Xu Hướng 12/2023 # Những Kỹ Năng Giúp Đạt Điểm Cao Trong Kỳ Thi Tốt Nghiệp Thpt # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Kỹ Năng Giúp Đạt Điểm Cao Trong Kỳ Thi Tốt Nghiệp Thpt được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

3.7/5 – (13 lượt đánh giá)

Ngoài những kiến thức thuần túy mà bất cứ học sinh nào cũng cần phải nắm chắc trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần tham khảo những kỹ năng lưu ý trong khi làm bài thi nhằm tăng điểm số bài thi.

Môn Văn viết đúng, viết đủ ý

Theo cô Phạm Thị Thanh Nga – Giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM): “Thời tiết tháng 7 không dễ chịu, không khí phòng chấm thi thường rất căng thẳng nên giám khảo sẽ dễ bực mình khi gặp phải những bài thi hoành tráng về số chữ nhưng mỏng manh về nội dung. Đã thế văn chương các em vừa lủng củng vừa rối rắm khiến người chấm cảm thấy “hại não” lẫn đau mắt. Một khi bài làm đã không gây thiện cảm với giám khảo thì điểm của bài cũng khó cao”.

Ở phần đọc hiểu, thí sinh tránh tình trạng vừa đọc vừa nhìn vào câu hỏi và trả lời song song. Thí sinh cần đọc một lượt văn bản để hiểu được nội dung đề cập đến vấn đề gì từ đó rút ra bài học gì, ý nghĩa gì. Khi thí sinh có cái nhìn tổng thể về nội dung sẽ đọc lần lượt các câu hỏi để biết vấn đề hỏi và trả lời lần lượt từng câu. Các câu sẽ bao gồm các mức độ:

Câu 1: Nếu đề bài là thơ sẽ hỏi về phương thức biểu đạt, hình ảnh, từ ngữ,…Nếu là ngữ liệu văn xuôi sẽ hỏi về thao tác lập luận, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ,…Thí sinh cần nắm chắc kiến thức Tiếng việt và làm văn.

Câu 2: Mức độ nhận biết thường sẽ có sẵn trong văn bản, thí sinh cần trích và liệt kê là xong

Câu 3: Mức độ thông hiểu, thí sinh cần vận dụng kiến thức và tư duy. Thí sinh phải đọc kỹ câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ để trả lời câu hỏi đoạn thơ (đoạn văn) phản ánh cái gì, có ý nghĩa ra sao.

Câu 4: Mức độ vận dụng cao, thí sinh cần bày tỏ quan điểm cá nhân một cách rõ ràng, mạch lạc, đưa được quan điểm của mình có đồng ý hay không, rút ra được thông điệp gì và chứng minh điều đó. Đặc biệt lưu ý, thí sinh phải trả lời bám sát nội dung văn bản, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Phần đọc hiểu thí sinh không trả lời lan man, đề hỏi gì thì cần trả lời đúng trọng tâm vào vấn đề đó, ngôn từ ngắn gọn, xúc tích.

Ở phần nghị luận xã hội, để viết được bài văn 200 chữ có chất lượng, thí sinh cần bám sát văn bản đọc hiểu. Thí sinh cần xác định được vấn đề nghị luận, tư duy và xâu chuỗi các vấn đề. Phần mở đầu nêu được vấn đề cần nghị luận, phần thân bài đưa ra các luận điểm và dẫn chứng thuyết phục, phần kết bài tổng kết lại vấn đề và rút ra bài học cho bản thân. Thí sinh lưu ý viết trọng tâm, tránh dài dòng và không đúng với câu lệnh của bài.

Ở phần nghị luận văn học, thí sinh xác đinh được câu lệnh đề bài yêu cầu từ đó xác định phương thức làm bài và phạm vi kiến thức. Thí sinh phải khai thác được yếu tố nội dung và nghệ thuật và thể hiện được quan điểm nhận thức để làm sáng tỏ yêu cầu bài đưa ra. Để bài văn có chiều sâu, thí sinh cần có sự so sánh vấn đề cùng chung một đề tài, trích dẫn các câu nói nhận định kinh điển của các nhà văn, nhà thơ.

Với môn Anh, hãy chọn phần thể mạnh để lấy 50% điểm

Đề thi môn Anh có 2 phần rõ nhất: phần 1 (50% số điểm) bao gồm: ngữ âm (phonetics) 4 câu, giao tiếp (speaking) 2 câu, ngữ pháp (grammar) 9 câu, từ vựng (vocabulary) 10 câu. Phần 2 (50% điểm) bao gồm: đọc hiểu (reading) 17 câu, viết (writing) 4 câu, tìm lỗi sai (error identification) 4 câu.

Theo thầy Phạm Hùng – Giáo viên trường THPT Marie Curie, thí sinh nên giải quyết phần thế mạnh của mình trước để lấy 50% số điểm, tùy vào năng lực mỗi thí sinh mà mỗi người có phần thế mạnh riêng.

Khi cầm đề thi thí sinh cần bao quát toàn bộ đề nhằm xác định các dạng bài, độ dài ngắn để phân bổ cho hợp lý. Hãy bắt đầu với những dạng bài mình tự tin nhất, câu khó có thể làm sau. Trong 4 đáp án, nếu các em phân vân các em được quyền bỏ qua đáp án mình thấy khó hiểu nhất hoặc chưa thấy bao giờ. Đối với mỗi dạng bài các em nên có chiến lược làm bài riêng.

Lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm

– Khi nhận phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh cần ngay lập tức điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống phía bên trên phiếu. Số báo danh ghi đủ phần số, kể cả các số 0 ở phía trước, điền chính xác mã đề thi vào hai phiếu thu bài thi.

– Khi nhận đề thi, thí sinh kiểm tra các môn thi thành phần trong bài thi Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội có cùng một mã đề thi. Trong trường hợp không cùng mã đề thí sinh báo với cán bộ coi thi chậm nhất 5 phút từ thời điểm phát đề, phải để đề thi dưới tờ phiếu trả lời trắc nghiệm, không được xem nội dung đề thi khi cán bộ coi thi chưa cho phép.

