Xu Hướng 12/2023 # Giới Thiệu Về 13 Triều Đại Nhà Nguyễn Với Lịch Sử Cai Trị Đất Nước # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Về 13 Triều Đại Nhà Nguyễn Với Lịch Sử Cai Trị Đất Nước được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Được biết đến là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, khởi điểm kể từ khi có sự xưng đế của Nguyễn Phúc Ánh năm 1802 cho đến vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị vào năm 1945. Triều đại nhà Nguyễn trải qua tất cả 13 đời vua, thuộc 7 thế hệ. Có thể nói, triều Nguyễn là một triều đại đã đánh dấu nhiều bước thăng trầm của lịch sử Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ chiếc tranh xâm lược của quân đội Pháp vào giữa thế kỷ thứ 19.

Đến nay, hệ thống lăng tẩm của 7 trong số 13 vị vua triều đại nhà Nguyễn vẫn còn đó. Mỗi khu lăng tẩm lại mang một nét dấu ấn riêng, tượng trưng cho tính cách, sở thích của mỗi vị vua. Đến du lịch Huế, khi đến thăm các ngôi lăng mộ này, du khách sẽ có cơ hội được tìm hiểu và biết nhiều hơn về những bí mật chốn thâm cung của các triều đại nhà Nguyễn vẫn còn lưu lại cho đến tận bây giờ.

MỤC LỤC

Giới thiệu đôi nét về 13 triều đại nhà Nguyễn xưng danh

Theo lịch sử ghi chép, triều đại nhà Nguyễn đã trải qua 13 đời trị vị, từ năm 1802 đến năm 1945. Cũng giống như bao triều đại khác, triều đại nhà Nguyễn cũng đã có những bước phát triển, thăng trầm theo suốt dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô.

Năm Nhâm Tuất 1802, Nguyễn Phúc Ánh đã đánh bắt vương triều Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Gia Long, bắt đầu một triều đại mới, triều đại Nhà Nguyễn. Trong bối cảnh suy vong, các vị vua từ Gia Long đến tự Đức đã thay nhau xây dựng, cũng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến. Đến nửa đầu thế kỷ 19, xã hội cai trị dưới thời nhà Nguyễn dường như không phát triển được. Hàng loạt các cuộc nổi dậy khởi nghĩa của nông dân, tạo điều kiện để Việt Nam trở đối tượng xậm lược của thực dân Pháp.

Về chính trị:

Sau khi đóng đô ở Phú Xuân, vua Gia Long vẫn cho giữ nguyên các đơn vị hành chính cũ ở cả hai miền Nam Bắc. Đến năm 1804, Gia Long cho đổi tên nước là Việt Nam, đến năm 1838 đổi lại là Đại Nam. Cũng giống như các triều đại trước, chính quyền trung ương đứng đầu là vua, người nắm trong tay mọi quyền hành. Để tập hợp tất cả quyền lực về tay mình, vua Nguyễn không có Tể Tướng, không có Trạng Nguyễn, không Thái Tử, không Hoàng Hậu. Đến đời vua Nguyễn thứ 13 là vua Bảo Đại, là vị vua duy nhất cho vợ làm Nam Phương Hoàng Hậu. Dưới vua còn có 6 bộ và 5 phủ đô đốc.

Về luật pháp:

Năm 1815, dưới sự giao phó của vua Gia Long, Nguyễn Văn Thành, giữ chức Tổng trấn Bắc thành đã hoàn thành bộ luật nhà Nguyễn với tên gọi là Hoàng triệu luật lệ, hay còn gọi là luật Gia Long.

Về quân đội:

Gồm 3 bộ phận chính là Thân Binh, Cấm Binh, Tinh Binh và Biền Binh.

Về đối ngoại:

Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, vua Gia Long đã cử ngay sứ thần sang Trung Quốc để cầu phong. Từ đó, nước ta có quốc hiệu là Việt Nam, đến năm 1813 đã đổi lại là Đại Việt, đến năm 1838, vua Minh Mạng đã cho đổi lại là Đại Nam. Thời bấy giờ, vua Nguyễn dường như rất khâm phục nhà Thanh, mọi việc đối ngoại, phong vương đều phải cho người sang xin ý kiến của nhà Thanh.

Về mặt giáo dục:

Trong suốt những năm trị vị, vua Gia Long đã cho tổ chức lại thi cử, đến năm 1807 là cuộc thi Hương đầu tiên, tuy nhiên số lượng đỗ đạt rất ít. Lúc này vẫn chưa có thi Đình và thi Hội. Vào thời vua Minh Mạng, năm 1822, nhà Nguyễn mới bắt đầu cho thi Khoa, đến năm 1826, cho thi Đình. Tuy nhiên, nhà vua đã ra quy định không cho ai đỗ Trạng Nguyễn, vì sợ phạm vào phải “Tứ bất” như đã đề cập đến ở trên.

Nói về các giai đoạn của triều đại nhà Nguyễn, có thể phân chia thành 2 giai đoạn chính. Giai đoạn độc lập tự chủ dưới đời các vua Gia Long, vua Minh Mạng và một phần đời vua Tự Đức. Về sau, sau cái chết của vua Tự Đức, nhà Nguyễn đã bắt đầu rơi vào thế bị áp đảo bởi thực dân Pháp, buộc Nam Tiều phải ký hiệp ước Patenotre vào tháng 6 năm 1884. Kể từ đó, nền độc lập của Việt Nam bị tước đoạn, các vị vua triều Nguyễn lúc bây giờ cũng chỉ là bù nhìn.

Mặc dù đã để rơi vào tay thực dân Pháp, thế nhưng vương triều nhà Nguyễn vẫn có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của dân tộc ta. Từ tổ chức bộ máy, ngoại giao, kinh tế, văn hóa và giáo dục, khoa học và kỹ thuật,vv…

Đến ngày 30 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn, đã tuyên bố thoái vị, trao trả lại ấn kiếm cho chính quyền Cách Mạng. Vương triều nhà Nguyễn kể từ đây hoàn toàn sụp đổ.

13 triều đại nhà Nguyễn gồm những vị vua nào? Nguyễn Phúc Ánh (tự Gia Long) 1802-1819

Nguyễn Phúc Ánh, được biết đến là người đặt nền móng cho triều đại nhà Nguyễn trải dài suốt 143 năm. Trong suốt thời kỳ chúa Nguyễn bị suy sụp bởi sự tấn công của nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã tìm bằng mọi cách giành lại chính quyền cho nhà Nguyễn. Lợi dụng lúc vua Quang Trung, tức Nguyễn Huệ mất, Nguyễn Ánh đã cho quân chiếm đánh, đến năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long.

Đến năm 1819, vua Gia Long mất, ông có tất cả 31 người con gồm 13 trai và 18 gái.

Nguyễn Phúc Đảm (tự Minh Mạng) 1820-1840

Đây là người con thứ 4 của vua Gia Long cùng với Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu. Trong suốt thời gian trị vì, vua Minh Mạng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc cho thực hiện nhiều cải cách như bỏ các dinh trấn, thành lập các tỉnh, đặt lại quan chế và mức lương bổng của các quan, khuyến khích khia hoang lập ấp, sửa sang hệ thống giao thông cầu đường, giúp đỡ người nghèo khổ, già cả, tàn tật không nơi nương tựa.

Minh Mạng là vị vua có nhiều đóng góp cho nước nhà thời bấy giờ.

Ông cũng là vị vua đề cao Nho học, khuyến khích tìm kiếm nhân tài thông quan việc cho lập Quốc Tử Giám, mở thêm các cuộc thi Đình, thị Hội (dưới thời vua Gia Long chỉ có thi Hương). Vào thời vua Minh Mạng, lãnh thổ nước Việt Nam cũng được mở rộng, trở thành một quốc gia hùng mạnh, vì vậy mà lấy tên là Đại Nam.

Vua Minh Mạng mất vào năm 1841, hưởng dương 50 tuổi, ông có tất cả 74 người con trai và 68 gái.

Nguyễn Phúc Miên Tông (tự Thiệu Trị) 1841-1847

Vua Thiệu Trị được biết là người con trưởng vua Minh Mạng và bà Hồ Thị Hoa, ông làm vua được 7 năm, hưởng thọ 41 tuổi. Ông có 29 người con trai và 35 người con gái.

Nguyễn Phúc Hồng Nhâm (tự Tự Đức) 1848-1883

Vua Tự Đức là con thứ 2 của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng, ông làm vua được 36 năm cũng là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất của nhà Nguyễn, hưởng thọ 55 tuổi. Ông không có con nhưng có nhận nuôi 3 con, cả 3 người con sau này đều trở thành vua, lần lượt là vua Dục Đức, vua Đồng Khánh và vua Kiến Phúc.

Nguyễn Phúc Ưng Chân (tự Dục Đức) 1883 – 3 ngày

Khi vua Tự Đức mất đi, ông đã truyền ngôi cho Nguyễn Phúc Ưng Chân, tự Dục Đức đây cũng chỉ là tên gọi nơi ở chứ không phải là niên hiệu. Tuy nhiê, chỉ 3 ngày sau khi làm lễ, mẹ vua Tự Đức và vợ vua Tự Đức đã cho phế bỏ, bắt giam vào ngúc, đến 1884 thì mất. Ông hưởng thọ 32 tuổi, có 11 con trai và 8 con gái.

Nguyễn Phúc Hồng Dật (tự Hiệp Hòa) 1883 – 4 tháng

Ngay sau khi vua Dục Đức bị phế bỏ, Nguyễn Phúc Hồng Dật, con thứ 29 của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận đã được đưa lên làm vua, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa. Tuy nhiên, dù mới lên ngôi chưa được bao lâu nhưng đã có ý thân Pháp, thế nên chỉ sau 4 tháng đã bị triều đình Huế phế truất. Ông đã bị bỏ thuốc độc buộc tử vẫn vào tháng 11 năm 1883. Ông có 11 người con trai và 6 con gái.

Nguyễn Phúc Ưng Đăng (tự Kiến Phúc) 1884

Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế bỏ ngôi vua, Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ 3 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh lên ngôi, lúc 15 tuổi, đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Tuy nhiên, chỉ mới lên làm vua được 8 tháng thì ông mất, hưởng thọ 16 tuổi.

Nguyễn Phúc Ưng Lịch (Tự Hàm Nghi) 1885

Vua Hàm Nghi, là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn. Sau khi vua Kiến Phúc Mất, ông đã được đưa lên làm vua, lúc chỉ mới 14 tuổi. Đến năm 1885, các phong trào kháng Pháp đã nổ ra trên toàn quốc, vua Hàm Nghi cùng với các quần thần ra Tân Sở. Tuy quân Pháp đã nhiều lần cho gọi ông quay về, tuy nhiên lại thất bại. Đến năm 1888, một tên người hầu đã bị mua chuộc, cho người ra bắt vua Hàm Nghi về dâng cho Pháp. Ông có 1 con trai và 2 con gái.

Nguyễn Phúc Ưng Đường (Tự Đồng Khánh) 1886-1888

Sau khi vua Hàm Nghi bỏ ngai vàng, triều đình Huế đã thương lượng với Pháp, đưa Ưng Đường lên ngôi, với niên hiệu là Đồng Khánh. Tuy nhiên, chỉ mới được 3 năm, ông đã bị bệnh và mất khi đó mới 25 tuổi. Ông có tất cả 6 người con trai và 4 con gái.

Nguyễn Phúc Bửu Lân (tự Thành Thái) 1889-1907

Nguyễn Phúc Bửu Lân chính là con thứ 7 của vua Dục Đức và Phan Thị Điểu. Khi vua Đồng Khánh mất, triều đình Huế tiếp tục xin sự đồng ý của quân Pháp đã đưa Bửu Lân lên làm vua, lúc đó mới 10 tuổi, lấy niên hiệu là Thành Thái. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng vua Thành Thái lại có tư tưởng rất tưởng rất tiến bộ, có ý định chống Pháp. Sau 19 năm trị vì, triều đình nhà Nguyễn dưới áp lực của Pháp đã phải đưa thông tin giải là nhà vua mắc bệnh tâm thần, buộc thoái vị. Ông có 19 con trai và 26 con gái.

Nguyễn Phúc Vĩnh San (tự Duy Tân) 1907 – 1916

Nguyễn Phúc Vĩnh San là con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định. Năm 1907, khi vua Thành Thái thoái vị, hoàng tử Vĩnh San được triều đình Huế đưa lên làm vua, lấy niên hiệu là Duy Tân, lúc đó mới 8 tuổi. Đây cũng là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 triều đại nhà Nguyễn.

Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất nhưng có tư tưởng tiến bộ.

Mang trong mình dòng máu của vua Thành Thái, nên ông cũng có khí phách của một vị vua và tư tưởng chống Pháp. Ông cùng với Trần Cao Vân, Thái Phiên cũng đã vạch định kế hoạch chống Pháp, tuy nhiên bị bại lộ, phải trốn ra khỏi kinh thành. Ông có 3 người con trai và 2 người con gái.

Nguyễn Phúc Bửu Đảo (tự Khải Định) 1916-1925

Nguyễn Phúc Bửu Đảo là con trường của vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục. Khi cha mất, Bửu Đảo chỉ mới 4 tuổi nên chưa được chọn làm vua. Đến khi vua Duy Tân bị Pháp đày đi, ông mới được đưa lên ngôi vàng, lấy niên hiệu là Khải Định. Ông trị vì đất nước được 10 năm thì mất do bệnh, hưởng thọ 41 tuổi. Ông chỉ có một người con duy nhất là Hoàng tử Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại.

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (tự Bảo Đại) 1926-1945

Đây là vị vua cuối cùng trong 13 triều đại vua Nguyễn, sau khi được đưa sang Pháp học lúc 10 tuổi. Đến năm 1926, khi vua Khải Định mất, ông được đưa về nước, đưa lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Sau gần 20 năm, ông đã chính thức làm lễ thoái vị, trao trả chính quyền lại cho chính phủ cách mạng lâm thời. Ông có 2 người con trai và 3 người con gái.

Vua Bảo Đại đã tự thoái vị vào năm 1945.

13 vị vua triều đại nhà Nguyễn và hệ thống lăng tẩm tuyệt đẹp

Dù triều đại nhà Nguyễn có đến 13 vị vua, tuy nhiên vì một số lý do mà chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng. Tất cả cho đến nay đều được bảo toàn, với mỗi lăng là một nét kiến trúc riêng, chứa đựng nét văn hóa tâm linh và triết lý nhân sinh sâu sắc. Điểm chung của các lăng tẩm ở Huế đó chính là được xây dựng trong thời gian vua còn trị vì, nên mọi thứ không hề mang nét u buồn mà được đặt trong thiên nhiên hữu tình, với những nét chạm trổ tinh xảo, đẹp mắt.

Hiện nay, các hệ thống lăng tẩm ở Huế đã được trùng tu, sửa chữa, một phần để tưởng nhớ công lao của các vị vua, một phần để làm nơi tham quan cho khách du lịch. Để vào bên trong, du khách phải bắt buộc mua vé. Trong số 7 lăng thì có 3 lăng được đánh giá là đẹp nhất, hoành tráng nhất đó là lăng Khải Định, lăng Tự Đức và lăng Minh Mạng.

Lăng Khải Định – lăng tẩm có kiến trúc tinh xảo nhất ở Huế

Đây chính là ngôi lăng có vẻ đẹp tân thời nhất, nhờ sử dụng những vật liệu xây dựng cùng với lối kiến trúc từ phương Tây. Dù sở hữu diện tích nhỏ, song lăng Khải Định Huế chính là một công trình tốn kém công sức, tiền bạc nhất trong hệ thống các lăng tẩm triều Nguyễn. Điểm thu hút nhất của lăng đó chính là các kiến trúc trong lăng chịu nhiều ảnh hưởng của trường phái Ấn Độ giáo, Phật giáo và kiến trúc Roman Gothic.

Lăng Khải Định là lăng đẹp nhất và nguy nga nhất ở Huế.

Lăng Tự Đức – mang đậm nét uyên thâm và thơ mộng

Được biết đến là vị vua uyên thâm và lãng tử nhất trong 13 vị vua triều Nguyễn, nên khi mất ông vua Tưn Đức cũng mong muốn nơi yên nghỉ của ông cũng phải đầy chất nhạc và thơ. Không mang vẻ ngông nghênh của lăng Khải Định, lăng Tự Đức sở hữu không gian sơn thủy hữu tình, mọi thứ đều toát lên vẻ vương giả như tính cách của nhà vua.

Chốn thơ ca đầy lãng mạn tại Lăng Tự Đức.

