Xu Hướng 12/2023 # Nghi Thức Cầu Nguyện Ở Đền Và Chùa Tại Nhật Bản Có Gì Khác Nhau? # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nghi Thức Cầu Nguyện Ở Đền Và Chùa Tại Nhật Bản Có Gì Khác Nhau? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong danh sách những việc cần làm của hầu hết du khách ở Nhật Bản chắc chắn sẽ có việc viếng thăm một trong những ngôi chùa hay ngôi đền có lịch sử lâu đời và phong cảnh tuyệt đẹp ở xứ sở Phù Tang. Với hơn 155.000 sự lựa chọn trên khắp nước Nhật, việc lựa chọn điểm đến dường như dễ dàng hơn nhiều so với việc chỉ ra những điều cần làm khi bạn đến đó. Bài viết này sẽ giới thiệu những điểm khác biệt chính giữa đền và chùa ở Nhật Bản cũng như giải thích nghi thức cầu nguyện ở từng nơi.

Đền Jinja là gì?

Đền Jinja là nơi thờ phụng của đạo Shinto, tôn giáo nguyên thủy ở Nhật Bản. Có khoảng hơn 80.000 ngôi đền trên khắp cả nước, nhiều hơn so với con số khoảng 75.000 ngôi chùa.

Trong tín ngưỡng đạo Shinto, có rất nhiều vị thần, hầu hết là các vị thần tự nhiên. Do vậy không có gì lạ khi bạn bắt gặp rất nhiều nơi thờ các vị thần sông, thần núi, thần cây và nhiều vị thần khác nữa. Chính bởi vậy, những ngôi đền thường được đặt ở những vị trí giữa thiên nhiên, gần sông núi. Bạn có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện của những cánh cổng torii ở cửa đền thường được sơn màu cam hoặc đỏ tươi. Những cánh cổng này tượng trưng cho ranh giới giữa thế giới tâm linh và thế giới thực tại.

Chùa là gì?

Không giống như những ngôi đền jinja, những ngôi chùa bắt nguồn từ Trung Quốc và Ấn Độ trước khi du nhập vào Nhật Bản. Đây là nơi để thực hành tín ngưỡng Phật giáo và đôi khi cũng là nơi để chôn cất người đã mất.

Nếu các ngôi đền jinja được xác định bởi những chiếc cổng torii đơn giản thì cổng các ngôi chùa thường là những kiến trúc bằng gỗ đồ sộ với mái dốc và được chạm khắc công phu. Ở mặt khác của những cánh cổng này, du khách cũng có thể cảm thấy được các vị hộ pháp có tên thần Nio chào đón. Đây là những vị thần bảo vệ ngôi chùa khỏi những linh hồn quỷ dữ. Cuối cùng, vì các ngôi chùa là nơi để thực hành tín ngưỡng Phật giáo, để du khách cùng các Phật tử chiêm bái và lạy lễ Phật nên ở các ngôi chùa luôn có ít nhất một tượng Phật.

Vậy bạn nên đến thăm quan nơi nào?

Mặc dù đạo Shinto là tôn giáo nguyên thủy của Nhật Bản nhưng người Nhật Bản có xu hướng đến cả đền thần xã và chùa luân phiên nhau để cầu nguyện và lễ bái. Mặc dù cả hai nơi đều mang trong mình những giá trị và những vẻ đẹp kiến trúc độc đáo riêng nhưng nếu bạn dự định đi cầu nguyện, hãy lưu ý rằng mỗi nơi lại phục vụ cho những mục đích cầu nguyện hơi khác nhau một chút.

Nghi thức cầu nguyện ở đền Jinja như thế nào?

Trước khi cầu nguyện ở một ngôi đền thần xã, bạn nên ghi nhớ một vài quy tắc đơn giản sau:

Trước khi bạn đi qua cánh cổng torii ở lối vào, hãy dừng lại và cúi đầu trước biển chỉ dẫn của ngôi đền để thể hiện sự kính trọng.

Khi bạn đã bước vào và đang ở trên lối đi bộ vào đến, hãy lưu ý đi ở đường bên cạnh. Theo quan niệm của đạo Shinto, lối giữa con đừng chỉ dành cho những vị thần. Hầu như sẽ chẳng ai nói gì nếu bạn lỡ đi vào con giữa đâu nhưng hãy cố gắng đi vào đường bên để thể hiện sự lịch sự và thành kính.

Điểm dừng chân đầu tiên của bạn trên con đường là bể chứa nước có tên gọi là “choyuza”. Ở đây, du khách sẽ rửa tay sạch sẽ và súc miệng để làm sạch cơ thể và tâm hồn trước khi bước vào đền. Để thanh lọc đúng cách ở choyuza, bạn hãy lấy một gáo nước bằng tay phải, múc đầy nước và dùng một chút nước để rửa tay trái của bạn. Sau đó, lặp lại quá trình trên bằng cách cầm gáo bằng tay trái và rửa tay phải. Cuối cùng, dội một chút nước vào tay trái của bạn và dùng chỗ nước đó để rửa miệng bạn. Hãy đảm bảo nhổ nước đi vào rãnh nước phía dưới thấp hơn bể nước. Khi bạn hoàn thành công việc, hãy để thẳng chiếc gáo bằng tay phải làm sao cho phần nước còn lại trong gáo chảy qua tay cầm để làm sạch chiếc gáo trước khi đặt nó trở lại giá để.

Khi đến gần đền, hãy cúi đầu một lần nữa

Khi bạn đứng đối diện trước hòm quyên tiền, hãy thả một vài đồng xu vào những khe ở mặt trên, Đừng lo lắng, số tiền bạn đặt vào không ảnh hưởng đến mức độ linh ứng của lời cầu nguyện của bạn. Hầu hết mọi người thường ném vào từ 10 đến 50 yên.

Bạn cũng có thể tìm thấy một chiếc chuông thả một dây thừng lớn treo phía trên hòm quyên tiền. Nếu thấy, bạn hãy rung chuông một hoặc hai lần nhằm gây sự chú ý của những vị thần.

Trước khi cầu nguyện, hãy cúi đầu thành kính hai lần, sau đó vỗ tay hai lần.

Giữ nguyên đôi bàn tay chắp trước mặt và bạn hãy cầu nguyện các vị thần những mong muốn của mình.

Khi bạn kết thúc, hãy cúi đầu hành lễ một lần nữa.

Khi bạn rời đi, trước khi bước qua cánh cổng torri, hãy vòng lại và cúi đầu một lần nữa trước biển chỉ dẫn của ngôi đền.

Nghi thức cầu nguyện ở chùa như thế nào?

Nhìn bề ngoài, những nghi thức cầu nguyện ở chùa cũng tương tự như nghi lễ ở đền, tuy nhiên có một vài điểm khác biệt quan trọng cần lưu ý.

Rất giống như những hướng dẫn cầu dành cho đền thờ phía trên, bạn hãy dừng lại trước cổng chùa trước khi bước vào và cúi đầu hành lễ thể hiện lòng thành kính. Khi bạn đi qua cổng, hãy luôn đi ở đường bên cạnh lối đi.

Cũng giống như ở đền, điểm dừng chân đầu tiên của bạn sẽ là bể nước choyuza để làm sạch cơ thể và tâm hồn.

Không giống như đền Jinja, rất nhiều ngôi chùa đặt một lư hương to ở trước cổng vào chùa. Ở một số nơi, bạn có thể mua hương để tự đốt nhưng nếu không, đơn giản hãy để mùi hương khói bay đến gần bạn như một hành động để thanh lọc cơ thể và tâm hồn.

Khi bạn đứng trước hòm quyên tiền, hãy cúi đầu và thả bất kỳ một đồng xu nào vào.

Cúi đầu hành lễ một lần nữa, chắp tay trước ngực (Không vỗ tay!) và cầu nguyện tới Đức Phật.

Khi cầu nguyện xong, hãy cúi đầu hành lễ lần cuối cùng.

Khi bạn bước ra khỏi sân chính, hãy cúi đầu một lần nữa trước bảng chỉ dẫn của chùa.

Lời kết

Một chuyến viếng thăm một ngôi đền hay một ngôi chùa là một trải nghiệm tinh tế của Nhật Bản và là một việc bạn nhất định nên làm trong kỳ nghỉ của mình ở Nhật Bản. Những nghi lễ cầu nguyện chuẩn chỉnh được đề cập ở trên dường như có vẻ quá nhiều để ghi nhớ, nhưng nếu bạn gặp khó khăn, hãy chú ý quan sát những người xung quanh và bắt chước theo họ là được. Chỉ cần bạn thành kính viếng thăm sẽ không ai để ý đến việc nếu bạn quên một hay hai bước trong nghi thức đâu!

Đăng bởi: Dương Ngọc Linh

Từ khoá: Nghi thức cầu nguyện ở đền và chùa tại Nhật Bản có gì khác nhau?

Rủ Nhau ‘Thoát Ế’ Tại 5 Ngôi Chùa Cầu Duyên Việt Nam

1. Chùa Hà (Hà Nội)

Chùa Hà đặc biệt nổi tiếng với các bạn trẻ Hà Nội. Không chỉ vậy, chùa Hà ngày một lan truyền trong cộng đồng FA trên cả nước về độ linh thiêng của nó. Thông qua lời kể của nhiều người, câu chuyện “đi lẻ bóng, về có đôi” lại càng linh thiêng. Nhưng bạn có bao giờ biết rõ về nơi này chưa? Thực ra, Chùa Hà là một ngôi chùa cổ, được xây dựng bởi tiền công đức từ thời vua Lý Nhân Tông.

Ảnh: @_d.u.o.n.g

Chùa có tên tự là Thánh Đức Tự. Cũng chẳng biết từ khi nào, chùa Hà trở thành điểm hẹn của bao người lỡ duyên. Nhưng chắc chắn một điều khi đến đây, du khách sẽ không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp truyền thống, một vẻ đẹp cổ đậm chất Việt Nam mà còn biết thêm những giá trị lịch sử của dân tộc thông qua kiến trúc tồn tại qua hàng mấy trăm năm.

Ảnh: @ngoclinh_1804

Chùa Hà có khuôn viên rộng và có ghế đá cho du khách du lịch dừng chân. Ta có thể tìm ở nơi đây một cảm giác yên tĩnh, thanh tịnh giữa lòng Thủ đô với khoảng sân rộng rợp bóng cây vô cùng nên thơ, xen lẫn trong màu lá xanh thâm trầm là vài bông hoa rực sắc. Khung cảnh vô cùng thanh tịnh và an yên. Phải chăng chỉ cần thẩn thơ với nét đẹp tao nhã, mộng mơ nơi đây cũng đủ khiến những người lẻ loi xít lại gần nhau chứ chẳng cần điều gì xa vời.

Ảnh: mihag.20

Địa chỉ: 86 phố Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

2. Chùa Ngọc Hoàng (Sài Gòn)

Ngoài cầu an yên, từ lâu chùa Ngọc Hoàng đã được nhiều người nhắc đến là nơi cầu tình duyên nức tiếng. Thậm chí nhiều người còn ghé tai nhau nhiều câu chuyện linh thiêng. Sau khi thành tâm khấn vái, hãy sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu thì tình duyên thuận lợi, mau gặp được ý trung nhân hay sớm sinh được con.

Ảnh: @petesouza44

Chùa Ngọc Hoàng là một trong những chùa cầu duyên Việt Nam được xây dựng vào thế kỉ 20. Kiến trúc chùa được mô phỏng theo kiểu đền chùa Trung Hoa với màu sắc trang trí rực rỡ. Màu đỏ được lấy làm chủ đạo trên phông nền cổ kính. Chùa không rộng lớn như những nơi khác. Chùa được xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu.

Ảnh: @davidlebovitz

Bên trong thờ Ngọc Hoàng cùng nhiều vị tướng khác. Quanh năm nơi đây đều lãng bãng khói nhan lan tỏa khắp không gian. Khoảng sân phía trước chùa có hồ nuôi rùa, nuôi cá, những hàng cây cổ thụ xanh mát quanh năm và có rất nhiều chim bồ câu bay lượn trên mái nhà cũ kĩ. Khung cảnh này khiến người ta có cảm giác vô cùng bình an và thư thái.

Ảnh: @climbing_rose91

Ảnh: @wugrayn

Địa chỉ: số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

8 ngôi chùa “cầu được ước thấy” linh thiêng ở Đà Nẵng

3. Chùa Bà Ấn Độ (Sài Gòn)

Chùa Ấn Độ hay chùa Bà Ấn là tên mà người dân thường dùng để gọi ngôi đền Hindu giáo của người gốc Ấn. Đền thờ nữ thần Mariamman. Đây là vị thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui…Chính vì vậy mà hàng năm mọi người thường đến đây để cầu tình duyên và một năm an lành.

Ảnh: @nananyawn

Chùa được xây dựng từ những năm thế kỷ 20. Kiến trúc của chùa Bà Ấn được thiết kế theo hình chữ U. Chùa mang đậm hơi thở của Hindu giáo. Chùa gồm chính điện thờ thần Mariamman, hai bên có hai thần bảo vệ Maduraiveeran và Pechiamman. Chạy dọc bên tường là tượng của 18 vị thần tượng với những phong thái khác nhau tượng trưng cho 18 ước nguyện của người dân.

Ảnh: @thuhuong.hg

Đặc biệt mỗi ngày hai lần, lễ hiến tế bằng lửa cúng bà Mariamman và các vị thần được tiến hành lần lượt vào 10h và 19h. Theo tín ngưỡng, người dự lễ được hưởng phước lành nhận lửa thần Agni từ người cúng tế. Nghi lễ này được khá nhiều người tham gia mỗi ngày.

Ảnh: @trucvu.0720

Địa chỉ: 47 Trương Định,phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

4. Chùa Duyên Ninh ( Ninh Bình)

Chùa Duyên Ninh là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Đinh, Tiền Lê, thế kỷ X. Chùa Duyên Ninh được dân gian lưu truyền là một trong những ngôi chùa cầu duyên Việt Nam.nổi tiếng nhất. Chùa Duyên Ninh còn có tên gọi khác là chùa Thủ tọa lạc ở thành Nội của Kinh đô Hoa Lư xưa. Hiện nay, chùa nằm trong vùng bảo vệ đặc biệt khu di tích cố đô Hoa Lư cũng chính là vũng lõi của Quần thể Danh thắng Tràng An.

Ảnh: @truongtrang121212

Tương truyền, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời vua Lê thường qua lại. Tại đây, con gái vua Lê Đại Hành và tướng công Lý Công Uẩn đã hẹn ước nên duyên vợ chồng. Cũng tại ngôi chùa này, Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi. Và từ đó Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở Cố đô Hoa Lư.

Ảnh: @clementbrz

Đến viếng cảnh chùa, du khách sẽ ngỡ ngàng trước công trình cổ kính, nằm nép mình bên các dãy núi trùng điệp. Xung quanh là quan cảnh mây trời, nước non hùng vĩ, tất cả kệt hợp họa nên bức tranh phong cảnh hữu tình, thêm vài nét linh thiêng chốn thiền môn, tạo cảm giác huyền ảo kì lạ.

Địa chỉ: Thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

5. Chùa Ông ( Sài Gòn)

Chùa Ông hay còn được biết đến với tên gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán. Chùa là nơi thờ Quan Công và Ông Mã. Từ nhiều đời nay, chùa luôn được mọi người ca tụng là linh thiêng.

Ảnh: @jimmy_jimmy_acha_acha

Vào các dịp lễ nhất là ngày đầu năm mới, chùa được nhiều người lui đến cúng bái cầu tài lộc, bình an. Không ít cặp đôi chọn nơi này để cầu tình duyên suôn sẻ hay có một kết thúc viên mãn, hạnh phúc bên nhau. Những người muốn tìm một nửa của họ cũng đến đây để khấn nguyện.

Ảnh: @unfancied

Ảnh: @nt.ha173

Ảnh: @doctormabuse

Địa chỉ:  số 676 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Bổ Đà Bắc Giang: Vẻ đẹp huyền bí, cổ kính hàng ngàn năm tuổi

Đăng bởi: Cảnh Nguyễn Văn

Từ khoá: Rủ nhau ‘thoát ế’ tại 5 NGÔI CHÙA CẦU DUYÊN Việt Nam

Búp Bê Daruma Và ‘Ước Nguyện Một Mắt’ Của Người Nhật Bản

Thiên tai thường xuyên đã tạo ra sự kiên cường cho người Nhật. Chẳng gì thể hiện rõ con người Nhật Bản ấy hơn búp bê Daruma mang theo “ước nguyện một mắt”.

Tại ngôi đền Shorinzan Darumaji ở Takasaki, cách Tokyo 130km về phía bắc, du khách được chào đón bởi hàng trăm búp bê ngồi xổm xếp chồng lên nhau. Mỗi con búp bê, hầu hết được sơn màu đỏ, mặt trắng có râu nổi bật, đôi mắt to đen với ánh nhìn đầy quyết tâm. Đó là búp bê Daruma, mô phỏng theo Bồ-đề-đạt-ma, một trong những biểu tượng may mắn phổ biến nhất Nhật Bản.

Búp bê Daruma là bùa may mắn phổ biến nhất Nhật Bản. Ảnh: tokyoweekender

Những người nông dân ở Takasaki bắt đầu làm búp bê Daruma từ khoảng 200 năm trước. Và đến nay đây vẫn là khu vực làm búp bê Daruma chủ yếu được tìm thấy trong các ngôi nhà trên khắp Nhật Bản.

Du khách đến chùa có thể mua búp bê Daruma hai mắt trống rỗng. Họ sẽ ước nguyện và vẽ màu sắc lên con người mắt trái của nó. Sau khi ước nguyện được thực hiện, người mua sẽ vẽ lên mắt còn lại. Đến cuối năm, du khách sẽ tặng Daruma lại cho ngôi đền và mua cái mới để thực hiện ước nguyện khác, hoặc nếu điều ước ban đầu chưa thành hiện thực, nó mang hàm ý cho một khởi đầu mới để đạt được mục tiêu ấy.

Những búp bê Daruma xếp chồng tại Shorinzan Darumaji đã hoàn thành nguyện ước của chủ nhân. Ảnh: Live Japan

Daruma xếp đống tại Shorinzan Darumaji là những búp bê đã giúp người chủ thực hiện được nguyện ước, và sẽ bị đốt cháy trong một buổi lễ vào năm mới.

Nhưng búp bê Daruma đại diện cho một cái gì đó sâu sắc hơn chỉ đơn giản là một bùa may mắn. Nó là biểu tượng cho người Nhật Bản kiên cường, một quốc gia thường xuyên phải đối mặt với thảm họa.

Trong 100 năm qua, Nhật Bản đã phải chịu đựng Đại thảm họa động đất Kanto 1923 gần như san phẳng Tokyo, hai quả bom hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945, trận động đất Kobe năm 1995 chỉ hai tháng sau khi xảy ra sau vụ tấn công bằng khí gas sarin ở Tokyo, và cú sốc “tam hợp” động đất-sóng thần-thảm họa hạt nhân ở khu vực Tohoku vào năm 2011. Mới năm ngoái, vào tháng 10, cơn bão Hagibis đã gây ra sự tàn phá và tử vong trên diện rộng. Nhưng nghịch cảnh cũng tạo nên sự kiên cường đậm nét trong văn hóa Nhật Bản hơn bất cứ đâu.

Có thể dễ dàng đến đền Shorinzan Darumaji Xe buýt Shorinzan Tuyến 1 và 2 kết nối ga Takasaki và ngôi đền, mất khoảng 25 phút và có chi phí khoảng 200 Yên. Ngoài ra, bạn có thể đi bộ đến đền từ ga Gumma-Yawata, 5 phút từ ga Takasaki trên tuyến JR Shinetsu. Khách sạn Metropolitan Takasaki là một lựa chọn tốt nếu bạn quyết định dành thời gian ở đây.

Tiến sĩ Joshua W Walker, lớn lên ở Nhật Bản, Chủ tịch Hiệp hội Nhật Bản tại thành phố New York, Mỹ, nói rằng: Giống như búp bê Daruma luôn đứng dậy lại mỗi khi ngã xuống, người Nhật Bản rất kiên cường.

Búp bê Daruma đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng dù bạn có bị vấp ngã bao lần đi nữa, bạn phải luôn đứng dậy. Người Nhật Bản có câu “nana korobi ya oki”, dịch nghĩa đen ra là “ngã 7 lần, đứng dậy 8 lần”, có thể hiểu là “cuộc đời lúc lên lúc xuống”, tương tự một câu tục ngữ của Việt Nam “sông có khúc, người có lúc”, dù có thất bại có lặp đi lặp lại nhiều lần cũng không nản chí, gượng dậy và cố gắng đến cùng. Như tinh thần ganbaru (chịu đựng), một điều được thấm nhuần ở trẻ em Nhật Bản từ nhỏ.

Búp bê Daruma đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng dù bạn có vấp ngã bao lần đi nữa, bạn vẫn luôn nỗ lực đứng dậy. Ảnh: Live Japan

Đi du lịch Nhật Bản và trải nghiệm, bạn sẽ thấy sự phục hồi và chủ nghĩa khắc kỷ – quan niệm con đường đi tới hạnh phúc được tìm ra thông qua việc chấp nhận việc mọi thứ đang diễn ra – có trong lời nói hàng ngày. “Shoganai” hay dạng trang trọng “shikata ga nai” có nghĩa là chẳng còn cách nào khác, nếu một thứ gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, bạn nên nhanh chóng chấp nhận và sống chung với nó. “Ganbatte” (cố gắng lên) và dạng danh từ “gaman” thường xuất hiện trong cuộc trò chuyện, phản ánh thực tế rằng sự kiên cường là một điều được đánh giá cao ở Nhật Bản.

Bạn thường thấy chúng xuất hiện trong những ngữ cảnh khá đời thường, như “Shoganai” khi chẳng may lỡ tau hay “Ganbatte” trước khi vào phòng thi, thì nó gắn liền với một số trải nghiệm đau thương nhất của Nhật Bản.

Sự kiên cường của Nhật Bản được xây dựng từ những trải nghiệm đau thương. Hiroshima là thành phố đầu tiên trên thế giới hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân, và từ đó nó được xây dựng thành một thành phố tưởng niệm hòa bình. Ảnh: Kayak

Năm 1945, Nhật hoàng Hirohito (Thiên hoàng Chiêu Hòa) đã kêu gọi người Nhật Bản hãy cố gắng và phải chịu đựng những điều không thể chịu đựng được khi quốc gia chuẩn bị đầu hàng vô điều kiện và sụp đổ kinh tế vào cuối của Thế chiến thứ hai.

Sau trận động đất và sóng thần Tohoku năm 2011, các nhà quan sát quốc tế đã rất kinh ngạc trước sự bình tĩnh và văn minh khi thấy hàng dài người xếp hàng một cách trật tự, thể hiện tinh thần “gaman” của họ. Văn hóa kiên cường cũa Nhật Bản đã nổi lên trên các tờ báo phương Tây.

Ở Nhật Bản, tính kiên cường được đánh giá cao. Ảnh: BBC

Nhưng sự kiên cường của người Nhật Bản không phải không có những chỉ trích. Một bài báo vào tháng 4/2011 trên tờ Economist có nhan đề “Sự im lặng của gaman”, lập luận rằng văn hóa ấy đã tô đậm sự chịu đựng thay vì hy vọng những điều tốt hơn sẽ đến. Tờ Japan Times cho rằng gaman dẫn đến sự chịu đựng thành thuốc chữa bách bệnh, loại bỏ nhu cầu làm nhiều hơn nữa. Có người chỉ trích “thuyết định mệnh” – cho rằng vận mệnh con người do đấng tối cao chi phối, con người chỉ có thể chịu đựng – của shoganai.

Tuy nhiên, tạp chí Time cho rằng “thuyết định mệnh” biểu thị trong shoganai không phải là sự bất lực mơ hồ, mà là giữ bình tĩnh để vượt qua những gì không thể kiểm soát được.

Thậm chí còn hơn cả vượt qua, Tiến sĩ Walker tin rằng người Nhật Bản kiên cường bẻ cong nghịch cảnh. Chẳng hạn việc xây dựng lại Tokyo sau trận động đất năm 1923, một lần nữa sau vụ ném bom 1945, đã biến nó thành một thành phố hiện đại. Thành phố Hiroshima không được xây dựng lại, mà trở thành một đài tưởng niệm khổng lồ biểu tượng cho hòa bình.

Và trận động đất Kobe được coi là bước ngoặt ở Nhật Bản, dẫn đến xu hướng tình nguyện sau thảm họa. Sau thảm họa Tohoku, các dự án xây dựng lại và các dự án thay thế năng lượng hạt nhân mọc lên xung quanh khu vực Tohoku, k Fukushima. Sự phát triển du lịch trong khu vực đồng nghĩa với việc du khách có thể tận mắt nhìn thấy điều này.

Daruma bị mù với thế giới cho đến khi chủ sở hữu cho phép anh ta nhìn thấy. Bạn điền vào một mắt trong khi cầu nguyện, và hứa với Daruma bạn sẽ lấp đầy mắt kia khi điều ước của bạn được thực hiện. Chỉ sau đó, Daruma mới mở cả hai mắt. Ảnh: souvenirfinder

Trong vài năm gần đây, chính quyền tỉnh Fukushima đã thúc đẩy khái niệm về du lịch hy vọng, cho phép du khách nhìn thấy tình trạng hiện tại của các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và gặp gỡ người dân địa phương tham gia vào việc định hình tương lai.

Hình dạng tròn và đáy nặng của Daruma được thiết kế hoàn hảo để thể hiện sự kiên trì. Bạn có thể đẩy ngã Daruma, nhưng nó sẽ bật trở lại. Ảnh: Voyagin Blog

Sau thảm họa năm 2011, Okamoto cho biết có xu hướng năng lượng tái tạo trên khắp Nhật Bản. Các nhà máy điện hạt nhân đã ngừng hoạt động và đầu tư cho năng lượng mặt trời đã tăng lên.

Nhưng không thể thay đổi toàn bộ chính sách năng lượng của Nhật Bản. Vào tháng 8 năm 2023, sau khi nhàn rỗi trong 4 năm, Nhà máy điện hạt nhân Sendai ở Kyushu là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Nhật Bản khởi động lại lò phản ứng. Tuy nhiên, tại Fukushima, chính quyền địa phương đặt mục tiêu cung cấp năng lượng cho khu vực với 100% năng lượng tái tạo vào năm 2040.

Nhìn chung, Okamoto nhìn thấy “những hạt giống” về một tương lai tươi sáng hơn trong khu vực. Đường cao tốc mới nối khu vực ven biển bị cô lập lâu của Tohoku với trung tâm Tohoku và Tokyo, cũng như Đường mòn ven biển Michinoku mới – một con đường dài 1.000km chạy dọc Nhật Bản đi qua bốn tỉnh bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần.

Đường mòn ven biển Michinoku (Michinoku Coastal Trail) chạy dọc Nhật Bản. Ảnh: gaijinpot

Ông cũng thấy du lịch hy vọng là một cách để giữ cho tác động của thảm họa còn trong tâm trí. Đối với người Nhật Bản kiên cường, ký ức về những tai nạn mất dần khi thời gian trôi qua. Vì vậy, du lịch hy vọng là một cách để nhắc nhở họ luôn nhớ đến. Okamoto nói rằng Nhật Bản rất nhiều kinh nghiệm về thảm họa, nên họ kiên nhẫn và đoàn kết, nhưng đồng thời cũng dễ quên, dễ mắc sai lầm tương tự một lần nữa.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Walker dường như lạc quan hơn rằng thế giới có thể học hỏi từ sự kiên cường của người Nhật Bản. Văn hóa Nhật Bản cho rằng cuộc sống bao gồm cả thảm họa và chiến thắng. “Đó là một tư duy đặc biệt hữu ích trong giai đoạn hiện nay.”

Cuộc rước đuốc cho Thế vận hội Tokyo 2023 vốn dự kiến bắt đầu tại Fukushima vào cuối tháng 3. Ngọn lửa sẽ tượng trưng cho sự phục hồi của khu vực từ các sự kiện 9 năm trước. Tuy nhiên, với việc hoãn Thế vận hội, cuộc tiếp sức đã bị hủy bỏ. Nếu Thế vận hội diễn ra vào năm 2023, có khả năng nó sẽ chuyển sang nhấn mạnh sang phục hồi từ một thảm họa gần đây và toàn cầu hơn: đại dịch Covid-19.

Thảm họa này qua đi, thảm họa khác tới, nhưng búp bê Daruma và sự kiên cường của người Nhật Bản vẫn còn đó. Ảnh: @_h1roya

Khi nỗi sợ phóng xạ bắt đầu mờ dần, một nỗi sợ hãi vô hình khác đến, một tình huống mà hầu hết chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc chịu đựng và, có lẽ, hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn sau đó. Nó nhắc nhở rằng nghịch cảnh là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống.

Khi phần lớn thế giới đã rút lui vào trong nhà, ở Takasaki, hàng đống búp bê Daruma còn đó, khắc kỷ như mọi khi. Nó là một biểu tượng mạnh mẽ: lý do những con búp bê nhỏ ngồi xổm được sơn màu đỏ truyền thống là vì trong thời Edo của Nhật Bản, chúng được sử dụng như một lá bùa chống lại virus đậu mùa.

Phong Sa

Đăng bởi: Hoàng Lưu Vũ

Từ khoá: Búp bê Daruma và ‘ước nguyện một mắt’ của người Nhật Bản

Trần Thạch Cao Chìm Là Gì? Giữa Trần Nổi Và Trần Chìm Khác Nhau Ở Đâu

Trần thạch cao chìm là gì? giữa trần nổi và trần chìm khác nhau ở đâu

Trần thạch cao chìm là gì ?

Trần thạch cao chìm là hệ trần thạch cao được thiết kế khiến bạn không thể nhìn thấy khung xương nhằm tăng tính thẩm mỹ tối ưu và rất khó phân biệt là trần thạch cao hay trần bê tông.

Trần chìm là loại trần được thi công phổ biến nhất hiện nay nhờ tính thẩm mỹ vượt trội hơn hẳn so với những loại trần trang trí khác.

Bạn đang xem: Tran thach cao khung chim

Trần thạch cao chìm ứng dụng cho biệt thự

Có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng mà trần thạch cao chìm có thể đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao hiện nay. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc trần thạch cao là gì ? và tất tần tật những thông tin, lưu ý, ưu điểm, nhược điểm của trần chìm.

Cấu tạo của trần thạch cao chìm

Kết cấu của trần thạch cao chìm bao gồm Khung xương thạch cao, tấm thạch cao, vật tư phụ và sơn bả hoàn thiện

Khung xương thạch cao có quy cách tiêu chuẩn từ 400 x 800 mm hoặc 400 x 1000 mm

Thanh chính của hệ trần thạch cao chìm gồm 2 loại là U xương cá phổ biến tại các khu vực miền bắc, Hà nội và các tỉnh lân cận hoặc Dùng U gai làm thanh chính, nghĩa là thanh chính và thanh phụ đều được sử dụng là U gai và được áp dụng phổ biến tại các khu vực miền nam TpHcm, đồng nai, bình dương,.. các loại khung xương thạch cao chịu trách nhiệm định hình cho các tấm thạch cao bám vào hay còn gọi là bắn tấm thạch cao vào khung xương bằng ốc vít.

Thanh phụ hay còn gọi là U gai được liên kết với thanh chính và tấm thạch cao, thông thường thanh phụ sẽ có quy cách tiêu chuẩn là 400 mmm

Thanh V viền tường được liên kết với tường, khung xương và tấm thạch cao.

Vật tư phụ, dùng để liên kết hệ thông khung xương và tấm thạch cao gồm thanh ty treo khung xương, ốc vít đầu bằng tự khoan và một số vật tư phụ khác.

Tấm thạch cao là bước hoàn thiện cuối cùng của trần thạch cao chìm phần thô, được liên kết vào khung xương tạo thành bề mặt trần thạch cao hoàn thiện

Sơn bả hoàn thiện

cấu tạo hệ khung xương trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm có mấy loại ?

Trần thạch cao chìm có 2 loại:

Trần chìm đóng phẳng, giống với trần thả, loại trần này chỉ sử dụng một cốt trần phẳng duy nhất. phù hợp với mọi không gian lớn nhỏ. mà vẫn đáp ứng các tiêu chí về thẩm mỹ, linh hoạt. phổ biến nhất là ở khu vực miền bắc với không gian nhỏ và thấp.

Trần giật cấp cũng có 2 loại riêng biệt phổ biến hiện nay, tùy vào sở thích của từng gia chủ mà việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào khách hàng hoặc nêu khách hàng băn khoăn giữa 2 loại trần thạch cao giật cấp này loại nào đẹp hơn.

Trần chìm cấp kín. Bạn muốn đơn giản, sang trọng thì cấp kín là lựa chọn tuyệt với. trần thạch cao giật cấp kín được phổ biến và ưa chuộng tại các nước phương tây.

Trần chìm cấp hở. Để phù hợp với sở thích và không gian chiếu sáng thông thường nếu bạn muốn tạo điểm nhấn cho phần giật cấp thì việc lựa chọn phù hợp là cấp hở, hắt đèn mục đích sẽ có hệ thống đèn led hắt lên trần xung quanh không gian căn phòng tạo điểm nhấn.

Ngoài ra còn 1 loại trần nữa mà ít người nhắc đến đó là hệ trần thạch cao nghệ thuật, cũng là trần thạch cao chìm, cũng là trần giật cấp nhưng đặc biệt hơn là hệ trần này nổi bật với những kiểu dáng độc đáo, đẹp mắt.

Trần thạch cao nghệ thuật cho nhà hàng

So sánh giữa trần thạch cao chìm và trần trần nổi khách giống nhau – khác nhau như thế nào

Trước khi vào vấn đề, trần thạch cao chìm có những ưu điểm và nhược điểm gì, chúng ta sẽ so sánh xem trần thạch cao chìm và trần thạch cao thả nổi giống nhau và khách nhau như thế nào, qua đó bạn có thể hiểu rõ hơn và lựa chọn cho mình hàng mục thi công hợp lý với nhu cầu của bạn.

Trần nổi và trần chìm là 2 hệ trần thạch cao được úng dụng phổ biến hiện nay trên toàn quốc. riêng hệ trần chìm.

A. Trần thả

trần thạch cao khung xương nổi – trần thả

Ưu điểm khi lựa chọn trần thạch cao tấm thả.

Trần thạch cao tấm thả có những ưu điểm như:

Tiết kiệm ngân sách. Đúng vậy, việc lựa chọn trần thạch cao thả 600×600 là giải pháp tiết kiệm chi phí. Hiện nay giá trần thả chỉ dao động từ 140.000 vnđ/m2 đến 400.000 vnđ. bạn có thể thấy rõ ngay việc lựa chọn trần thả phù hợp với hầu hết mọi người so với trần thạch cao chìm, trần gỗ, trần bê tông vv..

Thi công nhanh gọn. đối với những công trình nhà dân độc lập hay nhà hàng, cửa hàng, showroom, văn phòng vv.., lắp mới trần khi công trình vẫn đang trong quá trình sử dụng. Dangphuc ceilings chỉ giải quyết nhanh gọn trong ngày một ngày 2 tùy vào khối lượng thi công và hợp đồng tiến độ được giao.

Bảo hành và sữa chữa dễ dàng. việc bảo hành trần thạch cao thả và sữa chữa trần thạch cao do Dangphuc ceilings thi công là hoàn toàn miễn phí và chịu trách nhiệm nếu lỗi thuộc về đơn vị chúng tôi. đặc biệt và bảo hành hệ thống điện, điều hòa vv.. rất dễ dàng.

mang tính thẩm mỹ cao

Chống cháy hiểu quả, cách âm, cách nhiệt.

Nhược điểm của trần thạch cao thả là gì?

Trần thạch cao khung xương nổi, trần la phông 600×600 mm là hệ trần sử dụng khung xương thạch cao gắn kết với nhau bằng mắt cá nên hệ trần này khá đơn giản và độ thẩm mỹ khá đơn giản, ít tạo được ân tượng nghệ thuật như trần thạch cao chìm.

Sau thời gian thi công, biên độ nhiệt càng cao càng ảnh hưởng đến tấm thạch cao như cong, vênh. Sau thời gian dài thì trần thạch cao thả sẽ không còn cách nhiệt, cách âm tốt nữa.

Không gian bị chia nhỏ nếu không gian của bạn càng nhỏ.

B. Trần chìm

trần chìm có 2 loại chính là trần chìm đóng phẳng và trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao giật cấp trần thạch cao thuộc hệ khung xương chìm hay thường gọi là trần chìm được thi công thiết kế có từ 2 cốt trần trở lên, có 2 loại trần thạch cao giật cấp phổ biến hiện nay là trần giật cấp hở (hắt đèn) và trần giật cấp kín.

So với trần nhựa, trần nhôm hoặc trần gỗ… trần thạch cao giật cấp rất phù hợp cho không gian thư giãn, yên tĩnh như quán cafe, cửa hàng, spa, trung tâm thương mại và phổ biến vẫn là trần thạch cao giật cấp phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng thờ… mang lại không gian sống hiện đại, thoải mái và sang trọng.

Ưu điểm của trần chìm

Trần chìm Đẹp hơn trần thả nhiều nhờ sự biến tấu, sáng tạo linh hoạt về mẫu mã

Giá cả thi công ngang nhau, chỉ tính là cao hơn khi hoàn thiện thêm phần sơn bả matit.

Thời gian thi công nhanh, để so sánh giữ trần chìm và tràn thả thi công nhanh hơn tuỳ thuộc voà đội ngũ thi công, trình độ chuyên môn. tất nhiên thi công trần thả ít chi tiết hơn vẫn bản chất vẫn có phần nhanh hơn thi công hệ trần thạch cao chìm.

Đáp ứng những đòi hỏi trong trang trí không gian phải phù hợp với phong thủy của gia chủ (kiểu dáng hình khối, màu sắc ánh đèn, màu sơn…).

Nhược điểm của trần chìm so với trần thả

Trần thạch cao chìm hoàn thiện giá thành cao hơn

Bảo hành sửa chữa tốn kém hơn.

Thi công lâu hơn

Những điều cần lưu ý khi làm trần thạch cao chìm.

Cần lưu ý trước khi làm trần thạch cao chìm bạn nên tìm hiểu rõ về loại trần muốn làm. không gian của bạn như thế nào, có phù hợp với không gian của bạn không hoặc liên hệ với Dangphuc Gypsum qua Hotline 0852852386 để được tư vấn miễn phí. Sau đó mới nên cân nhắc lựa chọn chất lượng vật tư thi công.

Phải đảm bảo không gian như cửa sổ, cửa chính, mái hiên, vv.. mục đích tránh ảnh hưởng bởi thời tiết vì trần thạch cao rất dể hỏng khi gặp môi trường ẩm ướt.

Lựa chọn đơn vị thi công là vấn đề đáng cân nhắc vì hiện nay rất nhiều đội thợ đặt lợi nhuận lên trên, bớt xem vật tư dẫn đến chất lượng không đảm bảo, làm xong không có trách nhiệm với công trình của họ.

Nên làm trần thạch cao chìm hay trần thạch cao thả nổi

Nói như vậy không có nghĩa là trần thạch cao thả không đẹp, tuy trần thả mẫu mã đơn giản, nhưng cũng có những ưu điểm vượt trội mà bạn không thể bỏ qua mà Dangphuc Gypsum đã nêu ở trên ( ưu điểm khi làm trần thạch cao thả).

Báo giá thi công trần thạch cao chìm đẹp giá rẻ

Đơn vị chúng tôi chuyên thi công trần thạch cao chìm đẹp, trần chìm giật cấp giá rẻ tại TpHcm, làm trần thạch cao tại biên hoà đồng nai, thi công trần thạch cao tại Bình dương.

sau đây Dangphuc gypsum xin gửi tới quý khách hàng bảng báo thi làm trần thạch cao chìm giá rẻ, trần thạch cao chìm giạt cấp và trần thạch cao nghệ thuật

Bảng báo giá thi công trần thạch cao tphcm sử dụng khung xương Vĩnh tường, hệ trần thạch cao chìm

STTVật tư khung xương vĩnh tường, tấm thạch cao Gyproc 9mm Gyproc / Boral, quy các xương 400×800Đơn giá/m2bảng báo giá trần thạch cao chìm

Mẫu trần thạch cao chìm đẹp

Hiện nay trên thị trường, mẫu trần thạch cao chìm cực kì phổ biến và ngày càng đẹp sơn, độc đáo hơn nhờ sự sáng tạo ngày càng phong phú.

Dangphuc Gypsum xin gửi tới bạn đọc những mẫu trần thạch cao chìm đẹp nhất hiện nay.

Mẫu trần thạch cao chìm giật cấp có tạo hình phù hợp với không gian đèn trang trí trần thạch cao Mẫu trần chìm giật cấp, mẫu trần đẹp cho phòng ngủ master

mẫu trần giật câp salon

trần chìm giật cấp lam kín

trần thạch cao chịm hòng thờ đẹp

trần chìm giật cấp kín, cấp hở kết hợp

tròng thạch cao hòng khách nhà ống đẹp

mẫu trần thạch cao nhà mái tôn đẹp nhà có gác lửng

mẫu trần thạch cao phòng họp, hội trường, vv..

4 Sự Khác Nhau Giữa “Kimono” Và “Yukata”

Vì kimono là trang phục (váy áo) truyền thống của Nhật, mang bản sắc của người Nhật, thậm chí có thể coi là biểu tượng của xứ Phù Tang. Vì vậy, nếu đi du lịch Nhật Bản, mọi người nên cố gắng thuê một bộ kimono hoặc yukata để mặc + chụp ảnh, để chứng minh cho người thân, bạn bè rằng “mình đã được đến xứ sở mặt trời mọc”.

Sự khác nhau giữa kimono và yukata là gì? Trang phục cổ truyền tại lễ hội múa obon của người Nhật Bản

Vậy thuê ở đâu + giá bao nhiêu + cách mặc như thế nào + kimono và yukata khác nhau thế nào?

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người thì muốn có ảnh kimono, yukata đẹp, bối cảnh đẹp, có nhiều shop, tiệm cho thuê… mọi người nên tới cố đô Kyoto. Đây là nơi có rất nhiều di tích cổ, các lễ hội cổ của người Nhật Bản, rất phù hợp để mặc trang phục, váy áo truyền thống của người Nhật…

Cách phân biệt kimono và yukata Nhật Bản (bên dưới nha)

NỘI DUNG

Kimono khác yukata như thế nào?

Cả kimono và yukata đều là trang phục truyền thống của Nhật Bản, nhưng khác nhau cơ bản về cách mặc, chất liệu, thời gian, đối tượng… Do đó, mọi người nên “ngâm cứu” kỹ bài hướng dẫn này của một thầy giáo kiêm hướng dẫn viên tại Kyoto để mặc đúng loại, mặc đẹp và có trải nghiệm thú vị về trang phục cũ của người Nhật.

Sự khác nhau:

Chất liệu

Cách mặc

Thời gian (bối cảnh)

Đối tượng mặc

1. Kimino (着物)

Trang phục Kimono ở Kyoto – Nhật Bản. Photo: Trần Ngọc Sông Quê

Định nghĩa: kimono (着物) có nghĩa là mặc đồ.

Chất liệu: Được làm từ lụa tơ tằm (tuy nhiên hiện nay cũng có loại được làm bằng cotton hoặc tơ nhân tạo)

Bối cảnh: Thường được mặc vào các dịp quan trọng như cưới hỏi, tốt nghiệp, trà đạo, đám tang, lễ thành nhân, nhất là tại lễ hội obon 500 năm tuổi (có màn múa bon)…

Cách mặc: Khi mặc sẽ kèm theo áo lót bên trong nên hơi khó khăn. Và được đi với dép truyền thống của Nhật.

Màu sắc: Thường là gam màu tối, trung tính nhã nhặn, tay áo sẽ dài hơn yukata.

2. Yukata (浴衣)

Trang phục váy yukata của người Nhật. Photo: Hoàng Oanh

Chất liệu: Được làm từ cotton nên nhẹ, thoáng mát.

Bối cảnh: Được mặt vào mùa hè, thực ra đây là trang phục ở nhà, sau khi tắm vào lúc chiều tối đến khi đi ngủ của người Nhật. Nhưng rồi lâu dần thay đổi nên được mặc nhiều nhất vào các lễ hội mùa hè như pháo hoa… và dần dần trở thành trang phục cho khách du lịch trải nghiệm khi đến Nhật Bản du lịch từ khoảng tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.

Màu sắc: Rất bắt mắt, thường là những gam màu sặc sỡ đầy tươi trẻ và sức sống.

Cách mặc: Đơn giản hơn kimono nhiều, có thêm vớ Tabi và đai Obi.

Giá thuê bao nhiêu + ở đâu?

Tại Kyoto, chỉ cần tới các ngôi đền (chùa) hoặc vào các khu phố cổ là thuê được kimono, yukata. Giá thuê bao gồm cả dịch vụ làm tóc miễn phí, nhưng không bao gồm trang điểm (nếu muốn mình cần thêm tiền).

Giá thuê

Giao động từ 3.000 – 6.000 yên. Tất nhiên tiền nào của nấy, giá cao thì nhiều sự lựa chọn, dịch vụ tốt, làm tóc đẹp… và có những loại đắt hơn nhiều, 1 – 2 man.

Giá trên chỉ bao gồm trang phục + làm tóc + phụ kiện đi kèm như dép, phụ kiện (có một số ít cửa hàng có trang điểm). Nếu vào mùa thu đông, để đảm bảo giữ ấm cơ thể thì nên mặc thêm đồ giữ nhiệt bên trong.

Thời gian cho thuê

Ở Kyoto thường là cho thuê để đi chụp ảnh từ 9 giờ sáng đến 18 giờ tối, nếu qua đêm sẽ thêm 1-2 sen.

Phụ nữ mặc kimono ở cố đô Kyoto. Photo: Hoàng Thế Lân

Địa điểm

Tại các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Kyoto luôn có rất nhiều cửa hàng, tiệm cho thuê kimono + yukata từ đắt đến rẻ.

Có thể thuê yukata tại các sạp, quán ở những địa điểm tham quan du lịch. Rất nhiều

Cách thuê

Vào quán – chọn giá – chọn đồ – nhân viên quán sẽ mặc giúp – làm tóc (trang điểm thường không làm, nếu làm thì mất thêm phí). Sau đó, mọi người gửi lại đồ ở cửa hàng – đi chơi – quay lại trả đồ (thường là thanh toán trước).

Giao tiếp

Thường là nhân viên quán sẽ nói được tiếng Nhật – Trung – Anh nên mọi người khỏi lo.

Cách đi chùa vàng Kinkaku-ji + đền Fushimi Inari ở Kyoto

Ăn + chơi ở cố đô Kyoto – review kinh nghiệm từ A đến Z

Từ khóa: sự khác nhau giữa kimono và yukata ở Nhật, du lịch Kyoto nên thuê trang phục truyền thống ở đâu, giá bao nhiêu, cách mặc như nào

Ai lần đầu đi Nhật Bản thì “ngâm cứu” bài này nghe!!!

Đăng bởi: Âm Nhạc Music

Từ khoá: 4 sự khác nhau giữa “Kimono” và “Yukata”

Ngôi Chùa Có Gần 500 Bức Tượng Giống Nhau Ở Lâm Đồng

Các bức tượng Quan âm bồ tát cao gần 3 m, có hình dáng giống hệt nhau được bài trí thành hàng dài trong khu vườn rộng, rợp bóng cây.

Chùa Linh Ẩn, ngôi chùa có gần 500 bức tượng giống nhau ở Lâm Đồng

Chùa Linh Ẩn (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) cách trung tâm Đà Lạt 30 km, được ví như “Thiền viện Trúc Lâm” thứ hai của thành phố ngàn thông. Chùa nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, được xây dựng năm 1993 trên khu đất rộng 4 ha giữa vùng núi rừng cao nguyên. Ban đầu, chùa chỉ là ngôi tự nhỏ thờ đức Phật.

Năm 1999, do nhu cầu Phật tử đến tu học ngày càng đông, chùa được xây dựng quy mô, nổi bật là ngôi chánh điện rộng gần 1.500 m2, mái lợp ngói. Ngoài ra, ở đây còn nhiều công trình khác như nhà thờ tổ, giảng đường, trai đường, vườn Lâm Tỳ Ni…

Phía sau chánh điện là khu đất rộng, khoảng 6.000 m2, trồng nhiều loài cây như bằng lăng, trầm gió, sao… Công trình nổi bật là khu vườn Quan âm tịnh thánh với hàng trăm bức tượng Quan âm bồ tát được tôn trí trong vườn.

Các bức tượng Quan âm bồ tát được xếp thành hàng dài, đều có kích thước, hình dáng, màu sắc giống hệt nhau. Mỗi tượng cao khoảng 3 m, đặt trên bục đá, uy nghiêm dưới những tán cây rợp bóng mát.

Theo nhà chùa, hầu hết tượng trong khu vườn đều do Phật tử khắp nơi cúng dường để đúc. Dưới bệ đá của mỗi tượng được để tên của người cúng dường.

Những bức tượng Quan âm bồ tát còn được sơn màu vàng, bài trí ở hai bên chánh điện, cổng vào, trong sân chùa… cùng kích thước, hình dáng như trong vườn. Tổng số tượng Quan âm của chùa là gần 500 bức.

Trong Chánh điện tôn trí nhiều tượng, ở vị trí trung tâm là ba tượng Phật Thích Ca cao 7,5 m đúc bằng xi măng cốt thép.

Giữa năm 2023, chùa Linh Ẩn xây dựng tượng Quan âm bồ tát cao 54 m, nhằm tạo điểm nhấn trong khuôn viên chùa.

Sau gần hai năm xây dựng, tượng đã hoàn thiện cơ bản đường nét và dự kiến khánh thành trong năm 2023.

Phía sau chùa, bên trái là tượng Phật Di Lặc lộ thiên cao 12,5 m xây dựng năm 2000, có kích thước lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Bên trong bụng Phật được chia thành 3 tầng để trưng bày và là nơi Tăng chúng hội họp.

Chùa Linh Ẩn bình yên giữa núi đồi, trước mặt có thác Voi ào ào tuôn chảy quanh năm nên không khí ở đây luôn mát mẻ, yên tĩnh. Thác Voi là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên. Thác nằm trên dòng suối Cam Ly, cao hơn 30 m, rộng chừng 15 m. Du khách thường kết hợp thăm thác, các hang động dưới thác nước và chùa trong hành trình du lịch ở ngoại thành Đà Lạt.

Đăng bởi: Trần Thị Thúy Hiền

Từ khoá: Ngôi chùa có gần 500 bức tượng giống nhau ở Lâm Đồng

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghi Thức Cầu Nguyện Ở Đền Và Chùa Tại Nhật Bản Có Gì Khác Nhau? trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!