Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Tĩnh Tự Túc Chi Tiết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hà Tĩnh, miền đất đi vào bao câu thơ câu hát dân tộc, miền đất xanh, xanh óng ánh của những khu rừng tươi tốt trải dài, màu xanh đậm đà của biển hay xanh ngả lục của nước hồ hòa quyện cùng màu trời đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Bài kinh nghiệm du lịch Hà Tĩnh sau sẽ cho bạn những bí kíp hữu ích nhất cho chuyến đi đấy.
1. Thời điểm thích hợp du lịch Hà TĩnhHà Tĩnh thuộc địa phân Bắc Trung Bộ nên vẫn chịu ảnh hưởng rõ rệt của mùa hè và mùa đông. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Tĩnh, bạn nên di lịch Hà Tĩnh vào tháng 3 – 5 hay 9 – 10 để tận hưởng không khí trong lành dễ chịu, tránh những đợt nắng nổ đầu hay lạnh buốt mũi.
2. Phương tiện đi đến Hà Tĩnh 3. Ở đâu khi đến Hà Tĩnh 4. Đi lại, di chuyển trong Hà TĩnhCó lẽ vì lý do du lịch không mấy phát triển mà việc thuê xe máy ở Hà Tĩnh cũng gần như không có. Nếu ở một nơi xa đến Hà Tĩnh, có lẽ bạn cần có một chút niềm tin để có thể thuê được xe máy tại khách sạn nơi mình lưu trú nếu muốn có xe máy vi vu trong những ngày ở đây.
5. Điểm tham quan khi du lịch Hà Tĩnh 6. Ăn gì khi đến Hà Tĩnh 7. Quán cà phê đẹp ở Hà TĩnhRoyal Bistro Café – Restaurant
Địa chỉ: 15 Lê Duẩn
Mức giá: 25.000 – 140.000 đồng
Phong Coffee
Địa chỉ: 272 Nguyễn Công Trứ
Mức giá: 30.000 – 50.000 đồng
Đây là quán cà phê Hà Tĩnh có không gian khá mở, với không gian cực xanh và gần gũi thiên nhiên. Menu cả quán khá đa dạng, các nhân viên ở đây phục vụ khá chu đáo và thân thiện. Đây là một không gian phù hợp trong những ngày hè oi bức và nóng nực.
Hân Coffee
Địa chỉ: 33 Võ Liên Sơn
Quán được thiết kế khá “độc ạ” với phong cách hoài cổ. Có lẽ vậy, mà khi bước vào, ta như có cảm giác thân quen như ở nhà, không gian cực ấm cúng. Nơi đây thích hợp cho những buổi tối nhẹ nhàng, cùng bạn bè nhấp li café đặc, cùng tâm sự với nhau những câu chuyện đời thường.
Linh Nhi Bakery – Coffee
Địa chỉ: 161 Lý Tự Trọng
Linh Nhi Coffee có cách thiết kế khá mở, hiện đại, phù hợp với các khách hàng trẻ. Tone màu chỉ đạo của quán là màu trắng, khá tinh tế. Bên cạnh các đồ uống đa dạng thì quán còn có các món bánh khá ngon mà bạn nên thử.
Coffee Vinpearl Hà Tĩnh Hotel
Địa chỉ: Đường Hà Huy Tập giao đường Hàm Nghi
Nếu bạn đang muốn có một trải nghiệm uống cà phê “sang chảnh” với view ra toàn thành phố Hà Tĩnh thì đây sẽ là một địa điểm cực lí tưởng dành cho bạn. Địa điểm khá thích hợp để hẹn hò vì không gian ở đây khá lãng mạn.
The Light Coffee Roaster
Địa chỉ: 98 La Sơn Phu Tử
Một quán cà phê Hà Tĩnh khá xinh và có chút retro hoài cổ. Các món ở đây khá ngon và đậm vị. Nơi đây, họ có các loại cà phê rang xay handmade khá ngon và đặc trưng. Quán hợp với khá nhiều các đối tượng khách hàng. Đây là một nơi khá hợp để tới vào buổi cuối tuần rảnh rỗi với bạn bè, người yêu, gia đình.
8. Mua gì về làm quà khi du lịch Hà TĩnhKẹo cu đơ
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Tĩnh, kẹo là một trong những thức đặc sản Hà Tĩnh nổi tiếng được rất nhiều người yêu thích được làm từ các nguyên liệu quen thuộc như mật mía, đậu phộng, mạch nha, gừng nhưng các bước chế biến thì khá cầu kỳ.
Lạc được chọn làm nhân phải là lạc đồi, giòn, đều hạt, vỏ ngoài mỏng và bóng. Mật mía phải là thứ mật sánh, thơm và đặc như mật ong. Bánh tráng không quá dày cũng không quá mỏng, đặc biệt là phải có vừng và gừng ở vỏ bánh.
Bưởi Phúc Trạch
Nhắc đến đặc sản Hà Tĩnh làm quà thì không thể không nhắc tới bưởi Phúc Trạch, một giống bưởi đặc sản của huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Loại bưởi này có mùi thơm nhẹ tự nhiên đặc trưng, vỏ và cùi mỏng.
Đặc biệt, múi bên trong dày như bàn tay, tép bưởi giòn tan, mọng nước khi ăn có vị ngọt hơi thanh chua, ngọt hậu. Thế nên chẳng phải ngẫu nhiên mà nó lại trở thành loại trái đặc trưng của vùng đất miền Trung.
Gợi ý địa điểm mua: Trang trại bưởi Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh; Vườn bưởi Tuấn Anh: Đồng Tuần, Hương Khê, Hà Tĩnh.
Giá tham khảo : 60.000 đ – 100.000 đ/quả
Bánh đa vừng
Bánh đa luôn là món bánh được ưa chuộng nhất của ẩm thực Việt Nam bởi nó xuất hiện ở khắp mọi vùng miền, nhưng bánh đa vừng ở Hà Tĩnh lại đặc biệt nổi tiếng hơn bởi bánh ở đây được hoàn toàn bằng gạo ngon, không pha thêm ngô, sắn như ở nhiều nơi khác, mà bánh lúc nào cung to, dày và đặc biệt là có rất nhiều vừng đen.
Gợi ý địa điểm mua: Chợ Hà Tĩnh, Chợ Cày
Giá tham khảo : 35.000 vnđ – 50.000 vnđ/10 cái
Cam bù Hương Sơn
Bánh gai làng Khóng
Bánh gai thường được biết đến là loại đặc sản của nhiều vùng ở miền Bắc. Nhưng ở làng Khóng, thuộc xã Đức Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đây cũng là một đặc sản mà dù đi đâu xa thì những người con xứ sở ấy vẫn thể không quên được hương vị chân quê mộc mạc của những chiếc bánh ấy.
9. Lưu ý khi du lịch Hà Tĩnh– Mang đầy đủ giấy tờ và tuân thủ luật lệ giao thông trên các con đường đi ở Hà Tĩnh.– Nên đặt vé xe trước vài ngày để tránh tình trạng không còn vé hoặc không còn ghế giường nằm.
Đăng bởi: Thuý Trần
Từ khoá: Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Tĩnh Tự Túc Chi Tiết
Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Giang 3 Ngày 2 Đêm Tự Túc Chi Tiết Nhất
Thời điểm nào trong năm đẹp nhất để du lịch Hà Giang?
Đối với những ai đam mê xê dịch, yêu thích vẻ đẹp si tình vùng cao Hà Giang thì đều cảm thấy mùa nào ở Hà Giang cũng đẹp. Vẫn là dáng vẻ hoang sơ, kỳ vĩ, vẫn là con người mộc mạc, gần gũi. Không cần quan tâm quá nhiều đến thời gian bởi “mùa nào thức ấy”, chỉ ngắm nhìn và trải nghiệm với trái tim rộng mở…
Đến du lịch Hà Giang vào mùa xuân, bạn sẽ được chứng kiến người đàn ông Mông cùng con trâu, con bò của mình làm việc nơi lưng chừng dãy núi đá. Là mùa của sức sống mới, khi cảm nhận rõ rệt không khí vui tươi trên đồng ruộng mùa gieo ngô. Và mùa xuân, hoa đào, hoa lê nở, những mầm lá non, những nụ hoa e ấp kiên nhẫn chờ đợi thời khắc vươn mình mạnh mẽ.
Hay Hà Giang mùa hoa Tam Giác Mạch vào độ tháng 11 – 12 hàng năm gắn liền với câu chuyện phát triển du lịch tỉnh nhà. Mùa đông vùng núi phía Bắc đôi khi có tuyết rơi, thưởng thức bát cháo Ấu Tẩu đắng trước, ngọt sau. Rồi nhấp trọn chén rượu ngô quây quần bên bếp lửa hồng nồng đượm là cảm nhận không bao giờ quên đối với những ai đã từng đặt chân tới đây.
Không những thế, kinh nghiệm du lịch Hà Giang cho thấy bạn có thể chọn tháng 9 – tháng 10 để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì, Xín Mần chín rộ. Đặc biệt là ngắm nhìn không khí lao động vui tươi, phấn khởi và nụ cười của đồng bào nơi đây mỗi dịp “được mùa”.
Du lịch Hà Giang tự túc di chuyển bằng phương tiện gì?Bạn có thể lựa chọn 2 phương tiện di chuyển để du lịch Hà Giang tự túc phổ biến là bằng ô tô hoặc là xe máy.
Nếu đi bằng xe máy, bạn nên chọn cho mình những cung đường dễ đi nhất mà vẫn mang đến trải nghiệm thú vị nhất. Theo kinh nghiệm đi Hà Giang của dân phượt chính hiệu, bạn có thể chọn 2 cung đường:
Cung đường 1: Xuất phát từ Hà Nội, đi đường 21 ở Cổ Nhuế về tới Sơn Tây, sau đó qua cầu Trung Hòa – Cổ Tiết – Cầu Phong Châu thì rẽ tay trái men theo sông Thao về tới thị xã Phú Thọ – Đoan Hùng. Tiếp đến, bạn rẽ đi Tuyên Quang theo đường Quốc lộ 2 sẽ tới được Hà Giang.