Lăng Minh Mạng – ngôi lăng mang đậm bản sắc Nho giáo

Dù không sở hữu nét nguy nga, tráng lệ như Khải Định hay lăng Tự Đức, song lăng Minh Mạng lại thu hút bởi sự chuẩn mực về kiến trúc lăng tẩm. Nhìn tổng quan, ngôi lăng này có sự uy nghiêm và đường bệ nhất.

Lăng Minh Mạng có bố cục đối xứng rất hài hòa.

Đặt tour Huế 1 ngày khám phá nét thâm cung huyền bí của 13 triều đại nhà Nguyễn

Khi đặt tour Huế 1 ngày, du khách sẽ được đưa đi tham quan Kinh Thành Huế cùng hệ thống lăng tẩm đẹp nhất ở Huế, cũng là cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử hình thành, phát triển của 13 vị vua triều đại nhà Nguyễn.

Qua đó, sẽ cảm nhận được những giai đoạn thăng trầm cùng những biến cố của nhà Nguyễn trong suốt 143 năm. Đó không chỉ là cơ hội để bạn được chiêm ngưỡng những di tích hàng trăm năm với những lối kiến trúc đáng ngưỡng mộ mà còn là dịp để tìm hiểu về những bí ẩn về chốn thâm cung triều Nguyễn.

Đăng bởi: Tâm Thư

Từ khoá: Giới thiệu về 13 triều đại Nhà Nguyễn với lịch sử cai trị đất nước

Tìm Hiểu Đôi Nét Về Triều Đại Nhà Thanh Trong Lịch Sử Trung Quốc

Nhà Thanh là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) ở Mãn Châu thành lập. Khi đó, Mãn Châu là một địa danh nằm tại phía bắc bán đảo Triều Tiên và phía Đông Bắc Trung Quốc. Hiện nay, vùng đất này bị phân chia giữa khu vực Viễn Đông Nga với Đông Bắc Trung Quốc. Nhà Thanh cũng là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ.

Triều đại này từng được tộc người Nữ Chân (đứng đầu bởi Nỗ Nhĩ Cáp Xích) xây dựng với quốc hiệu Đại Kim vào năm 1616 tại Mãn Châu – sử sách gọi là nhà Hậu Kim. Cho đến năm 1636, Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu thành Đại Thanh, và mở rộng lãnh thổ vào lục địa Đông Á cũng như các khu vực xung quanh. Nhà Thanh chinh phục và trở thành triều đình cai trị của: Trung Quốc (1644-1659), Đài Loan (1683), Mông Cổ (1691), Tây Tạng (1751), Tân Cương (1759); hoàn thành cuộc chinh phục của người Mãn Châu.

Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền quản lý của họ đối với Trung Quốc, hoà nhập với văn hoá Trung Quốc, và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của họ đã giảm sút trong thế kỷ 19, và phải đối mặt với sức ép từ bên ngoài, nhiều cuộc nổi loạn và những thất bại trong chiến tranh, nhà Thanh tàn tạ từ sau nửa cuối thế kỷ 19. Nhà Thanh bị lật đổ sau cuộc Cách mạng Tân Hợi khi hoàng hậu nhiếp chính khi ấy là Hiếu Định Cảnh hoàng hậu, đối mặt với nhiều sự phản kháng buộc phải thoái vị nhân danh vị hoàng đế cuối cùng, Phổ Nghi, ngày 12 tháng 2 năm 1912.

Sự thành lập nhà nước Mãn Châu

Nhà Thanh là một triều đại do người Mãn Châu thành lập, một dân tộc thiểu số ở một số nước Đông Á hiện nay. Vốn là những người du mục bán khai, người Mãn Châu dần chiếm ưu thế tại vùng hiện ở phía đông nam Nga. Quốc gia Mãn Châu được Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhaci) thành lập vào đầu thế kỷ 17. Ban đầu chỉ là một nước chư hầu của nhà Minh, ông tự tuyên bố mình là hoàng đế của nước Hậu Kim năm 1609. Cùng năm ấy, ông phát triển các nguồn tài nguyên kinh tế, con người của đất nước cũng như kỹ thuật bằng cách thu nhận những người Hán sống tại vùng Mãn Châu.

Năm 1625, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lập thủ đô tại Thẩm Dương (tiếng Mãn Châu: Mukden), nhưng năm sau ông phải chịu một thất bại quân sự lớn đầu tiên trước một vị tướng nhà Minh là Viên Sùng Hoán. Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết năm đó. Một trong những thành tựu lớn nhất của ông là việc tạo lập hệ thống Bát Kỳ, theo đó mọi người dân Mãn Châu đều thuộc một trong tám “Kỳ”, đó vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự. Các Kỳ được đặt tên như vậy bởi vì mỗi nhóm được phân biệt bởi một lá cờ khác nhau.

Người kế tục Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Hoàng Thái Cực (Huang Taiji), tiếp tục tiến hành công việc dựa trên các nền móng được người cha để lại, sáp nhập các kỳ của người Hán đầu tiên vào quân đội của mình. Hoàng Thái Cực cũng chấp nhận việc áp dụng nhiều cơ cấu chính trị kiểu nhà Minh vào đất nước mình, nhưng luôn giữ ưu thế của người Mãn Châu trong các cơ cấu đó thông qua một hệ thống định mức phân bổ. Khi Lâm Đan Hãn (Ligdan Khan), vị đại hãn cuối cùng của người Mông Cổ, chết trên đường tới Tây Tạng năm 1634, con trai ông Ngạch Triết (Ejei) đã đầu hàng người Mãn Châu và trao lại ấn ngọc truyền quốc của Hoàng đế Nguyên cho Hoàng Thái Cực.

Tuyên bố Thiên mệnh

Bắc Kinh đã bị một liên minh những lực lượng nổi loạn do Lý Tự Thành cầm đầu vào cướp phá. Nhà Minh chính thức kết thúc khi Minh Tư Tông (Sùng Trinh Đế) Chu Do Kiểm, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Minh treo cổ tự tử tại Môi Sơn cạnh Tử Cấm Thành. Sau khi chiếm Bắc Kinh vào tháng 4 năm 1644, Lý Tự Thành dẫn đầu một đội quân mạnh gồm 600.000 người chiến đấu với Ngô Tam Quế, vị tướng chỉ huy lực lượng đồn trú 100.000 lính bảo vệ Sơn Hải Quan (山海關) của nhà Minh.

Liên minh này đánh bại các lực lượng nổi loạn của Lý Tự Thành trong trận chiến ngày 27 tháng 5 năm 1644. Quá trình tiêu diệt các lực lượng trung thành với nhà Minh, những kẻ nhòm ngó ngôi báu và những kẻ phiến loạn khác kéo dài thêm mười bảy năm nữa. Vị vua cuối cùng của nhà Minh, Vĩnh Lịch, chạy trốn tới Miến Điện, tức Myanma hiện nay, nhưng bị bắt và giao lại cho lực lượng viễn chinh của nhà Thanh do Ngô Tam Quế cầm đầu. Vĩnh Lịch bị hành quyết tại tỉnh Vân Nam đầu năm 1662.

Khang Hi và sự củng cố quyền lực

Hoàng đế Khang Hi (khoảng 1662 – 1722) lên ngôi khi mới tám tuổi. Trong những năm cầm quyền đầu tiên ông được bà của mình là Thái hoàng Thái hậu Hiếu Trang giữ quyền nhiếp chính trợ giúp rất nhiều.

Người Mãn Châu nhận ra rằng việc kiểm soát “Thiên mệnh” là một nhiệm vụ hết sức to lớn. Sự rộng lớn của lãnh thổ Mãn Châu đồng nghĩa với việc triều đình chỉ có đủ quân đội để đồn trú tại những thành phố chính và xương sống của mạng lưới phòng ngự dựa chủ yếu vào những người lính nhà Minh đã đầu hàng.

Hơn nữa, các tướng lĩnh nhà Minh đã đầu hàng trước đó cũng được lựa chọn theo mức độ đóng góp vào việc thành lập nhà Thanh, được phong tước trở thành các lãnh chúa phong kiến (phiên vương), và được quyền cai quản những vùng đất rộng lớn ở phía nam Trung Quốc. Người đứng đầu số đó là Ngô Tam Quế, được trao các tỉnh Vân Nam và Quý Châu, trong khi các vị tướng khác như Thượng Khả Hỉ và Cảnh Trọng Minh được giao cai quản các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Ba người này được người Trung Quốc gọi chung bằng cái tên Tam Phiên.

Sau một thời gian, ba vị lãnh chúa này và những vùng đất đai của họ cai quản dần trở thành hình thức tự trị. Cuối cùng, vào năm 1673, Thượng Khả Hỉ thỉnh cầu Khang Hi, bày tỏ ước vọng muốn được trở về quê hương tại tỉnh Liêu Đông và chỉ định con trai làm người kế nhiệm. Vị hoàng đế trẻ cho phép ông ta về nghỉ nhưng từ chối trao chức vụ cho người con trai. Trước sự kiện đó, hai vị tướng kia cũng quyết định xin về hưu để thử phản ứng của Khang Hi, cho rằng ông ta sẽ không dám liều xúc phạm đến họ. Hành động này mang lại kết quả trái ngược với mong đợi của họ khi vị hoàng đế trẻ tuổi lừa phỉnh họ bằng cách chấp nhận các yêu cầu và đoạt lại ba vùng đất đó cho triều đình.

Thấy mình bị tước đoạt quyền lực, Ngô Tam Quế cho rằng ông ta không còn lựa chọn nào khác ngoài cách làm loạn. Ngô Tam Quế cùng Cảnh Trọng Minh và con trai Thượng Khả Hỉ là Thượng Chi Tín thành lập liên minh. Cuộc nổi dậy diễn ra sau đó kéo dài tám năm. Ở thời phát triển mạnh nhất, lực lượng nổi dậy đã tìm cách mở rộng tầm kiểm soát của mình về hướng bắc tới tận sông Trường Giang. Dù vậy, cuối cùng triều đình nhà Thanh tiêu diệt được cuộc nổi dậy và kiểm soát được toàn bộ miền nam Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc, sự kiện này được gọi là Loạn Tam Phiên.

Để củng cố đế chế, Khang Hi đích thân chỉ huy một loạt các chiến dịch quân sự tấn công Tây Tạng, người Dzungar; và sau này, ông đánh cả Đế quốc Nga, nhưng phần lớn bị Pyotr I tấn công dữ dội cho tới chân Vạn lý trường thành. Ông dàn xếp một cuộc hôn nhân giữa con gái mình với vị Hãn Mông Cổ là Gordhun (Chuẩn Cát Nhĩ) nhằm tránh một cuộc xung đột quân sự. Các chiến dịch quân sự của Gordhun chống lại nhà Thanh đã chấm dứt, giúp tăng cường sức mạnh đế chế. Đài Loan cũng bị các lực lượng nhà Thanh chinh phục năm 1683 từ tay con trai của Trịnh Kinh là Trịnh Khắc Sảng (cháu nội Trịnh Thành Công, người đã đoạt lại quyền kiểm soát Đài Loan từ tay thực dân Hà Lan). Tới cuối thế kỷ 17, Trung Quốc đạt tới đỉnh cao quyền lực của mình kể từ thời nhà Minh.

Khang Hi cũng cho phép nhiều nhà truyền giáo thuộc các Giáo hội Thiên chúa tới Trung Quốc để truyền đạo. Dù họ không đạt được mục đích cải đạo cho đa số dân Trung Quốc, Khang Hi vẫn cho họ sống yên ổn tại Bắc Kinh.

Các hoàng đế Ung Chính và Càn Long

Hai giai đoạn trị vì của Hoàng đế Ung Chính (trị vì 1723 – 1735) và con trai ông Hoàng đế Càn Long (trị vì 1735 – 1796) đánh dấu đỉnh cao phát triển quyền lực nhà Thanh. Trong giai đoạn này, nhà Thanh cai quản 13 triệu kilômét vuông lãnh thổ. Sau khi Khang Hi qua đời vào mùa đông năm 1722, con trai thứ tư của ông là Ung Thân vương Dận Chân lên nối ngôi trở thành Hoàng đế Ung Chính. Ung Chính là một nhân vật gây nhiều tranh cãi bởi vì có những lời đồn đại về việc ông cướp ngôi, và trong những năm cuối cùng thời Khang Hi ông đã tham gia vào nhiều cuộc tranh giành quyền lực chính trị với các anh em của mình.

Ung Chính là một nhà cai trị chăm chỉ và quản lý đất nước mình bằng bàn tay sắt. Bước đầu tiên của ông nhằm tăng cường sức mạnh triều đình là đưa hệ thống thi cử quốc gia trở về các tiêu chuẩn trước đó. Năm 1724 ông đàn áp thẳng tay những trao đổi tiền bất hợp pháp, vốn bị các quan chức triều đình lợi dụng để kiếm chác. Những người vi phạm vào luật mới về tài chính đều bị cách chức hay trong những trường hợp nghiêm trọng, sẽ bị hành quyết.

Ung Chính rất tin tưởng vào các vị quan người Hán, và đã chỉ định nhiều người được ông che chở vào những chức vụ quan trọng. Một trong những trường hợp điển hình là Niên Canh Nghiêu đã được phong làm người chỉ huy chiến dịch quân sự tại Thanh Hải, thay cho người em trai của Ung Chính là hoàng tử Dận Trinh. Tuy nhiên, những hành động kiêu ngạo của Niên khiến ông mất chức năm 1726.

Trong thời gian cai trị của Ung Chính, sức mạnh của đế quốc được củng cố và đạt tới mức cao nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhiều vùng đất ở phía tây bắc được sáp nhập vào lãnh thổ quốc gia. Một lập trường cứng rắn hơn được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ các quan lại tham nhũng, và Ung Chính là người đã lập ra Quân Cơ Xứ, trên thực tế là một bộ máy nhằm đảm bảo sự yên ổn của triều đình.

Hoàng đế Ung Chính mất năm 1735. Con trai ông Bảo Thân Vương Hoằng Lịch lên nối ngôi trở thành Hoàng đế Càn Long. Càn Long nổi tiếng là một vị tướng có tài. Nối ngôi ở tuổi 24, Càn Long đích thân chỉ huy một cuộc tấn công quân sự gần Tân Cương và Mông Cổ. Các cuộc nổi loạn và khởi nghĩa tại Tứ Xuyên và nhiều vùng ở phía nam Trung Quốc cũng được dẹp yên.

Khoảng bốn mươi năm kể từ khi Càn Long lên ngôi, chính phủ nhà Thanh đối mặt với tình trạng tham nhũng nặng nề trở lại. Hòa Thân một vị quan trong triều, là kẻ tham nhũng nhất vương quốc. Ông ta đã bị con trai Càn Long, Hoàng đế Gia Khánh (1796 – 1820) buộc phải tự sát.

Mở rộng đế chế

Sau khi chiếm Trung Hoa của nhà Minh, các hoàng đế nhà Thanh đã từng bước mở rộng đế chế của mình thông qua các cuộc chiến tranh và sát nhập. Họ đã chiếm thêm được Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, một phần Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan ngày nay và cùng với Mông Cổ, Triều Tiên trước đó vào đế chế của mình. Họ đã thất bại trước nước Đại Việt và Miến Điện khi tiến xuống Đông Nam Á vào nửa sau thế kỷ 18, cho tới khi Đế quốc Nga xâm chiếm Trung Á vào thế kỉ 19.

Nổi loạn, bất ổn và áp lực ngày càng tăng

Một quan điểm thông thường về Trung Quốc ở thế kỷ 19 cho rằng đây là giai đoạn mà sự kiểm soát của nhà Thanh suy yếu đi và sự thịnh vượng cũng sút giảm. Quả vậy, Trung Quốc phải chịu đựng nhiều cuộc xung đột xã hội, đình đốn kinh tế và sự bùng nổ dân số đặt ra những vấn đề lớn đối với việc phân phối lương thực.

Các nhà sử học đã đưa ra nhiều sự giải thích cho những sự kiện trên, nhưng ý tưởng căn bản cho rằng quyền lực nhà Thanh, sau một thế kỷ, đã phải đối mặt với những vấn đề bên trong và áp lực bên ngoài khiến cho hình mẫu chính phủ, tình trạng quan liêu và hệ thống kinh tế của Trung Quốc thời ấy không sao giải quyết nổi.

Cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc vào giữa thế kỷ 19 là ví dụ đầu tiên phản ánh tư tưởng chống Mãn Châu đe dọa sự ổn định của nhà Thanh, một hiện tượng còn tăng thêm trong những năm sau này. Tuy nhiên, số lượng thương vong kinh khủng của cuộc khởi nghĩa này – tới 30 triệu người – và sự tàn phá nghiêm trọng các vùng đất rộng lớn ở phía nam đất nước vẫn còn bị che mở bởi một cuộc xung đột khác. Dù không đẫm máu bằng, nhưng thế giới ảnh hưởng của thế giới bên ngoài qua những tư tưởng và kỹ thuật của nó đã có một ảnh hưởng rất lớn và cuối cùng mang lại tác động có tính cách mạng đối với một triều đình nhà Thanh đang ngày càng suy yếu và dao động.

Một trong những vấn đề lớn ở thế kỷ mười chín của Trung Quốc là cách thức đối phó với các nước khác bên ngoài. Trước thế kỷ mười chín, Đế chế Trung Quốc là cường quốc bá chủ châu Á. Theo học thuyết đế quốc của họ, hoàng đế Trung Quốc có quyền cai trị toàn bộ “thiên hạ”. Tùy theo từng giai đoạn và từng triều đại, họ hoặc cai trị trực tiếp các vùng lãnh thổ xung quanh hoặc buộc các nước đó phải nộp cống cho mình.

Các nhà sử học thường đưa ra quan niệm cơ bản của đế chế Trung Quốc, “đế chế không biên giới”, khi đề cập tới thực trạng trên. Tuy nhiên, trong thế kỷ mười tám, các đế chế châu Âu dần mở rộng ra khắp thế giới, khi các nước châu Âu phát triển các nền kinh tế hùng mạnh dựa trên thương mại hàng hải. Mặt khác, đế chế Trung Quốc rơi vào tình trạng tù hãm sau nhiều thế kỷ dẫn đầu thế giới.

Tới cuối thế kỷ 18, các thuộc địa của châu Âu đã được lập nên ở gần Ấn Độ và trên những hòn đảo hiện là các vùng thuộc Indonesia, trong khi Đế chế Nga đã sáp nhập các vùng phía bắc Trung Quốc. Ở thời các cuộc chiến tranh Napoleon, Anh Quốc từng muốn thành lập liên minh với Trung Quốc, gửi các hạm đội tàu tới Hồng Kông mang theo quà tặng gửi tới vị Hoàng đế, gồm nhiều vật phẩm được chế tạo bởi những kỹ thuật và phong cách nghệ thuật mới nhất của châu Âu thời kỳ đó. Khi các phái đoàn Anh nhận được một lá thư từ Bắc Kinh giải thích rằng Trung Quốc không cảm thấy ấn tượng trước những thành tựu của châu Âu và cho rằng triều đình Trung Quốc sẵn lòng nhận sự kính trọng của vua George III nước Anh, chính phủ Anh cảm thấy bị xúc phạm và từ bỏ mọi kế hoạch nhằm thiết lập các quan hệ với nhà Thanh.

Khi các cuộc chiến tranh Napoleon chấm dứt năm 1815, thương mại thế giới tăng trưởng nhanh chóng, và bởi vì dân số đông đảo của Trung Quốc là một thị trường vô hạn cho hàng hóa châu Âu, thương mại giữa Trung Quốc và các thương gia châu Âu phát triển trong những năm đầu của thế kỷ mười chín. Khi thương mại tăng trưởng, sự thù nghịch cũng gia tăng giữa các chính phủ châu Âu và nhà Thanh.

Năm 1793, nhà Thanh chính thức cho rằng Trung Quốc không cần tới các hàng hóa châu Âu. Vì thế, các lái buôn Trung Quốc chỉ chấp nhận dùng bạc làm vật trao đổi cho hàng hóa của họ. Nhu cầu to lớn của châu Âu đối với các hàng hóa Trung Quốc như tơ, trà, và đồ sứ chỉ có thế được đáp ứng khi các công ty châu Âu rót hết số bạc họ có vào trong Trung Quốc. Tới cuối những năm 1830, các chính phủ Anh và Pháp rất lo ngại về các kho dự trữ kim loại quý của họ và tìm cách đưa ra một phương thức trao đổi mới với Trung Quốc – và cách tốt nhất là đầu độc Trung Quốc bằng thuốc phiện. Khi nhà Thanh tìm cách cấm buôn bán thuốc phiện năm 1838, Anh Quốc đã tuyên chiến với Trung Quốc.

Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất cho thấy sự lạc hậu của quân đội Trung Quốc. Dù có quân số áp đảo so với người Anh, kỹ thuật và chiến thuật của họ không thể so sánh với các cường quốc kỹ thuật thời ấy. Hải quân nhà Thanh, gồm toàn các tàu gỗ không phải là đối thủ của các tàu chiến bọc thép chạy hơi nước của Hải quân Hoàng gia Anh. Binh sĩ Anh sử dụng súng có rãnh xoắn và pháo binh vượt trội dễ dàng tiêu diệt các lực lượng nhà Thanh trên chiến trường.

Việc nhà Thanh đầu hàng năm 1842 đánh dấu một tai họa mang tính quyết định và nhục nhã của Trung Quốc. Hiệp ước Nam Kinh, buộc họ phải trả khoản bồi thường 21 triệu lạng bạc và nhượng đảo Hồng Kông cho Anh Quốc. Nó cũng cho thấy tình trạng bất ổn định của chính phủ nhà Thanh và khiến cho nhiều cuộc khởi nghĩa chống chế độ diễn ra.

Các cường quốc phương tây, chưa hài lòng với Hiệp ước Nam Kinh, chỉ miễn cưỡng hỗ trợ nhà Thanh trong việc tiêu diệt các cuộc nổi dậy Thái bình thiên quốc và cuộc khởi nghĩa Niệm Quân. Thu nhập của Trung Quốc giảm sút rõ rệt trong thời gian chiến tranh khi nhiều vùng đất canh tác rộng lớn bị hủy hoại, hàng triệu người thiệt mạng và số lượng binh lính đông đảo cũng như trang bị vũ khí cho họ để chiến đấu.

Năm 1854, Anh Quốc tìm cách đàm phán lại Hiệp ước Nam Kinh, thêm vào các điều khoản cho phép các thương gia người Anh đi lại trên sông ngòi Trung Quốc và lập một đại sứ quán thường trực của họ tại Bắc Kinh. Điều khoản cuối cùng này xúc phạm tới chính quyền nhà Thanh và họ đã từ chối ký kết, gây ra một cuộc chiến tranh khác giữa hai bên. Cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai chấm dứt với một thất bại nặng nề khác của Trung Quốc, khiến cho Nhà Thanh phải ký hiệp ước Thiên Tân với Đế quốc Anh

Sự cai trị của Từ Hi Thái Hậu

Cuối thể kỷ 19, một nhà lãnh tụ mới xuất hiện là Từ Hi Thái Hậu. Xuất thân chỉ là một phi tần của Hàm Phong (1850-1861), nhưng nhờ sinh ra Thái tử Tái Thuần nên sau khi Hàm Phong chết và vị hoàng tử nhỏ tuổi lên ngôi lấy hiệu là Đồng Trị, Từ Hi đã ngấm ngầm tiến hành cuộc đảo chính để tước quyền nhiếp chính của đại thần Túc Thuận theo di chiếu của tiên hoàng. Bà nắm quyền nhiếp chính và trở thành người đứng đầu không chính thức của Trung Hoa suốt 47 năm. Bà còn được biết tới bởi sự nhúng tay vào chính sự kiểu “Thùy liêm thính chính” (tức: can thiệp chính trị từ sau hậu đài).

Tới những năm 1860, triều đình nhà Thanh đã tiêu diệt được các cuộc nổi dậy nhờ sự hỗ trợ của lực lượng dân quân do tầng lớp quý tộc tổ chức. Sau đó, chính phủ Thanh tiếp tục giải quyết vấn đề hiện đại hoá, từng được đưa ra trước đó với Phong trào tự cường. Nhiều đội quân hiện đại được thành lập gồm cả Hạm đội Bắc Hải; tuy nhiên Hạm đội Bắc Hải đã bị tiêu diệt trong Chiến tranh Trung Nhật (1894-1895), khiến cho ngày càng xuất hiện nhiều kêu gọi cải cách sâu rộng hơn nữa. Đầu thế kỷ 20, nhà Thanh rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục theo đuổi cải cách, họ sẽ khiến giới quý tộc bảo thủ mất lòng, nếu ngăn cản việc đó họ lại khiến những người theo đường lối cách mạng tức giận. Nhà Thanh tìm cách đi theo con đường trung dung, nhưng việc này lại khiến tất cả các bên cùng bất mãn.

Mười năm trong giai đoạn cai trị của Hoàng đế Quang Tự (1875 – 1908) là những năm Thanh Đình cố gắng tiến hành biến pháp và cải cách nhằm phát triển đất nước. Năm 1898 Quang Tự nỗ lực tiến hành Cuộc cải cách một trăm ngày (Bách nhật duy tân), còn được biết dưới cái tên “Mậu Tuất biến pháp”, đưa ra các luật mới thay thế cho các quy định cũ đã bị bãi bỏ. Những nhà cải cách, với đầu óc tiến bộ hơn như Khang Hữu Vi được tin tường và những người có đầu óc thủ cựu như Lý Hồng Chương bị gạt bỏ khỏi các vị trí quan trọng. Nhưng các ý tưởng mới đã bị Từ Hi dập tắt, Quang Tự bị nhốt trong cung. Từ Hi chỉ tập trung vào việc củng cố quyền lực của riêng mình. Tại buổi lễ sinh nhật lần thứ 60, bà đã chi 30 triệu lạng bạc để trang trí và tổ chức, số tiền đã định dùng để cải tiến vũ khí cho Hạm đội Bắc Hải.

Năm 1901, sau khi Đại sứ Đức bị ám sát, Liên quân tám nước cùng tiến vào Trung Quốc lần thứ hai. Từ Hi phản ứng bằng cách tuyên chiến với tám nước, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã để mất Bắc Kinh và cùng với Hoàng đế Quang Tự chạy trốn tới Tây An. Để đòi bồi thường chiến phí, Liên quân đưa ra một danh sách những yêu cầu đối với chính phủ nhà Thanh, gồm cả một danh sách những người phải bị hành quyết khiến cho Lý Hồng Chương, thuyết khách số một của Từ Hi, buộc phải đi đàm phán và Liên quân đã có một số nhượng bộ đối với các yêu cầu của họ.

Chính phủ nhà Thanh và xã hội

Chính trị

Bộ máy hành chính quan trọng nhất của nhà Thanh là Đại hội đồng, là một cơ quan gồm hoàng đế và các quan lại cao cấp. Nhà Thanh có đặc trưng bởi một hệ thống chỉ định kép, theo đó mỗi vị trí trong chính phủ trung ương đều có một người Hán và một người Mãn Châu cùng quản lý. Ví dụ, ở thời Hoàng đế Càn Long các thành viên của gia đình ông được phân biệt bởi một loại trang phục với biểu tượng hình tròn ở phía sau lưng, trong khi người Hán chỉ được mặc trang phục với một biểu tượng hình vuông; điều này có nghĩa là bất kỳ người lính nào trong cung đều có thể dễ dàng phân biệt các thành viên gia đình hoàng gia mà chỉ cần quan sát từ phía sau.

Đối với Mông Cổ, Tây Tạng và Đông Turkestan, giống như các triều đại trước đó, nhà Thanh vẫn giữ quyền kiểm soát đế quốc với việc hoàng đế kiêm vai trò Hãn Mông Cổ, người bảo trợ của Phật giáo Tây Tạng và người bảo vệ cho Hồi giáo. Tuy nhiên, chính sách của nhà Thanh đã thay đổi với việc thành lập tỉnh Tân Cương năm 1884. Để đối phó với các hành động quân sự của Anh và Nga tại Tân Cương và Tây Tạng, nhà Thanh đã phái các đơn vị quân đội tới và họ đã đương đầu khá tốt với quân Anh.

Sự từ bỏ địa vị của hoàng đế Thanh đương nhiên dẫn tới tình trạng tranh cãi về địa thế của các lãnh thổ tại Tây Tạng và Mông Cổ. Quan điểm của những người theo chủ nghĩa quốc gia Tây Tạng và Mông Cổ thời ấy cũng như hiện tại cho rằng bởi vì họ đã trung thành với nhà Thanh thì khi nhà Thanh từ bỏ vị thế của mình họ không còn bổn phận gì nữa đối với nước Trung Hoa mới. Lập trường này bị Trung Hoa Dân Quốc và sau này là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bác bỏ dựa trên các yêu sách của họ cho rằng trên thực tế các vùng này từng là các vùng đất thuộc các triều đại Trung Quốc từ trước cả nhà Thanh.

Bất kỳ thuộc sắc tộc nào, người Hán, người Mãn Châu, người Mông Cổ hay những nhóm thiểu số khác, tất cả họ đều đã thành lập lên các triều đại với tính chất Hán trung tâm (Sino-centric), và cho rằng lịch sử cũng như tính chính thống của các lãnh thổ này đều là một phần của đế quốc Trung Quốc trong hơn hai ngàn năm qua. Các cường quốc phương Tây chấp nhận lý thuyết sau này, một phần với mục đích tránh tranh cãi với Trung Quốc.

Quan liêu

Hệ thống hành chính của nhà Thanh dựa trên hệ thống trước đó của nhà Minh. Ở tình trạng phát triển nhất, chính phủ Thanh tập trung quanh Hoàng đế với tư cách là người cầm quyền tối cao chỉ huy sáu bộ, mỗi bộ do hai Thượng thư đứng đầu và được hỗ trợ bởi bốn Thị lang. Tuy nhiên, không giống như hệ thống của nhà Minh, chính sách căn bản của nhà Thanh quy định rằng việc chỉ định chức vụ được phân chia giữa quý tộc Mãn Châu và quan lại Hán, những người đã vượt qua các kỳ thi tuyển ở mức độ cao nhất của nhà nước.

Hầu như trong toàn bộ thời gian tồn tại của nhà Thanh, bộ máy quan lại của Hoàng đế đều có sự hiện diện của Quân Cơ Xứ, một cơ quan chuyên trách các vấn đề quân sự và tình báo, nhưng sau này nó lại chịu trách nhiệm giám sát mọi bộ của chính phủ. Các vị quan quản lý Quân Cơ Xứ nắm luôn vai trò Tể tướng, và một vài người trong số họ từng được chỉ định làm người đứng đầu Quân Cơ Thủ Phụ. Sáu bộ và các lĩnh vực quản lý của họ như sau:

* Lại bộ – Quản lý nhân sự hành chính cho mọi chức vụ dân sự – gồm cả đánh giá, bổ dụng, và thải hồi. Bộ này cũng chịu trách nhiệm lập “danh sách danh dự”.

* Hộ bộ – Dịch nghĩa theo từ Trung Quốc, “hộ” có nghĩa là “gia đình”. Hầu như trong toàn bộ thời cai trị của nhà Thanh, nguồn thu chính của chính phủ có từ thuế do các chủ đất đóng và các khoản phụ khác từ độc quyền nhà nước như các vật dụng gia đình thiết yếu là muối và trà. Vì thế, với ưu thế áp đảo của trồng trọt ở thời nhà Thanh, ‘gia đình’ là gốc cơ bản của nguồn tài chính quốc gia. Bộ này chịu trách nhiệm thu thuế và quản lý tài chính cho chính phủ.

Từng có quan niệm rằng một học giả phải “tri thư, đạt lễ” có nghĩa là phải học rộng và cư xử đúng lễ nghi. Vì thế, một chức năng khác của bộ này là giám sát các hệ thống thi cử dân sự trên toàn quốc để lựa chọn quan lại. Bởi vì dân chủ là một vấn đề chưa từng được biết tới ở thời tiền Cộng hòa tại Trung Quốc, các triết lý Khổng Tử mới coi các cuộc thi cử của nhà nước là con đường để chính thống hóa một chế độ bằng cách cho phép nhân tài tham gia vào chính quyền độc đoán và khép kín trước đó.

* Binh bộ – Không giống thời nhà Minh trước đó, vốn kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực quân sự, Binh bộ nhà Thanh có quyền lực rất hạn chế. Đầu tiên các Kỳ binh (quân chủ lực) nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Hoàng đế và các hoàng tử người Mãn Châu và Mông Cổ, khiến cho bộ này chỉ có quyền lực đối với các lộ quân địa phương. Hơn nữa, các chức năng của bộ hầu như chỉ đơn thuần là hành chính – các chiến dịch và các đợt diễn tập quân sự được chỉ huy và giám sát bởi Hoàng đế, đầu tiên thông qua hội đồng quản lý người Mãn Châu và sau này là Quân Cơ Xứ.

