Bạn đang xem bài viết Cung Phượt Mới: Chinh Phục Ngũ Chỉ Sơn Hùng Vĩ Vùng Tây Bắc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngũ Chỉ Sơn được mệnh danh là dãy núi đẹp nhất miền Tây Bắc, thuộc xã Tả Giàng Phình, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, và là ranh giới của tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
Với độ cao khoảng 2.800 m, 5 ngọn núi như 5 ngón tay hướng lên bầu trời, Ngũ Chỉ Sơn là thách thức không chỉ với những người yêu thích leo núi, mà cả những người dân tộc thiểu số ở nơi đây.
Chúng tôi bắt đầu di chuyển từ bản Chu Va (Tam Đường, Lai Châu) để chinh phục dãy núi này, sau khi vượt qua cung đường ngoằn nghèo Ô Quy Hồ, một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc.
Chúng tôi đi dọc con suối gồm những tảng đá to dưới cái nắng gay gắt đầy khó chịu. Độ cao lúc này khoảng 1.300 m.
Mọi người giúp nhau vượt qua những con suối chảy xiết, nước trong vắt và mát lạnh. Trong môn leo núi hay trekking này, tinh thần đồng đội là điều rất quan trọng.
Con thác hùng vĩ đổ từ vách đá cao khoảng 150 m, tung nước trắng xoá.
Đường đi xuyên qua những cánh đồng thảo quả, một loại gia vị quý. Đây cũng là con đường của người dân tộc H’Mông thu hoạch thảo.
Vượt qua những mép núi hiểm trở, một bên là núi, một bên là vực, và những đoạn không có đường để đi.
Vượt qua những con dốc dài. Đây là hậu quả của một cơn sạt lở do lũ quét và mùa tuyết rơi đầu năm.
Đỉnh núi hiện phía xa. Đây là mục tiêu mà chúng tôi hướng đến, dù không phải là đỉnh cao nhất của Ngũ Chỉ Sơn.
Đoạn đường cuối cùng, vách núi trơn nhẵn và dốc đứng. Chúng tôi còn cách đỉnh khoảng một tiếng đồng hồ. Tay chân bám chặt vào những bụi trúc, tuyệt đối không được có bất kỳ sai sót nào.
11h48 ngày 24/9, sau hơn ngày ngày leo núi, đoàn chúng tôi đã thành công chinh phục đỉnh cao thứ 2 của dãy Ngũ Chỉ Sơn, cao khoảng 2.751 m.
Sau khi chinh phục được mục tiêu của chuyến đi, chúng tôi tranh thủ xuống núi trước khi trời tối. Từ đây, để về xã Tả Giảng Phìn, Bát Xát, Lào Cai, chúng tôi sẽ mất khoảng hơn 6 tiếng đi bộ.
Những cây lá phong đang mùa thay lá.
Ruộng bậc thang đang mùa lúa chín. Dãy Ngũ Chỉ Sơn hùng vĩ ngập tràn trong mây mù và những ánh nắng cuối cùng của ngày.
Sau hai ngày vượt qua những cung đường đầy thử thách và khó khăn, chúng tôi trở thành một trong những nhóm hiếm hoi tìm đến và chinh phục thành công dãy núi còn bí hiểm và đầy khó khăn này. Mặc dù không phải là đỉnh cao nhất, với chúng tôi, đó vẫn là 2 ngày đáng nhớ, được trải nghiệm và vượt qua giới hạn của bản thân. Ngũ Chỉ Sơn vẫn ở đó, đầy thử thách chờ đợi những người có cùng đam mê.
Đăng bởi: Lê Ngọc Đình Nhân
Từ khoá: Cung phượt mới: Chinh phục Ngũ Chỉ Sơn hùng vĩ vùng Tây Bắc
14 Cung Đường Đèo Việt Nam Hùng Vĩ Đáng Đi Nhất
Đèo Ô Quy Hồ
1 trong 4 tứ đại đỉnh đèo, nằm giữa Lào Cai và Lai Châu. Cung đường đèo Việt Nam này dài gần 50km nằm trên tuyến quốc lộ 4D nối liền 2 tỉnh, với độ cao 2.000m. Bạn bắt đầu từ trung tâm thị trấn Sapa, đi qua thác Bạc khoảng 12km rồi phi thẳng lên đèo Ô Quy Hồ. Tại Sapa nơi gặp gỡ của đất trời, biển mây trôi bồng bềnh lơ đãng khi nhìn từ đỉnh đèo. Sapa ngày càng nhiều du khách tới tham quan, không kể Fanxipang cao hùng vĩ, mà nhất định đừng bỏ lỡ Ô Quy Hồ mới đủ trọn vẹn chuyến đi
Đèo Xá Tổng
Bạn muốn lên Mường Lay, Lai Châu không thể không đi qua cung đường đèo Việt Nam hiểm trở nhất của Điện Biên. Con đèo dài 25km và mặt đường cực hiểm, nhiều đoạn không có cọc tiêu, không gương cầu. Thậm chí đoạn này gần như không có ô tô đi qua vì quá nguy hiểm, chỉ có những xe Win100, Minks chỉ dám lết số 1, vừa lì trườn bò lên dốc, khá nặng nề cho xe và người. Đường cực mấp mô nên người và xe đi bị xóc, cả xế và ôm rất mệt mỏi, nhưng họ vẫn đam mê hì hục vượt từ con dốc này đến con dốc kia, đường cua này đến ngã rẽ kia. Suốt đoạn đường, người lái xe chỉ dán mắt vào lòng đường, còn người ôm đằng sau mải mê ngắm cảnh vật xung quanh đẹp đến lạ
Đèo Khau Phạ
Cung đường đèo Việt Nam Khau Phạ có độ dài trên 32km, ở độ cao từ 1200m – 1500m, nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Căng Chải, Yên Bái. Sở hữu cảnh quan hùng vĩ và huyền ảo cùng lớp mây trắng bồng bềnh như chốn tiên cảnh, Khau Phạ lại là con đèo rất hiểm trở, quanh co, nhiều đoạn đã xuống cấp, dễ sạt lở, nguy hiểm. Bù lại, cảnh núi non trùng điệp, cánh rừng già nguyên sơ sâu hun hút và đặc biệt ruộng bậc thang vào mùa tháng 8, 9, 10 của dân tộc Thái và Mông vàng đẹp phấn khích.