Cung đường 2: Khởi hành từ Hà Nội, sau đó đi theo đường lên Vĩnh Phúc, qua Việt Trì, Phú Thọ rồi đến Tuyên Quang, điểm dừng chân cuối là Hà Giang.
Bên cạnh xe máy, ô tô cũng là người bạn đồng hành cùng bạn để có được chuyến đi an toàn, khỏe khoắn hơn. Bạn ra Bến xe Mỹ Đình bắt tuyến xe Hà Nội – Hà Giang vào lúc 9h sáng đến 5h tối. Một số hãng xe uy tín có thể kể tên như: Hưng Thành, Hải Vân, Bằng Phấn với giá vé từ 260.000 – 300.000 đồng/người. Sau khi xuống Hà Giang, bạn bắt xe nội tỉnh hoặc thuê xe máy cho chuyến du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm.
Nên lưu trú ở đâu chất lượng, giá tốt khi du lịch Hà Giang tự túc? Khách sạn Hương Thảo
Địa chỉ: Số 350 đường Lý Tự Trọng
SĐT: 0976.125.152
Khách sạn Đá Vàng
Địa chỉ: Số 65E Nguyễn Thái Học
SĐT: 0219.388.8745 – 0978.119.514.
Khách sạn Tam Giác Mạch:
Địa chỉ: Số 288 Lý Tự Trọng, Trần Phú
SĐT: 0983.011.488
Khách sạn Thùy Dung
Địa chỉ: Tổ 33 Minh Khai
SĐT: 0219.386.2259
Mộc Mây Homestay
Địa chỉ: Số 124 đường Lý Thường Kiệt
SĐT: 0388.228.333
Bụi Homestay
Địa chỉ: Thị trấn Đồng Văn, Hà Giang
SĐT: 0775.675.112
Ha Giang Creekside Homestay
Địa chỉ: Số 50 Hai Bà Trưng
SĐT: 0914.701.033
Bống Bang Homestay
Địa chỉ: Thôn Nà Mạ, Thị trấn Yên Minh
SĐT: 0914.844.332
Du lịch Hà Giang tự túc có thể đi bất cứ lúc nào, thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vào các mùa cao điểm như mùa Hoa Tam Giác Mạch thì chỗ nghỉ ở đây thường hết phòng sớm và có giá cao hơn bình thường. Vì vậy, bạn nên đặt chỗ trước để chủ động trong chuyến đi và có mức giá tốt hơn.
Mùa hoa Tam Giác MạchLà chủ điểm du lịch Hà Giang thu hút lượt khách du lịch đông đảo, mùa hoa Tam Giác Mạch đẹp mê mẩn lòng người. Bắt đầu vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, cánh đồng hoa được bung nở khoe sắc với muôn màu rực rỡ trên khắp các triền núi, thung lũng. Trong tiết trời se se lạnh, nơi đây chẳng khác gì một “thiên đường ngàn hoa” Đà Lạt mơ mộng, huyền ảo “níu chân” khách du lịch.
Phố cổ Đồng VănĐiểm dừng chân tiếp theo trong chuyến hành trình khám phá mảnh đất và con người Hà Giang đó là Phố cổ Đồng Văn. Đây là di sản địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận với nhiều biểu hiện di sản hình thành trong suốt hơn 540 triệu năm.
Cao nguyên đá Đồng Văn tọa lạc nơi độ cao từ 1000 – 1600m so với mực nước biển. Nơi đây có nhiều dãy núi đá cao, vực thẳm, núi đủ mọi hình thù như răng cá mập hay hình kim tự tháp. Tất cả những sự đa dạng đó đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên đặc sắc “có một không hai” ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Nếu như Mùa hoa Tam Giác Mạch gây ấn tượng bởi sự rực rỡ sắc màu thì Phố cổ Đồng Văn ghi điểm bởi nét thôn quê mộc mạc, nhẹ nhàng, giữ nguyên vẹn nét đẹp ban sơ qua năm tháng.
Khu phố nhỏ hẹp nằm lọt thỏm giữa bốn bề mây núi nhưng Đồng Văn vẫn có bản sắc rất riêng hấp dẫn du khách. 40 nóc nhà nằm xen kẽ nhau, pha trộn giữa tông màu vàng rực của nắng, màu xám của ngôi nhà cổ khiến du khách như lạc vào thế giới cổ xưa huyền bí.
Chợ tình Khâu VaiHay còn có cái tên khác là chợ Phong Lưu, Chợ tình Khâu Vai luôn nằm trong lịch trình du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm của mọi du khách. Muốn tham gia vào phiên chợ vùng cao đặc sắc này, bạn cần thu xếp công việc trước ngày 27 tháng 3 Âm lịch vì phiên chợ này chỉ tổ chức đúng 1 ngày này trong năm.
Gọi là phiên chợ nhưng nơi đây không có sự náo nhiệt của người bán, người mua họp chợ. Điểm đặc biệt ở đây là cứ đến ngày này, những người yêu nhau sẽ tìm lại hàn huyên, tâm sự với những điệu múa hoa, múa xòe hòa mình trong tiếng khen của bạn tình. Đó có thể là cặp vợ chồng, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng hay các cặp trai gái yêu nhau.
Đến chợ tình Khâu Vai, những con người ấy sẽ kể cho nhau nghe về cuộc sống riêng, ôn lại tình cảm trước đây. Chính bởi nét đặc biệt, không nghi kỵ, ghen tuông này đã tạo sự tò mò, hứng thú cho du khách ưa thích trải nghiệm lịch sử – văn hóa truyền thống.
Đèo Mã Pí LèngĐược biết đến là con đèo hiểm trở bậc nhất vùng núi phía Bắc, Đèo Mã Pí Lèng nối liền hai bờ Đồng Văn và Mèo Vạc với tổng chiều dài 20km. Đặt chân lên đèo Mã Pí Lèng, bạn sẽ được thả hồn mình vào cảnh núi rừng bạt ngàn, đắm chìm trong nét đẹp thơ mộng của dòng sông Nho Quế. Mã Pí Lèng nằm vắt vẻo, uốn lượn chân đèo, mây vờn núi hòa quyện lấy nhau như cặp người tình mãi chẳng chịu rời.
Cột cờ Lũng Cú Dinh thự Vua MèoDinh thự Vua Mèo hay còn gọi là Dinh thự họ Vương nằm trên quả đồi nhỏ thuộc địa phận xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn. Nơi đây không chỉ chứa đựng những câu chuyện lịch sử thú vị mà còn tạo ấn tượng bởi lớp kiến trúc cuốn hút. Trước cửa ra vào là hàng cây Samu cổ thụ, thẳng tắp. Đi vào trong, bạn sẽ được chiêm ngưỡng dinh thự của gia tộc giàu có nhất vùng, mang kiến trúc độc đáo, giao thoa 3 nền kiến trúc: Trung Quốc, người dân tộc Mông và Pháp.
Khu dinh thự Vua Mèo được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1993. Đến năm 2004, gia tộc họ Vương quyết định cống hiến công trình này cho Nhà nước bảo tồn và gìn giữ.
Cổng trời Quản BạĐây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn với chiều cao lên đến 1500m so với mực nước biển. Vào năm 1939, người ta dựng lên một cánh cửa gỗ nghiến khổng lồ, có độ dày 150cm ở ngay cổng Trời. Thời đó, sau cánh cửa gỗ này là một thế giới hoàn toàn khác biệt – còn gọi là “vùng tự trị của người Mèo”. Khu vực tự trị này bao gồm huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Yên Minh và Đồng Văn. Giờ đây, Cổng trời Quản Bạ là góc sống ảo lý tưởng dành cho khách du lịch Hà Giang.
Cây cô đơnCây cô đơn là điểm check-in được giới trẻ cực kỳ yêu thích, nằm ở xã Cán Tỷ, nằm trên cung đường từ Quản Bạ đi Yên Minh. Các bạn cần ghi nhớ đường đến Yên Minh ngay chỗ cầu Cán Tỷ sẽ có 2 con đường. Đường phía dưới tuy xa nhưng bù lại đường to đẹp hơn, đi xuyên qua rừng thông Yên Minh. Còn đường phía trên gần hơn thì sẽ đi qua điểm check-in tuyệt vời này.
Rừng thông Yên MinhCách thành phố Hà Giang khoảng 100km về phía Đông Bắc, cung đường đẹp Rừng thông Yên Minh khởi điểm từ đoạn xã Na Khê cho đến thị trấn Yên Minh. Hai bên đường bạt ngàn thông xanh cùng bầu không khí trong lành khiến bạn tựa như đang đứng giữa Đà Lạt mộng mơ vậy.
Thị trấn Phó BảngNằm sâu trong thung lũng cao nguyên đá, Thị trấn Phó Bảng hiện ra như bằng một thung lũng hoa hồng tỏa hương thơm dịu nhẹ nơi lưng chừng trời. Cả thị trấn nhỏ bé, chỉ có vài chục nóc nhà nằm rải rác trên con đường chính và vài nhánh nhỏ.
Gợi ý lịch trình du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm tự túc nên tham khảo Ngày đầu tiên: Hà Nội – Hà Giang – Khuổi MyBuổi sáng: Xuất phát từ Hà Nội – Hà Giang bằng xe khách hoặc xe máy tùy thích.
Buổi trưa: Có mặt tại Hà Giang, rồi di chuyển đến khách sạn đã đặt trước để cất đồ và nghỉ ngơi. Sau đó, thuê xe lên Khuổi My thăm đồi chè và bản làng người Dao.
Buổi tối: Vì quãng đường đi kéo dài 300km nên khiến bạn mất khá nhiều sức nên vào buổi tối, bạn nên nghỉ ngơi, ăn uống để lấy lại sức cho chuyến hành trình ngày mai.
