Xu Hướng 12/2023 # Rộn Ràng Xem Hội Đền Cuông Nghệ An Vang Danh Nhất Xứ Nghệ # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Rộn Ràng Xem Hội Đền Cuông Nghệ An Vang Danh Nhất Xứ Nghệ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đền Cuông Nghệ An không chỉ là công trình văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Đây còn là nơi thường xuyên diễn ra các lễ hội mang đậm nét sinh hoạt của vùng miền, thu hút nhiều người tham gia.

Đền Cuông Nghệ An sở hữu kiến trúc vững chãi, đẹp mắt. Xung quanh công trình này được trồng thêm nhiều cây xanh, tạo nên cảnh quan mát lành, yên bình. Đền Cuông không chỉ là điểmdu lịch Nghệ An nổi tiếng, đây còn là ngôi đền gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ lạ và nếp sinh hoạt dân dã của người dân địa phương.

1. Giới thiệu khái quát về đền Cuông Nghệ An 

Địa chỉ: Nằm trên núi Mộ Dạ, thuộc địa phận xã Diễn An, Diễn Châu, Nghệ An

Giờ mở cửa: Cả ngày

Giá vé: Miễn phí

Đền Cuông ở đâu? Đền Cuông Nghệ An thờ ai? Đây là những câu hỏi chung của nhiều du khách khi đặt chân đến mảnh đất miền Trung này. Thuyết minh đền Cuông Nghệ An cho biết, công trình này là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, tọa lạc trên núi Mộ Dạ, cách thành phố Vinh chỉ khoảng gần 30km về phía Bắc. Bởi vậy, nhiều người khi lựa chọn du lịch thành cổ Vinh, Cửa Lò… đều kết hợp khám phá ngôi đền cổ kính này.

Từ trung tâm thành phố Vinh, du khách chỉ cần di chuyển theo đường Thăng Long, ra đến Quốc lộ 1A sau đó đi tiếp 16km là đến đền Cuông.

2. Đền Cuông Diễn Châu Nghệ An – Di tích văn hóa lịch sử nghìn năm

Những địa điểm du lịch Nghệ An – Hà Tĩnh luôn thu hút du khách bởi thiên nhiên hoang sơ, tuyệt đẹp, chưa có nhiều sự khai thác của con người hay những danh lam thắng cảnh lịch sử. Mảnh đất miền Trung sở hữu nhiều điểm đến hấp dẫn mà bạn không nên bỏ lỡ trong chuyến đi của mình. Đền Cuông Nghệ An cũng là một trong những địa điểm như thế.

2.1. Kiến trúc đền Cuông cổ kính qua nhiều niên đại 

Đền Cuông Nghệ An hiện nay đang thờ An Dương Vương. Đây không chỉ là công trình có giá trị văn hóa, lịch sử mà còn có kiến trúc vô cùng chắc chắn. Cụ thể, ngôi đền được xây dựng theo kiến trúc chữ “tam”.

Khu vực tam quan được xây dựng đồ sộ, trải qua thời gian, khu vực này cũng có lớp rêu phong cổ kính. Tại tòa trung điện của ngôi đền được xây dựng theo kiểu chồng diêm 8 mái. Nơi đây có ban thờ Cao Lỗ – vị tướng tài ba đã giúp vua Thục lúc bấy giờ tác chế thành công nỏ thần.

Đối với các tòa khác, kiến trúc 4 mái được áp dụng tạo nên sự vững chãi, bề thế cho ngôi đền. Bên cạnh đó, từng chi tiết, hoa văn đều được chạm khắc một cách tinh tế, cho thấy sự tỉ mỉ, kỳ công của công trình.

Tham quan đền Con Cuông hay nghe thuyết minh về đền Cuông Nghệ An, du khách sẽ biết thêm được ngôi đền này hiện đang lưu giữ nhiều kỷ vật quý như: chiêng, trống, tượng thờ,…

2.2. Sự tích đền Cuông ở Nghệ An linh thiêng kỳ bí

Tích vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu tuẫn tiết: Truyền thuyết về An Dương Vương rất quen thuộc với người dân Nghệ An. Nhiều câu chuyện khá kỳ lạ như: Tảng đá gạo trên núi Mộ Dạ, tục làm vàng mã trong việc cúng tế… An Dương Vương và Mị Châu tuẫn tiết cũng là câu chuyện bi thương được lưu truyền cho đến hôm nay. 

Sự tích hạc trắng về trời: Vào năm 1995, khi mọi người đang xem cưỡi ngựa diễu hành thì xuất hiện một con hạc to, trắng hạ trên cánh tay người cưỡi ngựa. Lúc bấy giờ, đây là câu chuyện thu hút nhiều người quan tâm tại xứ Nghệ. Dân gian truyền miệng rằng hạc trắng là hóa thân của Mỵ Châu về tham gia lễ hội cùng người dân Nghệ An. 

Sự tích cá voi mắc cạn: Khi câu chuyện về hạc trắng chưa lắng xuống thì trong dịp lễ hội năm đó, một con cá voi nặng 10 tấn dạt vào vùng biển của địa phương. Nơi cá voi dạt từng là nơi An Dương Vương gieo mình tuẫn tiết. Về sau, địa điểm này cũng được lập miếu thờ. 

2.3. Lễ hội đền Cuông Nghệ An nổi tiếng gần xa

Lễ hội đền Cuông Nghệ An 2023 cũng như hàng năm được tổ chức vào ngày 11/3 (Tức là vào ngày 14/2 âm lịch). Hoạt động lễ hội được diễn ra trong vòng 4 ngày, thu hút sự tham gia của nhiều du khách và người dân địa phương.

Phần lễ bao gồm hoạt động khai quang, lễ trung thiên, lễ yết – đại – tạ. Bên cạnh đó còn có thêm phần lễ túc trực. Những người có nhiệm vụ trong ban hành lễ phải mặc đúng trang phục theo quy định. 

Hoạt động rước kiệu: Người dân tiến hành rước kiệu từ nhà thờ họ Cao, đình Xuân Ái đến đền Cuông Nghệ An. 

Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc như: đu quay, ném còn, đi cầu kiều, cờ thẻ, hát dân ca ví dặm… 

3. Những địa điểm đẹp gần đền Cuông Nghệ An  3.1. Biển Diễn Thành Nghệ An 

Điểm du lịch này cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 40km. Với những chuyến du lịch ngày hè, bạn không nên bỏ qua biển Diễn Thành. Tại đây biển còn khá hoang sơ, nước biển xanh trong, sóng êm,… Sự hài hòa của thiên nhiên yên bình sẽ giúp bạn có được những giây phút cực kỳ thư giãn. Xung quanh vùng biển còn có nhiều nhà hàng hải sản để bạn thỏa sức thưởng thức cùng gia đình, bạn bè.

3.2. Làng Sen quê Bác 

Làng Sen là điểm du lịch HOT nhất tại Nghệ An. Nếu bạn đang lên kế hoạch tham quan đền Cuông Nghệ An thì nên kết hợp với làng Sen để có được nhiều trải nghiệm thú vị nhất. Tại đây, bạn có thể tham quan nhà của Bác Hồ, quê hương nội – ngoại của Bác, hay tận mắt chứng kiến những cảnh vật gắn bó với tuổi thơ của Người.

Bên cạnh những địa điểm trên, Nghệ An còn có nhiều danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cho bạn thỏa sức khám phá. Du khách nên lựa chọnVinpearl Discovery Cửa Hộiđể có thể dễ dàng trải nghiệm tại nhiều địa điểm. Đây là khách sạn sang trọng bậc nhất của địa phương, sở hữu nhiều tiện ích, dịch vụ hấp dẫn.

Đặc biệt, Vinpearl đang áp dụng chương trình hội viên Pearl Club với các ưu đãi có 1-0-2 dành riêng cho chủ thẻ và người thân:

Miễn phí 02 đêm nghỉ tại khách sạn/resort trên toàn hệ thống

Giảm thêm tới 10% GIÁ PHÒNG, 5% giá tour và trải nghiệm

Giảm tới 50% đối với dịch vụ ẩm thực và phí sân cỏ

Miễn phí mở thẻ, không phí duy trì thẻ

Đền Cuông Nghệ An là công trình có ý nghĩa văn hóa lịch sử độc đáo, bởi vậy đây cũng là địa điểm du lịch Nghệ An nổi tiếng, thu hút nhiều lượt khách tham quan hàng năm. Những giai thoại truyền thuyết về ngôi đền này cũng trở thành một phần không thể thiếu trong nếp sống sinh hoạt của người dân địa phương. Bởi vậy, đến với đền Cuông, bạn cũng có thể khám phá thêm nhiều nét văn hóa độc đáo của người dân miền Trung.

Đăng bởi: Cúc Cu

Từ khoá: RỘN RÀNG xem hội đền Cuông Nghệ An vang danh NHẤT xứ Nghệ

Nghệ An Có Gì Chơi?

Cổng trời Mường Lống – Nghệ An

Cổng trời nằm cách thị xã Mường Xén (Kỳ Sơn) 60 km, còn được mệnh danh là “Sa Pa của xứ Nghệ”. Cổng trời Mường Lống là địa điểm “phượt” nổi tiếng với nhiều bạn trẻ thích xê dịch khi nhắc đến du lịch Nghệ An. Mường Lống là địa điểm phượt còn khá mới mẻ, nhưng khi tới đây, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn xứng đáng với những gì mình đã bỏ ra. Cái tên của nó đã phần nào nói lên “nét nghệ” và hùng vĩ của địa điểm này; với núi non trập trùng trong biển mây kỳ ảo.

Cổng trời Mường Lống – Nghệ An

Nhiều bạn gần đây thích đi săn mây, hoặc thích nhìn toàn cảnh thung lũng núi đồi từ trên những triền núi cao thì có lẽ Cổng trời Mường Lống là điểm khá thích hợp. Địa hình ở đây đa dạng, phù hợp cả cho các hoạt động leo núi, cắm trại, trekking hoặc đơn giản là chụp ảnh. Chưa kể đến, đây chắc chắn sẽ là địa điểm chụp ảnh đẹp ở Nghệ An, nơi để các bạn thoả thích “múa may ống kính” của mình cùng thiên nhiên tuyệt tác. Và, khi đến Mường Lống, bạn còn được khám phá nhiều nét văn hóa thú vị của bà con vùng cao như đi chợ phiên, thăm vườn hồng,…

Khu di tích Kim Liên – Nghệ An

Khu di tích lịch sử Kim Liên là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, Nam Đàn cách thành phố Vinh khoảng 15 km theo tỉnh lộ 49.

Khu di tích Kim Liên – Nghệ An

Là địa danh gắn liền với nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Hồ Chí Minh đã sống những năm 1901 – 1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan (mẹ Chủ tịch Hồ Chí Minh); núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Hồ Chí Minh. Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên được công nhận là một trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia và là một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Làng Kim Liên

Làng Kim Liên

Làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen), quê ngoại và quê nội của Hồ Chí Minh, cách thành phố Vinh khoảng 12.5 km về phía Tây. Làng nằm ở gần núi Chung, cách núi Đại Huệ khoảng 3 km.

Mộ bà Hoàng Thị Loan

Mộ bà Hoàng Thị Loan

Trên lưng núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ là nơi mai táng bà Hoàng Thị Loan – mẹ của Hồ Chí Minh. Mộ bà được đặt trên lưng chừng dãy núi Đại Huệ khu vực thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại vị trí có độ cao chừng 100m so với mực nước biển.

Cụm di tích làng Hoàng Trù

Cụm di tích làng Hoàng Trù

Cụm di tích Hoàng Trù nằm trọn trong làng Hoàng Trù (thường goi là làng Chùa), quê ngoại của Hồ Chí Minh và cũng là nơi Bác ra đời. Diện tích của cụm di tích này khoảng 3.500 m²

Chùa Đại Tuệ – Nghệ An

Chùa Đại Tuệ là ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục của nước ta. Bao gồm:

Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất

Ngôi chùa có hệ thống tượng hồng ngọc nhiều nhất

Ngôi chùa có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất

Ngôi chùa có hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất Việt Nam.

Chùa Đại Tuệ – Nghệ An

Đứng tại chùa Đại Tuệ, ta như đứng ở Cổng Trời tại Đà Lạt với khoảng không gian rộng lớn, với không khí thanh tịnh chốn tâm linh khiến lòng như bình lặng. Chùa cổ Đại Tuệ thờ Phật Bà Đại Tuệ đại diện cho trí tuệ của Đức Phật và cũng là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Bà Đại Tuệ.

Kiến trúc chùa gồm bảo tháp Đại Tuệ, nhà Tổ Đường, nhà thờ Ngũ Đế, Hồ Tiên,… mỗi khu vực sẽ thờ mỗi vị Phật và thần khác nhau. Bên cạnh đó thì chùa Đại Tuệ còn là địa điểm du lịch hành hương nổi tiếng ở nghệ An và được các Phật tử từ mọi nơi đổ về để dâng hương thành kính cùng những mong muốn bình an, may mắn đến với bản thân và gia đình.

Vườn quốc gia Pù Mát – Nghệ An

Vườn quốc gia Pù Mát với diện tích tự nhiên lên tới 194.000 ha, là một trong những khu rừng sở hữu nhiều động thực vật quý hiếm nhất của cả nước. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội tham quan nhiều cây cổ thụ to lớn, với những loài thực vật có hình dạng kỳ lạ,…Trong khuôn viên rừng còn có thác nước Kèm chảy rì rầm quanh năm, vô cùng hùng vĩ. Đây là một địa điểm du lịch đẹp ở Nghệ An mà bạn có thể tản bộ trong rừng, ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã với không khí trong lành, yên bình.

Vườn quốc gia Pù Mát – Nghệ An

Ngoài ra, trong vùng đệm của vườn quốc gia Pù Mát còn có một số hộ dân thuộc vùng dân tộc thiểu số sinh sống. Nếu như bạn thích khám phá cuộc sống ở đây, bạn có thể đặt tour du lịch trải nghiệm đời sống, sinh hoạt, hay thưởng thức những món ăn đậm chất miền núi này.

Thành cổ Vinh – Nghệ An

Nằm trên địa bàn của ba phường Cửa Nam, Đội Cung và Quang Trung, thành cổ Vinh là một chứng tích lịch sử, nơi ghi lại dấu ấn nhiều biến động của xứ Nghệ. Thành được xây dựng bằng đất vào năm 1804 dưới triều đại vua Gia Long và đến năm Minh Mạng thứ 12 thì mới được xây lại bằng đá.

Thành cổ Vinh – Nghệ An

Thành cổ Nghệ An là chứng tích của lịch sử từ thời nhà Nguyễn đến những cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân ta và một địa điểm du lịch ở Nghệ An. Bạn có thể đặt khách sạn gần Thành cổ Vinh để thuận tiện cho việc tham quan. Do đó, thành cổ đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn bị phá hủy gần hết. Cổng Tiền Môn là cổng còn nguyên vẹn nhất trong ba cổng của thành. Du khách đến đây sẽ có cơ hội tìm hiểu kĩ càng về lịch sử nước nhà cũng như tầm quan trọng của mảnh đất xứ Nghệ trong suốt dọc chiều dài lịch sử.

Đền Cuông – Nghệ An

Nằm ở núi Mộ Dạ, thuộc địa phận xã Diễn An, huyện Diễn Châu, cách TP. Vinh khoảng 30km về phía bắc, đền Cuông là ngôi đền thờ Thục An Dương Vương, vua của nước Âu Lạc. Đây là một ngôi đền linh thiêng gắn với nhiều sự tích, câu chuyện kì bí. Đền Cuông có kiến trúc theo kiểu chữ Tam, bao gồm tam quan, ba tòa: Thượng, Trung và Hạ điện.

Đền Cuông – Nghệ An

Tam quan có 3 cửa vào: một cửa ở giữa có ba tầng, hai cửa bên có hai tầng và đều có kiến trúc vòm. Tòa Thượng điện là nơi đặt ban thờ An Dương Vương, tòa Hạ điện có kiến trúc kiểu chồng diêm còn tòa Trung điện là nơi thờ Cao Lỗ, vị tướng quân đã giúp vua Thục chế tác nỏ thần. Ngôi đền này cũng là nơi lưu giữ khá nhiều di vật quý giá cùng các tư liệu chữ Hán. Lễ hội đền Cuông hàng năm (từ ngày 14 – 16/2 âm lịch) thu hút rất đông người hành hương từ khắp nơi về chiêm bái.

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh – Nghệ An

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh – Nghệ An

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đóng tại số 10 đường Đào Tấn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, được thành lập vào ngày 15 tháng 1 năm 1960; là chi nhánh của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Bảo tàng được xây dựng trên đất khu Vinh trước đây, là nơi từng giam cầm hàng ngàn chiến sĩ cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong năm 1929 – 1931.

Núi Quyết – Nghệ An

Chỉ cách trung tâm thành phố 5km, núi Quyết trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người. Đây không chỉ là một khu du lịch sinh thái mà còn là nơi mang dấu ấn tâm linh – văn hóa. Chắc chắn là nơi lý tưởng để bạn đi tìm bầu không khí thanh bình, trong lành.

Núi Quyết – Nghệ An

Một cảm giác thiêng liêng khi đến đây nhưng lại mang những ý nghĩa lịch sử tuyệt vời. Hai bạn sẽ có thể cùng nhau leo núi, trò chuyện, ngắm nhìn cảnh núi rừng. Đồng thời cùng nhau ôn lại những kiến thức lịch sử vô cùng ý nghĩa. Điều ấn tượng đầu tiên mà núi Quyết mang đến chính là sắc màu xanh bao phủ xung quanh. Tâm hồn bỗng trở nên thanh tịnh và nhẹ nhõm, bỏ quên những bộn bề của cuộc sống lại phía sau.

