Xu Hướng 11/2023 # Ngôi Đình Hơn 300 Năm Tuổi Lâu Đời Nhất Sài Gòn # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ngôi Đình Hơn 300 Năm Tuổi Lâu Đời Nhất Sài Gòn được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679, vẫn còn nguyên vẹn kiến trúc của đình làng phương Nam thế kỷ 19.

Ngôi đình hơn 300 năm tuổi lâu đời nhất Sài Gòn

Đình Thông Tây Hội (đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TP HCM) là ngôi đình cổ nhất Sài Gòn. Ban đầu, công trình chỉ xây bằng tre, vách lá, đến năm 1883 được dựng lại với kiến trúc như hiện nay. Trước năm 1944, đình có tên Hạnh Thông Tây là tên một làng hình thành sớm trên đất Gia Định. Khi làng này sáp nhập với làng An Hội thì đình được đổi tên như hiện tại.

Khu đình tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1.500 m2, quay về hướng Đông, cổng xây theo kiểu tam quan. Không gian chính gồm các công trình như võ ca, chánh điện, nhà hội sở. “Ngôi đình sau nhiều lần trùng tu vẫn giữ được kiến trúc cổ ở miền Nam thế kỷ 19. Ở lần tu sửa gần nhất, chỉ có phần nền phải lát gạch mới, còn hệ thống mái ngói, kèo cột, án thờ… được sửa chữa sao cho nguyên vẹn cấu trúc xây dựng lúc đầu”, ông Nguyễn Văn Tý (81 tuổi), Trưởng ban trị sự đình, cho biết.

Sân đình rộng với nhiều cây xanh lớn bao quanh. Phía cổng chính đình là bức bình phong thờ thần Hổ, hình tượng phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt. Loài này là biểu tượng của sự dũng mãnh, uy linh, có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương.

Đình gồm nhiều gian nhà lợp mái ngói âm dương xếp san sát nhau theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”.

Trên nóc chánh điện có tượng lưỡng long tranh châu bằng gốm men xanh, kiến trúc thường thấy ở đình làng Việt Nam.

Không gian trong đình có diện tích gần 800 m2. Phía trước chánh điện là nhà võ ca với 52 cột gỗ, không có tường xung quanh. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ trong các dịp lễ hội.

Chánh điện là khu vực quan trọng nhất của đình, có chiều ngang 12 m, chiều dài 16,5 m và cao 5 m. Kết cấu của chính điện theo bình diện hình chữ nhật, chính giữa điện dựng bốn cột lớn theo dạng tứ trụ.

Trong chánh điện có 48 cột, chia thành 8 dãy, chân cột khắc hình lăng trụ thắt ở giữa. Toàn bộ hệ thống cột và vì kèo là gỗ sao, loại gỗ khá phổ biến tại khu vực Nam Bộ trước đây.

Đình thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người Việt. Vị thần chính được thờ ở đây là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương là Hoàng tử con vua Lý Thái Tổ.

Khu vực chánh điện với các gian thờ, hoành phi, câu đối… mang những đường nét, màu sắc sơn son thếp vàng gần như nguyên bản.

Nét truyền thống thể hiện ở hình ảnh con hạc đứng trên lưng rùa thường thấy trong đình chùa Việt Nam. Cả rùa, hạc đều là linh vật cao quý, sống thọ, thể hiện cho khát vọng trường tồn của con người.

Một gian khác trong ngôi đình hơn 300 năm tuổi thờ Bà Chúa Xứ cùng các vị Tiền hiền, Hậu hiền, Thần nông, Bạch mã thái giám… Năm 1998, đình Thông Tây Hội được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Đăng bởi: Nguyên Chất

Từ khoá: Ngôi đình hơn 300 năm tuổi lâu đời nhất Sài Gòn

Điểm Đến Linh Thiêng Hơn 300 Năm Tuổi

1. Giới thiệu về Dinh Cậu – Phú Quốc

Ảnh: @deniamiamor

Dinh Cậu Phú Quốc là điểm đến tâm linh nằm trên ghềnh đá hướng ra mặt biển, cách với thị trấn Dương Đông khoảng 200m. Theo sử sách ghi chép, Dinh được xây dựng vào năm 1937 và được trùng tu lại vào năm 1997. Để lên được đến Dinh thì cần bước qua 29 bậc đá.