Ngày thứ 2: Hà Giang – Quản Bạ – Sủng Là – Dinh thự Vua Mèo – Cột Cờ Lũng Cú – Phố cổ Đồng VănBuổi sáng
Thức dậy thật sớm, ăn sáng và khởi hành đi Quản Bạ, dừng chân tại dốc Bắc Sum ngắm nhìn biển mây.
Thưởng thức cảnh sắc tại Cổng trời Quản Bạ, ngồi uống cafe vừa ngắm thung lũng Quản Bạ tuyệt đẹp
Tìm quán ăn trưa ở Phố Cáo và nghỉ ngơi tại chỗ
Buổi chiều
Tham quan dinh thự Vua Mèo, khám phá lịch sử và nét văn hóa đặc sắc qua những câu chuyện kể.
Từ Dinh thự, bạn quay lại ngã 3 rẽ đi Cột cờ Lũng Cú, đánh dấu bước chân mình đến vùng địa đầu Tổ Quốc. Nơi đây cũng có cánh đồng hoa Tam Giác Mạch lớn nhất Hà Giang.
Nếu thời gian cho phép, bạn có thể ghé qua cột mốc 428 với 3 tiếng đồng hồ đi bộ. Còn nếu thời gian hạn hẹp thì quay về thẳng Phố cổ Đồng Văn.
Buổi tối: Ăn tối, thưởng thức món đặc sản hấp dẫn của Hà Giang và kết thúc chuyến hành trình ngày thứ 2.
Ngày thứ 3: Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc – Đường Thượng – Quản Bạ – Hà GiangBuổi sáng
Thức dậy sớm leo di tích Đồn Cao để ngắm nhìn được toàn cảnh Đồng Văn.
Trở về thị trấn ăn sáng, thưởng thức món bánh cuốn phố cổ Bà Bích nổi tiếng.
Xuất phát đi Mã Pí Lèng, Đường Hạnh Phúc, Đường Thượng.
Buổi chiều
Quay về Đồng Văn trả xe, chuẩn bị hành lý sẵn sàng để bắt xe quay trở về Hà Nội.
Đăng bởi: Hoài’i An’n Lê’s
Từ khoá: Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Giang 3 Ngày 2 Đêm Tự Túc Chi Tiết Nhất
Kinh Nghiệm Du Lịch Yên Bái Tự Túc, Đầy Đủ &Amp; Chi Tiết Nhất
Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc – Đông Bắc và Trung du Bắc Bộ. Phía Bắc giáp với tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp với 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Tây giáp với tỉnh Sơn La.
1. Thời điểm lý tưởng để du lịch Yên Bái– Yên Bái từ tháng 5-6 hoặc tháng 9-10, để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải mùa nước đổ hoặc được nhuộm một màu vàng khi đến mùa lúa chín.
– Du lịch Yên Bái tháng 9-11 cũng là trải nghiệm thú vị, lúc này mùa mưa ở Tây Bắc đã chấm dứt thay vào đó là cái se lạnh của mùa đông, khí hậu mát mẻ.
– Để tận hưởng cảm giác ngâm mình trong những con suối nước nóng giữa thời tiết se lạnh, thì bạn có thể đi vào khoảng thời gian từ tháng 12 tới tháng 1 năm sau.
2. Phương tiện di chuyển đến Yên Bái– Tuyến Hà Nội – Yên Bái, nhà xe Dũng Thảo (lộ trình Hà Nội – Nghĩa Lộ). Lộ trình 2 : Phúc Sơn – Hạnh Sơn – Nghĩa Lộ – Mỹ Đình. Lộ trình 3: Hà Nội – Yên Bái. Điện thoại : 0293.863-656 – 0915.914-407.
– Các tỉnh miền Tây Bắc, Đông Bắc Việt Nam luôn là điểm lý tưởng để dân phượt vi vu bằng xe máy. Trung bình đi xe máy từ Hà Nội đến Yên bái tầm 4-5h. bạn có thể đi theo cung đường sau: Quốc Lộ 32 – Sơn Tây – Phú Thọ – Yên Bái hoặc Qua cầu Thăng Long – Vĩnh Phúc – Phú Thọ – Yên Bái.
3. Ở đâu khi du lịch Yên BáiNhững năm gần đây, dịch vụ du lịch cũng tương đối phát triển do đó tìm kiếm khách sạn, nhà nghỉ ở Yên Bái không còn quá khó khăn. Trong các bản làng, thị trấn có rất nhiều nhà nghỉ giá bình dân mà lại an toàn nên rất thích hơp để du lịch bụi.
Những nếu bạn muốn khám phá những bản làng sâu hơn thì không có nhà nghỉ chỉ có thể ngủ nhờ ở các nhà dân, nhưng bạn đừng lo nhìn chung người dân tộc Yên Bái khá thân thiện, mến khách. Trong trướng hợp khó khăn quá, thì bạn có thể liên hệ với các trụ sở, chính quyền để lựa chọn địa điểm cắm trại hoặc ngủ nhờ qua đêm miễn phí.
+ Nhà nghỉ Khau Phạ: Nằm trên đèo Khau Phạ, cách Tú Lệ khoảng 7km theo hướng về Mù Cang Chải. Điện thoại : 0293 560929 – 0942 931845 – 0947 120866
+ Nhà nghỉ Suối Mơ: Thị trấn Mù Cang Chải, Mù Cang Chải, Yên Bái. Điện thoại : 029 3 878643
+ Nhà nghỉ Sơn Ca: Thị trấn Mù Cang Chải, Mù Cang Chải, Yên Bái. Điện thoại : 029 3878 185 – 0988 981 675
+ Nhà nghỉ Mai: Cách trung tâm Thị trấn 500m về hướng đi Yên Bái. Điện thoại : 0919 487496 – 0984 238234
+ Nhà Nghỉ Hương Giang: Thị trấn Mù Cang Chải, Mù Cang Chải, Yên Bái. Điện thoại : 029 3878486 – 0942 479495
+ Nhà nghỉ Moon: Thị trấn Mù Cang Chải, Mù Cang Chải, Yên Bái. Điện thoại : 0165 6782888 – 0912 058899
Các trang uy tín để bạn book khác sạn, homestay khi du lịch Yên Bái:
– chúng tôi ( nên dùng trang này vì đây là trang so sánh giá của Agoda và Booking …. giúp bạn chọn khách sạn giá rẻ nhất )
4. Di chuyển, đi lại trong Yên BáiTại Yên Bái, phương tiện di chuyển thuận tiện và nhanh chóng nhất là xe máy. Bạn có thể dễ dàng thuê xe máy tại các địa chỉ cho thuê xe với giá từ 100.000đ – 300.000đ tùy loại xe, hãng xe và dòng xe.
Các địa chỉ cho thuê xe ở Yên Bái:
5. Đi đâu khi du lịch Yên BáiNổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải, những cánh đồng giữa thung lũng Mường Lò, đèo Khau Phạ, suối nướng nóng Nghĩa Lộ, chè San tuyết Suối Giang… Ngoài ra, bạn có thể đi sâu vào các bảng làng sâu để khám phá cuộc sống của người dân tộc Mông, Nùng, Thái, Dao, v.v.
Mù Căng Chải: Nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn, Mù Căng Chải nằm ở độ cao 1.000m so với mặt nước biển. Nơi đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Yên Bái. Đến Mù Căng Chải, bạn không thể bỏ qua khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây.
Những triền ruộng bậc thang vàng óng rộng lớn, ôm viền chân núi đã được xếp hạng di tích vào năm 2007. Hay những cánh hoa rừng thơ mộng, những ngôi nhà nhỏ nhắn của đồng bào dân tộc Mông nằm trên những thửa ruộng bậc thang. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua khi đến đây.
Cánh đồng Mường Lò: Ghé thăm Tây Bắc, chắc hẳn bạn đã từng một lần nghe ai đó nhắc đến “Nhất Thanh, Nhì Lò, Tam Than, Tứ Tấc”. Vậy câu này có ý nghĩa như thế nào? Đây là câu truyền khẩu quen thuộc của người dân nơi đây về 4 cánh đồng nổi tiếng nhất Tây Bắc. Trong đó, Mường Lò là cánh đồng có độ rộng lớn chỉ sau Mường Thanh ( Điện Biên). Thuộc xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, cánh đồng Mường Lò nằm cách thành phố Yên Bái 80km về phía Tây.
Khung cảnh thiên nhiên nơi đây được ví như tranh vẽ với những nét phác thảo từ cánh đồng bậc thang vàng óng giữa rừng trời Tây Bắc, suối Nậm Thia uốn quanh vắt ngang thung lũng,… Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức rất nhiều đặc sản nổi tiếng khi tới nơi này.
Suối Giàng: Nằm sâu trên dãy “Nóc nhà Đông Dương” Fansipan, suối Giàng có độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển. Nơi đây là quê hương của chè Shan Tuyết được làm từ 300 hộ đồng bào Mông vô cùng nổi tiếng. Bạn sẽ được thả hồn giữa những dải lúa cong theo vạt núi, nương cải, nương ngô xanh non trong sương sớm. Bạn còn có cơ hội tìm hiểu rất nhiều sản vật của miền sơn cước khi đến nơi đây như: rau cải mèo, su su, sa mộc, pơ mu,…
Hồ Thác Bà: Hồ Thác bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam. Nơi đây có khoảng 1.331 hòn đảo, có nhiều dòng sông lớn với lượng phù sa dồi dào cùng hệ sinh vật rất đa dạng, phong phú. Đó cũng chính là lí do Hồ Thác Bà được xem như “Hạ Long trên núi” của vùng Tây Bắc nói chung.
