Xu Hướng 11/2023 # Đến Nhật Cầu May Và Tham Gia Lễ Hội Truyền Thống Hiwatara # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đến Nhật Cầu May Và Tham Gia Lễ Hội Truyền Thống Hiwatara được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một năm có bốn mùa, mỗi tháng lại có những lễ hội truyền thống đặc biệt. Nếu trong khoảng thời gian tháng 3 bạn muốn du hí, thăm thú cảnh đẹp mùa xuân có thể đến Nhật cầu may và tham gia lễ hội truyền thống Hiwatara-matsuri.

Là đất nước nổi tiếng với vô số các lễ hội độc đáo khác nhau, Nhật Bản luôn biết tận dụng điều đó để thu hút khác du lịch. Đến với xứ sở mặt trời mọc mọi người được tham gia vào các hoạt động lễ hội khác nhau và trong đó có một lễ hội vô cùng độc đáo chính là lễ hội Hiwatara.

Lễ hội Hiwatara Matsuri là một trong những lễ hội mùa xuân đặc sắc bậc nhất ở Nhật Bản, được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ hai của tháng 3 hàng năm tại đền Yuki-ji trên núi Takao, phía tây thủ đô Tokyo.

Các tín đồ của tôn giáo Shugendo (hay là yamabushi) tham gia lễ hội Hiwatara Matsuri. Họ thực hiện nghi lễ Goma – đi chân trần trên những đám lửa nhỏ và đống tro nóng với mong ước tránh được điều rủi ro và nhận về nhiều may mắn, sức khỏe cũng như để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Từ xa xưa, núi Takao đã được những người theo đạo Shugendu tôn thờ, họ dùng lửa như một phần trong quá trình luyện tập. Ngày nay, lễ hội Nhật Bản này trở thành một nghi lễ và được phổ biến tới mọi người.

Các tín đồ của tôn giáo Shugendo (hay là yamabushi) tham gia lễ hội Hiwatara-matsuri. Họ thực hiện nghi lễ Goma – đi chân trần trên những đám lửa nhỏ và đống tro nóng với mong ước tránh được điều rủi ro và nhận về nhiều may mắn, sức khỏe cũng như để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Shugendo là một tôn giáo độc đáo pha trộn của những niềm tin trong Phật giáo cùng với sự khổ hạnh, luyện tập ẩn cư trên núi, tập trung vào rèn luyện tinh thần và nhận thức của bản thân. Sự kiện độc đáo này không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn lôi cuốn đông đảo du khách nước ngoài tham gia.

Trong hình là một yamabushi đang chuẩn bị lửa cho lễ hội. Các tín đồ Shugendo mang theo những lá bùa may mắn đi qua đường than cháy rực và đang bốc khói nghi ngút.

Ở Nhật Ngoài phần nghi lễ thì du khách đến Hiwatari – matsuri còn được chiêm ngưỡng những màn trình diễn của các nhà sư theo phái Shugendo như bắn cung, đấu võ… Sau khi nghi lễ kết thúc, du khách có thể tham gia bằng cách cởi giày dép và đi bộ chân trần qua bãi tro với mong muốn nhận được nhiều may mắn.

Ngoài việc đến Nhật cầu may và tham gia lễ hội truyền thống Hiwatara-matsuridu, khi du lịch vào mùa này du khách có cơ hội được cùng người dân bản địa tham gia vào nhiều sự kiện lễ hội, những hoạt động văn hóa đậm chất Á Đông của người Nhật vô cùng vui nhộn và hấp dẫn.

»Р’В Thб»§ tục giấy tб»ќ xin visa du lб»‹ch Nhбє­t BбєЈn

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Chudutravel qua hotline 0979.555.090 hoặc 0911.901.100 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Đăng bởi: Hồng Trần

Từ khoá: Đến Nhật cầu may và tham gia lễ hội truyền thống Hiwatara-matsuri

10 Lễ Hội Bạn Chỉ Có Thể Tham Gia Khi Đến Hàn Quốc

Bên cạnh những bộ phim truyền hình dễ gây nghiện, các nhóm nhạc KPop và những món ăn ngon miệng, còn có một việc mà Hàn Quốc khá nổi tiếng, đó là các lễ hội. Từ những lễ hội văn hóa, giải trí cho đến các lễ hội ăn mừng – những lễ hội này sinh ra là để quyến rũ bạn.

1. Tự bắt cá hồi ở Lễ Hội Hwacheon Sancheoneo băng giá

Mỗi năm, hàng trăm ngàn du khách dũng cảm sẽ đối mặt với nhiệt độ dưới 0 độ để tham gia lễ hội bắt cá hồi Hwacheon Sancheoneo. Được tổ chức ở dòng sông đóng băng ở Quận Gangwon, những người tham gia lễ hội sẽ thả dây câu xuống lỗ băng đã được khoan, và kiên nhẫn chờ cá! Để ăn mừng cho thành quả câu được, người tham gia sẽ cắn vào đầu cá! Du khách nào cũng cảm cũng có thể thử bắt cá bằng tay.

Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất ở Hàn Quốc vào mùa đông, và có nhiều hoạt động với băng đá bên cạnh việc câu cá. Những hoạt động này bao gồm trượt tuyết, trượt xe, đá bóng trên băng, đắp người tuyết, làm hầm tuyết và máng trượt tuyết.

2. ‘Xõa’ và nhảy múa trong bùn ở Lễ hội Bùn Boryeong

Được tổ chức hàng năm ở bãi biển Daecheon, có đến gần nửa triệu khách đến tham gia vào Lễ hội Bùn Boryeong hàng năm để nhảy múa, đấu vật, và lăn lộn trong bùn. Lễ hội này nổi tiếng đến mức trở thành một điểm hấp dẫn du khách từ mọi nơi trên thế giới trong những năm gần đây.

Bắt đầu từ những năm 90 như một cách để phổ biến giá trị sức khỏe của bùn khoáng, sự yêu thích với lễ hội cũng rất khác so với ngày nay. Hiện tại, lễ hội còn có những hoạt động khác như đô vật bùn, cuộc thi “Vua Bùn”, pháo hoa, và những đường trượt bùn cỡ lớn. Sau khi mặt trời lặn, lễ hội tiếp tục với buổi biểu diễn của những nghệ sĩ KPop nổi tiếng nhất.

3. Chơi với lửa ở Lễ Hội Lửa Jeju

Là một phần của lễ hội kéo dài 3 ngày từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 mỗi năm, ngọn đồi ở Jeju (Saebyeol Oreum) được đốt lên để đón chào sức khỏe và mùa gặt được mùa cho năm mới. Đây là một biểu tượng của văn hóa từ đời xưa với việc đốt đi những ngọn cỏ cũ để diệt sâu bọ trước mùa trồng mới.

Bên cảnh quan cảnh ngoạn mục của ngọn lửa, Lễ Hội Lửa Jeju cũng có những hoạt động khác như trò chơi dân gian, diễu hành với đuốc, các màn biểu diễn đặc biệt và nhiều trò khác. Màn trình diễn pháo hoa ấn tượng cũng được tổ chức vào cuối lễ hội. Điều làm cho lễ hội thêm đặc biệt là phong cảnh tự nhiên xinh đẹp và phong cảnh xung quanh của Đảo Jeju. 

4. Xem “hoa nở” trên bầu trời tại Lễ Hội Pháo Hoa Busan

Thu hút hơn 1 triệu du khách mỗi năm, Lễ Hội Pháo Hoa Busan là một địa điểm nên đến. Mỗi tháng 10, bầu trời xung quanh bãi biển Gwangalli được tô điểm với những màn trình diễn ngộp thở của pháo hoa đi cùng với nhịp điệu âm nhạc. Sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời khi bạn chứng kiến pháo hoa đầy sắc màu lóe sáng và nổ ra trên bầu trời với sự sắp xếp tuyệt vời từ những đội bắn pháo hoa nổi tiếng.

Trước buổi trình diễn pháo hoa, bạn có thể thưởng thức một chương trình về văn hóa bao gồm kịch câm, ảo thuật và bong bóng. Và như một teaser dành cho buổi diễn cuối, sẽ có bắn thử pháo hoa và một màn trình diễn pháo hoa đặc biệt đến từ Parente Fireworks Italy.

5. Ghi lại điều ước của bạn ở Lễ Hội Đèn Lồng Jinju

Những ngọn đèn lồng sặc sỡ với đủ hình thù, kích cỡ và màu sắc được treo dọc theo Sông Nam cho một màn trình diễn dưới nước ngất ngây ở Lễ Hội Jinju Namgang Yudeung. Ở bờ sông cũng có hơn 10 ngàn lồng đèn đỏ với những ước muốn cá nhân của dân địa phương.

Với lịch sử bắt nguồn từ năm 1592, Lễ Hội Đèn Lồng Jinju ban đầu là phong tục đốt đèn lồng để chặn dân Nhật Bản vượt Sông Nam trong cuộc xâm lược của Nhật Bản. Lễ hội cũng có những hoạt động khác như thắp đèn lồng tưởng nhớ những cựu chiến binh của Cuộc Chiến Pháo Đài Jinjuseong.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia chuyến đi dạo buổi tối, chiêm ngưỡng những cuộc diễu hành và biểu diễn trên phố, thử các món ăn từ các hàng quán bên đường, Ngoài ra cũng có những hoạt động khác cho bạn như tự làm lồng đèn và ghi điều ước để treo lên ở Đường hầm Lồng Đèn Ước Nguyện.

6. Choáng ngợp với lễ hội Hoa Anh Đào Jinhae

Mùa xuân ở Hàn Quốc mang đến làn gió mát và hàng loạt hoa đào nở hoa ở khắp Hàn Quốc. Một trong những lễ hội xuân nổi bật nhất là Lễ Hội Hoa Anh Đào Jinhae, với hai khu vực nổi tiếng, Yeojwacheon (Cầu Lãng Mạn) và Ga Gyeonghwa.