– Thí sinh chỉ được tô bằng bút chì đen các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời. Trường hợp tô nhầm hoặc muốn đổi câu trả lời, thí sinh phải tẩy sạch chì ở ô cũ rồi tô vào ô mà mình lựa chọn.

– Thí sinh kiểm tra đề thi đã đủ số lượng câu hỏi, số trang như đã ghi trong đề và đều cùng một mã đề.

– Thí sinh tô đậm, đủ hình tròn đáp án tránh tô mờ hoặc tẩy xóa không kỹ khiến hệ thống khó nhận diện đáp án.

– Thí sinh không được nộp bài sớm, chỉ được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài. Khi hết giờ, các em phải nộp phiếu trả lời cho cán bộ coi thi và ký tên vào 2 phiếu thu bài thi.

– Thí sinh chỉ được rời khỏi phòng sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép rời đi.

Mong rằng với những kỹ năng trên, các em có thể áp dụng thành công và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Năm nay “ma trận” các phương thức tuyển sinh, các ngành nghề, trường đại học đã khiến phần lớn thí sinh lẫn các bậc phụ huynh phải đau đầu không biết phải lựa chọn ra sao cho phù hợp. Để giải quyết nỗi lo lắng đó, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Thông qua kết quả trắc nghiệm tính cách chọn nghề nghiệp MBTI, các em sẽ được tư vấn trực tiếp cùng những chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu để chọn ra cho mình ngành học, trường đại học phù hợp nhất với năng lực, sở thích, tính cách…

Lịch Thi Tốt Nghiệp Thpt Năm 2023: Dự Kiến Thi Trong 2 Ngày

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 7 và 8/7. Vào chiều ngày 6/7, thí sinh làm thủ tục dự thi tại địa điểm thi, đính chính sai sót và nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi.

Lịch thi THPT quốc gia 2023 (dự kiến)

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có 5 bài thi gồm Ngữ văn (120 phút), Toán (90 phút), Ngoại ngữ (60 phút) Khoa học tự nhiên (gồm các môn thành phần Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (gồm các môn thành phần Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Các môn tổ hợp thi trong 150 phút, trong đó mỗi môn thi thành phần có thời gian 50 phút. Thí sinh là học sinh đang theo học lớp 12 phải dự thi 4 bài thi để xét tốt nghiệp THPT gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.

– Thí sinh thuộc hệ giáo dục thường xuyên: Phải dự thi 3 bài thi gồm Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội, do thí sinh chọn. Thí sinh có thể dự thi thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả tuyển sinh.

– Đối với thí sinh tự do (đã tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp): Được đăng ký dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc môn thành phần của bài thi tổ hợp, để xét tuyển đại học.

Một số lưu khi khi làm hồ sơ dự thi

Thí sinh cần căn cước công dân

Theo Công văn số 1318/BGDĐT-QLCL, thí sinh khi dự thi phải có căn cước công dân. Các sở giáo dục và đào tạo, các trường phổ thông hướng dẫn để học sinh có căn cước công dân trước khi nộp phiếu đăng ký dự thi.

Nếu không có căn cước công dân thì hệ thống quản lý thi sẽ cấp cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý. Các thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng thì phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi đăng ký dự thi.

Bộ Giáo dục cũng đưa ra các lưu ý thí sinh đã đăng ký sơ tuyển phải dùng căn cước công dân thống nhất khi đăng ký dự thi và đăng ký sơ tuyển.

Lưu ý: Tại Công văn 1318 này, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định từ ngày 27/04/2023 – 11/05/2023, các đơn vị đăng ký dự thi thực hiện thu hồ sơ và bản copy CCCD. Sau khi hết hạn đăng ký, thí sinh không được thay các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký.

Tài khoản này được thí sinh dùng để đăng nhập vào hệ thống quản lý thi từ lúc đăng ký dự thi đến khi xem kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Do đó, để bảo mật thông tin, khi nhận được tài khoản và mật khẩu thí sinh nên thay đổi ngay mật khẩu.

Thí sinh cần phải bảo mật tài khoản và mật khẩu của mình tuyệt đối, nếu quên tài khoản và mật khẩu thì có thể liên hệ với đơn vị đăng ký dự thi để được cấp lại.

Theo lịch của Bộ Giáo dục, chậm nhất vào ngày 26/07/2023, các hội đồng thi phải công bố kết quả thi. Việc xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất là vào 28/07/2023.

Nguồn tham khảo và tổng hơp: Báo Tuổi trẻ, cập nhật ngày 19/4/2023.

Đăng bởi: Đặng Huyền

Từ khoá: Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023: Dự kiến thi trong 2 ngày

Quy Định Phòng Thi, Sbd Thí Sinh Trong Kỳ Thi Thpt Quốc Gia 2023

Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa ra quy định mới trong quy chế thi THPT Quốc gia 2023 và tuyển sinh 2023, theo đó thí sinh tự do sẽ được bố trí thi trong phòng thi riêng khác với thí sinh GDTX và THPT.

Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa ra quy định mới trong quy chế thi THPT Quốc gia 2023 và tuyển sinh 2023, theo đó thí sinh tự do sẽ được bố trí thi trong phòng thi riêng khác với thí sinh GDTX và THPT.

Đối với quy định mới, Để được công nhận tốt nghiệp THPT 2023 thì thí sinh theo học chương trình giáo dục THPT – gọi tắt là thí sinh THPT phải làm 4 bài thi. Trong đó, có 3 bài thi của 3 môn thi độc lập là Toán, Văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn trong 2 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội.

Còn đối với thí sinh theo học chương trình GDTX bậc THPT – gọi tắt là thí sinh GDTX thì sẽ phải dự thi 3 bài thi bao gồm: 2 bài thi của 2 môn thi độc lập đó là Toán, Văn và một bài thi tự chọn trong 2 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội.