Du khách sẽ được hòa mình cùng thiên nhiên, thả hồn với mây trời trong bầu không khí mát lạnh của nước và gió. Hơn thế nữa, nếu may mắn, bạn có thể được thưởng thức những món ăn thú vị của người dân bản địa nơi đây như: cơm lam, nộm hoa chuối rừng, lợn mán quay, gói cá,…
Hồ Chóp Dù: Nhờ “tiếng lành đồn xa”,nhiều du khách đã không quản ngại xa xôi đến Hồ Chóp Dù để có thể khám phá hết vẻ đẹp của khung cảnh nơi này. Tiếng suối róc rách chảy cùng nhịp mõ gặm cỏ của đàn trâu, hòa quyện trong tiếng líu lo của đàn chim tạo thành bản hòa ca đặc biệt của núi rừng. Rồi đây đó, những nhành lá xanh biếc của cây rừng, núi non trải dài trùng điệp cùng hồ nước trong xanh, phẳng lặng vẽ nên thành bức tranh thủy mặc kỳ bí của thiên. Và đó chính là nét thu hút rất riêng mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Hồ Chóp Dù.
Tà Xùa: Tà Xùa là một xã vùng cao giáp ranh hai huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên (Sơn La). Đây là điểm đến săn mây mới nổi trong cộng đồng nhiếp ảnh gia và những bạn trẻ đam mê xê dịch. Đến Tà Xùa, bạn sẽ được ngắm biển mây bồng bềnh trôi lững lờ, những khu rừng già nguyên sinh, những vạt hoa rừng khoe sắc trong gió ngày đông,…
Thác Pú Nhu: Cách trung tâm huyện Mù Căng Chải khoảng 10km về phía Tây, Thác Pú Nhu bắt nguồn từ những con suối trên cánh rừng thượng nguồn ở Than Uyên (Lào Cai). Thác có độ cao khoảng 20m và gồm nhiều bậc. Vào những ngày nắng, các bọt nước bốc hơi lên khiến Thác Pú Nhu dường như biến thành một chiếc khăn voan trắng, trông thật thơ mộng. Ngoài ra, dòng nước chảy êm đềm trên những mảng rêu xanh nằm giữa hai vách núi cao thẳng đứng, tạo nên một bức tranh thiên nhiên mà bất kỳ ai cũng phải trầm trồ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu: Tới Nà Hẩu, mọi ồn ào, nhộn nhịp của cuộc sống thành thị dường như được trút bỏ sau lưng. Vẻ đẹp lòng chảo được tạo nên từ thung lũng hẹp, những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp, nhiều khe, suối, thác nước chảy quanh năm, Nà Hẩu làm con người trở nên thân thuộc và gần gũi với thiên nhiên hơn. Vì nơi đây sở hữu hệ sinh thái động, thực vật rất phong phú và đa dạng, nên rất thích hợp cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên, cắm trại hay trekking.
Hệ rừng lá rộng thường xanh còn tương đối nguyên vẹn, nhiều khe, suối, thác nước chảy quanh năm
Các điểm tham quan:
+ Thác Pú Nhu – Nằm tại bản Pú Nhu thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Căng Chải chỉ cách trung tâm huyện có 10 km về phía Tây.
+ Xã Tú lệ là một thung lũng thuộc huyện Văn Chấn.
+ Bản Lìm Mông Bản thuộc xã Cao Pạ, huyện Văn Chấn.
+ Xã La Pán Tẩn nổi tiếng cùng với những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa vân tay của trời.
+ Suối Giàng Nằm trên độ cao gần 1400m so với mặt nước biển và nằm sâu trên dãy núi Phan Xi Phăng hùng vĩ.
+ Hồ Thác Bà Hồ nằm trên địa bàn hai huyện Lục Yên và Yên Bình, được nhiều người ví như Hạ Long ở trên núi.
+ Cánh đồng Mường Lò Nằm cách thành phố Yên Bái 80km về phía Tây.
+ Bản Hốc Bản Hốc nằm ở trung tâm của huyện Văn Chấn với gần 80% là người dân tộc Thái sinh sống chủ yếu bằng làm nông nghiệp.
+ Hồ Chóp Dù Nằm tại xã Cường Thịnh, thuộc huyện Trấn yên tỉnh Yên Bái. Chóp Dù là một hồ nước rất đẹp và thơ mộng.
Hoặc du lịch vào mùa xuân, bạn có thể tham gia những lễ hội, trò chơi truyền thống của người dân tộc như: tung gòn, chơi đu, ném pao, đẩy gậy, đánh quay.
6. Món ngon ở Yên Bái phải thử khi du lịchNhững đặc sản miền núi phía Bắc luôn mang đến hượng vị và cái nhìn mới mẻ, lạ lẫm cho du khách.
Địa chỉ quán ăn ngon ở khu vực thành phố Yên Bái:
7. Quán cà phê đẹp ở Yên Bái 9. Du lịch Yên Bái mua gì về làm quàRượu táo mèo: Yên Bái là vùng đất nổi tiếng với rất nhiều loại rượu ngon, đặc trưng của núi rừng. Đây là một loại rượu được ngâm ủ từ loại táo rừng, có màu nâu sóng sánh và vị ngọt thơm đặc trưng. Quả táo mèo được ngâm ủ rất kĩ, cất thứ tinh chất ấy để chế ra rượu. Ban đầu, uống rượu táo mèo, ta tưởng như uống một loại nước giải khát có ga, thế nhưng càng uống càng ngất ngây.
Địa chỉ: Chợ ngã ba Kim (QL32, Púng Luông, Mù Cang Chải, Yên Bái)
Bái Mật ong: Mật ong Mù Cang Chải là một trong những đặc sản Yên Bái. Từ lâu nó đã được người tiêu dùng gần xa ưa chuộng vì chất lượng mật tốt, màu vàng óng, sánh đặc, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh rất tốt.
Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi có nhiều nguồn mật hoa quý như sơn trà, thảo quả, màng mủ, đào, mơ, mận, nếp nương…
– Địa chỉ: Mật Ong Rừng (La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Yên Bái)
Cốm Tú Lệ: Để làm ra những hạt cốm còn giữ nguyên hương vị đậm đà, thơm dịu đầy sức quyến rũ của vùng cao Yên Bái, bà con người dân tộc Thái nơi đây đã phải rất công phu khi làm cốm. Cốm thường được ăn cùng với chuối chín, trái hồng đỏ chín cây hoặc dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè …
– Địa chỉ: Làng dân tộc Thái – Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái)
Mận tam hoa: Mận tam hoa Mù Cang Chải (Yên Bái) quả to, màu đỏ, thịt bên trong hồng tươi, ngoài phủ một lớp phấn trắng mịn, sẽ làm cho du khách cảm nhận được sự tinh khiết, trong lành của thiên nhiên vùng du lịch sinh thái đầy hấp dẫn và hứa hẹn.
Có thể nói mận tam hoa Mù Cang Chải không chỉ là món ngon mà còn là đặc sản Yên Bái mà nhiều người đã yêu thích và dùng như một món quà biếu nhau mỗi khi đi xa về.
– Địa chỉ: Chợ ngã ba Kim (QL32, Púng Luông, Mù Cang Chải, Yên Bái)
Bánh chưng đen Mường Lò: Ngày trước, loại bánh này chỉ xuất hiện trong những ngày lễ, Tết, giỗ chạp… Tuy nhiên, hiện nay nó đã trở thành thứ đặc sản phổ biến mà bất cứ ai tới đây đều có thể mua về làm quà tặng người thân, bạn bè hay thưởng thức ngay tại chỗ.
Nguyên liệu làm bánh phải là gạo nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh hoặc đỗ nho đãi sạch vỏ, không lẫn sạn.
Nếp Tú Lệ: Nếp Tú Lệ đã trở thành một món đặc sản được ưa chuộng. Vào đầu mùa thu hoạch, nếu may mắn bạn sẽ được thưởng thức cốm Tú Lệ ngon không kém gì cốm Làng Vòng nức tiếng ở Hà Nội.
9. Những lưu ý khi du lịch Yên Bái– Trang phục: Về đêm, thời tiết Yên Bái khá lạnh, bạn nên chuẩn bị quần áo ấm, khăn choàng, bao tay,… để chống rét và bảo vệ sức khỏe.
– Vật dụng, giấy tờ cá nhân: Bạn nhớ đem giấy tờ tùy thân, nước uống và các đồ xịt chống côn trùng, chuẩn bị sandal hoặc giày thể thao tiện di chuyển.
– Vật dụng leo núi: Nếu bạn dự định khám phá những núi non, thác nước hiểm trở nhớ mang theo những vật dụng cần thiết sử dụng trong chuyến trải nghiệm và hãy chủ động trong thời gian và sức khỏe để tránh những rủi ro xuất hiện bất chợt.
Đăng bởi: Thị Dính Mai
Từ khoá: Kinh Nghiệm Du Lịch Yên Bái Tự Túc, Đầy Đủ & Chi Tiết Nhất
Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Ninh Tự Túc: Địa Điểm Tham Quan, Lịch Trình Chi Tiết
Có thể nói, Tây Ninh từ trước đến nay không phải là nơi mà mọi người nghĩ đến mỗi khi đi du lịch. Nhưng vài năm gần đây, nơi này đã xây dựng thêm nhiều đị điểm vui chơi mới, khiến “hội” yêu du lịch không thể không đặt chân đến. Vơi vị trí không quá xa Sài Gòn, vùng đất này trở thành một điểm đến thích hợp để du lịch Tây Ninh tự túc cho những ai không muốn đi biển hè này.
Tây Ninh là một tỉnh biên giới thuộc miền Đông Nam Bộ, có trung tâm là thành phố Tây Ninh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau giữa các quốc lộ 22B, đường đi đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát.
Tây Ninh có 3 dân tộc chiếm đa số là người Việt, Khmer và người Chăm. Nơi đây còn được mệnh danh là thánh địa của đạo Cao Đài với Tòa Thánh Tây Ninh nguy nga, tráng lệ.
Du lịch tự túc đến Tây Ninh mùa nào đẹp nhất?Người ta thường nói “Tây Ninh nắng cháy da người” chính vì thế, chúng ta nên đi đến đây vào mùa ít nắng nhất có thể để hạn chế cái nóng hơn.
Đặc biệt, vào khoảng thời điểm cuối năm, lượng mưa rất nhiều mà đường Tây Ninh đa số là đất đỏ, nhiều sìn lầy sẽ rất bất tiện cho việc di chuyển.