Theo một số người dân địa phương ở Phú Quốc, Dinh Cậu đã có từ thế kỷ 17 – ngay khi có những cư dân đầu tiên định cư trên đảo. Ngày đó, nhiều người ra khơi gặp sóng dữ mãi nên không về. Sau đó, đột nhiên họ thấy có một mỏm đá dần nổi lên ở cửa biển và rồi mới đáp được bờ. Dân trên đảo thấy đá thiêng nên đã lập miếu thờ để cầu mong thần linh che chở họ trước bao tai ương biển cả. Người dân đến đây thờ cúng và dọn dẹp mỗi ngày và những chuyến đi ra khơi về sau đều sóng êm biển lặng.

Ảnh: @jiunnhsiang

Ở Dinh thờ Cậu Quý, Cậu Tài và Chúa Ngọc nương nương – đây là 3 nhân vật có thật ở miền Trung. Dinh Cậu không chỉ là điểm đến linh thiêng mà còn là minh chứng rõ nét nhất trong tiến trình giao lưu văn hóa khu vực miền Nam. Với hơn 300 năm tồn tại trên đảo ngọc Phú Quốc, người dân nơi này đã lưu truyền nhiều truyền thuyết về Dinh Cậu.

Ảnh: @sunung0223

Từ lâu, cư dân trên đảo Ngọc đã tin rằng từ ngày Dinh Cậu được lập lên là hầu như không gặp phải bất kỳ tai ương bão gió nào. Vậy nên, vào những ngày lễ, Tết hằng năm, du khách, dân đảo cùng nhiều chủ ghe, tàu đến Dinh Cậu viếng rất đông. Đặc biệt, Dinh còn được mở hội lớn, thu hút nhiều khách tham dự vào ngày 15 – 16/10 hằng năm.

2. Khung cảnh lãng mạn tại Dinh Cậu

Ảnh: @d.quocnghia

Không chỉ là biểu tượng của du lịch Phú Quốc về điểm đến linh thiêng, đây còn là nơi có vẻ đẹp thiên nhiên hòa lẫn giữa biển – cát – nắng – đá tuyệt đẹp. Nhìn từ xa, ghềnh đá dưới Dinh Cậu Phú Quốc nổi hình như con rùa cùng với khung cảnh ba bề sóng vỗ khiến cho nơi này bỗng trở nên huyền ảo, lãng mạn hơn. Cũng chính bởi vẻ đẹp này mà du khách đến đón bình minh và săn hoàng hôn mỗi dịp ghé đảo Ngọc.

Ảnh: @ttungz_

Chỉ đến cuối chiều thôi, cả biển trời của Dinh Cậu sẽ ngả dần sang màu vàng đậm, rồi lại đỏ ửng nơi phía cuối chân trời. Cùng với tiếng sóng biển rì rào mà rất nhịp nhàng, du khách sẽ tìm được một không gian thoáng đãng và cho mình chút khoảng lặng bình yên trong ngày.

3. Chợ đêm Dinh Cậu có gì thu hút?

Theo kinh nghiệm đi Phú Quốc tự túc và tìm hiểu được từ người dân bản địa, chợ đêm Dinh Cậu cũng là nơi nên ghé qua một lần. Chợ chỉ hoạt động từ 17h đến 23h nhưng khách thường đến rất đông từ 19h.

Ảnh: @angalia15

Ở chợ đêm Dinh Cậu có bán rất nhiều hải sản tươi sống và hấp dẫn như nhím biển, rắn biển, tôm, cá, mực, bào ngư, bạch tuộc…. Vì thế bạn có thể mua hải sản tươi sống đem về. Hoặc nếu là khách từ xa tới du khách, bạn có thể chọn hải sản rồi nhờ chủ quán chế biến riêng theo yêu cầu. Hải sản tươi sống sẽ giúp món ăn luôn thơm ngon và giữ được hương vị đặc trưng của nó.

