuyên nghiên cứu các thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh

–        Kỹ thuật điện tử hàng không vũ trụ: nghiên cứu về các loại máy bay máy bay tự hành

–        Kỹ thuật Đa phương tiện: nghiên cứu về các thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ của các thiết bị thu âm,…

Nội dung chương trình học:

Tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, bạn có thể theo học hệ cử nhân (4 năm), hệ kỹ sư (5 năm), hệ tích hợp cử nhân – thạc sĩ (5,5 năm) hoặc Hệ Cử nhân – thạc sĩ – tiến sĩ (8,5 năm). Bên cạnh đó, bạn cũng có cơ hội tham gia chương trình song bằng với các đối tác của trường theo mô hình:

–        2+2: 2 năm đầu học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2 năm cuối sẽ học tại Đại học Wollongong của Úc, được cấp bằng cử nhân của cả 2 trường

–        4+2: 4 năm đầu học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2 năm sau học tại Đại học Telecom ParisTech của Pháp. Sau 6 năm bạn sẽ nhận được bằng Thạc sĩ của ĐH BK HN và bằng kỹ sư của Đại học Telecom ParisTech.

–        4+1+3: 4 năm đầu học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội lấy bằng cử nhân của ĐHBKHN, 1 năm tiếp theo học Thạc sĩ tại ĐHBK HN và 3 năm cuối học chương trình Tiến sĩ ở viện KAIST (Hàn Quốc), sau đó bạn sẽ có bằng Tiến sĩ của cả 2 trường.

Vẫn chưa hết, sinh viên Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông của Đại học Bách Khoa Hà Nội còn có thể chọn học chương trình tiên tiến. Ở đây, ngôn ngữ giảng dạy sẽ hoàn toàn bằng tiếng Anh với đội ngũ giảng viên hàng đầu trong nước và quốc tế.

Một lựa chọn khác cho các bạn sinh viên yêu thích điện tử – viễn thông là chương trình liên kết với Đại học Leibniz Hannover (Đức). Một số điểm khác biệt của chương trình này là:

– Ngôn ngữ đào tạo bằng tiếng Việt và đến năm 3 bạn sẽ được học một số môn bằng tiếng Đức với giảng viên nước ngoài.

– Giai đoạn 1 (4 năm đầu: bạn sẽ học tại Đại Học Bách Khoa Hà Nội theo chương trình thống nhất giữa hai trường, ngôn ngữ học là tiếng Việt và được học tăng cường 5 kỳ tiếng Đức.

– Đến giai đoạn 2 bạn sẽ được lựa chọn:

+ Nếu có đủ điều kiện chuyên môn và ngoại ngữ bạn sẽ chuyển sang học bằng thạc sũ của Đại học ĐH Leibniz Hannover (Đức)

+Nếu không chuyển tiếp bạn có thể tiếp tục học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội theo chương trình thống nhất giữa hai trườn. Làm luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Sau đó nếu có nguyện vọng bạn có thể học tiếp 1 năm để lấy bằng thạc sĩ.

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông Đại học Bách Khoa Hà Nội

 TrườngChuyên ngànhNgành20232023 Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

Kỹ thuật điện tử – viễn thông 24.514.0526.8Ghi chú

Đánh giá

TN THPT

Đánh giá

Đánh giá

4. Học Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông ra trường làm gì?

Qua những phần trên bạn cũng hiểu được Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành “thay đổi văn minh nhân loại”. Chính vì vậy cơ hội nghề nghiệp cho ngành này vô cùng lớn. Bạn có thể làm việc tại:

–        Các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất, phát triển các sản phẩm điện tử: chuyên viên tư vấn, vận hành, thiết kế, điều hành kỹ thuật; chuyên gia thiết kế chipset (bộ phận không thể thiếu của các thiết bị thông minh); nghiên cứu viên phát triển sản phẩm thiết bị điện tử, công nghệ ứng dụng như truyền vẫn vật lý ứng dụng, công nghệ di động,…

–        Công ty cung cấp dịch vụ internet: Kỹ sư thiết kế và xây dựng hệ thống hạ tầng truy cập internet; kỹ sư sư phân tích tích hợp các hệ thống, dịch vụ gia tăng, ứng dụng trên các cơ sở hạ tầng sẵn có.

