Xu Hướng 12/2023 # Cõi Ta Bà Là Gì Và Tại Sao Gọi Cõi Ta Bà Là Ngũ Trược Ác Thế? # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cõi Ta Bà Là Gì Và Tại Sao Gọi Cõi Ta Bà Là Ngũ Trược Ác Thế? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cõi ta bà là gì?

Cõi ta bà là gì trở thành mối quan tâm của rất nhiều người theo đạo Phật. Theo quan điểm của Phật giáo, cõi ta bà tựa như một quán trọ. Nhân loại sống trong cõi này rất cả đều tạm bợ, vô thường và không có thật. Suốt cả một đời chỉ loay hoay với sinh lão bệnh tử, bị tiền tài, ham muốn, danh vọng chi phối, làm mờ mắt, thật là khổ não.

Chúng ta đến với thế giới này từ hai bàn tay trắng. Đến lúc chết đi cũng không quyết định được cái chết của mình. Trong suốt những tháng ngày tồn tại, ta đấy tranh mưu cầu đủ thứ, nhọc lòng tận tực như một tảng đá cứ trôi đi theo quán tính, không biết rồi sẽ đi về đâu?

Theo quan điểm của Phật giáo, cõi ta bà tự như một quán trọ, nhân loại sống trong cõi này rất cả đều tạm bợ, vô thường và không có thật

Tất cả những thứ như tiền bạc, danh vọng, giàu sang đến mấy khi chết đi cũng không mang theo được gì cả. Cho nên mới gọi đó là không có thật. Cõi ta bà là một ý niệm về thế giới dưới góc nhìn của Phật giáo. Bạn có thể coi thế giới ta đang sống là một phần của cõi Tà Ba, mà Đức Phật là người đứng đầu.

Tại sao gọi cõi ta bà là ngũ trược ác thế?

Ngũ trược là năm thứ dơ dáy ở cõi ta bà, Đức Thế Tôn thường gọi cõi ta bà là cõi ác lụy, tràn đầy năm thứ trược. Song Ngài vì vì lòng từ bi mà giáng thế, giáo hóa chúng sinh. Thuyết cho họ biết cõi Tịnh Độ của Phật để cho họ có thể tu hành vãng sanh về cõi đó.

1. Kiếp trược: Còn gọi là kỳ kiếp trược vào thời giảm kiếp, con người ta tuổi thọ giảm dần, đến khi tuổi thọ còn 10 tuổi thì hết cái giảm kiếp. Trong thời kỳ ấy, con người có đủ 4 thứ ố trược là kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược và mạng trược.

2. Kiến trược: Có thể nhìn thấy trước được con người có cái thấy biết tà vạy, bỏ chính theo tà, thần hồn điên đảo, suy nghĩ sai lệch.

3. Phiền não trược: Các mối phiền muộn của con người trong tâm như: tham lam, giận hờn, mê muội, ngu si.

Các mối phiền muộn của con người trong tâm như: tham lam, giận hờn, mê muội, ngu si

4. Chúng sanh trược: Chúng sinh ở ô trược này bám chấp vào sinh mạng mình nên luôn luôn bị khổ não tai nạn, ít được an nhàn.

5. Mạng trược: Đời sống ô trược, bởi đời sống con người ta giảm dần, cho nên trong đời họ phạm phải rất nhiều tội lỗi, họ mải mê đi tìm những thứ khiến họ thỏa mãn về mặt vật chất, chẳng lo tu hành, nên trong cuộc sống họ tạo ra vô số ác nghiệp.

Trong ngũ trược, kiếp trược chứa đầy đủ bốn trược sau, cho nên bốn trược sau có thể hợp thành kiếp trược.

10 điều khó ở cõi ta bà

Bồ tát Long Thọ từng nói: “Tu hành trong cõi Ngũ trược gọi là khó hành đạo, như người què đi trên đường hiểm trở, một ngày chẳng đi quá mấy dặm. Tu hành ở Tịnh độ gọi là dễ hành đạo, như kẻ phàm phu nương vào sức mạnh của Chuyển Luân Vương, trong một ngày đi khắp tứ thiên hạ”.

Ta hãy thử làm một phép so sánh 10 điều khó ở cõi ta bà với 10 điều dễ ở cõi cực lạc:

1. Cõi ta bà không thường gặp Phật. Phật Thích Ca đã diệt độ, tà pháp mạnh mẽ. Cực Lạc thì Phật thường chẳng diệt, hiện đang làm giáo chủ.

