Bạn đang xem bài viết Ghé Miền Trung Thưởng Thức Đặc Sản Tôm Tít Rang Me được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tôm tít có vị ngọt ngon, nồng mặn hương biển vốn là đặc sản độc đáo của vùng duyên hải miền Trung. Vị ngọt của tôm càng được nhân đôi khi kết hợp với vị chua chua của me trong món tôm tít rang me. Món ăn này đối với người miền biển tuy đơn giản nhưng nó có sức hấp dẫn đặc biệt đối với những thực khách mới được thưởng thức lần đầu.
Tôm tít (một số nơi gọi là tôm tích) còn có tên gọi khác là bề bề – một đặc sản quen thuộc của ngư dân làng chài ven biển miền Trung. Tuy không có lợi nhuận kinh tế bằng các loại tôm khác nhưng tôm tít vẫn cung cấp cho một nguồn thu đáng kể cho ngư dân làng chài. Bởi tôm tít có mặt quanh năm và chiếm số lượng rất lớn. Ngày nay, tôm tít được người dân “biến tấu” thành rất nhiều món ngon và được nhiều thực khách gần xa ưa chuộng.
Tùy theo nhu cầu và thời gian chế biến, sẽ có cách để sáng tạo tôm tít thành những món khác nhau theo ý từng thực khách. Ngư dân làng biển thường nướng tôm tít để ăn nhanh trên bãi biển. Nếu có thời gian, họ có thể hấp bia hoặc rang muối, rang me.
Đặc biệt, trong thực đơn của các nhà hàng, món tôm tít rang me là món được thực khách mê mẫn bởi mùi vị khá đặc biệt khi thịt tôm hòa lẫn với vị nước cốt me. Món ăn này cũng khá đẹp mắt khi bày biện cùng với các loại rau xanh, đặc biệt là kế bên có đĩa muối tiêu chanh để chấm.
Để có món tôm tít ngon, nên chọn cho được những con tôm đã trưởng thành, có chiều dài tầm 20 cm. Sau khi làm xong, mang đi rửa nhiều lần để tôm được sạch. Bắc chảo lên bếp, khi nóng cho tôm vào rang đều đến khi tôm chuyển sang màu đỏ thì nhắc xuống. Me chín mua về dằm lấy nước cốt, bỏ vỏ và hạt me, có thể hòa chút nước ấm để nước me dẫn thẩm thấu khi rang với tôm tít.
Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu chính và gia vị, bạn bắc cái chảo lên bếp, cho dầu ăn cùng nướt cốt me, tương ớt và một số gia vị khác đun sôi lên. Kế đến, cho tôm tít đã rang chín vào chảo và đảo đều. Đợi nguyên liệu thẩm thấu vào thịt tôm, mùi thơm thoang thoảng bốc ra báo hiệu là món ăn đã chín. Tôm tít rang me là món ăn đơn giản dễ làm và không tốn nhiều thời gian chế biến. Món ăn này được chấm muối tiêu chanh và ăn kèm với các loại rau sống. Để món ăn được thơm ngon hơn, bạn có thể phi tỏi, hành rưới lên trên mặt để kích thích vị giác người dùng.
Món tôm tít rang me có vị ngon ngọt của thịt tôm hòa cùng vị chua của me, vị mặn nồng của các loại gia vị.
Đối với ngư dân làng biển, tôm tít là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất và con người miền Trung. Đến mảnh đất này, đừng quên thưởng thức các món ngon từ con tôm tít để thấy được sự hào phóng của biển cả dành cho con người. Mùi thơm phưng phức, vị ngọt đậm đà từ món ăn lấy nguyên liệu từ con tôm tít sẽ làm cho du khách cứ hoài nhớ mãi.
Đăng bởi: Tuấn Trần Mạnh
Từ khoá: Ghé miền Trung thưởng thức đặc sản tôm tít rang me
Thưởng Thức Đặc Sản Xứ Nẫu – Bánh Xèo Tôm Nhảy
Giới thiệu về món bánh xèo tôm nhảyBánh xèo tôm nhảy – Món bánh xèo gợi lên sự tò mò cho các thực khách ngay từ cái tên. Sở dĩ, tên gọi của món bánh xèo này xuất phải từ hình ảnh những con tôm được “nhảy” tí tách trên chảo dầu nóng, tạo nên âm thanh rất vui tai và cũng cực kỳ thú vị.
Mặc dù là vùng đất với những bờ biển trải dài, món đặc sản bánh xèo tôm nhảy Quy Nhơn lại không sử dụng tôm biển mà thay vào đó là những con tôm đất nhỏ, có màu đỏ đẹp mắt và thịt săn chắc. Những con tôm đất sau khi được bắt lên, vẫn còn sống và nhảy sẽ được đem đi rửa sạch, loại bỏ phần râu và đuôi tôm trước khi đem đi chế biến.
Giống như món bánh xèo ở mọi miền tổ quốc khác, người thợ làm bánh sẽ tráng chảo qua với 1 lớp mỡ lợn, sau đó thêm phần tôm vào để tạo nên phần tôm nhảy, nhanh tay thêm bột mỏng và tráng đều, đem tới món bánh vỏ giòn, nhân thơm ngọt. Đặc biệt, bánh xèo tôm nhảy đặc trưng của Bình Định sẽ có độ lớn chỉ khoảng bằng bàn tay, nho nhỏ nhưng có sức hút vô cùng lớn.
Cách làm bánh xèo tôm nhảy Quy NhơnĐể làm món bánh xèo tôm nhảy, các bạn cần chuẩn bị từ những khâu chọn nguyên liệu cho đến quy trình đổ bánh khéo léo để có thành phẩm thơm ngon nhất.
Về phần nguyên liệu:
Nguyên liệu đầu tiên chắc chắn không thể thiếu tôm đất đặc trưng được. Bạn nên chọn tôm đất có độ lớn vừa phải, khoảng 2 đốt ngón tay út là thích hợp nhất.
Phần nguyên liệu quan trọng thứ hai chính là bột bánh. Bột bánh của món bánh xèo tôm nhảy cũng mang nét đặc trưng rất riêng. Bởi lẽ, phần bột có màu trắng thay vì màu vàng như các món bánh xèo khác, được tráng một lớp vô cùng mỏng để đem tới lớp vỏ giòn rụm, bao bọc lấy nhân bánh.
Các nguyên liệu khác về cơ bản sẽ giống với các món bánh xèo ở nước ta, vậy nên bạn không cần phải thay đổi quá nhiều hay gặp trở ngại trong việc tìm mua nguyên liệu.