–        Công ty viên thông: chuyên viên thiết kế truyền dẫn, bảo trì, vận hành; chuyên viên quy hoạch, thiết kế mạng và tối ưu mạng; trưởng bộ phận kỹ thuật,…

–        Đài phát thanh truyền hình, công ty tư vấn mạng viễn thông: chuyên viên thiết kế, tư vấn, vận hành, điều hành kỹ thuật

–        Các hãng thiết bị: chuyên viên quản lý kỹ thuật và sản phẩm, quản lý dự án kinh doanh

–        Các tập đoàn, công ty đa quốc gia về Điện tử – Viễn thông

Theo thống kê, 95% sinh viên khoa Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông Đại học Bách Khoa Hà Nội có việc làm ngay sau một năm tốt nghiệp với mức lương khởi điểm từ 8-20 triệu đồng. Điều này đủ thấy được sức hấp dẫn của ngành đáng để các bạn cân nhắc đúng không nào!

Chuyên Ngành Y Học Dự Phòng

Đánh giá

Review ngành Y học dự phòng trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Cống hiến vì sức khỏe cộng đồng

Y học dự phòng là một ngành đào tạo tại ngôi trường danh tiếng Đại học Y Hà Nội (HMU). Cái tên nghe có vẻ trừu tượng và khó hiểu nhỉ. Vậy Y học dự phòng là gì, HMU đào tạo Y học dự phòng như thế nào?

1. Ngành Y học dự phòng là gì?

Ngành Y học dự phòng là một ngành đào tạo hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội, cung cấp và rèn luyện cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong vấn đề chẩn đoán sức khỏe cộng đồng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh…

2. Điểm chuẩn

TrườngChuyên ngànhNgành20232023 Đại Học Y Hà Nội

Y học dự phòng

Y học dự phòng 23.1524.85Ghi chú

Đánh giá

TTNV

Đánh giá

TTNV

3. Học Y học dự phòng như thế nào tại HMU?

Thời gian học tập ngành Y học dự phòng tại Đại học Y Hà Nội là 6 năm, lộ trình học tập như sau:

– Kiến thức giáo dục đại chương: Môn học chung (45 ĐVHT), môn khoa học cơ bản (26 ĐVHT)

– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 277 ĐVHT (trong đó có 29 ĐVHT thuộc các môn cơ sở ngành, 65 ĐVHT chuyên ngành, 113 ĐVHT chuyên môn, 58 ĐVHT tự chọn)

– Kiến thức bổ trợ: 58 ĐVHT

– Học phần tốt nghiệp: có thể lựa chọn 2 hình thức là khóa luận hoặc thi lý thuyết, thi lâm sàng, thi lý luận chính trị.

Sinh viên tham gia đào tạo ngành Y học dự phòng tại HMU sẽ có đầy đủ tố chất đảm nhiệm các vị trí công việc thực tiễn, các kiến thức, kỹ năng chuyên môn như:

– Thu thập, xử lý thông tin sức khỏe cộng đồng, vấn đề của y tế công cộng

 – Phát hiện, theo dõi và xử lý các yếu tố nguy cơ, nguồn gốc của các vấn đề sức khỏe cộng đồng.

– Lên kế hoạch tổ chức, phân tích các chương trình, truyền thông về giáo dục sức khỏe cho nhân dân, tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

– Tham gia các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, có khả năng tự nghiên cứu, tự nâng cao trình độ.

– Thực hiện được một số xét nghiệm về Y học dự phòng, xử lý một số bệnh trạng thường gặp, ca cấp cứu cộng đồng.

4. Định hướng sau tốt nghiệp của sinh viên ngành Y học dự phòng ra sao?

Khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:

– Tại các cơ sở y tế, giáo dục: Cục Y học dự phòng thuộc Bộ Y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật, Viện vệ sinh dịch tế Trung ương, trung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng, trung tâm Y tế dự phòng, Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng,…

– Các khoa, bệnh viện: khoa dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện,…

– Các tổ chức quản lý về chăm sóc sức khỏe (điều phối, tư vấn,…)

– Công ty về lĩnh vực y tế, sức khỏe

Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể lựa chọn định hướng học tập tiếp sau khi ra trường như học lên các bậc học cao hơn như: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Chuyên khoa I, Chuyên khoa II.

Nếu là một người quan tâm đến sức khỏe cộng đồng, chắc chắn Y học dự phòng sẽ là lựa chọn vô cùng lý tưởng cho các em muốn dấn thân vào ngành Y. Bài “Review ngành Y học dự phòng trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Cống hiến vì sức khỏe cộng đồng” hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho các em muốn tìm hiểu về ngành học này.

Những Thị Trấn Cổ Vùng Duyên Hải Croatia

Khi tới những vùng duyên hải của Croatia, du khách sẽ ồ lên phấn khích trước những con đường giữa biển và núi đẹp như tranh, các thị trấn ngói đỏ rực nhìn ra đại dương bát ngát.

