Xu Hướng 11/2023 # Đôi Nét Về Sumo – Môn Đấu Vật Truyền Thống Của Nhật Bản # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đôi Nét Về Sumo – Môn Đấu Vật Truyền Thống Của Nhật Bản được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sumo (相撲 sumō, nghĩa đen “đánh nhau”) là một hình thức đấu vật tiếp xúc lẫn nhau mang tính cạnh tranh trong đó một rikishi (đô vật) cố gắng đẩy đối thủ của mình ra khỏi vòng tròn thi đấu (dohyō) hoặc ép đối thủ chạm mặt đất bằng bất kỳ bộ phận cơ thể nào ngoài lòng bàn chân (thường bằng cách ném, đẩy hoặc ép đối thủ xuống đất).

Sumo Nhật Bản là môn võ cổ truyền thể hiện tinh thần của Thần Đạo (Shinto) – nền văn hóa tín ngưỡng bậc nhất của người dân Nhật. Trước mỗi trận đấu, các Sumo sẽ thể hiện những điệu múa cổ truyền và một vài nghi lễ chính. Những điệu múa này là dịp để Sumo thay mặt người dân cảm tạ trời đất và cầu cho một vụ mùa bội thu. Vì vậy, môn võ Sumo được xem là niềm tự hào của văn hóa con người Nhật Bản.

Các võ sĩ sumo có thân hình to lớn vượt trội, có kích cỡ gấp 2-3 lần người bình thường. Họ là một trong những hình tượng nổi tiếng khắp thế giới.

Nguồn gốc của môn đấu vật sumo

Sumo xuất hiện từ 2000 năm trước tại các đền chùa với nhiều nghi thức thể hiện văn hóa Nhật. Sumo xuất hiện trong thần thoại Nhật Bản từng là nghi lễ xem bói mùa vụ trong năm có được bội thu hay không.

Thời kỳ Nara được xem là giai đoạn hoàng kim và có bước chuyển mình đáng ngạc nhiên của Sumo Nhật Bản. Thời này, người ta đưa môn võ này để trình diễn trong triều đình. Các luật lệ bắt đầu được thiết lập và áp dụng mãi cho đến ngày nay.

Từ khoảng thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 16, môn võ được áp dụng để các võ sĩ rèn luyện, đến sang thời đại Edo thì được người dân ưa chuộng như một thú vui giải trí. Sự biến đổi này đến từ sự kiện Kanjin Sumo (勧進相撲), được tổ chức nhằm tăng chi phí cần thiết cho việc xây dựng và trùng tu chùa đền. Và sự kiện Kanjin Sumo này cũng là điểm bắt nguồn cho việc thú vui giải trí Sumo trở thành giải đấu như ngày nay.

Có thể nói Sumo không chỉ đơn thuần là một môn thể thao truyền thống mà còn là sự tự hào của văn hóa con người Nhật Bản.

Oozumo là gì?

Sumo là một bộ môn võ thuật, và cũng là nghi lễ tế thần truyền thống của Nhật Bản. Các võ sĩ đóng khố được chia thành cặp và thi đấu trên nền sân đất hình tròn với đường kính 4,55 mét.

6 giải đấu Grand Sumo (hay còn gọi là Oozumo) được tổ chức 6 lần hàng năm, mỗi giải kéo dài 15 ngày liền. Các giải đấu được gọi tên là “Basho (場所)”, lần lượt được tổ chức tại Tokyo 3 lần và 1 lần tại Osaka, Nagoya, Fukuoka. Võ sĩ giành nhiều lượt thắng nhất trong 1 giải đấu (Basho) sẽ là nhà vô địch, và kết quả này cũng được phản ánh trong thứ hạng, cấp bậc.

Bên cạnh đó, “Sumo” là tên gọi của bộ môn thể thao, và “Oozumo (Grand Sumo)” là tên gọi giải đấu dành cho các đô vật chuyên nghiệp, do Hiệp hội Sumo Nhật Bản tổ chức.

Điểm hấp dẫn của các giải đấu sumo

Trong một số môn thể thao đối kháng, đặc biệt là đấu vật, các vận động viên hoặc võ sĩ sẽ được thi đấu theo hạng cân.Tuy nhiên, các trận đấu Sumo không phân biệt chiều cao hay cân nặng của các võ sĩ. Những trận đấu có sự chênh lệch về ngoại hình của các võ sĩ càng thu hút được nhiều sự chú ý, đặc biệt là các trận đấu mà các võ sĩ nhỏ con hơn lại giành chiến thắng. Kết quả của các trận đấu chính là căn cứ để phân chia cấp bậc cho các võ sĩ.