Hãy tái diễn khung cảnh bạn yêu thích trong bộ phim Hàn Quốc “Romance” tại Cầu Lãng Mạn. Và khung cảnh đẹp ngất ngây ở Ga Gyeonghwa cũng đáng để nhìn tận mắt. Hãy xem những chiếc xe lửa chạy ngang qua, làm hàng ngàn cánh hoa đào trở thành một cơn mưa hồng.

Bên cạnh khung cảnh tuyệt vời của hoa anh đào, có nhiều sự kiện ở lễ hội như các màn trình diễn văn hóa và quân sự. Bạn cũng có thể tìm thấy những hàng quán bán đủ mọi món ăn đường phố.

7. Tự làm kimchi ở Lễ Hội Văn Hóa Kimchi Thế Giới Gwangju

Lễ hội còn có cuộc thi Sư Phụ Kimchi và một chợ kimchi rộng lớn nơi bạn có thể thử và mua nhiều loại kimchi khác nhau. Nếu đây đứng hạng 2 về kimchi trên thế giới, thì không nơi nào nhận hạng 1 cả.

8. Xõa và quẩy nhiệt tình ở Ultra Korea

Bên cạnh những lễ hội văn hóa, Hàn Quốc còn có một lễ hội EDM “sát thủ”! Mỗi tháng 6, những nghệ sĩ EDM hàng đầu thế giới sẽ tụ tập ở Seoul để tổ chức buổi tiệc lớn nhất nước kéo dài đến vài ngày.

Là lễ hội âm nhạc đầu tiên ở Châu Á, Ultra Korea vẫn luôn thống trị thị trường với dàn nghệ sĩ hấp dẫn hàng năm. Trong quá khứ, những nghệ sĩ EDM như Dash Berlin, Tiesto, Avicii, David Guetta, Snoop Dogg, MIA, Skrillex và nhiều người khác đã từng tham gia ở sân khấu Ultra Korea!

10. Giải nghiện KPop với Lễ Hội Busan One Asia

Hỡi những ai cuồng KPop, ước mơ của bạn giờ đã thành hiện thực với Busan One Asia rồi! Lễ hội này sẽ có những nghệ sĩ như A Pink, ASTRO, B.A.P, GOT7, SF9, NU’EST W, Momoland, Black Pink, iKON, G-Friend, Wanna One và Sechskies.

Thêm vào đó, nếu bạn mua gói combo vé từ Klook, bạn cũng có thể đến tham quan những địa điểm hàng đầu và các lễ hội ở khu vực bờ biển xinh đẹp của Busan. Bên cạnh đó, bạn còn được vào khu vực độc quyền của Klook tại lễ mở màn của BOF Busan One Asia Festival!

Việc tổ chức lễ hội không bao giờ là đủ

Hãy tham gia vào sự phấn khích và bạn sẽ hiểu được lòng yêu mến của người dân Hàn Quốc dành cho những lễ hội của họ. Bên cạnh đó, dù là bạn ở Seoul, Busan hay Jeju, luôn có nhiều thứ để vui chơi. Hãy làm cho chuyến đi của bạn thoải mái hơn bằng cách đặt chỗ cho chuyến đưa đón từ sân bay và thiết bị Wifi từ Klook.

Đăng bởi: Chào Mào Đam Mê

Từ khoá: 10 Lễ Hội Bạn Chỉ Có Thể Tham Gia Khi Đến Hàn Quốc

Tìm Hiểu Các Lễ Hội Đà Lạt Truyền Thống Với Hoạt Động Đặc Sắc Nổi Bật

1. Lễ Hội Cồng Chiêng

Nhắc tới vùng đất cao nguyên đại ngàn sẽ không thể thiếu sót nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em. Nơi đây cực kỳ đậm đà bản sắc văn hóa các tộc người khác nhau. Hàng năm mọi người sẽ cùng tệ tựu tổ chức lễ hội đặc sắc mang tên Cồng Chiêng lớn ở dưới chân núi.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội nhằm quảng bá hình ảnh không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại. Có nhiều chương trình giao lưu trong lễ hội hấp dẫn thu hút đông đảo du khách tham gia. Nhất là điệu múa, đánh chung vang vọng núi rừng, hòa tấu nhạc, đốt lửa trại.

Lễ hội có nhiều nghệ sĩ tham gia biểu diễn ca hát, nhảy múa, tấu nhạc, mọi người cùng nắm tay nhau quây quần vui vẻ giao lưu. Tiếng cồng chiêng theo truyền thuyết là âm vang để con người thông linh với các vị thần. Cầu mong con người được bảo vệ bình an, hạnh phúc và ấm no, xua đuổi tà ma.

HappyDay Travel chuyên tổ chức tour cồng chiêng ghép đoàn hằng ngày khỏi cho khách du lịch.