Bộ GD&ĐT quy định phòng thi, SBD thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia 2023

Bên cạnh đó, trong quy chế thi THPT Quốc gia 2023 và tuyển sinh 2023 còn quy định: Để xét tuyển Cao đẳng, Đại học thí sinh phải đỗ tốt nghiệp THPT và đồng thời dự thi các bài thi độc lập và tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp phù hợp với tổ hợp bài thi hoặc môn thi xét tuyển vào ngành hoặc nhóm ngành theo quy định của các trường Đại học, Cao đẳng.

Khi đã có danh sách thí sinh dự thi, Bộ GD&ĐT sẽ sắp xếp phòng thi cho các thí sinh theo từng bài thi. Theo đó, mỗi phòng thi sẽ có nhiều nhất là 24 thí sinh, khoảng cách tối thiểu giữa 2 thí sinh cạnh nhau là 1,2m tính theo hàng ngang. Đối với buổi thi cuối cùng là môn thi Ngoại ngữ thì phòng thi sẽ sắp xếp các thí sinh thi Ngoại ngữ khác nhau, nhưng khi thu bài sẽ thu riêng theo từng bài thi.

Các thí sinh tự do sẽ được bố trí thi trong phòng thi riêng tại 1 hoặc 1 số điểm thi do Giám đốc sở GD&ĐT quy định. Thí sinh GDTX sẽ được sắp xếp phòng thi riêng khi làm bài thi Khoa học Xã hội, và trong mỗi phòng thi sẽ có danh sách ảnh của thí sinh.

Đối với mỗi Hội đồng thi có 1 mã riêng và được thống nhất trên cả nước. Tại mỗi Hội đồng thi thì việc lập danh sách thí sinh tham gia dự thi cho mỗi điểm thi được sắp xếp theo thứ tự a,b,c,d,… theo tên của thí sinh để đánh số báo danh lần lượt.

Các Hội đồng thi sẽ lập danh sách thí sinh sắp xếp theo thứ tự a,b,c,d…. dựa vào tên thí sinh trong từng bài thi hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội để bố trí phòng thi.

Đối với mỗi thí sinh chỉ được phép có 1 số báo danh duy nhất. Số báo danh này được quy định bao gồm mã của Hội đồng thi có 2 chữ số và 6 chữ số tiếp theo được sắp xếp liên tục và tăng dần từ 000001 cho đến khi hết thí sinh trong Hội đồng thi này, và phải đảm bảo rằng không có thí sinh nào bị đánh trùng số báo danh.

Tìm Hiểu Kỹ Năng Quan Sát Trong Giao Tiếp & Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Đó

Kỹ năng quan sát là gì?

Kỹ năng quan sát trong công việc đề cập đến khả năng sử dụng tất cả năm giác quan của bạn để nhận biết, phân tích và nhớ lại môi trường xung quanh. Thực hành này thường được kết hợp với chánh niệm vì nó khuyến khích bạn hiện diện và nhận thức về các chi tiết của cuộc sống hàng ngày của bạn.

Kỹ năng quan sát phụ thuộc vào một số khả năng và thuộc tính khác, chẳng hạn như:

Giao tiếp

Có lẽ một trong những khía cạnh quan trọng nhất của giao tiếp hiệu quả là khả năng lắng nghe tích cực. Khi sở hữu kỹ năng này, bạn có thể dành sự tập trung cho người đang nói, hiểu thông điệp của họ và trả lời một cách thích hợp và chu đáo.

Trí tuệ cảm xúc

Khả năng đánh giá và điều chỉnh cảm xúc của chính bạn cũng như nhận biết và đồng cảm với cảm xúc của người khác là một kỹ năng được gọi là trí tuệ cảm xúc . Mặc dù lợi ích chính của kỹ năng này là nó giúp bạn kết nối với những người xung quanh và xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa, nhưng nó cũng là một công cụ quan sát mạnh mẽ. Bằng cách xác định trạng thái cảm xúc của người khác, bạn có thể nhận ra tốt hơn cách bạn nên tương tác và phản ứng với những người xung quanh.

Quan sát cảm xúc của người khác

Tư duy phản biện Sự chú ý đến chi tiết

Chú ý đến chi tiết là khả năng tiếp cận và hoàn thành nhiệm vụ một cách kỹ lưỡng và chính xác. Kỹ năng này đóng một vai trò quan trọng trong năng suất, nhưng nó cũng là chìa khóa để quan sát hiệu quả vì nó cho phép bạn nhận ra các chi tiết nhỏ và điều chỉnh hành động của mình để phù hợp với chúng.

Kỹ năng quan sát trong giao tiếp

– Trong giao tiếp hàng ngày, kỹ năng quan sát giúp chúng ta thấu hiểu được tâm tư tình cảm, thái đội của đối phương thông qua cử chỉ, hành động và những biểu hiện trên khuôn mặt. Nhìn vào đó ta biết họ đang vui hay buồn từ đó ta có được những cách ứng xử hợp lý.

– Quan sát trong giao tiếp giúp bạn phân tích và tiết chế những lời nói hay biểu lộ cảm xúc đến với đối phương như tâm sự đồng cảm và cho lời khuyên. Làm như vậy người đối diện sẽ cảm thấy tin tưởng và được tôn trọng hơn.

– Kỹ năng quan sát trong giao tiếp chính là tiền đề quan trọng giúp giao tiếp thành công cũng như làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Cách cải thiện kỹ năng quan sát 1. Tìm kiếm thông tin chi tiết

Hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để tạm dừng công việc bạn đang làm và cố gắng chọn ra càng nhiều thông tin chi tiết càng tốt từ môi trường xung quanh bạn. Thường có những thứ lớn hoặc thu hút sự chú ý trong môi trường của bạn, nhưng hãy cố gắng di chuyển qua những đối tượng này để tìm một số thuộc tính nhỏ hơn, ít được chú ý hơn.

Ví dụ, bạn có thể ngay lập tức chú ý đến máy tính, ghế và bàn làm việc trong văn phòng của đồng nghiệp, nhưng hãy cố gắng tìm hiểu chi tiết về màu sơn, các vật dụng trên bàn làm việc, hình ảnh trên tường và thậm chí cả thảm trải sàn.