Cấp bậc của sumo được liệt kê theo bảng xếp hạng. Bảng xếp hạng sẽ phản ánh thành quả tại mỗi giải đấu Basho. Cấp bậc cao nhất là Yokozuna (横綱), tiếp đó là Ozeki (大関), Sekiwake (関脇), Komusubi (小結), rồi đến Maegashira (前頭)…

Các cấp bậc từ Maegashira (前頭) trở lên được gọi là Makuuchi (幕内). Thấp hơn đó là Juryo (十両), Makushita (幕下), Sandanme (三段目), Jonidan (序二段), rồi đến Jonokuchi (序ノ口). Các cấp bậc từ Juryo (十両) trở lên được xem là võ sĩ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các cấp bậc được chia thành đông và tây, trong cùng một cấp bậc thì đông sẽ nhỉnh hơn một chút.

chúng mình tổng hợp

Đăng bởi: Đình Tùng Phạm

Từ khoá: Đôi nét về Sumo – môn đấu vật truyền thống của Nhật Bản

Những Nét Đặc Trưng Của Đất Nước Nhật Bản

Những nét đặc trưng của Nhật Bản

Núi phú sĩ

Đây là biểu tượng của Nhật Bản. Núi phú sĩ là một ngọn núi hùng vĩ với đỉnh núi có tuyết trắng quanh năm, ngọn núi này không chỉ nổi tiếng ở Nhật mà còn được toàn thế giới biết đến như là một biểu tượng quen thuộc của Nhật Bản.

Hoa anh đào

Ở Nhật Bản trồng rất nhiều loại hoa này, đến mùa hoa nở trên khắp các con đường ở Nhật đều tràn ngập màu hoa anh đào. Các bạn có thể ngồi dưới gốc hoa anh đào và thưởng thức phong cảnh tuyệt vời ở đây.

Ẩm thực

Ẩm thực là một trong những điều rất cuốn hút thực khách khi đến với Nhật Bản. Ẩm thực Nhật Bản với nhiều món ăn đa dạng đặc biệt nổi tiếng với món sushi được nhiều nước trên thế giới biết đến.

Sumo

Đây là một trong những đặc trưng chỉ có ở Nhật Bản. Người Nhật có một môn võ cổ truyền là Sumo, người tập môn võ này sẽ có chế độ ăn uống đặc biệt để có ngoại hình to béo. Khi thi đấu, hai người sẽ thi đấu trong một vòng tròn và ai bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua.

Kantana

Kantana là tên một loại kiếm của Nhật. Loại kiếm này dài hơn các loại kiếm thông thường và chỉ có một lưỡi kiếm, kiếm hơi cong chứ không thẳng và cực kỳ sắc bén. Trong thế chiến thứ hai nhiều quốc gia đã rất bất ngờ khi phát xít Nhật dùng kantana chém đứt lìa hàng rào thép gai một cách dễ dàng.

Cổng Torii

Đây là một công trình kiến trúc nổi tiếng ở Nhật Bản, cổng Torii là loại cổng được xây dựng ở lối vào các đền thờ Thần Đạo. Khi tới Nhật Bản bạn sẽ bắt gặp cổng Torii ở khắp các vùng ngoại ô hoặc các địa điểm du lịch mà bạn đặt chân đến.

Ruộng lúa ở Nhật

Ở Nhật cũng trồng lúa và nhiều nơi họ còn làm ruộng bậc thang như ở Việt nam. Điều khiến cho ruộng lúa ở nhật nổi tiếng vì cảnh về đêm khi ngắm ruộng lúa bát ngát và những đốm lửa trên ruộng tạo cho người xem một cảnh tượng khó quên.

Chế độ giáo dục tiên tiến

Nhật Bản là quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, nhiều nước thậm chí đã học theo cách giáo dục ở Nhật. Ngày nay nhiều bạn du học sinh đã chọn Nhật Bản là địa điểm du học của mình.

Các loại bánh truyền thống

Ở Nhật Bản có rất nhiều lễ hội, trong lễ hội người Nhật vẫn giữ những nét truyền thống đã lưu truyền từ rất lâu. Bánh gạo trong lẽ hội truyền thống là một món bánh không thể thiếu. Người Nhật làm cac món bánh từ gạo và mời khách ăn bánh khi uống trà.

Geisha  

Đèn lồng cá chép

Một trong những điều lạ mắt khi tới lễ hội ngày 5/5 ở Nhật là đèn lồng cá chép, người Nhật treo đèn lồng cá chép vào ngày lễ dành cho các bé trai để cầu chúc cho các bé trai khỏe mạnh, kiên định và bản linh. Đèn lồng cá chép càng to chứng tỏ gia đình đó càng có điều kiện và lời cầu chúc của họ cũng tốt hơn.

Hạc trắng

Nhật Bản có một loài hạc trắng lớn nhất trên thế giới. Người Nhật coi hạc trắng là biểu tượng của trường thọ và trung thực. Tương truyền gấp 1000 con hạc giấy và trên lên một cây đại thụ sau đó đứng dưới gốc cây cầu nguyện thì điều ước sẽ thành hiện thực.

Lâu đài Hameji –jo

Đây là lâu đài rất nổi tiếng ở Nhật và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Rất nhiều bức ảnh đẹp về Nhật Bản đều được chụp tại lâu đài Hameji này.

Lễ hội ở Nhật Bản với nhiều sắc màu độc đáo

Ở Nhật Bản còn lưu truyền văn hóa từ rất lâu đời, điều này được thể hiện nhiều trong các lễ hội ở Nhật Bản. Chính vì thế mà lễ hội ở Nhật được rất nhiều khách du lịch quan tâm. Đèn lồng cá chép cũng được treo trong lễ hội dành cho các bé trai vào ngày 5/5.