2. Lễ hội mưa Đà Lạt

Xứ sở ngàn hoa có khí hậu cực kỳ đặc trưng đó là phân chia rõ rệt thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Năm nào thành phố cũng tổ chức lễ hội mưa vào đúng mùa mưa khoảng tháng 8. Các hoạt động nổi bật như triển lãm ảnh mưa, mở các hoạt động đón khách vào thưởng thức đặc sản vùng miền, nhâm nhi cafe phố núi,…

Chương trình hấp dẫn mang tên  “Đợi mưa” diễn ra ngay ờ Hồ Xuân Hương, mọi người sẽ xem các nghệ sĩ biểu diễn các tiết mục nghệ thuật múa hát. Các hoạt động vui chơi trong mưa như đạp xe nước pedalo, catwalk mưa,…

3. Festival Hoa

Đà Lạt từ lâu đã được mệnh danh là thành phố ngàn hoa, khắp nơi đều trồng đủ các loài hoa khoe sắc. Ông trời ưu ái cho vùng đất cao nguyên khí hậu trồng hoa nào cũng nở rộ rực rỡ, cây tốt tươi. Du khách dạo quanh đoạn đường nào cũng cảm thấy lâng lâng rung động trước khung cảnh nên thơ.

Lễ hội hoa Đà Lạt tổ chức 2 năm 1 lần

Người dân có dịp trưng bày loài hoa quý, các nghệ nhân thỏa sức sáng tạo với các tác phẩm nghệ thuật. Bắt đầu từ năm 2005, cứ 2 năm 1 lần thành phố lại có lễ hội Đà Lạt này vào dịp cuối năm.

Dựng sân khấu trên mặt nước của hồ Xuân Hương biểu diễn ca múa. Hội chợ hoa mở diện tích rộng, mọi người thỏa thích ngắm và chụp hình. Còn có chương trình diễu hành hoa trên khắp các đường phố, lễ tình yêu, rượu vang hay hội chợ bày các sản phẩm từ hoa.

4. Lễ Hội Đâm Trâu

Từ xa xưa ông cha đã có nghề trồng trọt chăn nuôi chính để nuôi sống gia đình, con trâu chính là con vật linh thiêng thể hiện sự ấm no. Năm nào người bản địa cũng tổ chức lễ hội Đâm Trâu có ý để tạ ơn thần linh đã phù hộ cho cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc.

Lễ hội Đà Lạt tổ chức lớn đông đảo người tham gia từ già trẻ gái trai đều ăn vận thật đẹp, ra đường cùng xem các tiết mục nghệ thuật, tham gia các trò chơi. Thời điểm diễn ra vào khoảng tháng 3-4 âm lịch lúc nông nhàn. Cây nêu được dựng lên treo trên cành cao, có con Phượng Hoàng gỗ tô nhiều màu.

Lúc gà gáy sớm mai là người dân gọi Thần lúc và hát khóc trâu để tiễn con vật này đi hiến cho thần linh. Thanh niên khỏe khoắn được nhận nhiệm vụ đâm trâu, lấy chén rượu nhỏ cúng hồn trâu. Người này sẽ chạy theo con trâu cột ở cây nêu múa và nhảy điệu dân tộc cúng tế.

Thịt trâu sẽ xẻ ra chia cho mọi người trong buôn làng về nhà chế biến dùng bữa, còn phần sẽ nấu trực tiếp tại lễ hội thành các món đặc sản tiếp khách. Mọi người cùng vui chơi, ăn uống, hát hò no say tới tận hôm sau.

Lễ hội Đâm Trâu ở Đà Lạt

5. Lễ Cúng Thần Suối

Đà Lạt mang đặc trưng địa hình cao nguyên, nơi có nhiều sông suối lớn nhỏ. Chính nguồn nước dồi dào quanh năm khiến nguồn sống luôn sinh sôi, nảy nở tốt. Hơi nước tạo độ ẩm cao, khí hậu dung hòa mát mẻ dễ chịu, cây cối đủ dinh dưỡng tốt tươi.

Năm nào vào tháng 3 người dân cũng làm lễ cúng thần Suối để tỏ lòng biết ơn ban cho dòng nước mát trong, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội cổ truyền do người Mạ đứng ra tổ chức với nhiều chương trình hấp dẫn.

Lễ cúng Thần Suối của người Mạ

Khi làm lễ sẽ chọn ngày tốt lành dọn suối lớn, mang máng nước làm thịt lợn, gà hiến tế các vị thần linh. Dân làng sẽ cùng tập trung nơi suối tham gia lễ cúng. Khu vực vào suối được trang trí với cổng chào bằng lá cây, dựng trụ, lều, cây nêu. Lễ xong thì dân làng múc nước ở suối bỏ vào gùi, quả bầu khô mang về nhà lấy khước.

Tiếp theo là đoàn người làm lễ sẽ tới cầu thang mỗi nhà để rước tiết cầu may cho gia đình. Mọi người tập trung tại nhà rông để mở tiệc ăn mừng, uống rượu cần và nhảy múa.

