Bạn đang xem bài viết Gợi Ý Một Số Bí Quyết Khám Phá Vịnh Xuân Đài Phú Yên được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Người ta nói, tuổi trẻ như một cơn mưa rào. Mưa thì nhanh tạnh mà tuổi trẻ đã qua thì không thể lấy lại. Vậy nhân lúc còn trẻ ngại gì mà không khám phá hết tất cả mọi miền đất nước ta. Mau dành cho mình một khoảng thời gian tĩnh lặng để chill cùng thiên nhiên ở Vịnh Xuân Đài thôi nào.
1. Vị trí của Vịnh Xuân Đài?Địa chỉ: thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, Việt Nam.
Vịnh Xuân Đài được bao bọc bởi núi ba mặt và mặt còn lại hướng ra biển. Một nơi tuyệt vời để thư giãn và tắm biển mà thiên nhiên đã ban tặng cho Phú An. Khi đến đây chắc chắn bạn sẽ bị thu hút bởi bãi biển cát trắng, nắng vàng chan hòa nên thơ. Những bãi đá phẳng lặng nối tiếp nhau với những hình thù kỳ dị, độc đáo. Người ta cho rằng, sở dĩ tảng đá này có hình thù kỳ dị như vậy cũng là do lâu ngày nước chảy xiết vào bờ nhiều năm hình thành nên.
Vịnh Xuân Đài là địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Phú Yên.
Trong Vịnh Xuân Đài có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Gành Đèn, Gành Đá Đĩa, Vũng Dong, Vũng Chào, Vũng La, Bãi Ôm, Bãi Từ Nham, Cù Lao Ông Xá… đang đợi bạn đến khám phá.
2. Vẻ đẹp của bãi biển Vịnh Xuân ĐàiNét độc đáo của vịnh Xuân Đài nằm ở sự kết hợp hài hòa giữa biển xanh, cát trắng mịn và con người chân chất nơi đây. Được bao phủ bởi những rừng dương quanh năm xanh biếc mà không nơi nào có được. Rất lý tưởng cho kỳ nghỉ dưỡng mùa hè để bơi lội tung tăng dưới nước.
Toàn cảnh Vịnh Xuân Đài cùng những hàng dừa xanh thẳng tắp.
Bên cạnh những bãi biển phẳng lặng thơ mộng, đặc biệt là những vách đá nhấp nhô mang màu sắc rực rỡ mỗi ngày nắng. Xa xa, những dãy núi xanh hùng vĩ bao quanh vịnh Xuân Đài như vòng tay mẹ ôm con vào lòng mà thơ mộng đến lạ. Trong nắng vàng và gió nhẹ, sóng vỗ nhịp nhàng, có lúc ồn ào, có khi chậm rãi hòa vào bản hòa ca của biển cả.
Vịnh Xuân Đài đang dần khai thác du lịch nhiều hơn.
Đến đây, du khách có thể tìm thấy thiên nhiên hoang sơ, những làng quê yên bình vẫn còn giữ được vẻ đẹp thuần khiết của thiên nhiên đất trời. Chỉ bằng vài từ ngữ thì không thể nào diễn tả hết được vẻ đẹp của nơi này nên bạn phải đến cảm nhận bằng mắt thường.
Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng đáng để nghỉ dưỡng.
3. Trải nghiệm thú vị ở Vịnh Xuân Đài 3.1. Ngắm nhìn Vịnh Xuân Đài trên dốc GăngKhi bạn đi bộ đến đỉnh dốc Găng, bạn có thể nhìn thấy khung cảnh của vịnh với những rặng dừa bao quanh vịnh cùng hình vòng cung núi thú vị. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa và thơ mộng. Đến đây, điều bạn cảm nhận rõ ràng nhất là sự yên bình lạ thường. Vẻ đẹp đến từ một khu du lịch ít người qua lại, từ cảnh vật, từ sự bình dị, hiền hậu của con người nơi đây.
Trên dốc Găng bạn thể nhìn toàn bộ Vịnh Xuân Đài.
3.2. Khám phá làng nghề truyền thốngĐến với Vịnh Xuân Đài, bạn sẽ có cơ hội tham quan và tìm hiểu về làng nghề Thạch Anh lịch sử, là nơi sản xuất nước mắm nổi tiếng của Phú Yên. Tuy không nổi tiếng như nước mắm Phan Thiết hay Phú Quốc nhưng lại có tiếng vang ở khu vực Nam Trung Bộ.
Con đường đi đến làng nghề truyền thống cực kì nên thơ.
Hầu hết sinh kế của người dân đều gắn liền với biển từ lúc sinh ra cho đến lúc già đi. Những đứa trẻ ở đây bơi rất giỏi, tiếng cười nói của lũ trẻ hòa cùng tiếng sóng biển. Được trải nghiệm và hòa mình với ngư dân, du khách sẽ thêm yêu mến tính cách thân thiện, thẳng thắn, tự tin của người dân Nam Trung Bộ.
3.3. Lặn san hô ở Vịnh Xuân Đài
Ra đến giữa Vịnh Xuân Đài là đã có thể thưởng thức san hô và các loài cá đầy màu sắc. Ở đây, hầu hết các rạn san hô ở trên đá, vì có những rạn đá là san hô bám vào. Cụm san hô mọc trên đá nên còn được gọi là hoa san hô, cồn san hô. Trên nền xanh của nước biển, màu sắc sặc sỡ của san hô được khắc họa thành một bức tranh sống động đến kỳ lạ.