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn sử dụng mỡ lợn để tạo một lớp mỡ bao quanh chảo, sau đó thả tôm đất vào và làm chín. Lúc này tôm đất sẽ “nhảy” tí tách, tạo nên âm thanh khá vui tai đặc trưng của món bánh. Khi tôm dần chuyển sang màu đỏ cam đẹp mắt thì nhanh tay đổ một lớp bột mỏng vào, sau đó thêm giá, hẹ rồi chờ cho phần vỏ bánh chín giòn. Gập lại và trình bày ra dĩa cùng các loại rau ăn kèm là bạn đã có một phần bánh xèo tôm nhảy thơm ngon, cuốn hút rồi.
Nước chấm luôn là một phần quan trọng của món ăn, góp phần đem tới hương vị trọn vẹn nhất nên đừng quên tham khảo các loại mắm ăn kèm bánh xèo tôm đất, mà nổi bật là nước mắm chua ngọt và mắm nêm đặc biệt.
Lưu ý: Để món bánh có thể hoàn thiện một cách đẹp mắt và dễ dàng nhất, bạn nên sử dụng chảo chống dính trong quá trình nấu nướng.
Bánh xèo tôm nhảy cũng có thể biến tấu thành nhiều phiên bản khác bằng cách thay nhân thành mực, thịt bò, trứng,… tùy theo sở thích của bạn, đều ngon và hấp dẫn.
Các quán bánh xèo tôm nhảy Quy Nhơn ngon Tiệm bánh xèo tôm nhảy Ông HùngTiệm bánh xèo được thiết kế với phong cách hiện đại, mang tới không gian rộng rãi thoáng mát cho thực khách khi thưởng thức món ăn đặc sản Bình Định này. Đặc biệt, quán có các phòng lắp điều hòa, phần nào dịu đi cái nắng nóng bức của thành phố. Giữ nguyên hương vị và cách chế biến truyền thống, bánh xèo tôm nhảy tại quán Ông Hùng với phần vỏ mỏng, giòn, cùng đa dạng các loại nhân như tôm, thịt, mực, trứng,…
Ngoài bánh xèo thì quán cũng cung cấp nhiều các món ăn khác như bánh căn, hải sản,… Các loại rau củ ăn kèm với bánh xèo luôn tươi mới, được nhập từ các nguồn uy tín, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cũng là một trong những điểm cộng thêm cho quán.
Địa chỉ: Số 24 đường Diên Hồng, Phường Lê Hồng Phong, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Thời gian phục vụ: Từ 8 giờ sáng đến khoảng 10 giờ tối
Bánh xèo tôm nhảy Anh VũQuán bánh xèo tôm nhảy Quy Nhơn tiếp theo mà chúng mình muốn mang tới cho các bạn chính là quán bánh xèo Anh Vũ, một quán bánh khá lâu đời tại Bình Định. Những chiếc bánh xèo tươi ngon, đậm vị đi kèm với nước chấm đặc trưng của quán, sẽ khiến bạn lưu luyến không thôi.
Tuy nhiên, không gian quán khá cũng, mang đậm chất bình dân cùng với một vài nguyên liệu được ướp đá từ trước để giữ được độ tươi trong quá trình phục vụ nên không còn giữ được độ tươi mới như ban đầu. Thêm một điểm là giá bánh tại quán khá cao so với mặt bằng chung nhưng về tổng thể thì quán bánh xèo tôm nhảy Anh Vũ cũng là một địa điểm ăn bánh xèo ngon tại Bình Định mà bạn nên ghé tới.
Địa chỉ: Số 14 đường Diên Hồng, Phường Lê Hồng Phong, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình ĐỊnh
Tiệm bánh xèo Món QuêTiệm bánh xèo thu hút các thực khách không chỉ bởi những chiếc bánh xèo thơm ngon, hấp dẫn mà còn bởi không gian xinh xẻo, cực kỳ thích hợp để chụp ảnh sống ảo. Không gian quán được thiết kế theo lối cổ điện cùng một chút nét hiện đại được pha lẫn, mang đến tổng thể vừa hoài cổ lại vừa sang trọng, hiện đại.
Địa chỉ: Đường Eo Gió, Xã Nhơn Lý, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Giờ mở cửa: 7 giờ sáng đến khoảng 9 giờ tối mỗi ngày
Bánh xèo tôm nhảy rau mầmKhác với các quán bánh xèo nhân tôm nhảy khác ở Bình Định, quán bánh xèo tôm nhảy Rau Mầm thêm rau mầm vào các loại rau sống ăn kèm bánh xèo. Vị hăng cay của rau mầm, trung hòa với vị chua ngọt của bánh xèo và các loại rau củ khác, đem tới hương vị vừa có chút lạ lại vừa vô cùng thơm ngon.
Quán cùng mang tới thực đơn bánh xèo gồm ba loại nhân khác nhau là tôm nhảy, thịt bò và mực cơm, tất cả đều tươi mới và thơm ngon. Đặc biệt, bạn sẽ không phải lo về các loại rau ăn kèm bởi, chỉ cần rau của bạn bị vơi đi thì nhân viên sẽ ngay lập tức thêm vào cho bạn, nhanh chóng và tận tâm. Tốc độ phục vụ của quán khá nhanh chóng, cùng đội ngũ nhân viên nhanh nhẹn, vui vẻ và hòa đồng cũng giúp cho bạn có những trải nghiệm vui vẻ khi thưởng thức món ăn.
Địa chỉ: Số 91 đường Đống Đa, Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định
Quán bánh xèo Gia VỹQuán bánh xèo tôm nhảy (Đặc sản Quy Nhơn) không nên bỏ lỡ khi tới thành phố Quy Nhơn. Những dĩa rau tươi xanh, đầy ụ bắt mắt được làm sạch kĩ càng chính là điểm cộng đầu tiên khi các thực khách ghé tới. Không gian không quá lớn nhưng được bài trí bàn ghế gọn gàng, sắp xếp hợp lí và lau dọn sạch sẽ cũng mang tới không gian thoải mái nhất cho khách hàng.
Về phần món ăn, quán bánh xèo Gia Vỹ mang tới thực đơn với đa dạng các món bánh xèo bắt mắt, thơm ngon mà đặc biệt chính là món banh xeo tom nhay Quy Nhon nức tiếng. Thịt tôm chắc, dai ngọt hòa cùng sự giòn thơm của giá hẹ, bao bọc bởi lớp bột giòn tan, béo ngậy và các loại rau tươi xanh, hòa quyên lại và bùng nổ vị giác trong khoang miệng. Nhân viên phục vụ nhiệt tình, giá cả hợp lý và hơn hết là bánh xèo vô cùng thơm ngon sẽ khiến bạn chọn quay lại quán bánh xèo Gia Vỹ khi tới thành phố Quy Nhơn.