6. Lễ Cúng Cơm Mới

Người dân bản địa lúc nào cũng cảm tạ trời đất thần linh đã mang đến sự thịnh vượng từ thuận lợi từ thiên nhiên ban tặng. Vì thế các lễ hội đều tổ chức lớn để thể hiện lòng thành tâm, biết ơn. Một trong những lễ hội nổi bật là lễ cúng cơm mới của tộc người Mạ, K’Ho.

Lễ cúng có ý nghĩa quan trọng với người buôn làng như cách thu hồn lúa mang về nhà ấm no. Lễ sẽ diễn ra trong 3 ngày từ khi thu hoạch tới tuốt lúa rồi lễ đóng cửa kho. Lễ tổ chức linh đình được coi như Tết của người Kinh.

Lễ hội diễn ra vào khoảng tháng 3 âm lịch hàng năm, địa điểm tại nhà rông hay nơi sinh hoạt chung của buôn làng. Trước vách gian chính mỗi nhà dưới bàn thờ sẽ có bộ Nhồng-ôi và JỜ-rong- kơ-lừng vẽ hình con vật gần gũi với mùa màng. Gia đình chuẩn bị xôi gà, rượu cần cùng mang ra chung vui với mọi người.

Cầu cho mưa thuận gió hòa, mưa cho cây cối tốt tươi, lúa và hoa màu bội thu. Lễ vật có gạo thơm, rượu cần, gà, heo, thú rừng đem hiến tế. Lễ khấn Yàng, tục vẩy rượu chúc mừng dân làng, rồi cùng nhau nhảy múa, tấu nhạc, ăn uống với nhau rồi cùng bàn về cách trồng trọt cho mùa bội thu tới tận ngày hôm sau.

7. Lễ Hội Trà

Đà Lạt có nhiều đồi chè rộng lớn trên đồi cao, cả khu bạt ngàn màu xanh tươi mới. Giống chè trồng ở đây ngon, hương vị thơm đặc trưng vô cùng hấp dẫn. Bên cạnh các đồi chè là nơi chế biến, sản xuất chè gửi đi khắp cả nước và xuất khẩu. Sản lượng chè thu hoạch rất lớn với chất lượng cao vì được chăm sóc cẩn thận.

NgЖ°б»ќi dГўn thi hГЎi trГ  trГЄn Д‘б»“i trong lб»… hб»™i TrГ

Lễ hội Trà tổ chức để giữ gìn, tôn vinh nghề trồng và chế biến trà, quảng bá thương hiệu sản phẩm rộng rãi cho du khách thập phương biết tới. Tuần lễ trà thường tổ chức từ ngày 21- 24/12 hàng năm với nhiều hoạt động hấp dẫn. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đăng ký quảng bá thương hiệu, tham gia hội thi hái trà, văn nghệ sắc màu Tây Nguyên, thi kiến thức về trà, thi giọng hát hay xứ trà,…

Lễ hội Đà Lạt còn là nơi cho các làng trà giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác mở rộng công việc kinh doanh. Từ đây nhiều thương hiệu được biết đến và công việc trở nên thuận lợi hơn nên ai cũng thích.

Các chương trình đặc sắc tiếp nối lễ hội như hội chợ triển lãm, triễn lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ca múa, đại hội danh trà, diễu hành đường phố, thi văn hóa ẩm thực trà,…Quan khách tới tham gia được mời thưởng thức đủ các loại trà nổi tiếng với hương vị riêng và có thể mua về làm quà hay dùng hàng ngày.

8. Lễ Cúng Thần BơMung

Lễ hội Đà Lạt cúng thần BơMung được tổ chức bởi người bản địa Chu Ru – tộc người thiểu số định cư lâu đời ở vùng đất cao nguyên với nghề làm ruộng là chính. Dân làng có làm mương phai, đường dẫn nước từ sông suối vào ruộng cho cây tốt tươi bội thu lúa mới, hoa màu trĩu quả.

Lễ nông nghiệp cổ truyền gồm lễ cúng thần đập nước, thần mương nước, thần lúa. Lễ cúng Bơ mung được tổ chức vào tầm tháng 2 âm lịch hàng năm, tập trung đông đủ người dân buôn làng tham gia lễ hội.

Trong dịp này khi tham gia du khách sẽ được trực tiếp cảm nhận nét văn hóa cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc. Người dân bản địa hiếu khách và luôn sẵn lòng mời bạn ở lại dùng cơm, vui chơi thoải mái.

Vào ngày lễ từ sáng sớm dân làng tập trung phía trước sân đình Bơmung. Nam nữ thanh niên sẽ xếp hàng hai bên để làm nghi thức cúng lễ. Mỗi bên cầm một gặp gà cúng tạ Yàng ban cho điều tốt lành, dân làng khỏe mạnh, gia đình ấm no, bình an. Mỗi nhà dân tự mang ra đóng góp tự nguyện gà vịt, xôi, rượu cần, bánh trái đủ loại mời quan khách.