Đồ điện tử nổi tiếng thế giới

Nhật Bản nổi tiếng về nền kinh tế thứ 2 thế giới tuy nhiên hàng hóa Nhật Bản rất nổi tiếng vì sự hiện đại và độ bền cao. Nhật Bản còn nổi tiếng với công nghệ chế tạo robot và nhiều công nghệ hàng đầu thế giới.

Đất nước hiện đại

Nhật Bản là nước có nền văn hóa truyền thống được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên Nhật Bản còn là nước có nhiều công trình kiến trúc hiện đại vào bậc nhất thế giới. Đến các thành phố lớn các bạn sẽ được thấy một thành phố hiện đại với tàu điện ngầm, tòa nhà cao tầng, xe hơi, …

Manga và anime

Đây cũng là một đặc trưng của Nhật Bản. Nhiều tác phầm truyện tranh của Nhật Bản nổi tiếng trên khắp thế giới và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Lượng truyện tranh của Nhật Bản chiếm tới 50% lượng truyện tranh toàn thế giới và anime Nhật cũng nổi tiếng không kém và chiếm 60% lượng phim hoạt hình trên toàn thế giới.

Đây chỉ là một vài nét đặc trưng nhất của Nhật Bản mà thôi. Còn rất nhiều điều thú vị các bạn có thể khám phá khi tới đất nước hoa anh đào như kimono, pachinko, trà đạo, kiếm đạo …. Hẹn gặp lại các bạn trong một ngày không xa trên đất nước mặt trời mọc.

[2L]

Đến Nhật Cầu May Và Tham Gia Lễ Hội Truyền Thống Hiwatara

Một năm có bốn mùa, mỗi tháng lại có những lễ hội truyền thống đặc biệt. Nếu trong khoảng thời gian tháng 3 bạn muốn du hí, thăm thú cảnh đẹp mùa xuân có thể đến Nhật cầu may và tham gia lễ hội truyền thống Hiwatara-matsuri.

Là đất nước nổi tiếng với vô số các lễ hội độc đáo khác nhau, Nhật Bản luôn biết tận dụng điều đó để thu hút khác du lịch. Đến với xứ sở mặt trời mọc mọi người được tham gia vào các hoạt động lễ hội khác nhau và trong đó có một lễ hội vô cùng độc đáo chính là lễ hội Hiwatara.

Lễ hội Hiwatara Matsuri là một trong những lễ hội mùa xuân đặc sắc bậc nhất ở Nhật Bản, được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ hai của tháng 3 hàng năm tại đền Yuki-ji trên núi Takao, phía tây thủ đô Tokyo.

Các tín đồ của tôn giáo Shugendo (hay là yamabushi) tham gia lễ hội Hiwatara Matsuri. Họ thực hiện nghi lễ Goma – đi chân trần trên những đám lửa nhỏ và đống tro nóng với mong ước tránh được điều rủi ro và nhận về nhiều may mắn, sức khỏe cũng như để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Từ xa xưa, núi Takao đã được những người theo đạo Shugendu tôn thờ, họ dùng lửa như một phần trong quá trình luyện tập. Ngày nay, lễ hội Nhật Bản này trở thành một nghi lễ và được phổ biến tới mọi người.

Các tín đồ của tôn giáo Shugendo (hay là yamabushi) tham gia lễ hội Hiwatara-matsuri. Họ thực hiện nghi lễ Goma – đi chân trần trên những đám lửa nhỏ và đống tro nóng với mong ước tránh được điều rủi ro và nhận về nhiều may mắn, sức khỏe cũng như để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Shugendo là một tôn giáo độc đáo pha trộn của những niềm tin trong Phật giáo cùng với sự khổ hạnh, luyện tập ẩn cư trên núi, tập trung vào rèn luyện tinh thần và nhận thức của bản thân. Sự kiện độc đáo này không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn lôi cuốn đông đảo du khách nước ngoài tham gia.

Trong hình là một yamabushi đang chuẩn bị lửa cho lễ hội. Các tín đồ Shugendo mang theo những lá bùa may mắn đi qua đường than cháy rực và đang bốc khói nghi ngút.

Ở Nhật Ngoài phần nghi lễ thì du khách đến Hiwatari – matsuri còn được chiêm ngưỡng những màn trình diễn của các nhà sư theo phái Shugendo như bắn cung, đấu võ… Sau khi nghi lễ kết thúc, du khách có thể tham gia bằng cách cởi giày dép và đi bộ chân trần qua bãi tro với mong muốn nhận được nhiều may mắn.

Ngoài việc đến Nhật cầu may và tham gia lễ hội truyền thống Hiwatara-matsuridu, khi du lịch vào mùa này du khách có cơ hội được cùng người dân bản địa tham gia vào nhiều sự kiện lễ hội, những hoạt động văn hóa đậm chất Á Đông của người Nhật vô cùng vui nhộn và hấp dẫn.