Đèo Mã Pì Lèng
Dốc Bắc Sum
Nằm giữa Hà Giang và Quản Bạ, đoạn đèo uốn lượn như những lọn vải xếp chồng lên nhau. Điều đặc biệt của con dốc này là những đường cong mềm mại và quyến rũ, giống như dải lụa trải dài bất tận đang đưa ra uyển chuyển và nhẹ nhàng giữa bốn bề cao nguyên đá Hà Giang. Tuy nhiên, cung đường đèo Việt Nam này có nhiều khúc cua tay áo rất hiểm trở, rất kích thích cho các tay lái ưa mạo hiểm và thích chinh phục, đổ đèo cực phê. Con dốc Bắc Sum đưa người đi tới cổng trời hùng vĩ, quả là món quà xứng đáng cho cung đường hiểm trở này, bạn sẽ như lạc vào chốn thần tiên của núi rừng Hà Giang
Đèo Pha Đin
Đèo có độ dài 32km với điểm cao nhất là 1.648km. Pha Đin nghĩa là “trời và đất”, hàm nghĩa đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Khi vào mùa hoa quả mận, hai bên đường được tô điểm bởi các loài hoa rừng vào mùa xuân với sắc trắng tinh khôi của hoa mận, sắc hồng dịu của đào rừng trên nền xanh thẫm của rừng và nâu thẫm của đồi núi. Nhìn từ xa, cung đường như sợi dây thừng nối những quả núi, lơ lửng giữa mây trời Nơi gặp gỡ của đất trời
Đèo Mã Phục
Đèo cao 620m, vượt qua bảy vòng dốc để đến được đỉnh, là con đèo đẹp nhất trong các con đèo trên đường QL3, thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh. Không có con đèo nào đặc biệt như đèo Mã Phục, quanh co bên những dãy núi đá vôi cao chót vót, đường đi không rộng và mấp mô nhưng lại tổ chức nhiều phiên họp chợ của các dân tộc. Sở dĩ có tên như vậy bởi 2 bên quốc lộ có 2 khối đá vôi, thành dựng chụm vào nhau như con ngựa nằm phục phủ. Đặc biệt phong cảnh 2 bên đèo rất đẹp, sẽ thấy tam giác mạch khi vào mùa xuân và ruộng ngô xanh rì khi hè tới.
Đèo Hải Vân
Một trong những cung đường đèo Việt Nam gắn liền với biển là đèo Hải Vân. Đèo dài 20km, cao gần 500m so với mực nước biển, nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và hiểm trở Việt Nam, nối liền Đà Nẵng với Thừa Thiên Huế. Đèo Hải Vân được ví như dải lụa mềm mại vắt ngang dãy núi hùng vĩ bạt ngàn lau sậy. Trong những ngày nắng đẹp, từ đèo Hải Vân nhìn bao quát về phía bắc là cảnh đồi núi trập trùng với mây trắng bay là đà, xa xa là đầm Lập An, làng chài Lăng Cô đẹp như tranh. Phía nam, sóng biển vỗ quanh theo triền núi, thấp thoáng những chiếc thuyền đánh cá rẽ sóng ra khơi.
Đèo Hòn Giao
Đèo dài 33km, cung đường đèo Việt Nam này có nhiều tên gọi khác nhau như đèo Khánh Lê, đèo 723, đèo Omega hay đèo Long Lanh, nối liền thành phố biển Nha Trang với thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Mỗi khúc quanh là một khung cảnh mới hùng vĩ vừa thơ mộng với núi rừng, sương mù giăng lối, chảy xuống cả thung lũng. Từ Đà Lạt, đèo đi qua cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, vách đá cheo leo, những thác nước tuyệt đẹp, những bản làng mộc mạc, nhỏ bé của người Cil, K’Ho. Bình minh là khoảng thời gian đẹp nhất trong ngày với nắng dịu dàng, sương vương vấn chưa tan. 6h sáng trên đèo, chẳng có tia nắng nào chiếu rọi, nhưng vèo 1 cái, nắng tưng bừng len lỏi từng ngọn cây thông cao.