Phượng Hoàng Trung Đô – Nghệ An

Phượng Hoàng Trung Đô(鳳凰中都) là kinh thành do vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết; nay thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Thành được xây vào năm 1788. Tại đây vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng hoàng, một loài chim trong truyền thuyết. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Quang Trung kiểm soát, cách Phú Xuân khoảng 300 km.

Phượng Hoàng Trung Đô – Nghệ An

Phượng Hoàng Trung Đô có 2 vòng thành gọi là thành Nội và thành Ngoại hình thang, chu vi: 2820 m, diện tích: 22 ha. Phía ngoài có hào rộng 3 m, sâu 3 m, mặt thành cao 3–4 m. Thành Nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi gần 1680 m, cao 2 m, cửa lớn mở ra hai hướng tây và đông. Trong thành nội có toà lầu rộng, cao 3 tầng, trước có bậc tam cấp bằng đá ong, sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái hoà dùng cho việc thiết triều. Nhìn từ trên không thì Thành Nội Phương Hoàng Trung Đô gần như hình tam giác: mặt hành phía Đông Bắc chạy sát theo chân núi Quyết (Phượng Hoàng), phía Nam cắt ngang qua núi Mèo (Kỳ Lân), phía Tây kéo dài qua cánh đồng theo một đường thẳng lên sát Mũi Rồng (một nhánh của núi Dũng Quyết.

Đền thờ Quang Trung – Nghệ An

Nằm trọn trong rừng thông thơ mộng với độ cao 97 m so với mực nước biển, Đền thờ Hoàng đế Quang Trung tọa lạc ở núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, Thành phố Vinh.

Đền thờ Quang Trung – Nghệ An

Sau đại thắng mùa Xuân Kỷ Dậu 1789, Hoàng đế Quang Trung bắt tay vào công cuộc xây dựng và củng cố đất nước. Việc đầu tiên và cũng là việc quan trọng nhất là chọn đất đóng đô cho vương triều mới, sau nhiều lần ghé chân qua Nghệ An thấy đây là vùng đất địa linh nhân kiệt nên ông đã hạ chiếu cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp – Viện trưởng Sùng chính thư viện xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô ở đất Yên Trường, huyện Châu Lộc. Mặc dù chỉ được xây dựng trong thời gian ngắn và gấp, nhưng thành đã có thành nội, thành ngoại và điện Thái Hòa – nơi Hoàng đế Quang Trung thiết triều. Rất tiếc, khi thành Phượng Hoàng vừa xây xong, kế hoạch dời đô còn dang dở thì Hoàng đế đột ngột băng hà. Ngày nay trên nền lầu rồng cũ Bia dẫn tích Phượng Hoàng Trung Đô đã được lập nên để ghi dấu về địa điểm mà xưa kia kinh thành tọa lạc.

Chùa Ngư – Nghệ An

Xuống tàu, đi qua cầu cảng là được chiêm ngưỡng chùa Ngư (Song Ngư tự), có từ thời Trần nhưng mới được phục dựng vào năm 2005. Trước chùa có 2 hai cây lộc vừng tương truyền đã 600 trăm năm tuổi, cành lá um tùm sum suê mọc trên hai gốc khổng lồ. Chính giữa chùa là giếng Ngọc, có nguồn nước ngọt mát, dùng để nấu lên loại rượu Song Ngư ngon nức tiếng.

Chùa Ngư – Nghệ An

Trong chùa Ngư không có người, nhưng rất sạch sẽ, ngăn nắp. Chùa mới được phục dựng lại, nên các đồ tế khí đều sáng bóng, trang nghiêm. Đây là nơi thờ đức Phật và Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn, vị tướng thủy quân quê ở Nghệ An đã có công lao đánh giặc Nguyên Mông thế kỷ 18.

Đền Cờn – Nghệ An

Đền Cờn – Nghệ An

Đền Cờn là một ngôi đền nằm trên gò Diệc, hướng mặt ra sông Hoàng Mai, tại phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai. Tại phường Quỳnh Phương còn có đền Ông chín Cờn. Đền Cờn thờ Tứ vị thánh nương là Dương Thái Hậu, Hoàng hậu và hai Công chúa nhà Nam Tống, Trung Quốc. Nghe tin ở nhà vương triều thất thủ, bốn bà lần lượt nhảy xuống biển tự vẫn. Các bà thường hiển linh về giúp nhân dân trong vùng. Sau các bà được vua Trần Anh Tông phong làm Đại kiền quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương.

Kênh Nhà Lê – Nghệ An

Kênh Nhà Lê là một hệ thống sông cổ được đào từ thời Vua Lê Đại Hành để vận tải quân lương về phía nam Đại Cồ Việt nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ về phía Nam và phát triển kinh tế nông nghiệp nước nhà. Hệ thống này gồm nhiều sông được đào mới hoặc khơi vét từ các sông tự nhiên mà các triều đại phong kiến nhà Tiền Lê, Hậu Lê, nhà Nguyễn và trong kháng chiến chống Mỹ đã sử dụng với mục đích giao thông, quân sự và phát triển nông nghiệp. Sông Nhà Lê là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và được coi là tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh chống xâm lược của người Việt. Hiện nay còn ít nhất 5 sông mang tên sông Nhà Lê ở 4 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Kênh Nhà Lê – Nghệ An

Từ ranh giới phía Bắc Nghệ An, thuộc địa phận thị xã Hoàng Mai, Lê Hoàn cho đào kênh Bà Hòa (thuộc xã Tân Trường, Tĩnh Gia, Thanh Hoá) theo hướng Nam, rồi men theo chân núi Xước, nối với sông Hoàng Mai và Kênh Xước. Kênh này chạy từ Sòi Trẹ (xã Quỳnh Lộc) đổ vào sông Hoàng Mai ở phía Bắc làng Ngọc Huy và gọi là Kênh Son. Từ Ngọc Huy, kênh chảy qua các xã vùng Bãi Ngang gọi là Kênh Mơ (còn gọi là kênh Mai Giang, kênh Ngọc Để) rồi đổ ra Lạch Quèn. Dòng kênh này men theo dòng nước chảy là khe Nước Lạnh, là đường ranh giới phía Nam Thanh Hoá, Bắc Nghệ An, thuộc huyện Quỳnh Lưu.

Những đoạn Kênh Nhà Lê ở Nghệ An đều nằm ở các huyện ven biển, thường mang các tên địa phương. Đoạn còn mang tên sông Nhà Lê chảy qua huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Vinh.

Khu di tích lịch sử Truông Bồn – Nghệ An

Khu di tích lịch sử Truông Bồn là một trong những điểm đến hấp dẫn của tỉnh Nghệ An nói riêng, cả nước nói chung. Tọa lạc tại Mỹ Sơn, Đô Lương, Nghệ An. Từ khi đi vào hoạt động đến nay (2014-2023), Truông Bồn đã trải qua những khó khăn nhất định của thời kỳ đầu được thành lập. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, cùng với sự cố gắng của cả một tập thể, Ban Quản lý Khu di tích đã đạt được những thành tựu quan trọng, trở thành một trong những điểm du lịch tâm linh có sức hút của cả nước. Điều đó được khẳng định khi Khu di tích đã và đang được Đảng, Nhà nước, các ban ngành, doanh nghiệp, cá nhân quan tâm đầu tư phát triển.

Khu di tích lịch sử Truông Bồn – Nghệ An

Với việc thực hiện tốt công tác đón tiếp du khách về thăm viếng và không ngừng đổi mới phương thức nên lượng khách về tri ân, học tập ngày càng đông. Theo số liệu thống kê, kể từ khi thành lập đến nay, đã có rất đông du khách về thăm viếng. Trong năm 2023 Ban Quản lý khu di tích đã đón tiếp và phục vụ 172.832 lượt khác. Chỉ tính riêng trong tháng 5/2023, mặc cho cái nóng gay gắt của miền Trung nhưng Ban Quản lý đã đón gần 15 ngàn người về Truông Bồn tri ân các anh hùng liệt sĩ. Điều đặc biệt là không chỉ có du khách trong và ngoài tỉnh mà còn cả du khách quốc tế nữa.

Biển Cửa Lò – Nghệ An

Biển Cửa Lò cách thành phố Vinh 16km (về phía Đông Bắc) và thường là điểm đến đầu tiên của khách du lịch khi đặt chân đến Nghệ An. Bờ biển dài hút mắt với cát vàng, nắng nhẹ và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Biển Cửa Lò – Nghệ An

Trước khi được chú trọng về du lịch, du khách không mấy “thiết tha” với bãi biển này vì khá hoang sơ, ít hoạt động và dịch vụ. Nhưng sau khi được chính quyền Nghệ An đẩy mạnh, đây thực sự là “thiên đường” cho tất cả mọi người.

Đảo Lan Châu – Nghệ An

Đảo Lan Châu nằm ngay sát bờ biển Cửa Lò, trông xa đảo như một con cóc khổng lồ vươn mình ra biển. Không biết có phải do cái hình dáng ấy không mà dân địa phương gọi Lan Châu là đảo Rú Cóc. Cái tên có phần mộc mạc, giản dị hơn cái tên mà người khác lạ thường gọi về nơi này song lại chứa những tình cảm thân thương của người xứ Nghệ với mảnh đất biển quê hương.

Đảo Lan Châu – Nghệ An

Đảo Lan Châu chia Cửa Lò thành hai khu tiễn biệt. Ta nhìn rõ điều này nhất là lúc thủy triều lên. Khi ấy, phía Đông là những vách đá trải dài biển với những hình thù kì dị còn phía Tây thì nối liền với đất thành bán đảo. Sự kết hợp tài tình và khéo léo của thiên nhiên tạo nên một Lan Châu mê đắm lòng người.

Cũng bởi cái sự thú vị này mà ngày xưa vua Bảo Đại cho xây lầu nghinh phong để quan sát toàn cảnh Cửa Lò, Cửa Hội, Hòn Ngư từ đảo Lan Châu. Góc nhìn đón gió và phóng mắt về phía đại dương bao la, hưởng trọn bầu không khí trong lòng và nỗi mênh mang từ biển. Ngày ngày, biển vẫn cứ vỗ vào bờ, đẩy những tâm tình vào đá. Những vách đá theo tháng năm được sóng gió biển khơi bào mòn tạo thành những hình thù kỳ thú. Người ta đến đây tò mò về những con sóng biển khơi, tò mò về những rặng đá, vách đá bám lấy thềm biển. Lan Châu đẹp mộng mơ trước đại dương bao la, rộng lớn và trong lòng người.

Ở Lan Châu có một ngọn hải đăng, hải đăng Lan Châu không lớn. Thậm chí là có phần khiêm tốn so với những hải đăng bám biển khác của nước ta. Dẫu nhỏ xinh trước thềm sóng là thế, nhưng ngày ngày hải đăng vẫn hiên ngang giữa biển khơi làm hoa tiêu cho tàu thuyền cập bến. Thấy hải đăng, ngư dân biết mình đã về đến nhà.

Bãi Lữ – Nghệ An

Truyền thuyết kể rằng, có một chàng lữ khách si tình thích ngao du trong thiên hạ, đến đây đã phải lòng nàng tiên cá với sắc đẹp và giọng hát mê hồn. Chàng đã lần theo tiếng hát của nàng ra biển cả và dừng chân bên chùa dâng hương cầu phật để tiếp thêm sức mạnh cho tình yêu, rồi đứng chôn chân thẫn thờ ngoài biển, hóa thân thành núi Lữ. Bãi biển dưới chân núi đó chính là Bãi Lữ.

Bãi Lữ – Nghệ An

Bãi Lữ là địa điểm du lịch Nghệ An hội tụ cả núi, biển và rừng nên đây dĩ nhiên là một điểm đến thu hút với phong cảnh thoáng đãng, thiên nhiên hòa hợp giữu màu xanh ngắt, trong vắt của nước cùng màu xanh bạt ngàn của rừng núi. Ngoài Cửa Lò đã quen thuộc thì Bãi Lữ cũng hứa hẹn là điểm du lịch và chụp hình lý tưởng cho du khách. Thậm chí, bạn dường như sẽ luôn có một bức ảnh đẹp giữa thiên nhiên dù đứng ở góc độ nào ở nơi đây.

Ngoài ra, gần đây khu nghỉ dưỡng Bãi Lữ Resort được xây dựng với chuỗi những nhà ở liền kề bé xinh giữa xung quanh bao bọc bởi cây cối và hướng ra biển vô cùng lãng mạn. Đến khu vực này, bạn sẽ có những bức hình xinh xắn với sự xuất hiện của nhà cửa chứ không chỉ còn là rừng và biển hoang sơ nữa.

Biển Diễn Thành – Nghệ An

Cách thành phố Vinh khoảng 40 km, dọc trục đường Quốc Lộ 1A, du khách sẽ đến được bãi Diễn Thành, một bãi tắm rộng, cát thoai thoải thuộc huyện Diễn Châu. Diễn Thành có sóng nhẹ, nước ở đây cũng không sâu, có khi lội cả trăm mét cũng chỉ xâm xấp bụng người.

Biển Diễn Thành – Nghệ An

Bởi biển Diễn Thành mới chỉ phổ biến đối với người dân địa phương nên nơi đây không ồn ào như các điểm du lịch biển khác, vẫn giữ được vẻ hoang sơ và chưa hề bị tác động bởi con người. Biển Diễn Thành đẹp nhất là lúc hoàng hôn nên vào thời điểm này, khi đi dạo trên bờ, đón những luồng gió lồng lộng, chân trần cảm nhận cát mịn, nhìn ra xa thấy một vùng nước trong xanh mênh mông, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn thư thái vô cùng.

Bãi biển Cửa Hiền – Nghệ An

Biển Cửa Hiền nằm ở xã Nghi Yên, Huyện Nghi Lộc, gần ngay Bãi Lữ và cũng gần với biển Cửa Lò. Ấn tượng khi đặt chân đến bãi biển Cửa Hiền là bãi đá chạy dài theo mép biển. Có lẽ, những hòn đá nằm dọc bãi biển trông giống như một “bãi cá” nên người dân địa phương quen gọi là bãi Ngư Hải.

Bãi biển Cửa Hiền – Nghệ An

Ở mép ngoài có một hòn đá hình tròn, cao trên 2m, mặt trên khá bằng phẳng được gọi là bàn cờ tiên. Tương truyền, mỗi lần xuống hạ giới, các vị tiên ông thường đáp xuống hòn đá này để cùng nhau đánh cờ, uống rượu và ngắm cảnh sắc trần gian. Đến biển Cửa Hiền ngoài tắm biển, du khách có thể khám phá thêm Đền Cuông thờ An Dương Vương cổ kính và linh thiêng.

Biển Mũi Rồng, Nghi Thiết – Nghệ An

Biển Mũi Rồng, Nghi Thiết – Nghệ An

Để đến được bãi biển Mũi Rồng – Nghi Thiết du khách phải đi vòng qua Nghi Quang. Rất nhiều người dân Nghệ An đến với biển để xua tan những mệt mỏi, nắng nóng ngày hè đã chọn biển Nghi Thiết thay vì đến với Cửa Lò, Cửa Hội đông đúc. Họ cho rằng biển Nghi Thiết đẹp chẳng kém Cửa Lò, nó thích hợp cho sự khám phá nghỉ dưỡng bởi ở đây có bãi cát mịn thoải, an toàn lại vắng khách, xung quanh không có hàng quán dịch vụ, nhưng nếu đi cùng một nhóm bạn thì có thể mang theo đồ ăn, tổ chức cắm trại trên bãi biển, rất thú vị.

Các bãi biển Quỳnh – Nghệ An

Biển Quỳnh thực chất không phải là tên gọi của một bãi biển mà là danh từ chung để chỉ 7 bãi biển kế nhau của 7 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Những bãi biển này có tên Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy nằm cách Thành phố Vinh 65 km.

Các bãi biển Quỳnh – Nghệ An

Mỗi bãi biển gắn với chữ “Quỳnh” sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm khác nhau. Quỳnh Phương gắn với Đền Cờn – một trong bốn ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ. Quỳnh Liên và Quỳnh Bảng “chiều chuộng” du khách với cát thoải, sóng vừa nhẹ. Quỳnh Nghĩa được tô điểm nhờ quần thể di tích như đền Thưởng thờ các vị thánh Cao Sơn, Cao Các và Sát Hải Đại Hương, núi Đầu Rồng huyền bí.

Biển Cửa Hội – Nghệ An

Biển Cửa Hội – Nghệ An

Đến với biển Cửa Hội, bạn có thể ngắm nhìn những phiên chợ cá nô nức và những lúc như thế này thì lại thấy một Cửa Hội nhộn nhịp tiếng cười, những câu mời chào hay trả giá cũng đều làm nên nét đẹp của nơi đây.

Đảo Hòn Ngư – Nghệ An

Lâu nay nhắc đến các đảo ở miền Trung, chúng ta thường nghĩ ngay đến đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Kỳ Co (thuộc đảo Nhơn Lý) như thiên đường cho những ai muốn tránh xa khói bụi thành phố. Thế nhưng, ít ai biết được rằng tại vùng đất đầy nắng gió của Nghệ An lại có một hòn đảo mang tên khá lạ – đảo Hòn Ngư.

Đảo Hòn Ngư – Nghệ An

Đảo Hòn Ngư nằm ngoài khơi của tỉnh Nghệ An, chỉ cách bãi biển Cửa Lò 4 km gồm 2 hòn đảo: hòn lớn cao 133 m và hòn nhỏ cao 88 m so với mặt nước biển. Do vị trí 2 hòn đảo gần nhau nên người dân cũng hay gọi với tên thân thuộc là đảo Song Ngư. Phương tiện di chuyển ra đảo có thể bằng tàu hoặc cano với giá dao động khoảng 180.000 đồng/người, xuất phát từ bến cảng đảo Lan Châu hoặc bãi biển Cửa Lò đều được.