2. Cõi ta bà mạt pháp nhiễu nhương, có nhiều ngoại đạo, dù bàn Phật pháp nhưng đa số đều có những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm. Cực Lạc thì Phật và Bồ tát, nước, chim, cây rừng thường tuyên thuyết Diệu pháp.

3. Cõi ta bà bạn bè tà ác, mong cầu lợi ích cho bản thân, làm mê lầm người tu hành đọa vào các đường ác. Cực Lạc thì Quán Âm, Thế Chí làm bạn thù thắng, các bậc Thượng thiện nhân ở chung một nơi.

Cõi ta bà không thường gặp Phật, còn Cực Lạc thì Phật đang làm giáo chủ

4. Cõi ta bà có các loài ma gây nhiễu loạn, phá hoại chánh pháp. Cực Lạc tuy có Thiên ma nhưng đều hộ trì chánh pháp, giúp người tu hành mau được thành tựu.

5. Cõi ta bà luân hồi trong sáu nẻo, như bánh xe xoay vòng không có ngày dừng nghỉ; Cực Lạc thì hoa sen hóa sinh, không còn luân chuyển trong đường sinh tử khổ đau.

6. Cõi ta bà qua lại ba cõi theo nghiệp chịu quả báo, tuy sinh lên cõi Trời nhưng khó tránh con đường ác; Cực Lạc thì không còn 3 đường ác nữa. 7. Cõi ta bà trần duyên ác trược, thường làm chướng ngại đối với việc xuất thế; Cực Lạc thì lầu vàng điện ngọc, áo đẹp cơm ngon trợ giúp tu hành.

8. Cõi ta bà con người sống trăm năm nhưng hầu như toàn chết yểu, thời gian trôi qua nhanh, đại đạo khó thành. Cực Lạc thì tuổi thọ của chúng sinh ngang bằng với Phật.

9. Cõi ta bà tu hành phải đoạn trừ Kiến hoặc, Tư hoặc mới có thể được Bất thối chuyển. Người mới tu chưa tránh khỏi sự thối chuyển đọa lạc. Cực Lạc thì chúng sinh khi sinh về đều vào Chánh định tụ mãi không còn thối chuyển.

Ở cõi Cực Lạc thì tuổi thọ của chúng sinh ngang bằng với Phật

10. Cõi ta bà người tu hành trải qua muôn kiếp khó thành, như các vị đồ đệ nghe pháp trong thời Phật Đại Thông, thối chuyển Đại thừa chấp vào Tiểu thừa, trải qua vô số kiếp còn ở bậc Thanh văn; Cực Lạc thì chỉ một đời này theo Phật học, tiến thẳng đến đạo tràng, thành tựu đạo giác ngộ Vô Thượng.

Cõi Ta Bà là một ý niệm về thế giới dưới góc nhìn của Phật Giáo. Đối với đạo Phật, không chỉ có một thế giới mà ta đang ở, mà nó gồm cả ba nghìn đại thiên thế giới, trong phạm vi hóa độ của Phật Thích Ca Mâu Ni. Chúng sinh muốn hóa giải những kiếp nạn, khổ đau nơi cuộc sống trần thế tạm bợ, xô bồ thì nên tu tập để được vãng sinh vào cõi cực lạc.

Bạn thấy bài viết thế nào?

Chúng Ta Không Quan Trọng Như Chúng Ta Nghĩ

Từ cái ảo giác đó lại dẫn đến cái ảo giác thứ 2, khi thấy mình quan trọng nên cho rằng ý kiến của mình, suy nghĩ của mình, niềm tin của mình là số 1, là đúng, là chuẩn nhất, còn ai khác mình thì họ chưa đúng, chưa chuẩn.

Từ đó lại lan tiếp đến ảo giác thứ 3, khi thấy mình đặc biệt, nên cái tâm này rất hay so sánh với mọi người xung quanh. So sánh xong, nếu thấy người ta thua kém mình thì mình tự mãn, kiêu ngạo, xem thường người ta. Còn thấy người ta chẳng hơn mình hay ngang ngang mình thôi, mà kết quả họ tốt hơn mình thì tự động sinh ra tâm đố kỵ, ghen tức. Còn thấy người ta vượt trội quá xa mình ở 1 khía cạnh nào đó thì đâm ra lại tự ti với chính mình.