Vẻ đẹp sơn cước ở Ston

Từ Dubrovnik, thành phố lớn nhất Croatia đi về phía Bắc chừng một tiếng, chúng tôi đặt chân tới Ston, một thị trấn nhỏ nằm tại cửa ngõ của một bán đảo. Đã có cư dân sinh sống từ thời tiền La Mã, đến thế kỷ thứ IX, thị trấn này là nơi đặt trụ sở của Giáo hội Chính thống giáo trong khu vực, cũng là giáo phận cổ xưa nhất của cả Croatia.

Trong suốt những thế kỷ sau đó, sự cai trị của Bosnia, Bulgaria và Serbia đã phủ lên thị trấn xinh đẹp sắc màu văn hóa đa dạng. Vào thế kỷ XIV, XV, những chiếc thuyền đóng tại Ston đã tung hoành khắp biển Adriatic trong suốt 500 năm, cho đến khi thời đại giao thương bằng thuyền buồm trên các đại dương kết thúc.

Dù diện tích không lớn nhưng Ston có tầm quan trọng chiến lược về mặt quân sự, vì vậy mà từ cả ngàn năm trước thị trấn được biến thành một pháo đài bất khả xâm phạm với hệ thống tường thành và tháp canh đồ sộ.

Cả hai phần của đô thị này – Little Ston và Grand Ston đều là những di tích lịch sử hấp dẫn du khách.

Các thị trấn ven biển Croatia thường có tường thành bao bọc.

Little Ston được cư dân Dubrovnik thành lập từ năm 1334 với ba trục phố chính và nhiều ngõ nhỏ đâm vào sườn núi tạo nên vẻ đẹp sơn cước thơ mộng. Bức tường thành kiên cố chạy ngoằn ngoèo trên con đường núi hiểm trở dài sáu cây số vẫn còn nguyên vẹn. Đây được xem như bức tường thành dài thứ hai trên thế giới còn giữ được cho tới ngày nay, chỉ sau Vạn Lý Trường Thành.

Cách Little Ston đúng một dặm là khu Grand Ston có hình ngũ giác, cũng được bao bọc bởi một hệ thống tường thành bằng đá trắng ngà. Tại quảng trường chính xanh tươi với những hàng cọ san sát, nhiều công trình kiến trúc đẹp từ thời Trung cổ như dinh thự văn phòng xây theo trường phái Gothic, hay cung điện của đức giám mục còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá về lịch sử lắm thăng trầm của vùng duyên hải Croatia…

Thị trấn Ston bên ruộng muối nhìn từ trên cao.

Thị trấn Ston bên ruộng muối nhìn từ trên cao.

Ngay bên ngoài khu thành cổ, bức tranh nhiều màu sắc của đời sống dân vùng biển cũng rất thú vị. Chúng tôi thích ngắm những ngôi nhà cổ nhỏ xíu bằng đá nằm bên ruộng muối.

Nghề làm muối ở đây đã gần ngàn năm tuổi, trong mấy ngôi làng nhỏ còn nhiều ông bà cụ tóc bạc phơ vẫn giữ nguyên nếp sống như tổ tiên của dân trong vùng.

Nhiều du khách khác lại đặc biệt có ấn tượng với khu nuôi hải sản mà đặc sản nổi tiếng lâu năm nhất là hàu. Hàu ở Ston ngon tuyệt, ăn sống hay đút lò với phô mai địa phương cũng đều ngọt lịm.

Nếu không vì chương trình buổi chiều còn nhiều thì hẳn chúng tôi đã chẳng phải hạn chế rượu vang Croatia cùng các món hải sản tươi roi rói. Đã ngon mà lại còn rẻ so với ở Việt Nam!

Thăm nhà Marco Polo trên đảo Korcula

Những năm gần đây, du lịch đảo ở Croatia phát triển nhanh chóng. Mùa Hè, mấy chục hòn đảo lớn nhỏ quanh Dubrovnik đều đông khách đến tận hưởng nắng vàng ấm áp và nước biển trong xanh như ngọc.

Cách Ston chừng 60 cây số, Korcula chỉ có thể đến được bằng phà nhưng vẫn thu hút nhiều đoàn khách bởi hòn đảo nằm ở vùng cực Nam Croatia này được cho là nơi chào đời của Marco Polo, một trong những người Âu châu đầu tiên đặt chân đến Trung Quốc bằng Con đường tơ lụa.