Lễ vật dâng thần linh thì người dân thường cúng dê, chủ làng cúng ngựa đều là con vật tượng trưng cho chăn nuôi thuận lợi. Làm lễ cúng xong thì mọi người tập trung mổ trâu bò lợn gà cùng ăn uống tại nhà chung. Đây cũng là dịp mọi người ngồi lại cùng nhau trò chuyện, thiết chặt tình hàng xóm yêu thương, gần gũi nhau hơn.

Đăng bởi: Lê Hồng Vinh

Từ khoá: Tìm hiểu các lễ hội Đà Lạt truyền thống với hoạt động đặc sắc nổi bật 

Lễ Hội Cầu Ngư Ở Thái Dương

Lễ Hội Cầu Ngư là lễ hội của nhân dân làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.

Nghi thức khai hội Cầu Ngư

Từ chiều hôm trước ngày khai mạc, hai giáp Thượng và Hạ đã bắt đầu cúng đế. Đến khuya, một buổi tế “cầu an, cầu ngư” lại được cử hành. Một vị cao tuổi trong làng thông thạo nghi lễ đọc bản văn tế. Tất cả các chủ thuyền ăn mặc chỉnh tề áo dài đen, quần trắng, đầu chít khăn đỏ lần lượt vào làm lễ. Trước lúc vào lễ chính, các bô lão trong làng thắp hương cầu khấn đất trời phù hộ cho con em làng chài sức khỏe, ra khơi gặp sóng yên, bể lặng…

Nghi lễ rước thuyền đánh cá đã được thực hiện từ hàng trăm năm nay

Các nhà trong làng đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu, thuyền tại lễ hội đều chăng đèn kết hoa. Ngay trong chiều 11 (âm lịch) tháng Giêng, lễ hội cầu ngư ở làng Thai Dương được bắt đầu bằng lễ cung nghinh và tiếp tục diễn ra suốt đêm qua với các lễ cầu an, lễ chánh tế và lễ tưởng niệm.

Sáng ngày 12 (âm lịch), chánh lễ cầu ngư bắt đầu diễn ra, Lễ tế thần diễn ra vào khoảng 2 giờ sáng. Một bài văn tế dâng lên các vị thần linh và tiền bối của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đánh bắt được mùa, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc. Khoảng 4 giờ sáng lễ chánh tế kết thúc. Tiếp sau đó là phần hội cầu ngư Thuận An. Có nhiều màn diễn diễn tả những sinh hoạt nghề biển.

Tục lệ bủa lưới trên bờ độc đáo

Trò diễn “bủa lưới” là trò diễn trình nghề mang đậm tính chất lễ nghi. Tiếp theo trò bủa lưới bắt cá là màn trình diễn của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các “bà rỗi” (người bán cá) đang chờ sẵn. Màn mua bán kéo dài khoảng hơn một giờ.

Tiếp theo là phần hội với những trò diễn trên cạn cùng hội đua ghe truyền thống và đoàn tàu xuất quân đánh bắt vụ nam, vụ cá đầu năm của ngư dân vùng biển. Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua trải trên phá Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ấm của cư dân.

Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hy vọng. Lễ hội là nguồn cổ vũ cho cư dân có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước. Đây là lễ hội được tổ chức đều đặn ba năm một lần với quy mô lớn, gồm nhiều hoạt động tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển. Có từ hàng trăm năm trước, lễ hội cầu ngư làng Thái Dương được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những lễ hội quy mô, độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Hoạt cảnh tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân

Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua trải trên phá Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ấm của cư dân.

Mọi người tham gia lễ hội đều mong muốn cuộc sống no ấm

Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hy vọng. Lễ hội là nguồn cổ vũ cho cư dân có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước.

Đăng bởi: Lương Mỹ Hằng

Từ khoá: Lễ hội Cầu Ngư ở Thái Dương

8 Lễ Phục Sinh Truyền Thống Kì Lạ Nhất Thế Giới

Từ ném nồi đến nhảy với bộ xương, lễ Phục sinh được tổ chức theo một số cách khá kỳ lạ trên khắp thế giới. Dù lễ Phục sinh là một trong những lễ lớn ở các nước phương Tây thì mỗi nơi lại đón chúng theo một cách khác nhau. Từ Pháp đến Mỹ Latinh, có rất nhiều nơi để khám phá một lễ Phục Sinh truyền thống đặc biệt khác thường.

Italia

Lễ Phục sinh hay còn có tên gọi khác là “Pasqua” trong tiếng Ý được tổ chức tại Florence, ở đó người ta đón lễ Phục sinh truyền thống bằng việc những cư dân làm nổ tung một chiếc xe đẩy. Cả thị trấn và nhiều du khách du lịch Italia vào đúng dịp lễ này sẽ được chứng kiến người dân sinh sống ở đây làm nổ tung một chiếc xe đẩy. Đây là truyền thống có hơn 350 năm tuổi có tên ‘scoppio del carro, – dịch theo nghĩa đen là vụ nổ của chiếc xe thùng. Theo đó, một chiếc xe kéo hàng trăm năm tuổi sẽ được nạp pháo hoa và kéo về phía trước Florence Duomo, nơi khán giả và những người yêu thích pyromaniac có thể xem chiếc xe phát nổ. Nó có nghĩa là một dấu hiệu của hòa bình và một năm tốt đẹp phía trước.