Anh em thân mến. Sự thật là chẳng ai quan trọng trong cuộc đời này cả. Từ một Tu sĩ đến một anh tù nhân. Từ một ông tỷ phú đến một ông xe ôm. Không có ai là quan trọng, hay là trung tâm của vũ trụ này hết.

Ngay cả tổng thống Mỹ, lỡ có ò í e đột ngột vào ngày mai thì ngay lập tức có người lên thay ngay, mọi thứ vẫn sẽ diễn ra bình thường, trời vẫn sáng, trái đất vẫn quay…

Càng thành công, càng có nhiều thứ trong tay, thì cái ảo giác rằng mình quan trọng nó mạnh lắm anh em ạ. Lúc đó thì chưa khổ đâu, chỉ đến khi thời thế đổi thay quá nhanh, tự nhiên cái ‘quan trọng’ của mình biến mất đột ngột thì cái khổ phát sinh thôi.

Tôi trước chảnh lắm, trẻ tuổi mà giám đốc này nọ, đi đâu ai cũng mến mộ, phê chứ. Tự nhiên thấy mình đặc biệt, rồi tự cho mình cái quyền quan trọng hơn người khác. Đi hội thảo mà xếp ghế tôi xa xa là bực mình à nha, bước vào event không ai giới thiệu ‘tôi là ai’ là cũng bực đấy. Nói chung ảo lắm anh em ạ.

Càng lún sâu trong cái ảo tưởng trên, thì ra đường hay có cái kiểu, “mày có biết bố mày là ai không”, khệnh khạng vô cùng. Bố nào thì có lên rồi cũng xuống thôi, có ai ở đỉnh cao hoài đâu. Tôi thì thấm thía việc này rõ lắm.

Bệnh chung của mấy anh em có nhiều tài năng, thấy mình giỏi, học nhanh, phân tích tốt, kiếm tiền ngon, thì hay tự đề cao chính mình lắm. Ngã mạn lúc còn thời thì không sao, chứ ngã mạn lúc hết thời thì đời nó dập cho chết. Mà có ai có thời mãi đâu, một thời thôi!

Tài năng, tiền tài, danh tiếng, quyền lực… tất cả những thứ anh em có cố gắng có được trong game đời này đều phải bỏ lại sau lưng khi xuống tàu cả. Xuống tàu là ó í e đó, ai cũng phải chết thôi, không ai thoát được đâu. Nên có nghênh ngang thế nào trong đời này thì cũng phải xuống tàu giống nhau.

Cái ảo vi tế đi kèm là luôn tin mình sống phó-re-vơ, mãi mãi không chết… vô minh lắm anh em ạ, chẳng ai biết được, giờ nào ông Trời gọi đâu, tới số là ó í e nhanh lắm.

Cái ảo giác thấy mình quan trọng, mình đặc biệt, mình xịn, cũng khiến mình khó chấp nhận việc người khác mình, khác ý mình, trái chiều với mình lắm. Mà đời này hay lắm, càng ảo tưởng bao nhiêu thì nhân-quả toàn sắp xếp mấy đứa cực trái ý xuất hiện để tương ứng với bản ngã đó của chúng ta. Thấy vũ trụ thương anh em không?

Cái thông minh ở đời, có thể giúp anh em có được vài tiện nghi nào đó, cái nhà, cái xe, cái chức vụ, chút danh tiếng… nhưng nó không giúp anh em bớt khổ đâu. Vì thông minh kiểu đấy rồi sẽ gặp những đứa ngông hơn, giàu hơn, ảo hơn… rồi tự nhiên anh em thấy mình hết đặc biệt khi so với nó, thế là anh em sân, thế là anh em tham, muốn hơn người ta, hơn không được thì khổ vô đối.

Cái này ở ngoài đời nhiều vô kể, nghèo thì khổ kiểu nghèo, giàu thì khổ kiểu giàu. Cứ so mình với đứa khác là khổ thôi, vì sẽ luôn có đứa ngon hơn, đẹp hơn, giàu hơn, xịn hơn bạn ở ngoài kia. Không bao giờ anh em có thể hơn được tất cả đâu, đó là cái ảo giác đấy.