* Hình bộ – Hình bộ xử lý mọi vấn đề pháp luật, gồm cả giám sát các tòa án và nhà tù. Bộ luật hình sự nhà Thanh khá yếu kém so với các hệ thống luật pháp hiện đại hiện nay, bởi vì nó không có sự phân biệt giữa các nhánh hành pháp và lập pháp trong chính phủ. Hệ thống pháp luật có thể mâu thuẫn, và khá nhiều khi tỏ ra độc đoán, bởi vì Hoàng đế cai trị bằng nghị định và là người đưa ra phán quyết cuối cùng đối với mọi vấn đề luật pháp.

Các hoàng đế có thể (và đã) đảo ngược các phán quyết của các tòa án cấp dưới tùy theo từng lúc. Sự công bằng trong đối xử cũng là một vấn đề dưới hệ thống phân biệt chủng tộc do chính phủ Mãn Châu áp dụng đối với cộng đồng đa số người Hán. Để giảm bớt các vấn đề không thỏa đáng đó và giữ cho dân chúng sống yên ổn, nhà Thanh áp dụng một hệ thống luật hình sự rất khắc nghiệt đối với người Hán, nhưng không tới mức nghiêm khắc quá đáng như ở các triều đại trước đó.

* Công bộ – Công bộ xử lý mọi dự án xây cất của triều đình gồm các cung điện, đền đài và sửa chữa các đường thủy cũng như các kênh tiêu lũ. Họ cũng chịu trách nhiệm đúc tiền.

Ngoài sáu bộ kể trên, có một Lý Phiên Viện và đây là cơ quan chỉ riêng có ở nhà Thanh. Cơ quan này ban đầu chịu trách nhiệm điều hành quan hệ với các đồng minh Mông Cổ. Khi đế chế mở rộng thêm, nó nhận thêm các công việc hành chính đối với tất cả các nhóm thiểu số sống trong và ngoài đế chế, gồm cả những tiếp xúc đầu tiên với Nga – khi ấy còn được coi là một quốc gia triều công. Cơ quan này hoạt động như một bộ thực sự và vị quan đứng đầu cũng có mức hàm tương đương. Tuy nhiên, ban đầu những ứng cử viên lãnh đạo nó chỉ là người thuộc dân tộc Mãn Châu và Mông Cổ.

Dù Lễ bộ và Lý Phiên Viện có một số trách nhiệm chung trong ngoại giao, chúng vẫn không được sáp nhập vào nhau. Điều này xuất phát từ quan điểm truyền thống của đế quốc coi Trung Quốc là trung tâm của thế giới và mọi người nước ngoài đều là những kẻ mọi rợ chưa khai hóa không xứng đáng có tư cách ngoại giao tương đương với họ. Chỉ tới năm 1861 – một năm sau khi thua trận trong “Chiến tranh nha phiến lần thứ hai” trước liên minh Anh-Pháp-chính phủ nhà Thanh mới lùi bước trước sức ép của nước ngoài và lập ra một bộ ngoại giao thực sự được gọi theo một cái tên dài lê thê là “Tổng lý các quốc sự vụ nha môn”, hay nói gọn là “Tổng lý nha môn”.

Quân sự

* Những sự khởi đầu và sự phát triển đầu tiên

Sự phát triển của hệ thống quân đội nhà Thanh có thể được chia ra làm hai giai đoạn rõ rệt trước và sau cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc (1850 – 64). Ban đầu quân đội nhà Thanh dựa theo hình thức Bát Kỳ Mãn Châu do Nỗ Nhĩ Cáp Xích phát triển thành một cách thức tổ chức xã hội Mãn Châu căn cứ trên tổ chức các nhóm bộ tộc. Tổng cộng có tám nhóm bộ tộc được gọi là Kỳ (cờ), mỗi kỳ có một màu chủ đạo riêng biệt. Thứ tự ưu tiên của các kỳ như sau: Chính Hoàng (Vàng), Tương Hoàng (Vàng có viền, ví dụ Vàng viền đỏ), Chính Bạch (Trắng), Chính Hồng (Đỏ), Tương Bạch (Trắng viền), Tương Hồng (Đỏ viền), Chính Lam (Xanh) và Tương Lam (Xanh viền). Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng Kỳ và Chính Bạch kỳ thường được gọi là “Thượng Tam Kỳ” và nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hoàng đế.

Chỉ những người Mãn Châu thuộc Thượng Tam Kỳ mới được đích thân Hoàng đế lựa chọn vào đội bảo vệ riêng của mình. Những kỳ còn lại được gọi là “Hạ Ngũ Kỳ” và được chỉ huy bởi các hoàng tử người Mãn Châu trực hệ của Nurhachi theo chế độ cha truyền con nối, và thường được gọi theo nghi thức là “Thiết mạo tử vương” (Các hoàng tử mũ sắt) hay các “Hòa Thạc”. Họ cùng nhau tạo thành một hội đồng quản lý quốc gia Mãn Châu cũng như bộ tư lệnh quân đội có tên gọi là Hòa Thạc Bội Cần.

Năm 1730 Hoàng đế Ung Chính thành lập Quân Cơ Xứ ban đầu để chỉ huy trực tiếp các hoạt động hàng ngày của quân đội nhưng dần dần Quân Cơ Xứ lãnh một số trách nhiệm hành chính và quân sự khác của quân đội và chịu trách nhiệm tập trung hóa quyền lực vào triều đình. Tuy nhiên, các Hòa thạc vẫn tiếp tục đóng vai trò có ảnh hưởng to lớn trong các hoạt động chính trị và quân sự của triều đình nhà Thanh cũng như công việc cai trị của Hoàng đế Càn Long.

Khi quyền lực nhà Thanh mở rộng về phía bắc Vạn lý trường thành trong những năm cuối triều nhà Minh, hệ thống các Kỳ được con trai và là người thừa kế của Nurhachi là Hoàng Thái Cực phát triển thêm các kỳ Mông Cổ và các kỳ Hán. Khi họ kiểm soát được những vùng lãnh thổ cũ của nhà Minh, các Kỳ đội có quy mô khá nhỏ đó được tăng cường bởi Lục doanh quân vốn có quân số lớn gấp ba các Kỳ. Lục doanh quân là các đội quân người Hán.

Các đội quân này được điều khiển bởi một Ban chỉ huy gồm cả các đô thống Lục doanh quân và Kỳ binh. Các Kỳ và Lục doanh là quân thường trực, được chính phủ trả lương. Ngoài ra, các quan lại địa phương từ mức tỉnh trở xuống tới mức xã vẫn giữ một lực lượng dân quân không chính quy làm các nhiệm vụ cảnh sát và cứu nạn. Các đội dân quân đó thường nhận được một khoản lương nhỏ hàng năm lấy từ kho bạc địa phương cho hoạt động của mình. Họ ít khi được huấn luyện quân sự và nếu có được huấn luyện thì cũng không được coi là đội quân chiến đấu.

* Hòa bình và trì trệ

Các Kỳ đội được phân chia theo dòng dõi dân tộc, có nghĩa theo người Mãn Châu và người Mông Cổ. Dù vẫn có một nhánh thứ ba gồm những kỳ binh người Hán từng theo người Mãn Châu trước khi nhà Thanh được thành lập, những kỳ binh Hán không bao giờ được chính phủ đối xử bình đẳng so với hai nhánh kia vì việc họ gia nhập muộn hơn và vì dòng giống Hán Trung Quốc của họ. Chuyên môn quân sự của họ – chủ yếu trong bộ binh, pháo binh và công binh, cũng bị coi là xa lạ so với truyền thống sử dụng kị binh của những người du mục Mãn Châu.

Sau khi hoàn thành công cuộc chinh phục, các vai trò quân sự của kỳ binh Hán nhanh chóng bị Lục doanh quân thâu tóm. Các Kỳ binh Hán hoàn toàn chấm dứt tồn tại sau khi Hoàng đế Ung Chính cải cách lại các Kỳ nhằm mục tiêu giảm chi phí triều đình. Các nguồn gốc quân sự-xã hội của hệ thống Kỳ binh có nghĩa là dân cư bên trong mỗi nhánh của hệ thống Kỳ binh cùng như các nhánh phụ của nó tuân theo hệ thống cha truyền con nối và cứng nhắc. Chỉ trong những hoàn cảnh đặc biệt được sự đồng ý theo nghị định triều đình việc di chuyển xã hội giữa các kỳ mới được thực hiện.

Trái lại Lục doanh quân ban đầu được dự định xây dựng trở thành một lực lượng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong những giai đoạn hòa bình lâu dài ở Trung Quốc từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, việc tuyển dụng lính từ các cộng đồng nông nghiệp đã giảm sút, một phần vì lập trường chống đối của tầng lớp trí thức Khổng giáo mới với nghề binh. Nhằm giữ vững sức mạnh, Lục quân bắt đầu biến đổi, dần trở thành một chế độ kiểu cha truyền con nối.

Lực lượng Kỳ binh đông đảo tới gần 200.000 ngàn quân của người Mãn Châu được chia thành; một nửa được chỉ định vào Cấm Lữ Bát Kỳ đóng quân tại Bắc Kinh. Họ vừa đóng vai trò đội quân đồn trú của chính phủ nhà Thanh vừa là lực lượng chiến đấu. Số còn lại được chia vào nhiệm vụ canh gác các thành phố quan trọng ở Trung Quốc. Họ được gọi là Trú Phòng Bát Kỳ.

Tầng lớp cai trị Mãn Châu, nhận thức rõ số lượng nhỏ nhoi của mình so với người Hán, đã áp dụng một chính sách nghiêm ngặt về phân biệt nguồn gốc giữa người Mãn Châu và Mông Cổ với người Hán vì sợ rằng sẽ bị người Hán đồng hoá. Chính sách này được áp dụng trực tiếp tới các đội quân Kỳ đồn trú, đa số họ chiếm giữ một vùng có tường bao kín xung quanh bên trong các thành phố đồn trú của họ. Bên trong các thị trấn chật hẹp như Thanh Châu, một thị trấn pháo đài mới được xây dựng làm nơi sinh sống cho quân Kỳ đồn trú và gia đình họ.

Bắc Kinh là thủ đô của đế chế, Nhiếp chính Dorgon (Đa Nhĩ Cổn) buộc toàn bộ dân Trung Quốc phải dời đi sống tại các khu ngoại thành phía nam sau này được gọi là “Ngoại Thành”. Thành phố có tường bao ở phía bắc được gọi là “Nội thành” được phân chia cho Bát Kỳ Mãn Châu còn lại, mỗi Kỳ chịu trách nhiệm canh gác khu của mình bên trong Nội Thành bao quanh khu dinh thự Tử Cấm Thành.

Chính sách bố trí quân đội các Kỳ làm quân đồn trú tại các địa phương không phải để bảo vệ mà là để ngăn chặn sự lo ngại của người Mãn Châu thông qua việc nô dịch hóa dân chúng bằng lợi thế kỵ binh của họ. Vì thế, sau một thế kỷ hòa bình và hiếm khi được huấn luyện trên chiến trường, các Kỳ binh Mãn Châu dần đánh mất khả năng chiến đấu. Thứ hai, trước cuộc chinh phục, các Kỳ binh Mãn Châu là một ‘công dân’ quân đội, và các thành viên của nó là các nông dân và người chăn thả gia súc Mãn Châu bị buộc phải đi lính cho đất nước trong thời gian chiến tranh.

Quyết định của nhà Thanh buộc các Kỳ binh phải trở thành một lực lượng chuyên nghiệp khiến cho nhà nước phải chu cấp cho mọi nhu cầu của họ, và với sự tham nhũng xảy ra từ binh lính cho đến sĩ quan khiến họ càng nhanh chóng biến chất không còn đáp ứng được yêu cầu của một đội quân chiến đấu. Điều tương tự cũng xảy ra trong Lục doanh quân. Ở thời bình, việc đi lính chỉ đơn giản là để kiếm thêm một khoản thu nhập. Các binh sĩ và chỉ huy đều không quan tâm tới việc huấn luyện mà chỉ chăm chú vào việc kiếm tiền. Tham nhũng tăng lên khi chỉ huy các đơn vị địa phương đề xuất tài chính và trang bị dựa trên các con số đã được thổi phồng lên để bỏ túi phần chênh lệch. Khi khởi nghĩa Thái bình thiên quốc nổ ra trong thập kỷ 1850, triều đình nhà Thanh mới muộn màng nhận ra rằng Kỳ binh và Lục doanh quân không thể giúp họ dẹp tan nội loạn cũng như bảo vệ đất nước khỏi quân xâm lược.

* Chuyển biến và hiện đại hoá

Sự thất bại của Trung Hoa trong những cuộc chiến tranh với nước ngoài đã làm cho sĩ phu thức tỉnh. Cũng như nhiều quốc gia Á Đông thời kỳ đó, nhiều nho sĩ Trung Hoa đã yêu cầu Thanh đình cải cách về quân sự, chính trị cũng như xã hội.

Hai người đi đầu trong việc hoạch định một chính sách mới là Ngụy Nguyên và Phùng Quế Phương. Ngụy Nguyên đưa ra những biện pháp nhan đề Trù Hải Thiên (Kế Hoạch Phòng Thủ Duyên Hải) năm 1842 đại lược như sau:

– Cải cách quân đội bằng cách học hỏi cách chế tạo vũ khí, đóng tàu của người phương Tây. Ngoài ra phải đãi ngộ xứng đáng, trả lương hậu hĩ để có được những binh sĩ ưu tú

– Tập trung phòng thủ trên đất liền và dụ địch vào trong các thủy đạo để tiêu diệt tại một khu vực đã sắp xếp trước

– Liên minh với nhiều nước để họ kiềm chế lẫn nhau và mượn tay kẻ thù này tiêu diệt kẻ thù kia

– Mở cửa cho người ngoại quốc vào buôn bán

Phùng Quế Phương là học trò của Lâm Tắc Từ. Lúc ở Thượng Hải đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa tư bản. Năm 1861 ông đã viết quyển sách ” Hiệu lư bân” kháng nghị chủ trương học tập khoa học tự nhiên và kỹ thuật sản xuất của các nước tư bản như thiên văn, lịch pháp, công cụ sản xuất va các mặt tri thức khác, mong muốn thông qua biện pháp cải lương chính trị để đưa Trung Quốc tiến lên con đường tư bản. Ông đi sâu hơn vào những cải cách chính trị và xã hội trong đó ông nhấn mạnh:

– Học hỏi và tự chế tạo những vũ khí cần thiết, thúc đẩy người học về kỹ thuật để thoát ra khỏi những đe dọa của nước ngoài.

– Cải cách giáo dục để đào tạo nhân tài bao gồm nhiều lãnh vực kỹ thuật và khoa học khác đồng thời biến cải kỹ nghệ quốc phòng

– Cải cách cách huấn luyện binh sĩ, đào tạo những lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ hơn là duy trì một đội quân khổng lồ nhưng kém cỏi

– Áp dụng lý thuyết Thể Dụng, duy trì tinh thần Khổng Mạnh nhưng áp dụng kỹ thuật mới.

Trịnh Quan Ứng, một thương nhân nổi tiếng: chủ trương khai thác mỏ quặng, xây dựng đường sắt, xuất bản báo chí, lập trường học, yêu cầu thành lập nghị viện và xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.

Những quan điểm mới đó sau này được phát động để trở thành một phong trào dưới cái tên Dương Vụ Vận Động. Tuy nhiên những vận động có tính chất “lửa rơm” đó không đi đến đâu vì chỉ do nhiệt huyết sĩ phu mà không phải là những chương trình được nghiên cứu chu đáo và áp dụng một cách qui củ. Những cải cách quân sự vẫn chỉ hời hợt bề ngoài nên không thành công. Về sau, để đối phó với những tổ chức nổi dậy, nhiều đơn vị quân sự địa phương được thành lập và ít nhiều mang lại những sinh khí mới như Tương quân của Tăng Quốc Phiên, gia tăng lưu động tính, nhấn mạnh vào đức tính của quân sĩ, Hoài quân của Lý Hồng Chương, sử dụng vũ khí phương Tây, Sở quân của Tả Tông Đường nhấn mạnh vào vai trò hệ thống tiếp liệu.

* Cải cách trong quân đội

Đầu cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc, các lực lượng nhà Thanh chịu một loạt các thất bại nặng nề dẫn tới việc mất thủ đô hành chính địa phương tại Nam Kinh 1853. Quân khởi nghĩa giết toàn bộ quân đồn trú Mãn Thanh và gia đình họ sống tại thành phố và biến nó làm thủ đô của họ. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, lực lượng viễn chinh của Thái bình thiên quốc xâm nhập về phía bắc tới tận các vùng ngoại ô Thiên Tân, nơi được coi là vùng trung tâm của đế quốc.

