Bạn đang xem bài viết Ngành Kỹ Thuật Phần Mềm Nên Học Trường Nào? Danh Sách Các Trường Đào Tạo Ngành Kỹ Thuật Phần Mềm Tốt Nhất được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khái quát về ngành kỹ thuật phần mềm
Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm (KTPM) này phù hợp cho những bạn nào thích lập trình thuần túy. Khi lập trình xong, thường ta sẽ tạo ra một sản phẩm gọi là “phần mềm”, “chương trình” hoặc “ứng dụng”. Bạn có biết rằng bạn đang sử dụng phần mềm khắp mọi nơi như: Microsoft Word, Excel, Powerpoint, trình duyệt web Chrome,… chương trình chỉnh sửa thiết kế như After Effect, Lightroom,… thậm chí cả Google Search, Zing MP3,… cũng là một dạng ứng dụng. Thậm chí cả hệ điều hành Microsoft Windows hay Linux cũng là phần mềm.
Kỹ sư phần mềm lập trình để máy tính có thể từng bước thay thế con người điều khiển các thiết bị phần cứng, tự động hóa các quy trình, thao tác của con người trong công việc, hoạt động, giải trí. Với sự hỗ trợ của phần mềm, nhàm chán, giảm thiểu các sai sót.
Ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào miền Bắc?
Học ngành kỹ thuật phần mềm tại Đại học FPT (FPTU)
Ngành Kỹ thuật phần mềm tại Đại học FPT được giảng dạy tích hợp giữa kiến thức nền tảng và công nghệ, kỹ thuật bao gồm: Kiến thức cơ bản về khoa học trong ngành Công nghệ thông tin; phương pháp, kỹ thuật, phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử; quản lý phần mềm…
Học ngành kỹ thuật phần mềm tại Đại học Văn Lang (VLU)
Khoa CNTT Trường ĐH Văn Lang đào tạo theo chương trình của CMU. Các môn học trong chương trình do giảng viên được tu nghiệp từ CMU trực tiếp giảng dạy. Chứng chỉ các môn học này do CMU cấp.
Với mục tiêu đào tạo gắn liền với thực tế, Khoa Công nghệ Thông tin & Khoa Đào tạo quốc tế thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo. Tọa đàm nhằm tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp.Tìm hiểu kĩ hơn những yêu cầu về nhân sự của doanh nghiệp ngay tại địa bàn Tp. Đà Nẵng cũng như tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Công nghệ đào tạo của CMU là cơ sở đảm bảo chất lượng của chương trình: practical series, video clip, Web và các seminar thường xuyên của giáo sư CMU…
Ngoài ra còn các trường sau có đào tạo kỹ thuật phần mềm:
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Công nghệ Thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên
Ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào miền Trung?
Ngành kỹ thuật phần mềm tại Đại học Duy Tân
Học Kỹ thuật Phần mềm ở Đại học Duy Tân là một lựa chọn sáng suốt đối với các bạn trẻ. Bởi, đây là ngành học có tiếng và lâu đời nhất của ĐH Duy Tân, được đào tạo theo chuẩn quốc tế, tích hợp đầy đủ kiến thức cơ bản của nhóm ngành Công nghệ Thông tin và các quy trình phát triển phần mềm.
Sinh viên Duy Tân sẽ có điều kiện triển khai các nghiên cứu khoa học tại trường dưới sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên là những tiến sĩ, thạc sĩ tốt nghiệp từ các trường đại học tiên tiến trên thế giới.
Sinh viên ngay khi chưa tốt nghiệp đều được tham gia kỳ thực tập tại các tập đoàn lớn như: LogiGear Việt Nam, Công ty TNHH Gameloft Việt Nam, FPT Software thuộc Tập đoàn FPT, Global Cybersoft (Việt Nam).
Ngành kỹ thuật phần mềm tại Trường Đại học Sư phạm Huế (HUCE)
Ngành Kỹ thuật phần mềm là một trong năm ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Chương trình đào tạo kỹ sư chính quy tại ĐH Sư phạm Huế được xây dựng nhằm mục tiêu cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý công nghệ phần mềm để sinh viên có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế, đáp ứng được các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội.