Tôi viết, là để anh em có vài điểm tựa rồi tự mò đi tiếp, chứ không phải 1 ngày là tự nhiên thấy mình bớt quan trọng được.

Tu thân, không phải là trở thành ai đó, rồi từ sửa cái bản ngã A thành cái bản ngã B. Tu thân chân chính, đó là KHÔNG trở thành ai cả.

Anh em từ từ ngẫm thêm, yang hồ hay dùng từ ‘vô ngã’, mà tôi thấy xa vời quá, cứ nói đơn giản thôi, càng tu mà càng thấy mình bớt quan trọng hơn, thấy mình không hơn ai cả, cũng không thua ai cả (vì hết cái tâm so sánh rồi), thấy những gì mình làm là việc nên làm, chứ không xem việc đó là giúp đỡ hay bố thí cho ai hết, thì anh em đang đúng đường rồi đó.

Nghe có vẻ dễ nhưng vô cùng khó.

Mỗi ngày hiểu thêm bản ngã của mình 1 tý thì anh em cũng đã có vài hạt giống tốt gieo vào tâm thức của mình rồi. Người nào đủ duyên thì nó nở ra, chưa đủ thì trải nghiệm game đời thêm, khổ đậm đà tý là sáng mắt ra thôi.

Cái lợi nhất, khi mình hết so sánh, rồi bớt thấy mình quan trọng đi, thì tự nhiên mình sẽ bớt cái nhu cầu về sự công nhận của người đời hơn, không ép người ta phải hiểu mình, không ép mọi thứ phải diễn ra đúng ý mình, cũng như không bắt mình phải trở thành ai đó nữa.

Tâm anh em lúc đó ‘vô tư’ rồi thì nhìn cái gì cũng rõ, học gì cũng vào, làm cái gì cũng bay hết mà thôi!

Theo: Nghệ.

Đăng bởi: Châu Ngọc Ngân

Từ khoá: Chúng ta không Quan Trọng như chúng ta nghĩ

Vì Sao Chúng Ta Muốn Véo Những Thứ Dễ Thương?

Chúng ta luôn thích những gì trông dễ thương. Hẳn là bạn cũng biết cảm giác khi nhìn thấy một thứ đáng yêu đến mức không thể kiềm chế được mong muốn ‘nựng’ nó. Ví dụ như khi gặp em bé, cún hoặc mèo con. Hiện tượng này được gọi là ‘gây hấn dễ thương’ (cute aggression).

Gây hấn dễ thương là gì?

Gây hấn dễ thương (cute aggression) là khi bạn trải qua thôi thúc muốn cắn, véo và bóp những thứ trông quá đáng yêu, ví dụ trẻ sơ sinh hoặc động vật non.

Cute aggression – cảm giác muốn véo những thứ dễ thương

Đây là một dạng ‘biểu hiện lưỡng hình’ (dimorphous expression). Hiểu nôm na, đó là khi những hành động hoặc biểu hiện bên ngoài của bạn không khớp với những gì bạn đang cảm thấy bên trong. Ngoài việc muốn véo những thứ dễ thương, khóc khi cảm thấy hạnh phúc cũng là một dạng ‘biểu hiện lưỡng hình’.

Theo nghiên cứu, cute aggression ảnh hưởng đến chúng ta theo nhiều mức độ. Có người báo cáo rằng chưa bao giờ trải qua sự thôi thúc này, cũng có người rất dễ bị sự dễ thương lấn át.

Khoảng 64% người cho biết họ chỉ thể hiện bằng lời nói như “dễ thương ghê, muốn véo quá đi” và khoảng 74% cho hay họ thật sự làm như vậy.

Nguyên nhân dẫn đến ‘gây hấn dễ thương’? Sự dễ thương là một cơ chế sinh tồn

Em bé hay động vật non không có khả năng tự sống sót. Vì vậy tự nhiên đã cho chúng sự dễ thương như một đặc điểm sinh tồn nhằm khiến người lớn có mong muốn được chăm sóc. Những đặc điểm dễ thương bao gồm đôi mắt to tròn, cặp má phúng phính, cái miệng nhỏ xinh,…

Tuy nhiên chính cơ chế này cũng khiến chúng ta bị quá tải

Trong nghiên cứu của Katherine Stavropoulos (nhà nghiên cứu về tâm lý học thần kinh tại Đại học California), người tham gia được cho xem ảnh của em bé và những loài động vật non (chó, mèo, thỏ, vịt,…) trong khi được đo điện não đồ.