Korcula rộng gần 200 cây số vuông với 16 ngàn cư dân, trong đó còn nhiều người là hậu duệ của những cư dân đầu tiên xuất hiện trên đảo vào thời kỳ Đồ đá! Còn lại thì là con cháu của người Hy Lạp.

Bảo tàng Korcula cho đến nay còn giữ được nhiều cổ vật của nền văn minh Hy Lạp trước Công nguyên. Trải qua hai ngàn năm lịch sử, Korcula có lúc từng thuộc Đế chế Bizantine, rồi bị đặt dưới quyền cai trị của các công quốc Ý như Cộng hòa Venice, Cộng hòa Genova trước khi trở thành một phần của Vương quốc Hungary và Đế chế Habsburg.

Vẻ xanh tươi của Korcula.

Nhìn từ xa, Korcula trông đầy sức sống với những rặng thông mọc dày đặc. Mấy ngàn năm nay đảo đều thịnh vượng nhờ nghề trồng trái cây, đánh cá và chế biến cá. Đặt chân tới phần đô thị cổ, du khách tưởng như đang trở về thời Trung cổ.

Qua những quảng trường nhỏ, phố nhỏ và ngõ nhỏ lát đá, chúng tôi được dẫn tới cổng phía đông để đi vào tòa thành trung tâm đảo nổi bật với tòa tháp cổ Veliki Revelin vươn cao kiêu hãnh. Trong thành, đường phố đan xen nhau theo hình xương cá, nhờ vậy mà cư dân tránh được nắng gió từ biển hắt vào.

Kiến trúc tại Korcula chủ yếu theo trường phái Phục hưng kiểu Venice, mà tiêu biểu nhất là Nhà thờ chánh tòa mang tên Thánh Mark, tọa lạc ngay tại quảng trường chính.

Được bắt đầu xây từ năm 1301 và kéo dài tới thế kỷ XV mới hoàn tất, ngôi thánh đường này còn mang trong mình những nét đặc thù của trường phái Gothic.

Tọa lạc ngay trước lối vào nhà thờ là hai chú sư tử đá, bên trong, du khách được chiêm ngưỡng nhiều pho tượng, cùng những bức tranh Thánh tuyệt đẹp.

Với những người đam mê cổ vật và mỹ thuật, nhiều tác phẩm của các bậc thầy người Ý tại bảo tàng nằm ngay bên cạnh Nhà thờ Thánh Mark quả là có sức hút khó cưỡng. Chưa kể ở đây còn có một số phác họa của Leonardo Da Vinci cùng một bộ sưu tập tiền cổ rất phong phú thuộc nhiều thời kỳ khác nhau.

Không chỉ giữ được nếp sống êm đềm, người Korcula còn bảo tồn nguyên vẹn một quần thể nhiều cung điện và nhà thờ từ thời Trung cổ. Trong số đó, Nhà thờ Thánh Peter theo trường phái Gothic xứng đáng với danh hiệu tác phẩm nghệ thuật quý giá.

Cách nhà thờ vài chục bước chân là một căn nhà phố ba tầng cũ kỹ, có phần hoang tàn đổ nát nhưng luôn tấp nập khách tham quan. Ngôi nhà này được cho là nơi Marco Polo chào đời và sinh sống những năm tháng ấu thơ.

Trên đảo cũng có cả bảo tàng về Marco Polo trưng bày nhiều hiện vật (được cho là) của ông và gia đình, cũng như nhiều hình ảnh, bản đồ chứng tích về chuyến đi của ông sang Trung Quốc.

Phố biển Croatia ngày càng thu hút khách du lịch.

Từ ngôi nhà được cho là của gia đình Marco Polo đi thêm vài chục mét thì ra tới biển. Đi dạo trên con đường rợp bóng những hàng cây ngả nghiêng trước gió, du khách ngắm nhìn một bên là sóng nước, một bên là bức tường thành bao bọc thị trấn Korcula cùng nhiều pháo đài kiên cố.

Cảnh tượng ở đây gợi nhớ Dubrovnik, thành phố được coi là đẹp nhất của biển Adriatic, và không phải ngẫu nhiên mà Korcula được gọi bằng cái tên “Tiểu Dubrovnik”.

Cũng không ít du khách đã hào phóng tặng hòn đảo này danh hiệu hòn đảo đẹp nhất Croatia bởi vẻ đẹp thiên nhiên thật hài hòa cùng lịch sử và văn hóa.

Theo Minh Huy / Báo Doanh Nhân Sài Gòn

Đăng bởi: Hoàng Hường

Từ khoá: Những thị trấn cổ vùng duyên hải Croatia

Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyên Ngành Quy Hoạch Vùng Và Đô Thị trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!