Sau khi lặn ngắm san hô thì bạn có thể ngắm hoàng hôn trên Vịnh Xuân Đài.
4. Review chi tiết kinh nghiệm du lịch Vịnh Xuân Đài 4.1. Hướng dẫn đường đi đến Vịnh Xuân ĐàiVịnh Xuân Đài cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 50 km về phía nam và cách thành phố Tùy Hòa 60 km về phía bắc. Bạn có thể đi cano ngắm vịnh rồi đến các địa điểm du lịch thuộc vịnh. Còn về đường bộ thì chỉ cần chạy theo quốc lộ 1A là đến nơi rồi.
Đường đi đến Vịnh Xuân Đài rất dễ dàng.
Lưu ý nhỏ nhỏ, để tìm đến địa điểm này, bạn phải sử dụng bản đồ và tìm kiếm với từ khóa “biển Vĩnh Hòa”, sẽ có chỉ dẫn đến vị trí trung tâm của bán đảo Xuân Thịnh. Bạn có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy vì đường dễ đi và không quá xa.
Nhớ đọc hết lưu ý trước khi đến Vịnh Xuân Đài.
5. Bật mí những địa điểm du lịch gần Vịnh Xuân Đài 5.1. Bãi biển Vịnh HòaBãi biển Vịnh Hòa có bãi cát dài với làn nước trong xanh, sóng vỗ êm đềm. Bạn có thể tắm biển hoặc đắm mình trong làn nước mát lạnh và tận hưởng cảm giác bồng bềnh, hòa mình với thiên nhiên. Ngoài ra, không gian đại dương cũng khá hài hòa mát mẻ, với những rặng dừa, rặng phi lao uốn khúc quanh co tạo bóng mát, xanh mát mắt.
5.2. Vịnh DôngĐây là nơi cư trú của hạt giống dông và là nơi sản sinh ra món chả giò Phù An nổi tiếng. Dông sống hầu hết ở các cồn cát ven mép nước, tạo thành điểm trú ngụ lý tưởng cho các loài dông. Chúng sống trong hang dưới lớp cát hoặc ven những khe đá. Sự xuất hiện dày đặc của chúng nên người dân đã đặt tên vịnh theo tên của nó. Nơi này nằm trong vịnh Xuân Đài nên nhất định bạn phải ghé qua tham quan.
Đăng bởi: Thảo Từ Thị Mỹ
Từ khoá: Gợi ý một số bí quyết khám phá Vịnh Xuân Đài Phú Yên
Gợi Ý 5 Đặc Sản Phú Yên Mang Về Làm Quà
Du lịch Phú Yên đang trở nên hot, thu hút rất đông sự chú ý của các du khách từ trong nước và ngoài nước tới đây. Đặt chân tới mỗi vùng đất, chúng ta đều cần phải lựa chọn những món quà ý nghĩa để mang về tặng cho người thân, hôm nay chúng mình xin giới thiệu 10 đặc sản Phú Yên.
Đặc sản Phú Yên làm quàĐặc sản Phú Yên là gì? Phú Yên thuộc miền Trung của nước ta, là một địa điểm du lịch đẹp như tranh vẽ, nếu có dịp đến đây du lịch thì các bạn đừng quên mua những món ăn đặc sản về làm quà tặng người thân. Đặc sản Phú Yên làm quà là những món ăn, thực phẩm mang tính đặc trưng của nơi đây, chỉ cần nhắc đến là người ta nghĩ đến Phú Yên.
5 đặc sản Phú Yên mang về làm quà
Bò một nắng
Cái tên mực một nắng có lẽ đã quá quen thuộc đối với các thực khách. Những miếng thịt bò tươi đã qua tuyển chọn từ những trang trại được nuôi thả tự nhiên do đó thịt rất chắc, dai và thơm khi ăn. Phần thịt thăn và bắp của bò là phần ngon nhất được dùng để chế biến, sau khi đã tẩm ướp gia vị gồm hành, tiêu, ớt, tỏi được mang ra phơi ngoài nắng, phơi 1 nắng thịt sẽ không quá khô mà giữ được độ tươi ngon, dai và ngọt.
Cá ngừ đại dương tươi
Bò một nắng
Phú Yên là một vùng đất biển nằm dọc bờ biển nước ta, không thể nào không bỏ qua được cái món ăn hải sản, đặc biệt là món cá ngừ. Cá ngừ đại dương- món ngon Phú Yên được rất nhiều du khách mua về làm quà, đặc biệt là phần thịt và mắt cá.
Bánh tráng Hòa Đa
Cá ngừ đại dương tươi
Bánh tráng là loại bánh không thể nào thiếu trong nhà của những người dân nơi đây. Người dân địa phương xem món bánh tráng giống như món ăn thứ 2 trong nhà không thể thiếu. Đặc sản Phú Yên làm quà sao có thể bỏ qua bánh tráng, những chiếc bánh tráng to gấp 4 lần bánh tráng của miền nam, dày hơn mang khẩu vị đặc trưng của người dân nơi đây.
Bánh tráng Hòa Đa
Bánh tráng Hòa Đa là nổi tiếng nhất, có mùi thơm của gạo quê của nắng của gió. Bánh tráng được dùng kèm trong món nguyên liệu cuốn tôm thịt, lớp vỏ giòn ăn kèm các loại gia vị khác.