Tây Ban Nha

Đây là truyền thống có hơn 350 năm tuổi có tên ‘scoppio del carro’

Một thị trấn ở Tây Ban Nha tổ chức lễ Phục sinh truyền thống theo cách rất kỳ dị. Đó là thị trấn Verges với việc sử dụng Vũ Điệu Tử Thần để chào đón ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Lễ hội sẽ diễn ra vào ban đêm, bắt đầu từ nửa đêm và tiếp tục cho đến giờ phù thủy là 3 giờ sáng.

Những người tham gia sẽ ăn mặc như những bộ xương và tái hiện những cảnh như trong “The Passion of Christ”, tượng trưng cho sự phán xét cuối cùng của một người sau khi chết để xác định xem linh hồn của họ sẽ lên thiên đàng, luyện ngục hay địa ngục. Đây chắc chắn là một trong những truyền thống Phục sinh kỳ lạ nhất trên thế giới.

Pháp

Lễ hội sẽ diễn ra vào ban đêm, bắt đầu từ nửa đêm và tiếp tục cho đến giờ phù thủy là 3 giờ sáng

Trẻ em ở Pháp không được có bất cứ hành động thất kính nào đối với chú thỏ Phục sinh. Theo giáo huấn Công giáo, không có tiếng chuông nhà thờ nào có thể vang lên giữa Thứ Năm Thánh và Chủ nhật Phục sinh như một sự tôn trọng cái chết của Chúa Jesus. Một truyền thuyết cho rằng nhà thờ đánh chuông, người sói sẽ mọc cánh và bay tới Rome để được Đức Giáo hoàng ban phước để sau đó trở lại vào Chủ nhật Phục sinh với sô cô la và quà cho trẻ em.

Hy Lạp

Không có tiếng chuông nhà thờ nào có thể vang lên giữa Thứ Năm Thánh và Chủ nhật Phục sinh

Một hòn đảo của Hy Lạp vào Thứ Bảy Phục Sinh, cư dân ở đây sẽ tham gia vào truyền thống hàng năm bằng cách ném nồi hoặc ném những thứ có thể phát ra tiếng kêu. Bình được ném ra khỏi cửa sổ cùng với chảo và đồ sành sứ khác để đánh dấu sự khởi đầu của mùa xuân. Truyền thống này là để tượng trưng cho các loại cây trồng mới sẽ có một mùa màng bội thu.

Anh

Nga

Lễ Phục sinh truyền thống nổi tiếng ở Anh xoay quanh trứng

Ở Nga, trứng Phục sinh được cho là phần quan trọng nhất của ngày lễ. Trứng luộc chín được sơn màu đỏ với vỏ hành tây truyền thống tượng trưng cho sự hồi sinh và cuộc sống mới. Cha mẹ và con cái sẽ trao đổi trứng để kỷ niệm thời gian thiêng liêng. Một truyền thống ít phổ biến khác là người ta sẽ giữ trứng cho đến Lễ Phục sinh năm sau để bảo vệ gia đình và ngôi nhà khỏi lũ lụt, hỏa hoạn và các thảm họa thiên nhiên khác.

Mỹ La-tinh

Ở Nga, trứng Phục sinh được cho là phần quan trọng nhất của ngày lễ

Nhiều quốc gia Mỹ Latinh tham gia The Burning of Judas vào Lễ Phục sinh. Cư dân làm một hình nộm của Giuđa, sứ đồ đã phản bội Chúa Giêsu trước khi chết và đốt nó. Đôi khi, mọi người thậm chí còn làm cho hình nộm nổ tung cùng với pháo hoa.

Đức

Nhiều quốc gia Mỹ Latinh tham gia The Burning of Judas vào Lễ Phục sinh

Quên đi việc săn trứng Phục sinh. Ở Đức, trứng Phục sinh được trưng bày đầy đủ. Chúng được treo trên cây khắp các đường phố. Một số đường phố thậm chí có thể có cây với hàng ngàn quả trứng treo trên đó.

Nguồn: lifestyle

Đăng bởi: Hiền Nguyễn

Từ khoá: 8 Lễ phục sinh truyền thống kì lạ nhất thế giới

Đôi Nét Về Sumo – Môn Đấu Vật Truyền Thống Của Nhật Bản

Sumo (相撲 sumō, nghĩa đen “đánh nhau”) là một hình thức đấu vật tiếp xúc lẫn nhau mang tính cạnh tranh trong đó một rikishi (đô vật) cố gắng đẩy đối thủ của mình ra khỏi vòng tròn thi đấu (dohyō) hoặc ép đối thủ chạm mặt đất bằng bất kỳ bộ phận cơ thể nào ngoài lòng bàn chân (thường bằng cách ném, đẩy hoặc ép đối thủ xuống đất).