Đèo Ngoạn Mục
Với độ dốc trên 9 độ, dài 18,5km, 1 trong những cung đường đèo Việt Nam – đèo Ngoạn Mục là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tình miền Nam, nối Đà Lạt – Phan Rang. Đỉnh đèo nằm ngay ở chặng đầu tiên, tiếp đó là 4 khúc cua tay áo rất gấp. Đứng trên đỉnh đèo, thu vào tầm mắt bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đẫm chất thơ với màu xanh ngút ngàn của rừng cây hoa lá, thấp thoáng con đường uốn lượn uyển chuyển quanh chân núi. Phía sau là hồ Đơn Dương cùng thị trấn D’ran vùng cao yên tĩnh, thủy điện Đa Nhim với phong cảnh trữ tình say đắm
Đèo Prenn
Đèo Prenn có độ dốc vừa phải, nhiều khúc quanh nhưng khá mềm mại không gắt như đèo Ngoạn Mục hay đèo Dran. Hai bên đường là cảnh tượng đặc trưng của phố núi, Những hàng thông cao vút rung rinh trong gió, phía dưới chân đèo thấp thoáng những vườn hoa bất tử. Du khách dừng chân tại đèo cảm nhận vẻ đẹp của thác nước Prenn, tiếng nước chảy như bản tình ca dịu dàng lãng mạn. Đặc biệt với vườn mai anh đào dọc đèo, đến mùa bung hoa, sắc hồng dịu xen sắc xanh bạt ngàn của thông làm đèo thêm duyên dáng.
Đèo Phượng Hoàng
Nối liền Khánh Hòa – Dak Lak, đèo như cánh chim trời, tạm biệt vùng biển với cát vàng mây xanh miền duyên hải đi ngược lên qua đèo Phượng Hoàng, cánh chim nối núi đồi bạt ngàn, non cao Dak Lak. Đèo thuộc địa phận M’Drak và là cửa ngõ phía đông tỉnh Dak Lak, với nhiều khúc cua tay áo khúc khuỷu, nhưng khi đổ đèo tựa như con chim phượng hoàng chao cánh liệng theo sườn núi, phấn khích vô cùng. Qua cung đèo Phượng Hoàng, những tay lái vững vàng như lạc vào trong tiếng gọi của đại ngàn của những thác nước, của bản làng. Ví như thác Krông Kmar, bắt nguồn từ dãy núi Chư Yang Sin, dãy núi được mệnh danh là mái nhà của Tây Nguyên, là một điểm nhấn cho sự hoang sơ, mơ mộng nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ của núi rừng Đắk Lắk. Thác Krông Kmar tuôn trào mạnh mẽ, tung bọt trắng xóa qua những ghềnh đá. Tiếng suối âm vang như tiếng trống vang vọng trên núi rừng bạt ngàn.
Dốc 9 khoanh
9 khoanh uốn khúc trên vách đá dựng đứng bên vực thẳm hun hút. Đường đèo này hiểm trở tới mức ngựa đi cũng phải bạt vía lạc hơi. Nhiều chỗ đèo chỉ đủ cho người đi bộ và ngựa thồ đi qua nhưng cũng khá nguy hiểm và khó khăn trong việc di chuyển.
Đèo Mang Yang
Người dân Gia Lai vẫn quen gọi với cái tên “Đèo cổng trời”, quãng đường đèo không dài nhưng độ dốc đứng tạo cho ta cảm giác như lên với trời xanh, có lẽ vì đặc điểm này mà nó thích hợp với tên gọi đó. Nếu ai từng lên phố núi Pleiku theo quốc lộ 19 và lại vào 2 mùa mưa-nắng rất đặc trưng của Cao nguyên này chắc hẳn sẽ không ngỡ ngàng trước 2 vẻ đẹp rất riêng, rất nên thơ của phong cảnh nơi đây. Nếu bạn đến vào mùa nắng sẽ như lạc vào rừng cúc quỳ vàng rực rỡ dọc theo đoạn đường lên đến đỉnh trời, và nếu là mùa mưa bạn càng không khõi ngỡ ngàng trước làn sóng nhấp nhô của cỏ tranh đuổi nhau trên sườn núi. Cảnh quan của “Đèo cổng trời” vừa hùng vĩ vừa nên thơ đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách.