Vì vậy, đi du lịch Tây Ninh tự túc vào khoảng tháng 3 đến tháng 7 là thích hợp nhất.
Di chuyển đến Tây Ninh bằng cách nào? Từ chúng tôi đi Tây Ninh bằng xe gắn máy, ô tô:Có 2 cung đường đi:
Đường số 1: Từ trung tâm chúng tôi chạy xe theo tuyến quốc lộ 22A đến ngã 3 Trảng Bàng, rẽ phải theo tỉnh lộ 782 (đường Bời Lời, hướng đi về huyện Dương Minh Châu).
Cứ theo đường 782 đi hơn 50km nữa là đến thành phố Tây Ninh. Cung đường này có nhiều đoạn nhỏ hẹp nhưng sẽ rút ngắn thời gian hơn khi di chuyển.
Đường số 2: Từ trung tâm chúng tôi bạn đi theo quốc lộ 22A đến ngã ba Trảng Bàng rẽ trái. Tới ngã ba thị trấn Gò Dầu, rẽ phải theo quốc lộ 22B, sau đó chạy khoảng 60 km nữa là đến vòng xoay trung tâm TP Tây Ninh.
Đối với hành trình du lịch Tây Ninh bằng xe máy, bạn tha hồ “sống ảo” với những hình ảnh hoàng hôn khi qua đoạn Gò Dầu – Hòa Thành lúc xế chiều hay ngắm nhìn đồng ruộng xanh bát ngát khi đi qua cung đường này.
Từ chúng tôi đi Tây Ninh bằng xe buýt: Một vài tuyến xe buýt đi Tây Ninh:Từ chúng tôi bạn bắt xe buýt số 703 (tuyến Bến Thành – Mộc Bài) để đi Mộc Bài. Khi xe dừng tại bến xe Mộc Bài, bạn tiếp tục bắt xe buýt số 5 để đi thị xã Tây Ninh. Xe sẽ dừng tại bến xe Tây Ninh.
Xe bus số 703: Bến Thành – Mộc BàiSố chuyến: 40 chuyến/ một ngày (riêng thứ bảy và chủ nhật là 48 chuyến một ngày).
Thời gian di chuyến: khoảng 150 phút.
Thời gian hoạt động: Bến Thành: 6h-16h30, Mộc Bài: 8h35-19h30.
Xe bus số 5: Mộc Bài –-Tây Ninh.Thời gian hoạt động: 6h45 -18h00.
Từ chúng tôi bạn bắt xe bus số 13; 94 hoặc 74 đi bến xe Củ Chi. Từ bến xe Củ Chi bắt tiếp xe bus số 603 tuyến Bến xe Củ Chi – Tây Ninh. Xe sẽ dừng tại bến xe Tây Ninh:
Xe bus số 13: Bến Thành – Bến xe Củ Chi. Số chuyến: 146 chuyến/ngày.Thời gian chuyến: 75 phút. Giãn cách: 10-20 phút/chuyến.
Thời gian hoạt động: 4h30-19h30.
Xe bus số 94: Chợ Lớn – Bến xe Củ ChiSố chuyến: 205 chuyến/ngày.
Thời gian di chuyển: 75 phút.
Thời gian hoạt động: BX Chợ Lớn: 4h45-20h30; BX Củ Chi: 4h00-19h00.
Xe bus số 74: Bến xe An Sương – Bến xe Củ ChiSố chuyến: 310 chuyến/ngày.
Thời gian di chuyển: 45 phút/chuyến.
Thời gian hoạt động: Bến xe An Sương: 4h40-20h30, bến xe Củ Chi: 3h40-19h20.
Từ chúng tôi đi Tây Ninh bằng xe khách:Xe khách chạy tuyến chúng tôi – Tây Ninh chủ yếu là xe 16 chỗ, 24 chỗ. Bạn có thể mua vé ở bến xe An Sương (QL22, Huyện Hóc Môn, chúng tôi để đến TP Tây Ninh.
Giá vé là 60.000-80.000 đồng một người.
Một số hãng xe chạy tuyến TP.HCM-Tây Ninh:
Xe Đồng Phước: Xe 16 chỗ, chất lượng tốt, có máy lạnh.
Tây Ninh: 1 Võ Văn Truyện, Tây Ninh.
Điện thoại: (066) 3797979
HCM: Bến xe An Sương QL22, Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Điện thoại: (08) 38 830478.
Du lịch tự túc Tây Ninh có gì chơi? Du lịch Tây Ninh leo Núi Bà ĐenGần đây, du lịch Núi Bà Đen – Tây Ninh thu hút khách du lịch khắp mọi miền đất nước. Không chỉ riêng những người đi hành hướng, trả lễ, mà còn có khách tham quan khám phá ngọn núi này.
Với phong cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, chùa chiền nguy nga gắn với nhiều truyền thuyết hấp dẫn với các bạn trẻ thích du lịch, leo núi và trải nghiệm.
Vào những ngày nắng xuân, Núi Bà Đen – Tây Ninh, toát lên vẻ ngọt ngào thơ mộng không kém gì Tháp Nam San tại “xứ sở kim chi”.
Ngoài ra, đây là nơi các bạn có thể cắm trại quanh chân núi, với nhiều gian hàng “ tuổi thơ” như ném bóng, bốc thăm trúng thưởng, lô tô, motobay,..
Hồ Dầu TiếngHồ Dầu Tiếng có vị trí địa lý đặc biệt: tiếp giáp 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, trong đó lưu vực chủ yếu nằm trên địa phận huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Đây là nơi có biển nước mênh mông do con người tạo ra để hình thành nên một công trình thủy lợi quan trọng ở Miền Nam.
Không gian rộng lớn, cảnh vật yên tĩnh, hòa quyện cùng phong cảnh hữu tình. Đây là địa điểm lãng mạn thích hợp cho cặp đôi đang yêu hoặc các bạn có đam mê “ sống ảo”.
Ngoài ra, cách điểm tham quan hồ Dầu Tiếng – Tây Ninh một đoạn là ngọn núi Cậu, nơi có ngôi chùa Thái Sơn bề thế và thảm rừng trúc mọc dày trên những triền đá muôn hình vạn trạng thích hợp để thêm màu sắc cho chuyến du lịch tự túc đến Tây Ninh.
Tòa Thánh Tây NinhNhư các bạn đã biết đa số người dân Tây Ninh theo đạo Cao Đài, chính vì thế nơi đây đã xây dựng Tòa thánh nguy nga, tráng lệ nằm giữa long thành phố, nhằm thuận tiện phục vụ cho những ngày lễ lớn của tôn giáo.
Giờ lễ chính trong ngày tại tòa thánh được tổ chức vào 12h trưa. Khách du lịch Tây Ninh tự túc có thể thăm tòa thánh vào bất kì thời gian nào trong ngày nhưng cần lưu ý một số quy tắc chung như: khi vào không được mang giầy dép, giữ gìn vệ sinh chung; chỉ được vào ở cửa hai bên: nam giới đi cửa bên phải và nữ giới đi cửa bên trái.
Có dịp du lịch Tây Ninh trong ngày, bạn cũng có thể có đủ thời gian, lịch trình tham quan tòa thánh tuyệt đẹp này.
Còn nếu lịch trình du lịch Tây Ninh 2 ngày 1 đêm của bạn, thì tha hồ tìm hiểu và khám phá them những buổi hành lễ ở tòa thánh, lịch sử và văn hóa của nơi đây.
Ma Thiên LãnhThung lũng Ma Thiên Lãnh nằm tiếp giáp giữa ba ngọn núi là núi Bà Đen, núi Phụng và núi Heo thuộc địa bàn xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh. Đây được ví như “Tuyệt Tình Cốc” của Đà Lạt phiên bản thời tiết nóng.
Ma Thiên Lãnh được phát hiện vài năm gần đây, chính vì thế đường đi đến khá hiểm trở và đất đá. Nhưng hiện nay đã có một con đường nhựa dài hơn 3km từ tỉnh lộ 785 nối lên tận núi Phụng, các bạn có thể di chuyển theo đường này để đến Ma Thiên Lãnh.
Du lịch tự túc đến Tây Ninh ăn gì?Nói về đặc sản của Tây Ninh không thể bỏ qua bánh tráng Tây Ninh. Đây được xem là “Cội nguồn của Bánh tráng trộn” với các loại bánh tráng đa dạng và giá cực rẻ.
Không thể bỏ qua bánh tráng phơi sương ăn kèm với thịt luộc hay tô bánh canh Trảng Bàng với giò nạc “siêu bự”.
Hãy thay đổi không khí của mùa hè này bằng cách du lịch Tây Ninh dịp cuối tuần đến “Xứ sở bánh tráng” Tây Ninh để khám phá nhiều điều mới lạ. Và thưởng thức các món ăn đặc sản tuy đơn giản nhưng đậm đà hương vị quê hương.
Phước Bình – chúng mình
Đăng bởi: Đỗ Ngọc Khánh Phương
Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Tây Ninh tự túc: Địa điểm tham quan, lịch trình chi tiết
Kinh Nghiệm Du Lịch Kỳ Co Quy Nhơn Tự Túc Chi Tiết Chơi Đâu?Ăn Gì?
Kỳ Co Quy Nhơn, thiên đường biển đảo của Xứ Nẫu
Kỳ Co ở đâu?Kỳ Co không có gì ngoài cảnh đẹp
Khám phá tất tần tật các địa điểm du lịch đẹp ở Quy Nhơn TẠI ĐÂY
Đường đi Kỳ CoKhung cảnh đường đi bộ đến Kỳ Co
Cách di chuyển từ thành phốHành trình chúng ta sẽ xuất phát từ trường Đại Học Quy Nhơn bạn đi qua hướng Đông để đến với đường Nguyễn Tất Thành – một trong những con đường sầm uất nhất Quy Nhơn.