Địa chỉ: Số 19 đường DIên Hồng, Phường Lê Hồng Phong, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Thời gian phục vụ: Từ 1 giờ chiều đến khoảng 11 giờ đêm
Bánh xèo bà Năm Mỹ CangBánh xèo được đổ lần lượt từng cái, vừa chín là được đem ra phục vụ ngay nên giữ được trọn vị nóng hổi, tươi ngon của món ăn. Bột bánh được xay thủ công từ những hạt gạo tuyển chọn, chất lượng và đem đi đổ bánh ngay sau khi được làm ra giúp cho lớp bánh xèo trở nên đặc biệt, giòn nhưng vẫn giữ được độ dai nhất định.
Địa chỉ: Đầu cầu Mỹ Cang, Xã Phước Sơn, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định
Kết bàiĐăng bởi: Nguyễn Quốc Thái
Từ khoá: Thưởng thức đặc sản xứ Nẫu – Bánh xèo tôm nhảy
Thưởng Thức Các Loại Đặc Sản Đà Lạt Làm Từ Khoai Lang
Khoai lang Đà Lạt có vị lạ, bề mặt nhẵn bóng và vỏ màu đỏ sẫm – màu của vùng cao nguyên Lâm Viên. Từ loại nông sản này, người dân Đà Lạt đã tạo ra những loại mứt thơm ngon, trở thành đặc sản của Đà Lạt. Chính vì sự hấp dẫn và thơm ngon của những đặc sản này mà khi đến Đà Lạt, du khách thường mua về để biếu người thân, bạn bè.
Khoai lang tươi Đà Lạt (ảnh sưu tầm)
Mứt khoai lang Đà Lạt
Đây là một trong những đặc sản đà lạt bán quanh năm. Bằng sự khéo léo, người nông dân Đà Lạt chọn những củ khoai tây to, tươi, rửa sạch, để ráo rồi cho vào nồi hấp chín.
Khoai chín vớt ra, để nguội rồi cắt thành từng miếng dài, xếp lên khay phơi nắng hoặc nơi khô ráo cho se lại. Tiếp theo, khoai được nướng trong lò ở nhiệt độ thấp nhất để khoai vừa khô vừa dẻo. Sau khi đạt yêu cầu, khoai nguội bớt thì xếp vào lọ, ăn dần. Loại hình Đặc sản đà lạt Loại này rất dễ ăn, có vị ngọt, bùi và có mùi thơm đặc trưng.
Mứt khoai lang ngon Đà Lạt (ảnh sưu tầm)
Hiện Đà Lạt còn có thêm nhiều loại đặc sản làm từ khoai lang. Loại khoai này còn được chế biến thành món mứt khoai lang dẻo và thơm. Miếng mứt khoai dẻo vừa cỡ ngón tay út, vàng óng ả. Khi thưởng thức loại mứt Đà Lạt này, thực khách sẽ cảm nhận được vị thơm lạ như xôi nóng.
Mứt khoai lang sâm dẻo thơm như gạo nếp (Ảnh sưu tầm)
Khoai lang sấy Đà Lạt
Khoai lang sấy cũng là một đặc sản Đà Lạt hấp dẫn nhiều du khách. Món ăn này cũng được làm từ khoai lang tím đỏ; Là món ăn truyền thống gần gũi với người dân Việt Nam xưa và nay.
Khoai lang sau khi nhập về được phân thành nhiều loại khác nhau để chế biến thành các sản phẩm riêng biệt.
Khoai lang loại 1 (củ mới, củ tròn, bên trong vàng và không bị phồng) để chế biến khoai lang sấy đạt tiêu chuẩn chất lượng 100% và vẫn giữ được hương vị của khoai. Đặc sản Thường được bán để khách hàng mua làm quà biếu, tặng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Khoai lang sấy dẻo, thơm ngon ở Đà Lạt (ảnh sưu tầm)
Khoai lang loại hai (củ nhỏ hơn loại một, hoặc bị hư hỏng một phần) sẽ được cắt và tận dụng để sản xuất các sản phẩm chất lượng thấp hơn. Loại hàng này có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của khách hàng và ăn cũng khá ngon.
Ngoài ra Đà Lạt còn có khoai lang sấy gừng. Khi thời tiết chuyển mùa và trời trở lạnh, người dân nơi đây thường rất thích thức ăn ngon Điều này nhằm giữ ấm cho cơ thể. Vị ngọt của khoai hòa quyện với vị cay nồng của gừng tạo nên một hương vị quen thuộc và ấm cúng.
Khoai lang sấy gừng làm ấm lòng mùa lạnh (Ảnh sưu tầm)
Đến Đà Lạt, bạn nên nếm thử và mang theo những món Đặc sản đà lạt Được chế biến từ khoai lang làm quà cho người thân, bạn bè cùng chia sẻ hương vị ẩm thực đặc trưng của núi rừng.
Đăng bởi: Thắng Phở
Từ khoá: Thưởng thức các loại đặc sản Đà Lạt làm từ khoai lang
Top 13 Đặc Sản Bắc Giang Xứng Đáng Để Thưởng Thức Qua
Bắc Giang không chỉ nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên trong lành, công trình kiến trúc cổ kính, mà ẩm thực nơi đây còn cuốn hút thực khách với các đặc sản độc đáo, không phải ai cũng biết. Cùng chúng mình điểm danh 9 món đặc sản Bắc Giang xứng đáng để thưởng thức qua hay mua về làm quà.
Top 13 đặc sản Bắc Giang xứng đáng để thưởng thức qua1. Vải thiều Lục Ngạn
2. Cam Bố Hạ
Cam Bố Hạ là loại cam sành, đặc sản nức tiếng của Bắc Giang, thường được mua để làm quà tặng, quà biếu vào đúng dịp gần Tết Nguyên đán. Cam có vị ngọt, thơm và rất mọng nước. Loại cam này được trồng rất nhiều ở Bắc Giang, cứ đến tháng mười hai âm lịch hằng năm, rất nhiều người, nhiều thương nhân, lái buôn đã đổ về khắp chợ Bố Hạ để thu mua loại cam này. Mua hết tất cả những loại cam, quýt đạt chuẩn để mang ra khắp các tỉnh thành.