Từ đó, các nhà khoa học đã phát hiện việc nhìn những thứ dễ thương kích hoạt hai vùng của não bộ, mà cụ thể là:

Hệ thống trao thưởng (reward system): chịu trách nhiệm cho động lực, cảm giác mong muốn và sảng khoái.

Hệ thống cảm xúc (emotion system): chịu trách nhiệm xử lý những xúc cảm như buồn, vui, giận dữ,…

Hoạt động đồng thời của hai phần não bộ khiến chúng ta cảm thấy bị quá tải. Và các nhà khoa học nghi ngờ đó là lý do tại sao não bắt đầu sản sinh ra những ‘suy nghĩ hung hăng’ (aggressive thoughts).

Véo là cách mà não bộ xử lý khi bị quá tải để giúp chúng ta bình tĩnh lại

Nghiên cứu cho rằng gây hấn dễ thương là một phản ứng điều chỉnh trong não bộ để bảo vệ chúng ta khi hệ thống trao thưởng bắt đầu mất kiểm soát. Nếu không có cơ chế này, đứa bé có khả năng chết đói bởi bạn sẽ không muốn chăm sóc nó do không chịu nổi sự dễ thương ấy.

Kết

Cảm giác muốn nựng là một cảm giác tích cực và ấm áp đến từ bản năng muốn chăm sóc của chúng ta. Miễn là bạn đừng quá… mạnh tay khi nựng em bé.

Nhà tâm lý học Oriana của Đại học Clemson cho biết việc nựng thật ra rất hữu ích đối với trẻ con. Bởi nó dạy em bé nhận ra sự khác biệt giữa gây hấn vô hại và gây hấn thật sự – điều sẽ xuất hiện thường xuyên trong cuộc đời của trẻ.

12 Bến Nước Là Gì – Như Thế Nào Gọi Là “Phận 12 Bến Nước”

Phận 12 bến nước là gì ?

Các cụ xưa hay ví những người con gái gian nan trong chuyện chồng con là phận đàn bà 12 bến nước. Thường là những người lấy nhiều chồng do chồng chết trận, bệnh chết, hoặc chồng bỏ.. lênh đênh giữa nhiều bến bờ.

Nguồn gốc của “mười hai bến nước”

Trong quyển từ điển Đại Nam quấc âm tự vị do Huỳnh Tịnh Của biên soạn có giải thích rằng: “Con gái mười hai bến nước” có nghĩa là: “Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Nói mười hai bến là nói cho vần”.

Theo như cách nói đó thì thực sự chỉ có hai bến là bến trong và bến đục – “trong nhờ, đục chịu”. Tuy nhiên, vì trong câu có nói tới “mười hai” cho nên người ta cố gắng tìm ra cách giải thích để hợp lý hoá số 12.

Chẳng hạn như:

Số 12 tương ứng với 4 địa vị trong xã hội xưa là công, hầu, khanh, tướng và 8 nghề nghiệp của người chồng là sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh, mục. Tuy nhiên cách giải thích này lại có phần bị trùng lặp vì công và khanh cũng là kẻ sĩ; còn canh cũng có nghĩa là nhà nông.

Số 12 chỉ tương ứng với mười hai nghề nghiệp của người chồng đó sĩ, nông, công, thương, nho, y, lý, bốc, ngư, tiều, canh, mục. Cách giải thích này vẫn bị trùng lặp bởi sĩ tức là nho và canh cũng tức là nông.

Một cách giải thích khác nữa đó là số 12 tương ứng với mười hai con giáp trong tuổi của người chồng đó là tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.

Còn theo cách lý giải của Cách giải thích của Ông An Chi (Kiến thức ngày nay số 95):

Nguồn gốc của những câu nói thuộc kiểu này khá mơ hồ. Hai danh từ “thuyền” và “bến” vẫn hay được dùng theo cách ẩn dụ để chỉ người con gái và người con trai trong mối quan hệ đính ước hay hẹn hò. Từ cách dùng này, phát triển thêm một bước, từ “bến” lại được dùng để ví như số phận của người con gái xưa trong quan hệ nhân duyên. Do cách hiểu của dân gian, người ta đã đánh tráo nhân duyên (có nghĩa là tình ái) với nhân duyên (trong lý thuyết Phật giáo: thập nhị nhân duyên). 