Ngoài ra, chợ đêm Dinh Cậu – Phú Quốc còn bán thêm nhiều mặt hàng khác như kem, đồ ăn chay, các món ăn vặt, quà lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ…. để phù hợp thêm nhiều nhu cầu của từng khách.

5 Ngôi Chợ Lâu Đời Và Nổi Tiếng Nhất Việt Nam

Chợ là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán, cũng là nơi thể hiện nét văn hóa tinh tế đặc sắc của vùng miền. Là những ngôi chợ lâu đời được xem như biểu tượng của thành phố. Đến đây du khách không chỉ mua những món đồ yêu thích, những món quà lưu niệm mà còn được khám phá kiến trúc của những ngôi chợ lâu đời này.

5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam

Chợ Đồng Xuân – Hà Nội

Là một trong những ngôi chợ lớn và xưa nhất ở Hà Nội, chợ Đồng Xuân nằm trong phố cổ ở phường Đồng Xuân, có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Chợ gắn liền với sự thăng trầm của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, là điểm giao hòa và chứng kiến bao đổi thay của thành phố Hà Nội.

Ngoài giá trị về mặt lịch sử, chợ Đồng Xuân là địa điểm mua bán sầm uất bậc nhất, tập trung đa dạng nhiều mặt hàng gia dụng, giày dép, vải vóc và quần áo. Không chỉ có hàng hóa, người ta còn biết đến Đồng Xuân như một khu ăn vặt nổi tiếng của Hà thành, là điểm đến quen thuộc của du khách yêu thích ẩm thực truyền thống. Bạn có thể thưởng thức các món ăn tinh túy bản sắc Hà Nội như bún riêu ốc, bún chả kẹp que tre, bún măng mọc tiết, chè…

Chợ Đông Ba – Huế

Hình thành năm 1887, chợ Đông Ba vừa là kiến trúc công trình độc đáo, vừa là chứng nhân cho nhiều biến động lịch sử của cố đô Huế.

Đến năm 1987, chợ Đông Ba được đại trùng tu. Ngoài lầu chuông ở trung tâm, chợ Đông Ba mới có 9 dãy nhà bao quanh cùng 4 khu hàng mới như chợ cá, khu hàng tự sản, tự tiêu, khu hàng dịch vụ… Ngoài ra ban quản lý chợ còn kiêm nhiệm khu Hoa Viên Chương Dương, các bến bãi đỗ xe… nâng tổng diện tích mặt bằng thuộc chợ lên trên 47.614m², từ cầu Gia Hội đến cầu Trường Tiền, một mặt là sông Hương, một mặt là phố chính Trần Hưng Đạo. Trong chợ tập trung hàng ngàn hộ kinh doanh cố định và buôn bán rong. Bình quân mỗi ngày có từ 5.000 đến 7.000 khách đến chợ. Vào những dịp lễ tết, chợ đông hơn, có trên 1.2 vạn người.

Ngoài vị trí là một trung tâm thương mại lớn của Huế với lịch sử hơn 100 năm, chợ Đông Ba còn là nơi có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Và chợ Đông Ba đã đi vào thơ ca, nhạc họa như một trong các biểu tượng của Cố đô, một điểm đến không thể thiếu trong chuyến du lịch Huế.

Chợ Đầm – Nha Trang

Chợ Đầm là chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo.

Sở dĩ gọi là chợ Đầm vì chợ nằm trên cái đầm cũ rộng đến 7 mẫu tây, ăn thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra.

Chợ hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm, hải sản… rất phong phú. Ngay tại cửa ra vào, bãi đậu xe là tơi khu vực chợ, tại các cánh cung bọc 2 bên chợ là bán hải sản, khô, nem nướng và các mặt hàng lưu niệm. Trung tâm chợ bán các mặt hàng thiết yếu.

Chợ Bến Thành – Hồ Chí Minh

Tại Sài Gòn, không ai biết chợ Bến Thành. Đây là chợ lâu đời nhất và biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh. Chợ Bến Thành từ lâu đã là biểu tượng của Sài Gòn. Hoạt động từ năm 1914 đến nay, chợ với hơn 100 năm này không chỉ là một thị trường đông đúc, mà còn là một nhân chứng cho lịch sử thăng trầm của thành phố. Nơi này tập trung vào nhiều mặt hàng, từ quần áo, giày dép, hàng dệt, thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, đồ trang sức đến thực phẩm đặc sản.