Đào tạo ra những con người có đủ kiến thức, kỹ năng để có thể tham gia phát triển phần mềm ở các công ty phát triển phần mềm, lập trình phần mềm ứng dụng cho các công ty, cơ quan, tổ chức hoặc lập trình phần mềm theo nhu cầu cá nhân.
– Kiến thức giáo dục đại cương: toán logic, toán rời rạc, giải tích, đại số tuyến tính và hình học,…
– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
+ Các môn cơ sở: lập trình hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu, thuật toán, hệ quản trị cơ sở dữ liệu,…
+ Các môn chuyên ngành: Phát triển phần mềm hướng đối tượng, Lập trình thiết bị di động, Điện toán đám mây: Google Apps Engine, Azure, AWS, Trí tuệ nhân tạo…
Ngoài ra còn các trường sau có đào tạo kỹ thuật phần mềm:
Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế
Đại Học Vinh
Đại học Quảng Bình
Ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào miền Nam?
Ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào tại TP. Hồ Chí Minh? Đoạn văn sau sẽ cho các bạn thêm thông tin về các ngôi trường thuộc top tại Miền Nam.
Ngành kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học Công nghệ thông tin (UIT)
Yêu cầu đầu ra là phải nắm rõ quy trình xây dựng, phát triển và duy trì phần mềm. Có thể phân tích và triển khai các sản phẩm có tính thực tiễn cao trong đời sống.
Ngành kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH)
Ngành kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Tôn Đức Thắng áp dụng các phương pháp đào tạo nhằm nâng cao ý thức tự học hỏi của sinh viên. Qua đó, sinh viên có thể tự trau dồi và hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng được học tại trường, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước.
Ngoài ra còn các trường sau có đào tạo kỹ thuật phần mềm:
Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
Đại học Sài Gòn
Đại học Thủ Dầu Một
Đại học Quốc tế Miền Đông
Đại học An Giang
Đại Học Gia Định
Đại học Hoa Sen
Vị trí việc làm và mức lương dành cho ngành kỹ thuật phần mềm
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc sau:
Công ty phát triển, gia công phần mềm; bộ phận vận hành và phát triển CNTT tại các nhà máy, trường học…
Chuyên viên phân tích, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính trong các cơ quan, công ty, trường học…
Advertisement
Làm việc ở bộ phận CNTT, các đơn vị có nhu cầu (hành chính, ngân hàng, viễn thông, hàng không,…).
Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm ở nhiều mảng. Làm việc tại công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin
Có thể tự phát hành các sản phẩm games, ứng dụng trên thiết bị di động.
Đảm nhận một số vị trí như: kỹ sư phát triển phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ CNTT-TT…
Mức lương dành cho ngành kỹ thuật phần mềm như sau:
Tại Việt Nam, trung bình một kỹ sư mới ra trường làm tại một công ty thường có xuất phát điểm ở 300 USD một tháng, nhưng có thể đạt đến 1.000 USD tùy vào các lợi thế vốn có khác như ngoại ngữ, ngôn ngữ lập trình, kinh nghiệm khi còn học đại học, hiệu quả công việc, có kiến thức lập trình,… có thể sở hữu mức lương lên đến 2000 USD.
Kết luận
Qua bài viết trên, có thể thấy việc lựa chọn một ngôi trường phù hợp với bản thân không hề dễ. Mong rằng bài viết trên các bậc phụ huynh và các bạn học sinh có thể quyết định sáng suốt và phù hợp hơn cho con em mình nơi để gửi gắm tài năng trẻ cho đất nước sau này.
Ngành Kỹ Thuật Sinh Học Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Kỹ thuật sinh học là một ngành học áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật của thiết kế và phân tích cho các hệ thống sinh học và công nghệ y sinh. Nó được sử dụng trong thiết kế các thiết bị y tế, thiết bị chẩn đoán, vật liệu tương thích, năng lượng tái tạo, kỹ thuật sinh thái, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật quy trình và xúc tác, và các lĩnh vực khác nhằm cải thiện mức sống của xã hội.