Nước mắm
Bánh tráng dùng kèm với các nguyên liệu sẽ làm món ăn ngon hơn
Là 1 mảnh đất gần biển, đặc sản Phú Yên làm quà không thể bỏ qua nước mắm. Nước mắn cá cơm truyền thống được sản xuất theo phương thức thủ công nên có mùi vị riêng biệt không thể nào quên, hay nhầm lẫn với nước mắm nơi khác. Một số thương hiệu nước mắm Phú Yên nổi tiếng như Ông già, Tân Lập, Bà Mười…
Khô mép cá ngừ
Nước mắm Phú Yên
Ngoài cá ngừ đại dương tươi các bạn có thể chọn mua cá ngừ đại dương loại khô để mang về làm quà. Đây là món ngon Phú Yên được chế biến độc đáo, lạ miệng và rất nổi tiếng ở vùng này. Sau khi được chế biến từ mép cá ngừ, sau đó tẩm ướp gia vị, phơi khô, rồi nướng chín khi dùng.
Khô mép cá ngừ
Sau khi được phơi khô và chế biến thì thịt cá sẽ dẻo, dai, ngòn ngọt nướng rất nhanh chín nên được nhiều du khách lựa chọn đặc sản Phú Yên làm quà.
chúng mình gửi đến bạn đọc danh sách những món ngon Phú Yên để du khách mua về làm qua khi tới đây!
Đăng bởi: Nguyễn Đặng
Từ khoá: Gợi ý 5 đặc sản Phú Yên mang về làm quà
Bí Quyết Khám Phá Địa Đạo Củ Chi – Vùng Đất Thép Anh Hùng
Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ gây ấn tượng bởi nhịp sống năng động, công trình kiến trúc cao tầng nổi bật, những quán cà phê phong cách độc đáo, trung tâm mua sắm sôi nổi. Thành phố Hồ Chí Minh còn mang trên mình những dấu ấn lịch sử đậm nét của một thời khói lửa chiến tranh. Và địa đạo Củ Chi chính là dấu ấn rõ nét nhất cho giai đoạn lịch sử anh hùng đó.
Địa chỉ khu địa đạoĐịa đạo Củ Chi cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc. Được mệnh danh là vùng đất thép anh hùng, đây là nơi có hệ thống địa đạo lòng đất dài gần 250km. Địa đạo là trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân đân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập và tự do cho đất nước.
Một góc hầm địa đạo Củ Chi Nguồn: who_is_rado
Khu địa đạo được bảo tồn ở hai địa điểm, cách nhau 13km:
Địa đạo Bến Dược thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia năm 1979.
Địa đạo Bến Đình tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia năm 2004.
Phương tiện di chuyển đến địa đạo Củ Chi Xe busĐây là phương tiện giao thông phổ biến được nhiều du khách lựa chọn để di chuyển từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đến địa đạo Củ Chi. Chi phí đi bus khá rẻ và tiện lợi.
Để đi địa đạo Bến Dược, bạn bắt xe bus số 13 (Bến Thành-Củ Chi) tại bến xe chợ Bến Thành hoặc xe bus số 94 (Chợ Lớn-Củ Chi) di chuyển đến bến xe Củ Chi. Từ đây bạn đi xe bus số 79 (Củ Chi – Dầu Tiếng) để đến địa đạo Bến Dược.
Để đi địa đạo Bến Đình, bạn bắt xe bus số 13 (Bến Thành-Củ Chi) hoặc xe bus số 94 (Chợ Lớn-Củ Chi) di chuyển đến bến xe An Sương. Từ đây bạn đi xe bus số 122 để đến bến xe Tân Quy. Từ bến xe Tân Quy đi xe bus số 70 để tới địa đạo Bến Đình.
Ô tô hoặc xe máyBạn có thể lựa chọn tự lái xe máy hoặc ô tô để đến địa đạo. Sẽ mất khoảng từ 1h30 đến 2h để đến được địa đạo. Bạn sẽ đi theo tuyến Trường Chinh-ngã tư An Sương-Hóc Môn- Tỉnh lộ 15 để đến địa đạo Củ Chi.
Khám phá địa đạo Củ ChiĐể tham quan toàn bộ khu di tích địa đạo Củ Chi, bạn sẽ mất khoảng 1 ngày.
Giá vé vào cổng:
20.000 đồng/khách Việt Nam
110.000 đồng/khách quốc tế
Mở cửa hoạt động tất cả các ngày từ 7h đến 17h.
Một lưu ý nhỏ cho bạn là khoảng cách từ cổng mua vé đến khu địa đạo khoảng 2km. Nếu bạn muốn đi dạo dưới bóng cây xanh, bạn có thể đi bộ. Nếu đi gia đình hoặc theo đoàn có người lớn tuổi và trẻ con, bạn nên lựa chọn đi xe điện để di chuyển đến khu địa đạo.
Địa đạo Củ Chi là “kỳ quan đánh giặc độc đáo” với 250km đường hầm lan tỏa như mạng nhện trong lòng đất. Các công trình liên hoàn được xây dựng bên trong địa đạo, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và chiến đấu của quân và dân Củ Chi như: chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất dấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm,..
Du khách nhí thích thú khi lên khỏi hầm địa đạo Nguồn: @mummyontherun2
Trải nghiệm chui hầm địa đạo Củ Chi:Trước khi bắt đầu thử sức chịu đựng khi chui hầm địa đạo, bạn sẽ được xem phim tư liệu, được các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử hình thành cũng như vai trò của địa đạo Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến anh hùng. Đồng thời bạn sẽ được giới thiệu sơ lược về mô hình kết cấu địa đạo.