Trong tình trạng tuyệt vọng, triều đình lệnh cho một vị quan Trung Quốc là Tăng Quốc Phiên tổ chức lại lực lượng dân quân tại các vùng và các địa phương (Đoàn Dũng và Hương Dũng) thành một lực lượng thường trực để chống lại quân Thái Bình. Chiến lược của Tăng Quốc Phiên dựa trên giới quý tộc địa phương để xây dựng lên một tổ chức quân sự mới từ các tỉnh đang bị quân Thái Bình đe dọa trực tiếp.

Lực lượng mới này được gọi là Sương quân, được đặt tên theo vùng đất nơi họ được thành lập. Sương quân là một hỗn hợp giữa dân quân địa phương và quân đội thường trực. Họ được huấn luyện chuyên nghiệp, nhưng lĩnh lương từ ngân khố địa phương. Sương quân và lực lượng sau này là Hoài quân được các vị quan đồng triều với Tăng Quốc Phiên cùng người ‘học trò’ là Lý Hồng Chương thành lập (hai quân này thường được gọi chung là Dũng Doanh.

Trước khi thành lập và chỉ huy Hoài quân, Tăng Quốc Phiên chưa từng có kinh nghiệp quân sự. Là một vị quan được giáo dục theo kiểu cổ điển, kế hoạch thành lập Hoài quân của ông được thực hiện theo kinh nghiệm lịch sử – tướng nhà Minh là Thích Kế Quan vì thấy sự yếu kém của quân đội triều đình đã quyết định thành lập đội quân ‘riêng’ của mình nhằm chống lại quân cướp biển Nhật Bản ở giữa thế kỷ 16. Học thuyết của Thích Kế Quang dựa nhiều vào các tư tưởng Tân Khổng giáo ràng buộc tính trung thành của quân đội với cấp chỉ huy trực tiếp và vào vùng đất nơi họ được thành lập.

Việc này đầu tiên tạo cho quân đội một số tinh thần đoàn kết. Tuy nhiên, cần phải chỉ ra rằng quân đội của Thích Kế Quang là một giải pháp tình thế cho một vấn đề cụ thể – chiến đấu chống lại cướp biển, cũng như Tăng Quốc Phiên dự định thành lập Hoài quân để chống quân khởi nghĩa Thái Bình. Tuy nhiên theo hoàn cảnh, hệ thống Dũng binh trở thành một cơ cấu thường trực bên trong quân đội nhà Thanh và cùng với thời gian nó lại gây ra những vấn đề cho chính phủ trung ương.

Sự thay đổi này khiến cho quyền lực của chính phủ trung ương có phần giảm sút. Nghiêm trọng hơn cả là khi các Cường Quốc Châu Âu bắt đầu xâm nhập vào Trung Quốc. Tuy nhiên, dù có những ảnh hưởng tiêu cực các biện pháp này tỏ ra rất cẩn thiết ở thời điểm nguồn thu từ các tỉnh đã bị quân khởi nghĩa chiếm không còn tới được ngân khố triều đình. Cuối cùng, cơ cấu chỉ huy của Dũng binh tạo thuận lợi cho các chỉ huy quân sự của nó có cơ hội phát triển quan hệ với nhau vì khi được thăng chức và dần dần triều đình nhà Thanh đã có một chút nhượng bộ họ.

Tới cuối những năm 1850 Trung Quốc đã bắt đầu suy sụp. Thậm chí các nhân tố bảo thủ nhất bên trong triều đình nhà Thanh cũng không thể không nhận thấy sự yếu kém quân sự của triều đình đối lập với sự hùng mạnh của quân đội “rợ” nước ngoài đang dần áp chế họ – Năm 1860 trong cuộc Chiến tranh nha phiến lần hai thủ đô Bắc Kinh bị chiếm và Cung điện mùa hè (Cũ) bị một liên minh nhỏ của Anh Pháp với số lượng chừng 25.000 quân cướp phá.

Dù Trung Quốc tự kiêu hãnh rằng chính họ là người phát minh ra thuốc súng, và súng ống từng được sử dụng trong chiến tranh ở Trung Quốc từ thời nhà Tống, sự xuất hiện của các loại vũ khí hiện đại từ cuộc Cách mạng công nghiệp ở châu Âu như súng có rãnh xoắn (1855), súng máy (1885), và các tàu chiến chạy bằng hơi nước (những năm 1890) khiến quân đội, hải quân Trung Quốc được huấn luyện kiểu cổ điển và trang bị các loại vũ khí thô sơ mất ưu thế hoàn toàn. Nhiều lời kêu gọi “Tây phương hoá” và hiện đại hóa các loại vũ khí hiện dùng trong quân đội – đa phần từ phía Hoài quân mang lại rất ít kết quả. Một phần bởi vì họ thiếu vốn, nhưng chủ yếu bởi vì thế lực chính trị trong triều đình nhà Thanh không muốn thực hiện điều đó thông qua các biện pháp cải cách.

Tư bản nước ngoài xâm nhập

Điều ước Nam Kinh mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào Trung Quốc. Năm 1845 nước Anh mở tuyến đường thủy từ thủ đô London (Anh) đến Trung Quốc, sau đó xây dựng ụ tàu ở Quảng Châu (Quảng Đông) để sửa chữa tàu thuyền, đó là hoạt động công nghiệp đầu tiên của tư bản nước ngoài hình thành ở Trung Quốc. Ít lâu sau các thương nhân Anh, Mỹ cũng mở xưởng sửa chữa tàu và lập ụ tàu ở Thượng Hải, Hạ Môn, Phúc Châu, về sau tư bản nước ngoài lũng đoạn ngành hàng hải của Trung Quốc. Trong thời gian từ năm 1862 đến 1875 số vốn của thương nhân Anh và Mỹ đầu tư trong ngành hàng hải lên tới 256 vạn lạng bạc.

Sau khi điều ước Ái huy được ký kết năm 1858 thương nhân Nga được quyền hoạt động ở Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 1863 các thương nhân Nga mở xưởng chế biến chè tại Hán Khẩu (Hồ Bắc), Cửu Giang (Giang Tây), Phúc Châu (Phúc Kiến) cạnh tranh mạnh với ngành sản xuất chè truyền thống của Trung Quốc. Hán Khẩu trở thành trung tâm chế biến và xuất khẩu chè của Trung Quốc, năm 1865 số lượng chè xuất khẩu tại Hán Khẩu là 1400 tấn, đến năm 1875 đã tăng lên 11000 tấn, tức tăng lên 8 lần.

Năm 1862 các thương nhân Anh mở xưởng ươm tơ tại Thượng Hải, sau đó thương nhân Pháp và Mỹ cũng tham gia sản xuất trong ngành này. Các xưởng ươm tơ của tư bản nước ngoài đã phá hoại ngành ươm tơ thủ công nghiệp truyền thống của Trung Quốc. Bên cạnh đó tư bản nước ngoài còn mở những xí nghiệp làm đường, chế biến bột, thuộc da.

Sự hình thành chủ nghĩa tư bản dân tộc

Sau chiến tranh thuốc phiện do sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản ngoại quốc nên công nghiệp dân doanh của Trung Quốc bắt đầu sử dụng máy móc để sản xuất. Năm 1861 thương nhân Phúc châu mua máy móc nước ngoài để làm chè khối. Năm 1862 hiệu buôn gạo Hồng thịnh ở Thượng hải bắt đầu dùng máy xát gạo. Năm 1880 thương nhân Nam hải (Quảng đông) mở xưởng ươm tơ máy. Các cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ đó là bước đầu của ngành công nghiệp kiểu mới do thương nhân làm.

Thương nhân, địa chủ, quan liêu bỏ vốn vào công nghiệp kiểu mới trở thành tiền thân của giai cấp tư sản Trung Quốc. Thương nhân chuyển thành giai cấp tư sản đó là lớp dưới của giai cấp tư sản vì điều kiện khó khăn nên công nghiệp của họ phát triển chậm. Còn địa chủ và quan liêu biến thành giai cấp tư sản là lớp trên vì họ có đặc quyền về chính trị và kinh tế nên công nghiệp của họ phát triển tương đối nhanh. Đối với việc cải cách xã hội giai cấp tư sản lớp dưới có yêu cầu tương đối mạnh.

Lúc mới ra đời, tư sản dân tộc Trung Quốc đã phải chịu hai tầng áp chế của tư sản nước ngoài và thế lực phong kiến trong nước. Một công sứ Anh đã từng nói “việc Trung Quốc sản xuất bằng máy móc sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Anh”. Mặt khác nhà Thanh cũng sợ công nghiệp phát triển sẽ tập trung nhiều nhân dân lao động làm lung lay nền thống trị phong kiến của mình. Vì vậy tư sản ngoại quốc và phong kiến trong nước có thái độ thù địch với tư bản dân tộc, do đó tư bản dân tộc Trung Quốc phát triển rất khó khăn và chậm chạp. Trong thời gian 1904 – 1908 có 227 công ty được thành lập nhưng trong số đó chỉ có 72 doanh nghiệp có số vốn lớn hơn 100.000 lạng bạc.

Công nghiệp dệt phát triển rất nhanh chóng, số vốn từ năm 1881 – 1895 tăng gấp 22 lần lên tới 18.047.544 đô la, các nhà máy dệt chủ yếu tại Thượng hải và Vũ hán (Hồ bắc). Tại Vũ hán có cục dệt vải Hồ bắc. Tại Thượng hải có cục dệt Hoa tân, Hoa thịnh, nhà máy sợi Dụ nguyên. Trương Kiển (1853 – 1926) một trong những nhà doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động công thương thời kỳ đó, mở xưởng dệt Đại Sinh ở Nam thông (Giang tô), các công ty khai khẩn chăn nuôi Thông Hải, công ty tàu thủy Đại Đạt, công ty bột mì Phục Tân, ngân hàng thực nghiệp Hoài hải.

Quan đốc thương biện

Nhờ những hoạt động đó, Trung Quốc bước đầu có những cơ sở công nghiệp hiện đại. Sau đó xuất hiện nhiều xí nghiệp do nhà nước quản lý, tư nhân điều hành, nhà nước và tư nhân cùng làm gọi là quan đốc thương biện. Những thương nhân người Quảng đông như Đường Đình Canh, Từ Nhuận, Trịnh Quan Ứng, đều hoạt động mãi biện cho các công ty nước ngoài như Dent & Co, Jardin Matheson nên tích lũy được tiền bạc trước khi tham gia kinh doanh riêng. Tài sản của Từ Nhuận đạt đến 1800 vạn lạng bạc vào năm 1883 trong đó 65% tài sản là thuộc về bất động sản tại Thượng hải, được mệnh danh là vua địa ốc..

Trước năm 1870 hoạt động vận tải hàng hải tại Trung Quốc bị chi phối bởi công ty Russel & Co của Mỹ. Nhận thấy vấn đề đó đạo đài Thượng hải là Đinh Nhữ Xương (về sau là Giám đốc Giang nam công xưởng, đô đốc hạm đội hải quân Bắc dương) cùng với Lý Hồng Chương bàn tính giành lại quyền tự chủ trong hoạt động hàng hải. Năm 1863 Đinh Nhữ Xương dự định thành lập công ty hàng hải dùng tàu thuyền Trung Quốc và được hưởng mức thuế thấp, chủ trương khuyến khích thương nhân bỏ vốn và đóng các tàu hơi nước.

Sau khi vượt qua trở ngại về tài chính năm 1872, Lý Hồng Chương và Thịnh Tuyên Hoài cùng xây dựng Cục Kinh doanh Tàu biển (Luân thuyền chiêu thương cục) tại Thượng hải có tính chất dân dụng do thương nhân Đường Đình Thục, Từ Nhuận, Trịnh Quan Ứng góp vốn và tham gia quản lý thực hiện chở lương thực từ Giang nam đến Thiên tân, đặt nền móng cho ngành vận tải hàng hải của Trung Quốc. Lúc đầu Chiêu thương cục có 3 chiếc tàu với lượng vốn 20 vạn lạng bạc, sau 4 năm hoạt động tăng lên 33 chiếc, tổng lượng hàng vận chuyển là 23.967 tấn, lợi nhuận hàng năm đạt 30 vạn lạng bạc.

Do lượng vốn ban đầu hạn chế nên trong quá trình kinh doanh những người quản lý kêu gọi vốn góp thêm đạt tới 100 vạn lạng bạc, trong đó Từ Nhuận chiếm tới 50% cổ phần. Năm 1877 Chiêu thương cục mua lại Công ty tàu thủy Thượng hải do người Mỹ góp vốn, tiếp nhận 17 chiếc tàu. Khi Đường Đình Thục chuyển đến làm quản lý mỏ than Khai bình năm 1884, Từ Nhuận lên thay, mua lại Công ty tàu thủy Kỳ xương (Mỹ) có quy mô lớn nhất Đông Á mở rộng phạm vi kinh doanh, độc quyền kinh doanh vận tải vùng Trường giang.

Đường Đình Thục còn quản lý Công ty hàng hải liên hợp thành lập năm 1868. Đường Đình Thục liên kết với Trịnh Quan Ứng mở 2 ụ tàu hơi nước ở Phật sơn và Quảng châu. Khai bình môi khoáng thành lập năm 1877 tại phía bắc Thiên tân có sản lượng lên tới 70 vạn tấn/năm do thương nhân Đường Đình Thục quản lý với số vốn 150 vạn lạng bạc, Thiên tân điện báo cục, Nam bắc điện báo cục, Cục đường sắt Bắc dương quan ở Sơn hải quan, Tân Du thiết lộ, Giang tây Công ty Than đá và sắt Hán Dã Bình thành lập năm 1889 dưới sự kết hợp của mỏ sắt Đại dã và mỏ than Bình hương, Ngân hàng Công thương Trung Quốc được thành lập năm 1897 tại Thượng hải, Công ty Xi măng Tangshan Qixin tại Thiên tân thành lập năm 1892 đưa Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á sản xuất xi măng.

Trước đó ngành bảo hiểm hàng hóa của Trung Quốc do các công ty nước ngoài thực hiện. Để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm, năm 1875 Từ Nhuận đã thành lập Công ty bảo hiểm đầu tiên của Trung Quốc là Công ty bảo hiểm hàng hải Nhân hòa với số vốn 50 vạn lạng bạc. Đến năm 1878 lại thành lập thêm Công ty bảo hiểm hàng hải và cháy Ký hòa với số vốn 50 vạn lạng bạc. Đến năm 1886 Từ Nhuận sáp nhập 2 công ty đó thành Công ty Bảo hiểm Nhân Kỳ Hòa, đặt nền móng cho ngành kinh doanh bảo hiểm Trung Quốc.

Ngoài ra Từ Nhuận còn góp vốn vào hoạt động khai mỏ. Với 15 vạn lạng bạc chiếm 10% số vốn của mỏ than Khai bình, Từ Nhuận đảm nhận chức Giám đốc, khuyến khích sử dụng nhiều máy móc nhập từ Anh, thuê kỹ sư Anh, dùng công nghệ mới để khai thác than, số nhân công người Quảng đông đã lên tới 5000 người. Sản lượng của mỏ than Khai bình nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường Thiên tân, cạnh tranh với than nhập khẩu. Mỏ than Khai bình cung cấp nhiên liệu cho hạm đội hải quân Bắc dương và các cơ sở địa phương. Để phục vụ cho việc vận chuyển than, đường sắt Thiên tân được xây dựng. Các doanh nghiệp phụ trợ cho than đá và xi măng cũng được thành lập trong khu vực.

Chi nhánh Quảng châu của Mỏ than Khai bình do Trịnh Quan Ứng (1842 -1922) làm quản lý. Trịnh Quan Ứng tham gia dịch thuật bộ luật kinh doanh của Anh ban hành tại Hương cảng năm 1865 sang tiếng Hoa. Năm 1880 Trịnh Quan Ứng mở nhà máy dệt tại Thượng hải, nhờ Dung Hoằng lúc đó làm Phó lãnh sự tại Mỹ tuyển dụng kỹ sư người Mỹ. Năm 1881 Trịnh Quan Ứng đầu tư 65000 lạng bạc thành lập Công ty Khai hoang Đường cô Thiên tân làm tiền đề cho việc sản xuất giấy 10 năm sau. Trịnh Quan Ứng còn tham gia quản lý tuyến đường sắt Quảng châu – Hán khẩu và đến năm 1905 thành lập Phòng thương mại Quảng châu. Về sau Trịnh Quan Ứng tái cơ cấu lại Luân thuyền chiêu thương cục cho phù hợp với luật thương mại.