Hai chữ “Nhân” này trong chữ Hán lại có cách viết khác nhau: 

– Nhân (姻) là hôn nhân (婚姻) ; nhân duyên là duyên phận vợ chồng cũng chính là chữ “nhân” trong câu nói này. 

– Tuy nhiên trong chữ Hán vẫn còn một chữ “nhân” khác đó là nhân (因) là nguyên nhân (原因).

 Đây chính là chữ “nhân” trong Thuyết thập nhị nhân duyên (十二因緣) của nhà Phật. Thuyết này cho rằng: Sở dĩ chúng sinh nhân gian đau khổ và luân hồi chính vì chuỗi mười hai nguyên nhân: (1) vô minh (ngu dốt); (2) hành (hành động); (3)  thức (ý thức); (4) danh sắc (danh và hình tướng); (5) lục xứ (lục căn: nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý); (6) xúc (tiếp xúc); (7) thụ (cảm giác); (8) ái (yêu mến); (9) thủ (nắm giữ lấy); (10) hữu (trở thành); (11) sinh (sinh ra đời); (12) lão tử (già và chết). Trong thứ tự của chuỗi “nhân duyên” này, cái trước chính là nguyên nhân của cái sau, nếu như cái trước diệt thì cái sau ắt diệt.

Hóa cho nên cũng chỉ có hai bến giống như quan điểm của Huỳnh Tịnh Của đã nói “hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục” , “may thì nhờ, rủi thì chịu” đó mà thôi. Từ điển gia của chúng ta đã không thấy được hiện tượng từ nguyên dân gian nên mới cho rằng “tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần”. Nhưng ông vẫn đúng ở chỗ không thừa nhận rằng ở đây hai tiếng mười hai có ý nghĩa xác thực như khi chúng được phân bố cho những ngữ cảnh bình thường khác.

Nói chung, có rất nhiều cách lý giải nhưng vẫn còn rất mơ hồ và chưa rõ ràng về câu nói này, tuy nhiên tất cả đều quy về số phận của người phụ nữ xưa và phản ánh một quan niệm lỗi thời: Người phụ nữ phải sống lệ thuộc vào người chồng, nếu may mắn gặp được người tử tế yêu thương thì là phúc phần còn nếu gặp phải người chồng tệ bạc thì vẫn phải cam chịu. Quan niệm này đến ngày nay gần như đã biến mất thay vào đó là sự bình đẳng nam-nữ và xem trọng vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội hiện đại. 

Như vậy, bài viết đã đưa ra một vài cách giải thích về 12 bến nước là gì để các bạn có thể hiểu thêm và và cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam thời xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, trắc trở… 

Chiếm Lấy Bụng Người Ta

(Reading time: 3 – 5 minutes)

Vậy gain people’s stomach có nghĩa gì và có thể sử dụng trong IELTS Writing được không?

Cách diễn đạt này đúng là rất thú vị, rất lạ, khi đọc thì người đọc vẫn hiểu ý bạn muốn diễn đạt điều gì. Tuy nhiên trong tiếng Anh không tồn tại cách diễn đạt “to gain someboday’s stomach” để nói về sự yêu thích dành cho một món ăn nào đó. Trước hết, ta cần phải hiểu nghĩa của động từ ‘gain’.

You 

gain

 knowledge by attending academic courses and reading books.

You can

gain

weight by eating ice cream every day.

Tức là bạn đạt được một điều gì đó qua thời gian dài tích luỹ (gain knowledge, gain support, gain control, gain confidence), hoặc là chỉ sự gia tăng về mặt số lượng, khối lượng, vận tốc, etc, bất cứ cái gì mà có thể xác định sự tăng lên của nó thông qua các đơn vị đo lường (gain weight – tăng cân (đo lường bằng kg), gain speed – tăng vận tốc, gain height – tăng chiều cao, gain more points – tăg điểm, etc). 

Ở đây, ý bạn nói là ‘dạ dày/bụng người ta thường có nhiều các thức ăn nhanh (tức là thường được ăn nhiều) bởi sự ngon miệng và sự tiện lợi của loại đồ ăn này’, nếu dịch word-by-word như vậy thì sẽ rất khôi hài vì người bản xứ sẽ hiểu là fast food đoạt lấy/ tăng lên dạ dày của con người.