Chợ Bến Thành từ lâu đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Hoạt động từ năm 1914 đến nay, ngôi chợ 100 tuổi này không chỉ là nơi mua bán sầm uất mà còn là chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố. Nơi đây tập trung nhiều mặt hàng, từ quần áo, giầy dép, vải vóc, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng thổ cẩm, trang sức đến các món ăn đặc sản.

Với giá trị truyền thống là trung tâm thương mại lâu đời nên chợ thu hút rất đông du khách ngoại quốc đến tham quan và mua sắm. Đến đây bạn sẽ bắt gặp đủ mọi ngôn ngữ để trao đổi mua bán. Đêm về, xung quanh chợ Bến Thành tụ họp thành một chợ đêm sầm uất tạo nên một Sài Gòn sôi động đa sắc màu.

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Với địa thế sông ngòi dày đặc và chằng chịt, miền Tây nổi tiếng bởi những khu chợ lênh đênh trên mặt nước, trong đó chợ nổi Ngã Bảy là khu chợ nổi tiếng lâu đời nhất vùng đất Cửu Long.

Chợ nổi Ngã Bảy, còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch.

Du khách tới đây sẽ nhìn thấy bạt ngàn màu sắc từ trái cây, rau củ cho đến các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, màu ruốc chín của măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây hay mặt hàng và hàng hóa đó sẽ được treo lơ lửng một cây sào cao gọi là cây bẹo.

Theo Thúy An/ Petro times

Đăng bởi: Chí Bảo-

Từ khoá: 5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam

Ba Quán Cà Phê 50 Năm Tuổi Tại Sài Gòn

Từ ngày những mẻ cà phê đầu tiên được nấu, đến nay, sau bao biến động thời cuộc, Chiêu, Cheo Leo hay quán “cà phê âm phủ” vẫn tồn tại giữa lòng Sài Gòn.

Du lịch Sài Gòn ghé ba quán cà phê 50 năm tuổi

Cà phê Chiêu

Mở cửa gần nửa thế kỷ, trải qua nhiều biến cố, quán cà phê Chiêu trở thành một trong những biểu trưng cho sự tồn tại bền bỉ của một nét văn hoá Sài Gòn. Quán Chiêu sáng đèn năm 1969 tại khu Bàn Cờ, Vườn Chuối.

Quán cà phê Chiêu.

Nhiều cư dân Sài Gòn xưa cảm thấy gắn bó với Chiêu vì những gì đã không hề thay đổi trong suốt nửa thế kỷ. Hầu như không gian của tầng một – nơi được ví là “linh hồn” của Chiêu – đều giữ nguyên cách bày trí, những vật dụng và kể cả màu sắc của chúng. Gỗ thanh ốp toàn bộ tường đến trần nhà, quầy bar, bàn ghế đều có hình hài xưa cũ. Sau này khi quán có lượng khách đông, chủ quán trưng dụng thêm không gian trên lầu hai làm một sân khấu ca nhạc nhỏ.

Bao nhiêu năm tồn tại là bấy nhiêu năm Chiêu gắn bó với thứ âm nhạc xưa cũ của một thời Sài Gòn. “Biết đến Chiêu từ những năm 1990 khi tôi mới biết đến Chiêu đến nay, suốt từng ấy năm có cảm giác như từng ấy bài hát trong luôn được phát trong một xấp đĩa cố định, bắt đi bắt lại dai dẳng xuyên suốt cả mấy thập niên. Dầu vậy, kiểu âm thanh đó giữ được sự thô ráp, cũ kỹ là một ‘đặc sản’, giống như một thứ cất giữ riêng trong bốn vách tường gỗ nơi đây vậy”, chị Thanh Quyên, một khách cũ của Chiêu kể.

Ở Chiêu, người ta có thể bắt gặp một trí thức trung niên chọn ngồi ở góc dựa sát vào tường và gật gù theo những bản nhạc Ngô Thuỵ Miên, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn qua giọng ca Lệ Thu, Khánh Ly, hay Thái Thanh hôm nay họ nghe và đã nghe ở năm tháng sinh viên của thế kỷ trước.