Bạn tiếp tục đi thẳng đường Nguyễn Tất Thành gặp ngã 3 lớn, rẽ đường Võ Nguyên Giáp để đến với cầu vượt Biển dài nhất Việt Nam với tên gọi Thị Nại.
Cây cầu rất đẹp, dưới là đầm Thị Nại, cũng là một địa điểm chek in thú vị, cho những tín đồ 4.0.
Cầu Thị Nại – Cầu vượt dài nhất Việt Nam – Ảnh:ST
Hướng chỉ dẫn đường đi đến Kỳ Co
Bật mí cho bạn: Bạn nên đến cầu vào sáng sớm hoặc hoàng hôn, sẽ tuyệt đẹp cho những khung hình.
Đi hết cầu Thị Nại, sẽ gặp 1 vòng xoay lớn, bạn rẽ trái đi Nhơn Lý, qua FLC Quy Nhơn
Cách di chuyển đến bãi Kỳ Co Quy Nhơn Đường bộ đi kỳ co:Nhưng cảnh sắc thiên nhiên trên đường đi đến đây rất “đã” với biển, với núi, với những màu sắc hòa quyện vào nhau, tạo nên 1 cung đường hấp dẫn cho chuyến du lịch kỳ co tự túc với những cung bậc cảm xúc tuyệt vời đến khó tả.
Cổng chào khu du lịch Kỳ Co
Đường biển đi kỳ coĐể đến với Kỳ co bằng đường biển, Eo Gió đón chào bạn với những làn gió biển mát rượi, thiên đường biển là đây, nơi của những cảnh sắc hoang sơ, thơ mộng mà dường như chỉ trong film mới có 😊.
Eo gió cảnh sắc thơ mộng, trong trẻo vẫn nguyên sơ buổi ban chiều, ít bãi biễn nào sạch đến thế(cảm nhận của mình), làn nước trong xanh, mát rượi – nếu bạn chưa vội, hãy thả mình vào dòng nước, ngắm san hô cũng rất tuyệt vời và thoải mái.
Giá vé Kỳ Co
Giá vé vào cổng: Người lớn: 100.000vnđ/ người – Trẻ em: 50.000vnđ/ người
Xe điện từ Cổng – cột mốc(Khứ hồi) M19: 90.000vnđ/người lớn – Trẻ em: 45.000vnđ
Xe oto từ mốc M19 đến Bãi tắm Kỳ Co (khứ hồi): 40.000 đ/người lớn – Trẻ em: 20.000vnđ
Giá vé tham quan biển kỳ co
Điểm xe trung chuyển đến kỳ co
Giá vé cano đến Kỳ Co từ Eo Gió
Cano luôn sẵn sàng ở Eo Gió để đón bạn đến với Kỳ Co, Vịnh Eo Gió với dãy nũi bao quanh, nước xanh ngọc bích, những làn sóng nhè nhẹ sẽ cuốn hút bạn tới Kỳ Co trong khoảng chừng 20 – 30phút.
Hiện nay Kỳ Co ngày càng phát triển, thu hút Khách du lịch, nên ngư dân nơi đây cũng có nhiều dịch vụ tốt cho chuyến du lịch kỳ co tự túc của bạn.
Giá vé cano đi Kỳ Co đã bao gồm:
Chi phí di chuyển
Ăn trưa(hải sản – Tùy vào đơn vị cano)
Kính, áo phao, chi phí lặn san hô.
Chi phí khoảng từ 350.000vnđ à 390.000vnđ/người.
Biển kỳ co
Khám phá nét đẹp Kỳ CoĐến đảo kỳ co bạn sẽ thỏa sức khám phá những cảnh sắc mà thiên nhiên đã ban tặng, những nét đẹp hoang sơ, thơ mộng đến siêu lòng. Mực nước tắm biển ở Kỳ Co không quá sâu, và rất trong xanh nên là địa điểm được nhiều bậc phụ huynh thư giản cùng những con yêu trong những ngày hè nóng bức.
Đường đi ven biển kỳ co
Cùng khám phá cho bằng hết Kỳ co!
Tắm biển kỳ co
Ngắm San Hô – các rạn san hô tuyệt đẹpLặn Ngắm San Hô – Ảnh:ST
Nhắc tới lại náo nức muốn đi quá ☹
Khám phá hang đá đặc sắcTạo hóa đã tạo ra những hang đá thú vị, không quá hùng vĩ, không quá sâu, nhưng cũng đủ làm bạn cảm thấy mát lạnh, và một chút cảm giác mạo hiểm khi thử mình với những hang đá này.
Thả mình vào hang đá – Ảnh:ST
Theo những trãi nghiệm của mình, những hang đá quá tuyệt vời cho những trãi nghiệm mới lạ đặc biệt là mò cua, bắt ốc 😊 😊
Hang Đá Kỳ Co – Ảnh:ST
Bãi đá ông địaLà khu vực nằm tách biệt, được bao quanh bởi những vách núi cao hùng vĩ, với những hình thù đẹp mắt. nước biển xanh ngọc bích, và mát rượi. Nếu bạn là người ưa mạo hiểm, và muốn thử sức mình từ những mỏm đá cao và nhảy xuống làn nước mát lạnh, Bãi đá ông địa là một lựa chọn số 1.
Bãi ông địa – Thỏa mình nơi tiên cảnh- Ảnh:ST
Tại đây bạn có thể thể hiện những khả năng uốn lượn và gieo mình xuống nước biển trong xanh từ những mỏm đá. Phải nói là “Quá đã”
Bãi đá ông địa tuyệt đẹp – Ảnh:ST
Đắm mình vào làn nước trong xanh
Hòn Sẹo – điểm ngắm san hô cực đãNgoài Bãi Dứa, Hòn sẹo là một trong những địa điểm ngắm san hô cực đẹp, là khu vực gần với biển kỳ co. Hòn sẹo không nhiều san hô như ở Bãi Dứa, nhưng nó là địa điểm tuyệt vời để hòa mình vào làn nước, ngắm những đàn cá tung tăng bơi lội.
Ngắm San Hô ở Hòn Sẹo – Ảnh:ST
Hòn Sẹo còn được biết đến như một địa điểm check in không thể bỏ sót với những slot hình “nàng tiên cá”!
Các background check in mớiVới cảnh đẹp không tả hết, Kỳ Co Quy Nhơn đã có thêm các background check in tuyệt đẹp để thỏa mãn các mẫu hình siêu đẹp
Trái tim tình yêu – check in hot hòn họt
Thả lòng mình vào biển – Nhưng chưa chạm nước 😀 😀
Ăn gì ở Kỳ CoTại đây có nhà hàng Kỳ Co có bán nhiều thức ăn, đồ uống phục vụ cho khách du lịch, đây là bảng giá tham khảo
Bảng giá đồ ăn thức uống nhà hàng Kỳ Co
Mình đi 2 người ăn 1 phần cơm chiên hải sản và 1 canh rong biển, với giá 260k. Nói thật chứ ăn uống đắt quá, với lại phục vụ ở đây cứ như kiểu đuổi mình ấy, ngồi lâu 1 xíu là lại hỏi anh chị dùng gì nữa không 🙁
Ăn trưa tại nhà hàng Kỳ Co
Ăn hải sản Kỳ CoMột biển đảo được thiên nhiên ban tặng cho những phong cảnh nên thơ, nét đẹp hoang sơ như người con gái tuổi đôi mươi. “người con gái đó” lại có thêm sự cuốn hút bởi những hải sản luôn tươi sống và ngon không thể cưỡng nỗi với phong cách của người miền trung. Vậy để du lịch kỳ co tự túc trọn vẹn đến từng bữa ăn những món hải sản nào sẽ cuốn hút bạn?
Cua Huỳnh Đế, tươi ngon từ biển Kỳ Co – Ảnh:ST
Những món đặc sắc của biển khácKỳ Co còn hoang sơ nên không có nhiều dân cư sinh sống nên không được tự mình hoặc nhờ ngư dân chế biến như ở Eo Gió. Nhưng các nhà hàng nơi đây cũng sẽ không phụ lòng các bạn với những món ăn cực kỳ tươi ngon như: Cá chẽm hấp, Tôm nướng, Cháo Hải Sản, Mực hấp gừng, Ốc Hương, Cua Hoàng Đế, nhum biển hàu nướng…
Cua Huỳnh Đế – Đặc sản khó cưỡng – Ảnh:ST
Trong số những món trên mình đặc biêt thích:
Ốc Hương Nướng
Nhum Biển nước
Nhum nướng mở hành, ngon xoắn lưỡi – Ảnh:ST
Cháo Hải Sản
Cá Gáy nướng cuốn bánh tráng
Cá Gáy nướng cuốn bánh tráng – đậm đà miền trung – Ảnh:ST
Và đặc biệt là Cua Hoàng Đế(nhưng đắt quá, mình mới ăn được 1 lần ☹ )
Bào Ngư – món ngon không thể bỏ sót – Ảnh:ST
Hàu chấm bù tạt – Ảnh: ST
Ở khu du lịch kỳ co vào dịp tết đã thu phí đường đi bộ ven biển, cái này mình không thích lắm(phí tận 30K/lượt trên 1 cây cầu khoảng 100m)
Tết 2023 đã thu phí đường đi ven biển
Thông tin liên hệ Kỳ Co Quy NhơnKhi đến Kỳ Co cần sự trợ giúp hoặc phàn nàn hoặc không có xe trung chuyển bạn liên hệ theo thông tin
Hotline hỗ trợ du lịch Kỳ Co
Khám phá Hải Sản Eo GióNgoài ra nếu bạn không thích không gian ở đây bạn có thể thưởng thức các món hải sản tươi ngon tại Nhơn Lý, gần Kỳ Co. Hoặc bạn có thể tận tay lựa chọn các món hải sản tươi ngon với
Khu du lịch Nhơn Lý – Các địa điểm gần Kỳ CoMột số địa danh mình nghĩ cũng mang lại cho bạn những trãi nghiệm tuyệt vời trên hành trình khám phá du lịch Kỳ Co tự túc đó là:
Eo Gió: Nếu bạn đến Kỳ Co theo đường biển, chắc chắn bạn phải qua Eo Gió. Vậy eo gió có gì? Một bãi biển hoang sơ, thơ mộng, mang phong cách “Châu Âu”, những bờ cát trắng, những cảnh vật nên thơ sẽ không làm phụ lòng các bạn!