Sinh viên chuyên ngành này sẽ được đào tạo về các nguyên tắc cơ bản của cả sinh học và kỹ thuật, có thể bao gồm các yếu tố của kỹ thuật điện và cơ khí, khoa học máy tính, khoa học vật liệu…
Khối A00: Toán học, Hóa học, Vật Lý
Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học
Khối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh
Ngoài ra, trường Đại học Bách khoa Hà Nội còn xét tuyển tổ hợp môn:
Khối A20: Toán học, Hóa học, Bài Kiểm tra tư duy
Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế còn tuyển sinh khối thi sau:
Khối D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh
Hiện nay trên cả nước chỉ có 02 trường Đại học đào tạo lĩnh vực này đó là:
Khu vực miền Bắc:
Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Khu vực miền Trung:
Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế
Tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội trong những năm gần đây, điểm chuẩn dao động từ 21 đến 25 điểm và tại trường Đại học Khoa học – Đại học Huế là từ 14 – 15 điểm.
Ngoài ra, Đối với một số sinh viên có thành tích ưu tú, những trường hợp được xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển như sau:
Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi quốc tế; thí sinh đạt giải quốc gia (nhất, nhì, ba) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ, khoa học kỹ thuật.
Thí sinh có kết quả thi chứng chỉ khảo thí ACT, SAT, A-Level và IELTS đối với thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên.
Niềm đam mê với khoa học công nghệ.
Trí thông minh, sáng tạo và tư duy logic.
Tỉ mỉ và thận trọng, kiên trì vì ngành yêu cầu tính chính xác cao.
Tinh thần học hỏi và trau dồi kiến thức mới.
Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao.
Trình độ ngoại ngữ và tin học tốt.
Khả năng giao tiếp và quản lý thời gian hiệu quả.
Các môn thi để xét tuyển vào ngành này khá hạn chế, chủ yếu tập trung vào những môn tự nhiên và mức độ quan trọng như nhau. Vì vậy bạn cần tập trung rèn luyện và ôn tập các môn nằm trong tổ hợp mình muốn xét tuyển. Tuy nhiên, đối với các tổ hợp xét tuyển, tiêu chí phụ sẽ ưu tiên môn Toán học. Bên cạnh đó, bạn cần rèn luyện cho mình tư duy logic và sáng tạo, nhạy bén để có được một hành trang tốt nhất trước khi theo học.
Giảng viên, cán bộ nghiên cứu.
Kỹ sư thiết kế tại các doanh nghiệp sản xuất về lĩnh vực: axit amin, vacxin, dược phẩm, thực phẩm chức năng…
Cán bộ kỹ thuật, quản lý chất lượng, điều hành sản xuất tại các đơn vị tư vấn, thiết kế, lắp đặt về thiết bị.
Cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị xử lý môi trường nước thải, chất thải hữu cơ và sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh.
Kinh doanh các sản phẩm công nghệ môi trường, nông nghiệp, y tế.
Mức thu nhập của các kỹ sư ngành này là một điều rất đáng quan tâm. Giống với các ngành nghề khác, mức thu nhập của họ cũng phụ thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc, năng lực và thâm niên.
Thông thường, khởi điểm của các kỹ sư chuyên ngành này trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Đối với những người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm thì mức lương nhận được tăng lên khoảng 15 triệu đồng/tháng.
Advertisement
Khi làm việc tại các doanh nghiệp có vốn nước ngoài cộng với năng lực và ngoại ngữ tốt thì bạn có thể nhận được mức lương hấp dẫn là từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Ngành Kỹ Thuật In Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Ngành Kỹ thuật in là ngành chuyên đào tạo kỹ sư sản xuất, thiết kế và quản lý sản phẩm thông qua các phương tiện in ấn, web và thông tin di động. Sinh viên theo học ngành này sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng về sự cân bằng giữa sáng tạo, kỹ thuật và thương mại của lĩnh vực in với nội dung tập trung về thiết kế đồ họa, in ấn và quản lý.