Trong tiếng Anh, để diễn đạt ý này sẽ có các cách hành văn sau:

Fast food is popular because it is convenient and tasty / tastes good. (Cách diễn đạt của band 5.0 – 6.0)

Fast food is popular because it is to the taste of most people and convenient for those who are too busy to cook. (Cách diễn đạt của band 6.5 – 7.5)

The reasons for fast food’s popularity can be attributed to its good taste and convenience of quick service and accessibility. (Cách diễn đạt của band 8.0-9.0)

Bạn để ý sự mở rộng về ý của các cách diễn đạt. Ở band 5-6 chỉ diễn ngắn gọn là tiện và ngon. Ở band 6.5-7.5 thì nói dài ra được một chút là tiện đối với những ai quá bận để ăn và dùng được cụm từ ‘to be to one’s taste’. Ở band 8-9 thì dùng các từ/cụm từ ít phổ biến hơn (popularity, be attributed to, accessibility) và nêu rõ ra là tiện về mặt nào (quick service – phục vụ nhanh chóng & accessibility – dịch nôm na là sự dễ tiếp cận, dễ đi đến, dễ order)

Bạn cần lưu ý khi viết IELTS Writing

* Ở đây cô không dùng delicious vì từ này trong tiếng Anh nghĩa là ‘ngon tuyệt hảo’, ngon mà ăn xong thấy được mục đích sống là để ăn những món thế này. Vậy nên thường các món ăn mà được khen là delicious đối với người bản xứ thường là các món home-cooked hoặc là được đầu bếp trực tiếp nấu, chứ thức ăn công nghiệp như fast food thì không khi nào được khe delicious mà thường chỉ được nói là: Fast food is to my taste hoặc I like the taste of fast food, tức là chỉ hợp khẩu vị hoặc vừa miệng thôi.

* Fast food nhớ là viết tách ra 2 từ và không thêm ‘s’ vào sau ‘food’ vì đây là danh từ không đếm được.

Bạn có thể đọc 1 khảo sát rất thú vị của 1 trang web về lý do tại sao người ta lại thích fast food. Họ khảo sát trên 600 người trưởng thành & teen tại khu vực Minneapolis-St. Paul, Mỹ và đã thống kê được 11 lý do (Nguồn). Cụ thể là: 

They’re quick: 92.3%

They’re easy to get to: 80.1%

I like the taste of fast food: 69.2%

They’re inexpensive: 63.6%

I’m too busy to cook: 53.2%

It’s a “treat” for myself: 50.1%

I don’t like to prepare foods myself: 44.3%

My friends/family like them: 41.8%

It is a way of socializing with friends and family: 33.1%

They have many nutritious foods to offer: 20.6%

They’re fun and entertaining: 11.7%

Vậy còn bạn, lý do mà bạn thích fast food là gì và bạn sẽ diễn đạt như thế nào để nói về các lý do fast food phổ biến.

Giáo viên Be Ready IELTS – Ms Thi.

{/show}  

Kpi Là Gì? Tại Sao Kpi Quan Trọng

KPI là gì?

KPI là chỉ số đo lường hiệu quả công việc của cá nhân hoặc doanh nghiệp. KPI là viết tắt của Key Performance Indicator – Chỉ số đánh giá thực hiện công việc. KPI chỉ số quan trọng nhằm đánh giá cá nhân, doanh nghiệp đang thực hiện công việc thế nào so với các mục tiêu đề ra ban đầu.

Trường hợp doanh nghiệp là mục tiêu kiếm tiền, đo lường KPI theo doanh số bán hàng, lợi nhuận. Công ty, doanh nghiệp muốn thu hút thêm khách hàng mới hoạt động trong thương hiệu có thể đo lường KPI về giá trị thương hiệu và nhận diện thương hiệu.

Các loại KPI

Dựa theo doanh nghiệp, tổ chức phân chia các KPI khác nhau nhưng nhìn chung chia làm 2 loại KPI bao gồm: KPI gắn với mục tiêu chiến lược, KPI gắn với mục tiêu chiến thuật.