Sumo Nhật Bản là môn võ cổ truyền thể hiện tinh thần của Thần Đạo (Shinto) – nền văn hóa tín ngưỡng bậc nhất của người dân Nhật. Trước mỗi trận đấu, các Sumo sẽ thể hiện những điệu múa cổ truyền và một vài nghi lễ chính. Những điệu múa này là dịp để Sumo thay mặt người dân cảm tạ trời đất và cầu cho một vụ mùa bội thu. Vì vậy, môn võ Sumo được xem là niềm tự hào của văn hóa con người Nhật Bản.

Các võ sĩ sumo có thân hình to lớn vượt trội, có kích cỡ gấp 2-3 lần người bình thường. Họ là một trong những hình tượng nổi tiếng khắp thế giới.

Nguồn gốc của môn đấu vật sumo

Sumo xuất hiện từ 2000 năm trước tại các đền chùa với nhiều nghi thức thể hiện văn hóa Nhật. Sumo xuất hiện trong thần thoại Nhật Bản từng là nghi lễ xem bói mùa vụ trong năm có được bội thu hay không.

Thời kỳ Nara được xem là giai đoạn hoàng kim và có bước chuyển mình đáng ngạc nhiên của Sumo Nhật Bản. Thời này, người ta đưa môn võ này để trình diễn trong triều đình. Các luật lệ bắt đầu được thiết lập và áp dụng mãi cho đến ngày nay.

Từ khoảng thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 16, môn võ được áp dụng để các võ sĩ rèn luyện, đến sang thời đại Edo thì được người dân ưa chuộng như một thú vui giải trí. Sự biến đổi này đến từ sự kiện Kanjin Sumo (勧進相撲), được tổ chức nhằm tăng chi phí cần thiết cho việc xây dựng và trùng tu chùa đền. Và sự kiện Kanjin Sumo này cũng là điểm bắt nguồn cho việc thú vui giải trí Sumo trở thành giải đấu như ngày nay.

Có thể nói Sumo không chỉ đơn thuần là một môn thể thao truyền thống mà còn là sự tự hào của văn hóa con người Nhật Bản.

Oozumo là gì?

Sumo là một bộ môn võ thuật, và cũng là nghi lễ tế thần truyền thống của Nhật Bản. Các võ sĩ đóng khố được chia thành cặp và thi đấu trên nền sân đất hình tròn với đường kính 4,55 mét.

6 giải đấu Grand Sumo (hay còn gọi là Oozumo) được tổ chức 6 lần hàng năm, mỗi giải kéo dài 15 ngày liền. Các giải đấu được gọi tên là “Basho (場所)”, lần lượt được tổ chức tại Tokyo 3 lần và 1 lần tại Osaka, Nagoya, Fukuoka. Võ sĩ giành nhiều lượt thắng nhất trong 1 giải đấu (Basho) sẽ là nhà vô địch, và kết quả này cũng được phản ánh trong thứ hạng, cấp bậc.

Bên cạnh đó, “Sumo” là tên gọi của bộ môn thể thao, và “Oozumo (Grand Sumo)” là tên gọi giải đấu dành cho các đô vật chuyên nghiệp, do Hiệp hội Sumo Nhật Bản tổ chức.

Điểm hấp dẫn của các giải đấu sumo

Trong một số môn thể thao đối kháng, đặc biệt là đấu vật, các vận động viên hoặc võ sĩ sẽ được thi đấu theo hạng cân.Tuy nhiên, các trận đấu Sumo không phân biệt chiều cao hay cân nặng của các võ sĩ. Những trận đấu có sự chênh lệch về ngoại hình của các võ sĩ càng thu hút được nhiều sự chú ý, đặc biệt là các trận đấu mà các võ sĩ nhỏ con hơn lại giành chiến thắng. Kết quả của các trận đấu chính là căn cứ để phân chia cấp bậc cho các võ sĩ.

Cấp bậc của sumo được liệt kê theo bảng xếp hạng. Bảng xếp hạng sẽ phản ánh thành quả tại mỗi giải đấu Basho. Cấp bậc cao nhất là Yokozuna (横綱), tiếp đó là Ozeki (大関), Sekiwake (関脇), Komusubi (小結), rồi đến Maegashira (前頭)…

Các cấp bậc từ Maegashira (前頭) trở lên được gọi là Makuuchi (幕内). Thấp hơn đó là Juryo (十両), Makushita (幕下), Sandanme (三段目), Jonidan (序二段), rồi đến Jonokuchi (序ノ口). Các cấp bậc từ Juryo (十両) trở lên được xem là võ sĩ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các cấp bậc được chia thành đông và tây, trong cùng một cấp bậc thì đông sẽ nhỉnh hơn một chút.

chúng mình tổng hợp

Đăng bởi: Đình Tùng Phạm

Từ khoá: Đôi nét về Sumo – môn đấu vật truyền thống của Nhật Bản

Cập nhật thông tin chi tiết về Đến Nhật Cầu May Và Tham Gia Lễ Hội Truyền Thống Hiwatara trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!