3. Dứa Lục Nam
Dứa Lục Nam là đặc sản Bắc Giang nổi tiếng cùng với quả na Lục Nam. Được định hướng trở thành “thủ phủ” trái cây miền Bắc nên dứa Lục Nam, Bắc Giang có thể chiều lòng những thực khách khó tính nhất. Dứa nơi đây có hình dáng rất đẹp, màu vàng tươi, quả to và ăn vô cùng thơm, ngọt nước. Bằng những phương pháp kỹ thuật và chăm sóc chu đáo, sản lượng cũng như chất lượng quả dứa nơi đây cũng ngày càng được nâng cao.
Đồi dứa trùng điệp ở vùng đất Lục Nam (Bắc Giang).
4. Gà đồi Yên Thế
Gà đồi Yên Thế là một trong những đặc sản nức tiếng của Bắc Giang. Đặc điểm của giống gà đồi Yên Thế là gà ta, được nuôi thả tự do trên đồi. Gà ta thường ăn thức ăn là gạo, ngô nên loài gà này sở hữu thịt chắc và ngọt chứ không nhão như gà công nghiệp. Món gà đồi ngon nhất chỉ khi luộc chín tới, thịt gà còn chắc để chấm với muối trộn lá chanh, còn nước luộc ngọt dùng để ăn kèm với cơm.
Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang/Dương Thủy.
Nói tới mì chũ, sẽ không ở đâu có thể có và ngon như ở Bắc Giang. Mì chũ được làm từ gạo bao thai hồng – giống lúa được canh tác trên đất đồi Chũ, cùng bí quyết sản xuất lâu đời nên sợi mì chũ dẻo, mịn và không bị nát khi nấu. Mì chũ được tráng mỏng, cắt thành sợi như bánh phở, phơi khô và buộc thành từng bó nhỏ, thường được sử dụng như mì ăn liền, có lẽ cách ăn ngon nhất với mì chũ là dùng nấu lẩu.
6. Bánh đa Thổ Hà
Nướng bánh đa dừa ở làng Thổ Hà. Ảnh: Xuân Phương/Vnexpress.
Bánh đa Thổ Hà được người dân xã Vân Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) sản xuất từ năm 1990 và đến nay đã trở thành đặc sản nức tiếng gần xa. Bánh đa nướng Thổ Hà mềm dai, không tẩy trắng bằng hóa chất, có hai loại: bánh đa dừa và bánh đa nem. Cả 2 loại đều được làm từ nguyên liệu tuyển chọn nên có hương vị thơm ngon, hấp dẫn riêng biệt.
Gỏi cá mè chỉ dùng cho những ngày đặc biệt. Bởi đây không phải là món ăn hằng ngày và cũng không thường xuyên được nhiều người ăn do công đoạn chế biến cầu kỳ. Nghe tên món ăn có vẻ dân dã nhưng nó đã có mặt trong “Top 10 món ăn đạt kỷ lục Guiness ẩm thực Việt Nam 2012″, xứng đáng là lựa chọn không thể bỏ qua khi đến Bắc Giang.
8. Xôi trứng kiến
Xôi trứng kiến là món ăn độc đáo của người Tày ở Lục Ngạn. Thay vì nấu cùng các loại như gấc, đỗ thì nhiều người dân nơi đây nấu cùng trứng của loài kiến đen. Vào tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, người dân Lục Ngạn thường đi “săn” trứng kiến, đây cũng là dịp để khách du lịch Bắc Giang có thể thưởng thức vị bùi béo của món xôi đặc biệt này.
Nếu có dịp đến Đồng Quan (xã Đồng Sơn, TP. Bắc Giang), bạn đừng bỏ qua món bánh đúc của chính người dân nơi đây làm ra. Món bánh với hương vị dân dã thôn quê nhưng luôn để lại ấn tượng trong lòng khách phương xa. Miếng bánh đúc trắng ngần, bóng mịn, lấm tấm mấy hạt lạc hồng béo bùi. Bánh đúc có thể kết hợp ăn với nhiều thứ, từ mật đến riêu cua, mắm tôm… nhưng hợp nhất và ngon nhất có lẽ là khi ăn cùng tương bần.
Ảnh: Hoàng Hân/Báo Tuổi Trẻ.
Ảnh: Hoàng Hân.
10. Chè kho Mỹ Độ
Chè kho Mỹ Độ còn có tên gọi khác là chè đỗ đãi Mỹ Độ, một trong những món ăn truyền thống của người dân phường Mỹ Độ, phía Tây thành phố Bắc Giang. Chè có màu vàng hơi sậm – màu của đỗ với những hạt vừng tấm trắng rang thơm được rắc lên mặt chè. Chè kho hấp dẫn khẩu vị thực khách bởi vị thanh ngọt của đậu xanh, xen chút bùi béo của vừng rang. Chè kho để càng nguội, ăn càng ngon. Người ta thường thưởng thức món chè này cùng trà sen thơm thoang thoảng.
11. Bánh vắt vai
Đây là món ăn độc đáo của người dân Sán Dìu vùng Lục Ngạn. Nguyên liệu làm bánh vắt vai có gạo nếp, đường, đậu xanh, lá chuối, rau ngải cứu… Gạo nếp được nghiền nhỏ bằng cối xay đá, lá ngải cứu luộc lẫn trong nước vôi trong cho bớt vị chát, đắng, sau đó nghiền nhỏ trộn cùng bột nếp. Sau khi nặn bánh và gói xong, bánh được luộc cách thủy khoảng hai giờ đồng hồ rồi vớt ra để ráo nước là có thể dùng được.
12. Nham cá
Bánh đa được người dân làng Kế (thuộc xã Dĩnh Kế của thành phố Bắc Giang ngày nay) làm ra với hương vị đặc trưng không giống với bánh đa ở bất cứ nơi đâu. Bánh đa Kế chính là một trong những món ăn đậm chất thôn quê vùng Bắc Bộ. Nguyên liệu chính để làm bánh đa Kế không thể thiếu là gạo cùng các nguyên liệu khác như vừng, lạc… được lựa chọn cầu kỳ. Gạo để làm bánh đa phải là gạo ngon, được chọn lựa rất kỹ lưỡng, được ngâm và xay nhuyễn thành bột. Bánh đa được tráng mỏng hình tròn, phía trên có rắc mè đen hoặc mè trắng trông rất hấp dẫn.