Đăng bởi: Hậu Nguyễn Đình
Từ khoá: 14 cung đường đèo Việt Nam hùng vĩ đáng đi nhất
Chinh Phục Ngọn Núi Ngọc Sơn Kỳ Vỹ Tại Đài Loan
Đài Loan không chỉ là điểm đến với rất nhiều những du khách nội địa mà còn cả khách du lịch quốc tế. Xứ Đài nổi tiếng với những bãi biển thơ mộng, những ngôi chùa cổ kính, mà nơi đây còn độc đáo với vô vàn những danh lam thắng cảnh , những địa danh nổi tiếng nổi tiếng hút hồn khách du lịch. Trong hành trình khám phá tour du lịch đài loan lần này, Global Travel chúng tôi muốn giới thiệu đến du khách chính là ngọn núi Ngọc Sơn kỳ vỹ – một địa điểm chinh phục độc đáo tại xứ Đài.
Với giá tour nước ngoài phong phú như hiện nay, tour Dai Loan giá rẻ hay tour cao cấp đều sẽ có đa dạng các hành trình đưa bạn đi khám phá mọi cảnh quan thiên nhiên hài hòa như một bức tranh với núi rừng, biển, sông hồ.
Ngọc SơnĐỉnh núi Ngọc Sơn hay còn gọi là Yushan là một trong những điểm đi du lịch Đài Loan hấp dẫn du khách nhất trong các hành trình khám phá Hòn đảo xinh đẹp này. Dãy núi này đối diện với Dãy núi Trung Ương ở phía đông và ngăn cách với dãy núi A Lý Sơn ở phía tây qua dòng sông Nam Tử Tiên. Trong mùa đông, đỉnh núi Ngọc Sơn thường được bao phủ bởi một lớp tuyết mỏng và khi quan sát giống như một viên ngọc chói sáng, và đây cũng chính là nguồn gốc của tên gọi.
Du lịch Đài Loan chinh phục đỉnh núi Ngọc Sơn cùng với các ngọn núi xung quanh thuộc về dãy núi Ngọc Sơn và là một phần của Công viên quốc gia Ngọc Sơn tại Đài Loan. Công viên quốc gia Ngọc Sơn là công viên quốc gia lớn nhất, cao nhất và khó tiếp cận nhất trong cả nước. Khu vực này bao gồm vùng đất hoang dã có quy mô lớn nhất còn lại tại Đài Loan và được chú ý bởi các cánh rừng nguyên sinh và sự đa dạng động thực vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu.
Hành trình khám phá núi Ngọc SơnĐỉnh núi Ngọc Sơn có cao độ 3.952 mét so với mực nước biển, là ngọn núi cao nhất Đài Loan và vùng Đông Bắc Á. Ngọn núi từng nằm dưới đại dương và nếu tính từ dốc gần đáy đại dương, núi Yushan còn có thể cao đến 8.000 mét.
Tour du lịch Đài Loan đến với Ngọc Sơn, chúng ta còn được khám phá thêm một số dãy núi có đỉnh núi cao khác như
Đỉnh Ngọc Sơn Đông cao 3.869 m được coi là một trong 10 đỉnh núi cao nhất Đài Loan
Đỉnh Ngọc Sơn Bắc với 3.858m, là một phần của sườn núi dài giống như như bướu của con lạc đà, cũng là nơi xây dựng công trình trạm thời tiết Ngọc Sơn cố định cao nhất tại Đài Loan.
Đỉnh Ngọc Sơn Nam là một đỉnh đá phiến sét đen nhọn và sắc cạnh với độ cao 3.844m
Đỉnh Ngọc Sơn Tây cao 3.467m, là đỉnh có thể tiếp cận tương đối thuận lợi của Yushan được bao phủ bởi rừng cây rậm rạp.
Kinh nghiệm du lịch Đài Loan sẽ đầy đủ và chi tiết hơn nếu chúng ta lựa chọn một giá tour phù hợp đấy.
Những điều cần biết khi khám phá núi Ngọc
Để lên đỉnh Ngọc Sơn, du khách sẽ phải xin giấy phép từ ngày đầu tiên. Giấy phép này sẽ được kiểm tra ngay khi du khách qua trạm cảnh sát tại cổng ra vào. Nếu không có người trực ca, du khách có thể bỏ giấy phép vào hộp ký gửi để tiếp tục cuộc hành trình.
Nếu du khách muốn leo lên đỉnh trước khi mặt trời mọc hoặc ngắm cảnh từ lúc mặt trời bắt đầu nhô lên, thời điểm tốt nhất để chuẩn bị khởi hành là vào khoảng 3 giờ sáng. Du khách nên cẩn thận khi leo núi vào giờ này vì trời khá tối, khôn khí đang khá loãng và những con đường mòn khá nguy hiểm.
Nếu bạn yêu thích xứ Đài và muốn khám phá và chinh phục ngọn núi kỳ vỹ nơi đây? Còn chần chừ gì nữa mà không nhanh tới Đài Loan xinh đẹp. Hãy nhanh nhấc máy gọi tới cho công ty Global Travel – 0943.59.8288 – 0943.39.8288 – 0858.59.8288 chúng tôi trong tour đài loan 5N4Đ để cùng trải nghiệm và tận hưởng những chương trình ưu đãi bất ngờ. Sự hài lòng của quý khách hàng là động lực và vinh dự cho công ty chúng tôi.