Ngành kỹ thuật in hiện tại có xét tuyển tất cả 04 tổ hợp. Các tổ hợp đó là:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
A19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (thuộc bài kiểm tra tư duy Đại học Bách khoa)
A20: Toán – Hóa học – Bài kiểm tra tư duy (thuộc bài kiểm tra tư duy Đại học Bách khoa)
B00: Toán – Hóa học – Sinh học
D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
Năm 2023, điểm chuẩn ngành kỹ thuật in nằm trong khoảng từ 19 – 24.51 điểm. Điểm này tùy thuộc theo phương thức tuyển sinh của từng trường.
Hiện tại trên cả nước ta chưa có nhiều cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giảng dạy chuyên ngành này. Cụ thể chỉ có 02 trường, các trường đó là:
Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Như vậy, ở 2 đầu Bắc – Nam đều có ít nhất 1 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Căn cứ vào nguyện vọng và sự tìm hiểu về trường, thí sinh có thể lựa chọn cho mình địa điểm học phù hợp với nơi mình đang sinh sống.
Để biết được liệu mình có phải là một nhân tố trong lĩnh vực này hay không, các bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:
Kiến thức về chuyên ngành Kỹ thuật in
Luôn tìm tòi, khám phá
Sáng tạo, tư duy linh hoạt
Kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ
Khả năng khai thác, nghiên cứu tốt
Khả năng phân tích tổng hợp, soạn thảo thông tin
Khả năng quản lý, quản trị hệ thống
Đam mê với nghề in ấn
Kỹ năng làm việc nhóm tốt
Kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình
Nhanh nhạy trong tiếp cận thông tin thị trường
Thận trọng trong công việc
Thái độ học tập nghiêm túc
Nếu bạn muốn có cơ hội học tập trong ngành, bạn cần học tốt ít nhất 03 môn. Đó là:
Tiếng Anh: Là môn học xuất hiện ở tất cả các ngành học. Nó hỗ trợ sinh viên trong việc nghiên cứu, trao đổi hay thậm chí là viết luận văn tốt nghiệp.
Toán học: Tuyệt nhiên không thể không nhắc tới Toán – môn học nền tảng của sự tư duy logic, sáng tạo và hình thành khả năng giải quyết vấn đề với các con số.
Cán bộ quản lý các cấp, Cán bộ tổ chức và điều hành sản xuất tại các công ty xuất bản, phát hành sách, truyện, tạp chí, bao bì…
Chuyên viên kỹ thuật tại tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của Việt Nam và nước ngoài thuộc lĩnh vực in ấn.
Cán bộ nghiên cứu, giảng viên tại viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…
Chuyên gia tư vấn thiết kế tại cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành tại trung ương và địa phương.
Với nhu cầu về nguồn nhân công ngày càng cao của nhiều doanh nghiệp, công ty, tổ chức, nhà xuất bản… nên hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật in có việc làm ngay sau khi ra trường. Cụ thể:
Advertisement
Sinh viên mới ra trường: ít kinh nghiệm, cần đào tạo thêm, mức lương trung bình từ 7 – 9 triệu VNĐ/tháng.
Cá nhân có kinh nghiệm lâu năm: Thu nhập trung bình khoảng 10 – 15 triệu VNĐ/tháng.
Bên cạnh mức lương chính thức, những người làm trong ngành này cũng nhận được rất nhiều phúc lợi đến từ công ty, doanh nghiệp họ làm việc như thưởng lễ tết, thưởng doanh thu, thưởng hiệu suất công việc hay thậm chí là quà vào ngày sinh nhật…
Ngành kỹ thuật in được đánh giá là một trong những ngành học có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai, nó hỗ trợ con người trong nhiều khâu, nhiều lĩnh vực mà không đòi hỏi quá nhiều về nguồn vốn, nguồn đầu tư. Như vậy, đây là một ngành không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia, châu lục nào do tính ứng dụng cao của nó cùng với khả năng đáp ứng trong mọi công việc.
Ngành Vật Lý Kỹ Thuật Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Ngành vật lý kỹ thuật (tiếng Anh: Engineering Physics) là ngành đào tạo ứng dụng các nguyên lý về vật lý, toán học để phân tích, giải quyết vấn đề kỹ thuật và ứng dụng liên ngành. Ngành học này đào tạo kỹ sư VLKT có năng lực chuyên môn, kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng lãnh đạo, quản lý, sáng tạo cùng khả năng tự học suốt đời trong lĩnh vực VLKT, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.