KPI mục tiêu mang tính chiến lược: đây là các mục tiêu dài hạn hơn như đạt doanh số, nếu như không đạt được KPI toàn công ty, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng lớn.

KPI mục tiêu mang tính chiến thuật: Chiến thuật sử dụng phương pháp thực hiện nhằm đạt được chiến lược đề ra ban đầu.

Tại sao KPI quan trọng?

1. Đo lường mục tiêu

KPI là phương pháp đo lường mục tiêu và chỉ tiêu. KPI sẽ giúp bạn về các cách nhanh, chậm nhằm đạt được các mục tiêu.

2. Tạo ra môi trường

3. Tiếp nhận thông tin giá trị

KPI cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu suất tổng thể công ty/doanh nghiệp. Khi bạn đang cạnh tranh với đối thủ thì cái nhìn tổng quan cực kì quan trọng giúp cải thiện công ty/doanh nghiệp và đánh bại họ.

Dữ liệu  mà KPIs cung cấp giúp bạn điều chỉnh hệ thống, sửa các lỗi sai sót trong quá trình vận hành các phương pháp nhằm đạt KPI chiến lược.

4. Tinh thần trách nhiệm

Để đạt KPI đề ra ban đầu đòi hỏi mỗi nhân viên phải thật sự trách nhiệm trong công việc. Gia tăng cường độ làm việc đề ra. Như vậy, có thể kết luận rằng KPIs là cách để khuyến khích tinh thần trách nhiệm cho cả nhân viên và lãnh đạo.

Xây dựng KPI bằng công cụ SMART

Công cụ Smart giúp xây dựng theo KPI hiệu quả.

S – Specific – Cụ thể

M – Measurable – Có thể thống kê được

A – Achievable – Có thể đạt được

R – Realistics – Khả thi

T – Time-bound – thời gian chi tiết

SMART sẽ xem xét các tiêu chí đánh giá KPI có khả năng thành công hay không? Đây là công cụ khá hay và cần thiết  cho nhà quản lý.

Ưu nhược điểm của KPI

Ưu điểm:

– Chỉ số KPI sẽ giúp các công ty và doanh nghiệp đo lường sự tăng trường khi so sánh với mục tiêu đề ra đồng thời đánh giá sự hiệu quả công việc nhân viên, phòng ban.

– Áp dụng chính xác giúp đánh giá các hiệu suất, hiệu quả làm việc của nhiều bộ phận trong công ty, doanh nghiệp.

– KPI đo lường chính xác có thể tin tưởng.

– Giúp gia tăng khả năng làm việc giữa các nhân viên và phòng ban với nhau.

Nhược điểm:

– Để lên một hệ thống KPI cần người lập KPI có trình độ và môn cao, nắm rõ về KPI như vậy mới đưa ra kế hoạch chính xác.

– Hiệu quả KPI chỉ nên áp dụng tính chiến thuật, phù hợp với thời gian ngắn hạn.

Tại sao áp dụng KPI ở Việt Nam hiệu quả thấp?

KPI hoạt động rất tốt ở nước ngoài, tuy nhiên ở Việt Nam KPI hoạt động không thực sự hiệu quả bởi một số nguyên nhân như sau:

Nhìn nhận chưa đúng: một số nhân viên chưa nhìn nhận rõ vấn đề về KPI. Họ xem KPI là công cụ đánh giá hiệu suất mà quên rằng KPI còn là 1 công cụ chiến lược tính hệ thống. Vì vậy việc áp dụng KPI còn có nhiều bất cập và chưa thực sự thành công.

KPI không phải hệ thống giám sát: nhiều người xem KPI như hệ thống giám sát bản thân từng nhân viên chứ không phải là đo lường hiệu quả vì vậy dẫn đến việc làm việc chỉ mang tính đối phó.

KPI giúp đo lượng hiệu quả công việc và đánh giá tiến độ công việc đến đâu so với kế hoạch đề ra, như vậy KPI cực kì quan trọng trong công ty, doanh nghiệp không chỉ mang tính đánh giá mà còn là 1 công cụ chiến lược tính hệ thống ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân và doanh nghiệp trong tương lai gần.

Bài Liên Quan:

Điều hướng bài viết

Cập nhật thông tin chi tiết về Cõi Ta Bà Là Gì Và Tại Sao Gọi Cõi Ta Bà Là Ngũ Trược Ác Thế? trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!