Địa đạo được xây dựng trên một khu vực đất sét pha đá ong bên có độ bền cao, ít sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, gồm 3 tầng tỏa ra vô số nhánh, thông với nhau và có thể thông tới tận sông Sài Gòn. Tầng 1 cách mặt đất 3m, có thể chống đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tiếp theo tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Tầng cuối cùng cách mặt đất từ 8-10m. Chỗ lên xuống giữa các tầng có nắp hầm bí mật.
Trong địa đạo có những nút chặn những điểm cần thiết để ngăn chặn địch hoặc chất độc hóa học do địch phun vào. Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên được ngụy trang kín đáo và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Vô số cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ súng bắn tỉa rất linh hoạt. Dưới những khúc địa đạo ở khu vực hiểm yếu và xung quanh cửa hầm, có đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy…
Một góc phóng lớn sơ đồ địa đạo Củ Chi Nguồn: @mikygrig
Sau khi nghe giới thiệu, bạn có thể thử cảm giác di chuyển, khám phá các ngõ ngách của hầm địa đạo.
Đoạn hầm bạn được tham quan có độ dài 120m, sâu 2 tầng. Mặc dù đã được cơi nới để phù hợp cho các khách tham quan di chuyển thoải mái hơn, lối đi trong hầm vẫn khá nhỏ và hẹp với những bạn có vóc người lớn, một số nơi bạn phải khom lưng và di chuyển bằng đầu gối. Đôi lúc sẽ có cảm giác khó thở vì không gian chật và thiếu oxy.
Đối với các bạn bị hội chứng sợ không gian hẹp hoặc gặp vấn đề về các bệnh tim mạch thì luôn được khuyến cáo không nên thử sức.
Du khách trải nghiệm di chuyển bên trong hầm địa đạo Nguồn: @holly_sandford
Sau khi lên khỏi hầm, bạn sẽ có thời gian nghỉ ngơi, rửa sạch bụi bẩn trong quá trình chui hầm. Bạn cũng sẽ được thưởng thức món khoai mì luộc chấm muối vừng dân dã do các anh chị hướng dẫn viên chuẩn bị từ trước.
Khoai mì chấm muối vừng dân dã Nguồn: @volpemorris
Tìm hiểu về đời sống của quân dân Củ Chi thời kỳ kháng chiếnMỗi khu vực của địa đạo đều được dựng hình nhân nhằm tái hiện lại đời sống của quân dân Củ Chi dưới lòng địa đạo như: rèn đúc, vót chông, chế tạo vũ khi; nấu bếp Hoàng Cầm; quân y cứu thương;…
Hình ảnh mô tả đời sống sản xuất chân thực dưới lòng địa đạo Nguồn: @volpemorris
Mô phỏng phòng họp dưới lòng địa đạo Nguồn: @y.delmo
Check in với xác xe tăng Nguồn: @13lakes
Ngoài ra bạn sẽ được tìm hiểu về chức năng của các chiến hào, ụ, ổ chiến đấu; cách thức quân dân Củ Chi xây dựng địa đạo chống lại những âm mưu phá hoại từ kẻ thù như dùng nước, dùng đội quân “chuột cống” hoặc dùng chó nghiệp vụ để phá địa đạo,…; cơ chế hoạt động của các loại bẫy, hầm chông khác nhau;…
Điều này chắc chắn sẽ trở thành một trải nghiệm đáng nhớ và bổ sung vào kiến thức lịch sử của bạn.
Hoạt động bắn súng thể thaoBạn có thể lựa chọn bắn hình thức bắn súng ở Trường bắn thể thao quốc phòng. Sau khi đã lựa chọn loại súng thích hợp, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể để thực hành bắn thử vào các bia hình thú.
Bắn súng tại Trường bắn thể thao quốc phòng Nguồn: @vietnam_travel_motorcycle
AK và M16: 55k/viên, phải mua ít nhất 5 viên
M60, M30,…: 50k/viên, phải mua ít nhất 10 viên
Nếu đi theo nhóm và muốn chơi trò chơi tập thể, bạn có thể lựa chọn chơi bắn súng sơn. Đây là một trò chơi được các bạn trẻ cực kỳ yêu thích vì rèn luyện được tinh thần đồng đội, khả năng phán đoán, tốc độ phản ứng, nâng cao sức khỏe.
Tham quan khu tái hiện vùng giải phóng Củ ChiKhu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi được xây dựng để mô tả lại kiến trúc nhà cửa, lối sống, sinh hoạt và chiến đấu của quân dân Củ Chi giai đoạn 1961-1972.
Bạn có thể tham quan và nghe giới thiệu, thuyết minh về 3 vùng không gian của khu tái hiện vùng giải phóng:
+ Không gian 1: Giới thiệu cuộc sống của người dân trong vùng mới giải phóng. Đi trong khu này, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt những khung cảnh với đời sống chiến đấu, lao động, học tập và sinh hoạt cả người dân và các cán bộ, chiến sĩ du kích nơi đây với tinh thần lạc quan, tin tưởng cách mạng.
Góc yên bình tại khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi Nguồn: @nguyenphan
+ Không gian 2: Tái hiện thời kỳ chiến tranh đánh phá ác liệt của kẻ địch vào vùng giải phóng Củ Chi. Đi trong không gian này, bạn sẽ nhận thấy nét điêu tàn của làng quê cùng cuộc sống đầy đau thương của người dân Củ Chi trong chiến tranh.