»Р’В Thб»§ tục giấy tб»ќ xin visa du lб»‹ch Nhбє­t BбєЈn

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Chudutravel qua hotline 0979.555.090 hoặc 0911.901.100 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Đăng bởi: Hồng Trần

Từ khoá: Đến Nhật cầu may và tham gia lễ hội truyền thống Hiwatara-matsuri

Bảo Tàng Nghệ Thuật Leeum Samsung, Nơi Giao Thoa Giữa Nét Truyền Thống Và Tính Hiện Đại

Nếu bạn là người yêu thích khám phá những nét đầy sáng tạo của nghệ thuật hay khám phá những công trình có lỗi kiến trúc mới lạ thì không nên bỏ qua bảo tàng nghệ thuật Leeum Samsung tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. 

Bảo tàng nghệ thuật Leeum Samsung của Hàn Quốc là một bảo tàng vô cùng đặc biệt, là một sự giao hòa vô cùng hoàn hảo giữa sự hiện đại và nét truyền thống. Nếu bạn du lịch đến xứ sở kim chi đừng nên bỏ qua cơ hội được khám phá bảo tàng có một không hai này.

Một vòng dạo quanh bảo tàng nghệ thuật Leeum Samsung 1. Đôi nét về bảo tàng 

Bảo tàng nghệ thuật Leeum Samsung tọa lạc tại thủ đô Seoul.

Bảo tàng nghệ thuật Leeum Samsung nằm ở Hannam-dong, Yongsan-gu, thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Bảo tàng này được khánh thành vào năm 2004 và được điều hành bởi quỹ Văn hóa Samsung. Tên Leeum là sự kết hợp giữa chữ “Lee” là tên của gia đình đã sáng lập nên tập đoàn công nghệ điện tử Samsung và chữ “um” của chữ bảo tàng trong tiếng Hàn. 

Nơi giao nhau ba khu vực tham quan chính của bảo tàng. Ảnh: chúng tôi là một bảo tàng mở, là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc (trong đó có nhiều bảo vật quốc gia) và các tác phẩm đương đại của Hàn Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Bảo tàng nghệ thuật Leem Samsung của Hàn Quốc còn sử dụng các công nghệ hiện đại như công nghệ tương tác ảo AR để tăng tính chân thật cho du khách khi tiếp xúc với các tác phẩm. Bảo tàng này là một sự kết hợp độc đáo giữa hiện đại và truyền thống giúp du khách có những góc độ mới hơn về nghệ thuật. Sứ mệnh của công trình này chính là trở thành một bảo tàng mở ở thế kỷ 21, bảo tàng của sự hội tụ, góp phần thúc đẩy sự sáng tạo của văn hóa.

  2. Khám phá các công trình kiến trúc bên trong bảo tàng nghệ thuật Leeum Samsung

Một bài tác phẩm trưng bày ở ngoài trời. Ảnh: chúng tôi tàng nghệ thuật Leeum Samsung gồm 3 phần cấu trúc chính được thiết kế bởi 3 kiến trúc sư khác nhau. Bảo tàng 1 được thiết kế bởi kiến trúc sư người Thụy Sĩ Mario Botta, là nơi trưng bày các tác phẩm truyền thống của Hàn Quốc. Bảo tàng 2 là khu vực trưng bày các tác phẩm đương đại được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Jean Nouvel. Và kiến trúc sư thứ ba là Rem Koolhaas người Hà Lan thiết kế Trung tâm Văn hóa và Giáo dục Trẻ em Samsung.

Bảo tàng 1, nơi lưu giữ những nét văn hóa cổ xưa của Hàn Quốc 

Nhìn từ xa, bảo tàng 1 thuộc bảo tàng nghệ thuật Leeum Samsung là một hình lục diện khổng lồ được thiết kế khá tối giản nằm trên sườn núi Namsan với tầm nhìn ra Hangang. Kiến trúc sư người Pháp Mario Botta sử dụng cấu trúc hình lục diện được thiết kế theo hướng cực kỳ đơn giản và mái nhà được xây dựng như hình nón ngược, thể hiện rõ nét phong cách thiết kế của mình. 

Kiến trúc bên ngoài của bảo tàng 1. Ảnh: chúng tôi chân trời của tòa nhà được xây dựng giống như các chiến lũy của các lâu đài cổ. Cây cối trên sân thượng của tòa nhà mang một sắc thái trang nghiêm, sử dụng các lá cờ chiến tranh để tô điểm phong thái này. Dụng ý xây dựng của kiến trúc sư là thể hiện nơi lưu trữ các di sản của đất nước Đại hàn Dân Quốc được bảo tồn trong một thị trấn lâu đài, vừa uy nghiêm vừa hùng dũng.

Không gian bên trong bảo tàng 1. Ảnh: chúng tôi Botta đã hình dung ra vẻ đẹp của đồ sứ hàn quốc bằng cách sử dụng gạch đất nung, tượng trưng cho đất và lửa nơi đây để bố trí không gian bên trong bảo tàng 1. Khi đặt chân đến không gian này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những món đồ sứ men ngọc bích Goryeo với màu men và thiết kế thanh thoát, hoa văn tinh xảo, cùng với các di sản của vương quốc Unified Silla vàng son rực rỡ, những cổ vật mạ đồng, tượng Phật bổn sư,…

Bảo tàng 2, nơi trưng bày các tác phẩm mang tính nghệ thuật đương đại

Sử dụng cây cối xung quanh làm nền, bảo tàng 2 thuộc bảo tàng nghệ thuật Leeum Samsung được Jean Nouvel xây dựng với cấu trúc đầy góc cạnh, đứng sừng sững trên mặt đất, tượng trưng cho thế hệ nghệ thuật đương đại với sự sáng tạo vô tận. Thành phần chính của công trình này chính là các bức tường kính bên ngoài và các khối hình chữ nhật với các kích thước khác nhau. 