Tìm kiếm thông tin là một kỹ năng quan sát cốt lõi

2. Tránh sao nhãng

Các thiết bị điện tử, môi trường xung quanh bận rộn hay thậm chí là suy nghĩ của chính bạn có thể dễ dàng khiến bạn mất tập trung trong việc quan sát địa điểm và mọi người xung quanh. Thay vì nghe nhạc trên đường đi bộ hoặc đi làm, hãy thử chú ý đến âm thanh và điểm tham quan để xem bạn nhận thấy điều gì là cách tăng kỹ năng quan sát trong công việc.

3. Ghi nhật ký quan sát

Sẽ rất hữu ích khi bạn mang theo một cuốn nhật ký cầm tay để có thể viết hoặc vẽ những điều bạn nhận thấy. Bạn cũng có thể giữ một tài liệu trên máy tính của mình để quan sát những việc nhỏ trong ngày. Tập trung vào những thứ như:

– Các đối tượng xung quanh bạn, bao gồm vị trí, hình dạng, kích thước và màu sắc của chúng.

– Mọi người trình bày, bao gồm những gì họ đang làm và những gì họ đang mặc.

– Những thứ bạn nhìn, nghe, chạm, nếm và ngửi.

4. Định lượng mọi thứ khi bạn nhận thấy chúng

Khi bạn quan sát, hãy cố gắng càng cụ thể càng tốt. Một cách tuyệt vời để làm điều này là tránh những câu nói chung chung như, “Có một số người trong phòng nghỉ”. Thay vào đó, hãy đếm chính xác xem có bao nhiêu người

5. Quan sát qua ánh mắt

– Trong quá trình giao tiếp bạn nên quan sát nét mặt của đối phương ví dụ như ánh mắt nếu họ chau mày, mắt trợn lên là họ đang bực tức về một điều gì đó hoặc mí mắt của đối phương mở to, chân mày sát vào nhau điều đó có nghĩa đói phương đang lo sợ một điều gì đó.

– Bạn hãy để ý vào ánh mắt của đối phương để có những biểu hiện hay thái độ đúng chuẩn với từng tình huống

Phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát trong giao tiếp 1. Cởi mở

– Bạn cần chuẩn bị tinh thần cởi mở trước khi quan sát một vấn đề gì đó. Hãy cởi mở để đón nhận các điều mới mẻ. Trên thực tế, những thứ bạn quan sát bắt nguồn từ những người thực hiện nhiều hành động khác nhau. Mỗi người lại có những suy nghĩ và cách làm riêng của mình. Vì thế, những suy nghĩ lối mòn sẽ đôi lúc khiến bạn có cái nhìn phiến diện đối với người xung quanh, các hành động của họ.

– Sự cởi mở cũng sẽ khiến bạn có cái nhìn rộng hơn. Nó sẽ khiến bạn có cái nhìn bao quát, từ nhiều khía cạnh từ đó có thể đưa ra các nhận định một cách chính xác hơn. Hãy chủ động đón nhận nhiều điều từ nhiều phía để có sự quan sát chính xác.

2. Có mục đích

– Hãy luyện tập kỹ năng quan sát trong công việc với mục đích rõ ràng. Bằng cách này, bạn đang chuẩn bị cho việc học hỏi những điều mới mẻ. Mục tiêu sẽ giúp bạn thu được hiệu quả nhiều hơn từ quá trình quan sát.

3. Quan sát đa giác quan

– Để có được sự quan sát chính xác nhất, nhân viên cần phải quan sát nhiều hơn chỉ là đôi mắt. Bạn cần phải quan sát bằng tai và cả sự cảm nhận. Tùy thuộc vào vấn đề bạn đang đánh giá mà bạn cần phải sử dụng nhiều giác quan trong việc quan sát, đánh giá.

– Không chỉ sử dụng mắt quan sát, bạn cần nghe những gì họ nói, chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, cử chỉ, giọng điệu. Quan sát toàn diện, sử dụng hết các giác quan và khả năng phán đoán của mình.

4. Loại bỏ các yếu tố gây phiền nhiễu 5. Chú ý đến các chi tiết nhỏ

Mọi vấn đề đều được quyết định bởi những chi tiết rất nhỏ. Việc quan sát và nắm bắt được các chi tiết nhỏ sẽ khiến bạn trở thành người quan sát tốt hơn. Các chi tiết tuy nhỏ nhưng lại hàm chứa những lý do và có vai trò quan trọng đặc biệt trong sự kết nối các sự kiện, hiện tượng để có được phán đoán chính xác nhất. Bởi vậy, hãy để ý nhiều hơn đến các chi tiết nhỏ và bạn chắc chắn sẽ thấy được sự khác biệt trong chất lượng công việc của mình.

6. Không phán xét

– Việc phán xét sẽ khiến bạn mang có cái nhìn không bao quát và định kiến về vấn đề. Dẫn đến việc đánh giá thông tin dễ bị phiến diện. Đừng đưa ra các cảm xúc cá nhân trong khi quan sát bởi điều đó sẽ tạo ra sự thiên vị.

– Khi cảm xúc cá nhân hoặc định kiến bị kéo vào, bạn sẽ không còn nhìn thấy những gì đang diễn ra mà bạn chỉ thấy các sự việc, sự vật bị bóp méo theo nhận thức của bạn. Một người quan sát tốt sẽ bỏ qua cảm xúc cá nhân và nhìn mọi thứ theo cách chúng đang diễn ra.

– Kỹ năng quan sát cũng như bất cứ kỹ năng nào khác đều cần luyện tập để có kết quả tốt. Thông qua việc thực hành thường xuyên, bạn có thể rèn luyện não bộ và biến việc quan sát thành thói quen.

Kỹ năng quan sát rất quan trọng trong công việc. Tuy nhiên để công việc trở nên hiệu quả thì bạn cần sắp xếp được công việc cũng như cách triển khai. Tóm lại kỹ năng quan sát không phải là bẩm sinh mà do chúng ta rèn luyện qua những tình huống thường ngày trong giao tiếp.