“Cà phê âm phủ”

Biệt danh có phần hơi rùng rợn này được những vị khách ruột đặt cho một quán cà phê cóc không tên, không bảng hiệu và đã không nghỉ bán trong suốt 60 năm qua. Đó là xe cà phê cóc đầu con hẻm 330 Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận của vợ chồng ông Đặng Ngọc Côn.

Cốc cà phê tại quán “cà phê âm phủ”.

Trong ký ức của ông Đặng Ngọc Côn (hay còn gọi là ông Ba Côn), cha ông đã bắt đầu đẩy một xe cà phê nhỏ ra đường bán từ những năm giữa thập niên 1950, từ thời còn thuộc Pháp.

Ông tiếp quản việc buôn bán của cha, sau năm 1975 mới cùng vợ dời về hẻm gần ngã tư Phú Nhuận rồi bán suốt cho đến ngày nay. Vợ ông Ba nói, chỉ một lần duy nhất vì việc gia đình phải đóng cửa một buổi, mà khách đến chờ đông nghẹt nên ông bà không dám đóng cửa nữa, sợ phụ lòng khách.

Căn nhà nhỏ của ông bà Ba Côn trưng dụng toàn bộ phòng khách để đặt một xe cà phê và vài chiếc bàn gỗ, ghế nhựa lúp xúp để khách ngồi dựa tường. Phía ngoài, trước cửa nhà, một dãy bàn ghế con nép sát hai đầu hẻm, khiến đầu con hẻm nhỏ lúc nào cũng xôm tụ người ra vào.

Những thứ khiến “cà phê âm phủ” trở nên đặc biệt đều gói gọn hết trên chiếc xe đẩy được mệnh danh là “nhỏ nhưng đầy nội lực” này. Những món đồ nghề pha cà phê, trong đó quan trọng nhất là các vợt vải để lọc cà phê luôn được vợ chồng ông bà Ba nâng niu, bởi “vợt dùng càng lâu, mùi vị cà phê càng đậm đà”.

Quán “cà phê âm phủ”.

Dân Sài Gòn sống lâu quanh các khu Tân Định, Cầu Kiệu (quận 1) rất nhiều người rành rẽ quán cà phê của ông bà Ba Côn. Khách ở quán đa phần là khách “mối” dù ở xa cũng giữ thói quen lặn lội xuống hàng ngày. Ở Sài Gòn hiện nay chỉ còn đếm trên đầu ngón tay các quán cà phê vợt pha theo kiểu cũ như thế này.

Cheo Leo

Nếu được xếp loại những quán cà phê lâu đời nhất Sài Gòn thì không thể thiếu Cheo Leo.

Quán cà phê trước hiên một căn nhà nằm lọt thỏm trong dãy nhà san sát hẻm 109 Nguyễn Thiện Thuật, quận 3 mở cửa lần đầu tiên cách đây 77 năm, kể từ năm 1938 khi một người thuôc dòng dõi hoàng tộc Huế – ông Vĩnh Ngô, chọn đất này làm nơi định cư. Khi ông Vĩnh Ngô mất, Cheo Leo được để lại cho người con gái thứ ba là chị Nguyễn Thị Sương (53 tuổi) tiếp quản.

Cũng là một trong những quán cà phê kiểu cũ, quán không hào nhoáng sang trọng nhưng thu hút được giới học sinh, sinh viên tụ tập sau giờ học. Hình bóng thị thành của Cheo Leo gom góp được qua chừng ấy năm là bóng dáng của đủ mọi tầng lớp không phân sang hèn, chia ghế ngồi chung đàm đạo bên tách cà phê.

Ngôi nhà vẫn giữ nguyên cách bày trí. Mảng tường đã loang tróc theo thời gian, một phần trần nhà ám một màu vàng đậm – dấu vết của khói bốc lên từ siêu đất nấu cafe. Bàn ghế vẫn giữ kiểu bàn gỗ loang lỗ những vết xước, trải dài ra đến trước hiên nhà cho những cuộc chuyện trò sớm mai hay chiều tà.