Đăng bởi: Trương Thị Thanh Thùy
Từ khoá: Top 13 đặc sản Bắc Giang xứng đáng để thưởng thức qua
Thưởng Thức 11 Món Đặc Sản Mứt Đà Lạt Ăn Là Mê Mẩn
Kinh nghiệm khi mua mứt Đà Lạt
Nên mua mứt được chế biến từ các loại quả phổ biến ở Đà Lạt
Để chọn được những loại mứt tươi ngon nhất mang thương hiệu chuẩn Đà Lạt, bạn nên chọn những loại mứt được chế biến từ chính các đặc sản trái cây ở Đà Lạt. Bởi, chúng được thu hoạch đúng mùa ngay tại địa phương, không qua trung gian vận chuyển xa xôi, nên đều được đảm bảo chất lượng. Một số loại quả phổ biến ở Đà Lạt là: astiso, dâu, hồng, mận, cà chua…
Mứt Đà Lạt đều được làm từ các loại quả tươi ngon, phổ biến ở Đà Lạt
Phân biệt mứt Trung Quốc “đội lốt” mứt Đà Lạt
Về màu sắc: Do sử dụng nhiều phụ gia và chất bảo quản nên mứt Trung Quốc có mẫu mã tươi đẹp, bắt mắt. Những loại phụ gia, phẩm màu sử dụng nhiều sẽ có hại cho sức khỏe người dùng. Vậy nên, bạn cần tránh những loại mứt có màu sắc quá đậm. Mứt Đà Lạt màu nhạt và tự nhiên hơn, tuy không bắt mắt bằng, nhưng sẽ tốt cho sức khỏe của bạn về lâu dài.
Các loại mứt Đà Lạt mua làm quà 1. Mứt atiso – Đệ nhất mứt Đà Lạt ăn giòn sừn sựtMứt Đà Lạt nổi tiếng ngon nhất phải kể đến mứt atiso ăn một lần là nhớ mãi Người địa phương còn gọi là mứt hoa hồng nhưng thực chất không phải được làm từ hoa hồng mà là từ đài quả atiso (Hibiscus). Người miền Bắc gọi là atiso đỏ, người miền Nam gọi là bụp giấm. Chúng được làm thành mứt có vị đặc biệt hấp dẫn: ăn giòn sừn sựt, chua mà vẫn đọng lại vị ngọt dịu nhẹ, màu đỏ của mứt thì hoàn toàn tự nhiên, quyện vị đường bóng như mật.
Mứt atiso là loại mứt số 1 trong danh sách mứt Đà Lạt
Atiso vào mùa tháng 9 và tháng 10. Người dân thu hoạch đúng vụ atiso để lấy được phần nguyên liệu tươi ngon nhất làm mứt atiso. Atiso được đem rửa sạch, rải đều trong lọ thủy tinh, cứ một lớp đường đến một lớp atiso. Lọ atiso được ủ 3 ngày cho tan hết đường. Sau đó, atiso được đem ra, xào trên lửa nhỏ cho đến khi có độ sánh quyện đường và atiso lại với nhau.
Mứt hoa hồng còn được dùng để trang trí các món ăn khác như: bánh ngọt, đồ uống, kem hay pha thành nước sinh tố đều rất đẹp mắt và thơm ngon.
Đà Lạt cũng là nơi trông nhiều và nổi tiếng về độ ngon của Atiso. Vì thế, mứt hoa hồng ở đây thơm ngon có tiếng. Bạn nên tìm mua thưởng thức và làm quà tặng, biếu đều rất ý nghĩa.
Địa chỉ mua: Đặc sản Đà Lạt DalaVi
Địa chỉ: số 2 Tăng Bạt Hổ, P. 1, TP. Đà Lạt
Hướng dẫn chỉ đường
2. Mứt dâu tây Đà Lạt mang đến vị ngọt quyến rũĐặc sản mứt dâu tây Đà Lạt được làm từ chính trái dâu tây tươi nguyên chất – loại trái cây mang thương hiệu nổi tiếng Đà Lạt. Dâu Đà Lạt tươi ngon và có độ ngọt dịu, không bị chua gắt như nhiều nơi khác. Vì thế, khi được chế biến thành mứt dâu, du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt quyến rũ, có chút vị chua thanh nhẹ nhưng không quá gắt, phù hợp với nhiều người. Bạn vừa có thể thưởng thức mứt dâu sánh đặc, vừa có thể thưởng thức phần dâu sần sật đã ngấm mật đường.
Mứt dâu tây Đà Lạt có vị ngọt quyến rũ mọi du khách
Mứt dâu tây Đà Lạt được sử dụng để ăn kèm với bánh mỳ, làm kem, làm bánh, trang trí món ăn cho đến những ly sinh tố bổ dưỡng đều rất tuyệt.
Dâu tằm thường chín rộ vào tháng 4 hàng năm, chỉ xuất hiện khoảng 3 – 4 tuần là hết vụ. Dâu tằm được người Đà Lạt chế biến thành món mứt theo cách truyền thống. Mứt dâu có màu đen sẫm quyện sánh với đường, vị chua dịu nhẹ tự nhiên của thức quả xen lẫn vị ngọt của đường. Loại mứt Đà Lạt này có chứa vitamin C có công dụng chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ giúp cơ thể con người tăng sức đề kháng.
Mứt dâu tằm chứa nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe
Mứt dâu tằm được làm từ dâu tằm tươi, đem đun nóng với đường cho đến khi phần thịt dâu mềm nhừ, quyện với nước đường tan chảy. Mứt dâu tằm được ăn kèm với bánh mỳ sanwich, pha sinh tố hoặc thêm vào kem trắng đều lôi cuốn mọi vị giác.
Gợi ý địa điểm mua: Hệ thống cửa hàng đặc sản Đà Lạt L’angfarm Store
Tham khảo hệ thống các địa chỉ L’angfarm Store tại TP. Đà Lạt
4. Biến tấu đặc sản hồng Đà Lạt thành loại mứt Đà Lạt thơm ngonHồng Đà Lạt là đặc sản của vùng đất cao nguyên này, loại quả này được biến tấu thành hồng dẻo sấy khô khiến du khách ăn một lần là nhớ mãi. Nhiều người nhầm tưởng món hồng dẻo là mứt hồng. Thế nhưng, bản chất của các loại hồng dẻo Đà Lạt là quả hồng tươi được đem sấy khô, quả săn lại, ăn dẻo dẻo. Có 2 loại hồng Đà Lạt dẻo sấy khô cho du khách lựa chọn là: hồng sấy nguyên trái và hồng dẻo miếng. Hồng sấy khô nhưng độ dẻo và vị ngọt của trái hồng vẫn rất quyến rũ vị giác.
Hồng Đà Lạt được chế biến thành hồng dẻo sấy khô, ăn là nhớ
Hồng dẻo sấy khô được chế biến cầu kì. Trái hồng tươi được tuyển chọn thật chín, để không còn vị chát. Hồng được rửa sạch, gọt vỏ, để ráo nước. Sau đó, hồng nguyên trái hoặc 1/2 được xếp vào lò sấy trong nhiều giờ. Trong khi sấy, người thợ phải lật trái hồng nhiều lần để không bị cháy. Miếng hồng ra lò có màu nâu mật sáng bóng.