Eo Gió Quy Nhơn, Background tuyệt đẹp
Đồi Cát Phương Mai: Nằm trong khuôn viên của Xã Nhơn Lý, Đồi Cát Dài trắng mịn Phương Mai, sẽ là một thú vị cho những thử thách trên miền cát trắng.
Thỏa sức khám phá sự hấp dẫn của đồi cát đầy thơ mộng
Tịnh Xá Ngọc Hòa: Tịnh Xá Ngọc Hòa nơi có tượng quan âm đôi lớn nhất nước ta, Nếu bạn là người muốn tìm 1 nơi thanh tịnh, thả lòng nơi cảnh trời gió biếc, Tịnh Xá Ngọc Hòa sẽ là điểm đến tuyệt vời!.
Thanh tịnh nơi biển cả – Tịnh Xá Ngọc Hòa – ảnh:ST
Theo kinh nghiệm của mình, lộ trình du lịch Quy Nhơn 1 ngày đầy đủ nhất và trải nghiệm tốt nhất là:
Buổi sáng bạn đến thật sớm ở EO Gió để đón bình minh
Sau đó di chuyển đến Kỳ Co
Tham quan Tịnh Xá Ngọc Hòa, và Đồi cát Phương Mai
Thưởng thức các Hải Sản tươi sống tại Kỳ Co hoặc chợ Nhơn Lý
Bài viết thuộc bản quyền của chúng tôi mọi sao chép về nội dung vui lòng ghi rõ nguồn top10quynhon hoặc liên hệ fanpage facebook/top10quynhon
Đăng bởi: Phúc Vũ
Từ khoá: Kinh Nghiệm Du Lịch Kỳ Co Quy Nhơn Tự Túc Chi Tiết Chơi đâu?Ăn Gì?
Kinh Nghiệm Du Lịch Kyrgyzstan Tự Túc
Dạo này trend Trung Á có vẻ đang lên dữ quá 😃 – mình xin phép chia sẻ lại kinh nghiệm du lịch Kyrgyzstan tự túc vừa rồi cho bạn nào dự định sẽ đi – phù hợp luôn cho những bạn chỉ đi ngắn ngày (
VISA/NHẬP CẢNH KyrgyzstanMình xin phép dài dòng phần này tí vì cái này cũng là trải nghiệm lần đầu của mình bị như thế này – hi vọng các bạn đi sau chuẩn bị kỹ hơn). Mình nhập cảnh tại sân bay Bishkek.
Theo tất cả các thể loại thông tin mình tìm hiểu được chính thống và không chính thống thì passport Việt Nam được miễn visa (mình có cố apply e-vísa cho chắc ăn nhưng hệ thống không nhận). Mình đã đọc chia sẻ của anh @Vu Ho nên đã chuẩn bị luôn sẵn invitation letter của agent bằng tiếng Nga, in màu ra nhìn cho thật + các thể loại công văn, screenshot tìm được trên mạng, và chuẩn bị tâm lý “chiến đấu” nếu có điều gì xảy ra. Và nó…xảy ra thật
Ngay khi thấy cuốn hộ chiếu Việt Nam (và xấp giấy tờ mình kỳ công chuẩn bị) – chị cảnh sát cửa khẩu kêu chuyển ngay mình qua cho 1 chị khác, dắt mình vào 1 góc. Sau khi không thuyết phục được mình nói chuyện bằng tiếng Nga, chị này lại chuyển qua cho 1 anh khác, để anh đó gọi điện cho 1 bạn nói được lỏm bỏm tiếng Anh với mình. Đại ý là họ bảo cái “Invitation letter” phải là bản chính, không được là bản in/photo. Mình gân cổ cãi lại, bảo là không có thấy thông tin ở đâu yêu cầu vậy hết, và đã có bao nhiêu người VN nhập cảnh cách này trước giờ v.v. thì chị đó cúp máy. Và anh kia triệu tập thêm 4-5 anh/chị nữa ra bao vây mình (đúng nghĩa bao vây vòng tròn), rồi nghiễn ngẫm dò dẫm cuốn passport của mình đến cái Invitation letter.
Hết khoản 15 phút, 1 bạn khác đến bảo là mình phải đăng ký visa on arrival (50USD) – nhưng mình nhất quyết không chịu, và bảo nếu cần họ có thể contact với agent của mình, vì mình đã book tour thực sự và có bằng chứng rõ ràng.
Sau đó, họ có gọi cho bạn agent của mình, xí xô xí xào gì đó, và đưa mình vào 1 khu để đợi. May là sân bay có internet miễn phí nên mình cũng liên hệ với bạn guide bên tour của mình. Bạn đó thì cứ động viên bảo kiểu “Mày cứ can đảm đợi chờ, 1 tí là sẽ cho qua. Mấy thằng cha đó kiếm chuyện đó – mấy tháng trước tao có 1 khách VN cũng bị y vậy, tầm 40 phút là cho qua thôi!”. Mình nhắn tin bảo bạn vợ ở ngoài đổi tiền mua sim thư giãn uống cafe trước đi.
Sau 40 phút, mình vẫn ko thấy biến động gì nên bắt đầu nóng ruột và liên hệ lại bạn guide. Bạn đó gửi cho mình giấy phép đăng ký công ty và 1 đoạn recording gì đó bằng tiếng Nga (Mình đoán là kiểu xác nhận từ miệng của một quan chức nào đấy bảo đảm là VN ko cần visa), kêu là đưa cho các bác ở đây. Cùng lúc ấy một anh trai khác cầm passport mình vào, bắt đầu gằn giọng hỏi mình “Đến từ đâu?”, “Qua đây làm gì?”, “Đi đâu tiếp?”, “Qua đây để làm việc đúng không?” (câu này hỏi đến 2-3 lần dù rằng mình trả lời rất rõ ràng là không, em qua đây du lịch). Sau đó mình cố cắt lời và đưa cho anh trai xem + nghe cái recording mà bạn guide gửi cho mình – thì anh ấy cho sđt và bảo forward mớ ấy qua whatsapp cho anh đó. Rồi lại cầm passport mình bỏ đi.
Thêm 1 tiếng đợi chờ nữa (và bạn guide của mình cũng bắt đầu sốt ruột, bảo là để bạn ấy chạy ra sân bay), lại có 1 anh trai khác vào, ra hiệu cho mình kiểu là “OK rồi, để tao đi đóng dấu” – rồi lại dắt mình qua khu transit, lại bảo mình ngồi chờ. Lúc đấy đã tầm 9.30pm và sân bay vắng hoe tối thui, chỉ còn loay hoay vài nhân viên khu vực miễn thuế đang đóng cửa quầy. Mình sốt ruột lại contact bạn guide…nhưng lần này bạn đó im luôn……
Thêm 30 phút nữa, cuối cùng cũng có 1 anh khác vào, dắt mình đi mấy vòng đến lại khu vực nhập cảnh, rồi cũng chịu đóng dấu cho mình vô!
Khi đi ra ngoài thì mình gặp bạn guide đang đợi ngoài và bạn đó chở mình về thành phố luôn. Trên đường đi thì mới nghe bạn í kể lại dạng là các ban ngành bên này không có nhất quán về chính sách visa và cách thực hiện nên cứ có khách VN là gặp vấn đề này. Mọi khi cứ “lì lợm” 1 tí là qua, nhưng không hiểu sao lần này họ “lì hơn”. Bạn ấy đã phải cầm invitation letter bản gốc chạy ra sân bay, vào phòng cãi nhau với họ một hồi mình mới được cho ra vậy….. .
Đoàn mình có mấy bạn nữa đến ngày hôm sau, nhưng có vẻ bạn guide đã manage trước từ vụ của mình nên 3 bạn đến sau qua rất suôn sẻ .
Rút ra:
– Nếu các bạn nào không đi tour (không có invitation letter) thì chuẩn bị tinh thần mua visa on arrival (và giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi cho đầy đủ – họ có vẻ vẫn quan liêu lắm)
– Ai có invitation letter – nên nhờ bên tour cố gửi cho bản gốc bằng tiếng Nga
– Liên hệ kỹ trước với bên tour để ứng biến nếu có bị kẹt.
– Chuẩn bị tinh thần nếu cần phải….chiến đấu cho những cuộc hội thoại ở cửa khẩu.
Di chuyển ở Kyrgyzstan như thế nào?Trong thành phố Bishkek thì mình dùng App Yandex Taxi (tương tự như Grab của mình nhưng chỉ trả tiền mặt) – khá tiện lợi và rẻ. Ra khỏi Bishkek thì mình chỉ đi theo tour nên có xe của tour. Nếu bạn nào có thuê xe lái mình nghĩ sẽ càng thú vị hơn – vì cảnh quan ở đây rất đã . Bạn có thể down app trước (nhưng cần sđt địa phương hoặc 1 trong mấy nước Xo Viết cũ/Nga để kích hoạt). Tại sân bay sau khi mua sim các bạn có thể kích hoạt.
Giá từ sân bay Trung tâm Bishkek là 500 SOM (1USD ~70 SOM), đi lại trong trung tâm từ tầm 50-120 SOM là cùng.
Ăn gì ở Kyrgyzstan?Đồ ăn rất ít rau (nếu có thì chủ yếu là dưa leo, hành tây hoặc may là thêm tí salad hoặc súp bắp cải), thịt chủ yếu là thịt cừu hoặc gà. Nêm nếm mình thấy không đến nỗi quá khó ăn. Những ngày ở Bishkek bọn mình đều tìm được chỗ ăn vừa miệng. Mấy hôm đi tour trekking thì đồ ăn có hơi lặp lại tí – tuy nhiên vẫn ăn được. Ai muốn chắc cứ đem mì gói theo – cũng cứu cánh mấy phen lạt miệng . Bánh mì là món ăn chính có trong mỗi bữa ăn (như cơm của mình vậy).