Từ Nhuận còn đầu tư vào mỏ đồng Bình tuyền, mỏ vàng Hà phong ở Nghi xương, mỏ bạc Gushanxi, mỏ bạc Tam sơn, mỏ bạc Thiên hoa (Quảng đông), mỏ bạc Đàn châu, mỏ vàng Kiến bình (Nhiệt hà), mỏ than Cẩm châu, mỏ than Quế trì (An huy).

Bên cạnh các hoạt động doanh thương Từ Nhuận còn đóng góp vào các hoạt động xã hội, thành lập Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, Đồng văn thư cục, gửi du học sinh sang Mỹ. Nhiều người trong số đó về sau đều có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước như nhà chính trị Đường Thiệu Nghi, nhà ngoại giao Lương Như Hạo, nhà kỹ sư Thiên Hựu, Hiệu trưởng trường Đại học Thanh hoa Đường Quốc Ân. Trong việc xây dựng và phát triển nền công nghiệp cận đại của Trung Quốc, công lao của Thịnh Tuyên Hoài rất lớn, được xem như người cha của nền công nghiệp cận đại. Ngoài ra còn phải kể đến các thương nhân như Đường Đình Thục, Đường Đình Canh, Từ Nhuận (1838 -) “vua trà Trung Quốc” và “vua địa ốc”.

Lý Hồng Chương thành lập Cục Điện báo năm 1882 và giao cho trợ thủ là Thịnh Tuyên Hoài quản lý và góp phần lớn số vốn trong Điện báo cục thực hiện xây dựng đường dây điện tín giữa Thiên tân và Thượng hải. Tới năm 1901 Điện báo cục đã xây dựng 14000 dặm đường dây điện tín giữa các thành phố, thị trấn. Năm 1876 Bưu điện Đại Thanh được thành lập. Trong thời gian 1872 – 1885 có tới 90% dự án hiện đại hóa sản xuất được thực hiện dưới sự bảo trợ của Lý Hồng Chương. Có tới 75 cơ xưởng sản xuất và 33 mỏ than và khoáng sản được thành lập.

Các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng phương pháp kỹ thuật mới. Năm 1853 nhà thuốc Lão đức ở Thượng hải đã chế được thuốc tây, nhà máy xà phòng Mỹ Tra làm được xà phòng. Năm 1876 nhà máy Đạm thủy Đài Loan bắt đầu dùng máy móc đào than. Năm 1878 dùng phương pháp Tây phương đế khai thác dầu. Năm 1861 người Anh dùng máy kéo tơ. Năm 1889 Cục dệt vải Thượng hải sử dụng kỹ thuật Tây phương để dệt vải. Năm 1892 Cục dệt vải Hồ bắc cũng có xưởng dệt quy mô lớn.

Năm 1881 kỹ thuật chế tạo giấy bằng máy được du nhập, năm 1890 nhà máy giấy Long chương được thành lập tại Thượng hải, năm 1882 kỹ thuật chế tạo da được nhập vào. Năm 1880 tại Thượng hải bắt đầu sản xuất hộp quẹt, năm 1891 sản xuất thuốc lá cuốn bằng máy. Năm 1864 nhà máy khí than Thượng hải ra đời, năm 1881 có nhà máy nước, năm 1882 có nhà máy bóng đèn điện. Trước năm 1880 điện báo đã được đưa vào Trung Quốc, năm 1872 đường dây điện tín giữa Hồng Kông và Thượng Hải được khai thông.

Ngành in ấn dùng kỹ thuật in của phương tây. Năm 1872 báo Buổi sáng ở Thượng hải đã nhập máy in bánh xe. Năm 1873 Cục in ấn được thành lập. Năm 1906 máy in cuốn chạy điện được nhập vào Trung Quốc. Phương pháp in thạch nhập vào năm 1876, kỹ thuật karô nhập vào đầu thời Quang tự.

Thông thương vụ đại thần Tam khẩu Sùng Hậu đề nghị phát triển thủy lợi ở miền đông Trực lệ, và tuần phủ Giang tây Thẩm Bảo Trinh đề nghị thay đổi phương pháp thu thuế đất ở Giang tây, đều nhằm giảm gánh nặng cho dân. Mặc dầu còn có nhiều hạn chế nhưng những hoạt động của phái Dương Vụ trên thực tế đã kích thích phần nào chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc phát triển.

Bên cạnh đó các nước Âu Mỹ cũng cho xây nhiều bệnh viện. Năm 1844 Anh xây dựng bệnh viện ở Thượng hải, sau đó ở Bắc kinh, Thẩm dương. Mỹ cũng xây bệnh viện ở Thượng hải, Sán đầu. Các tổ chức giáo hội xây dựng khoảng 70 bệnh viện. Lĩnh vực dân sinh.

Năm 1888 Lý Hồng Chương lập Tổng y viện trực thuộc Hải quân Bắc dương, có Tây y học đường, bệnh viện thực hành, kho thuốc, bổ nhiệm một người Anh làm Y quan. Các tổ chức giáo hội mở trường y ở Trung Quốc có Quảng châu Hạt Cát Y học viện năm 1899, Thượng hải Thần đán Y học viện năm 1903, Bắc kinh Hiệp hòa Y học viện năm 1906, Tứ xuyên Thành đô Hoa tây Hiệp hòa Đại học Y học viên năm 1910.

Năm 1902 Công ty nước sạch Thiên tân hoạt động, năm 1904 Thiên tân có Công ty Xe điện của Bỉ hoạt động. Năm 1895 Thịnh Tuyên Hoài thành lập trường Trung Tây học đường ở Thiên tân.

Phong trào Tây dương vụ

Những người hăng hái thực hiện những biện pháp canh tân đều là các quan lại đã trải qua cuộc nội dậy Thái bình thiên quốc cho rằng muốn chống cự với phương Tây thì phải có tàu bè như họ, súng ống như họ, quân đội phải luyện tập theo lối của họ. Vài người Mãn như Cung Thân Vương Dịch Hân, Quế Lương nghĩ đến việc tự cường, bàn với Văn Tường, Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Tả Tông Đường, Quách Sùng Đào về sau có Tăng Kỷ Trạch, Tăng Quốc Thuyên, Trương Chi Động… hình thành Dương vụ phái. Họ cùng có chung chủ trương “tân chính”, kêu gọi “tự cường” bằng cách học tập phương Tây, trong đó khẩu hiệu “Trung học vi thể, Tây học vi dụng” được phái này xem là tư tưởng chỉ đạo Họ đồng ý với nhau rằng “muốn tự cường thì việc luyện binh là quan trọng nhất, mà muốn luyện binh thì trước hết phải chế tạo vũ khí giới”.

Ngày 13/1/1861 vua Hàm Phong ra chỉ dụ thừa nhận phong trào Dương Vụ, khuyến khích tự lực tự cường, làm theo phương Tây để tăng cường quyền lực và phát triển kinh doanh. Phong trào Tây dương vụ ra đời, do Cung thân vương Dịch Hân, em vua Hàm Phong giữ chức Nghị chính vương kiêm Quân cơ xứ lĩnh bang đại thần khởi xướng. Phong trào kéo dài từ 1860 – 1895 với mốc khởi đầu là việc thành lập Tổng lý các quốc sự vụ nha môn tháng 1 năm 1861.

Năm 1862, họ giao cho Lý Hồng Chương thi hành.

Năm 1861 Tổng đốc Lưỡng giang Tăng Quốc Phiên thành lập An khánh quân giới cục tại tỉnh An huy.

Năm 1862 Tuần phủ Giang tô Lý Hồng Chương và Tăng Quốc Phiên đồng sáng lập Cục pháo binh và Tổng cục chế tạo cơ khí Giang nam ở Thượng hải, Cục làm pháo Tây dương ở Tô châu, Cục cơ khí Kim lăng ở Nam kinh.

Năm 1866 Tổng đốc Mân Triết Tả Tông Đường mở Cục thuyền Mã vĩ ở Phúc Kiến, do Thuyền chính đại thần Thẩm Bảo Trinh làm Giám đốc, đặt nền móng cho hải quân Trung Quốc. Tả Tông Đường là người đã mở xưởng đóng tàu đầu tiên ở Trung Quốc tại Phúc Kiến mang tên Mã vĩ, và cũng đã thành lập học viện hải quân đầu tiên khi ông làm tổng đốc ở đây.

Khi chuyển đến vùng tây bắc giữ chức Tổng đốc Thiểm Cam, Tả Tông Đường đề xuất lên triều đình nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy kinh tế văn hóa vùng Tân Cương có tác dụng tích cực đối với việc khai phá vùng biên giới, thành lập các cơ sở sản xuất kiểu mới ở vùng tây bắc như: Lan châu cơ khí chức ni cục (là xưởng dệt len cơ khí đầu tiên của Trung Quốc dùng máy móc của Đức, thành lập năm 1878), Tổng cục tơ tằm A khắc tô, Lan châu chế tạo cục thành lập năm 1871, Tây an cơ khí cục thành lập năm 1869.

Tổng cục chế tạo Giang Nam

Năm 1865 đạo đài Thượng hải Đinh Nhữ Xương, cựu tướng lĩnh Hoài quân được bổ nhiệm làm Giám đốc Cục chế tạo cơ khí Giang nam (về sau được cử làm đô đốc hạm đội hải quân Bắc dương). Lúc đầu kinh phí mua sắm máy móc chỉ có 25 vạn lạng bạc (35 vạn USD) được lấy từ nguồn thu thuế quan tại Thượng Hải. Tổng cục chế tạo cơ khí Giang Nam mua các máy móc của Mỹ gồm lò nấu, máy hơi nước, động cơ, máy đục, máy vặn ốc đủ các loại máy móc để chế tạo súng trường và pháo, thủy lôi, đạn dược, máy móc đóng tàu, là xí nghiệp quân sự lớn nhất do phái Dương vụ thành lập, về quy mô là một trong những công xưởng quân sự lớn nhất châu Á lúc bấy giờ.

Đến giữa năm 1867 mỗi ngày công xưởng sản xuất 14 khẩu súng trường và hàng trăm thùng đạn, cung ứng cho mặt trận Thiểm Cam của Tả Tông Đường. Đến năm 1873 mới sản xuất được 4200 khẩu súng trường Remington. Năm 1874 sản xuất được 110 đại bác theo kiểu của cơ xưởng Amstrong (Anh) với các loại cỡ nòng 120 mm, 170 và 200 mm. Về sau Lý Hồng Chương cho áp dụng kỹ thuật của Đức thay cho của Anh, dùng nhiều sản phẩm của hãng Krupp.

Năm 1861 nhà khoa học Từ Thọ (1818 – 1888) người Vô Tích, Giang tô đã nghiên cứu chế tạo tàu hơi nước, đến năm 1862 chế tạo thành công tàu Hoàng cốc là chiếc tàu hơi nước đầu tiên của Trung Quốc được làm bằng gỗ. Máy móc chủ yếu là bánh chuyển động bằng hơi nước, xi lanh dài 2 thước, đường kính dài 1 thước, chiều dài của tàu là 55 thước, nặng 25 tấn, vận tốc đạt 6 hải lý/giờ. Năm 1868 Từ Thọ đến làm việc tại Quảng phiên viện quán (nhà phiên dịch của Tổng cục chế tạo Giang nam) lần lượt dịch 13 loại thư tịch khoa học Tây phương như “Khí cơ phát nhẫn”, “Doanh trận đề yếu”, “Tây nghệ tri tân”.

Năm 1868 chiếc tàu đầu tiên của nhà máy tàu thuyền Giang Nam là Huệ Cát được hạ thủy. Đến năm 1876 Giang nam công xưởng cho hạ thủy 7 chiếc tàu hơi nước, trong đó chiếc tàu lớn nhất có tải trọng 2800 tấn. Quy mô của Giang nam công xưởng vượt xa xưởng đóng tàu Yokosuda của Nhật mãi đến năm 1887 mới bắt đầu sản xuất tàu cỡ lớn.

Năm 1869 nhà máy chế tạo tàu thuyền Mã vĩ (Phúc châu) bắt đầu đóng loại tàu mới, sử dụng máy móc và kỹ thuật cơ khí của Pháp do Thẩm Bảo Trinh nguyên tuần phủ Giang tây làm Giám đốc. Kinh phí ban đầu là 40 vạn lạng bạc (55 vạn đô la) được huy động từ các tỉnh Phúc kiến, Chiết giang, Quảng đông. Trong thời gian 1866 – 1874 chi phí của xưởng lên tới 540 vạn lạng bạc (750 vạn đô la). Số nhân công của xưởng Mã vĩ lúc cao nhất đạt tới 3000 công nhân, quy mô lớn hơn Giang nam chế tạo cơ khí chế tạo tổng cục.

Năm 1890 Tổng cục chế tạo cơ khí Giang nam bắt đầu lập xưởng luyện thép, có lò 15 tấn mỗi ngày luyện được 3 tấn, đó là lò luyện thép (lò thường) đầu tiên của Trung Quốc. Năm 1892 quy mô của Giang nam công xưởng đạt tới diện tích 73 acre đất, 1974 nhà xưởng và 2982 công nhân. Máy móc của công xưởng có 1037 máy, sản xuất ra 47 loại sản phẩm dưới sự giám sát của kỹ thuật viên nước ngoài. Đến những năm 1890 hoạt động của 3 cục quân giới trên đã có những thành tích nổi bật; các kiểu đạn pháo do Tổng cục chế tạo Giang nam chế tạo ra đã tiếp cận được với vũ khí nhập khẩu của phương Tây. Cục cơ khí Thiên tân nổi tiếng với các sản phẩm cơ khí quân dụng.

Kinh phí xây dựng 3 cục cơ khí Giang nam, Thiên tân, Kim lăng lên tới 2454 vạn lạng bạc, chiếm 50% chi phí cho công nghiệp quân sự của nhà Thanh.

Ngoài ra còn có các công xưởng quân khí khác được xây dựng ở Tây an (Thiểm tây, năm 1869), Lan châu (Cam túc, năm 1871), Quảng châu (năm 1874), Hồ nam và Sơn đông (năm 1875), Thành đô (Tứ xuyên, năm 1877), Cát lâm (năm 1881), Bắc kinh (năm 1883), Vân nam (năm 1884), Hàng châu và Đài Loan (năm 1885). Các trường quân sự cũng được thành lập: năm 1867 trường hải quân được thành lập ở Phúc châu (Phúc kiến), Thiên tân (Trực lệ) năm 1880, Hoàng phố (Quảng đông) năm 1887, Nam kinh (Giang tô) năm 1890, Yên đài (Sơn đông) năm 1903.

Kinh phí xây dựng 3 cục cơ khí Giang nam, Thiên tân, Kim lăng lên tới 2454 vạn lạng bạc, chiếm 50% chi phí cho công nghiệp quân sự của nhà Thanh. Đến những năm 1890 hoạt động của 3 cục quân giới trên đã có những thành tích nổi bật; các kiểu đạn pháo do Tổng cục chế tạo Giang nam chế tạo ra đã tiếp cận được với vũ khí nhập khẩu của phương Tây. Cục cơ khí Thiên tân nổi tiếng với các sản phẩm cơ khí quân dụng.

Ngoài ra còn có các công xưởng quân khí khác được xây dựng ở Tây an (Thiểm tây, năm 1869), Lan châu (Cam túc, năm 1871), Quảng châu (năm 1874), Hồ nam và Sơn đông (năm 1875), Thành đô (Tứ xuyên, năm 1877), Cát lâm (năm 1881), Bắc kinh (năm 1883), Vân nam (năm 1884), Hàng châu và Đài Loan (năm 1885).

Về sau công cuộc Tây dương vụ được Tổng đốc Hồ quảng Trương Chi Động và Bộ trưởng Giao thông Thịnh Tuyên Hoài tiếp tục thực hiện, hai người thành lập nhiều xí nghiệp, riêng Thịnh Tuyên Hoài còn bỏ vốn đầu tư trong nhiều cơ sở kinh doanh.

Khi đến Quảng đông nhậm chức tổng đốc Lưỡng quảng, Trương Chi Động cho xây dựng Quảng đông quân giới cục, thành lập trường lục quân Quảng đông, Cục dệt vải và Xưởng luyện thép Quảng đông. Trong thời gian này Trương Chi Động cho thành lập Giang nam tự cường quân là lực lượng lục quân kiểu mới sớm nhất Trung Quốc lúc bấy giờ theo biên chế quân đội phương Tây.