Gợi ý điểm mua: Cừa hàng Đặc sản Đà Lạt
Địa chỉ: số 2 Tăng Bạt Hổ, P. 1, TP. Đà Lạt
Hướng dẫn chỉ đường đến cửa hàng Đặc sản Đà Lạt
5. Mứt cà chua bi là món mứt Đà Lạt được phái đẹp săn lùngDanh sách mứt Đà Lạt còn có mứt cà chua bi – hiện đang là món mứt Đà Lạt được phái đẹp yêu thích. Du khách khi mua sẽ được nếm thử vị ngon của loại mứt này. Bạn sẽ cảm nhận quả cà chua bi nhỏ vừa miệng, ăn giòn sừn sựt, tưởng như mới hái quả cà chua căng mọng từ cây xuống vậy. Mứt cà chua bi được người Đà Lạt làm không quá ngọt, giữ nguyên được vị tươi ngon của quả cà chua vừa chín tới.
Mứt cà chua bi tốt cho sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ
Mứt cà chua bi Đà Lạt được chế biến cầu kì hơn các loại mứt khác. Quả cà chua phải được lựa quả tròn căng, chín tới. Cà chua đem ngâm 10 tiếng với nước vôi trong để mứt được dai và có màu sắc đẹp tự nhiên. Sau đó, người Đà Lạt lại ngâm với ít đường phèn 10 tiếng để quả cà chua không bị lại đường khi xao mứt. Cuối cùng, cà chua được xếp trong lọ đan xen phần quả với phần đường, ngâm cho tan chảy, rồi đem sên trên lửa nhỏ. Kì công là vậy, mứt cà chua cũng vì thế mà được lòng du khách.
Gợi ý địa điểm mua: Hệ thống cửa hàng đặc sản Đà Lạt L’angfarm Store
Tham khảo hệ thống các địa chỉ L’angfarm Store tại TP. Đà Lạt
Giá tham khảo : 180.000đ/kg
6. Mứt khoai lang Đà Lạt dẻo thơm vị mậtKhoai lang mật là món ăn dân giã thường được nướng ăn trong tiết trời se lạnh sẽ rất hợp. Người Đà Lạt đã biến khoai lang mật thành món mứt Đà Lạt dẻo thơm vị mật tự nhiên khiến quyến rũ cả những du khách khó tính. Khi nếm thử, bạn sẽ ngạc nhiên vô cùng bởi hương vị của mứt khoai lang mật dẻo có độ thơm, độ bùi, độ ngọt vừa tới.
Mứt khoai lang mật dẻo có vị ngọt, bùi tự nhiên
Mứt khoai lang mật khiến người thành thị nhớ tới củ khoai vùi trong bếp rơm hồng thuở bé. Người Đà Lạt làm khác hơn, khoai lang mật trồng phải đủ 6 tháng cho vừa độ đường chín tới thì mới được chọn lọc để làm mứt. Khoai cạo vỏ, rửa sạch, luộc sơ rồi hấp chín mới được đem sấy trong lò điện liu riu trong 1 ngày đêm. Miếng khoai từ màu vàng nhạt sẽ sẫm lại, lớp mật khoai quyện vàng lộ ra, khoai dẻo và ngọt đượm.
Gợi ý địa điểm mua: Chợ Đà Lạt
Hướng dẫn chỉ đường đến chợ Đà Lạt
7. Mứt quất trần bì có vị the thơm mátMứt quất trần bì là món mứt mới xuất hiện trong thực đơn đặc sản mứt Đà Lạt
Để loại bỏ vị đắng của vỏ cam, quýt, người Đà Lạt đem luộc qua phần vỏ. Sau đó, vỏ cam, quýt được ngâm qua đêm với chút muối cho đậm đà. Trước khi sên đường, phần vỏ được xóc đều với đường và chút mật ong rừng ngâm cho mềm thành siro trong 10 tiếng. Hỗn hợp cuối cùng được đem xao cho đến khi khô lại, đóng lọ để dùng dần.
Gợi ý địa điểm mua: Hệ thống cửa hàng đặc sản Đà Lạt L’angfarm Store
Tham khảo hệ thống các địa chỉ L’angfarm Store tại TP. Đà Lạt
8. Không phải lên Mộc Châu vẫn tìm được mứt mận ở Đà LạtMận vốn nổi tiếng ở Mộc Châu ( Sơn La). Thế nhưng, khí hậu và thổ nhưỡng ở Đà Lạt vẫn rất thuận lợi để cây mận phát triển tốt nên mứt mận cho chất lượng ngon không kém gì vùng Mộc Châu. Vào mùa hè, khu Trại Hầm rực đỏ sắc mận. Bà con thu hoạch về đem bán quả tươi và giao cho các nhà máy chế biến mứt. Mứt mận Đà Lạt được sấy khô, quả mận chuyển màu hồng đậm quyện vị ngọt của đường như một lớp mật bóng bên ngoài. Đường được sử dụng ít, chủ yếu vẫn là vị ngọt, chua nhẹ từ trái mận.
Mùa hè đến Đà Lạt, bạn sẽ chọn được mứt mận ngon và tươi nhất
Gợi ý địa điểm mua: Hệ thống cửa hàng đặc sản Đà Lạt L’angfarm Store
Tham khảo hệ thống các địa chỉ L’angfarm Store tại TP. Đà Lạt
9. Mứt mơ dẻo – Đặc sản mứt Đà Lạt chua ngọt khó quênMứt mơ dẻo Đà Lạt được chọn kỹ từ những quả mơ tươi mọng đem ngâm đường. Sau đó, mơ đường được sên trên bếp và sấy khô tạo thành món mứt có màu hồng đỏ đẹp mắt. Mứt có vị chua chua ngọt ngọt khó cưỡng lại vị giác, quyện với vị cay nhẹ của gừng khiến du khách ăn mãi không chán.
Mứt mơ có vị chua ngọt, màu nâu mật , nhìn thôi hấp dẫn mọi vị giác
Quả mơ tươi được người Đà Lạt ngâm với đường, đều đặn 1 lớp mơ với 1 lớp đường, đem ngâm trong 5 ngày. Trong thời gian đó, vị chua của mơ và vị ngọt của đường sẽ quyện hòa vào nhau. Sau đó, hỗn hợp mơ đường được đun trong một nồi lớn, ngọn lửa vừa phải để không bị cháy. Khi nước đường sôi, người ta cho thêm gừng băm nhỏ để tạo độ thơm. Mơ không được đảo mạnh tay để tránh làm mơ bị nát. Mơ đường được đun cho đến khi keo lại, màu nâu mật, để nguội và thưởng thức.