Kiến trúc bên ngoài của bảo tàng 2. Ảnh: chúng tôi hộp triển lãm được đặt ngẫu nhiên mang đến cho khán giả những trải nghiệm hoàn toàn mới. Khu vực bảo tàng 2 sẽ được sử dụng làm không gian triển lãm cố định cho các tác phẩm của các nghệ sĩ đương đại xuất sắc nhất thế giới như Donald Judd, Damien Hirst,.. và của các nghệ sĩ Hàn Quốc. 

Các tác phẩm trong bảo tàng 2 được trưng bày ngẫu nhiên. Ảnh: chúng tôi trúc sư người Thụy Sĩ đã sử dụng chất liệu kính và thép không gỉ để thể hiện chất lượng nghệ thuật đương đại tiên tiến thông qua những thiết kế của mình. Điều này giúp cho bảo tàng 2 mang lại những ý nghĩa mới từ các đồ vật bằng cách làm mới chúng theo hướng không ai nghĩ tới. Đó mới chính là bản chất của nghệ thuật đương đại.

  Trung tâm văn hóa và giáo dục trẻ em Samsung

Một vài tác phẩm được trưng bày tại bảo tàng 2. Ảnh: chúng tôi trúc sư Rem Koolhaas đã mang đưa một ý tưởng đột phá thành hiện thực, xây dựng nên trung tâm văn hóa và giáo dục trẻ em Samsung thành một công trình hoàn hảo đến mức khó tin. Với ý tưởng xây dựng một đường dây kết nối các khu vực của tòa nhà theo cách tự nhiên nhất, kiến trúc sư người hà Lan đã tạo ra một dòng chảy tự nhiên xung quanh căn nhà. 

Không gian bên trong Trung tâm văn hóa và giáo dục trẻ em Samsung. Ảnh: chúng tôi cạnh đó, công trình được thiết kế nhằm toát lên một sự mạnh mẽ vươn lên, ám chỉ một thế hệ tương lai đang ngày càng phát triển. Bên trong Trung tâm văn hóa và giáo dục trẻ em Samsung thuộc bảo tàng nghệ thuật Leeum Samsung được gây chú ý bởi một hộp đen khổng lồ, có thể nhìn thấy qua kính và không gian linh hoạt khác nhau tùy thuộc vào thời gian và mục đích hoạt động. 

Các tác phẩm đương đại được đặt tại khu vực Trung tâm văn hóa và giáo dục trẻ em Samsung. Ảnh: chúng tôi tưởng của Rem Koolhaas là nâng cấp khu phức hợp này lên thành một công trình đậm tính hài hòa. Công trình này là minh chứng cao nhất cho câu nói của chính kiến trúc sư Rem Koolhaas: “Kiến trúc là sự va chạm giữa cái nhìn sâu sắc và thực tế môi trường”.

Bảo tàng nghệ thuật Leeum Samsung ở Hàn Quốc là nơi đem đến cho bạn những góc nhìn mới lạ và đầy sáng tạo về nghệ thuật. Ba khu vực tham quan chính được tạo nên bởi ba nhà kiến trúc sư mang ba phong cách hoàn toàn khác nhau, sẽ mở ra cho bạn những điều không thể tưởng tượng được của ngành kiến trúc.

Hoàng Yến

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Đăng bởi: đức Nguyễn

Từ khoá: Bảo tàng nghệ thuật Leeum Samsung, nơi giao thoa giữa nét truyền thống và tính hiện đại

Ăn Gì Ở Osaka Để Thưởng Thức Trọn Vẹn Ẩm Thực Truyền Thống Nhật?

Ăn gì ở Osaka và top 7 món ăn tuyệt vời nhất

Thành phố Osaka được mệnh danh là thủ đô thứ hai của Nhật Bản tại vùng Kansai. Người ta yêu mến Osaka bởi lòng hiếu khách, khí hậu trong lành và những món ăn ngon quên cả lối về. Ăn gì ở Osaka, đừng ngại ngần mà thưởng thức 7 món ăn sau:

Mì Udon Osaka

Nên ăn gì ở Osaka? Món ăn đầu tiên bạn nhất định phải thưởng thức chính là mì Udon. Udon được xem là đại diện cho ẩm thực Nhật Bản nói chung và Osaka nói riêng. Điều đặc biệt trong món ăn này là sợi mì tươi tự nhiên, được cán bằng tay, chia thành từng sợi nhỏ và được chan một gáo nước dùng nóng hổi, thơm lừng.