Nữ chiến sĩ giải phóng quân Nguồn: @nguyenphan
+ Không gian 3: Phản ánh thời kỳ chiến tranh đến đỉnh cao của sự ác liệt. Đây là giai đoạn vùng đất Củ Chi bị biến thành vùng đất trắng hoang tàn, không nhà cửa, không sự sống trên mặt đất, chỉ còn trơ trọi xác xe tăng, máy bay, xe ủi,… Đây cũng là giai đoạn toàn bộ cuộc sống của quân dân Củ Chi đã di chuyển xuống dưới lòng đất.
Vùng đất trắng hoang tàn Nguồn: @alexmai
Ngoài ra, tại khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi, bạn cũng có thể tham quan hồ cảnh quan mô phỏng biển Đông, rừng gỗ quý ba miền và ba mô hình kiến trúc thu nhỏ đại diện cho ba miền: Bắc, Trung, Nam.
Ba mô hình kiến trúc thu nhỏ này bao gồm: Chùa Một Cột (Hà Nội), Ngọ Môn (Huế) và Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Bến Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh).
Mô hình Chùa Một Cột (Hà Nội) Nguồn: @nguyennguyen
Mô hình Ngọ Môn (Huế) Nguồn: @113giahoang
Mô hình Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Bến Nhà Rồng Nguồn: @nguyenphan
Tại khu vực này, bạn có thể tham gia các hoạt động như đi xe đạp vòng quanh khu hồ cảnh quan, chụp ảnh lưu niệm, đạp vịt, chèo thuyền kayak trên hồ, tắm hồ,…
Hồ cảnh quan mô tả Biển Đông Nguồn: @113giahoang
Các gia đình có thể tổ chức những buổi dã ngoại, ăn uống và tận hưởng những phút giây thư giãn thoải mái tại khu vực này.
Hình thức tham quan địa đạo Củ Chi
Đang làm việc và sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tổ chức cùng hội bạn thân tham quan địa đạo Củ Chi tự túc, vừa tiết kiệm chi phí, vừa thu thập nhiều kiến thức lịch sử xã hội hữu ích.
Với các du khách nước ngoài hoặc không phải dân địa phương không quen thuộc địa hình, có thể lựa chọn kết hợp các tour tham quan thành phố Hồ Chí Minh và địa đạo Củ Chi trong ngày để tiết kiệm thời gian. Trong đó bao gồm cả check in tại các địa điểm nổi bật của thành phố như Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, Bưu điện thành phố,…
Một số gia đình có thể lựa chọn địa đạo Củ Chi làm nơi dã ngoại cuối tuần. Vừa cho con cái tham gia hoạt động ngoài trời, tìm hiểu lịch sử, vừa dành thời gian yên tĩnh, thư giãn bên nhau.
Khung cảnh yên bình của địa đạo thích hợp thư giãn cuối tuần Nguồn: @nguyennguyen
Đăng bởi: Phùng Thị Diễm Quỳnh
Từ khoá: Bí quyết khám phá địa đạo Củ Chi – vùng đất thép anh hùng
Khám Phá Vịnh Vĩnh Hy – Núi Chúa
Một buổi sáng thức dậy giữa rừng trong tiếng chim hót và âm thanh nhẹ nhàng của lá đùa cùng gió quả là những giây phút đáng tận hưởng nhất. Thật tuyệt vời, tôi đang ở một khu nghỉ dưỡng độc đáo nằm trên Núi Chúa nhìn ra Vịnh Vĩnh Hy (Tỉnh Ninh Thuận), được biết đến là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Việt Nam, ngôi nhà của hơn 1,500 loài thực vật, 160 loài chịm và 60 loài động vật có vú quý hiếm.
Một buổi sáng thức dậy giữa rừng
Chạm vào thiên nhiên thuần khiếtTôi bắt đầu ngày mới bằng một cuộc dạo bộ, hít thở không khí trong lành trong ánh bình minh, trong mùi hương dễ chịu của hoa và cỏ cây, trong tiếng chim ríu rít chào ngày mới, trong giai điệu vỗ bờ của sóng biển. Tôi thưởng thức từng âm thanh của thiên nhiên, cái mà được tác giả người Nhật Masanobu Fukuoka (1913-2008) viết trong cuốn sách nổi tiếng của ông “Cuộc cách mạng một cọng rơm” một cách thú vị rằng đó là “thứ âm nhạc đích thực và thuần khiết nhất”. Và tôi đang thực hành tinh thần sống của Fukuoka trong việc lắng nghe và học từ thiên nhiên với niềm hạnh phúc.
Tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên thuần khiết
Đó cũng là cách tôi nạp năng lượng trước khi bắt đầu chuyến leo lên đỉnh núi Goga Peak, một ngọn núi nhỏ nằm bên bờ vịnh Vĩnh Hy, là địa điểm tuyệt vời để thưởng ngoạn toàn cảnh Vịnh Vĩnh Hy và Núi Chúa lúc bình minh. Thời tiết hôm nay thật đẹp, bầu trời xanh ngát và những tia nắng đầu tiên chiếu qua những thảm xanh của núi rừng bao la. Anh Hiền, một chàng trai bản địa với làn da rám nắng, người hướng dẫn đi cùng tôi.