Đăng bởi: Khôi Nông La
Từ khoá: Chinh Phục Ngọn Núi Ngọc Sơn Kỳ Vỹ Tại đài Loan
Nga Sơn – Vùng Đất Địa Linh Nhân Kiệt Phương Bắc
Một địa danh gắn liền với những câu chuyện cổ tích, một vùng quê huyền thoại của đất xứ Thanh, đó là những gì mà Nga Sơn gợi lên trong lòng du khách thập phương. Một lần tìm về chốn ấy, người ta như lạc vào một cõi bồng lai, một bước lên tiên cảnh, một bước xuống trần ai là những cảm nhận đầy thi vị thu hút khách đường xa trong hành trình du lịch Thanh Hóa.
Đưa nhau về quê ngoại Mai An Tiêm
Nghe kể chuyện về chàng trai, cô gái
Từ Thức, Giáng Hương kết duyên vợ chồng
Ở nơi tiên bồng lòng vẫn nhớ về quê
Chốn Bồng Lai, Nga Sơn, Thanh Hóa – Ảnh: Thiên Tống
Nga Sơn là một huyện đồng bằng ven biển, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 40km về phía Đông Bắc, cách quốc lộ 1A khoảng 14km về phía Đông và cách Hà Nội khoảng 150km về phía Nam. Dường như, ít có một địa danh nào được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử như vùng đất ấy. Du lịch Nga Sơn theo cách mà người ta thường nói với nhau là khám phá vẻ đẹp của một vùng quê cổ tích, một vùng quê mang đậm dấu ấn tiền nhân.
Đường về Nga Sơn – Ảnh: Đăng Định
Ấn tượng đầu tiên khi đến Nga Sơn, tôi chợt sững sờ khi nghe người hướng dẫn viên du lịch giới thiệu rằng trên địa bàn huyện có tới 250 di tích văn hóa trong đó 42 di tích đã được xếp hạng. Càng đáng kinh ngạc hơn những di tích ấy đều gắn liền với những truyền thuyết mà mỗi chúng ta thường được nghe bà, nghe mẹ kể từ thuở bé thơ.
Một bước tiên cảnh, một bước trần ai – Ảnh: Đăng Định
Nga Sơn cũng không kém phần thơ mộng với non nước hữu tình. Dòng sông Hoạt chạy qua địa danh này mang tới cái vẻ trù phú, màu mỡ nhưng cũng gợi lên cái phong tình của một vùng quê ven biển. Nhìn từ trên cao, dọc hai bên bờ sông là dãy núi Tam Điệp sừng sững với những cảnh quan kỳ thú gắn liền với những huyền thoại tạo nên sức hút khó cưỡng của một địa danh mang trong mình nhiều kỳ tích.
Cảnh quang thiên nhiên hùng vỹ nhưng cũng không kém phần trữ tình – Ảnh: Đăng Định
Theo đoàn người, chúng tôi tìm về khu di tích đền thờ Mai An Tiêm, nơi thờ Mai An Tiêm, một nhân vật truyền thuyết thời Hùng Vương. Trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một con người thẳng thắn, trung thực và chân chất, người ươm trồng nên những trái dưa hấu đỏ đầu tiên. Nhưng trong tiềm thức của người dân nơi đây, Mai An Tiêm còn là người có công khai phá và xây dựng mảnh đất này. Có lẽ vì vậy mà ông được tôn xưng là “Bố Cái Dưa Tây” và được lập đền thờ ngay tại chân núi, nơi người ta cho rằng là bãi đất mà gia đình ông sinh sống khi xưa.
Đền thờ Mai An Tiêm, nơi gắn liền với truyền thuyết thời Hùng Vương – Ảnh: Đăng Định
Rời di tích mang đậm dấu ấn buổi sơ khai của vùng Nga Sơn, chúng tôi đến Động Từ Thức hay còn gọi là động Bích Đào, động Bồng Đào, nơi gắn liền với truyền thuyết Từ Thức lên tiên đầy thi vị. Trước mắt chúng tôi hiện lên những hang động kỳ vĩ với những nhũ đá hình cây vàng, cây bạc, ao bèo, rồng ấp trứng, giá trống, bàn cờ tiên, phường bát âm.
Cửa động Từ Thức lung linh huyền ảo – Ảnh: Trường Xuân
Trong không gian lung linh, huyền ảo ấy, người ta chợt thấy đá cũng như có linh hồn, đá và người, cảnh và tình đan xen vào nhau tạo nên những cung bậc cảm xúc đa chiều. Xa xa là hình ảnh chàng Từ Thức đang đứng bần thần với chiếc áo trên tay, nhìn về trần gian với nỗi nhớ day dứt khôn nguôi. Cảnh tiên và cảnh trần đan xen khiến người ta ngạc nhiên về vẻ đẹp kỳ thú mà tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất Nga Sơn huyền bí.