Udon được chia thành nhiều loại, người ta có thể nhuộm màu cho sợi mì bằng các loại nước tự nhiên. Udon hợp cả ăn lạnh lẫn ăn nóng, thích hợp cho cả mùa đông lẫn mùa hè. Nước dùng được ninh từ xương bò hoặc heo, bỏ thêm một chút gia vị thảo mộc. Một bát Udon hoàn chỉnh sẽ gồm mì, rau trần, trứng…

Mì Udon đặc sản Osaka. Nguồn: Yêu nước Nhật

Kushikatsu

Kushikatsu là câu trả lời hoàn hảo cho thắc mắc ăn gì ở Osaka. Món ăn đường phố này có nguồn gốc na ná Tempura (rau củ chiên). Khác nhau ở chỗ Kushikatsu đa dạng hơn và chúng được xiên thành những que dài.

Làm Kushikatsu rất đơn giản, chỉ cần cắt thực phẩm vừa ăn, xiên qua que, lăn qua một lớp bột, một lớp trứng, cuối cùng là một lớp chiên xù bao ngoài. Nhúng nhanh trong dầu nóng, khi thức ăn chín vàng, có mùi thơm là thưởng thức được. Kushikatsu giòn tan bên ngoài, béo ngậy bên trong, thích hợp cho cả trẻ em lẫn người lớn.

Du khách tìm mua Kushikatsu tại những chợ truyền thống, quán ăn đường phố đều rất nhiều. Dùng kèm với tương ớt, uống một ngụm soda, đảm bảo sẽ là trải nghiệm lý thú.

Kushikatsu chấm với loại sốt đặc biệt. Nguồn: Du học Nhật Bản

Ăn gì ở Osaka? Thưởng thức bánh rán nhân thịt

Trong chuyến du lịch Nhật Bản về miền Kansai, món ăn được nhiều người ấn tượng và yêu thích nhất là bánh rán nhân thịt. Loại bánh này ngon đến nỗi nó xuất hiện trong menu tất cả các nhà hàng từ sang trọng đến bình dân ở Osaka.

Bánh rán nhân thịt có gì đặc biệt? Loại bột nếp xay nhuyễn, riêng biệt chỉ có tại Osaka được ngâm trong nhiều giờ, ủ với men. Thịt bò hoặc thịt lợn nạc băm nhuyễn cùng hành, thêm ít tiêu đen và dầu vừng để tạo độ kết dính. Mỗi chiếc bánh nhồi một miếng thịt xinh xinh, chiên trong chảo dầu nóng hổi.

Bánh rán Osaka ngon hơn khi ăn vào mùa nóng. Cắn một miếng sẽ thấy lớp vỏ vừa dẻo vừa giòn, phần nhân chín tới, có độ ngọt thơm của thịt và một chút cay của tiêu. Bánh rán tại Osaka ngày nay có thêm nhiều biến tấu như nhân hải sản, nhân hoa quả, tuy nhiên loại truyền thống vẫn được lựa chọn nhiều nhất.

Bánh rán nhân thịt. Nguồn: Học nấu ăn

Bánh xèo Okonomiyaki

Tìm tới một quán bánh kèo Okonomiyaki là bạn không phải lo ăn gì ngon ở Osaka nữa rồi.  Không chỉ Việt Nam mới có bánh xèo mà tại Nhật, món bánh xèo truyền thống cũng rất được ưa chuộng và xuất hiện ở mọi nơi.

Trong tiếng Nhật Okonomyaki có nghĩa là thêm những gì bạn muốn. Nghe tên thôi các bạn đã đủ hiểu chiếc bánh này ngon và đa dạng tới mức nào. Bánh xèo được đổ bằng bột chuyên dụng, phần nhân có thể là hải sản, thịt bò, gà, lợn thậm chí là cừu.

Okonomyaki giống bánh xèo ở Việt Nam khi chúng được ăn kèm với các loại rau thơm. Ngoài ra còn là tương ớt, tương cà, một chút mayonnaise và cả xì dầu nữa. Món ăn phổ biến ở những quán nhậu, đồ ăn nhanh với giá thành phù hợp với phần đông dân số.

Bánh xèo Okonomiyaki. Nguồn: Hội đồng hương Nhật Bản

Takoyaki

Ăn gì ở Osaka vừa ngon lại vừa mang yếu tố truyền thống. Đáp án duy nhất là Takoyaki – bánh bạch tuộc. Món ăn này nổi tiếng khắp nước Nhật nhưng riêng Osaka là nơi có hương vị thơm ngon và đặc trưng nhất.

Takoyaki chuẩn Osaka phải được nặn đều tay, to hơn trái bóng bàn một chút. Loại bánh này không phải dùng tay nặn mà sử dụng một chiếc chảo riêng biệt chứa các lỗ tròn. Takoyaki gồm bột mì, trứng, bột nở, bạch tuộc băm nhỏ, gừng và hành xanh. Bánh khéo léo đổ vào khuôn đã quết sẵn dầu, đợi khoảng 2- 3 phút là nở bung, nhanh chóng lật mặt còn lại rồi đưa lên đĩa.

Takoyaki ăn cùng với tương ớt, mayonnaise và uống kèm sake mới chuẩn bài. Món ăn đường phố này có lịch sử lâu đời và trở thành biểu tượng văn hóa của Osaka.