Đăng bởi: Hồng Ngân

Từ khoá: Tìm hiểu kỹ năng quan sát trong giao tiếp & cách rèn luyện kỹ năng đó

Cách Trồng Nấm Rơm Chuẩn Kỹ Thuật, Năng Suất Cao

Như bà con đã biết thời vụ thích hợp để trồng nấm rơm là từ khoảng tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Tuy nhiên trong các tháng đó nếu gặp mưa nhiều thì nấm sẽ mất mùa.

Trồng nấm rơm trong nhà không những hạn chế ảnh hưởng bất thuận của thời tiết mà còn nâng cao năng suất, thậm chí cho thu hoạch gần như quanh năm.

Bà con cần nắm chắc các yêu cầu của nấm qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển để điều chỉnh cho phù hợp, nâng cao năng suất của nấm.

Để đạt hiệu quả cao khi trồng nấm rơm bà con cần đảm bảo tốt các yếu tố sau

Theo kinh nghiệm, kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà sợi nấm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 30- 35 độ C và cho sự hình thành quả thể là từ 28-30 độ C. Ngoài khoảng nhiệt độ này nấm rơm đều khó phát triển hoặc có thể chết.

Nấm rơm có thể được trồng bằng mùn cưa hoặc bã mía đã qua xử lí tuy nhiên để nấm có thể phát triển tốt nhất bà con nên dùng rơm để trồng.

Rơm được chọn trồng nấm cần đảm bảo là rơm rạ đã được phơi khô, có mùi thơm đặc trưng của rơm và không bị nấm mốc hoặc quá mục nát.

Hạt giống làm nấm rơm thường được ủ lên men từ hạt lúa, bà con có thể chọn mua giống tại các trung tâm nghiên cứu vật nuôi và cây trồng của tỉnh hoặc mua tại các cơ sở chuyên sản xuất meo nấm giống uy tín.

Khi mua giống bà con cần chú ý chọn những bịch giống không có hiện tượng mốc xanh, mốc đen, giống có mùi chua, bị thối nhũn. Túi giống cần có màu trắng đồng nhất, không loang lổ, sợi nấm ăn kín đáy và có mùi đặc trưng của nấm rơm.

Bà con cần đảm bảo nơi trồng nấm phải là nơi cao ráo, bằng phẳng và sạch sẽ.

Nếu không có diện tích đất lớn để trồng nấm rơm bà con có thể trồng nấm chuyên canh trong nhà, tuy nhiên phải làm 2 khu vực để có thời gian xử lý nguồn bệnh sau vài vụ trồng nấm. Nếu trồng nấm trong nhà cả năm mà không xử lý nguồn bệnh thì nấm sẽ bị nhiễm bệnh và khiến năng suất giảm sút, thậm chí dẫn đến mất trắng toàn bộ.

Nước dùng để tưới nấm rơm phải được đảm bảo là nguồn nước sạch, không nhiễm mặn hay nhiễm phèn, tuyệt đối không dùng nước thải công nghiệp.

Bà con có thể lắp hệ thống tưới dạng phun sương hoặc nhỏ giọt cho nấm rơm tuy nhiên bà con cũng có thể dùng bình tưới có ô doa dạng vòi sen để tưới nước cho nấm.

Kinh nghiệm trồng nấm rơm trong nhà cho biết sự thông khí cần thiết cho quá trình sinh trưởng của sợi nấm và phát triển của quả thể. Nếu không khí cấp cho nấm rơm bị thiếu hụt thì nấm có thể ngưng phát triển và chết dần.

Nấm rơm không có chất diệp lục nên không cần ánh sáng để quang hợp tuy nhiên nếu nấm bị trồng trong môi trường quá tối thì quả thể cũng không thể hình thành và phát triển. Cần thực hiện chiếu ánh sáng nhẹ hoặc tận dụng ánh sáng khuếch tán của mặt trời cho nấm (một ngày nên chiếu sáng cho nấm từ 30 phút đến 1 tiếng và chiếu sáng khoảng 2 lần 1 ngày). Tuyệt đối không sử dụng ánh sáng quá mạnh để chiếu sáng cho nấm, điều này hoàn toàn có thể gây chết nấm, quan sát thấy nấm rơm có sắc màu lông chuột là được.

Nấm rơm có thể trồng được quanh năm. Mùa Đông Xuân, giáp Tết Nguyên đán, có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa cần làm mái che hoặc tủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền mô cao để tránh ngập úng. Ở những nơi có nhiều gió, gió mạnh cần làm rào chắn gió, bố trí các mô nấm thẳng góc với hướng gió.

Chọn vị trí tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để không ảnh hưởng tới nấm, vị trí phải thoáng mát, sạch sẽ để tránh mầm bệnh.

Có thể đặt rơm ở nhiều nơi như: xung quanh nhà, ở vườn cây, trên nền đất gạch, xi măng hoặc trên kệ, trong bọc nylon… Địa điểm phải bằng phẳng, khô ráo tránh bị ngập úng vào mùa mưa, nếu gần nước tưới tiêu thì càng tốt, để thuận lợi cho việc tưới tiêu cũng như là chăm sóc và thu hoạch khiến cách trồng nấm rơm của bạn sẽ hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Người ta có thể dùng nhiều vật liệu khác nhau để trồng nấm rơm như: rơm rạ, bã mía, thân và lá chuối, lục bình, bông gòn. Nhưng thường ta hay dùng rơm rạ. Chất nấm bằng rơm, lúa mùa hoặc thần nông, lúa tẻ hoặc lúa nếp đều dùng được cả. Có thể dùng rơm mới suốt còn tươi hoặc rơm rạ đã khô, miễn đừng mục nát (đã biến thành màu nâu đen) sẽ cho năng suất không cao.

Việc chọn giống nấm cũng đóng vai trò rất quan trọng, giống nấm sẽ quyết định tới sự thành, bại cho cách trồng nấm rơm tại nhà của bạn. Giống nấm không bị nhiễm bệnh, giống không quá già cũng không quá non và có mùi thơm dễ chịu. Túi giống phải có mùi trưng của giống nấm rơm, không loang lỗ và sợi nấm phải ăn kín đáy.