Gợi ý địa điểm mua: Hệ thống cửa hàng đặc sản Đà Lạt L’angfarm Store
Tham khảo hệ thống các địa chỉ L’angfarm Store tại TP. Đà Lạt
10. Mứt ô liu: Đặc sản mứt Đà Lạt tốt cho sức khỏeQuả ô liu xuất hiện đã lâu ở Việt Nam trong các loại hình như: ô liu tươi, mỹ phẩm, tinh dầu, trong các món ăn. Ở Đà Lạt, ô liu được chế biến thành món mứt có vị chua ngọt. Mứt ô liu vừa ngon, vừa tốt cho sức khoẻ, là món ăn rất thích hợp cho các dịp lễ tết cũng như làm quà rất có ý nghĩa cho người thân và bạn bè.
Mб»©t Гґ liu vб»«a ngon, vб»«a tб»‘t cho sб»©c khoбє»,В lГ mГіn Дѓn rất thГch hб»Јp cho cГЎc dб»‹p lб»… tбєїt cЕ©ng nhЖ° lГ m quГ
Ô liu tươi có vị chua chát, khó ăn. Do vậy, trước khi làm mứt, người Đà Lạt muối quả ôi liu tươi từ 7-10 ngày làm giảm bớt vị đắng. Sau đó, ô liu được nhào với đường cho đến khi đường quyện lại.
Gợi ý địa điểm mua: Hệ thống cửa hàng đặc sản Đà Lạt L’angfarm Store
Tham khảo hệ thống các địa chỉ L’angfarm Store tại TP. Đà Lạt
11. Mứt đậu trắng có vị bùi của hạt ngũ cốcĐậu trắng hay còn được biết đến là đậu mắt cua, hạt màu trắng nhỏ và có chấm đen nhìn tựa như mắt cua. Đây cũng là loại hạt có nhiều chất dinh dưỡng. Mứt đậu trắng là một món ăn được biến tấu với loại ngũ cốc này. Mứt đậu trắng có vị bùi bùi, vị ngọt thanh lạ miệng cực kì thơm ngon và hấp dẫn.
Mứt đậu trắng có vị bùi bùi, vị ngọt thanh lạ miệng cực kì thơm ngon và hấp dẫn.
Mứt đậu trắng được làm cũng lắm công đoạn. Đậu phải được hấp cách thủy 1 tiếng cho mềm, thêm chút muối để có vị đậm đà. Đường phải được đun trong một nồi đế dày để phần tiếp xúc nhiệt không quá gần khiến đường bị cháy. Phần đậu chín được cho vào nước đường tan chảy, thêm gừng thái sợi. Cứ 5 phút, người làm mứt phải đảo đều để đậu quyện với đường cho đến khi đường kết tinh tạo thành lớp trắng mỏng bao quanh hạt đậu. Gần được mẻ mứt, người ta cho thêm một ống vani để mứt có độ thơm.
Gợi ý địa điểm mua: Cửa hàng đặc sản Đà Lạt Tuấn Nguyên
Địa chỉ: 28 Hoàng Hoa Thám, P10, Đà Lạt
Hướng dẫn chỉ đường
Đăng bởi: Chíp Chíp
Từ khoá: THƯỞNG THỨC 11 món đặc sản mứt Đà Lạt ăn là mê mẩn
Đặc Sản Quảng Bình Và Những Món Ăn Đậm Tình Miền Trung
Đặc sản Quảng bình là thứ khiến du khách say đắm bên cạnh với những hang động hoang sơ, thác nước hùng vĩ. Hương vị của những món ăn nơi đây đậm chất quê hương mộc mạc sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều hơn trải nghiệm thú vị về đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Quảng Bình.
Quang cảnh thơ mộng của Quảng Bình
Cháo canh cá lócCháo canh cá lóc là một trong những món đặc sản Quảng Bình được nhiều du khách mê mẩn. Được làm từ sợi bánh canh to, dày ăn “đẫy miệng”, kết hợp cùng nước lèo nóng hổi ngon ngọt thơm béo, và đặc biệt là những miếng cá lóc chiên qua lớp mỡ giòn giòn, cháo canh cá lóc sẽ là món ăn mà chỉ cần ăn một lần là sẽ nhớ nhung mãi không thôi.
Cháo canh cá lóc còn được ăn kèm với những miếng nem chả ram (chả giò) vàng ươm giòn rụm vô cùng ngon miệng. (Ảnh: Internet)
Lẩu cá khoaiLẩu cá khoai (Ảnh: Internet)
Sò huyết sông Roòn Quảng BìnhSò huyết sông Roòn là một đặc sản không thể bỏ lỡ khi du lịch Quảng Bình. Sò huyết ở vùng sông này có thể được chế biến thành đa dạng món ăn, nhưng đặc sắc nhất có lẽ là sò huyết chần nước mắm và sò huyết tái chanh. Với cách chế biến độc lạ cùng với nguyên liệu tươi ngon, bổ dưỡng, món ăn này chắc chắn sẽ là đặc sản không thể bỏ qua khi tới mảnh đất Quảng Bình.
Sò huyết lá chanh nhìn đã thấy thèm (Ảnh: Internet)
Cá nghéo Quảng BìnhLà một đặc sản nức tiếng của vùng đất Quảng Bình, cá nghéo hay còn gọi là cá nhám ít mỡ, nhiều nạc, da nhám và sử dụng làm nguyên liệu cho rất nhiều món ăn ngon. Nếu như gỏi cá nghéo dùng với nước dùng, rau sống ăn vào thanh mát, cá nghéo khi kho với nghệ, gừng lại đậm đà, thì cháo cá nghéo lại dân giã với mùi hành hoa phảng phất, nóng hổi, bổ dưỡng, có thể ăn để giải cảm, giải sốt.
Gỏi cá nghéo (Ảnh: Sưu tầm)
Đặc sản lươn đồng, hàuVới giá chỉ từ 25-50 ngàn/bát, các món ăn đặc sản nổi tiếng của Quảng Bình như súp lươn, miến lươn, cháo lươn, và cháo hàu tuy nghe có phần giản dị, mộc mạc nhưng lại mang hương vị ngon đến bất ngờ. Những con lươn đồng thì luôn được sơ chế sạch sẽ loại bỏ mùi tanh, tạo ra hương vị ngọt mềm, thấm đẫm gia vị, con hàu thì to béo, ngon ngọt, đã tạo ra những món ăn ngon làm say mê nhiều thực khách.