Đền Từ Thức, nơi chàng thư sinh năm nao lạc bước chốn thần tiên – Ảnh: Đăng Định
Du lịch Nga Sơn, du khách không thể bỏ qua cửa Thần Phù, nơi xưa kia là cửa biển sóng to gió lớn, núi non hiểm trở và là một vị trí hiểm yếu trong con đường Nam tiến của người Việt. Nơi gắn liền với những truyền thuyết ly kì trong sử sách. Đó là câu chuyện về đạo sĩ La Viện dẫn đường cho vua Trần thoát hiểm với chứng tích là miếu thờ Áp Lãng Chân Nhân Tôn Thần còn tồn tại đến ngày nay.
Ghé thăm chùa Tiên chốn Nga Sơn – Ảnh: Đăng Định
Không chỉ là những địa danh gắn liền với những câu chuyện cổ trong dân gian, Nga Sơn còn là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử: là chiến khu Ba Đình – nơi nghĩa quân Cần Vương và nhân dân ba làng Mậu, Thượng và Mỹ Khê đánh bại nhiều đợt tấn công của quân Pháp, là đền thờ Lê Thị Hoa – một nữ tướng của Hai Bà Trưng đã ở lại cùng nhân dân khai hoang, lập lành, lấn biển, và là người đã hi sinh anh dũng trong trận chiến chống quân xâm lược. Đó còn là Phủ Trèo, Phủ Thông, Chùa Bạch Tượng, Chùa Bạch Á, chùa Thạch Tuyền…uy nghiêm, hùng vĩ.
Đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa ở Nga Sơn – Ảnh: Đăng Định
Phủ Treo, một di tích lịch sử ở Nga Sơn – Ảnh: Đăng Định
Nga Sơn không chỉ nổi danh bởi những thắng cảnh và di tích, Nga Sơn còn được biết đến với nghề dệt chiếu cói, một sản phẩm nổi tiếng được ca ngợi trong ca dao của người Việt:
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Ðịnh, lụa hàng Hà Ðông
Thu hoạch cói ở Nga Sơn – Ảnh: Ngovietthung
Nga Sơn cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhà Sử học, Bác học như: Phạm Sư Mạnh, Trịnh Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát… Và ngày nay, mỗi khi tới vùng đất này, chắc chắn người ta sẽ nhớ ngay tới Nguyễn Văn Lai, một tài năng của điền kinh Việt, người đã giành tấm huy chương vàng điền kinh ở nội dung 5000m nam và lập kỷ lục SEA Games 2023 với thành tích 14 phút 4 giây 82.
Sự đổi thay từng ngày ở Nga Sơn – Ảnh: Đăng Định
Thật không ngoa khi nhận xét rằng Nga Sơn là vùng đất địa linh nhân kiệt. Tìm về chốn ấy, du khách như lạc vào một khung cảnh đầy huyền thoại, được chiêm ngưỡng những di tích mang đậm dấu ấn tiền nhân và được nghe kể những câu chuyện về nhân tài đất Việt. Vùng đất nhỏ bé ấy dường như đang chuyển mình không ngừng nghỉ và góp phần to lớn vào công cuộc phát triển của đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Đăng bởi: Tuấn Nguyễn
Từ khoá: Nga Sơn – vùng đất địa linh nhân kiệt phương Bắc
Tà Xùa, Điểm Phượt Săn Mây Lý Tưởng Ở Tây Bắc
Cảnh sắc bồng lai, tiên cảnh với mây bồng bềnh, cuồn cuộn đã kích thích không biết bao dân phượt tìm đến, khám phá Tà Xua thuộc huyện Bắc Sơn, tỉnh Sơn La.
Để chuyến đi phượt được thuận lợi, bạn đừng quên trang bị cho mình những kiến thức về dãy núi Tà Xùa đầy mê hoặc nhưng vô cùng huyền bí này.
Cảnh sắc thơ mộng tại Tà Xùa. Ảnh: Pystravel.
Thời điểm thích hợp để phượt Tà Xùa và có thể dễ dàng săn mâyĐể khám phá cảnh biển mây mờ ảo tại Tà Xùa, bạn nên lựa chọn thời điểm đi bởi vì mùa hè khả năng bắt gặp những cảnh mây hùng vĩ, bồng bềnh, cuồn cuộn là rất ít. Theo kinh nghiệm của nhiều người, thời điểm thích hợp để “săn mây” tại Tà Xùa là từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 âm lịch năm sau.
Đến Tà Xùa bằng phương tiện nào?Phương tiện dễ dàng để đến Tà Xùa là xe máy bởi lên đến dãy núi này, mọi người phải trải qua nhiều con đường ngoằn ngoèo, quanh co. Hơn nữa di chuyển bằng xe máy ta mới cảm nhận hết được vẻ đẹp núi non trùng điệp, hùng vĩ nơi đây.
Cách thức di chuyểnBạn đi xe máy đến Sơn Tây tới Cầu Trung Hà theo hướng đi Thu Cúc. Khi đến ngã ba Thu Cúc, rẽ trái đi Phù Yên, di chuyển tới Bắc Yên là ta đã đến Tà Xùa.