Chương trình học chuyên ngành này sẽ cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về vật lý, khoa học kỹ thuật cùng các kiến thức chuyên ngành như: Vật liệu điện tử, vật lý và công nghệ nano, vật lý tin học, vật lý và kỹ thuật ánh sáng, năng lượng tái tạo, phân tích và đo lường vật lý… để đáp ứng với môi trường công việc sau khi tốt nghiệp.
Hiện tại, ngành VLKT xét tuyển 04 tổ hợp cho các thí sinh lựa chọn. Đó là:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
A02: Toán – Vật lý – Sinh học
A19: Toán –
Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)
Vào năm 2023, có 5 trường đại học xét tuyển ngành này. Tùy vào từng trường sẽ có những phương thức xét tuyển và tiêu chí riêng. Nếu tính theo điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPTQG thì mức điểm khoảng từ 15,8 điểm tới 23,5 điểm.
Thí sinh có thể đăng ký học ngành này tại một trong những cơ sở đào tạo sau:
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
Đại học Cần Thơ
Để có thể học tập và làm việc trong ngành VLKT, bạn cần đáp ứng được một số yếu tố sau:
Tư duy nhạy bén, thông minh
Khả năng làm việc tập thể theo đội, nhóm
Khả năng về toán học
Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác
Sức khỏe đảm bảo
Kỹ năng phân tích số liệu và giải quyết vấn đề
Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin nhanh
Kỹ năng về thiết kế
Khả năng hình thành ý tưởng
Khả năng nghiên cứu, chế tạo
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
Kỹ năng làm việc độc lập
Tự lập kế hoạch công việc và phương pháp hoàn thành mục tiêu
Như có thể thấy ở phần định nghĩa chuyên ngành, rất rõ ràng rằng người học cần phải trau dồi ít nhất 03 môn cốt lõi là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Cụ thể:
Toán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các sự cố…
Vật lý: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Ví dụ: Trường điện từ, cơ học điện tử, vật lý thống kê…
Tiếng Anh: Đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa sinh viên cùng các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi tri thức. Sinh viên sẽ không phải lo ngại về rào cản ngôn ngữ khi học tốt môn này.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Vật lý kỹ thuật có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Cụ thể:
Kỹ sư nghiên cứu phát triển sản phẩm: tại công ty trong nước, liên doanh và nước ngoài, kỹ sư vận hành các thiết bị tại bệnh viện trực thuộc tỉnh, thành phố.
Kỹ sư phân tích, chuyên gia viết dự án, quản lý dự án: làm việc tại các cơ quan nhà nước, sở KH – CN tại các địa phương trong cả nước.
Thành lập doanh nghiệp, công ty: thiết kế máy trong nông nghiệp, thiết bị khoa học kỹ thuật, sản phẩm phục vụ cuộc sống xã hội…
Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy: Tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trường cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp…
Chuyên viên phân tích: Mô phỏng, tính toán và phân tích số liệu, tư vấn của công ty luật về sở hữu trí tuệ.
Chuyên viên quản lý : Phân tích và quản lý chất lượng sản phẩm ở các công ty như Samsung, Haesung, Hanel, Rạng Đông, Điện Quang…
Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: ở phòng R&D của công ty như Viettel, Samsung, BoViet, Seoul Semiconductor và các trung tâm nghiên cứu lớn tại Việt Nam.
Mức lương dành cho kỹ sư VLKT được chia thành:
Đối với các sinh viên mới ra trường: chưa có nhiều kinh nghiệm, cần được đào tạo thêm, mức lương từ 8,5 – 11 triệu VNĐ/tháng.
Đối với những người đã có kinh nghiệm trên 2 năm: trong tầm 13 – 16 triệu VNĐ/tháng.
Advertisement
Đối với cấp quản lý cấp cao: Kinh nghiệm 3-5 năm hoặc hơn, từ 20 – 30 triệu VNĐ/tháng.