Lúc được thuyên chuyển đến Hồ bắc Trương Chi Động cho di dời toàn bộ thiết bị của xưởng súng pháo Quảng đông và cho xây dựng thành xưởng súng pháo Hán dương, Xưởng dệt tứ cục Hồ bắc bao gồm dệt vải, kéo sợi, ươm tơ, chế biến gai, Thư viện Lưỡng Hồ, lập kế hoạch xây dựng đường sắt Lô Hán (sau đổi tên là Kinh Hán, xây dựng từ năm 1896, hoàn thành năm 1905) nối liền hai miền nam bắc.

Công binh xưởng Hán Dương

Năm 1893 ở Hồ bắc xây dựng nhà máy thép Hán dương, lò cao cận đại hóa của Trung Quốc bắt đầu sản xuất vào tháng 5 năm 1894. Nhà máy có 4 lò cao đều mua trang thiết bị nước ngoài, trình độ kỹ thuật tương đối tiên tiến so với thế giới lúc đó. Tháng 2 năm 1908 nhà máy thép Hán dương cùng mỏ sắt Đại dã hợp nhất với nhà máy luyện khoáng và mỏ Bình hương (Giang tây), trở thành một xí nghiệp liên hợp gang thép đầu tiên có quy mô lớn hiện đại nhất châu Á lúc bấy giờ, đạt tới sản lượng 113 ngàn tấn gang và 50 ngàn tấn thép năm 1910.

Thua trận trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894 – 1895 là một bước ngoặt đối với triều đình nhà Thanh. Nhật Bản, một nước từ lâu bị người Trung Quốc coi là quốc gia mới của những kẻ cướp biển, đã đánh bại một cách thuyết phục Hạm đội Bắc Hải mới được hiện đại hóa của nước láng giềng to lớn khiến triều đình nhà Thanh phải mất mặt.

Khi đã đánh bại Trung Quốc, Nhật Bản trở thành nước châu Á đầu tiên gia nhập vào hàng ngũ các cường quốc trước đó chỉ gồm các nước phương Tây. Thất bại này là một sự sửng sốt đối với triều đình nhà Thanh đặc biệt khi họ chứng kiến hoàn cảnh xảy ra của nó chỉ ba thập kỷ sau khi Nhật Bản tiến hành các cuộc Minh Trị cải cách biến nước này có khả năng ganh đua với các nước phương Tây về các thành quả kinh tế và kỹ thuật của họ.

Cuối cùng vào tháng 12 năm 1894 chính phủ nhà Thanh đưa ra một số bước kiên quyết nhằm cải cách thể chế quân sự và đào tạo lại một số đơn vị đã được lựa chọn nhằm tây phương hóa trình độ tác chiến, vũ khí và chiến thuật của họ. Các đơn vị đó được gọi là Tân thức lục quân (Quân đội kiểu mới). Kết quả thành công nhất của việc này là Bắc Dương Quân nằm dưới sự giám sát và điều khiển của cựu chỉ huy Hoài Quân, vị tướng người Hán Viên Thế Khải, người đã tận dụng vị trí của mình để trở thành một Tổng thống Cộng hòa độc tài và cuối cùng thành một vị hoàng đế trong thời gian ngắn của Trung Quốc.

Sự sụp đổ của triều đại Nhà Thanh

Quân đội nhà Mãn Thanh vào giữa thế kỷ 19 có phẩm chất tướng lãnh ngày càng xuống thấp và nạn lính ma tăng cao. Trong cuộc chiến chống lại Thái Bình Thiên quốc, nhà Thanh phải chấp nhận để nhiều đội quân kiểu mới ra đời để cứu vãn như Tương quân của Tăng Quốc Phiên, Sở quân của Tả Tông Đường, Hoài quân của Lý Hồng Chương và đạo quân đánh thuê nước ngoài Thường Thắng quân… Điều này dẫn tới việc vào cuối thế kỷ 19, Nhà Thanh không còn một quân đội quốc gia mà phải tận dụng dân quân và quân đội địa phương, vốn thiếu trung thành với triều đình trung ương. Các sĩ quan trung thành với cấp trên của họ và hình thành những bè phái dựa trên vị trí địa lý. Các đơn vị quân đội tuyển quân ngay tại tỉnh đó. Chính sách này là nhằm giảm sự hiểu nhầm phương ngữ nhưng lại khuyến khích khuynh hướng cát cứ, địa phương hóa. Nhà Thanh đã đi vào vết xe sụp đổ của nhà Hán và nhà Đường trong quá khứ.

Tới đầu thế kỷ 20, hàng loạt các vụ náo động dân sự xảy ra và ngày càng phát triển. Từ Hi và Hoàng đế Quang Tự cùng mất năm 1908, để lại một khoảng trống quyền lực và một chính quyền trung ương bất ổn. Phổ Nghi, con trai lớn nhất của Thuần Thân Vương, được chỉ định làm người kế vị khi mới hai tuổi, và Thân Vương trở thành người nhiếp chính. Tiếp theo sự kiện này Tướng Viên Thế Khải bị gạt khỏi chức vụ của mình. Tới giữa năm 1911 Thuần Thân Vương lập ra “Chính phủ gia đình hoàng gia”, một hội đồng cai trị của Chính phủ Hoàng gia hầu như gồm toàn bộ các thành viên thuộc dòng họ Aisin Gioro. Việc này khiến các quan lại cao cấp như Trương Chi Động tỏ thái độ bất mãn.

Cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương diễn ra vào ngày 10 tháng 10 năm 1911 dẫn đến cuộc Cách mạng Tân Hợi, và tiếp sau đó là sự tuyên bố thành lập một chính phủ trung ương riêng biệt, Trung Hoa Dân Quốc, tại Nam Kinh với Tôn Dật Tiên làm lãnh đạo lâm thời. Nhiều tỉnh bắt đầu “ly khai” khỏi quyền kiểm soát của nhà Thanh. Chứng kiến tình trạng này, chính phủ Thanh dù không muốn cũng buộc phải đưa Viên Thế Khải trở lại nắm quân đội, kiểm soát Bắc dương quân của ông, với mục tiêu nhằm tiêu diệt những người cách mạng. Sau khi lên giữ chức Tể tướng Nội các tổng lý đại thần) và lập ra chính phủ của riêng mình, Viên Thế Khải còn tiến xa nữa khi buộc triều đình phải cách chức nhiếp chính của Thuần Thân Vương. Việc cách chức này sau đó được chính thức hoá thông qua các chỉ thị của Hiếu Định Cảnh hoàng hậu.

Khi Thuần Thân Vương đã buộc phải ra đi, Viên Thế Khải và các vị chỉ huy bên trong Bắc dương quân của mình hoàn toàn nắm quyền chính trị của triều đình nhà Thanh. Ông cho rằng không có lý do gì để tiến hành một cuộc chiến tranh gây nhiều tốn phí, đặc biệt khi nói rằng chính phủ nhà Thanh chỉ có một mục tiêu thành lập một nền quân chủ lập hiến.

Tương tự như vậy, chính phủ của Tôn Dật Tiên muốn thực hiện một cuộc cải cách dân chủ, vừa hướng tới lợi ích của nền kinh tế và dân chúng Trung Quốc. Với sự cho phép của Hiếu Định hoàng hậu, Viên Thế Khải bắt đầu đàm phán với Tôn Dật Tiên, người đã cho rằng mục tiêu của mình đã thành công trong việc lập ra một nhà nước cộng hòa và vì thế ông có thể cho phép Viên Thế Khải nhận chức vụ Tổng thống của nền Cộng hoà. Năm 1912, sau nhiều vòng đàm phán, Hiếu Định đưa ra một chiếu chỉ tuyên bố sự thoái vị của vị ấu vương, Phổ Nghi.

Sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912 đánh dấu sự kết thúc của hơn 2000 năm phong kiến Trung Quốc và sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn kéo dài, không chỉ đối với quốc gia mà ở một số mặt còn đối với cuộc sống của người dân. Tình trạng lạc hậu rõ rệt về chính trị và kinh tế cộng với sự chỉ trích ngày càng tăng về văn hoá Trung Quốc dẫn tới sự ngờ vực về tương lai của họ.

Lịch sử hỗn loạn của Trung Quốc từ sau thời nhà Thanh ít nhất cũng có thể được thấu suốt một phần trong nỗ lực nhằm tìm hiểu và khôi phục lại những mặt quan trọng của văn hoá lịch sử Trung Quốc và tích hợp nó với những ý tưởng mang nhiều ảnh hưởng mới đã xuất hiện trong thế kỷ đó. Nhà Thanh là khởi nguồn của nền văn hoá vĩ đại đó, nhưng những sự hổ thẹn họ phải gánh chịu cũng là một bài học cần quan tâm.

Đăng bởi: Trạng Võ

Từ khoá: Tìm hiểu đôi nét về triều đại Nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc

Hoàn Cảnh Sáng Tác Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943, quê Thừa Thiên – Huế, tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ văn (Đại học Sư phạm Hà Nội). Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.

Năm 1955 ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Sau khi tốt nghiệp khoa văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong trào sinh viên, học sinh thành phố Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ,… cho đến 1975.

Sau ngày thống nhất đất nước, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên – Huế. Ông tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III….

Ông thuộc thế hệ nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ những năm chống Mĩ,

Thơ Nguyễn Khoa Điềm thu hút, hấp dẫn người đọc bởi sự đan kết cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của một thanh niên tri thức tự ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu vì đất nước và nhân dân.

Bài thơ “Đất nước” nằm phần đầu của chương năm trường ca “Mặt đường khát vọng”.

“Mặt đường khát vọng” được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 và in lần đầu năm 1974. Đó là những năm tháng nhân dân miền Nam kiên cường chống đế quốc Mĩ và tay sai. “Mặt đường khát vọng” là một trong những bản trường ca lớn của thơ ca chống Mĩ viết về đất nước, nhân dân. Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng tạm chiến miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về đất nước, hướng về nhân dân, ý thức được với xứ mệnh của thế hệ mình đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhập với cuộc chiến đấu của dân tộc.

Hình thức đoạn thơ cũng như cả bài thơ là hình thức tự do phóng túng, thoải mái tạo lên lối tư duy hiện đại và tính triết luận của tác phẩm trả lời cho các câu hỏi.

Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy tưởng. Giữa yếu tố chính luận và màu sắc trữ tình. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình như là trò truyện của anh với em tạo nên âm vang ngân nga sâu lắng thiết tha và trang trọng về đất nước nhân dân. Tác phẩm sử dụng phong phú sáng tạo các yếu tố văn hóa dân tộc, phong phú tập quán, huyền thoại, huyền sử, ca dao, tục ngữ tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng. Đất nước thật bình dị gần gũi mà vô cùng thiêng liêng, sâu xa, bay bổng, lãng mạn và lấp lánh sắc màu ca dao, cổ tích.

“Đất nước” góp phần thổi lên khí thế hào hùng tham gia kháng chiến của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam nói riêng, thế hệ thanh niên Việt Nam nói chung hòa nhịp vào cuộc chiến đấu hào hùng sôi nổi của toàn dân tộc.

Bài thơ Đất nước được ra đời bắt nguồn từ cảm hứng bất tận là tình yêu quê hương đất nước, tự hào về những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc.

– Hoàn cảnh sáng tác Đất nước: Đoạn trích nằm ở phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng. Tác phẩm đồ sộ này được ông viết ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ đầy ác liệt, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. “Mặt đường khát vọng” với ý nghĩa thức tỉnh tuổi trẻ, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước, nhân dân, ý thức về trách nhiệm của bản thân cần hòa cùng cuộc chiến đấu của dân tộc, tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân.

– Nội dung khái quát đoạn trích: Tác phẩm là cách khám phá đất nước trên các bình diện khác nhau của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đặc biệt làm nổi bật lên tư tưởng đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại.

Tác phẩm viết trong khoảng thời gian từ 1948 đến 1955. Bài thơ là sự tổng hợp của những sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đêm mít tinh (1949) và Đất nước (1955). Đây là thời gian ông trải nghiệm, trưởng thành cùng Đất Nước trong kháng chiến chống Pháp lần 2.

Đêm 19.12.1946, thực hiện quyết định của Trung ương Đảng, tiếng súng giết giặc của Hà Nội và các thành phố có quân Pháp chiếm đóng đã nhất loạt phát nổ, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Cuộc chiến đấu 57 ngày đêm ở Thủ đô và Liên khu 1 đã thắng lợi (tiêu diệt và bắt sống hơn 2.000 tên địch, phá huỷ 22 xe tăng và xe thiết giáp, 31 xe vận tải, bắn rơi 1 máy bay và bắn hỏng 7 chiếc khác, bắn chìm 2 ca nô); đêm 17.2.1947, trước sự bất ngờ của địch, Trung đoàn Thủ đô tiến hành cuộc rút quân bí mật, quả cảm vượt sông Hồng và sông Đuống ra vùng tự do thuộc tỉnh Phúc Yên một cách an toàn. Để lại “Hà Nội cháy khói lửa ngợp trời”, cùng với những người đồng chí, chàng thanh niên trí thức trẻ Nguyễn Đình Thi hăm hở bước vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Nhưng nỗi nhớ về Hà Nội dường như vẫn luôn luôn da diết.

Cuộc kháng chiến ngày càng gian khổ, quyết liệt. Nguyễn Đình Thi cùng với nhiều văn nghệ sĩ khác đã đi cùng bộ đội tham gia các chiến dịch ở đường số 4, Trung du, Hòa Bình v.v… Cuối 1954, sau chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, tác giả của “Sáng mát trong như sáng năm xưa” và “Đêm mít tinh” về điều trị bệnh ở một xóm ven bờ sông Cầu (thuộc huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Tại đây, Nguyễn Đình Thi sau quá trình 7 – 8 năm ròng rã – nay mới có điều kiện viết tiếp tác phẩm đã được thai nghén rất lâu của mình là bài thơ “Đất nước”.

Bài thơ “Đất nước” được hình thành trong một quãng thời gian dài: hầu như suốt cuộc kháng chiến chống Pháp (1948-1955) bài thơ đã miêu tả một không gian rộng lớn toàn đất nước. Lần đầu tiên bài thơ được đưa vào tập “…Chiến sĩ”(1958). Bài thơ được tổng hợp từ một số bài thơ khác: “Sáng mát trong như sáng năm xưa”(1948), “Đêm mít tinh”(1949). Đây là bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi nói riêng và thơ kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ mang rõ phong cách của Nguyễn Đình Thi. Chủ đề bao trùm của bài thơ “Đất nước” là lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết, ý thức độc lập tự chủ, lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng. Hoàn cảnh sáng tác ấy giúp Nguyễn Đình Thi, một nhà thơ có hồn thơ suy tư sâu lắng và dạt dào cảm xúc, tạo dựng lên được một bức chân dung đất nước thật nên thơ, nên họa mang tính chất khai quật, vừa có tính chiều sâu truyền thống, vừa có tầm cao thời đại: có sức quật khởi mãnh liệt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Advertisement

Có thể nói mặc dù quá trình viết bị đứt đoạn liên tục, song thời gian viết dài đã vô tình tạo nên chiều sâu của tác phẩm. Trải dài suốt quá trình chống Pháp, bài thơ mang đậm sự trải nghiệm của tác giả, đầy đủ đắng cay ngọt bùi. Chính hoàn cảnh sáng tác đặc biệt đã giúp bài thơ mang đậm hồn của Đất nước. Vừa thể hiện được nỗi đau của nhân dân, lại làm nổi bật được niềm tự hào của dân tộc. Thi phẩm được viết từ sự tổng hợp nâng cao các mảng sáng tác trong những thời điểm khác nhau nhưng người đọc không hề nhận thấy dấu vết của sự chắp vá, lắp ghép mà cảm nhận được mạch thống nhất bởi tác giả viết bằng cảm xúc nhất quán về đất nước, con người Việt Nam.

Số Điện Thoại Nhà Mạng Vinaphone: Giới Thiệu Về Nhà Mạng Vinaphone

Bạn có biết rằng Vinaphone là một trong những nhà mạng lớn nhất tại Việt Nam với hàng triệu khách hàng sử dụng dịch vụ của mình? Nhà mạng Vinaphone được thành lập vào năm 1996, và từ đó đến nay đã trở thành một trong những thương hiệu được yêu thích nhất tại Việt Nam.

Vinaphone không chỉ cung cấp dịch vụ điện thoại di động, mà còn cung cấp các dịch vụ khác như Internet, truyền hình và nhiều dịch vụ giá trị gia tăng khác. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành viễn thông, Vinaphone đã đạt được nhiều thành công và được nhiều khách hàng đánh giá cao.