Takoyaki được làm từ bạch tuộc băm nhuyễn. Nguồn: Yêu bếp

Ăn gì ở Osaka – Teppanyaki nhớ mãi không quên

Teppanyaki nhớ mãi không quên là câu cửa miệng của nhiều khách du lịch khi trở về từ Osaka. Chính xác Teppanyaki là một dạng thịt nướng, rau củ nướng trên một tấm sắt, chúng sẽ được chế biến trực tiếp và người ăn có thể dùng nóng. Hiện nay có rất nhiều nhà hàng trên thế giới mô phỏng kiểu nấu này để phục vụ các thực đơn cao cấp.

Loại thịt nổi tiếng nhất trong Teppanyaki là thịt bò. Từng khúc thịt được cắt gọn gàng, cháy xèo xèo trên bếp, thêm một chút tiêu đen, lá thơm, dầu ô liu để tạo độ bóng. Khi miếng thịt vừa chín tới, chúng sẽ được đầu bếp cắt lát, đặt vào chén của bạn. Teppanyaki ăn kèm với sốt chấm đặc biệt vị tảo biển. Sự kết hợp hài hòa, dễ chịu rất độc đáo.

Theo kinh nghiệm du lịch Osaka, ăn Teppanyaki ngon nhất là nhà hàng trung tâm thành phố. Ngoài ra có một vài quán ăn khu vực ngoại ô chế biến Teppanyaki chuẩn truyền thống.

Teppanyaki cao cấp tại nhà hàng. Nguồn: Good Food

Tsukigeshou

Món ăn cuối cùng cho câu hỏi đến Osaka ăn gì có tên gọi là Tsukigeshou. Món bánh đặc sản Osaka mô phỏng hình ảnh của mặt trăng vàng hay tên gọi khác là bánh mặt trăng. Tsukigeshou nhiều năm liền đoạt giải thưởng Monde Selection (Olympic) món ăn ngon tại Nhật Bản.

Tsukigeshou rất đơn giản bao gồm lớp vỏ mềm xốp, lớp nhân bên trong là đậu xanh xay nhuyễn. Tuy đơn giản nhưng để làm ra một chiếc Tsukigeshou đúng chuẩn lại khá cầu kỳ. Phần đậu phải cán mịn, không một chút gợn. Chiếc bánh dù bẻ đôi hay cắt đôi chỉ duy nhất bằng một đường.

Nhiều người cho rằng bánh tại Nhật Bản sẽ bị quá ngọt. Nhưng điều này sẽ không đúng với Tsukigeshou, vị đậu xanh ngọt thanh, thơm mát, mùi rất đặc trưng. Tsukigeshou xuất hiện trong các buổi tiệc trà của những người Osaka.

Bánh Tsukigheshou. Nguồn: Du học Nhật

Hiền Lương

Đăng bởi: Ngô Xuân Tú

Từ khoá: Ăn gì ở Osaka để thưởng thức trọn vẹn ẩm thực truyền thống Nhật?

Thăm Đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái, Khám Phá Nét Văn Hóa Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Truyền Thống

Đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái là công trình tâm linh tín ngưỡng thờ Mẫu nổi tiếng tại tỉnh Yên Bái, thu hút đông đảo du khách viếng thăm để tìm hiểu về truyền thống tín ngưỡng thờ mẫu lâu bao đời nay.

Đền Mẫu Đông Cuông ở đâu?

Đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái là một công trình tâm linh nổi tiếng của tỉnh Yên Bái, nằm ở thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Ngôi đền này còn được biết đến với tên gọi như Đền Đông, Đền Đền Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn,… Đây là nơi thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn đại diện cho tục thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt. 

Đền Mẫu Đông Cuông nằm ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Ảnh: @nhu.quyen.908579

Từ trung tâm thành phố Yên Bái đến ngôi đền này khoảng 55 km. Đường đi đến đây được bê tông hóa sạch đẹp, rất tiện để du khách đến thăm bằng ô tô, xe máy. Đặc biệt, ngôi đền có vị thế rất đẹp, với view núi sông hòa hợp, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình như tranh thủy mặc. 

Đây là nơi thờ Thánh Mẫu – một tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Ảnh: @thulong1191

Năm 2000, ngôi đền Đông Cuông đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh. Đến ngày 22/1/2009, đền tiếp tục được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia. Nhờ đó, nơi này trở thành điểm đến văn hóa tín ngưỡng nổi tiếng của tỉnh. Có dịp đi Yên Bái, bạn hãy kết hợp đi Mù Cang Chải, Tú Lệ,… kết hợp viếng thăm ngôi đền nổi tiếng này.

Khám phá vẻ đẹp kiến trúc của đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái

Trước khi tìm hiểu về tục thờ Mẫu ở đền Đông Cuông, du khách đến đây sẽ ngay lập tức ấn tượng với một công trình hoành tráng và bề thế. Đền Đông Cuông gồm có một ngôi đền chính và 3 khu thờ Miếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Đức Ông. Được biết, đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái được xây dựng từ thời Lê, dựa trên nền tảng một Miếu cổ. 

Đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái vừa được xây mới lại vào năm 1995. Ảnh: @thubuikhanh

Trải qua bao biến động thời cuộc và một lịch sử lâu đời, đền Đông đã được xây mới lại vào năm 1995, dựa trên nền móng cũ của đền xưa kia. Ngôi đền được xây lại theo một dấu ấn kiến trúc truyền thống rất đẹp và nổi bật. Vì thế đền Đông không chỉ là địa điểm tâm linh mà còn là điểm đến ở Yên Bái được nhiều du khách viếng thăm.

Ngôi đền được xây dựng với lối kiến trúc Lý – Trần. Ảnh: @trangvy_09

Lần đầu đi thăm đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái, du khách sẽ ngay lập tức ấn tượng trước một cây đa cổ kính, tuổi đời đến 800 năm đang tỏa bóng che mát cả khuôn viên ngôi đền. Đây là công trình tâm linh được xây dựng với nét kiến trúc chùa chiềng triều Lý Trần có hình chữ Đinh gồm tòa đại bái và phía sau là hậu cung cấm. Có dịp đi du lịch Yên Bái, bạn hãy dành thời gian đến thăm ngôi đền này. 

Công trình mang vẻ đẹp cầu kỳ, bề thế. Ảnh: @ngocka2509

Vẻ đẹp ấn tượng của ngôi đền Đông chính là mái đền cong cong khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến hình tượng lưỡng long chầu nguyệt vốn rất nổi tiếng. Bước vào khuôn viên bên trong đền, bạn sẽ thấy một không gian lộng lẫy với những cây cột gỗ sơn son thếp vàng, được điểm tô thêm bằng chi tiết rồng rất nghiêm trang. 

Đến đây, du khách có thể chụp ảnh lưu niệm cùng ngôi đền đẹp này. Ảnh: @kim.tramy

Mỗi hạng mục bên trong ngôi đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái đều được chạm trổ tỉ mỉ, cẩn trọng và thể hiện đậm nét vẻ đẹp trang nghiêm của một công trình tâm linh. Du khách chỉ cần bước vào bên trong là có thể cảm nhận ngay nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời của dân tộc Việt. 

Khuôn viên ngôi đền rộng lớn, nhiều cây cối xanh tốt. Ảnh: @oanhhh_

Trong khi đó, khuôn viên bên ngoài ngôi đền lại rợp bóng cây xanh, không khí mát mẻ và dễ chịu. Ở khu vực bên ngoài chung quanh đền còn trồng nhiều vườn đào vườn mận, vào mùa xuân trăm hoa đua nở càng tô điểm cho cảnh sắc thêm phần lãng mạn và nên thơ, thu hút đông đảo du khách về thăm.

Những hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đông

Đền Đông Yên Bái là cái nôi của tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt. Ngoài ra, ở đây còn thờ nhiều nhân vật lịch sử quan trọng. Hàng năm, tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, đền sẽ tổ chức làm lễ Mẫu, theo tục lệ “bắc ghế hầu Thánh”. 

Hàng năm, lễ hội ở Đền Mẫu được tổ chức vào tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Ảnh: @doitaixetaxi

Lễ hội đền Mẫu Đông Cuông thường chia thành hai phần là lễ và hội. Trong đó, phần lễ diễn ra với nghi thức: đón ông Mo về đền, lễ mổ trâu trắng tế thần, lễ rước kiệu Mẫu sang sông và lễ dâng hương. Riêng phần hội với nhiều hoạt động phong phú như các môn thể thao, các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn trang phục, … vô cùng vui nhộn, hấp dẫn. 

Không gian thờ cúng lộng lẫy bên trong Đền Mẫu. Ảnh: @nguyennam_866

Không chỉ có lễ hội đầu năm, tạiđền Đông còn diễn ra lễ hội cơm mới vào tháng 9 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội với nhiều hoạt động như: trình diễn trang phục thực hành tín ngưỡng đạo Mẫu; rước nước thiêng ở sông Hồng; triển lãm, trưng bày tranh, ảnh, thực hành nghi lễ thờ Mẫu; tổ chức hội chợ tưng bừng. 

Ngoài ra, du khách cũng có thể tham gia lễ hội cơm mới vào tháng 9. Ảnh: @vu_tuuyen

Với vẻ đẹp từ một công trình tâm linh có lịch sử lâu đời cùng những lễ hội đậm chất tín ngưỡng vùng Tây Bắc, đền Đông chính là điểm đến mà du khách rất yêu thích trong hành trình khám phá Yên Bái. Hàng năm có đông đảo du khách từ khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh thành khác về đây để tham gia lễ hội và cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với cuộc sống. 

Du lịch Yên Bái, bạn đừng bỏ qua đền Mẫu. Ảnh: @babonmot

Đền mẫu Đông Cuông Yên Bái là một điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Tây Bắc, thu hút du khách đến thăm vì nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời. Về đây, bạn còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động lễ hội thú vị để cảm nhận trọn vẹn hơn về văn hóa của miền đất Yên Bái.

Ảnh: Instagram

Đăng bởi: Ngô Tấn Hưng

Từ khoá: Thăm đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái, khám phá nét văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống 

Cập nhật thông tin chi tiết về Đôi Nét Về Sumo – Môn Đấu Vật Truyền Thống Của Nhật Bản trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!