Đầu tiên, ta cần pha nước vôi với tỷ lệ 0,5kg vôi bột với 1 khối nước.

Nước dùng để ngâm rơm nên là nước mưa, nước giếng, không dùng nước máy vì chúng chứa chất tẩy rửa hoặc nếu dùng cần ngâm ít nhất một ngày.

Tiếp theo, cho rơm vào ngâm.

Giậm chân đều để rơm được ngập nước vôi.

Ngâm khoảng 2 tiếng đến 1 ngày rồi vớt rơm ra, gom thành đống để ủ.

Trùm bạt nilong màu đen bao bọc lại để tạo môi trường ủ tốt nhất cho rơm.

Ủ khoảng 3 ngày thì tiến hành đảo, cho phần rơm bên ngoài vào trong, bên trong ra ngoài, dưới lên trên, trên xuống dưới, gom thành đống và tiếp tục ủ thêm 3 ngày nữa là xong.

Để biết đạt chất lượng chưa, hãy dùng tay nắm chặt một nắm rơm, nếu thấy nước rĩ ra trên ngón tay thì đã đạt.

Cách ủ rơm thành đống. Cách này áp dụng được cho cả rơm tươi và khô. Các bước tiến hành:

Rơm được chất thành đống, chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Khi chất đống, cứ mỗi lớp rơm cao 20-30cm tưới nước để cho rơm thấm đều và dùng chân dậm cho dẽ, tiếp tục chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rơm có chiều cao 1,3-1,5m. Sau đó lấy nylon, rơm khô hoặc lá chuối tủ chung quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt. Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao khoảng 60- 70oC. Nhiệt độ sẽ làm chết các mầm nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm rạ, giúp cho nấm rơm dễ hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi sau này.

Vật liệu chính trong kỹ thuật trồng nấm rơm là rơm được ủ

Sau khi ủ rơm từ 10-12 ngày, khi đó đống rơm ủ xẹp xuống, chiều cao khoảng 0,8-1,0m. Lúc này có thể đem rơm chất ra luống.

Cách xử lý nước vôi trước khi ủ. Cách này được áp dụng cho rơm, rạ đã khô. Rơm, rạ được nhúng vào nước vôi, pha với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước. Ngâm rơm vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ.

Thời gian ngâm trong nước vôi từ 20-30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước, chất thành đống với chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Cần dậm nhẹ cho dẽ, lấy nylon, rơm hoặc lá chuối tủ quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt.

Thời gian ủ 5-6 ngày: Trong thời gian đầu, sau khi chất đống 2-3 ngày, trở rơm một lần. Nếu rơm quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ.

Đến ngày thứ 5-6 kiểm tra lại đống rơm. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất.

Rơm đã đủ điều kiện để chất nấm phải đạt yêu cầu:

Rơm rạ mềm hẳn.

Có màu vàng tươi.

Có mùi thơm đặc trưng của rơm rạ khi lên men.

Là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt.

Tiêu chuẩn bịch meo tốt: Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo. (Riêng một số meo giống, khi tơ trưởng thành, bắt đầu kết tụ lại thành những hạt màu đỏ nâu vẫn cho năng suất tốt). Một bịch meo giống nặng trung bình 120g, có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5m, cao 0,4- 0,5m, chiều dài liếp 4-5m.

Chú ý khi chọn meo giống: Không chọn sử dụng bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua.

Meo nấm rơm chính là nấm giống, bạn có thể mua tại các trang thương mại điển tử, mình sẽ để link bên dưới để bạn tham khảo giá.

Sau khi mua về, cho meo nấm vào thau rồi đánh tơi.

Tiếp theo, cho lượng cám gạo vừa đủ vào trộn đều.

Lấy rơm trong đống đã ủ: Dỡ bỏ lớp rơm ngoài mặt đống ủ.Lấy rơm đã ủ bên trong mang đi xếp mô trồng nấm, cố gắng xếp hết trong ngày phần rơm đã dỡ lớp đậy khi ủ.

Chất mô nấm

Cách 1: Rãi một lớp rơm đã ủ lên mặt liếp, tiếp đó tưới nước. Dùng tay đè dẽ dặt sao cho có chiều rộng theo mặt liếp khoảng 50cm, chiều cao 20cm. Rãi meo giống dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm. Tiếp tục lặp lại thao tác trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3… Nếu ủ ba lớp thì phía trên không rãi men giống, chỉ rãi rơm khô dầy 4-5 cm. Tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn. Vuốt mô không gọn, mặt ngoài mô không láng khi thu hoạch nấm sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ, làm giảm năng suất.

Cần phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho nấm phát triển, không bị sâu bệnh

Cách 2: Rơm sau khi ủ chín được cuốn thành từng bó, đường kính 15-20cm, chiều dài từ 45-50cm, xếp dẽ dặt từng lớp. Sau mỗi lớp rơm, rãi meo dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm, tiếp tục xếp như trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3… Nếu chỉ ủ ba lớp thì phía trên chỉ rãi rơm khô dầy 4-5cm, tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn.

Lưu ý: Tùy theo mùa, thay đổi độ dầy khi đậy mô cho thích hợp. Mùa nắng: Tủ rơm mỏng để thoát nhiệt. Mùa mưa, mùa lạnh: Tủ rơm dầy để giữ nhiệt và chống thấm nước.

Đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón gì thêm. Vì rơm rạ khi phân hủy đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nấm phát triển.

Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Ẩm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm. Nếu ẩm độ dư, thừa nước: Nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm bị lạnh. Nếu độ ẩm thiếu, mô bị khô nhiệt độ tăng.

Khi kiểm tra mô nấm, rút một nắm (khoảng 15-20 cọng) rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa.

Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước. Nếu thấy nước chảy qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ áo mô cho nước bốc hơi. Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô.

Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô: Khi kiểm tra mô nấm, thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm. Tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ. Nếu chỉ tăng nhiệt độ mà không thiếu nước, phải giảm rơm áo bị ướt thay bằng rơm khô để giảm sức nóng và thoát bớt nhiệt.

Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ bớt áo mô, mái che nắng… để giúp mô hấp thu được nhiều nắng. Nếu là mùa mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong.

Đảo rơm áo mô: Sau khi chất mô 5-8 ngày, dỡ rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy trở lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài, không tạo được nấm.

Nấm rơm là loài ngắn hạn, nhanh cho thu hoạch

Sau khi ủ rơm 10-14 ngày có thể thu hoạch: thời gian thu hái nấm, tùy loại meo và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15; sau đó 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và thu hái trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm ( 25-30 ngày).

Thời điểm hái nấm: Thu hái mỗi ngày 2 lần. Lần thứ 1 vào sáng sớm trước 6 giờ. Thu hái lần thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều.

Chọn nấm đủ tiêu chuẩn để hái: Nấm rơm phát triển liên tục và nhiều cây dính vào nhau. Cần phải chọn lựa để hái những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Cách hái, xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô. Không nên để sót chân nấm trên mô, vì phần chân nấm khi thối rữa, sẽ làm hư các nụ nấm kế bên. Sau khi hái xong, đậy kỹ áo mô lại.

Thời gian thu hoạch nấm thường 7-10 ngày. Năng suất trung bình 1,5kg nấm tươi trên 1m liếp nấm.

Nấm sau khi thu hái cần tiêu thụ ngay trong 2-3 giờ. Nếu muốn để ngày hôm sau cần bảo quản ở nhiệt độ từ 10-150C.

Chọn lựa cẩn thận đúng nấm rơm tươi, không chọn nhầm các loại nấm có độc khác vì đôi khi chúng có hình dạng, mùi vị giống nhau;

Nấm rơm trước khi nấu chín phải cạo sạch bụi bẩn và rửa với nước sạch;

Sau đó đun với nước sôi khoảng 5 phút;

Sau khi ra nước có bọt, màu hơi nâu và có mùi đặc trưng, ​​hãy vớt nấm ra;

Rửa sạch nấm lại với nước lạnh 2-3 lần sau đó để ráo;

Chế biến các món ăn từ nấm rơm đã sơ chế, không được để lâu vì nấm sẽ bị héo và thối rữa.

Coordinator Là Gì? Kỹ Năng Cần Thiết Để Thành Coordinator Chuyên Nghiệp

Coordinator là gì?

Coordinator dịch theo từ điển Tiếng Anh có nghĩa là điều phối viên – thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát công việc và linh hoạt trong việc thay đổi, điều phối nhân sự phù hợp với khả năng cũng như tính chất công việc trong suốt quá trình diễn ra sự kiện hoặc workshop để hoàn thành nó một hiệu quả, suôn sẻ nhất.

Thuật ngữ điều phối viên nghe có vẻ xa lạ nhưng thực chất đây là một vị trí không thể thiếu trong các chương trình truyền hình, sự kiện, hoặc các lĩnh vực khác nhau như nhà hàng- khách sạn, du lịch….

Coordinator có nghĩa là điều phối viên

Sales Coordinator làm những công việc gì?

– Giải đáp khiếu nại từ khách hàng và hỗ trợ quá trình sau bán hàng nếu được yêu cầu.

– Lưu trữ và sắp xếp dữ liệu tài chính và phi tài chính dưới dạng điện tử hoặc báo cáo.

Mô tả công việc của sales Coordinator

– Xử lý tất cả các đơn hàng kịp thời và chính xác

– Theo dõi tiến trình làm việc của nhóm, phân tích những hạn chế, thiếu sót và đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện theo hướng tích cực.

– Tham gia vào các dự án nâng cao quy trình quản lý đơn hàng hoặc các sáng kiến bán hàng khác.

Kỹ năng cần có của một Coordinator

– Giao tiếp: Để phát triển cũng như duy trì hoạt động trong một lịch trình diễn ra suôn sẻ, điều phối viên phải nhận thức được những thách thức và trở ngại mà các thành viên trong nhóm có thể gặp phải. Thông qua quá trình tương tác, trò chuyện, tìm hiểu thông tin giữa các thành viên trong nhóm, điều phối viên sẽ tìm ra phương án triển khai hợp lý và hiệu quả nhất.

– Giải quyết vấn đề: Các dự án hiếm khi diễn ra chính xác và suôn sẻ như kế hoạch đã đề ra. Việc các điều phối viên luôn đưa ra những yếu tố dự phòng vào kế hoạch của họ là điều vô cùng cần thiết. Trước khi các vấn đề phát sinh, điều phối viên thường có những kế hoạch dự trù để có thể vượt qua những trở ngại và tình huống phát sinh để hoàn thành một cách xuất sắc. Bởi khi một vấn đề hoàn toàn không mong muốn phát sinh, điều phối viên cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy để công việc diễn ra suôn sẻ nhất.

– Lập ngân sách: đối với các hoạt động, sự kiện hoặc dự án lớn đòi hỏi người điều phối dự án cần biết cách phân bổ nguồn lực tốt nhất để hoàn thành mục tiêu.

– Quản lý thời gian: Khi bắt tay vào bất cứ các hoạt động hoặc sự kiện nào, việc các điều hối viên biết quản lý thời gian sẽ giúp nâng cao hiệu suất công việc và đảm bảo các giai đoạn được diễn ra xuyên suốt, đúng lịch trình như bản kế hoạch đã đề ra.

Các kỹ năng cần có của một điều phối viên

– Tính khách quan: trong một tổ chức, việc các thành viên có thể bị ảnh hưởng bởi những tác động xung quanh là điều không thể tránh khỏi. Yêu cầu của điều phối viên lúc này là phải giữ vững lập trương trung lập, kiên định với các quyết định của mình để có thể điều phối quá trình hoạt động diễn ra suôn sẻ.