Cháo hàu Quảng Bình (Ảnh: Internet)
Bánh xèo Quảng Hòa Quảng BìnhBánh xèo là một món ăn thân thuộc của người dân miền Trung vô cùng thân quen với người dân Việt. Thế nhưng, để thưởng thức bánh xèo đậm vị miền Trung đặc trưng đúng vị thì phải tìm đến bánh xèo Quảng Hòa, Quảng Bình. Điều đặc biệt làm nên đặc sản bánh xèo Quảng Hòa đó là món “cá chuối” độc đáo làm từ chuối sứ được thái vát nhỏ, luộc chín rồi uốn sao thành hình con cá, trông vô cùng lạ mắt. Cùng với những nguyên liệu dân giã như gạo đỏ, cá chuối, tôm và được thưởng thức bằng cách ăn cùng với các loại rau sống, cuộn bằng bánh đa, chấm cùng nước mắm, bánh xèo có mùi thơm thoang thoảng của gạo lứt và có vị giòn tan trong miệng, nóng hổi càng ăn càng thèm.
Bánh xèo gạo lứt Quảng Hòa (Ảnh: Internet)
Đẻn biển Quảng BìnhĐặc sản Quảng Bình nổi tiếng với sự độc đáo và lạ miệng, trong đó phải kể đến món đẻn biển. Đẻn biển là loại rắn biển thân thon nhỏ, mình vằn da nhám, đầu nhỏ đuôi dẹt và mang giá trị dinh dưỡng rất cao. Từ loài đẻn biển này, người Quảng Bình có thể chế biến ra nhiều món ngon hấp dẫn như: Ram đẻn, chả đẻn, tiết đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt, cháo đẻn, đẻn bằm xúc bánh đa, đẻn hầm sả ớt, đẻn hầm thuốc bắc và rượu tiết đẻn. Ram đẻn có lẽ là món ăn phổ biến hơn cả với lớp vỏ giòn rụm và nhân đẻn thơm, béo ngậy, càng ăn càng “ghiền”.
Ram đẻn nóng hỏi giòn rụm (Ảnh: Internet)
Mực khôĐã đến với vùng biển Quảng Bình thì làm sao có thể quên thưởng thức món mực thơm ngon. Mực được nướng trên than hoa đỏ lửa, xé nhỏ thành nhiều sợi, thưởng thức cùng với chút tương ớt thì thấy rõ được vị ngon ngọt của mực kết hợp cùng vị cay nồng của tương ớt, vừa ăn vừa “nhấm nháp” chút bia lạnh là ngon hết sảy.
Mực khô là đặc sản của những tỉnh/ thành phố gần biển. (Ảnh: Internet)
Nấm tràmLà loại nấm mọc ven bờ của những con suối và có tai nấm hình tròn, màu tím đậm, đây là một nguyên liệu cho vài món ăn quen thuộc của người dân Quảng Bình như: Nấm tràm xào mực, cháo nấm tràm,… nhưng món ăn xuất hiện nhiều nhất trong các bữa ăn của người Quảng Bình có lẽ là món canh nấm tràm. Canh có thể nấu cùng rau muống, rau lang, lá lốt cùng chút ruốc, tỏi phi mang đến hương vị đậm đà, lạ miệng, đậm chất đặc sản Quảng Bình không thể lẫn vào đâu được.
Canh nấm tràm (Ảnh: Sưu tập)
Khoai deo – Đặc sản Quảng Bình đặc biệtNhắc đến đặc sản Quảng Bình thì làm sao có thể bỏ qua món khoai deo. Khoai deo (hay còn gọi là sâm đất) là một món ăn bổ dưỡng và được chế biến từ khoai lang đỏ trồng trên đất thịt. Người Quảng Bình cẩn thận chế biến theo từng công đoạn khoai deo, bắt đầu từ công đoạn chọn khoai, đem khoai đi luộc chín rồi cắt lát và phơi trên cát trong khoảng từ 9 đến 12 ngày nắng. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được hết vị khoai ngọt bùi nguyên chất và thấm đậm hương vị của nắng, gió và cát trắng.
Đặc sản khoai deo Quảng Bình (Ảnh: Internet)
Bánh bột lọcNgười dân Quảng Bình đã “thổi hồn” vào bánh bột lọc của Huế và từ đó tạo ra một đặc sản riêng cho vùng đất đầy nắng và gió của mình. Bánh bột lọc được làm từ bột sắn, mộc nhĩ, tôm sông cùng chút gia vị đơn giản. Sau khi bọc bột bánh với tôm, nặn thành hình tai bèo nhỏ xinh, bánh được trùng qua nước sôi để ăn liền, hoặc được gói bên trong lớp lá chuối và đồ lên như đồ xôi cho những người mang đi xa. Ở Quảng Bình thì chỉ cần vài chục ngàn thôi là bạn có thể ăn no nê thoả thích một “chầu” bánh lọc bột thơm dẻo!
Bánh bột lọc với nhân tôm bọc trong vỏ trong suốt (Ảnh: Sưu tầm)
Bánh khoái Quảng BìnhBánh khoái là thức bánh đặc sản Quảng Bình có nguyên liệu để nấu khá giống bánh xèo nhưng lại có đôi chút khác biệt trong cách chế biến, hình dạng và hương vị. Bột để làm bánh phải chọn loại gạo ngon, sau khi xay nhuyễn sẽ hoà với nước, đánh đều với lòng đỏ trứng gà, tạo ra một hỗn hợp lỏng để làm vỏ bánh. Nhân bánh bao gồm thịt heo nạc băm nhỏ, tôm, giá. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm thấy được vị thơm ngon của nhân tôm, thịt, phảng phất hương gạo thơm của lớp vỏ bánh giòn tan, chấm với nước mắm đậu lạc, gan heo béo, bùi, ngậy.
Bánh khoái Quảng Bình (Ảnh: Sưu tầm)
Quảng Bình không chỉ “níu chân” du khách với địa điểm du lịch mà còn bởi những đặc sản mộc mạc, giản đơn mà thơm ngon, mang đậm nét ẩm thực miền Trung đặc sắc, chắc chắn đó sẽ là những thứ có thể “chiều lòng” được mọi thực khách dù đó có là người khó tính nhất!
Đăng bởi: Đinh Thị Yến Nhiii
Từ khoá: Đặc sản Quảng Bình và những món ăn đậm tình miền Trung
Cập nhật thông tin chi tiết về Ghé Miền Trung Thưởng Thức Đặc Sản Tôm Tít Rang Me trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!