Số điện thoại Vinaphone là một trong những loại số có thể sử dụng để liên lạc trong mạng lưới của nhà mạng Vinaphone. Số điện thoại này có thể được đăng ký và sử dụng dịch vụ của Vinaphone với nhiều lợi ích và tiện ích khác nhau.

Vinaphone cung cấp nhiều gói cước khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng khách hàng. Các gói cước của Vinaphone bao gồm cả gói cước trả trước và trả sau, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn và linh hoạt hơn trong việc sử dụng dịch vụ.

Để biết thêm thông tin về các gói cước của Vinaphone, bạn có thể truy cập trang web của Vinaphone hoặc liên hệ với nhân viên của Vinaphone để được tư vấn và hỗ trợ.

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản của mình trên ứng dụng My Vinaphone hoặc trang web của Vinaphone.

Bước 2: Chọn mục “Nạp tiền” và nhập số tiền mà bạn muốn nạp.

Bước 3: Chọn phương thức thanh toán phù hợp với mình, ví dụ như chuyển khoản ngân hàng, thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc thẻ ATM.

Bước 4: Xác nhận thông tin và hoàn tất quá trình nạp tiền.

Bước 1: Đi đến cửa hàng bán thẻ cào gần nhất và mua một thẻ cào Vinaphone.

Bước 2: Gọi đến tổng đài 0911 và làm theo hướng dẫn để nạp tiền bằng thẻ cào.

Bước 3: Nhập mã số trên thẻ cào và xác nhận số tiền mà bạn muốn nạp.

Bước 4: Quá trình nạp tiền sẽ được hoàn tất sau khi bạn xác nhận thông tin.

Với các hướng dẫn này, bạn có thể nạp tiền vào tài khoản của mình một cách dễ dàng và thuận tiện. Hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng phương thức thanh toán phù hợp với mình và xác nhận thông tin trước khi hoàn tất quá trình nạp tiền.

Nắm bắt được thông tin về số dư là điều rất quan trọng khi sử dụng dịch vụ của nhà mạng Vinaphone. Bạn có thể kiểm tra số dư của mình bằng hai cách: trực tiếp trên điện thoại hoặc qua tin nhắn.

Để kiểm tra số dư trực tiếp trên điện thoại, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bấm phím *101# trên điện thoại của bạn.

Sau đó, chọn mục “Thông tin tài khoản”.

Hệ thống sẽ hiển thị thông tin số dư của bạn trên màn hình điện thoạ

Bạn có thể kiểm tra số dư của mình bằng cách gửi tin nhắn tới số 1414 với nội dung “TT”. Sau đó, hệ thống sẽ trả lời bằng một tin nhắn chứa thông tin số dư của bạn.

Việc kiểm tra số dư thường xuyên sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả và tránh việc sử dụng vượt quá hạn mức. Hãy lưu ý rằng các cước phí kiểm tra số dư sẽ được tính vào hóa đơn của bạn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà mạng đáng tin cậy để sử dụng dịch vụ điện thoại di động, Internet, truyền hình và các dịch vụ khác, hãy xem xét Vinaphone. Để biết thêm thông tin chi tiết về các gói cước và các dịch vụ của Vinaphone, hãy truy cập vào trang web của họ hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ của Vinaphone để được tư vấn tốt nhất.

Nào Tốt Nhất hi vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhà mạng Vinaphone và giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất khi chọn dịch vụ điện thoại di động cho mình.

Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này

Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi

Liên Hệ Ngay!

Giới Thiệu Về Bán Đảo Sơn Trà

Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất tại Việt Nam, đến du lịch Đà Nẵng, du khách sẽ được thả mình vào những làn sóng biển xanh mát, những thắng cảnh hùng vĩ, một lối sống chậm rãi, không xô bồ, hay tham quan du ngoạn bán đảo Sơn Trà – một điểm đến không một du khách nào bỏ qua. Bài viết này, Saigon Star Travel sẽ giới thiệu về bán đảo Sơn Trà để giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới của mình.

Giới thiệu về bán đảo Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, có khu rừng già bạt ngàn với hệ động thực vật phong phú,… là những món quà mà tạo hóa đã dành tặng riêng cho nơi đây. Sơn Trà thật xứng đáng với danh hiệu: “viên ngọc thiên nhiên quý giá” của Đà Nẵng, là “cánh rừng già duy nhất ở Việt Nam nằm trong lòng thành phố trẻ”

Vị trí

BбєЈn Д‘б»“ Д‘Ж°б»ќng Д‘i Д‘бєїn BГЎn ДђбєЈo SЖЎn TrГ

Cầu Thuận Phước – cầu treo đẹp nhất Đà Nẵng và kỷ lục của Việt Nam được bắc qua bán đảo này. Bán đảo Sơn Trà nhiều thắng cảnh thiên nhiên và trong tương lai không xa sẽ trở thành khu du lịch nổi tiếng của thành phố và của cả nước.

Địa lý

Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía đông nam trông như hình con nghê chồm ra biển, nên gọi là hòn Nghê. Ngọn phía tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu, nên gọi là ngọn Mỏ Diều. Và ngọn phía bắc vươn về phía ngọn Ngự Hải bên kia cửa biển dài như cổ ngựa, nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần lên tạo thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó.

Ngày nay ngay tại những ngọn này hình thành những khu du lịch Đà Nẵng nổi tiếng như Bãi Rạng, Bãi Đa, Bãi Bụt, hay khu nghỉ ngơi Đông Dương. Đặc biệt nơi đây có ngôi chùa Linh Ứng, điểm đến lý tưởng của những người theo Phật giáo và ngay cả những người không theo.

Cùng với hệ thống núi của Hải Vân sơn ở phía bắc, bán đảo Sơn Trà ở phía nam vây lại thành hình cánh cung tạo nên một vịnh biển mang tên vũng Sơn Trà, hay còn gọi bằng nhiều tên khác khá quen thuộc như vũng Tiên Sa, vũng Thùng, vũng Hàn, vịnh Ðà Nẵng. Vì vị trí như vậy nên Sơn Trà như một tấm bia che chắn mọi cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào thành phố.

Sơn Trà có gần 4.000 ha rừng, trong đó một phần là đất đồi đang được phủ thêm loại cây công nghiệp. Sơn Trà là nơi giao lưu giữa hai hệ động vật và thực vật tiêu biểu của hai miền Nam – Bắc.

4.400 ha được công nhận là khu vực bảo tồn thiên nhiên vào năm 1992. Đến cuối năm 2023, diện tích này bị mất đi 1/4, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp thuận sử dụng phần đất này để phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia. Núi Sơn Trà cao đến gần 700 m, xưa nay được xem như đài khí tượng thiên nhiên của nhân dân quanh vùng.

Review bán đảo Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà mang một vẻ đẹp nguyên sơ với bãi biển trong vắt, thiên nhiên trong lành. Đến đây du khách sẽ có cơ hội để chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Ở mỗi độ cao khác nhau du khách lại có cái nhìn rất riêng về thành phố xinh đẹp này như chính những cung bậc cảm xúc khi bạn đến đây. Saigon Star Travel khuyên bạn nên chuẩn bị một tấm bản đồ bán đảo Sơn Trà để có thể khám phá được tất cả các ngóc ngách của nơi đây.

Với độ cao 693 m so với mực nước biển, đứng trên đỉnh Sơn Trà du khách có thể tận hưởng những làn gió mát rượi trong lành từ biển khơi thồi vào không gian của cây xanh um tùm toả bóng. Từ đây bạn cũng có thể phóng tầm mắt ra xa đề bao quát bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của thành phố Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà Hills.

Nhờ có hình dáng đặc biệt nên bán đảo này được nhiều người so sánh giống như hình cây nấm, đầu nấm là núi Sơn Trà, thân nấm là những bãi cát vàng tuyệt đẹp. Sơn Trà có 3 ngọn núi nhô cao, mọi người dựa vào hình thù của núi mà gọi những cái tên thú vị.

Ngày lại ngày, chẳng biết từ bao giờ, những đợt thuỷ triều kéo dài hàng triệu năm đã bào mòn và cọ sạch những tảng đá chồng chất ven bờ khiến chúng trở lên láng mịn, mềm mại mỗi khí có ánh mặt trời chiếu vào. Dường như cảnh sắc nơi đây có núi và biển xen kẽ nhau tạo ra một vẻ đẹp hoà trộn khác biệt với những bãi biển khác. Trên núi là dòng suối Tiên và suối Đá róc rách chảy, dưới biển là một loạt các bãi tắm như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Nồm, Bãi Nam, . . . rì rào sóng vỗ. Biển Sơn Trà có những dải san hô tuyệt đẹp kề cạnh ngay bờ, đây cũng là thiên đường dành cho thú ngụp, lặn đã hấp dẫn bao du khách ưa thích chiêm ngưỡng khám phá thế giới sinh vật trong lòng đại dương.

Ăn gì ở bán đảo Sơn Trà? Hải sản ở Sơn Trà

Hải sản biển Sơn Trà luôn là một trong những món ăn nhất định phải thử khi đến du lịch Đà Nẵng. Với đặc điểm địa hình bốn phía đều là biển nên hải sản ở Sơn Trà luôn là những loại tươi ngon nhất do mới được đánh bắt về. Đến đây, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều các nhà hàng hải sản tươi ngon với thiết kế mở, nơi bạn có thể vừa ăn vừa ngắm biển đồng thời cảm nhận vị mặn cũng như cái mát rượi gió biển thổi vào.

Bạn có vô số lựa chọn cho bữa ăn của mình với các loại hải sản tươi sống như: cá mú, cá lăng, cá chình, tôm sú, tôm hùm, hay bạch tuộc, ốc đỏ, ốc hương… Các loại hải sản ở đây rất phong phú và đa dạng nhưng nó chỉ có theo mùa để đàm bảo tính chất tươi ngon của món ăn.

Rau rừng ở Sơn Trà

Khác với ẩm thực ở các miền biển khác, Sơn Trà là sự kết hợp độc đáo giữa hương vị của biển và hương vị núi rừng. Rau rừng là một trong số những món ăn ngon ở Đà Nẵng mà bạn sẽ được thưởng thức. Rau rừng ở đây thường mọc hoang quanh triền núi. Có rất nhiều các loại rau với hương vị tươi mát, ngon miệng như rau dớn, rau bứa, rau sưng, rau cách, mã đề, rau sâm, me rừng…

Để chế biến đặc sản rau rừng thì có rất nhiều cách. Tuy nhiên, để giữ được hương vị đặc trưng nhất của rau thì chúng thường được dùng để ăn sống hoặc luộc chấm với mắm cái. Trong các nhà hàng ở Sơn Trà món rau rừng được dùng như những gia vị không thể thiếu cho các món hấp, canh chua…

Rượu dừa

Sơn Trà không chỉ có đồ ăn ngon, mà thức uống ở đây cũng làm say đắm lòng người với món đặc sản rượu dừa. Rượu dừa ở đây được chế biến từ các nguyên liệu tự nhiên theo phương pháp cổ truyền, sau khi sơ chế phần vỏ, hỗn hợp nếp cái và men được tiêm vào quả dừa rồi hàn kín đem ủ cho đến khi có được hương vị cay nồng đặc trưng rượu và vị thơm ngon của dừa mới được đem ra thưởng thức. Với người Sơn Trà, thưởng thức thịt thú rừng và nhâm nhi vài chén rượu dừa là thú vui không thể thiếu.

Đăng bởi: Bé Sóc Chanel

Từ khoá: Giới thiệu về bán đảo Sơn Trà

Giới Thiệu Du Lịch Đà Nẵng

Với những kinh nghiệm sẵn có, hôm nay chúng mình sẽ giới thiệu du lịch Đà Nẵng 1 cách chi tiết nhất. Giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan. Và lựa chọn ra được các địa điểm tham quan thích hợp trong chuyến du lịch Đà Thành sắp tới.

Giới thiệu du lịch Đà Nẵng – Bà Nà Hill

Một trong số những địa điểm làm rạng danh mỗi khi giới thiệu về du lịch Đà Nẵng đó là Bà Nà Hill. Chốn “bồng lai tiên cảnh” mà bất cứ du khách nào đều mong ước 1 lần đặt chân tới.

Sun World Bà Nà Hill-Đà Nẵng

Đến với Sun World Bà Nà Hills, du khách sẽ được trải nghiệm:

Khí hậu bốn mùa trong một ngày

Chu du trên những tuyến cáp treo

Đắm chìm trong cảnh quan thiên nhiên của một dải lụa màu xanh nối tiếp

Thưởng thức ẩm thực đa dạng và tận hưởng không khí lễ hội ngập tràn.

Cây cầu Vàng, cây cầu đi bộ ấn tượng nhất thế giới. Được điêu khắc tượng hình bàn tay rêu phong ôm trọn cầu.

Bà Nà Hill, đa dạng về nhiều loại hình vui chơi giải trí cũng như ẩm thực Á- u. Chính vì thế, Bà Nà rất được lòng du khách trong và ngoài nước.

Cầu Vàng – Đà Nẵng

Giới thiệu du lịch Đà Nẵng – Chùa Linh Ứng

Cầu Vàng – Đà Nẵng

Được xem là một quần thể du lịch tâm linh nổi danh xứ Đà Thành. Chùa Linh Ứng là điểm đến lý tưởng tiếp theo mà chúng mình, sẽ giới thiệu với bạn trong chuyên mục hôm nay.

Tọa lạc ngay vị trí thuận lợi, Chùa nằm ở độ cao 693 mét so với mực nước biển. Với diện tích 20 héc ta, trên địa hình một bên núi, một bên biển.Đây là một quần thể chứa nhiều hạng mục, gồm: chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện…

Điều nổi bật nhất chính là tượng Phật Quan Thế m cao nhất Việt Nam. Tượng khoảng 67 mét, đường kính tòa hoa sen dưới chân Phật chiếm 35 mét. Có thể nói, tượng Phật độc nhất vô nhị ở dải đất hình chữ S.

Chùa được thiết kế tinh tế, tỉ mỉ từng đường nét một. Với không khí mát mẻ ôn hòa cùng cảnh quang bắt mắt, nên khi đến đây du khách sẽ được thả lòng mình trong cõi bình yên.

Chùa Linh Ứng – Đà Nẵng

Giới thiệu du lịch Đà Nẵng – Bãi biển Mỹ Khê

Mỹ Khê, Lọt top là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh. Bãi biển có làn nước mát trong xanh, bờ cát trắng xóa mịn màng sạch sẽ. Hòa quyện cùng khí trời ôn hòa. Khiến bất cứ ai đều có cảm giác thoải mái, thư giãn mỗi khi đến đây.

Chính vì lẽ đó, Mỹ Khê được lựa chọn làm nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động thể thao như lướt cano, lặn biển, bóng chuyền, câu cá…

Đặc biệt, vào mùa hè, khoảng tháng 4 đến tháng 9. Nơi này còn trở nên sôi động hơn bởi lễ hội Đà Nẵng tổ chức hằng năm. Từ các điệu nhảy flashmob, cuộc thi marathon quốc tế hay team building của các ban ngành, đoàn thể…

Bên cạnh đó, du khách sẽ được thưởng thức khu ẩm thực đa dạng. Với muôn vàn hải sản tươi sống có ngay tại các hàng quán, nhà hàng cạnh kề biển tắm Mỹ Khê. Gợi ý 1 số quán như: Bé Anh, Bé Mặn, nhà hàng hải sản San Hô, Cá Voi Xanh chẳng hạn.

Bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng

Giới thiệu du lịch Đà Nẵng – Hội An

Tìm về với không gian cổ kính, yên tĩnh, nhẹ nhàng, không đâu khác đó chính là Hội An. Những nét đẹp cổ xưa ngày nào vẫn còn khắc sâu giá trị nguyên bản tại nơi này. Điển hình kể qua một số nơi như Chùa Cầu xây dựng từ thế kỷ 16, hội quán Phúc Kiến,Quảng Đông từ thuở xa xưa…

Và càng cuốn hút hơn khi Hội An lên đèn, những dải lụa đa màu lại khiến không gian phố thị trở nên lung linh và huyền ảo đến ngỡ ngàng.

Vẻ đẹp bình dị của Hội An

Đăng bởi: Ánh Trần

Từ khoá: Giới thiệu du lịch Đà Nẵng- Khám phá các địa điểm tham quan lý tưởng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Về 13 Triều Đại Nhà Nguyễn Với Lịch Sử Cai Trị Đất Nước trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!