Lưu trú khi đến Tà XùaĐến với Tà Xùa, bạn có thể thuê nhà nghỉ, khách sạn ở Bắc Yên. Còn nếu thích khám phá, tiết kiệm chi phí và muốn trải nghiệm không gian lửa trại, các bạn có thể lên thẳng đến Tà Xùa cắm lều trại hay sử dụng túi ngủ để ngủ. Hoặc có thể xin ngủ nhờ nhà dân, cái này tùy khả năng ngoại giao của bạn.
Ăn gì khi đến Tà Xùa Tà Xùa có gì?1. Khung cảnh kỳ vĩ trong quá trình lên đến Tà Xùa
Đến Tà Xùa du khách sẽ được trải nghiệm những khung cảnh vô cùng hùng vĩ, hoang sơ một cách tráng lệ vô cùng. Tà Xùa mọc lên một cách sừng sững, tạo ranh giới giữa Sơn La và Yên Bái. Ba đỉnh hợp thành Tà Xùa tạo lên một cảnh tượng không mấy tìm thấy tại Việt Nam, dãy cao nhất có dựng cột cờ Việt Nam. Dãy thấp nhất tạo thành tuyến sống lưng của con khủng long vô cùng đẹp.
Để đến được địa điểm ngắm mây lý tưởng trên đỉnh Tà Xùa, các bạn phải vượt qua nhiều đoạn đường khó khăn. Dọc đường có nhiều đoạn đá nguyên khối nhô hẳn ra tạo thành những vòm hang lớn, trong đó có mỏm đá hình đầu rùa – đây là những nơi dành nơi nghỉ chân và thực hiện những bức ảnh kỷ niệm của các phượt thủ.
2. Cảnh sắc thơ mộng tại Tà Xùa
Tà Xùa với cảnh sắc thiên nhiên non nước hữu tình, có mây, có núi, có cây cối và có rất nhiều loài hoa. Những sắc hoa trải khắp triền núi tạo nên một khung cảnh hiền hòa và thơ mộng. Bên cạnh những loài hoa truyền thống như Đỗ Quyên trắng, hồng, đỏ, lùn, Táo Mèo, Bạch Châu,…và vô vàn loại hoa rừng tuyệt đẹp khác.
Trải qua những con rừng sâu, những vách đá dựng đứng dùng cả tay, cả chân để vượt qua. Khi bạn trải qua những con chặng đường gập ghềnh, chông chênh đó một cảm giác thú vị, thích thú chạy trong cơ thể bởi những gì ta đã trải qua và chinh phục.
3. Những điểm ngắm mây lý tưởng tại Tà Xùa
Không phải ai cũng may mắn được ngắm mây trên đỉnh Tà Xùa. Nếu có thể ngắm mây, việc quan trọng là các bạn phải tìm cho mình những điểm ngắm lý tưởng.
Đến Tà Xùa, may mắn chúng ta có thể bắt gặp mây. Vậy thì đây chính là nơi lý tưởng để các bạn thỏa thích ngắm những biển mây cuồn cuồn, bồng bềnh và thực hiện những bức ảnh tuyệt vời.
Nếu Tà Xùa có sương mù, các bạn đừng quá lo lắng, hãy di chuyển đến điểm cao hơn, trên đường đi Xím Vàng. Tại đây, bạn nhìn về phía Mai Sơn có thể bắt gặp những biển mây vô cùng tuyệt đẹp đến hút hồn, tuy nhiên đây là phía tây nên ta không có cơ hội ngắm bình minh ló dần qua những tầng mây.
Còn nếu từ Tà Xùa, rẽ phải đi Hướng Đồng, đi thêm 3 km nữa sẽ gặp một tảng đá lớn. Tảng đá này sẽ giúp các bạn bắt gặp được cảnh bình minh đặc sắc lộ dần qua từng lớp mây và tỏa sáng muôn nơi.
Tà Xua được che chắn kín nên đến tầm trưa, tận 10h đến 11h, mây vẫn chưa tan và chúng ta vẫn có thể thỏa thích ngắm cảnh đẹp.
Đăng bởi: Thảo Phương
Từ khoá: Tà Xùa, điểm phượt săn mây lý tưởng ở Tây Bắc
Chinh Phục Núi Chứa Chan
Chiều cuối tuần, xuất phát từ Sài Gòn, nhóm 20 người chúng tôi hướng Đồng Nai thực hiện mục tiêu leo núi Chứa Chan.
Chinh phục núi Chứa ChanBung lều trên đỉnh núi Chứa Chan
Có bạn lần đầu leo ngọn núi này, có bạn đã đi thứ hai lần ba; có bạn đi để chinh phục đỉnh núi, cũng có bạn chỉ muốn tạm xa rời Sài Gòn ồn ã… Ai cũng háo hức cho một chuyến “đi trốn”.
Sau 3 giờ chạy xe máy theo quốc lộ 1, chúng tôi dừng dọc đường mua ít vật dụng cá nhân, ít đồ ăn thức uống và tiến về chân núi.