Nắng chiếu qua những thảm xanh của núi đồi
Vẻ đẹp kỳ vĩ của Vịnh Vĩnh Hy và Núi ChúaVịnh Vĩnh Hy và Núi Chúa nhìn từ đỉnh Goga
Chúng tôi theo dấu đường mòn nhỏ với hai bên là những cây bụi lâu năm với những chiếc rễ to uốn cong trồi lên mặt đấy, những bụi xương rồng khổng lồ cùng đủ sắc màu của những loài hoa dại. Rồi thì cẩn thận trèo qua những tảng đá lớn, những bui cây leo chằng chịt trước khi hướng đến đỉnh núi. Thật ngoạn mục để đứng đây chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên với biển trời và núi non trùng điệp trải rộng xa tầm mắt. Xa xa bên dưới là làng chài Vĩnh Hy yên bình trong nắng sớm, những vách đá dựng đứng bên bờ biển, những con thuyền bé nhỏ giữa biển mênh mông.
Cây Găng
Như hầu hết dân làng ở đây, gia đình Hiền đã sống trong làng qua nhiều thế hệ với nghề đánh cá. Vịnh Vĩnh Hy nổi tiếng với nhiều hải sản ngon như tôm hùm, cá thu, bào ngư và mực. Từ đỉnh Goga, anh chỉ tôi thấy phía nam của Vịnh Vĩnh Hy là một công viên đá bên bờ biển với hàng ngàn khối đá được tự nhiên sắp đặt khéo léo như một tác phẩm nghệ thuật sống động. Một khu vực khác nằm giữa vịnh là ngôi nhà của các loài san hô được bảo tồn. Những du khách có thể đến làng chài mua tour ngắm san hô bằng tàu đáy kính hay đến các nhà nổi nuôi tôm hùm, cá bóp thưởng thức những bữa tiệc hải sản tươi ngon nhất đúng kiểu vừa được vớt lên từ biển.
Amanoi Resort tọa lạc giữa rừng
Trong những năm gần đây, Núi Chúa và Vịnh Vĩnh Hy đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thích khám phá thiên nhiên hoang dã, những bãi biển hoang sơ, hay trải nghiệm một kỳ nghỉ sang trọng tại một trong những khu nghỉ dưỡng đẳng cấp bậc nhất Việt Nam, Amanoi Resort. Tôi đã có khoảng thời gian tuyệt vời để sống cùng thiên nhiên nơi đây. Lang thang trong rừng, quan sát, thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi đồi. cây cỏ, động vật, Có khi tôi ngồi yên thật lâu, zoom chiếc máy ảnh để có thể nhìn thấy những chú chim với bộ lông tuyệt đẹp hay xem một chú chuột sóc leo trèo trên những ngọn cây thật thú vị.
Thăm làng dân tộc Raglaimột ngôi nhà của người Raglai
Chúng tôi băng qua một cây cầu treo để đến làng Cầu Gãy vào một buổi chiều sau cơn mưa. Đường vào làng đầy hoa lily dại màu trắng mọc hai bên. Trên đường làng vài phụ nữ đi bộ với chiếc gùi trên lưng và những đứa trẻ chơi đùa cười vui vẻ trên cánh đồng sau mùa gặt. Những đàn dê, bò và heo mọi của dân làng nuôi được thả rong lang thang khắp nơi trong làng.
Những đứa trẻ đang chơi trong làng
Raglai là người dân tộc bản địa ở Núi Chúa. Ngày nay, họ đang sống phần lớn tại làng Cầu Gãy và làng Đa Hang ở chân núi Chúa. Trước đây, người Raglai chủ yếu sống dựa vào rừng. Khi Núi Chúa được quy hoạch thành khu bảo tồn, chính quyền địa phương vận động người dân đến lập nghiệp ở những ngôi làng mới. Họ được hướng dẫn để xây dựng đời sống mới bằng nghề trồng lúa, đánh cá, nuôi ong lấy mật và làm đồ thủ công.
Bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên
Có thể thấy đời sống hiện đại đã đến ngôi làng, phần nào mang đến những điều kiện tốt hơn cho người dân nơi đây nhưng quả thật cũng làm mất đi những truyền thống của họ. Như môt phần trong dự án phát triển cộng đồng nơi đây, Amanoi Resort đã hỗ trợ xây dựng nhà truyền thống của người Raglai, dạy tiếng Anh cho trẻ em và thanh niên cũng như xây dựng ý thức bảo vệ môi trường để ngôi làng trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách trải nghiệm văn hóa bản đia.
Bài và ảnh: Thanh Vân
Đăng bởi: Trọng Lê Nguyễn
Từ khoá: Khám phá Vịnh Vĩnh Hy – Núi Chúa
Có Một Làng Chài Xuân Hải Đẹp Bình Yên Ở Xứ Hoa Vàng Cỏ Xanh Phú Yên
Làng chài Xuân Hải không quá nổi tiếng trên bản đồ du lịch của Phú Yên nhưng lại là một điểm đến tuyệt đẹp với bức tranh thuỷ mặc mê hoặc lòng người, nơi mà một khi đã đến bạn sẽ chẳng thể nỡ rời bước.
Phú Yên – xứ hoa vàng cỏ xanh chưa bao giờ khiến người ta thôi thương nhớ bởi vẻ đẹp thơ mộng của một xứ biển yên bình, nơi mà mỗi lần mỏi mệt người ta lại vội vã lại để chìm đắm giữa không gian dung dị mà mơ màng để tâm hồn tìm lại sự bình yên, trong trẻo và một trong những điểm đến lý tưởng nhất để “chữa lành” chính là làng chài Xuân Hải. Không lộng lẫy mê đắm, làng chài Xuân Hải với vẻ dung dị bình yên tự bao đời vẫn luôn khiến người ta say mê mỗi khi ngắm nhìn.