Tuy còn khá kín tiếng, nhưng đảo Hòn Ngư cũng mang nét đẹp hoang sơ riêng mà bất kỳ du khách nào cũng ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi đảo Hòn Ngư sở hữu bãi đá sỏi dài hàng km được nước biển bào mòn theo thời gian khiến chúng trở nên nhẵn nhụi, tròn trịa với nhiều kích thước khác nhau. Với những ai thích chụp hình sống ảo thì bãi đá sỏi hoặc cầu cảng là điểm bạn không nên bỏ qua.

Đến đây bạn cũng có thể trekking quanh đảo để tận hưởng không khí gió biển trong lành, mát rượi. Sau đó vòng sang phía Tây của đảo nơi có Chùa Ngư (Bãi Chùa) – một ngôi chùa cổ được xây dựng ở thế kỷ thứ XIII bao gồm chùa Thượng, chùa Hạ rợp bóng cây xanh. Điều đặc biệt bên trong sân chùa có tồn tại Giếng Ngọc (hay Giếng Thần), đây là điểm duy nhất trên đảo có nước ngọt và không bao giờ cạn.

Làng chài Xuân Thủy – Nghệ An

Làng chài Xuân Thủy – Nghệ An

Đồi chè Thanh Chương – Nghệ An

Tạm biệt thành phố Vinh năng động, nhộn nhịp mang theo một chút xô bồ, đến với đồi chè Thanh Chương yên ắng, thanh bình và an tĩnh để tận hưởng không khí thanh bình tại “ốc đảo xanh” và hòa mình vào thiên nhiên tuyệt đep và để tâm hồn mình được nuôi dưỡng và thư thái nhất.

Đồi chè Thanh Chương – Nghệ An

Gọi là ốc đảo xanh bởi nơi đây giống như một óc đảo thu nhỏ với thảm thực vật xanh ngắt trải dài, cùng dòng sông lẳng lặng trôi cạnh bên tạo nên cho nơi đây nét thơ mộng là ít nơi nào có được ở Nghệ An.

Hãy đến đồi chè Thanh Chương vào ban sớm để có thể cảm nhận được được những giọt sương mai đọng trên lá chè cùng với những tia nắng ban mai khi mặt trời lên với vẻ rực rỡ những lại xen lẫn một chút dịu dàng, đằm thắm thay vì sự rỡ vào buổi ban trưa. Đến với đồi chè Thanh Chương, bạn có thể ngắm đồi chè bao la, bát ngát, ngồi trên thuyền xuôi theo dòng sông ngắm khung cảnh nơi đây và để lại cho mình những bức ảnh thật tuyệt vời.

Hang Bua – Nghệ An

Một hành trình khá đặc biệt khi đến thăm hang Bua ở huyện Quỳ Châu. Theo nghiên cứu khoa học hang Bua là nơi sinh sống đầu tiên của người Việt Cổ. Một sản phẩm thiên nhiên kiến tạo đầy đặc sắc với nét đẹp tự nhiên, hoang sơ. Bên trong có nhiều thạch nhũ lấp lánh rất hoành tráng và có phần kỳ thú. Cấu tạo hang đa dạng gồm các loại thạch nhũ, vách đá sần sùi và nhiều hình dạng lạ kỳ. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều vật dụng bằng đá, đồng ở đây. Họ cho rằng đây là dấu tích của người Việt Cổ đã từng sống ở đây 20 vạn năm.

Hang Bua – Nghệ An

Bước vào hang động bạn sẽ cảm nhận được nhiệt độ mát mẻ xua tan cái oi bức của miền Trung. Với nét đẹp tự nhiên và những giá trị khảo cổ, năm 1997 Hang Bua được công nhận là danh thắng Quốc gia. Tại đây vào dịp rằm tháng giêng cũng diễn ra lễ hội hang Bua nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái. Quỳ Châu cũng là nơi có nền văn hóa dân tộc đặc sắc, vì vậy khi đến đây bạn có thể tìm hiểu về bản sắc dân tộc. Ở huyện này cũng có nhiều hang động đẹp khác để tham quan như hang Thẩm Ồm, thác Đũa, thác Tạt Ngoi, khe Nặm Pông,…

Hang Thẩm Ồm – Nghệ An

Hang Thẩm Ồm nằm ở địa phận huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Hang ở hướng chính bắc Thị trấn Tân Lạc (huyện Quỳ Châu) chừng 10km đường cò bay. Tuy nhiên, từ huyện lỵ phải đi theo quốc lộ 48 hướng Tây, đến Xã Châu Tiến thì rẽ vào đường liên xã, tổng đường đi cỡ 23km. Đây là một hang đẹp được thiên nhiên kiến tạo rất đa dạng. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều hiện vật minh chứng được người Việt cổ đã từng sinh sống ở đây. Hiện nay, hang Thẩm Ồm còn nhiều nét hoang sơ, đang tiếp tục được tu tạo để đón khách du lịch.

Hang Thẩm Ồm – Nghệ An

Thẩm Ồm là một hang đẹp được thiên nhiên kiến tạo rất đa dạng. Hang nằm ở độ cao 15 m, cửa hang hướng Đông Bắc, trầm tích bám vào vách hang. Năm 1975 đã xác định là một di chỉ khảo cổ học và khai quật. Kết quả thu được 3 răng người và nhiều hoá thạch xương răng động vật, một công cụ đá thạch anh được chế tạo bằng kỹ thuật clac – tôn – hạch đập vào đe. Các di vật có niên đại cách ngày nay chừng 20 vạn năm, thuộc Văn hóa Hòa Bình. Điều này cho thấy người Thẩm Ồm là người hiện đại đầu tiên và sớm nhất biết đến ở nước ta. Hiện nay hang Thẩm Ồm đang được tu tạo để đón khách du lịch. Kết hợp với Hang Bua ở xã Châu Tiến, đặc biệt là Lễ hội Hang Bua tổ chức sau Rằm tháng Giêng hàng năm ở đây, Thẩm Ồm tạo ra một tour du lịch hấp dẫn.

Thác 7 tầng – Nghệ An

Nằm ở cuối bản Hủa Mương, xã Hạnh Dịch (Quế Phong) thuộc vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt thác 7 tầng là một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Nghệ An. Quần thể thác nước nằm trải dài khoảng 7km với 7 tầng nước lớn và hàng ngàn tầng thác nhỏ khác nhau. Chính vì vậy được gọi là thác 7 tầng.

Thác 7 tầng – Nghệ An

Ngọn thác này bắt nguồn từ Lào, chảy vắt qua khu rừng nguyên sinh thuộc vườn quốc gia Pù Hoạt trước khi tạo ra vẻ đẹp kỳ thú mê hoặc lòng người. Mỗi tầng thác như một nốt nhạc trong khung nhạc khổng lồ. Cùng với quần thể rừng nguyên sinh, thác 7 tầng đang được Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đề nghị xây dựng thành khu du lịch sinh thái trong tương lai gần.

Thác Xao Va – Nghệ An

Thác Sao Va thuộc địa bàn huyện Quế Phong nằm gần vùng lõi của Khu BTTN Pù Hoạt, cách thành phố Vinh khoảng 170km về phía tây bắc. Thác Xao Va cao, rộng, mỗi chiều chừng 30 đến 35m, nước từ trên cao mạnh mẽ dội xuống vách đá hai bên và chân thác tung bọt trắng xóa phả vào quý khách một cảm giác mát mẻ, tươi mới lạ thường.

Thác Xao Va – Nghệ An

Hòa trong tiếng thác chảy là tiếng con chim rừng lảnh lót, đây đó có tiếng những làn điệu dân ca của đồng bào Thái, Thổ…, tiếng gió khắc khoải lướt trên dòng Nậm Việc tạo thành một bản phức âm vẫy gọi sự sống. Đến thăm Xao Va, quý khách có thể có cơ hội để cùng các chàng trai, cô gái Thái chung uống một sừng rượu cần, hát một điệu nhuôn, lăm…

Với vẻ đẹp như là sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, ngay từ những năm đầu thập niên tám mươi của thế kỉ trước, thác Xao Va đã luôn là một địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách gần xa. Từ lâu thác đã là nơi sinh hoạt cộng đồng của các bản người Thái xung quanh đó, nơi các cô gái thỏa sức hòa mình vào dòng nước trong lành, khung cảnh rừng núi đại ngàn hoang sơ mà đậm chất trữ tình khiến bao chàng trai phải ngây ngất trước vẻ đẹp của tạo hóa ban cho người con gái dân tộc Thái vùng này.

Mùa hè – mùa nước về, thác Sao Va ngày đêm ca hát, vang vọng những lời giao duyên của cô gái mới lớn hòa cùng nhịp điệu của những lời ca tiếng hát bản Thái xung quanh. Từ cao nhìn xuống, dòng thác tuôn xả như mái tóc trắng muốt của các nàng tiên nữ, buông dài như dải lụa, vắt ngang mềm mại giữa màu xanh của thượng ngàn. Một món quà tặng độc đáo của thiên nhiên, không phải nơi nào cũng có được.

Thác Hồng Sơn – Nghệ An

Thác Hồng Sơn – Nghệ An

Thác Hồng Sơn nằm tại km0, thị trấn Lạt, Tân Kỳ. Thác có độ cao khoảng 152m với 4 bậc đá thoai thoải gối lên nhau. Những ngày hè, khi ánh nắng mặt trời chiếu rọi qua từng tia nước, bung tỏa trên những tảng đá hoa cương, thác nước như một bức họa điểm tô cho sắc màu lung linh, huyền ảo. Đến đây, du khách có thể ngâm mình dưới dòng nước mát lạnh, tinh khiết, hòa mình vào thiên nhiên mây trời, xua tan mệt nhọc thường ngày.

Thác Vình – Nghệ An

Thác Vình – Nghệ An

Thác Vình nằm trên địa phận xóm Xuân Tiến, xã Giai Xuân Tân Kỳ, cách thị trấn Tân Kỳ khoảng 20 km Thác Vình bắt nguồn từ nhiều mó nước ở trên cao đổ về, ngày đêm tung bọt trắng xóa giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ. Nhìn tổng thể thác Vình giống như ruộng bậc thang nơi đá xếp lên nhau tầng tầng, lớp lớp cao thấp khác nhau, chúng nối đuôi nhau cho tới khi xuống tới chân đồi.

Thác Mưa – Nghệ An

Thác Mưa – Nghệ An

Nằm cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 25 km, nằm trên dãy núi cao thuộc bản Chà Luôn, xã Ngọc Lâm (Thanh Chương), thác Mưa đổ xuống thượng nguồn suối Vàng. Đường vào thác Mưa không hề dễ dàng, sau khi đi ô tô hoặc xe máy từ đường Hồ Chí Minh, vượt qua chặng đường gần 20 km, du khách sẽ phải để xe giữa rừng và đi bộ theo con suối có nhiều đá trơn trượt dài hơn 1km nữa mới tới thác Mưa.

Suối nước Mọc (Tạ Bó) – Nghệ An

Suối Mọc hay còn có tên là Tạ Bó (nghĩa là suối nóng lạnh, tên do người Thái ở khu vực này gọi) nằm ở xã Yên Khê, Con Cuông. Đây là một dòng suối khá lạ bởi nước luôn đầy quanh năm, đầu suối nước tạo thành một hồ bơi tự nhiên tuyệt đẹp, mùa hè mát lạnh nhưng mùa đông lại rất ấm.

Suối nước Mọc (Tạ Bó) – Nghệ An

Người xưa kể lại rằng, khi Ngọc Hoàng thường cho các tiên nữ giáng trần xuống động Đào Nguyên (xã Bồng Khê – Con Cuông) đón những bậc hiền nhân quân tử lên thiên đình thưởng ngoạn cảnh bồng lai. Để các tiên nữ không vương vấn bụi trần gian, Ngọc Hoàng hóa phép tạo ra dòng suối tinh khiết mọc lên từ lòng đất để các nàng tắm gội dung nhan trước lúc gặp các bậc hiền nhân quân tử.

Thác Khe Kèm – Nghệ An

Nghệ An có biển, có đảo, có rừng rồi, vậy thì hãy thẳng đến một dạng địa danh khác cũng thu hút không kém, chính là Thác Khe Kèm. Nhìn dòng nước mạnh mẽ xô mình từ trên vách núi cao xuống, đắm mình vào âm thanh dữ dội nhưng trong trẻo của thiên nhiên là một trong những điểm thu hút người ta tìm đến các con thác lớn.

Thác Khe Kèm – Nghệ An

Thác Khe Kèm nằm ở xã Lục Dạ, Con Cuông, Nghệ An. Đường vào thác tương đối đơn giản; nhưng thông thường người dân địa phương chỉ đến Thác Khe Kèm vào buổi trưa khi nhiệt độ đã cao hơn và làm cho nước ở thác bớt độ lạnh. Thác chưa khai thác du lịch nên bạn không cần lo lắng nơi đây có đông nghịt người hay không. Chỉ có một lưu ý nhỏ: trước khi bạn đến thác sẽ phải đi qua chốt kiểm lâm để xuất trình giấy tờ và lắng nghe một vài thông báo.

Du thuyền trên Sông Lam – Nghệ An

Sông Lam xưa có tên là Sông Cả (sông mẹ). Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là “lớn”, vừa có hàm nghĩa là “mẹ”, mẹ của những con sông nhỏ đổ về như: Nậm Nơm, Nậm Mộ, sông Giăng, sông La… Có lẽ do màu nước trong xanh lại chảy qua nhiều núi non, làng mạc tạo nên cảnh đẹp khác thường nên các nhà nho, các tao nhân mặc khách đã đặt cho sông những cái tên hoa mỹ: “Lam Giang”, “Thanh Long Giang”, “Lam Thuỷ”…đồng thời sáng tác nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp có một không hai của nó.

Du thuyền trên Sông Lam – Nghệ An

Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm – Nghệ An

Khu sinh thái Diễn Lâm (tại xóm Đồng Nông, xã Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An) có tổng diện tích 300ha, là dự án được đầu tư dài hạn bởi Tập đoàn khách sạn Mường Thanh với mục tiêu biến nơi đây trở thành điểm sáng về du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với tỉnh Nghệ An.

Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm – Nghệ An

Đến với khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm, du khách sẽ được tham quan vườn thú hoang dã lớn nhất khu vực phía Bắc, Mường Thanh Safari Land. Đây là hạng mục được xây dựng sớm nhất với tâm huyết của ông chủ tập đoàn Mường Thanh nhằm góp phần bảo tồn động vật quý hiếm.

Vườn thú chỉ nuôi dưỡng, bảo tồn, không mua bán, giết mổ các loài động vật. Tại đây, đang nuôi dưỡng và bảo tồn hơn 1000 cá thể thuộc 70 loài động vật, trong đó có nhiều cá thể quý hiếm từ châu Phi, Nam Mỹ, châu Úc như trăn, rái cá, rùa vàng, kỳ nhông, đại bàng, hổ trắng, tê giác, linh dương, hươu cao cổ…

Điểm đặc biệt nhất của khu du lịch sinh thái Diễn Lâm là khu tâm linh, trung tâm là chùa Lâm Hà tôn nghiêm với mong muốn hướng mọi người đến với cõi thiện tâm. Khu tâm linh được xây dựng ở vị trí đắc địa với hệ thống tượng Phật trong chùa làm bằng đồng dát vàng.

Cổng chính uy nghi, tỉ mỉ đến từng chi tiết, con số đều hàm chứa những ý nghĩa sinh quan, 18 vị A-la-hán xếp dọc theo đường lên chùa (gồm 173 bậc), khu nhà Tam bảo, gác trống, gác chuông, nhà Tổ, Tăng xá, nhà khách… Và cao nhất là tượng Quan Âm bề thế (cao 43m) – làm bằng xi măng cốt thép và tượng Phật Di Lặc, tượng Phật Niết-bàn… khiến cho du khách mỗi khi đến đây được hòa mình trong cõi thiền thanh thản.

Một điều thú vị nữa là đến với khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm bạn sẽ có những xúc cảm thú vị khi được quay ngược thời gian về hơn 10 thế kỷ trước trong không gian của ngôi làng Việt cổ với những ngôi nhà được làm từ bùn trộn rơm, mái lá cùng những vật dụng chỉ có thể có trong câu chuyện cổ tích.

Không gian của ngôi làng Việt cổ được xây dựng khu vực này nhằm tái tạo lại một làng quê Việt Nam của thế kỷ thứ 9, mô phỏng lại cuộc sống sinh hoạt của ông bà cha ông chúng ta cho thế trẻ hiểu thêm về cội nguồn dân tộc. Thêm nữa, du khách có thể được trải nghiệm thực tế bằng việc tham gia trực tiếp vào công việc cấy trồng, chăn nuôi của bà con nông dân…

Bên cạnh các hạng mục phục vụ tham quan, trải nghiệm, vui chơi giải trí, khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm còn chú trọng đầu tư bảo vệ môi trường. Trong quy hoạch có 35 ha dành cho việc phát triển lâm nghiệp và 35 ha để trồng trọt, trồng hoa theo thiết kế thành những vườn hoa, cây cảnh”… Nhằm tạo không gian khác biệt, đầy cảm xúc phục vụ thích ứng cho mọi đối tượng tới thăm khu sinh thái.