Nhìn chung, mức lương của ngành này khá ổn định và cao hơn so với mặt bằng chung. Bên cạnh đó, các kỹ sư VLKT cũng sẽ được hưởng nhiều phúc lợi, đãi ngộ khác như: Lương tháng thứ 13, chi phí đi công tác ngắn hạn, dài hạn, tham gia các khóa học bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ… Đây cũng có lẽ là một điểm cộng đáng chú ý của ngành này.
Ngành Kỹ Thuật Điện Tử – Viễn Thông Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì?
Kỹ thuật điện tử – viễn thông (hay Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông hoặc Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Truyền thông) là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo ra thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp việc trao đổi thông tin giữa diễn ra thuận lợi trong những điều kiện thời gian, địa điểm khác nhau.
Theo học ngành này, người học được tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến cùng những hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại, Đồng thời, sinh viên còn được học tập các kỹ năng thiết kế, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông… Qua đó, người học có thể vận hành được các trang thiết bị điện tử, thiết bị truyền dẫn được ứng dụng rộng rãi trong mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành
kỹ thuật điện tử – viễn thông l
à gì?
Theo thông tin tìm hiểu, ngành KTĐT – VT có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
A09: Toán – Địa lý – GDCD
A12: Toán – KHTN – KHXH
A16: Toán – KHTN – Ngữ văn
B00: Toán – Hóa học – Sinh học
C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
Advertisement
C02: Ngữ văn – Sinh học – Hóa học
C04: Ngữ văn – Toán – Địa lý
D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành
kỹ thuật điện tử – viễn thông
và các trường đào tạo
Năm 2023, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 14 – 26 điểm. Điểm này phụ thuộc theo phương thức tuyển sinh của từng trường.
Hiện nay trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể các trường đó là:
Khu vực miền Bắc
Đại học Bách khoa Hà Nội
Học viện Kỹ thuật mật mã
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở phía Bắc)
Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)
Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Đại học Mở Hà Nội
Đại học Điện lực
Đại học Hàng Hải
Đại học Sao Đỏ
Đại học Dân lập Phương Đông
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Đại học Kinh Bắc
Khu vực miền Trung
Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
Đại học Quy Nhơn
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Đại học Vinh
Đại học Khoa học – Đại học Huế
Khu vực miền Nam
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Cần Thơ
Đại học Lạc Hồng
Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
Đại học Công nghệ chúng tôi – HUTECH
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở phía Nam)
Đại học Sài Gòn
Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở Phía Nam)
Đại học Văn Hiến
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Công nghệ Sài Gòn
Học viện Hàng không Việt Nam
Liệu bạn có phù hợp với ngành
kỹ thuật điện tử – viễn thông
?
Để trả lời câu hỏi trên, các sĩ tử hãy tự trả lời các câu hỏi sau để biết bản thân
Đam mê với ngành học
Thận trọng trong công việc
Kiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Khả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp
Khả năng phân tích, xử lý bài toán kỹ thuật
Khả năng thuyết trình
Khả năng lắp đặt, thiết kế, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử – viễn thông
Thái độ học tập nghiêm túc
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng hoạt động nhóm
Sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ
Thông minh, nhạy bén
Học ngành
kỹ thuật điện tử – viễn thông
cần học giỏi môn gì?
Để có thể theo đuổi chuyên ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông này, sinh viên cần trau dồi, học tập ít nhất 03 môn. Đó là:
Toán học: Môn học hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích, nâng cao khả năng tư duy và làm việc độc lập…
Tiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu, học tập và trao đổi thông tin.
Cơ hội việc làm dành cho ngành
kỹ thuật điện tử – viễn thông
như thế nào?
Sinh viên chuyên ngành KTĐT – VT có thể lựa chọn một trong các vị trí sau để làm việc. Cụ thể là:
Kỹ sư thiết kế: tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp
Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính, thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô
Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật: tại đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, kế sản xuất vi mạch
Chuyên viên quy hoạch, tối ưu mạng tại các công ty viễn thông, doanh nghiệp tư nhân về điện tử – viễn thông
Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động
Kỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác
Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ, hệ thống đa phương tiện
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ
thuật điện tử – viễn thông
là bao nhiêu?
Mức lương hiện nay ở Việt Nam của các Kỹ sư chuyên ngành này khá hấp dẫn, dao động trong khoảng từ 7 – 15 triệu VNĐ/tháng.