Thăm làng chài Xuân Hải ngẩn ngơ với vẻ bình yên đến nao lòngLàng chài Xuân Hải Phú Yên nằm ở địa phận của thị xã Sông Cầu, gần đèo Cù Mông, nơi giáp ranh với tỉnh Bình Định. Một lợi thế của điểm du lịch này chính là tọa lạc ngay trên tuyến quốc lộ nên du khách muốn dừng chân tại làng chài này rất dễ dàng, di chuyển đến địa phận cuối huyện Sông Cầu sẽ bắt gặp một làng chài nhỏ bình yên giữa biển trời đẹp đến nao lòng.
Làng chài Xuân Hải nằm ở gần đèo Cù Mông, giáp Bình Định. Ảnh: @alex._.hutra.
Đến với làng chài Xuân Hải, bạn sẽ phải ngẩn ngơ trước cảnh sắc đẹp tựa tranh vẽ. Nước biển ở đây rất trong, sắc xanh nhẹ nhàng nhìn thấu tận đáy, mặt biển rộng tựa như chiếc gương xoi khổng lồ hoà với màu trời thành một dải bất tận.
Khung cảnh biển làng chài Xuân Hải nhìn từ xa. Ảnh: @mawanusa_
Nhìn từ xa, làng chài với bãi biển dài trắng tinh chạy cong cong hình bán nguyệt tựa như một thảm lụa dịu dàng bên sóng nước. Trên mặt biển xanh là những chiếc thuyền thúng, thuyền đánh cá an nhiên đậu bãi hay di chuyển giữa đại dương tạo nên bức tranh vừa bình dị, vừa gần gũi đi vào lòng người, khiến bao trái tim lữ hành phải bồi hồi, rung động.
Bãi biển cong cong hình bán nguyệt. Ảnh: @aymer.lam__.
Không gian ở làng Xuân Hải bình yên đến dung dị với vẻ đẹp mộc mạc, dung dị nhưng cũng đầy mê hoặc. Khung cảnh làng chài nổi bật bên sóng nước với những ngôi nhà mái ngói nép mình trong sắc xanh của những rặng dừa, chập chùng núi đồi hùng vĩ và cả đại dương bao la. Chỉ cần phóng tầm mắt về phía biển, du khách sẽ bắt gặp trọng vẹn sắc xanh thiên thanh yên bình và mùi vị của biển đậm đà. Những lối đi nhỏ dẫn vào làng chài với màu cát vàng vương khắp lối khiến ta thêm tha thiết và yêu thêm xứ biển dịu dàng này.
Nhịp sống bình yên và dung dị nơi làng chài xứ hoa vàng
Những con thuyền nằm im lìm giữa đại dương. Ảnh: @danjohnst_Vẻ đẹp bình yên luôn khiến người ta say đắm. Ảnh: @oonnaannoo_
Làng chài Xuân Hải là một trong những nơi mang nét đặc trưng của cuộc sống người dân tại các làng chài ven biển, người dân nơi đây sinh sống nhờ biển, gắn bó với biển và coi đại dương bao la chính là ngôi nhà thứ hai của mình. Từ bao đời, ngoài chăn nuôi trên bờ thì người dân của làng Xuân Hải đều sinh sống trên những chiếc thuyền, ngày ngày giăng lưới thả câu, tận hưởng cuộc sống bình dị với những “món quà” của biển.
Người dân làng chài bao đời sống nhờ biển. Ảnh: @mr.leebooo_
Người dân ở làng Chài Xuân Hải sẽ bắt đầu ngày mới từ lúc mặt trời tắt nắng và bóng chiều kéo về. Họ nô nức ra khơi trên những chiếc thuyền gỗ quen thuộc để bắt đầu hành trình kéo lưới từ chiều cho đến tận bình minh của ngày hôm sau ló dạng.
Người dân bắt đầu ngày làm việc khi ánh mặt trời tắt nắng. Ảnh: Hoàng Tuấn
Khi những tia nắng hừng đông chiếu sáng khắp cả mặt biển, những ngư dân dạn dày sương gió sẽ cho thuyền cập bến và bắt đầu đưa những thành quả sau một đêm vất vả lên bờ, khắp nơi là tiếng cười nói rộn ràng. Bãi biển làng chài Xuân Hải lúc này rất vui nhộn người mua, kẻ bán, những thúng cá đầy ắp, ánh mắt, nụ cười tạo nên một bầu không khí bình yên đến tận cùng ngay giữa cái không khí náo nhiệt ấy.