Ở Cheo Leo, cách pha cà phê bằng nồi đất vẫn được nguyên vẹn như những ngày đầu. Việc pha cà phê bằng nồi đất giữ được trọn vẹn mùi vị và đảm bảo đồ uống vẫn nóng khi bưng ra cho khách.

Theo Zing News

Đăng bởi: Hiếu Phạm

Từ khoá: Ba quán cà phê 50 năm tuổi tại Sài Gòn

5 Ngôi Chùa Linh Thiêng Nên Đi Lễ Chùa Đầu Năm Tại Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là Phước Hải là một ngôi chùa lâu đời trên đất Sài Gòn. Với những nét kiến trúc cổ xưa, mái ngói âm dương, ngôi chùa này từng được xếp hạng “Di tích kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia vào năm 1994. Chùa Ngọc Hoàng rộng khoảng 2.300m2, được thiết kế theo kiến trúc ba gian thờ với khu vực chánh điện thờ Phật, Ngọc Hoàng. Đền thờ Kim Thoa Thánh Mẫu, ông Tơ bà Nguyệt và 12 bà Mụ nằm bên tay trái. Bên trong là điện thờ thần Tài, công danh sự nghiệp.

Chùa Ngọc Hoàng – Một trong những ngôi chùa lâu đời tại Sài Gòn. (Ảnh: hooneymun).

Trước kia chùa được gọi là Điện Ngọc Hoàng, thờ thần Hoàng của người Hoa. Bởi vậy, kiến trúc của ngôi chùa mang nét của Trung Hoa. Trong chùa hiện lưu giữ những bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm. Bước chân vào chùa du khách sẽ thấy thích thú với hồ nước hoa sen, khói tỏa nghi ngút khắp sân, trong chùa có một hồ nuôi rùa lên tới hàng nghìn con. Khách thập phương viếng chùa thường phóng sinh rùa xuống hồ.

Bên trong ngôi chùa. (Ảnh: cesarettidaspoleto).Rất nhiều du khách đã đến đây vào dịp đầu năm mới. (Ảnh: daivuongcatjewelry).

Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của TPHCM. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964.

Ngôi chùa Vĩnh Nghiêm tại TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: kommon_johnpaul).

Tháp đá tại chùa Vĩnh Nghiêm được ghi nhận là tháp đá cao nhất, công phu nhất tại Việt Nam. Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng nhất của Sài Gòn. Ngoài ra ngôi chùa này còn được ghi nhận là ngôi chùa có tháp đá cao nhất và công phu nhất tại Việt Nam với 7 tầng, cao đến 14m. Tòa tháp đặc biệt này được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn và họa tiết điêu khắc phủ kín… theo phong cách văn hóa Lý – Trần.

Ngôi chùa được xây dựng theo phong cách thời Lý – Trần. (Ảnh: robertpanas).Khung cảnh bên ngoài của ngôi chùa. (Ảnh: tun.teppi).

Chùa Giác Lâm

Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở đất Gia Định – Sài Gòn còn tồn tại đến ngày nay. Chùa Giác Lâm có mặt tại Gia Định (Sài Gòn) từ năm 1744, do cư sĩ Lý Thụy Long xây dựng. Kiến trúc của chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu nhất cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại khu vực Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ “Tam”, gồm có 98 cột chống đỡ, bên trong chùa bài trí 113 pho tượng cổ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau.

Chùa Giác Lâm – một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất tại Sài Gòn. (Ảnh: itsaalvin).

Chùa Giác Lâm là nơi chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Ngày xuân nơi đây đón hàng ngàn khách thập phương và du khách quốc tế đến lễ phật tôn kính và chiêm ngưỡng nét cổ kính uy nghiêm của chùa.

Kiến trúc của chùa tiêu biểu cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại khu vực Nam Bộ. (Ảnh: iamnotluigi).

Chùa Phổ Quang

Khung cảnh bên ngoài chùa Phổ Quang. (Ảnh: ntduyphuong).

Chùa Phổ Quang được xem là một trong những ngôi chùa linh thiêng nên đi lễ chùa đầu năm tại Sài Gòn. Đây là ngôi chùa lớn lâu đời nổi tiếng ở quận Tân Bình, ở đây vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng có thể nghe được tiếng chim kêu ríu rít, mọi âu lo phiền muộn cùng những bon chen tất bật gác bỏ lại bên ngoài.