Ở Mỹ, một kỹ sư chuyên ngành này có thể kiếm được trung bình 71.000 USD/năm. Đây là con số đã bao gồm các khoản phúc lợi khác như thưởng, phụ cấp, kinh nghiệm làm việc…
Kết luận
Hiện nay, sự đổi mới phát triển của ngành kỹ thuật số nói chung và ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông nói riêng đang dần được ứng dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực, phục vụ cho đời sống xã hội. Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông đang rất được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ đam mê kỹ thuật và yêu thích chuyên ngành này. Cùng mức lương phù hợp và chương trình học thực tế, các kỹ sư tương lai có thể trở thành một nhân tố cốt lõi trong các công ty, doanh nghiệp lớn, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của doanh nghiệp, công ty đó.
Ngành Tài Chính Ngân Hàng Nên Học Trường Nào? Danh Sách Các Trường Đào Tạo Ngành Tài Chính Ngân Hàng Tốt Nhất
Khái quát về ngành Tài chính ngân hàng
Ngành Tài chính ngân hàng nên học trường nào miền Bắc?
Nếu bạn đang phân vân tại khu vực miền Bắc có những cơ sở đào tạo ngành Tài chính ngân hàng chất lượng nào thì hãy tham khảo cùng chúng tôi một số ngôi trường sau:
Học ngành Tài chính ngân hàng tại Học viện Ngân Hàng
Theo học chuyên ngành Tài chính ngân hàng tại Học viện Ngân hàng không chỉ mang lại cho các em tấm bằng chất lượng. Bên cạnh đó còn được công nhận quốc tế là tấm giấy thông hành để có thể tiến xa hơn trên con đường lập nghiệp trong xu thế hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Học ngành Tài chính ngân hàng tại Học viện Tài Chính
Khi theo học tại Học viện Tài chính, các bạn sẽ được đào tạo cử nhân nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, có kiến thức chuyên sâu về tài chính – ngân hàng. Nắm vững kiến thức về cấu trúc, cơ chế vận hành và quản lý của hệ thống tài chính. Bên cạnh đó có khả năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá, đề xuất chính sách về hoạt động và sự phát triển của hệ thống tài chính.
Học ngành Tài chính ngân hàng tại Đại học Ngoại thương Hà Nội (FTU)
Với bề dày kinh nghiệm trong việc giảng dạy và đào tạo chuyên ngành Tài chính ngân hàng.
Trường Đại học Ngoại thương
sẽ là một sự lựa chọn tốt đối với những sinh viên yêu thích ngành học này.
Sinh viên sẽ được đào tạo có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, có tư duy tổng hợp về kinh tế, nắm vững kiến thức về tài chính – ngân hàng, các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, quản lý tài sản và quản trị kinh doanh, đồng thời có khả năng sử dụng thông thạo một trong các ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga.
Học ngành Tài chính ngân hàng tại Đại học Thương Mại (VUC)
Những sinh viên học Tài chính ngân hàng tại
Đại học Thương Mạ
i sẽ được học các môn chuyên ngành về Tài chính, tiền tệ, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, bảo hiểm, quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng…
Học ngành Tài chính ngân hàng tại Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân
sẽ đào tạo sinh viên vận dụng những kiến thức kinh tế nói chung và kiến thức về ngân hàng – tài chính nói riêng để lập và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Nắm được những nguyên tắc cơ bản về quản trị và kinh doanh trong các tổ chức tín dụng, nắm vững công nghệ ngân hàng hiện đại, quản lý tốt các tổ chức tín dụng trong mối quan hệ tổng thể của hệ thống ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.
Ngoài ra còn có những trường sau:
Đại học Kinh tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội
Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Đại học Thăng Long
Đại học Mở Hà Nội
Đại học Công Đoàn
Đại học Điện lực
Học viện Chính Sách và phát triển
Đại học Công nghệ giao thông vận tải (Cơ sở Hà Nội)
Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Ngành Tài chính ngân hàng nên học trường nào miền Trung?
Học ngành Tài chính ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng (DUE)
Ngành Tài chính ngân hàng của trường
Đại học Kinh tế Đà Nẵng
được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên gồm các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ hoặc Thạc sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm cùng với các giảng viên từ các Trường Đại học nước ngoài liên kết với trường tham gia giảng dạy.
Cơ hội trải nghiệm toàn cầu với nhiều học bổng trao đổi ngắn hạn hấp dẫn, các chương trình liên kết đào tạo với các Trường Đại học trên thế giới tạo thuận lợi cho việc theo đuổi các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ sau này tại nước ngoài.
Học ngành Tài chính ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế (HCE)
Trường
Đại học Kinh tế Huế
đào tạo sinh viên chuyên ngành Tài chính ngân hàng một cách chuyên nghiệp. Với những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để khi tốt nghiệp những sinh viên này có thể đảm nhận những vị trí quan trọng như: Kế toán, chuyên viên tín dụng, giao dịch viên… tại các ngân hàng. Bên cạnh còn có thể là Chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên đầu tư…
Ngành Tài chính ngân hàng nên học trường nào miền Nam?
Học ngành Tài chính ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế chúng tôi (UEH)
Đối với trường
Đại học Kinh tế chúng tôi Các khoa thuộc ngành Tài Chính – Ngân Hàng xây dựng chương trình đào tạo dựa theo chương trình của các trường thuộc Top 100 trên Thế giới.
Chất lượng đầu vào của sinh viên trong các mùa tuyển sinh luôn ở Top cao trong tất cả các trường. Sinh viên trong 5 – 10 năm trở lại đây, ngay khi đi thực tập thì 50% sinh viên được các ngân hàng, công ty chứng khoán và các quỹ nhận vào làm nhân viên tập sự. Chỉ sau 6 tháng ra trường thì 98 -100% sinh viên đã có việc làm tương ứng với nguyện vọng của các bạn.
Học ngành Tài chính ngân hàng tại trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM)
Sinh viên theo học chuyên ngành Tài chính ngân hàng tại trường
Đại học Tài chính – Marketing
sẽ được truyền đạt các kiến thức về kinh tế, tài chính, kinh doanh và xã hội. Ngoài các bộ môn giáo trình chuyên ngành, sinh viên còn được bồi dưỡng thêm về các kỹ năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp để có thể ứng phó, thích nghi trong môi trường làm việc đầy biến động.
Học ngành Tài chính ngân hàng tại trường Đại học Ngân hàng chúng tôi (BUH)
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là một trong nhóm 4 trường đào tạo về kinh tế tốt nhất tại miền Nam Việt Nam. Trường đứng đầu về đào tạo và nghiên cứu nhóm ngành quản lý, kinh tế, tài chính tín dụng và tiền tệ ngân hàng tại Việt Nam. Là trọng điểm đào tạo nhân lực cho ngành Tài chính – Ngân hàng tại miền Nam Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có:
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Sài Gòn
Đại học Mở TP.HCM
Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
Đại học Hoa Sen
Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học Công nghệ TP.HCM
Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Đại học Cần Thơ
Triển vọng ngành nghề của ngành Tài chính ngân hàng
Là một trong những ngành học khá đặc thù, những sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng đều có những ưu thế đáng kể trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
Chuyên gia phân tích tài chính: Với kiến thức được đào tạo, những ai theo học ngành học này đều có thể trở thành một chuyên gia phân tích tài chính nếu sở hữu những chứng chỉ uy tín như CPA, ACCA, hay AFA.
Advertisement
Môi giới chứng khoán: Là người hiểu rõ thị trường tài chính và dòng tiền, các bạn có thể tận dụng thế mạnh của mình nhằm hỗ trợ những khách hàng có mong muốn tham gia vào thị trường chứng khoán.
Đây chỉ là một số ngành nghề mà bài viết đề cập. Còn rất nhiều ngành nghề phù hợp khác với năng lực và kiến thức của các bạn theo học tài chính ngân hàng.
Kết luận
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngành Kỹ Thuật Phần Mềm Nên Học Trường Nào? Danh Sách Các Trường Đào Tạo Ngành Kỹ Thuật Phần Mềm Tốt Nhất trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!