Chợ cá sớm mai ở làng Xuân Hải rất nhộn nhịp. Ảnh: Tuy PhongVề với Xuân Hải là về với bình yên. Ảnh: @tphwwg
Du lịch miền biển Phú Yên và đến với làng chài Xuân Hải, bạn sẽ được thưởng thức một “tặng phẩm” của thiên nhiên và con người, nơi không có sự xô bồ, xa cách mà thay vào đó là dáng vẻ thanh bình dịu dàng như một lời mời gọi tha thiết, khiến bạn chỉ muốn trở lại để trái tim tìm được cảm giác vỗ về, để tâm hồn được xoa dịu sau bao mỏi mệt của nhịp sống chốn thị thành.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Khánh Nguyễn Sỹ
Từ khoá: Có một làng chài Xuân Hải đẹp bình yên ở xứ hoa vàng cỏ xanh Phú Yên
Khám Phá Dinh 1 Đà Lạt – Hé Lộ Bí Mật Một Thời
Đà Lạt là một thành phố có khí hậu quanh năm mát mẻ, dễ chịu. Đây không khác gì một thiên đường mà ai cũng ao ước được sống ở đây. Chính vì thế mà vua Bảo Đại đã chọn xây dựng nên 3 dinh thự xa hoa tráng lệ tại mảnh đất Tây Nguyên Lâm Viên này. Dinh 1 Đà Lạt hay còn được biết đến với tên gọi King Palace gắn liền với một thời lịch sử của vị vua cuối cùng triều đại phong kiến của Việt Nam – Vua Bảo Đại.
Lịch sử xây dựng Dinh 1 Đà Lạt Dinh 1 Đà Lạt – những thăm trầm trong lịch sửDinh mang một lối kiến trúc độc đáo và bắt mắt theo lối kiến trúc pháp cổ điển. Khi đặt chân đến Dinh 1 Đà Lạt du khách sẽ cảm nhận được những giây phút bình yên, lạ thường nhất. Xung quanh dinh được bao bọc bởi những hàng cây thông xanh bát ngát, cao to, mát mẻ.
Về sau khi vua Bảo Đại cho sửa sang lại Dinh 1 thì ông đã phát hiện ra một địa đạo đường hầm khá lớn. Đường hầm này dài tới 4km. Điều đặc biệt là đường hầm này thông tới Dinh 2 bằng các nhánh rẻ của đường hầm số 11, 16, 18, 26…
Phát hiện địa đạo dài 4km nằm trong Dinh 1Đường hầm này được người Nhật cho đào vào lúc đảo chánh Pháp. Họ cho đào đường hầm này với ý đồ bắt sống những sĩ quan người Pháp trong dinh Toàn Quyền và các biệt thự xung quanh Dinh lúc bấy giờ. Khi Phát hiện được đường hầm này thì vua Bảo Đại đã đưa ra chỉ thị phải giấu kín bí mật về việc phát hiện ra đường hầm này.
Mãi chi đến năm 1965 vào thời chính quyền Ngô Đình Diệm mới dùng lại đường hầm này làm lối đi riêng cho Tổng Thống. Cho đến hết thời chính quyền Ngô Đình Diệm thì Dinh 1 vẫn được dùng làm nơi đón tiếp và nghỉ mát của các nguyên thủ Quốc Gia của chế độ cũ lúc bấy giờ.
Sau khi được giải phóng thì nơi đây được sự dụng với nhiều mục đích khác nhau. Chính vì thế mà nó bị xuống cấp trầm trọng.
Sự hồi sinh của Dinh Bảo Đại 1Nhìn thấy được tiềm năng phát triển du lịch rất lớn tại Dinh 1 Đà Lạt. Chính vì thế mà vào năm 2014 TT Quản Lý Nhà Thành Phố Đà Lạt. Đã giao Dinh 1 Bảo Đại cho công ty Cổ Phần Hoàn Cầu tư sửa và phục hồi lại theo hiện trạng ban đầu để phục vụ cho du lịch và nghỉ dưỡng.
Quá trình phục hồi lại Dinh 1 tốn khá nhiều thời gian cũng như khó khăn, tiền bạc. Cuối cùng thì Dinh 1 đã sống sót và hồi sinh trở lại. Đẹp lung linh không khác gì một người đẹp đang ngủ quên giữa rừng xanh được đánh thức trở lại.
Dinh 1 Đà Lạt ở đâu? Hướng dẫn đường lên Dinh 1Dinh 1 Bảo Đại nằm tọa lạc trên một ngọn đồi cao 1550 mét với mực nước biển. Nằm trên cung đường Trần Quang Diệu, thuộc phường 10 Tp Đà Lạt. Hầu hết xung quanh Dinh được bao bọc bởi những tán rừng thông xanh bạt ngàn, có tuổi đời khá lâu.
Nếu du khách xuất phát từ chợ Đà Lạt bạn hãy di chuyển đến bùng binh đầu đèo Đà Lạt.
Giá vé tham quanCho đến thời điểm bây giờ thì Dinh 1 Đà Lạt đã đưa ra 2 mức giá khác nhau để du khách chọn tham quan.
Loại vé 1: Tham quan và ngắm cảnh trong Dinh 1
Khi du khách chọn loại vé này thì bạn chỉ mất 30.000 VNĐ/người lớn. Và giá vé đối với trẻ em 20.000 VNĐ. Với giá vé này bạn được tự do tham quan tất cả các nơi trong Dinh 1.
Loại vé 2: Bao trọn gói.
Giá vé bao trọn gói khi tham quan Dinh 1 đang được áp dụng là 150.000 VNĐ. Bạn sẽ được tự do tham quan trong Dinh 1.
Ngoài ra còn được chụp hình với xe ngựa, ngựa, hóa trang thành vua chúa, bắn cung, đánh golf, hóa trang thành người lính, chụp hình với tượng sáp).
Giờ mở cửa đón kháchĐăng bởi: Doãn Tùng
Từ khoá: Khám phá Dinh 1 Đà Lạt – Hé lộ bí mật một thời
Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý Một Số Bí Quyết Khám Phá Vịnh Xuân Đài Phú Yên trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!