Có lẽ vì thếmà hàng năm chùa Phổ Quang chào đón rất nhiều du khách tìm đến chiêm bái, vãn cảnh, thả mình vào không gian thoáng tịnh.

Mỗi dịp đầu năm có nhiều du khách tìm đến với chùa để chiêm bái và vãn cảnh. (Ảnh: reccanguyen).Bên trong chùa Phổ Quang. (Ảnh: hieuhieu739).

Chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi – Ngôi chùa nổi tiếng có tháp chuông cao nhất Việt Nam. (Ảnh: chloew1710).

Chùa Xá Lợi là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Chùa tọa lạc tại số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên của thành phố Sài Gòn được xây dựng theo lối kiến trúc mới, trên là bái đường, ở phía dưới là giảng đường. Ngôi chùa nổi tiếng là nơi có tháp chuông cao nhất Việt Nam, tháp chuông có 7 tầng, cao đến 32m. Trên tầng cao nhất của chùa Xá Lợi có treo một đại hồng chuông nặng đến 2 tấn. Tiếng chuông chùa Xá Lợi in dấu ấn trong kí ức của bao thế hệ người Sài Gòn.

Tháp chuông tại ngôi chùa Xá Lợi. (Ảnh: whichwaywego).

Số điện thoại tư vấn: 024.44506070

Linh Linh

Đăng bởi: Quốc Nguyễn Minh

Từ khoá: 5 ngôi chùa linh thiêng nên đi lễ chùa đầu năm tại Sài Gòn

Bí Mật Hé Lộ Về ‘Ngôi Chùa Hơn 2000 Năm Tuổi’ Bị Vùi Lấp Ở Biển Bali

Nếu ai thích thú và từng đến Bali thì hẳn đều biết nơi này không chỉ đẹp đến tê tái với những biển xanh, cát trắng mà còn là một vùng đất Phật với rất nhiều ngôi đền. Bali từng gây chấn động báo giới và các nhà nghiên cứu trong suốt một thời gian dài trước thông tin về một “ngôi chùa hơn 2000 năm tuổi” chìm sau dưới đáy đại dương. Ngôi chùa ấy bây giờ ra sao?

Bí ẩn dưới đại dương. -Ảnh: destinationtour

Không gây ấn tượng với lối kiến trúc độc đáo, phá cách, vượt ra mọi quy chuẩn; ngôi chùa hôm nay chúng ta nhắc tới lại khiến thế giới phát sốt lên bởi sự bí ẩn đến kinh ngạc. Ngôi chùa ấy “không còn nguyên” dáng vẻ lộng lẫy nguy nga, mà thay vào đó là những mảnh ghép tưởng chừng như của một quần thể đồ sộ bị vùi lấp bởi nước cả ngàn năm.

Sự khó tin dưới lòng biển. -Ảnh: balitribune

Theo tư liệu ảnh chụp lại dưới lòng đại dương, ngôi chùa này có rất nhiều nét kiến trúc phảng phất Borobudur, có điều trông “cũ kỹ” hơn. Khi mới phát hiện ra ngôi chùa với rất nhiều tượng phật, di tích kiến trúc, các nhà nghiên cứu căn cứ vào kiến trúc và kiểu dáng, suy đoán rằng ngôi chùa này có cùng niên đại với đền thờ Borobudur tức là vào thế kỷ 7-8 sau công nguyên.

Đại dương và muôn vàn câu hỏi. -Ảnh: oriannabalitours

Để đưa ra lời nhận định này, các nhà khoa học dựa vào một số yếu tố lịch sử, cũng như hiểu biết về thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo ở Quốc gia Srivijaya (thế kỷ 7-8). Cộng với đó là những kiến tạo nền đá đặc trưng đồng thời là vị trí khá gần so với Borobudur.