– Kỹ năng dẫn dắt đội nhóm: Không thể phủ nhận một điều rằng, để sự kiện diễn ra suôn sẻ và thành công thì đều yêu cầu các thành viên phải có trách nhiệm, nhiệt tình, tự giác để nâng cao hiệu suất làm việc của mình. Với tư cách là một điều phối viên, nắm được các kỹ năng xây dựng đội nhóm và tổ chứ đội nhóm hiệu quả sẽ giúp các thành viên hiểu mình đã, đang và sẽ phải làm như thế nào để có thể kiểm soát tiến độ cũng như hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Ngoài ra, nếu bạn muốn trở thành một điều phối viên chuyên nghiệp thì phải trau dồi cho mình rất nhiều những kỹ năng cơ bản khác như: kỹ năng sáng tạo, lắng nghe, kỹ năng đàm phán và tổ chức…

Nhiệm vụ cụ thể của Coordinator – điều phối viên 1. Sales Coordinator

Người làm việc ở vị trí này sẽ có nhiệm vụ cụ thể vào từng bộ phận mà mình chịu trách nhiện như:

– Tìm hiểu nhu cầu của thị trường, nhu cầu của khách hàng từ đó chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như chăm sóc họ. Đồng thời thiết lập, tạo dựng và mở rộng tăng cường mối quan hệ kinh doanh để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.

– Tu vấn, giải đáp những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong quá trình trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình.

– Trang bị những tài liệu, kiến thức phù hợp theo yêu cầu của đội ngũ bán hàng trong khách sạn, tiến hàng quản lý các tệp tin, tài liệu về khách hàng.

– Phản hồi khách hàng qua điện thoaii, email… của bộ phận bán hàng, marketing phụ trách sắp xếp lịch làm việc, quản lý các cuộc hẹn hàng ngày cho trưởng bộ phận Sales & Marketing.

2. Event Coordinator

Đảm nhiệm các nhiệm vụ thuộc bộ phận mình chịu trách nhiệm

– Chịu trách nhiệm lên ý tưởng và lập kế hoạch cho các hoạt động của nhà hàng, khách sạn cũng như phụ trách các event được tạo dựng bởi salr và marketing nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Phụ trách team building các hoạt động tham quan của nhân viên.

– Set up, tổ chức và triển khai sự kiện, đồng thời chịu trách nhiệm chính giải quyết các vấn đề phát sinh khác trong sự kiện; đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và hiệu quả nhất

3. F&B Coordinator

– Một F&B Coordinator – thư ký Giám đốc bộ phận ẩm thực đảm nhận những nhiệm vụ như:

– Hỗ trợ Giám đốc bộ phận F&B – ẩm thực trong các công việc hành chính bao gồm thiết lập hệ thống hồ sơ, vận hành các hoạt động của các bộ phận khác nhau mỗi ngày.

– Truyền đạt nội dung và báo cáo cho Giám đốc bộ phận ẩm thực các thông tin chính xác, cụ thể từ các bộ phận quản lý khác và ngược lại.

– Chịu trách nhiệm hộp điển tử, các cuộc gọi tại văn phòng bộ phận F&BĐảm bảo các hồ sơ thực phẩm đúng tiêu chuẩn và yêu cầu; tham gia đóng góp ý tưởng cho các loại menu của nhà hàng cũng như các chương trình dành cho khách hàng và các cuộc họp

– Chịu trách nhiệm giám sát quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng và giải quyết các phản hồi, đóng góp của khách hàng dưới sự chỉ dẫn của FBM.

– Đảm bảo tính bảo mật các hồ sơ thông tin, tài liệu được giao quản lý và phối hợp với bộ phận tài chính của nhà hàng, khách sạn về ngân quỹ.

Đặc điểm môi trường làm việc của Coordinator

1. Khách sạn

Đây là môi trường làm việc hàng đầu và thuận lợi cho các công việc của một điều phối viên. Vì khách sạn có những đặc điểm như:

– Thứ nhất khách sạn là môi trường chăm sóc và phục vụ cho vô số khách hàng với một lượng lớn mỗi ngày và đặc biệt là những dịp lễ tết. Vì vậy khách sạn luoonphair có những ý tưởng, kế hoạch thu hút khách hàng tiềm năng và các các Coordinator phải chịu trách nhiệm được vấn đề này thật tốt

– Thứ hai khách sạn là nơi tổ chức của một hệ thống nhân sự tương đối đa dạng và dày dặn kinh nghiệm từ front office, front desk đếm backoffice. Vậy nên đòi hỏi phải có một điều phối viên có năng lực tốt đẻ có thể kết nối quản lý được các bộ phận rời nhau.

Thứ ba, khách sạn là môi trường cho phép tổ chức các sự kiện dựa trên nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, một điều phối viên sự kiện – Event Coordinator là rất cần thiết và bắt buộc đối với môi trường nhà hàng.

2. Nhà hàng

Tương tự như môi trường khách sạn, nhà hàng cũng là một môi trường làm việc phù hợp cho điều phối viên. Nhà hàng là môi trường có những đặc điểm như:

– Thứ nhất nhà hàng là nơi cung cấp các dịch vụ, chủ yếu là thức phẩm thiết yếu đến rất nhiều khách hàng mỗi ngày dưới hình thức fine dining, casual dining, alacarte, caterting, cafeteria, bistro, banquet, ăn bufet,… Vì vậy, nhà hàng luôn phải tuyển dụng một đội ngũ nhân viên Coordinator để có thể điều hành tốt hệ thống nhà hàng, đặc biệt là F&B Coordinator.

– Thứ hai nhà là một hệ thống nhân sự tương đối đa dạng và phong phú với nhiều vị trí làm việc khác nhau. Do đó, luôn phải yêu cầu các nhân sự Coordinator có chuyên môn tốt, đáp ứng được các nhiệm vụ quản lý và điều hành nhà hàng

– Thứ ba, nhà hàng là nơi của tiệc tùng, sự kiện. Vì vậy, bộ phận Event Coordinator cũng như Sales Coordinator được đánh giá rất cao và hưởng những mức lương khá hậu hĩnh cho các vị trí này.

Đăng bởi: I’m Bông

Từ khoá: Coordinator là gì? Kỹ năng cần thiết để thành Coordinator chuyên nghiệp

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Kỹ Năng Giúp Đạt Điểm Cao Trong Kỳ Thi Tốt Nghiệp Thpt trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!