Đồ ăn sáng ở Kyrgyzstan chủ yếu là bánh mì chấm các thể loại jam/bơ + trái cây và uống trà.
bữa ăn sáng kinh điển – hoặc lúc có khách đến nhà 🙂. Các thể loại bánh mì + bánh mưt, chấm bơ và jam
Ở Bishkek, nếu tiết kiệm thì các bạn có thể:
Mua đồ ăn trong siêu thị dạng nấu sẵn, ăn gì chọn nấy (ví dụ trong mall Bishkek Park). Tầm 80-150 SOM/người
Ăn đồ ăn dạng ăn gì chọn nấy (Buffet cafe là 1 chuỗi phổ biến, hoặc có những quán nhỏ không tên, cứ giờ ăn bạn sẽ thấy mọi người đi vào thì mình cứ chui theo).Tầm 80 – 150 SOM/người.
Các cửa hàng fastfood nhỏ: Burger hoặc Kebab (wrap) – tầm 100-150/phần.
Một số món đặc trưng nên thử:
Plov (Pilaf): cơm rang với gia vị và thịt
Kimus: sữa ngựa lên men
Kebab: thịt nướng que
Lagman: mì thịt bò/cừu với súp đặc trưng
Dưa lưới: Dưa lưới bên này siêuuuuuu ngọt!!!!
Các hoạt động thú vị ở KyrgyzstanLịch trình của tour (ko có Issyk Kul – bọn mình yêu cầu thêm vào sau)
Day 1:
Buổi sáng đi mua sim, đổi thêm tiền, dạo quanh Bishkek. Ăn trưa tại Bishkek
Buổi chiều trekking ở Ala Archa National park (tầm 1 tiếng từ Bishkek). Công viên nay cảnh siêu đẹp – nhất là khi bạn đã trek lên được 1 tí và nhìn xuống mấy rừng thông – cứ làm mình liên tưởng đến Canada ). Đích đến là 1 thác nước giữa lòng núi – nhưng hôm ấy đoàn mình ko đủ sức đến đích
Tối về ngủ lại Bishkek
Ala-Archa national parkAla-Archa national park
Day 2:
Khởi hành đi lên homestay trên Kuiruchuk.
Buổi sáng trên đường đi ghé tham quan Burana Tower (1 pháo đài nhỏ cũ với những di tích khảo cổ và vài lăng mộ thời xưa).
Burana towerBên trong Burana tower
Chiều trên đường đi bọn mình trek ở hẻm núi Konorcheck. Phong cảnh khu này rất khô và các vách núi đỏ xếp tầng tạo cảnh quang rất đặc trưng.
Konorchek Canyon
Tối đến Kuiruchuk và ăn tối homestay với 1 gia đình người địa phương. Toàn bộ thức ăn là từ farm của họ. Còn có cả bonus Vodka .
Day 3:
Sáng dậy dạo chơi ở farm, ăn sáng và chơi với lũ nhỏ, thăm quan thêm 1 gia đình trong thôn.
Trưa di chuyển lên hồ Son-Kul. Trekking 1 đoạn trên đường đi và ăn trưa picnic. Khúc này đường đồi núi rất khó chạy – nhưng phong cảnh lại biến hoá khôn lường, bạn sẽ thấy vô số đồi núi thung lũng thảo nguyên trùng điệp, và muôn vàn cừu/bò/ngựa trên đường đi.
trên đường đến hồ Son Kul – các thể loại thú vật dần hiện ra giành đường với xe
Đến xế chiều sẽ đến bờ hồ Son-Kul. Đây là hồ cao nhất ở Kyrgyzstan với thảo nguyên trập trùng xung quanh, thêm bốn bề là núi. Khu này chỉ toàn dân du mục đến sống vào mùa hè trong các túp lều. Lúc đến đây bọn mình cứ cảm như lạc vào 1 thế giới khác mà trước giờ chỉ thấy trên ti vi . Cả đám được xem các hoạt động sinh hoạt của họ như vắt sữa ngựa, gom cừu về chuồng, uống sữa ngựa lên men (Kumis – đặc sản), chiều ngắm hoàng hôn.
Hồ Son Kul
Chiều tối ăn ở trong lều, ban đêm ngắm sao và ngủ lại ở lều.
Khu lều bọn mình ở
Lên đến khu Son-Kul này là hoàn toàn điện thoại không có tí sóng nào luôn.
Bên trong lều du mục
Day 4:
Sáng dậy dạo chơi ở khu hồ (nói thế thôi chứ sau mấy ngày lăn lộn thì dậy đã 10-11 giờ ).
Bên bờ hồ SOn Kul
Trưa đi cỡi ngựa. Mình đã từng cỡi ngựa ở Nội Mông và lạc đà ở vài nơi – nhưng lần cỡi ngựa này ở Kyryzstan vẫn là tuyệt vời nhất. Cảm giác bạn được toàn quyền điều khiển con ngựa (chứ ko phải có người dắt đi) trên 1 thảo nguyên mênh mông bạt ngàn là 1 trải nghiệm khó quên. Trong tour chỉ bao gồm 1 tiếng cưỡi ngựa nhưng cả đám bọn mình trả thêm để cưỡi thêm 1 tiếng nữa (giá là 250 – 300 SOM/ tiếng chưa tính horseman. Đoàn nào chưa quen muốn có horseman đi chung cho chắc thì phải trả thêm 500 SOM/horseman. Bọn mình chỉ thuê 1 horseman cho nhóm 5 người)
Đội hình cưỡi ngựa hôm ấy 😃Anh nài ngựa trổ tài
Chiều tối sinh hoạt tự do như hôm trước.
Cậu bé du mục lần đầu thấy drone 🙂
Day 5:
Sáng dậy ăn sáng và chia tay với gia đình chủ lều.
Chia tay với nhà host ở hồ Son Kul
Lên đường đi qua Issyk Kul (hồ nước ngọt lớn nhất Kyrgyzstan). Trên đường đi bọn mình có trek 1 số đoạn tầm 2-3 tiếng ở giữa những rặng núi (tiếp tục dành thời gian selfie và thưởng ngoạn cảnh núi non).
Một đoạn trekking trên đường từ hồ Son Kul qua Issyk Kul
Chiều đến bờ Tây hồ Issyk Kul, tắm ở trong hồ. dân ở đây họ coi cái hồ này thay cho biển – nên ra bờ hồ chẳng khác gì cảnh biển Vũng Tàu ngày xưa .
Tối ăn và ở lại nhà nghỉ bên bờ hồ.
Day 6:
Sáng ngủ bù
Trưa lên đường về lại Bishkek
Tối qua đêm ở Bishekek
Day 7:
City tour Bishkek: Ala-Too Square, State History museum, Oak Park, Osh Bazaar (thực tế ngày cuối cả đám bọn mình quyết định cắt luôn city tour để ở nhà….chơi board game )
Ăn tối chia tay, kết thúc tour trekking ở Kyrgyzstan.
Chú tài xế kiêm guide phụ
Vé máy bay: vc mình bay từ
Tour bọn mình đi chỉ được 1 phần, còn chưa cover hết được nhiều nơi/hoạt động khác của Kyrgyzstan như eagle hunting/tắm Nga/Oosh v.v. Nhưng đi về ai cũng cảm thấy rất thoả mãn rồi . Bạn nào đi được dài hơn có thể thêm thắt các hoạt động/địa điểm khác.
Chi phí du lịch tự túc KyrgyzstanVé máy bay: vc mình bay từ Uzbekistan nên vé chỉ
Visa: 50$ nếu on-arrival – free nếu bạn có tour và “lì”
Ăn: 1 ngày budget tầm 8-10$ là dư dả (tính luôn 1-2 bữa ăn sang)
Đi lại: Chỉ dùng Yandex, 1 ngày tầm 2$/người (bạn nào đi public transport chắc rẻ hơn nữa – nhưng mình đi nhóm thì thấy Yandex tiện + rẻ lắm rồi).
Taxi to-from airport (nếu bạn đi tour thì coi nó đã bao gồm trong tour luôn chưa): 15$ 2 chiều
Chi phí linh tinh khác: 20-50$/người.
Tổng cộng (chưa tính vé máy bay): 400-500$/người cho 8-9 ngày – theo dạng tiết kiệm nhưng không quá chắt chiu.
Các lưu ý khi đi du lịch tự túc ở KyrgyzstanKhi đi du lịch tự túc Kyrgyzstancác bạn cần lưu ý các điểm sau
Khi đi lên núi thì nhiệt độ xuống thấp – ban đêm xuống tận 5-10 độ nên các bạn nhớ đem theo đồ ấm đầy đủ
Bên này uống vodka là truyền thống, đi đâu bạn cũng có thể được mời vodka.
Đổi tiền 1 ít ở sân bay, sau đó có thể vào trung tâm đổi thêm (gần Bishkek park mall hoặc bên trong Asia mall).
Toilet bên này (trừ lúc ở Bishkek) chỉ là những hố lộ thiên có 1 cái lỗ và vài tấm vách che – nên các bạn chuẩn bị tinh thần và lỗ mũi trước khi đi ).
Đường xá xe chạy không tốt lắm nên khá dằn – đặc biệt những lúc lên đồi núi. Bạn nào dễ say xe nhớ đem thuốc.
Nhớ uống Kimus 1 lần cho biết . Mùi khá mạnh và vị hơi như sữa chua có tí men – nhưng uống vào 1 lúc thì thấy khoái khoái.
Bạn nào muốn đi thì tranh thủ – trước khi bước vào mùa đông
Nội dung và hình ảnh của bài viết từ tác giá: Anh Nguyễn Duy
Đăng bởi: Hưng Nguyễn
Từ khoá: Kinh Nghiệm Du Lịch Kyrgyzstan Tự Túc
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Tĩnh Tự Túc Chi Tiết trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!