Đại dương diệu kỳ. -Ảnh: vogueresorts

Ngoài ra, một giả thiết nữa được đặt ra, đó là ngôi chùa bị vùi lấp này nằm ở khu vực núi lửa hoạt động mạnh từ xưa đến nay. Những vụ hoạt động thường xuyên của núi lửa vào thời gian trước đã làm thay đổi vỏ trái đất. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các di tích, ngay cả di tích bằng đá. Việc một ngôi chùa bị chôn vùi dưới lòng đại dương nghe chừng là một điều hoàn toàn có thể xảy ra ở đất nước triệu đảo.

Những thứ bị “vùi lấp”. -Ảnh: bali.newamazing

Thế nhưng, câu chuyện có dừng lại ở đây? Ngôi chùa này thực sự có niên đại cả ngàn năm và bị vùi lấp dưới đáy biển bởi tác động của thiên nhiên?

Những bức ảnh thu lại từ các cuộc lặn biển, cùng với những lý giải khoa học khiến người ta gần như tin vào một thế giới đã ẩn mình dưới lòng đại dương suốt nhiều năm. Tuy nhiên, sự thực về nó lại còn khiến người ta bất ngờ hơn cả khi khám phá nên quần thể kiến trúc này.

Con người tạo nên những bất ngờ còn hơn cả đại dương. -Ảnh: huodong.ctrip

Theo như thông tin mới nhất về ngôi chùa thì đây không phải là một kiến trúc cổ xưa bị chôn vùi dưới lòng đại dương. Nó là một sản phẩm được làm nên bởi con người, chính con người hiện đại đã xây dựng và đưa những bức tượng, “những di tích” xuống dáy biển. Nguyên cớ đâu lại có sự việc này?

Vì sao có công trình này? -Ảnh: Shutterstock

Những cũ kỹ do chính con người tạo ra. -Ảnh: lnanews

Công trình này như một trò đùa? Như một cái tát vào giới chuyên gia? Không đâu. Có thể ngôi chùa đã làm náo loạn giới truyền thông, náo loạn các nhà khoa học trong một thời gian nhưng chắc chắn nó không phải là một trò lừa gạt. Hình ảnh những bức tượng bị chôn vùi dưới đáy biển làm con người ý thức hơn bao giờ hết việc bảo tồn các di tích.

Hơn bao giờ hết, con người cần có ý thức về bảo tồn. -Ảnh: lepotamira

Một ngôi chùa dưới lòng biển đưa cho người ta nhiều trăn trở lắm. Liệu, đến khi nào những thành tựu của văn minh nhân loại sẽ bị vùi lấp đi? Liệu, sau này con cháu chúng ta có đi khai quật những thứ thuộc về thời đại hôm nay và mất rất nhiều công sức để lý giải chúng? Con người ai cũng sẽ trở về với cát bụi. Thế nhưng, những thành quả mà con người làm ra nếu được bảo tồn sẽ ở lại lâu dài với hậu thế, để đời sau không phải thắc mắc quá nhiều việc khi xưa cha ông chúng đã sống như thế nào…

Chuyện cha ông ngày sau sẽ là chuyện của con cháu. -Ảnh: EunJae Im

Vào năm 2006, giai đoạn thứ hai của công trình này được tiến hành ở độ sau 15m, dành cho những vị khách ít có kinh nghiệm lặn biển có thể tự tin tới Bali để trải nghiệm một phần tuyệt tác của con người này. Dù là di tích cổ hay không thì đó chắc chắn là kết quả sau một quá trình làm việc vất vả và tỉ mỉ. Những người có cơ hội chiêm ngưỡng nên tự hào về điều đó.

Trân trọng văn hóa và truyền thống. -Ảnh: Paul M Turley

Hẳn bạn từng có những phút mơ mộng tới Bali. Hãy phấn đấu để giấc mơ ấy có thể trở thành hiện thực. Và khi giấc mơ ấy đã là hiện thực, hãy khám phá trọn vẹn hòn đảo lắm cảnh đẹp, lắm văn hóa này. Mong bạn luôn vui và sống hết mình với tuổi trẻ và những hành trình.

Đăng bởi: Nguyễn Thế Hướng

Từ khoá: Bí mật hé lộ về ‘ngôi chùa hơn 2000 năm tuổi’ bị vùi lấp ở biển Bali

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngôi Đình Hơn 300 Năm Tuổi Lâu Đời Nhất Sài Gòn trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!