Núi Chứa Chan cao 840m, trên lưng chừng núi là chùa Bửu Quang. Hành trình chúng tôi chọn lần này là leo theo đường cột điện, xuống theo đường chùa.
Cả nhóm gửi xe ở nhà dân sát chân núi. Nương theo lối mòn, tha thẩn băng qua những đồi cỏ xanh ngắt, cỏ cao ngang hông người. Núi Chứa Chan không cao như núi Bà Đen nhưng đi theo đường cột điện có những chặng dốc hơn rất nhiều, cảnh cũng đẹp hơn.
Có những đoạn lầy lội, cũng có những quãng đá ngăn trở bước chân nhưng cả đoàn cùng động viên nhau vượt qua từng đoạn dốc.
Trên quãng dài con đường, thích nhất là những cơn gió. Gió mát, mơn man da thịt đẫm mồ hôi như xua đi bớt nhọc mệt trên hành trình. Gió lùa làm thảm cỏ tranh gợn sóng, đong đưa in dấu trên nền trời cũng trong vắt.
Mọi người bám sát nhau, thỉnh thoảng lại gọi tên nếu bất chợt thấy thiếu một thành viên…
Sau hơn 3 giờ vất vả, đẫm mồ hôi và thở dốc, sau một khúc rừng trúc núp sau một con dốc dài, chúng tôi lên đến đỉnh.
Sương vây phủ khắp đỉnh núi. Mọi thứ ở phía xa đều mờ ảo. Cái lạnh thấm dần. Một đống lửa được đốt lên, rất vất vả vì gió mạnh. Lều được dựng. Chúng tôi mỗi người khoác thêm áo ấm, ngồi thật sát bên lửa mà vẫn lạnh.
Có lửa, chúng tôi quây quần nấu nướng, chia nhau những ly rượu ấm đựng trong chai nhựa cắt đôi. Rồi mọi người cùng hát, cứ thế hát mãi trên đỉnh núi cho đến khi tàn lửa…
Đêm trên đỉnh nhiều gió, có mưa nhẹ. Mọi người vào lều và chìm vào giấc ngủ sâu.
5g sáng hôm sau nhiều bạn đã thức dậy đón bình minh, “săn” mây. Sau cơn mưa, sáng trên đỉnh núi dù nắng tràn ngập vẫn lạnh. Xung quanh là cỏ, thật nhiều cỏ, xanh mướt, xanh ngút ngàn, những giọt sương đêm vẫn ướt đẫm trên thân.
Đứng trên đỉnh núi, ngắm mặt trời mọc và mây, chúng tôi đang ở giữa màu xanh.
Mọi thứ đã sẵn sàng
Đi về phía màu xanh
Hành trình ngập trong cỏ
Đường lên đỉnh núi
Hạ trại trên đỉnh núi Chứa Chan
Trên đỉnh Chứa Chan
Sớm mai ngái ngủ trên đỉnh núi
Hoàng hôn buông trên đỉnh núi Chứa Chan
Đêm trên đỉnh núi Chứa Chan
Thông tin cho bạn
Núi Chứa Chan là ngọn núi cao thứ 2 Nam Bộ, với độ cao 800m, nằm ở huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. Với tên gọi bắt nguồn từ tiếng Chăm là Chơk Chăn – có nghĩa là núi non, nơi đây còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như núi Gia Ray, Gia Lào.
Cách chúng tôi khoảng 110km về phía Đông, các bạn chạy xe máy theo quốc lộ 1 hướng đi về Phan Thiết, đi qua thị xã Long Khánh khoảng 25km tới ngã ba Ông Đồn thì rẽ tay trái vào đường Hùng Vương, tiếp tục đi thêm khoảng 1km đến công viên 9-4.
Từ đây hỏi đường, rẽ trái vào sát chân núi để lên đỉnh theo đường dây điện; hoặc tiếp tục đi thêm 3km, rẽ trái sẽ vào một độc đạo đưa bạn vào lối lên đỉnh theo đường chùa.
Có thể rút ngắn quãng đường 110km bằng cách đi theo quốc lộ 51 thay vì qua TP Biên Hòa. Cứ đi qua ngã ba Dầu Giây, thẳng đến Long Khánh rồi đi thẳng đến Xuân Lộc, đến ngã ba Ông Đồn quẹo trái hướng về chân núi.
Nếu đi xe khách: Từ bến xe Miền Đông (TP.HCM), mua vé xe đi Đức Linh, Bình Thuận. Xuống xe ở cổng chào núi Chứa Chan, Gia Lào, bắt xe ôm để đi thêm 3km vào chân núi.
Theo Tuổi Trẻ
Đăng bởi: Chiến Vũ
Từ khoá: Chinh phục núi Chứa Chan
Cập nhật thông tin chi tiết về Cung Phượt Mới: Chinh Phục Ngũ Chỉ Sơn Hùng Vĩ Vùng Tây Bắc trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!