Cửa khẩu Nậm Cắn – Nghệ An

Nậm Cắn là một xã miền núi của huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Nơi đây có cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, tương ứng, bên Lào có cửa khẩu Namkan thuộc địa phận muang huyện Nongket, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào – điểm cuối cùng của Quốc lộ 7 trên đất Việt Nam. Nậm Cắn giáp với xã Na Loi ở phía Bắc, xã Phà Đánh ở phía Đông, thị trấn Mường Xén ở phía Đông Nam và xã Tà Ca ở phía Nam.

Cửa khẩu Nậm Cắn – Nghệ An

Ở đây nổi tiếng với phiên Chợ Nậm Cắn, mỗi tháng 4 ngày họp (vào các ngày 14, 15, 29, 30). Mỗi phiên chợ giống như ngày hội đối với bà con ở các bản làng vùng biên 2 nước. Chợ bày bán những đặc sản vùng biên như thổ cẩm, gà đen, lợn nít, măng đắng… Đến chợ phiên Nậm Cắn, cảm nhận không khí rộn ràng, lạ lẫm không khác gì những phiên chợ Bắc Hà, Sapa (Lào Cai).

Đỉnh Pu Xai Lai Len – Nghệ An

Cùng với những địa điểm trên, Đỉnh Pu Xai Lai Len cũng là một cái tên không thể không nhắc đến. là địa điểm “phượt” nổi tiếng với nhiều bạn trẻ thích xê dịch khi nhắc đến du lịch Nghệ An. Đến đây, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn xứng đáng với những gì mình đã bỏ ra. Cái tên của nó đã phần nào nói lên “nét nghệ” và hùng vĩ của địa điểm này; với núi non trập trùng trong biển mây kỳ ảo.

Đỉnh Pu Xai Lai Len – Nghệ An

Nhiều bạn gần đây thích đi săn mây, hoặc thích nhìn toàn cảnh thung lũng núi đồi từ trên những triền núi cao thì có lẽ Đỉnh Pu Xai Lai Len là điểm khá thích hợp. Đỉnh Pu Xai Lai Len chắc chắn sẽ là địa điểm chụp ảnh đẹp ở Nghệ An, nơi để các bạn thoả thích “múa may ống kính” của mình cùng thiên nhiên tuyệt tác. Pu Xai Lai Len là ngọn núi thuộc dãy Trường Sơn Bắc, có đỉnh cao vượt trội, nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào. Pu Xai Lai Len được nhiều người ví như Tà Xùa của Tây Nghệ An.

Đồi hoa Tam Giác Mạch – Nghệ An

Đồi hoa Tam Giác Mạch – Nghệ An

Nói đến loài hoa tam giác mạch tại Việt Nam thì có lẽ đây là đặc sản riêng của vùng đất địa đầu tổ quốc Hà Giang. Thật vậy, giữa một vùng sỏi đá khô cằn, hoa tam giác mạch vẫn cắm rễ chồi lên đón nắng và mưa xuân, rung rinh trong sương sớm. Khiến con người ta có cảm giác như lạc vào xứ thần tiên khi đứng trước những đồi hoa tam giác mạch.

Nhiều năm qua, loài hoa này đã trở thành nguồn cảm hứng thu hút khách du lịch khắp mọi miền đất nước. Nếu như bạn cũng là một người yêu thích hoa tam giác mạch mà chưa có cơ hội thưởng thức, thì đồi hoa tam giác mạch ở tỉnh Nghệ An hứa hẹn sẽ đem lại những trải nghiệm tuyệt vời khó quên.

Khu du lịch sinh thái Phà Lài – Nghệ An

Khu du lịch Sinh thái Phà Lài có diện tích rộng lớn với gần 10ha nằm trên dòng sông Giăng thơ mộng thuộc tỉnh Nghệ An. Cách thành phố Vinh khoảng 120km đường bộ. Tháng 3/2/2000 đập Phà Lài được khởi công xây dựng với mục đích giữ nước cho canh tác, sinh hoạt của người dân và phục vụ du lịch của địa phương. Có thể nói, đây là một công trình nhân tạo, một công trình thế kỷ lớn nhất miền Tây Nghệ An.

Khu du lịch sinh thái Phà Lài – Nghệ An

Phà Lài (theo tiếng Thái nghĩa là lèn hoa). Quả đúng như tên gọi, khu du lịch sinh thái Phà Lài hiện lên với những vách núi đá chênh vênh lơ lửng có vô vàn các loài cây dây leo. Mỗi cây là một loài hoa khác nhau với nhiều màu sắc rực rỡ. Hai bên bờ suối là những phiến đá phẳng lỳ, xếp cạnh nhau như một tuyệt tác được tạo bởi bàn tay con người. Thi thoảng lại có những bè nứa trôi xuôi dòng, tạo nên điểm nhấn nổi bật giữa dòng nước xanh ngắt và phẳng lặng.

Ngược đập nước Phà Lài khoảng 3km, du khách sẽ thấy xuất hiện một bãi tắm hoang sơ với những tán cây buông thõng xuống lòng sông tạo nên cảnh quan rất lãng mạn. Ngoài ra, tại khu sinh thái này còn có các dịch vụ hấp dẫn như: Tham quan dòng sông Giăng thơ mộng bằng xuồng máy, tự chèo thuyền Kayak và trải nghiệm cảm giác mạnh và thỏa mãn giấc mơ bay bằng đường trượt Zipline đôi lần đầu tiên có mặt tại Nghệ An, thưởng thức ẩm thực độc đáo của người dân tộc Thái với nhiều món ăn đặc sắc gắn liền với câu nói “Cơm Mường Quạ, Cá Sông Giăng” nổi tiếng khắp vùng.

Cánh đồng nuôi cừu – Nghệ An

Không cần vi vu đâu xa, ngay Nghệ An nay cũng đã có một cánh đồng nuôi cừu siêu đáng yêu. Đàn cừu được nuôi trên một cánh đồng ở xóm 11, xã Bảo Thành, Yên Thành (Nghệ An). Năm 2023, sau khi đầu tư, xây dựng mô hình trang trại, anh Nguyễn Văn Tứ đã vào Ninh Thuận để mua cừu giống về nuôi. Hiện nay, đàn cừu ngày càng phát triển, có đến cả trăm con.

Cánh đồng nuôi cừu – Nghệ An

Cừu ở đây chủ yếu được nuôi để lấy thịt, do đó, lông của chúng không được trắng và đều nhưng do số lượng cừu khá đông xen lẫn giữa khung cảnh toàn núi rừng trùng điệp ở Nghệ An cùng đồng cỏ xanh ngắt nên đảm bảo ai đến đây cũng sẽ có những bức ảnh lung linh để khoe với bạn bè. Bạn sẽ chỉ mất tiền vé gửi xe khoảng 5000-10.000 đồng để gửi xe đối với xe máy và 20.000 – 25.000 đồng đối với ô tô và không mất một chi phí nào để tham quan trang trại.

Cánh đồng hoa hướng dương – Nghĩa Đàn – Nghệ An

Trong những năm gần đây cánh đồng hoa hướng dương ở Nghĩa Đàn luôn là một điểm tham quan cực hot không chỉ với người dân Nghệ An nói riêng mà còn cả nước nói chung.

Cánh đồng hoa hướng dương – Nghĩa Đàn – Nghệ An

Tới thăm cánh đồng hoa hướng dương ở Nghĩa Đàn bạn sẽ lạc vào một thế giới huyền ảo với hàng triệu bông hoa khoe sắc màu. Trên diện tích lớn tới trên 30ha các luống hoa được trồng nối tiếp nhau để bạn có thể tha hồ thả dáng. Không chỉ là nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất, cánh đồng hoa hướng dương này còn tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp, chan hòa với thiên nhiên cho vùng đất miền núi Nghĩa Đàn.

Đăng bởi: Diễm Kiều

Từ khoá: Nghệ An có gì chơi?

Điểm Danh 15 Quán Ốc Ngon Ở Vinh Nghệ An Không Nên Bỏ Qua

#1. Quán ốc Bà Thưởng – Nổi tiếng ngon lâu đợi nhất ở Vinh

Quán ốc bà Thưởng là một trong những quán ốc ngon ở Vinh mà bạn không nên bỏ qua. Với hơn 25 năm kinh nghiệm làm các món ăn vặt, quán ở đây được đánh giá cao vì độ ngon cũng như chất lượng cho nên quán của bà luôn đông khách. Ngoài ra còn có rất nhiều món ăn vặt ngon khác bạn có thể thử quán tại quán như nộm, nem chua, chè…

Thông tin liên hệ: Ốc Bà Thưởng

Địa chỉ: 35 Đội Cung, Tp. Vinh.

Địa chỉ 1: Số 9 Nguyễn Chích ( 59 Đào Tấn rẽ vào )

Giờ mở cửa  14:00 – 18:30

Giá: 10.000đ – 40.000đ.

Điện thoại: 0948.84.2626

Quán ốc Bà Thưởng ở Vinh

#2. Ốc Dì Hồng – Địa điểm ăn ốc ngon nức tiếng ở vinh

Với phương châm “phục vụ chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng, giá cả phải chăng” quán ốc Dì Hồng mang đến cho khách hàng những món ốc thơm ngon, hấp dẫn nhất. Khách hàng đến gọi món thì đầu bếp mới bắt đầu chế biến để món ăn luôn giữ được đúng vị tươi ngon nhất, nên sẽ phải đợi khoảng 10-15 phút để thưởng thức.

Thông tin liên hệ: Ốc Dì Hồng

Địa chỉ: Số 21 Ngõ 25 Nguyễn Chí Thanh, TP. Vinh, Nghệ An

Giờ mở cửa: 14:00 – 18:00

Giá: 30.000đ – 50.000đ

Điện thoại: 0362405681 – 0986651626

Quán ốc Dì Hồng Vinh Nghệ An

#3. Ốc bà Liên – Tìm quán ốc ngon ở vinh thì đến đây

Đến Ốc bà Liên ai cũng biết bởi vì độ thơm ngon của những món ốc ở đây rất nỗi tiếng như: ốc xào hấp hay luộc rất ngon mang đâm xứ Nghệ. Nên có lẽ vì điều này quán thuộc top 15 quán ốc ngon ở Vinh có tiếng ở đây. Bạn sẽ bị choáng ngợp bởi không gian được trang trí đẹp, rộng rãi, đặc biệt hơn nữa là những món ốc vô cùng đa dạng, thoải mái lựa chọn. Mặc dù vị trí không được thuận lợi nằm sâu trong con hẻm 35 Tô Hiến Thành, TP. Vinh nhưng quán lúc nào cũng đông nghịt khách, chỉ tầm 17:00 chiều là lượng khách đã đến chặt kín bàn.

Thông tin liên hệ: Ốc bà Liên

Địa chỉ 1: 35 Tô Hiến Thành, TP. Vinh

Địa chỉ 2: 78 Nguyễn Thái Học, Lê Lợi, Thành phố Vinh, Nghệ An

Dịa chỉ 3: 74 đinh công tráng, Thành phố Vinh, Nghệ An

Địa chỉ 4: 16 Trường Chinh, Phường Bến Thủy, Thành phố Vinh, Nghệ An

Giờ mở cửa  10:30 – 23:00

Giá khoảng: 25.000đ – 100.000đ

Điện thoại ship đặc món: 0977 26 88 77

Quán ốc Bà Liên nổi tiếng ở Vinh

#4. Ốc Mai – Chế biến nhiều món ốc ngon

Với vị trí thuận lợi nằm ngay trong chợ Quang Trung nên rất dễ tìm kiếm, bạn có thể hỏi bất cứ ai ở khu vực chợ để tìm đến quán ốc xào và ốc luộc nổi tiếng này. Ốc xào đậm vị chấm cùng thứ nước chấm gừng tỏi, chanh thơm nức mùi khiến cho bất kì ai đã từng nếm thử một lần đều không thể quên.

Thông tin liên hệ: Ốc Mai – C2 Quang Trung

Địa chỉ: C2 Quang Trung – tp Vinh – Nghệ An. Năm đằng sau toà nhà Tecco B

Giờ mở cửa:  14:00 – 17:00

Giá: 15.000đ – 25.000đ

Điện thoại: 097 657 45 67 – 094 373 70 37

Quán ốc Cô Mai ở Vinh

#5. Quán ốc dì Thủy – Địa điểm ăn ốc ngon ở Vinh

Quán ốc dì Thủy có thâm niên nhiều năm trong chế biến những món ngon về ốc, với phương châm an toàn hiệu quả, tất cả vì sự hài lòng của khách hàng. Đội ngũ đầu bếp giàu kinh nghiệm của quán sẽ mang đến cho bạn món ốc đậm đà, thơm ngon với vị rất riêng. Điều đó đã giúp cho quán ăn này được lọt vào top 15 quán ốc ngon ở Vinh không nên bỏ qua.

Thông tin liên hệ: Ốc dì Thủy

Địa chỉ: Số nhà 29, ngõ 2, khối 12, đường Nguyễn Kiệm kéo dài, phường Trường Thi

Giờ mở cửa: 15:00 – 22:00

Giá bán: 25.000-30.000đ

Quán ốc Dì Thủy

#6. Quán Nhung – Chuyên các món Ốc & Nộm

Nếu ai đã từng ghé qua quán Nhung tại địa chỉ Đối Diện 152 Hồng Bàng, Thành Phố Vinh, Nghệ An đều không khỏi bất ngờ bởi quán lúc nào cũng đông khách. Ốc ở đây tươi, sạch béo múp cùng nước chấm chua ngọt kích thích vị giác. Quán cũng bán thêm những đồ ăn vặt có thể gọi kèm như xoài dầm, chân gà, nem chua…

Thông tin liên hệ: Quán Nhung

Địa chỉ: Số 1- Đặng Dung ( 109 Minh Khai rẽ vào quán phở Nhung)

Giờ mở cửa  15:00 – 18:00

Giá: 25.000đ – 50.000đ

Điện thoại ship: 0944.96.3737

Quán nhung chuyên các món ốc và nộm

#7. Ốc Chị Hà – Chuyên các món ốc và bún ốc

Mặc dù là quán ốc vỉa hè nhưng luôn đảm bảo an toàn vệ sinh, quán ốc chị Hà có địa chỉ nằm ngay cạnh trường cấp 2 Trung Đô được nhiều người yêu thích quán lọt vào Top 15 quán ốc ngon ở Vinh mà bạn không nên bỏ qua. Nếu đến quán ăn này thì bạn nên đi sớm vì quán rất đông khách nên rất nhanh hết đồ.

Thông tin liên hệ: Ốc Chị Hà

Địa chỉ: Cạnh Cổng Trường cấp 2 Trung Đô, Phượng Hoàng, TP. Vinh.

Giờ mở cửa  15:00 – 19:00

Giá: 10.000đ – 30.000đ

Quán ốc chị Hà ở Vinh

#8. Quán ốc Hoa – Các quán ốc ngon tại tp Vinh Thông tin liên hệ: Ốc Hoa

Địa chỉ: Số 9 Ngõ 18 Đường Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An

Giờ mở cửa: 10:30 – 22:00

Điện thoại: 094 565 49 99 – 097 186 64 83

Quán ốc chị Hoa ở thành phố Vinh Nghệ An

#9. Quán ốc Nhớ Sài Gòn Vinh

Nếu là một khách hàng sành ăn, bạn chắc chắn sẽ không bỏ qua quán ốc ngon ở Vinh nổi tiếng này. Đến với quán ốc Nhớ Sài Gòn Vinh khách hàng sẽ choáng ngợp vì đây được coi là thiên đường của các loại ốc, ngon tuyệt hảo và chính vì vậy nên giá bán cũng sẽ đắt hơn so với các địa điểm khác

Thông tin liên hệ: Ốc Nhớ Sài Gòn Vinh

Địa chỉ: 101 kim đồng, thành phố vinh, nghệ an

Giờ mở cửa: 10:30 – 22:00

Hotline tư vấn và ship đặt hàng: 0979202301 – 0985887194

Quán ốc nhớ sài gòn nổi tiếng ở vinh

#10. Quán ốc Việt – Quán ốc ngon ở Vinh

Đến với quán ốc Việt bạn sẽ được thoải mái lựa chọn các món ốc như: ốc móng tay, ốc cà na xào, ốc đồng xào sa tế..Cùng với nước chấm và nước sốt mang đậm chất miền trung sẽ khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi. Khi ăn ốc ở đây bạn cũng hoàn toàn yên tâm về độ an toàn vì các loại hải sản được nhập về quán đều trải qua khâu kiểm duyệt kỹ càng.

Thông tin liên hệ: Ốc Việt

Địa chỉ: 310 Đường Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh

Giờ mở cửa: 16:30 – 22:00

Địa điểm quán ốc việt ở vinh

#11. Ốc Lá – Quán ốc ngon không lo về giá

Khách hàng khi đến với ốc Lá tại địa chỉ số 23 Nguyễn Sỹ Sách, TP. Vinh đều vô cùng hài lòng bởi không gian sạch sẽ, trong lành tạo điều kiện cho khách hàng thoải mái thư giãn thưởng thức những món ngon về ốc. Đồng thời ốc ở đây luôn tưới ngon và đậm đà. Chính vì vậy mà quán ốc ngon ở Vinh này rất được lòng của giới trẻ.

Thông tin liên hệ: Ốc Lá

Địa chỉ số 23 Nguyễn Sỹ Sách, TP. Vinh

Giờ mở cửa: 17:00 – 23:00

Quán ốc Lá ở TP Vinh

#12. Quán ốc 777 – Tha hồ lựa chọn các loại ốc ngon

Điều đặc biệt đến từ quán ốc 777 ngon rẻ này là đội ngũ đầu bếp đã có nhiều năm kinh nghiệm, gắn bó với nhà hàng. Nên món ốc ở đây đậm chất xứ nghệ những con ốc to béo ngon ngọt khi ăn vào sẽ cảm nhận sự ngon từ dầu lư. Đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo bài bản đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Thực đơn đa dạng thoải mái lựa chọn.

Thông tin liên hệ: Ốc 777

Địa chỉ: số 80 đường Phan Chu Trinh, tp Vinh

Hotline: 0941344777

Giờ mở cửa: 17:00 – 23:00

Quán ốc 777 ở vinh nghệ an

#13. Quán ốc Mẹt – Địa điểm ăn hải sản ngon ở Vinh

Một địa chỉ tiếp theo mà chúng mình muốn giới thiệu cho bạn đó là quán ốc Mẹt tại địa chỉ 82 Lê Hồng Phong, Tp Vinh, Nghệ An. Nếu không có thời gian đến quán hoặc muốn thưởng thức các món ốc tại nhà bạn chỉ cần nhanh tay gọi tới Hotline: 0358845018, không khiến bạn phải chờ đợi lâu đội ngũ shipper của quán sẽ nhanh chóng giao hàng tới tận nhà cho bạn

Thông tin liên hệ: Ốc Mẹt

Địa chỉ 82 Lê Hồng Phong, Tp Vinh, Nghệ An.

Giờ mở cửa: 18:00 – 21:00

Điện thoại: 098 266 85 85

Quán ốc Mẹt Thành phố Vinh Nghệ An

#14. Quán ăn vặt Lép – Địa điểm ăn vặt ngon nhất vinh

Tại đây bạn hoàn toàn yên tâm bởi chất lượng cuả quán ăn vặt Lép bởi ốc ở đây được tuyển chọn kĩ càng con nào cung to béo, dĩa nào cung đầy ấp cùng với sự chuyên nghiệp của quán luôn đứng top đầu trong danh sách những quán ốc ngon ở Vinh được cộng đồng mạng yêu thích.

Thông tin liên hệ: Quán ăn vặt Lép

Địa chỉ: 52 Nguyễn Thái Học, tp Vinh

Giờ mở cửa: 18:00 – 21:00

Điện thoại: 097 878 98 43

Quán ăn vặt lép nhiều món ngon

#15. Quán ốc lĩnh sơn – Nhiều món ốc ngon rẻ chế biến hấp dẫn Thông tin liên hệ: Ốc lĩnh sơn

Địa chỉ: 442 Nguyễn Trãi,TP. Vinh (đối diện ngân hàng BIDV).

Giờ mở cửa: 16:00 – 22:00

Quán ốc lĩnh sơn ở vinh

Địa điểm ăn ốc ngon ở thủ đức không nên bỏ lỡ

Các quán ốc ngon nổi tiếng ở hải phòng với nhiều loại ốc chế biến lạ mất

Những quán ốc ngon rẻ ở Cần Thơ lúc nào cũng đông khách ghé ăn

5/5 – (1 bình chọn)

Đăng bởi: Đặng Hà

Từ khoá: Điểm danh 15 Quán ốc ngon ở Vinh Nghệ An không nên bỏ qua

Kinh Nghiệm Du Lịch Nghệ An

ALONGWALKER – Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống, đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển. Về du lịch biển, Nghệ An có 82 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế như bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương, Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu). Đồng thời Nghệ An rất có lợi thế phát triển du lịch văn hóa. Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên, quê hương của Hồ Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lượt nhân dân và du khách đến tham quan nghiên cứu.

Nghệ An khá nổi tiếng bởi cánh đồng hoa hướng dương rộng bạt ngàn (Ảnh – dp.181)

Giới thiệu chung về Nghệ An

Một ngã tư ở Vinh đầu thế kỷ 20 (Ảnh – ngao5)

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Trước đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh có cùng một tên chung là Hoan Châu (thời bắc thuộc), Nghệ An châu (đời nhà Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam). Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh- Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Nghệ An là một vùng đất có lịch sử định cư lâu đời. Các di chỉ thuộc Văn hóa Quỳnh Văn thuộc thời kỳ đồ đá mới được phát hiện tại Quỳnh Lưu vào những năm 1930 cho thấy khu vực này đã được định cư bởi nhóm cư dân ven biển biết làm đồ gốm, thuần dưỡng súc vật cách đây khoảng 6000 năm. Giai đoạn hậu đồ đá mới có cách di chỉ như Hang Thẩm Hoi, hang Đồng Trương… Nghệ An cũng là địa bàn sinh sống của cư dân Đông Sơn với di chỉ Làng Vạc. Tại đây vào năm 1991, phát hiện được tổng cộng 347 ngôi mộ. Làng Vạc là khu mộ táng lớn nhất, có mật độ cao nhất trong văn hóa Đông Sơn.

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, năm 1424, Lê Lợi tiến quân vào xứ Nghệ, lập đại bản doanh ở đây trong bốn năm. Nhà Lê năm 1428 lập đạo Hải Tây, sau đặt làm Nghệ An thừa tuyên. Năm 1490 đổi làm xứ: Xứ Nghệ. Trong thời kỳ Nội chiến Lê Mạc, Nghệ An là địa bàn tranh giành ác liệt giữa nhà Mạc và nhà Lê. Nhà Mạc thường xuyên dùng thủy quân tiến công bọc hậu vào địa bàn Thanh Hóa của các vua Lê. Năm 1535, Mạc Đăng Lượng và em Mạc Đăng Hào đưa hơn một vạn quân vào trấn thủ đất Hoan Châu.

Thành phố Vinh ngày nay (Ảnh – cungphuot.info)

Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng – sông Lam. Hai tỉnh này có cùng phương ngữ- tiếng Nghệ, cùng kho tàng văn hóa dân gian, cùng ca câu hò ví dặm, cùng uống chung dòng nước sông Lam.

Ngày 27/11, trong kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Pháp, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã chính thức công nhận dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nên đi du lịch Nghệ An vào thời gian nào?

Dù đến địa điểm nào ở Nghệ An, mùa hè là thời điểm rất thích hợp (Ảnh – th_hien1234)

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt hè, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt. Mùa đông nói chung là ít mưa (hay còn gọi là mùa khô) nhưng Nghệ An do vị trí địa lý cũng như điều kiện địa hình nên trong thời kỳ đầu mùa đông, dưới tác động kết hợp của các cơn bão đổ bộ vào phía Nam và gió mùa Đông Bắc tràn về, tạo ra một vùng hội tụ ẩm nên vẫn có mưa vừa, có khi mưa to.

Nếu thích du lịch biển Nghệ An các bạn nên đi vào đầu hè, khoảng 4-5 thời tiết sẽ dễ chịu hơn so với chính giữa hè (tháng 6-7-8). Đầu hè nhiệt độ chưa lên quá cao nhưng có nhiều năm vẫn còn chưa đủ nóng để tắm biển, chính giữa hè thời tiết sẽ rất nóng, đi tắm biển có thể thích nhưng cần chú ý để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra tầm khoảng tháng 8 cũng sẽ có thể có những cơn bão vào miền Bắc và Bắc Miền trung có thể ảnh hướng đến biển Nghệ An.

Khoảng tháng 9 đến tháng 11, thời tiết lúc này dịu mát (chưa quá lạnh nhưng cũng không còn quá nắng nóng gay gắt) và vẫn có thể tắm biển được, tất nhiên không thích bằng mùa hè. Nếu không quá quan trọng việc tắm biển, các bạn có thể đi du lịch Nghệ An dịp này, tiết kiệm được khá nhiều chi phí đấy.

Nếu muốn có những bức ảnh tuyệt đẹp với cánh đồng hoa hướng dương Nghệ An, các bạn có thể đi vào khoảng tháng 3-4 hoặc tháng 11-12. Đây là 2 mùa mà hoa hướng dương sẽ nở vàng rực cả một cánh đồng.

Nếu muốn khám phá miền Tây Nghệ An, ngoại trừ những đợt mưa bão có thể gây sạt lở còn lại đi vào mùa đông hay mùa hè đều được bởi đây là vùng núi cao, thời tiết thường mát mẻ và dễ chịu hơn vùng đồng bằng.

Nếu muốn săn mây trên đỉnh Pu Xai Lai Leng, nơi được mệnh danh là Tà Xùa của Nghệ An, các bạn có thể đi vào khoảng tháng 12 đến tháng 3 năm sau để có cơ hội cao hơn bắt được mây.

Hướng dẫn đi tới Nghệ An Phương tiện cá nhân Ô tô

Tuyến đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình hiện là chặng đầu tiên trên quá trình di chuyển tới Nghệ An (Ảnh – cungphuot.info)

Với khoảng cách chừng 300km, từ Hà Nội chỉ mất khoảng 5 tiếng các bạn đã có mặt tại Tp Vinh hoặc khu vực bãi biển Cửa Lò bởi tuyến Quốc lộ 1A hiện giờ đã được nâng cấp khá ổn. 100km đầu tiên còn rất thuận lợi bởi tuyến cao tốc Hà Nội – Ninh Bình.

Xe máy

Với phương tiện xe máy, các bạn cứ bám theo QL1A để di chuyển thôi. Nếu lười chạy xe đường dài nhưng vẫn muốn mang theo xe máy để khám phá Nghệ An, các bạn có thể gửi kèm xe máy theo tuyến tàu hỏa Hà Nội – Vinh, ngủ 1 đêm trên tàu và sáng hôm sau sẽ tới nơi.

Phương tiện công cộng Ô tô khách

Các chuyến xe khách đi Nghệ An thường chạy đêm và khởi hành từ bến xe Nước Ngầm (Ảnh – Tuấn Avi)

Hệ thống giao thông đường bộ của Nghệ An với Quốc lộ 1A chạy từ Bắc vào Nam, qua các huyện ven biển và thành phố Vinh, cùng với 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du. Nếu sử dụng phương tiện cá nhân, rất thuận tiện để các bạn có thể đi đến bất cứ địa điểm nào khi du lịch Nghệ An.

Đối với phương tiện công cộng, các tuyến xe khách chất lượng cao đi Nghệ An xuất phát từ cả 2 miền thường xuyên và liên tục nên cũng không quá khó nếu các bạn muốn đến Nghệ An bằng xe giường nằm.

Tàu hỏa

Tàu hỏa dừng tại ga Vinh, Nghệ An (Ảnh – miachan)

Với ga Vinh là một trong những ga hành khách chính trên trục đường sắt Bắc Nam nên đi tàu hỏa tới Nghệ An cũng là một lựa chọn không tồi. Thời gian tàu đi đến Vinh từ Hà Nội và Sài Gòn cũng tương đương thời gian ô tô chạy, tuy giá vé có cao hơn nhưng đi tàu sẽ thoải mái hơn đối với những gia đình có trẻ nhỏ.

Các chuyến tàu đi Vinh xuất phát từ ga Hà Nội, thời gian đi khoảng 6 tiếng. Để đến Vinh các bạn có thể đi các chuyến tàu Thống Nhất, tàu đi Đà Nẵng, tàu đi Quảng Bình. Phù hợp nhất là đi các chuyến tàu SE5, SE7 và SE11 bởi các chuyến tàu này xuất phát từ Hà Nội vào buổi sáng, đến khoảng đầu giờ chiều sẽ có mặt ở Vinh.

Nếu đi từ Sài Gòn đến Vinh bằng tàu hỏa, thời gian trung bình mất khoảng từ 25-30 tiếng tùy theo đoàn tàu. Tất cả các chuyến tàu Thống Nhất xuất phát từ Sài Gòn đều dừng ở ga Vinh. Nếu lựa chọn tàu hỏa để du lịch Nghệ An, các bạn nên chọn các chuyến tàu SE6, SE8 và SE12 bởi các chuyến tàu này đều đến Nghệ An vào ban ngày, phù hợp hơn cho việc đi du lịch.

Máy bay

Sân bay quốc tế Vinh (Ảnh – nguyenthao_ss)

Sân bay Vinh (cách ga Vinh 5 km), đã được nâng cấp thành sân bay Quốc tế và mở rộng để máy bay hiện đại loại lớn có thể lên xuống dễ dàng và đang được mở thêm tuyến bay đi các nước trong khu vực. Từ Sài Gòn (và cả một số địa phương phía trong như Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Pleiku) đang có các đường bay thẳng tới Vinh. Tùy từng chặng sẽ do từng hãng hàng không khai thác, nhưng nói chung cả 3 hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam đều có đường bay Sài Gòn – Vinh với giá rẻ nhất khoảng 4000k++ cho chặng bay khứ hồi. Từ Hà Nội thực tế ít người đi du lịch Nghệ An bằng máy bay do chi phí cao và chặng đường không quá dài.

Đi lại ở Nghệ An Xe buýt

Có khá nhiều tuyến xe buýt ở Nghệ An để các bạn có thể đi đến một số điểm du lịch trong tỉnh (Ảnh – cungphuot.info)

Trên địa bàn Nghệ An có 18 tuyến xe buýt hoạt động ổn định với gần 300 phương tiện. Mỗi ngày, có trên 1.254 lượt phương tiện . Tần suất từ 15 đến 35 phút có 1 chuyến xe (tùy từng tuyến). Các tuyến xe có thể sử dụng để đi đến khá nhiều địa điểm du lịch ở Nghệ An, tùy vào hành trình của mình các bạn lựa chọn các tuyến cho phù hợp.

Xe máy

Với địa hình rộng lớn, các địa điểm du lịch trong tỉnh Nghệ An nằm khá cách xa nhau. Nếu có thể, các bạn hãy sử dụng phương tiện xe máy, sẽ thuận tiện hơn nếu muốn khám phá một số nơi mà các phương tiện công cộng không có để di chuyển tới.

Lưu trú tại Nghệ An Khách sạn nhà nghỉ

Nhiều khách sạn lớn hiện cũng đã có mặt ở Nghệ An (Ảnh – phoebeusagi)

Hiện nay, Nghệ An đã và đang đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu du lịch của du khách. Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh được phát triển đa dạng, mạnh mẽ, đủ khả năng tiếp đón lượng lớn du khách khi đến tham quan. Đến nay Nghệ An đã có 827 khách sạn, nhà nghỉ với gần 20.000 phòng, trong đó có 03 khách sạn 5 sao, 10 khách sạn 4 sao và tương đương, 14 khách sạn 3 sao và tương đương và trên 40 khách sạn 1-2 sao.

Homestay

Du lịch theo phương thức homestay ở Nghệ An, nhất là các huyện nằm ở phía Tây của tỉnh đang dần được nhiều du khách biết đến. Miền Tây Nghệ An vẫn còn giữ được những nét văn hóa độc đáo, phong cảnh thiên nhiên trữ tình, ngoài ra người dân luôn tỏ ra thân thiện và giàu lòng mến khách điều đó đã góp phần để Nghệ An là một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Các địa điểm du lịch ở Nghệ An Du lịch Cửa Lò

Cửa Lò là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, nằm ở phía đông của tỉnh Nghệ An, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp Nghi Lộc, phía nam giáp thành phố Vinh và huyện Nghi Xuân, phía bắc giáp Diễn Châu. Thị xã Cửa Lò được thành lập ngày từ năm 1994, Cửa Lò cũng là tên một bãi biển khá nổi tiếng đối với du khách ngoài Bắc.

Bãi biển Cửa Lò

Bãi tắm Cửa Lò một ngày vắng khách (Ảnh – duongcucchi)

Bãi tắm Cửa Lò dài trên 10km, có độ dốc thoai thoải, cát trắng phẳng mịn, nước trong và sạch, không pha lẫn bùn như một số bãi biển khác. Phía trên bãi biển còn có nhiều khu lâm viên rộng với những rặng phi lao, rặng dừa xanh tốt. Nước biển ở đây có độ mặn rất cao.

Đảo Hòn Ngư

Đảo Ngư nhìn từ phía biển (Ảnh – Nguyễn Thu Nga)

Đảo Hòn Ngư hay còn gọi Song Ngư  cách bãi biển Cửa Lò hơn 4 km. Đảo Song Ngư gồm hai hòn lớn nhỏ. Hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nước biển. Các danh sĩ thời trước như Phan Huy Chú, Bùi Dương Lịch… từng tả Song Ngư “Dáng tròn đẹp, đứng xa trông như hai con cá bơi lượn trên làn sóng”.

Ðảo Song Ngư, trong con mắt của người xưa, còn tôn thế phong thủy một vùng địa linh nhân kiệt: “Hồng Lĩnh núi cao. Song Ngư biển rộng. Gặp thời vận sáng. Ðua nở nhân tài”. Vua Lê Thánh Tông những dịp đi tuần thú phương nam, thường dừng thuyền nghỉ ngơi ngoạn cảnh đảo, trời, mây, nước, và cao hứng đề thơ:

Chùa Ngư

Chùa Ngư trên đảo Hòn Ngư (Ảnh – Nguyễn Kông)

Xuống tàu, đi qua cầu cảng là được chiêm ngưỡng chùa Ngư (Song Ngư tự), có từ thời Trần nhưng mới được phục dựng vào năm 2005. Trước chùa có 2 hai cây lộc vừng tương truyền đã 600 trăm năm tuổi, cành lá um tùm sum suê mọc trên hai gốc khổng lồ. Chính giữa chùa là giếng Ngọc, có nguồn nước ngọt mát, dùng để nấu lên loại rượu Song Ngư ngon nức tiếng.

Trong chùa Ngư không có người, nhưng rất sạch sẽ, ngăn nắp. Chùa mới được phục dựng lại, nên các đồ tế khí đều sáng bóng, trang nghiêm. Đây là nơi thờ đức Phật và Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn, vị tướng thủy quân quê ở Nghệ An đã có công lao đánh giặc Nguyên Mông thế kỷ 18.

Đảo Lan Châu

Đảo Lan Châu, Cửa Lò (Ảnh – thnhtrngctu)

Đảo Lan Châu nằm sát ngay bờ biển Cửa Lò, Nghệ An còn được người dân địa phương gọi với cái tên là đảo Rú Cóc vì có hình dáng tựa như một con cóc khổng lồ đang vươn mình ra biển khơi bao la. Tuy tọa lạc sát với bãi biển Cửa Lò nhưng đảo Lan Châu có phần hoang sơ và bình dị hơn hẳn, chưa bị chịu nhiều tác động của con người và thương mại hóa du lịch.

Phía đông của đảo Lan Châu đặc trưng với hình ảnh những vách đá nhấp nhô trải dài ra phía biển, tạo những hình thù độc đáo mà với từng trí tưởng tượng thì lại hiện lên một cách khác nhau. Khu vực phía Tây nối với đất liền thành bán đảo, phía Bắc có bãi biển xanh như ngọc tuyệt đẹp. Đảo Lan Châu không có quá nhiều hoạt động hay trải nghiệm, đơn giản chỉ là nơi “trú ngụ” của những tâm hồn muốn tìm một nơi thật yên tĩnh, rảo bước trên bờ cát trắng, hít hà mùi mặn mặn của biển cả và đắm mình trong cảnh đẹp như mộng.

Làng chài Xuân Thủy

Đến các khu vực chợ cá, làng chài, các bạn có thể mua được hải sản tươi sống với giá cả hợp lý (Ảnh – elenor166)

Khu sinh thái Cửa Hội

Bãi biển Cửa Hội (Ảnh – phuongthao180894)

Du lịch Vinh Du thuyền trên Sông Lam

Du thuyền Giang Đình Cố Độ trên sông Lam (Ảnh – PhuongThuy Kieu Anh)

Sông Lam xưa có tên là Sông Cả (sông mẹ). Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là “lớn”, vừa có hàm nghĩa là “mẹ”, mẹ của những con sông nhỏ đổ về như: Nậm Nơm, Nậm Mộ, sông Giăng, sông La…Có lẽ do màu nước trong xanh lại chảy qua nhiều núi non, làng mạc tạo nên cảnh đẹp khác thường nên các nhà nho, các tao nhân mặc khách đã đặt cho sông những cái tên hoa mỹ: “Lam Giang”, “Thanh Long Giang”, “Lam Thuỷ”…đồng thời sáng tác nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp có một không hai của nó.

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh là chi nhánh của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Ảnh – Phó Nháy)

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đóng tại số 10 đường Đào Tấn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, được thành lập vào ngày 15 tháng 1 năm 1960; là chi nhánh của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Bảo tàng được xây dựng trên đất khu Vinh trước đây, là nơi từng giam cầm hàng ngàn chiến sĩ cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong năm 1929 – 1931.

Thành cổ Vinh

Thành cổ Vinh hiện chỉ còn một đoạn nhỏ nhưng vẫn được bảo tồn để phục vụ du khách tới Nghệ An (Ảnh – Consulting Comniversal)

Thành cổ Nghệ An thuộc địa phận ba phường là Cửa Nam, Đội Cung và Quang Trung của thành phố Vinh. Thành được xây dựng vào năm 1804 và đã nâng cấp nhiều lần. Toà thành là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử nhà Nguyễn và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Đồng thời đây cũng là điểm du lịch nổi tiếng Nghệ An thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan.

Khu du lịch Núi Quyết

Thành phố Vinh nhìn từ Núi Quyết (Ảnh – fxxn_u)

Khu du lịch núi Quyết nằm ở chân núi Quyết của thành phố Vinh. Trên đường vào Nam ra Bắc khi đi qua phà Bến Thuỷ, du khách nhìn về phía tây sẽ thấy có một dãy núi nhỏ, đó là núi Quyết ngút ngàn thông reo. Khu du lịch núi Quyết có diện tích lên tới gần 160ha (diện tích núi là 56ha) gồm nhiều tiểu khu đã trở thành một điểm du lịch kiểu mới của tỉnh Nghệ An.

Đền thờ Quang Trung

Đền thờ vua Quang Trung trên đỉnh núi Quyết (Ảnh – Tran Ha Nam)

Nằm trọn trong rừng thông thơ mộng với độ cao 97 m so với mực nước biển, Đền thờ Hoàng đế Quang Trung tọa lạc ở núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, Thành phố Vinh.

Sau đại thắng mùa Xuân Kỷ Dậu 1789, Hoàng đế Quang Trung bắt tay vào công cuộc xây dựng và củng cố đất nước. Việc đầu tiên và cũng là việc quan trọng nhất là chọn đất đóng đô cho vương triều mới, sau nhiều lần ghé chân qua Nghệ An thấy đây là vùng đất địa linh nhân kiệt nên ông đã hạ chiếu cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp – Viện trưởng Sùng chính thư viện xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô ở đất Yên Trường, huyện Châu Lộc. Mặc dù chỉ được xây dựng trong thời gian ngắn và gấp, nhưng thành đã có thành nội, thành ngoại và điện Thái Hòa – nơi Hoàng đế Quang Trung thiết triều. Rất tiếc, khi thành Phượng Hoàng vừa xây xong, kế hoạch dời đô còn dang dở thì Hoàng đế đột ngột băng hà.Ngày nay trên nền lầu rồng cũ Bia dẫn tích Phượng Hoàng Trung Đô đã được lập nên để ghi dấu về địa điểm mà xưa kia kinh thành tọa lạc.

Phượng Hoàng Trung Đô

Phượng Hoàng Trung Đô(鳳凰中都) là kinh thành do vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết; nay thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Thành được xây vào năm 1788. Tại đây vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng hoàng, một loài chim trong truyền thuyết. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Quang Trung kiểm soát, cách Phú Xuân khoảng 300 km.

Phượng Hoàng Trung Đô có 2 vòng thành gọi là thành Nội và thành Ngoại hình thang, chu vi: 2820 m, diện tích: 22 ha. Phía ngoài có hào rộng 3 m, sâu 3 m, mặt thành cao 3–4 m. Thành Nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi gần 1680 m, cao 2 m, cửa lớn mở ra hai hướng tây và đông. Trong thành nội có toà lầu rộng, cao 3 tầng, trước có bậc tam cấp bằng đá ong, sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái hoà dùng cho việc thiết triều. Nhìn từ trên không thì Thành Nội Phương Hoàng Trung Đô gần như hình tam giác: mặt hành phía Đông Bắc chạy sát theo chân núi Quyết (Phượng Hoàng), phía Nam cắt ngang qua núi Mèo (Kỳ Lân), phía Tây kéo dài qua cánh đồng theo một đường thẳng lên sát Mũi Rồng (một nhánh của núi Dũng Quyết.

Đền Cờn

Cây đa bên hông Đền Cờn (Ảnh – sunnymay22)

Đền Cờn là một ngôi đền nằm trên gò Diệc, hướng mặt ra sông Hoàng Mai, tại phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai. Tại phường Quỳnh Phương còn có đền Ông chín Cờn. Đền Cờn thờ Tứ vị thánh nương là Dương Thái Hậu, Hoàng hậu và hai Công chúa nhà Nam Tống, Trung Quốc. Nghe tin ở nhà vương triều thất thủ, bốn bà lần lượt nhảy xuống biển tự vẫn. Các bà thường hiển linh về giúp nhân dân trong vùng. Sau các bà được vua Trần Anh Tông phong làm Đại kiền quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương.

Du lịch Con Cuông

Con Cuông được xem là huyện đi đầu trong phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở Nghệ An. Thời gian qua, huyện cũng đã chú trọng phát triển du lịch  gắn với bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế. Hiện, Con Cuông có 4 bản xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gồm: Bản Nưa (xã Yên Khê), bản Khe Rạn (xã Bồng Khê), bản Xiềng (xã Môn Sơn) và bản Nà Pha (xã Yên Khê). Thời gian qua, du lịch cộng đồng Con Cuông phát triển mạnh, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm và khám phá miền đất nhiều lý thú này.

Suối nước Mọc (Tạ Bó)

Suối nước Mọc hay còn gọi là suối Tạ Bó ở Con Cuông (Ảnh – Hải Dương)

Suối Mọc hay còn có tên là Tạ Bó (nghĩa là suối nóng lạnh, tên do người Thái ở khu vực này gọi) nằm ở xã Yên Khê, Con Cuông. Đây là một dòng suối khá lạ bởi nước luôn đầy quanh năm, đầu suối nước tạo thành một hồ bơi tự nhiên tuyệt đẹp, mùa hè mát lạnh nhưng mùa đông lại rất ấm.

Người xưa kể lại rằng, khi Ngọc Hoàng thường cho các tiên nữ giáng trần xuống động Đào Nguyên (xã Bồng Khê – Con Cuông) đón những bậc hiền nhân quân tử lên thiên đình thưởng ngoạn cảnh bồng lai. Để các tiên nữ không vương vấn bụi trần gian, Ngọc Hoàng hóa phép tạo ra dòng suối tinh khiết mọc lên từ lòng đất để các nàng tắm gội dung nhan trước lúc gặp các bậc hiền nhân quân tử.

Thác Khe Kèm

Thường người dân chỉ đến Thác Kèm vào buổi trưa bởi nước ở thác lúc nào cũng rất lạnh (Ảnh – lacai_eatandgo)

Thác Khe Kèm nằm ở xã Lục Dạ, Con Cuông. Đường vào thác tương đối đơn giản. Chỉ có một thủ tục nhỏ là mọi người phải dừng chân ở chốt kiểm lâm để xuất trình giấy tờ và lắng nghe vào thông báo. Trái ngược với vẻ đẹp, sự cuốn hút của cảnh vật, dịch vụ du lịch ở thác Khe Kèm vẫn chưa phát triển quá nhiều càng tạo cảm giác thư thái cho những người thích du ngoạn khám phá.

Du lịch Diễn Châu Đền Cuông

Đền Cuông ở Diễn Châu, Nghệ An cũng là nơi thờ An Dương Vương (Ảnh – Trong Hung Nguyen)

Ngoài đền thờ tại khu di tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, An Dương Vương còn được nhân dân lập đền thờ tại Đền Cuông, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, nơi nhà vua tự vẫn sau khi giết chết con gái Mỵ Châu. Đền Cuông nằm ở lưng núi Mộ Dạ, sát quốc lộ 1A, phía sau là biển Diễn Châu. Trên đỉnh núi Mộ Dạ, người dân còn lập một am thờ công chúa Mỵ Châu và mọi người vẫn gọi là am Mỵ Châu. Ngày nay, Đền Cuông vừa là một thắng cảnh, vừa là nơi tín ngưỡng linh thiêng của người dân nơi đây. Hàng năm, vào các ngày 14,15,16 tháng 2 âm lịch, nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội Đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa phong phú và đa dạng.

Bãi biển Diễn Thành

Hoàng hôn trên bãi biển Diễn Thành (Ảnh – lhquan93)

Bãi biển Diễn Thành cách Thành phố Vinh khoảng 40 km. Tới Ngã Ba Diễn Châu, dọc trục đường Quốc Lộ 1A, du khách sẽ bắt gặp Diễn Thành, một bãi tắm rộng, cát thoai thoải. Sóng biển Diễn Thành không hề lớn, chỉ ru nhẹ, nước không sâu, có khi lội cả trăm mét cũng chỉ xâm xấp bụng người.

Không ồn ào như các điểm du lịch biển khác, bãi biển Diễn Thành, Nghệ An mang một vẻ yên bình quá đỗi…, con người dường như nhỏ bé hơn giữa một không gian trời biển đầy gió, cát và phi lao. Nơi đây hầu như chẳng chịu tác động nào của bàn tay con người, cả một vùng trời biển vẫn nguyên vẹn vẻ hoang sơ.

Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm

Khu sinh thái Diễn Lâm của Mường Thanh là môt tổ hợp gồm nhiều hình thức giải trí như safari, công viên nước (Ảnh – Le Xuan Anh)

Mường Thanh Diễn Lâm (huyện Diễn Châu – Nghệ An) là khu du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng kết hợp tổ hợp giải trí hiện đại đầu tiên của Tập đoàn Mường Thanh. Một trong những điểm nhấn của khu du lịch sinh thái này là vườn thú Safari lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ với nhiều loài thú quý hiếm như sư tử, hổ, tê giác, hươu cao cổ, voi…

Đền Ông Hoàng Mười

Đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An (Ảnh – Anh Tùng)

Đền Ông Hoàng Mười được xây dựng vào năm 1634 từ thời hậu Lê trên diện tích hơn 1 ha ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên. Đến nay, trải qua nhiều lần tu bổ, đền có 3 toà chính là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Nơi đây hàng năm diễn ra nhiều lễ hội hấp dẫn thu hút đông đảo khách thập phương.

Cửa khẩu Nậm Cắn

Nậm Cắn là cửa khẩu được dân du lịch bụi Việt Nam lựa chọn để xuất cảnh qua Lào (Ảnh – Phan Tùng Lâm)

Cửa khẩu Nậm Cắn là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất làng Tiền Tiêu xã Nậm Cắn, Kỳ Sơn thông thương sang cửa khẩu Namkan của Lào. Đường lên Nậm Cắn và tới tỉnh lỵ Xiengkhuang là cung đường kỳ vĩ hiểm trở, và là một tuyến du lịch mạo hiểm với nhiều nét hoang sơ của thiên nhiên và con người.

Cổng trời Mường Lống

Mây trên cổng trời Mường Lống (Ảnh – trương thành)

Mường Lống được ví như “Sa Pa của xứ Nghệ”, là điểm đến hấp dẫn cho bạn có sở thích xê dịch, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mây trời và khám phá văn hóa đặc sắc của vùng cao. Mường Lống là địa điểm phượt còn khá mới mẻ, nhưng khi tới đây bạn sẽ yêu những người dân hiền lành, thân thiện và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Địa hình vùng núi cao ở đây đa dạng, là địa điểm khá lý tưởng cho nhiều bạn muốn tham quan, dã ngoại ngoài trời như leo núi, cắm trại hay trekking vào các bản làng.

Đỉnh Pu Xai Lai Len

Với độ cao 2700m, đây được ví như một Tà Xùa thu nhỏ ở Nghệ An (Ảnh – Lương Văn Nam)

Nằm ở độ cao trên 2.700m, đỉnh núi Pu Xai Lai Leng nổi lên giữa biển mây trắng xốp, không ít người ví đây là Tà Xùa của miền Tây Nghệ An. Pu Xai Lai Leng là ngọn núi thuộc dãy Trường Sơn Bắc, có đỉnh cao vượt trội , nằm trên đường biên giới Việt Nam và nước bạn Lào. Có thể ví dãy Trường Sơn là “xương sống” của bán đảo Đông Dương thì Pu Xai Lai Leng chính là một “đốt xương sống cổ”.

Du lịch Nam Đàn Khu di tích Kim Liên

Khu di tích Kim Liên (Ảnh – Hạnh Ninh)

Khu di tích lịch sử Kim Liên là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, Nam Đàn cách thành phố Vinh khoảng 15 km theo tỉnh lộ 49.

Là địa danh gắn liền với nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Hồ Chí Minh đã sống những năm 1901 – 1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan (mẹ Chủ tịch Hồ Chí Minh); núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Hồ Chí Minh. Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên được công nhận là một trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia và là một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Làng Kim Liên

Làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen), quê ngoại và quê nội của Hồ Chí Minh, cách thành phố Vinh khoảng 12.5 km về phía Tây. Làng nằm ở gần núi Chung, cách núi Đại Huệ khoảng 3 km.

Mộ bà Hoàng Thị Loan

Trên lưng núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ là nơi mai táng bà Hoàng Thị Loan – mẹ của Hồ Chí Minh. Mộ bà được đặt trên lưng chừng dãy núi Đại Huệ khu vực thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại vị trí có độ cao chừng 100m so với mực nước biển.

Cụm di tích làng Hoàng Trù

Cụm di tích Hoàng Trù nằm trọn trong làng Hoàng Trù (thường goi là làng Chùa), quê ngoại của Hồ Chí Minh và cũng là nơi Bác ra đời. Diện tích của cụm di tích này khoảng 3.500 m²

Chùa Đại Tuệ

Chùa Đại Tuệ (Ảnh – Tùng Cấn Thanh)

Chùa Đại Tuệ tọa lạc trên động Thăng Thiên thuộc dãy núi Đại Huệ, xã Nam Anh, Nam Đàn ở độ cao 450m so với mực nước biển. Chùa nằm trên khuôn viên khoảng 6000m2 trong một không gian tĩnh lặng, cảnh vật thơ mộng, hữu tình. Đứng trên đỉnh Thăng Thiên ta nhìn thấy dòng Lam giang uốn lượn, phóng tầm mắt say ngắm toàn cảnh Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên, Vinh, Nghi Lộc và Hòn Ngư, Hòn Mắt, Hòn Mê ở biển Đông.

Du lịch Nghi Lộc Bãi Lữ 

Do nằm trong khu resort nên Bãi Lữ rất vắng vẻ và yên bình (Ảnh – mone_pillow)

Bãi Lữ là nơi biển khơi ăn sâu vào đất liền nên nước biển ở đây trong vắt, có thể nhìn rõ từng viên sỏi nhỏ. Theo nhiều công trình nghiên cứu, nước ở Bãi Lữ có tỷ lệ khoáng chất cao do nằm trong trầm tích của đá, biển nằm sát núi nên rất tốt cho sức khỏe. Sóng không quá lớn mà nhè nhẹ vỗ bờ, cùng với bãi cát trải dài thoai thoải, bạn có thể thoải mái chơi bóng chuyền, bóng đá ở đây. Để khi ánh chiều tà buông xuống, thư thái thả hồn theo những vòng quay xe đạp quanh Bãi Lữ mộng mơ.

Bãi biển Cửa Hiền

Bãi biển Cửa Hiền (Ảnh – lehang268)

Cửa Hiền có biển xanh và trong nhưng lại vắng vẻ đến lạ. Ở ngay bãi biển có rất nhiều hòn đá nhô lên giống như con cá biển gọi là bãi đá Ngư Hải. Đây là khu vực duy nhất của Nghệ An không có gió Tây Nam nóng bỏng vào mùa hè. Cái làm nên sự khác biệt của Cửa Hiền so với các bãi biển khác chính là phong cảnh nguyên sơ từ bãi đá, bãi cát, con đường và cả núi rừng. Dù các hàng quán ở Cửa Hiền chưa nhiều và còn mang tính dân dã của thôn quê, nhưng ở đây hải sản luôn tươi ngon và giá cả rất vừa túi tiền.

Kênh Nhà Lê

Kênh Nhà Lê đoạn qua Nghệ An (Ảnh – Thach Nguyen)

Kênh Nhà Lê là một hệ thống sông cổ được đào từ thời Vua Lê Đại Hành để vận tải quân lương về phía nam Đại Cồ Việt nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ về phía Nam và phát triển kinh tế nông nghiệp nước nhà. Hệ thống này gồm nhiều sông được đào mới hoặc khơi vét từ các sông tự nhiên mà các triều đại phong kiến nhà Tiền Lê, Hậu Lê, nhà Nguyễn và trong kháng chiến chống Mỹ đã sử dụng với mục đích giao thông, quân sự và phát triển nông nghiệp. Sông Nhà Lê là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và được coi là tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh chống xâm lược của người Việt. Hiện nay còn ít nhất 5 sông mang tên sông Nhà Lê ở 4 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Từ ranh giới phía Bắc Nghệ An, thuộc địa phận thị xã Hoàng Mai, Lê Hoàn cho đào kênh Bà Hòa (thuộc xã Tân Trường, Tĩnh Gia, Thanh Hoá) theo hướng Nam, rồi men theo chân núi Xước, nối với sông Hoàng Mai và Kênh Xước. Kênh này chạy từ Sòi Trẹ (xã Quỳnh Lộc) đổ vào sông Hoàng Mai ở phía Bắc làng Ngọc Huy và gọi là Kênh Son. Từ Ngọc Huy, kênh chảy qua các xã vùng Bãi Ngang gọi là Kênh Mơ (còn gọi là kênh Mai Giang, kênh Ngọc Để) rồi đổ ra Lạch Quèn. Dòng kênh này men theo dòng nước chảy là khe Nước Lạnh, là đường ranh giới phía Nam Thanh Hoá, Bắc Nghệ An, thuộc huyện Quỳnh Lưu.

Những đoạn Kênh Nhà Lê ở Nghệ An đều nằm ở các huyện ven biển, thường mang các tên địa phương. Đoạn còn mang tên sông Nhà Lê chảy qua huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Vinh.

Biển Mũi Rồng, Nghi Thiết

Để đến được bãi biển Mũi Rồng – Nghi Thiết du khách phải đi vòng qua Nghi Quang. Rất nhiều người dân Nghệ An đến với biển để xua tan những mệt mỏi, nắng nóng ngày hè đã chọn biển Nghi Thiết thay vì đến với Cửa Lò, Cửa Hội đông đúc. Họ cho rằng biển Nghi Thiết đẹp chẳng kém Cửa Lò, nó thích hợp cho sự khám phá nghỉ dưỡng bởi ở đây có bãi cát mịn thoải, an toàn lại vắng khách, xung quanh không có hàng quán dịch vụ, nhưng nếu đi cùng một nhóm bạn thì có thể mang theo đồ ăn, tổ chức cắm trại trên bãi biển, rất thú vị.

Đồi hoa Hướng Dương

Cánh đồng hoa hướng dương ở Nghĩa Đàn, Nghệ An (Ảnh – Sach Nguyen)

Cánh đồng hoa hướng dương rộng 100 ha nằm ở nông trường 19/5, xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Đàn. Hoa hướng dương ở đây đã được người trồng điều chỉnh nông học, kích thước vừa tầm không quá cao, nên không cần thuê thang. Nhưng nếu bạn muốn quan sát được hết vẻ đẹp bao quát, bạn có thể thuê thang với giá khoảng 30k một tiếng .

Đồi hoa Tam Giác Mạch

Xuất phát từ Hà Giang, hiện những đồi hoa tam giác mạch đã được trồng ở khắp mọi nơi trên cả nước (Ảnh – Trong Hung Nguyen)

Bên cạnh cánh đồng hoa hướng dương, vườn hoa tam giác mạch ở xã Nghĩa Bình (Nghĩa Đàn) đang là điểm đến mới, thu hút nhiều du khách quan tâm.

Du lịch Quế Phong Thác 7 tầng

Một đoạn trong 7 tầng của thác (Ảnh – Viet Hung Nguyen)

Nằm ở cuối bản Hủa Mương, xã Hạnh Dịch (Quế Phong) thuộc vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt thác 7 tầng là một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Nghệ An. Quần thể thác nước nằm trải dài khoảng 7km với 7 tầng nước lớn và hàng ngàn tầng thác nhỏ khác nhau. Chính vì vậy được gọi là thác 7 tầng.

Ngọn thác này bắt nguồn từ Lào, chảy vắt qua khu rừng nguyên sinh thuộc vườn quốc gia Pù Hoạt trước khi tạo ra vẻ đẹp kỳ thú mê hoặc lòng người. Mỗi tầng thác như một nốt nhạc trong khung nhạc khổng lồ. Cùng với quần thể rừng nguyên sinh, thác 7 tầng đang được Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đề nghị xây dựng thành khu du lịch sinh thái trong tương lai gần.

Thác Xao Va

Thác Xao Va rất nổi tiếng ở Nghệ An (Ảnh – Tạ Quang Vinh)

Thác Xao Va được biết đến là thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi du khách lên với miền Tây xứ Nghệ. Là một thắng cảnh nổi tiếng ở Nghệ An, ngoài ra do nằm trong vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, thác Xao Va còn góp phần đảm bảo tính đa dạng sinh học, môi trường nơi đây.

Du lịch Quỳ Châu Hang Bua

Cửa vào Hang Bua (Ảnh- hangle.018)

Hang Bua, theo tiếng Thái là Thẩm Bua (nghĩa là Hang Sen) là hang ở bản Na Nhàng, tên khác là thôn Hồng Tiến, thuộc xã Châu Tiến, Quỳ Châu. Hang nằm trong núi đá vôi thuộc dãy núi Phà Én. Hang là một thắng cảnh tự nhiên gắn liền với truyền thuyết lịch sử, và với Lễ hội Hang Bua tổ chức sau Rằm tháng Giêng hàng năm, đây là một lễ hội lâu đời nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào cho biết chính xác thời gian ra đời của lễ hội. Nhưng chắc chắn rằng, những nghi thức tín ngưỡng dân gian mà người dân địa phương tiến hành trước hang Bua tạo nên “Hồn cốt” của các lễ nghi sau này, cũng như tục trai gái đầu xuân rủ nhau đi chơi và tình tự trong hang là gốc gác của phần hội.

Hang Thẩm Ồm

Lối vào hang Thẩm Ồm (Ảnh – Nguyễn Mạnh Cường)

Hang Thẩm Ồm thuộc xã Châu Thuận, Qùy Châu. Đây là một hang đẹp được thiên nhiên kiến tạo rất đa dạng. Hang nằm ở độ cao 15m, cửa hang hướng Đông Bắc, trầm tích bám vào vách hang. Năm 1975 đã xác định là một di chỉ khảo cổ học và khai quật. Kết quả thu được 3 răng người và nhiều hoá thạch xương răng động vật, một công cụ đá thạch anh được chế tạo bằng kỹ thuật clac-tôn- hạch đập vào đe. Các di vật có niên đại cách ngày nay chừng 20 vạn năm. Điều này cho thấy người Thẩm Ồm là người hiện đại đầu tiên và sớm nhất biết đến ở nước ta.

Kết hợp với hang Bua ở xã Châu Tiến ngay gần đó, đặc biệt là Lễ hội hang Bua tổ chức sau Rằm tháng Giêng hàng năm ở đây, Thẩm Ồm tạo ra một tour du lịch hấp dẫn, nhất là đối với những người đam mê khảo cổ, di tích.

Các bãi biển Quỳnh

Bãi biển Quỳnh Nghĩa (Ảnh – tranminhan)

Biển Quỳnh thực chất không phải là tên gọi của một bãi biển mà là danh từ chung để chỉ 7 bãi biển kế nhau của 7 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Những bãi biển này có tên Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy nằm cách Thành phố Vinh 65 km.

Mỗi bãi biển gắn với chữ “Quỳnh” sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm khác nhau. Quỳnh Phương gắn với Đền Cờn – một trong bốn ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ. Quỳnh Liên và Quỳnh Bảng “chiều chuộng” du khách với cát thoải, sóng vừa nhẹ. Quỳnh Nghĩa được tô điểm nhờ quần thể di tích như đền Thưởng thờ các vị thánh Cao Sơn, Cao Các và Sát Hải Đại Hương, núi Đầu Rồng huyền bí.

Du lịch Tân Kỳ Thác Hồng Sơn

Thác Hồng Sơn (Ảnh – Bắc Truong)

Thác Hồng Sơn nằm tại km0, thị trấn Lạt, Tân Kỳ. Thác có độ cao khoảng 152m với 4 bậc đá thoai thoải gối lên nhau. Những ngày hè, khi ánh nắng mặt trời chiếu rọi qua từng tia nước, bung tỏa trên những tảng đá hoa cương, thác nước như một bức họa điểm tô cho sắc màu lung linh, huyền ảo. Đến đây, du khách có thể ngâm mình dưới dòng nước mát lạnh, tinh khiết, hòa mình vào thiên nhiên mây trời, xua tan mệt nhọc thường ngày.

Thác Vình

Thác Vình (Ảnh – Lê Giang Vũ)

Thác Vình nằm trên địa phận xóm Xuân Tiến, xã Giai Xuân Tân Kỳ, cách thị trấn Tân Kỳ khoảng 20 km Thác Vình bắt nguồn từ nhiều mó nước ở trên cao đổ về, ngày đêm tung bọt trắng xóa giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ. Nhìn tổng thể thác Vình giống như ruộng bậc thang nơi đá xếp lên nhau tầng tầng, lớp lớp cao thấp khác nhau, chúng nối đuôi nhau cho tới khi xuống tới chân đồi.

Đảo chè Thanh Chương

Đảo chè Thanh Chương nhìn từ trên cao (Ảnh – Viet Nguyen)

Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, những đồi chè ở Thanh Chương còn tạo nên nét vẽ đầy thơ mộng trong bức tranh quê hương xứ Nghệ. Rất nhiều người đã tìm về vùng chè này để tận hưởng không khí trong lành với màu xanh quyến rũ của chè.

Nổi bật nhất có lẽ là những ốc đảo chè ở Cầu Cau, mỗi khi mùa hè đi qua cũng là lúc những đồi chè được bao phủ một màu xanh biếc. Phương tiện để tham quan các đảo chè là thuyền hoặc xuồng máy. Một chuyến thuyền chở tối đa bốn người khách với đầy đủ phao cứu hộ có mức giá từ 100.000-150.000 đồng trong một buổi.

Thác Mưa

Thác Mưa ở Thanh Chương (Ảnh – vividoo.33)

Nằm cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 25 km, nằm trên dãy núi cao thuộc bản Chà Luôn, xã Ngọc Lâm (Thanh Chương), thác Mưa đổ xuống thượng nguồn suối Vàng. Đường vào thác Mưa không hề dễ dàng, sau khi đi ô tô hoặc xe máy từ đường Hồ Chí Minh, vượt qua chặng đường gần 20 km, du khách sẽ phải để xe giữa rừng và đi bộ theo con suối có nhiều đá trơn trượt dài hơn 1km nữa mới tới thác Mưa.

Vườn Quốc gia Pù Mát

Cổng vào Vườn Quốc gia Pù Mát (Ảnh – phong hy)

Nằm ở sườn phía Đông của dãy Trường Sơn và trải dài trên ba huyện Con Cuông, Anh Sơn và Tương Dương của tỉnh Nghệ An, Vườn Quốc gia Pù Mát được thành lập vào năm 2002, có diện tích tự nhiên 194.000 ha, trong đó vùng bảo tồn 94.000 ha và vùng đệm 100.000 ha.

Theo tiếng Thái, Pù có nghĩa là đỉnh núi, Pù Mát là đỉnh núi cao nhất trong khu vực (1.841 m) và được lấy để đặt làm tên cho Vườn Quốc gia. Tại Vườn quốc gia Pù Mát, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của muôn vàn cỏ cây, hoa lá. Từ những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng ngàn năm cho đến những loại cây cỏ, rêu, địa y và các loại dây leo chằng chịt. Do địa hình đa dạng và phức tạp, Vườn Quốc gia Pù Mát có nhiều cảnh đẹp thật hấp dẫn, là nơi quần tụ nhiều loài thú quý hiếm và muôn vàn cây cối khác nhau.

Các món ăn ngon ở Nghệ An Các món lươn

Bất cứ ai khi đến xứ Nghệ đều thử ăn đặc sản nổi tiếng nơi này là thịt lươn, nào là súp lươn, cháo lươn, lươn om chuối đậu… Qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp, sơ chế, gia giảm và nấu nướng mà con lươn sống trong bùn đất, tanh lại mang hương vị đậm đà, ngon miệng đến vậy.

Súp lươn

Súp lươn Nghệ An (Ảnh – minhhien_30497)

Súp lươn kiểu Nghệ An được nấu khá đơn giản, không sánh đặc như các loại súp khác. Lươn làm sạch được xào với một ít hành tỏi, màu điều và màu cay cho chín tới, xương được ninh làm nước dùng, thêm hành và rau răm là có món súp lươn ăn cùng bánh mì nướng giòn hay bánh đa Đô Lương nữa là đúng vị súp lươn Nghệ An.

Cháo lươn

Cháo lươn (Ảnh – mama.lovenut)

Cháo được nấu nguyên hạt gạo, hầm đến khi chín nhừ, tự nhuyễn ra chứ không phải gạo xay nhỏ như ở nhiều nơi. Lươn được luộc vừa chín, gỡ bỏ xương, xào trên chảo có phi hành tăm cho dậy mùi. Cháo lươn thơm nồng, ấm bụng, có màu vàng của nghệ.

Miến lươn

Miến lươn khô, ngoài ra còn món miến nước (Ảnh – i.kun)

Cũng giống nhiều nơi khác, miến lươn Nghệ An có miến xào miến nước. Nước dùng trong và ngọt cũng được nấu từ xương thêm gừng đập dập. Thịt lươn được xào mềm chứ không phải lươn giòn như ở miền Bắc.

Lươn xúc bánh đa

Lươn xúc bánh đa, món ăn khá lạ ở nhiều nơi nhưng lại dễ dàng tìm thấy khi du lịch Nghệ An (Ảnh – Nguyễn Thanh Phong)

Nghệ An có món bánh đa Đô Lương nổi tiếng, món này kết hợp với lươn đã được xào chín mềm, nước sốt đậm đà, hơi cay làm nên món lươn xúc bánh đa nổi tiếng ở xứ Nghệ.

Lươn nướng

Lươn nướng, một trong những cách chế biến món đặc sản của Nghệ An (Ảnh – quynhanhchocopie)

Những miếng thăn lươn được dàn mỏng, tẩm ướp với cốt nghệ, sả, ớt… bên trong có thêm sợi mỡ mỏng được cuộn cùng thịt lươn để khi nướng đỡ bị khô, bọc bên ngoài là lá dứa, làm nên món lươn nướng thơm ngon vô cùng.

Cháo canh

Cháo canh ăn kèm bánh mỳ (Ảnh – ngangd8888)

Với tên gọi lạ lẫm, chắc chắn du khách sẽ muốn được thưởng thức một lần món cháo này. Nguyên liệu chính để làm món này là bột mỳ, sau khi nhào thật nhuyễn sẽ cán thành bột và cắt thành những sợi nhỏ tròn. Nước dùng để chan được ninh từ xương và sau đó thêm một ít tí tô, hành khô và thịt bằm trộn đều.

Bánh mướt Diễn Châu

Bánh mướt đổ mỏng và mềm, ăn kèm với hành phi thơm thơm và chả lụa, chấm với một chút nước mắm cay cay ngon lắm. (Ảnh – huyhuymeo)

Bánh mướt Diễn Châu cũng nổi tiếng như bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội) vậy. Bánh mướt thường dài như ngón tay trỏ của người lớn, cuộn tròn, mềm, mịn, trắng trong. Bánh được cuộn tròn với hành phi bên trong. Bánh chỉ được làm bằng bột gạo tẻ – gạo được ngâm nước rất lâu sau đó được vớt ra xay nhuyễn và được ủ trong nhiều giờ liền. Bánh mướt rất dễ ăn, bạn chỉ cần ăn kèm một chén nước mắm vắt chanh với ớt tươi cũng đã thấy ngon miệng. Nếu bạn dùng bánh mướt để đãi khách thì cũng có thể dùng kèm với bò nướng lụi, thịt lợn nướng, bò lá lốt mỡ chài, chả nem rán…

Bánh đa Đô Lương

Bánh đa Đô Lương giờ có thể tìm mua ở trên khắp mọi miền đất nước (Ảnh – Toàn Bánh Khô)

Bánh đa có ở nhiều tỉnh thành tại nước ta, nhưng nhắc đến bánh đa miền Trung là nhớ ngay đến bánh đa Đô Lương của Xứ Nghệ. Chiếc bánh nhỏ nhắn, có đường kính khoảng 20 cm, bên trên rắc nhiều vừng đen nên khi ăn rất bùi và thơm. Ở Đô Lương, người dân thường nướng bánh đa bằng than hoa hoặc chiên với dầu ăn, mỡ để tạo nên chiếc bánh mỏng nhẹ.

Bánh Ngào

Bánh ngào (Ảnh – wintoie)

Bánh ngào hay còn gọi là bánh mật là thứ đặc sản dân dã của người dân xứ Nghệ. Xắn một miếng bánh vàng óng đưa vào miệng, vị ngọt ngào của mật mía, dẻo của nếp và thơm thơm mùi gừng sẽ hấp dẫn bạn ngay từ lần thử đầu tiên. Bánh ngào thường được thưởng thức vào lúc trời se lạnh, hay có chút mưa phùn. Bánh ngon nhất khi ăn nóng, múc ra từng bát nhỏ, vừa ăn vừa thổi mới cảm nhận được hết hương vị.

Các món hải sản ngon ở Cửa Lò Ghẹ rang me

Ghẹ rang me (Ảnh – ngvanthuong97)

Cửa Lò là vùng biển nổi tiếng về đặc sản ghẹ với những con ghẹ to, thịt chắc và thơm ngon khi được chế biến. Ghẹ Cửa Lò có quanh năm mà lúc nào cũng dồi dào. Do vậy, du khách tới du lịch Cửa Lò bất kỳ vào thời gian nào đều có thể thưởng thức các món ăn ngon từ ghẹ, như: ghẹ rang muối, ghẹ hấp me, ghẹ nướng… trong đó, ghẹ rang me là món ăn được du khách ưa chuộng nhất.

Tôm tít

Tôm tít rang me ở biển Cửa Lò (Ảnh – kotzunny)

Những con tôm tít (theo cách gọi một số nơi khác là con bề bề) dân dã một thời của những vùng quê miền chân sóng biển Cửa Lò giờ đây trở thành món đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Thịt tôm tít ngon, ngọt, dai chắc, đầu tôm cho nhiều gạch vừa bùi, ngậy, vừa đậm đà hương biển. Tôm tít có thể chế biến nhiều món ăn, như: hấp, luộc, nướng…

Mực nháy

Mực được đánh bắt ở biển Cửa Lò luôn tươi ngon (Ảnh – phuongbeole)

“Mực nháy” Cửa Lò Nghệ An được xếp trong Top 10 đặc sản hải sản Việt Nam. Thông thường nhiều người vẫn quen gọi là mực nhảy nhưng tên gọi chính xác là “mực nháy” vì con mực mới bắt lên còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh. Hai cách gọi trên tuy diễn tả những trạng thái khác nhau của con mực nhưng đều nói lên mức độ tươi ngon của con mực.

“Mực nháy” có nhiều cách chế biến. Nhưng câu mực nhảy và thưởng thức tại chỗ là một loại hình giải trí kết hợp với thưởng thức đặc sản rất thú vị của du khách. Những năm gần đây, kết hợp với sự phát triển du lịch, nghỉ mát, dịch vụ câu mực nhảy bằng thuyền thúng ở Cửa Lò đã trở thành một thú tiêu khiển hấp dẫn. Dịch vụ này đã tạo nên nét độc đáo, đem lại bản sắc riêng cho du lịch Cửa Lò.

Cháo nghêu

Ngoài Cửa Lò thì một số vùng biển khác, bạn cũng dễ dàng tìm thấy món cháo nghêu (Ảnh – lykieuthao)

Đây là món ăn rất thú vị vào ban đêm khi du khách dạo chơi ở Cửa Lò. Nghêu được luộc lên, lấy nước nấu cháo, ruột nghêu rán lên với các loại gia vị. Khi cháo chín trộn nghêu với cháo rồi đổ vào bát đã bỏ sẵn rau thơm. Mùi thơm của gạo, quyện với mùi vị của nghêu, của rau thơm tạo nên một món ăn thanh nhã. Cháo nghêu cung cấp nhiều chất đạm, tăng thêm sinh lực sau một ngày tham quan mệt mỏi.

Khoai xéo

Khoai xéo bọc trong lá chuối rồi cắt ra ăn dần (Ảnh – Hương HânTrân)

Tên gọi món khoai xéo đơn giản chỉ bắt nguồn từ một trong những công đoạn làm nên món ăn, đó là dùng đũa “xéo” cho miếng khoai nát ra.

Khoai sau khi thu hoạch chọn những củ to, có nhiều bột nhất, lựa ngày nắng to, có gió nồm đem khoai ra phơi cho khô trắng, rồi cạo vỏ lụa, rửa sạch, thái lát mỏng, phơi cho tới khi khô giòn. Hạt đậu đen hoặc đỏ, lạc nhân, nếp được đun mềm trước khi đổ mớ khoai khô vào đun sôi. Nồi khoai đun cho tới khi cạn nước, miếng khoai, hạt đậu, hạt lạc mềm nhũn, những hạt nếp chín dẻo, thì cho thêm một chén mật mía (hoặc đường) cho có độ ngọt. Sau đó, công đoạn cuối cùng quan trọng nhất chính là xéo khoai. Để xéo được khoai, phải dùng hai chiếc đũa bếp bản to, đặt chéo nhau rồi liên tục dùng tay ép miếng khoai cho nát. Hoặc nếu không cũng có thể dùng chiếc chày, giã mạnh ngay trong nồi khi khoai còn nóng.

Sau khi xéo khoai xong, lấy đũa dỡ thành từng miếng đặt vào lá chuối rồi gói chặt dành bóc ra ăn như bánh hoặc dùng thìa nén chặt khoai vào bát tô, khi ăn dùng dao xắn thành từng lát mỏng. Ăn khoai xéo thấy rõ vị ngọt của khoai, dẻo thơm của gạo nếp và vị bùi của đậu lạc lại như thấm cả vị mặn mà của miền đất cát pha.

Dê Cầu Đòn

Dê Cầu Đòn là một thương hiệu đã được gây dựng trên 20 năm (Ảnh – duongpisu)

Dê Cầu Đòn thực chất là một thương hiệu thịt dê được nhà hàng Ngân Trình ở Vân Diên, Nam Đàn sáng lập ra. Với hơn 20 năm kinh nghiệm chế biến thịt dê cũng nguồn nguyên liệu tươi ngon, các cách chế biến độc đáo, dê Cầu Đón là một món ăn các bạn nên thử khi tới du lịch Nam Đàn.

Canh gà Thanh Chương

Món canh gà Thanh Chương được chế biến với các gia vị dân dã nhất nên cho hương vị đậm đà mà tinh tế khi thưởng thức. Chế biến món xáo (canh) gà Thanh Chương, thoạt tiên lọc phần xương và phần thịt riêng nhau ra; thịt cắt đều chằn chặn, khổ vừa phải vì thịt gà đồi Thanh Chương nấu hao rất ít; xong, đem ướp ngay với lá chanh, muối trắng, nghệ và ớt tươi giã nhỏ. Trong lúc ướp thịt gà, phần xương được băm nhuyễn, vo viên lại. Khi thịt gà ướp ngấm gia vị rồi, bắc lên bếp rim lên khoảng 5 phút, sau đó cho nước lã vào vừa ngập, đun hai nhịp sôi, mặt nồi canh gà nổi sao vàng ngậy là bắt đầu nếm để “gia” đủ mặn, rải viên xương gà lên trên, sau đó mở vung đun đến khi thực sự dậy mùi lá chanh thơm có cái nồng nồng của ớt tươi là được… Nồi canh gà ấy cứ được giữ hâm hẩm nóng, mỗi lần dọn lên một bát, ăn hết lại múc bát khác. Món canh gà Thanh Chương có viên xương băm nhuyễn sẽ giữ được cái sạch sẽ, điềm đạm tinh tế cho khách khi dùng cơm, vì không phải khó khăn trong xé, gặm lóc thịt ra khỏi xương gà; lại giữ được trọn vẹn những gì tinh túy của thực phẩm từ gà đồi miền trung du này vậy.

Cá còm kho nghệ

Cá còm kho nghệ (Ảnh – hoainhuhuynh)

Khi đã chọn được những mớ cá còm tươi ngon, người dân xứ Nghệ chế biến ra thành nhiều món ngon như: cá còm nấu canh nhút, cá còm rán, cá còm kho tương… nhưng đặc biệt và ngon nhất vẫn là cá còm kho nghệ. Theo người dân Thanh Chương món cá còm được kho với nghệ ngoài giữ được hương vị thơm ngon của cá, nghệ còn giúp khử mùi tanh, tạo màu sắc hấp dẫn và nhất là giúp món ăn trở nên hài hòa giữa hương vị, bổ dưỡng và dược tính.

Cá tràu Liên Thành

Ai đã từng đặt chân đến vùng đất Liên Thành sẽ được thưởng thức các món ăn từ cá tràu như: cá tràu nướng, cá tràu kho tộ, cá tràu viên, cá tràu nấu canh chua… vô cùng hấp dẫn. Đây là món ăn đặc trưng của vùng đất Liên Thành nói riêng và huyện lúa Yên Thành nói chung. Theo các cụ già trong làng kể lại: Ngày xưa, cá tràu là món ăn để cúng tổ tiên, thiết đãi khách quý, biếu bạn bè, người thân trong những ngày lễ, tết thì nay cá tràu được chế biến trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình và mở rộng quán hàng phục vụ du khách gần xa…

Đặc sản vùng Tây Nghệ An Trứng kiến Tây Nghệ An

Trúng kiến là một món ăn ưa thích của đồng bào vùng cao (Ảnh – cembibo_2810)

Hàng năm, cứ đến khoảng tháng 3, tháng 4 là đến thời điểm trứng kiến nhiều và to nhất. Đây cũng đang là mùa cao điểm săn trứng kiến làm đặc sản của đồng bào miền Tây xứ Nghệ.

Ngoài món trứng kiến xào với dưa chuột thì trứng kiến còn chế biết được rất nhiều món như: cuốn lá chuối nướng, nấu canh măng chua, lam trong ống nứa… Món trứng kiến không những người dân miền núi mà người dân miền xuôi cũng ưu thích. Khi ăn món này ta có cảm giác trứng kiến vỡ lép bép trong khoang miệng tỏa ra hương thơm dịu, có vị thanh ngọt, béo

Chà Uốm

Quả chà uốm phổ biến ở Tây Nghệ An (Ảnh – Trần Hoài Thương)

Trong các cánh rừng tự nhiên ở các huyện miền núi phía Tây Nghệ An, có một loài cây mà đồng bào người Thái thường gọi là cây chà uốm.

Ngoài công dụng có thể dùng gỗ làm nhà, chất đốt, chà uốm còn cho quả mỗi độ vào mùa thu. Dịp này, quả chà uốm rụng nhiều, vì vậy người dân chỉ việc đi nhặt về. Quả chà uốm có hình tròn, có lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài.

Để có thể sử dụng và chế biến món ăn, sau khi nhặt về, phải đập vỡ lớp vỏ cứng để lấy phần hạt nhân bên trong. Tiếp tục để chế biến thành món ăn phải dùng chày giã thật nhuyễn và cho thêm một ít muối trắng. Với những thao tác đơn giản nhưng loại quả này đã trở thành món ăn kèm với xôi hay còn gọi là Khàu Pằn – món xôi trộn truyền thống, vừa ngon, vừa béo bùi, được đồng bào người Thái ở các huyện miền núi như Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn rất thích.

Khuộc lám Tây Nghệ An

Khuộc lám là món ăn rất lạ, được làm từ nòng nọc (Ảnh – Đào Thọ)

Trong không gian ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An có một món ăn rất được bà con ưa thích và chỉ khách quý mới được tiếp đãi món này. Đó là ‘khuộc lám” được chế biến kỳ công từ những con nòng nọc dưới khe suối.

Những con nòng nọc mang về sau khi làm sạch ruột bằng 1 thanh nứa vót mỏng sẽ được trộn với sả, ớt, mạc khẻn (hay còn gọi là mắc khén,tiêu rừng), mắm muối và gạo tấm giã nhỏ. Khi các công đoạn xong xuôi, cho tất cả vào 2 ống nứa nút kín đem bỏ lên bếp than hồng. Đây là cách chế biến món ăn truyền thống của người Thái khiến cho thức ăn không bị bay hết mùi. Khi ăn phải ăn kèm với xôi mới ngon”.

Món ‘khuộc lám’ vừa có vị ngọt đặc trưng lại vừa có vị ấm của sả, vị cay của mạc khẻn và mùi thơm của các loại gia vị hòa quyện với mùi nứa tươi khi đốt trên than hồng.

Cá mát sông Giăng

Cá mát sông Giăng nướng (Ảnh – Nhà bè Thọ Ngân)

Cá mát không phải là giống cá lớn, thường chỉ bằng hai hoặc ba ngón tay người lớn, con “bự” cũng chỉ chừng 0,5 đến 0,8 kg. Hàng năm, tháng 8 âm lịch là vào mùa cá mát. Thịt cá mát rất lành, bổ, thơm ngon, hơi có vị đắng vì khi chế biến không vứt bỏ ruột (ruột cá rất sạch vì chủ yếu ăn thức ăn thực vật), mỡ béo ít xương và ngon nhất là phần đầu (không như các loại cá khác, đầu cá mát rất mềm, giòn). Cá mát có thể kho, rán, nướng… Dù chế biến theo kiểu nào thì thịt cũng rất bùi, rất thơm.

Chịn Xồm

Món chịn xồm của người Thái ở Tây Nghệ An (Ảnh – Tuyết Nghệ)

Món này làm từ thịt trâu, thịt lợn, thịt bò, đôi khi là thú rừng, chỉ lấy thịt nạc. Chịn xồm mang thái miếng, kẹp rau thơm rừng chấm muối ớt (hoặc nước mắm ớt), ăn có mùi vị chua, béo và bùi, rất tinh khiết, thanh nhã.

Cơm lam

Cơm lam nướng, món ăn ngon của người Thái ở Tây Nghệ An (Ảnh – Trong Manh Nguyen)

Cũng như người dân Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc, người Thái ở Tây Nghệ An cũng coi các món lam (nướng) là một trong các món không thể thiếu trong đời sống của mình. Cơm lam là một trong những món đặc sản đó. Nếp nương được làm sạch rồi cho vào ống nứa cùng với nước, tất cả được nướng trên than hồng. Điểm đặc biệt của các món lam là hương vị của thức ăn thường không bị mất đi mà được giữ nguyên vẹn như vốn có của nó.

Cá bống suối

Cá bống suối chiên giòn (Ảnh – gilly.nguyen)

Vào mùa mưa đến cá, cua, nhái, ốc… có ở khắp các con khe, con suối nhưng nhiều nhất vẫn là cá bống, một loại cá nhỏ mà được người dân miền Tây xứ Nghệ rất ưa chuộng, dùng để chế biến thành các món ăn độc đáo.

Sau khi bắt về chọn ra những chú cá bống tươi nhất, tròn trịa nhất, sơ chế bằng cách rửa sạch, để nguyên phần ruột và tẩm ướp một ít gia vị. Cuối cùng được kẹp chặt cùng với nhiều loại cá suối nhỏ khác đưa vào nướng trên than hồng. Ngoài nướng, cá bống suối còn được sử dụng làm nhân cho món mọc, một món ăn thường xuất hiện trên mâm cỗ trong các dịp lễ tết của người Thái nơi đây

Lạp xường

Lạp xường (xưởng) là món ăn thường thấy trong gia đình người dân vùng cao (Ảnh – vht.bee)

Lạp xường là một món ăn truyền thống của đồng báo Thái vùng cao Nghệ An trong những ngày Tết. Nguyên liệu lạp xường là loại thịt lợn ngon được nuôi trong bản. Hiện nay, món lạp xường không chỉ bó hẹp trong cộng đồng người Thái mà còn trở thành một loại thực phẩm người dân vùng cao rất ưa chuộng.

Bò giàng

Món bò giàng thường được làm trong các dịp Tết (Ảnh – hoaianh_90)

Món này ngoài Bắc thường gọi là bò gác bếp hoặc bò sấy khô. Những người vùng xuôi lên miền Tây Nghệ An công tác, sinh sống lâu lài hoặc lên chơi thăm bạn bè nhận thấy sự độc đáo, hấp dẫn của món bò giàng nên thường đưa về quê làm quà, chiêu đãi người thân. Lâu dần, đặc sản bò giàng vượt ra khỏi phạm vi các huyện vùng cao để xuôi về đồng bằng và thành phố, trở thành món ăn được nhiều người ưa thích.

Món chẻo

Với món chẻo này, người ta có thể chấm xôi hoặc ăn cùng với cơm. Khi ăn có vị bùi của đậu tương, vị thơm của lá hẹ, cay cay của ớt, tiêu (Ảnh – Đình Tuân)

Với người Thái miền Tây xứ Nghệ, đậu tương là một trong những nguyên liệu phổ biến để chế biến món ăn. Từ quả đậu tương, người dân nơi đây đã chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn, đặc biệt là món chẻo chấm xôi.

Sau khi làm sạch, đậu được cho vào nồi và nấu đến khi nào kiểm tra thấy lớp vỏ ngoài của hạt đậu bong ra thì đưa xuống đãi sạch. Đậu sau khi làm sạch còn phải cho vào chum ngâm 3-4 ngày, lúc nào có mùi lên men thì đưa ra gói vào lá chuối. Đặt cả gói lá chuối nướng trên than hồng, công đoạn cuối cùng là lấy ra cho vào cối giã nguyễn cùng với lá hