Bạn đang xem bài viết Ngôi Chùa Có Gần 500 Bức Tượng Giống Nhau Ở Lâm Đồng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các bức tượng Quan âm bồ tát cao gần 3 m, có hình dáng giống hệt nhau được bài trí thành hàng dài trong khu vườn rộng, rợp bóng cây.
Chùa Linh Ẩn, ngôi chùa có gần 500 bức tượng giống nhau ở Lâm ĐồngChùa Linh Ẩn (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) cách trung tâm Đà Lạt 30 km, được ví như “Thiền viện Trúc Lâm” thứ hai của thành phố ngàn thông. Chùa nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, được xây dựng năm 1993 trên khu đất rộng 4 ha giữa vùng núi rừng cao nguyên. Ban đầu, chùa chỉ là ngôi tự nhỏ thờ đức Phật.
Năm 1999, do nhu cầu Phật tử đến tu học ngày càng đông, chùa được xây dựng quy mô, nổi bật là ngôi chánh điện rộng gần 1.500 m2, mái lợp ngói. Ngoài ra, ở đây còn nhiều công trình khác như nhà thờ tổ, giảng đường, trai đường, vườn Lâm Tỳ Ni…
Phía sau chánh điện là khu đất rộng, khoảng 6.000 m2, trồng nhiều loài cây như bằng lăng, trầm gió, sao… Công trình nổi bật là khu vườn Quan âm tịnh thánh với hàng trăm bức tượng Quan âm bồ tát được tôn trí trong vườn.
Các bức tượng Quan âm bồ tát được xếp thành hàng dài, đều có kích thước, hình dáng, màu sắc giống hệt nhau. Mỗi tượng cao khoảng 3 m, đặt trên bục đá, uy nghiêm dưới những tán cây rợp bóng mát.
Theo nhà chùa, hầu hết tượng trong khu vườn đều do Phật tử khắp nơi cúng dường để đúc. Dưới bệ đá của mỗi tượng được để tên của người cúng dường.
Những bức tượng Quan âm bồ tát còn được sơn màu vàng, bài trí ở hai bên chánh điện, cổng vào, trong sân chùa… cùng kích thước, hình dáng như trong vườn. Tổng số tượng Quan âm của chùa là gần 500 bức.
Trong Chánh điện tôn trí nhiều tượng, ở vị trí trung tâm là ba tượng Phật Thích Ca cao 7,5 m đúc bằng xi măng cốt thép.
Giữa năm 2023, chùa Linh Ẩn xây dựng tượng Quan âm bồ tát cao 54 m, nhằm tạo điểm nhấn trong khuôn viên chùa.
Sau gần hai năm xây dựng, tượng đã hoàn thiện cơ bản đường nét và dự kiến khánh thành trong năm 2023.
Phía sau chùa, bên trái là tượng Phật Di Lặc lộ thiên cao 12,5 m xây dựng năm 2000, có kích thước lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Bên trong bụng Phật được chia thành 3 tầng để trưng bày và là nơi Tăng chúng hội họp.
Chùa Linh Ẩn bình yên giữa núi đồi, trước mặt có thác Voi ào ào tuôn chảy quanh năm nên không khí ở đây luôn mát mẻ, yên tĩnh. Thác Voi là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên. Thác nằm trên dòng suối Cam Ly, cao hơn 30 m, rộng chừng 15 m. Du khách thường kết hợp thăm thác, các hang động dưới thác nước và chùa trong hành trình du lịch ở ngoại thành Đà Lạt.
Đăng bởi: Trần Thị Thúy Hiền
Từ khoá: Ngôi chùa có gần 500 bức tượng giống nhau ở Lâm Đồng
Wat Phra Dhammakaya – Ngôi Chùa Triệu Tượng Phật Ở Thái Lan
Wat Phra Dhammakaya – ngôi chùa triệu tượng Phật ở Thái Lan là một công trình kiến trúc kì vĩ của Phật giáo, nơi đây thu hút du khách bởi hàng triệu tượng Phật dát vàng, hàng vạn tăng sĩ ngồi thiền tĩnh lặng trong những nghi thức trang nghiêm, thiêng liêng. Đây quả thực là một điểm đến rất thú vị dành cho du khách.
Kiến trúc độc đáo của Wat Phra DhammakayaChùa Wat Phra Dhammakaya
Phật giáo được xem là quốc giáo ở đất nước Thái Lan vì thế nơi đây có rất nhiều ngôi chùa với lịch sử hàng ngàn năm tuổi, kiến trúc tuyệt đẹp, những ngôi chùa đó là niềm tự hào không chỉ của người dân Thái Lan mà còn trở thành điểm tham quan hấp dẫn trong các tour du lịch Thái Lan. Wat Phra Dhammakaya là ngôi chùa có quy mô rộng lớn nằm ở quận Khlong Luang, thủ đô Bangkok. Dhammakaya là một hệ phái Phật giáo mới ở Thái Lan xuất hiện từ năm 1970. Ngôi chùa này không theo bất kì kiến trúc thông thường nào mà chúng ta thường thấy mà có hình giống một chiếc đĩa bay đậu trên mặt nước. Bao bọc bên ngoài là những hình tròn khổng lồ với các bậc thang thoải rộng từ chân chùa lên đến đỉnh tháp. Với diện tích lên đến 320.000m2 cùng nhiều công trình độc đáo, kinh phí ngôi chùa lên đến 1 tỉ USD. Điểm nhấn chính của chùa là mái vòm khổng lồ được gọi là Dhammakaya Cetiya được phủ bởi 300.000 bức tượng Phật dát vàng ngoài ra còn có 700.000 bức tượng Phật bên trong đền thờ. Bên trong đền thờ là nơi thờ người sáng lập ra Dhammakaya – Phramonkolthepmuni.
Nghi lễ tại Wat Phra DhammakayaNghi lễ ở Chùa Wat Phra Dhammakaya
Wat Phra Dhammakaya sẽ là điểm đến mới mẻ của du lịch Thái Lan, không chỉ nơi đây có kiến trúc độc đáo mà các nghi lễ quy tụ hàng vạn nhà sư cũng là một điểm nhấn rất thú vị dành cho du khách khi đến thăm chùa. Trong nghi lễ của buổi hoàng hôn tại chùa Wat Phra Dhammakaya, các vị chư tăng đều cầm trên tay những cây đèn cầy, chờ đợi ánh sáng của ngọn nến chiếu khắp cả khu tự viện. Trong nghi thức Mãn Nguyệt được tổ chức hàng năm có sự tham gia của hàng vạn vị tân tăng mặc đồ trắng đứng xếp hàng rất nghiêm trang. Sau đó các vị tân tăng này còn mang lễ vật và những lời chúc phúc cho người nhà của mình. Khi ánh mặt trời vừa tắt hàng vạn ngôi đền cả bên trong và ngoài chùa đồng loạt bật sáng và tỏa sáng khắp nơi trong màn đêm. Hàng vạn vị tân tăng đắp tăng bào màu da cam, đồng loạt khấu đầu rất trang nghiêm tạo nên một khung cảnh hùng hồn, ấn tượng. Wat Phra Dhammakaya ngôi chùa triệu tượng Phật ở Thái Lan sẽ ngày càng thu hút du khách hơn nữa bởi sự độc đáo của chính mình.
Đăng bởi: Nguyễn Hường
Từ khoá: Wat Phra Dhammakaya – ngôi chùa triệu tượng Phật ở Thái Lan
Ngôi Chùa Giữ Kỷ Lục Về Tượng Đất
122 pho tượng đất hơn 300 tuổi trong chùa Nôm từng nhiều lần ngập trong nước lũ nhưng vẫn nguyên vẹn đến ngày nay.
Chùa Nôm, ngôi chùa giữ kỷ lục về tượng đấtChùa Nôm hay Linh Thông cổ tự nằm ở làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm. Ngôi chùa nằm trong quần thể di tích làng Nôm và đình Tam Giang, nơi thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng. Đứng từ gác mái trên cổng tam quan, khách sẽ trông thấy lầu chuông, lầu trống nằm đối xứng nhau qua một hồ nước và cây cầu đá dẫn tới ngôi chùa cổ nằm ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ.
Dãy hành lang là nơi đặt tượng Bát Bộ Kim Cương, Tứ vị Bồ Tát, 18 vị La Hán… Các pho tượng được tạo tác với đủ tư thế, hình dáng, biểu cảm và nhiều kích cỡ khác nhau. Có những pho tượng to bằng người thật, trong khi số khác lại chỉ bé bằng nắm tay nhưng đều có những trạng thái riêng biệt. Theo các bia đá tại chùa ghi chép lại, chùa Nôm được xây dựng lại vào năm 1680 và trùng tu nhiều lần sau đó, tuy nhiên không ai biết rõ về lai lịch của các pho tượng và năm ra đời của chùa.
Pho tượng của một trong Bát bộ Kim Cương đặt tại nhà hành lang. Chùa Nôm từng trải qua ba trận lụt lịch sử năm 1945, 1971, 1986, nước ngập tận nóc làm lở tường, trôi cả mái chùa nhưng các pho tượng đất vẫn còn nguyên vẹn, hiện ra lớp sơn sáng bóng sau khi rửa lớp bùn đi.
Tượng Tuyết Sơn minh hoạ thời kỳ tu khổ hạnh của đức Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật. Sự tạo tác tỉ mỉ của người xưa được thể hiện qua những đường gân đắp nổi ở tay, chân của tượng cùng gương mặt và nếp nhăn trên trang phục. Hiện vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh niên đại của tượng chùa Nôm. Một số nhà khoa học cho rằng phong cách điêu khắc tượng thuộc về thế kỷ 10 – 13, trong khi những nhà nghiên cứu khác nhận định đây là nghệ thuật tiêu biểu vào thế kỷ 18.
Những bức tượng tại chùa được đánh giá là mang đậm nét dân dã, thuần Việt và thoát tục. Chùa Nôm cũng được ghi nhận là nơi có nhiều tượng đất cổ nhất Việt Nam. Những chùa khác có tượng đất với số lượng ít hơn là chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Đất Sét (Sóc Trăng), chùa Mía (Hà Nội).
Những pho tượng nhỏ nằm dưới chân một vị La Hán cũng được tạo hình kỹ lưỡng. Đại đức Thích Đồng Huệ, trụ trì chùa cho biết, những bức tượng đã được người dân làng đóng góp tu sửa, sơn mới vào năm 1997.
Khoảng sân trong chùa là nơi đặt các hang động, vách đá, đối diện với gian thờ Mẫu.
Những pho tượng bên trong các hang động đắp bằng đất ở chùa Nôm. Đây cũng là nơi có nhiều tượng nhỏ nhất trong chùa.
Bên trong nhà tăng đường (nhà tổ) hiện đặt tượng sáp của hoà thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật. Có hai phiên bản tượng sáp của hoà thượng Thích Thanh Tứ, bức còn lại hiện đặt tại chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Lối vào chùa Nôm là cây cầu đá 9 nhịp đầu rồng đã có từ hơn 200 năm trước, bắc qua sông Nguyệt Đức. Đây cũng là cây cầu đá bắc ngang sông duy nhất còn lại ở Hưng Yên.
Theo Kiều Dương/ Vnexpress
Đăng bởi: Vũ Thị Tố Uyên
Từ khoá: Ngôi chùa giữ kỷ lục về tượng đất
Chùa Linh Quy Pháp Ấn Một Nét Tĩnh Lặng Ở Lâm Đồng
Chùa Linh Quy Pháp Ấn trở thành viên ngọc quý của tỉnh Lâm Đồng, khi chốn tôn nghiêm này vừa yên bình thanh tịnh, vừa sở hữu không gian đẹp mê hoặc lòng người.
Chùa Linh Quy Pháp Ấn – Tiên cảnh chốn trần gian.Đến Lâm Đồng, đừng bỏ qua chuyến du ngoạn ngắm cảnh chùa Linh Quy Pháp Ấn. Đường lên chùa hơi khó với lối đi nhỏ hẹp. Tuy nhiên khi đã đặt chân đến nơi, chắc chắn bạn sẽ thấy công sức của mình bỏ ra không hề lãng phí.
Từ thành phố Bảo Lộc, bạn đi theo đường Trần Phú, đến ngã 3 Đại Bình thì rẽ phải, gặp đường vô xã Lộc Thành (Quốc lộ 55). Đi ngang chợ Lộc Thành, qua cầu Đa Trăng, chạy thẳng một đoạn gặp ngã 3. Rẽ phải sẽ gặp chùa Niết Bàn, chạy thẳng tiếp gặp ngã tư rồi rẽ phải. Tiếp tục chạy thẳng, rồi rẽ trái theo hướng thôn văn hóa (Thôn 4, xã Lộc Thành). Qua thôn, chạy khoảng 2 km, bạn sẽ thấy một con hẻm nhỏ bên tay trái. Tiếp tục rẽ vào, men theo hướng lên dốc. Bạn sẽ gặp bảng hướng dẫn, rẽ trái theo hướng được chỉ (Quán Chiếu Đường), đi tiếp một lúc bạn sẽ tới chùa Linh Quy Pháp Ấn.
Chùa Linh Quy Pháp Ấn huyền ảo bên bình minh buổi sớm
Đoạn đường lên chùa bạn nên đi bằng xe số, không nên đi xe tay ga. Tuy nhiên, lý thú nhất vẫn là đi bộ, vì bạn sẽ được thỏa sức ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên hiếm thấy nơi đây. Hiện đường đã được sửa lại, dễ đi hơn trước nhiều, nhưng chắc vẫn làm khó những nguời ít khi vận động. Bạn sẽ bắt gặp những cụ già leo núi, hay những cô sơn nữ đeo gùi chất đầy đồ mà đôi chân vẫn cứ thoăn thoắt đi trên con đường gập ghềnh.
Ẩn mình trên đồi 45, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, chùa còn được gọi với tên am Pháp Ấn. Nơi thanh tịnh này nằm trên một ngọn đồi cao, lọt thỏm giữa những rừng cây, vườn chè. Không gian xanh mướt xung quanh càng làm cho không khí thanh thoát và nhẹ nhàng.
Con đường lót đá dẫn lên chùa
Chùa Linh Quy Pháp Ấn có cánh cổng Thần Đạo uy nghiêm xưa nay được ví như “Cổng trời”. Cánh cổng phảng phất một nét kỳ bí nổi bật giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ càng làm cho cảnh sắc nơi đây thêm phần lung linh. Đứng ở cổng, hãy phóng tầm mắt ra xa để thấy bốn phía đều huyền diệu, mờ ảo, đẹp như tranh vẽ.
Vừa vào sân chùa, cảm giác hệt như đang đứng giữa một vùng trời mây bao la, ai cũng thấy mình ôi thật nhỏ bé. Khoảng sân rộng này cũng là nơi các nhà sư trong chùa tập trung làm lễ vào buổi sáng sớm.
Khi vào trong viếng chùa, bạn sẽ thấy cách bố trí sắp đặt bên trong rất tinh tế. Ở đây còn có một vườn sỏi được thiết kế dựa trên triết lý về sự tĩnh tại và thiền định, tượng Bồ Tát đặt giữa hồ nước cùng nhiều khung cảnh khác. Mỗi góc có một nét đặc sắc riêng nhưng tất cả đều mang lại cho bạn sự thanh thản, bìn yên trong tâm hồn.
Khoảng sân rộng này là nơi các nhà sư tập trung làm lễ vào những buổi sáng sớm.
Bình minh và hoàng hôn tại chùa Linh Quy Pháp Ấn là những khoảnh khắc được cho là tuyệt diệu nhất. Vào tinh mơ, từng lớp sương mù lờ lững giăng phủ khắp những đồi núi trập trùng. Sương hòa quyện với mây tạo cảm giác như bạn đang lạc bước đến chốn bồng lai tiên cảnh. Và bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng những vệt nắng chiều vắt ngang qua bầu trời lúc chạng vạng. Cảnh sắc yên tĩnh trầm mặc càng làm bật lên thêm nét thanh tịnh của chùa, xua tan mọi phiền não trong lòng mọi người.
Cổng chùa Linh Quy Pháp Ấn bên khung cảnh trời đêm
Chùa Linh Quy Pháp Ấn vừa có cảnh đẹp để bạn trầm trồ ghi lại những khung hình vô cùng độc đáo, vừa có không khí trong lành yên bình để tâm hồn bạn tìm được một khoảng bình lặng. Thế nhưng bạn nên nhớ đây vẫn là một nơi tôn nghiêm, dù thích thú đến mấy cũng nên giữ im lặng và tuyệt đối không xả rác.
My Thái ( Theo Zing )
Đăng bởi: Hà Kiệt
Từ khoá: Chùa Linh Quy Pháp Ấn một nét tĩnh lặng ở Lâm Đồng
Rủ Nhau ‘Thoát Ế’ Tại 5 Ngôi Chùa Cầu Duyên Việt Nam
1. Chùa Hà (Hà Nội)
Chùa Hà đặc biệt nổi tiếng với các bạn trẻ Hà Nội. Không chỉ vậy, chùa Hà ngày một lan truyền trong cộng đồng FA trên cả nước về độ linh thiêng của nó. Thông qua lời kể của nhiều người, câu chuyện “đi lẻ bóng, về có đôi” lại càng linh thiêng. Nhưng bạn có bao giờ biết rõ về nơi này chưa? Thực ra, Chùa Hà là một ngôi chùa cổ, được xây dựng bởi tiền công đức từ thời vua Lý Nhân Tông.
Ảnh: @_d.u.o.n.g
Chùa có tên tự là Thánh Đức Tự. Cũng chẳng biết từ khi nào, chùa Hà trở thành điểm hẹn của bao người lỡ duyên. Nhưng chắc chắn một điều khi đến đây, du khách sẽ không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp truyền thống, một vẻ đẹp cổ đậm chất Việt Nam mà còn biết thêm những giá trị lịch sử của dân tộc thông qua kiến trúc tồn tại qua hàng mấy trăm năm.
Ảnh: @ngoclinh_1804
Chùa Hà có khuôn viên rộng và có ghế đá cho du khách du lịch dừng chân. Ta có thể tìm ở nơi đây một cảm giác yên tĩnh, thanh tịnh giữa lòng Thủ đô với khoảng sân rộng rợp bóng cây vô cùng nên thơ, xen lẫn trong màu lá xanh thâm trầm là vài bông hoa rực sắc. Khung cảnh vô cùng thanh tịnh và an yên. Phải chăng chỉ cần thẩn thơ với nét đẹp tao nhã, mộng mơ nơi đây cũng đủ khiến những người lẻ loi xít lại gần nhau chứ chẳng cần điều gì xa vời.
Ảnh: mihag.20
Địa chỉ: 86 phố Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
2. Chùa Ngọc Hoàng (Sài Gòn)Ngoài cầu an yên, từ lâu chùa Ngọc Hoàng đã được nhiều người nhắc đến là nơi cầu tình duyên nức tiếng. Thậm chí nhiều người còn ghé tai nhau nhiều câu chuyện linh thiêng. Sau khi thành tâm khấn vái, hãy sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu thì tình duyên thuận lợi, mau gặp được ý trung nhân hay sớm sinh được con.
Ảnh: @petesouza44
Chùa Ngọc Hoàng là một trong những chùa cầu duyên Việt Nam được xây dựng vào thế kỉ 20. Kiến trúc chùa được mô phỏng theo kiểu đền chùa Trung Hoa với màu sắc trang trí rực rỡ. Màu đỏ được lấy làm chủ đạo trên phông nền cổ kính. Chùa không rộng lớn như những nơi khác. Chùa được xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu.
Ảnh: @davidlebovitz
Bên trong thờ Ngọc Hoàng cùng nhiều vị tướng khác. Quanh năm nơi đây đều lãng bãng khói nhan lan tỏa khắp không gian. Khoảng sân phía trước chùa có hồ nuôi rùa, nuôi cá, những hàng cây cổ thụ xanh mát quanh năm và có rất nhiều chim bồ câu bay lượn trên mái nhà cũ kĩ. Khung cảnh này khiến người ta có cảm giác vô cùng bình an và thư thái.
Ảnh: @climbing_rose91
Ảnh: @wugrayn
Địa chỉ: số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
8 ngôi chùa “cầu được ước thấy” linh thiêng ở Đà Nẵng
3. Chùa Bà Ấn Độ (Sài Gòn)Chùa Ấn Độ hay chùa Bà Ấn là tên mà người dân thường dùng để gọi ngôi đền Hindu giáo của người gốc Ấn. Đền thờ nữ thần Mariamman. Đây là vị thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui…Chính vì vậy mà hàng năm mọi người thường đến đây để cầu tình duyên và một năm an lành.
Ảnh: @nananyawn
Chùa được xây dựng từ những năm thế kỷ 20. Kiến trúc của chùa Bà Ấn được thiết kế theo hình chữ U. Chùa mang đậm hơi thở của Hindu giáo. Chùa gồm chính điện thờ thần Mariamman, hai bên có hai thần bảo vệ Maduraiveeran và Pechiamman. Chạy dọc bên tường là tượng của 18 vị thần tượng với những phong thái khác nhau tượng trưng cho 18 ước nguyện của người dân.
Ảnh: @thuhuong.hg
Đặc biệt mỗi ngày hai lần, lễ hiến tế bằng lửa cúng bà Mariamman và các vị thần được tiến hành lần lượt vào 10h và 19h. Theo tín ngưỡng, người dự lễ được hưởng phước lành nhận lửa thần Agni từ người cúng tế. Nghi lễ này được khá nhiều người tham gia mỗi ngày.
Ảnh: @trucvu.0720
Địa chỉ: 47 Trương Định,phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
4. Chùa Duyên Ninh ( Ninh Bình)Chùa Duyên Ninh là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Đinh, Tiền Lê, thế kỷ X. Chùa Duyên Ninh được dân gian lưu truyền là một trong những ngôi chùa cầu duyên Việt Nam.nổi tiếng nhất. Chùa Duyên Ninh còn có tên gọi khác là chùa Thủ tọa lạc ở thành Nội của Kinh đô Hoa Lư xưa. Hiện nay, chùa nằm trong vùng bảo vệ đặc biệt khu di tích cố đô Hoa Lư cũng chính là vũng lõi của Quần thể Danh thắng Tràng An.
Ảnh: @truongtrang121212
Tương truyền, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời vua Lê thường qua lại. Tại đây, con gái vua Lê Đại Hành và tướng công Lý Công Uẩn đã hẹn ước nên duyên vợ chồng. Cũng tại ngôi chùa này, Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi. Và từ đó Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở Cố đô Hoa Lư.
Ảnh: @clementbrz
Đến viếng cảnh chùa, du khách sẽ ngỡ ngàng trước công trình cổ kính, nằm nép mình bên các dãy núi trùng điệp. Xung quanh là quan cảnh mây trời, nước non hùng vĩ, tất cả kệt hợp họa nên bức tranh phong cảnh hữu tình, thêm vài nét linh thiêng chốn thiền môn, tạo cảm giác huyền ảo kì lạ.
Địa chỉ: Thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
5. Chùa Ông ( Sài Gòn)Chùa Ông hay còn được biết đến với tên gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán. Chùa là nơi thờ Quan Công và Ông Mã. Từ nhiều đời nay, chùa luôn được mọi người ca tụng là linh thiêng.
Ảnh: @jimmy_jimmy_acha_acha
Vào các dịp lễ nhất là ngày đầu năm mới, chùa được nhiều người lui đến cúng bái cầu tài lộc, bình an. Không ít cặp đôi chọn nơi này để cầu tình duyên suôn sẻ hay có một kết thúc viên mãn, hạnh phúc bên nhau. Những người muốn tìm một nửa của họ cũng đến đây để khấn nguyện.
Ảnh: @unfancied
Ảnh: @nt.ha173
Ảnh: @doctormabuse
Địa chỉ: số 676 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Bổ Đà Bắc Giang: Vẻ đẹp huyền bí, cổ kính hàng ngàn năm tuổi
Đăng bởi: Cảnh Nguyễn Văn
Từ khoá: Rủ nhau ‘thoát ế’ tại 5 NGÔI CHÙA CẦU DUYÊN Việt Nam
Chùa Ông Phan Thiết Ngôi Chùa Linh Thiêng Của Cộng Đồng Người Hoa
Khung cảnh phía bên ngoài chùa/Ảnh:@annie.thythy
Chùa ông Phan Thiết ở đâu?Chùa Ông toạ lạc tại Phường Đức Nghĩa – TP. Phan Thiết. Gần ngay sát chợ Phan Thiết nên không hề khó tìm đến. Du khách có thể hỏi đường bất kỳ anh lái taxi, xe ôm, hay người dân nào ở Phan Thiết hay Mũi Né, họ đều biết chùa Ông Phan Thiết ở đâu.
Chùa Ông Phan Thiết có từ bao giờ?Chùa Ông Phan Thiết là ngôi chùa được người Hoa xây dựng để thờ Quan Vân Trường. Vị tướng rất nổi tiếng của lịch sử Trung Quốc (nếu ai đọc qua Tam Quốc Chí thì đều biết).Theo tài liệu trong thần phả của chùa, và niên đại khắc ghi bằng dòng chữ Hán trên thanh xà cò nóc chính diện “Thiên kiến Canh Dần niên trọng đông kiết tạo” ( chùa được thiết lập vào tháng 11 năm Canh Dần 1770).
Ảnh:@siihoonn
Chùa gồm nhiều dãy nhà liên tiếp nối nhau tạo thành một tổng thể uy nghi trên diện tích khá lớn. Các kèo cột đều được chạm khắc công phu, sắc sảo, các cột chùa treo câu đối cổ sơn son thếp vàng lộng lẫy. Trong các gian thờ có nhiều bức tranh chạm gỗ mô tả sinh động các điển tích xưa. Các bao lam và khám thờ chạm khắc tỉ mỉ, sắc sảo mang nét đặc trưng về kiến trúc và trang trí của người Hoa.
Chùa ông là ngôi chùa linh thiêng bật nhất tại Phan Thiết
Tổng thể kiến trúc ở đây, từ ngày khởi tạo là một ngôi miếu lớn của người Hoa xây dựng để thờ Quan Công ( Quan Thánh đế quân). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí tập 12 gọi là “Đền Quan Công” đúng với tên lúc bấy giờ của miếu. Ngay trước cổng vào chùa hiện nay còn tấm biển ghi “Quan Thánh Miếu”.
Ảnh:@huyen.nle
Hơn nữa nội dung thờ phụng bên trong chỉ thờ tượng Quan Thánh đế quân, cùng những tượng khác chứ không thờ Phật. Vả lại càng không có các nhà sư trụ trì. Thế nhưng trong dân gian từ xưa đến nay cả người Việt và người Hoa đều quen gọi là “ Chùa Ông”.
Chùa có họa tiết, kiến trúc rất đẹp/Ảnh:@annie.thythy
Lối kiến trúc độc đáo và tinh xảo của chùa ÔngNằm trên một diện tích khá lớn, chùa có lối kiến trúc và trang trí nghệ thuật đặc trưng của người Hoa, các dãy nhà nối tiếp nhau tạo nên hình chữ Kim. Hệ thống cột, vĩ kèo chạm khắc rất công phu, sắc nét phần nào giống kỹ thuật chạm khắc trong các ngôi đình của người Việt. Tất cả những cột chính đều có treo câu đối chạm khắc và sơn son thiếp vàng lộng lẫy.
Ảnh:@siihoonn
Nổi lên ở các gian thờ là những bức tranh chạm gỗ, gắn tường mà nội dung miêu tả các điển tích xư của người Hoa, có niên đại ở thế kỷ XVIII. Nhiều bức hoành lớn được chuyển từ Trung Hoa qua ở thế kỷ XIX. Gần 100 bức hoành và liên đối với các loại có nhiều kích thước khác nhau treo đầy chính điện và nhà thờ Tiền Hiền.
Ảnh:@siihoonn
Đặc biệt là những bức hoành phi Đại tự sắc nét với đủ màu sắc, chưa có một di tích nào có số lượng hoành phi nhiều như vậy.Trong đó có một số đưa từ Trung Hoa sang. Tượng Quan Công to lớn bằng gỗ đặt trang trọng ở gian thờ chính điện cùng hàng chục những pho tượng cổ khác.
Ảnh:@rickyhieutran
Chùa Ông là nơi linh thiêng, được nhiều người dân ghé đến thắp nhang cầu khẩn!
Lễ hội Nghinh Ông nổi tiếng ở Phan ThiếtNói đến chùa Ông Phan Thiết là du khách hay người dân địa phương đều nhớ lễ hội Nghinh Ông nổi tiếng, được tổ chức hai năm một lần. Đây là lễ hội có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng người Hoa đanh sinh sống làm ăn tại Phan Thiết. Lễ hội nghinh ông được rất nhiều khách du lịch Phan Thiết yêu thích cũng như người dân trong chờ đón xem bởi là nét văn hóa đặc sắc rất lâu đời của của người Hoa.
Lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết/ Ảnh: Duy Tân
Đi gì đến chùa Ông Phan ThiếtNếu du khách đang đi du lịch Mũi Né, thì có thể đi xe bus số 1 để vào TP Phan Thiết. Các bạn nói với chị bán vé là: ” dừng em ở chợ Phan Thiết”. Rồi từ đây bạn đi taxi hoặc xe Grab tới chùa. Bạn có thể kết hợp tham quan luôn cả 3 địa điểm ngay gần với chùa Ông luôn đó là: Chợ Phan Thiết và Trường Dục Thanh nơi Bác Hồ dừng chân dạy học (bảo tàng Hồ Chí Minh)
Đăng bởi: Thuý Kiều Nguyễn
Từ khoá: Chùa Ông Phan Thiết ngôi chùa linh thiêng của cộng đồng người Hoa
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngôi Chùa Có Gần 500 Bức Tượng Giống Nhau Ở Lâm Đồng trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!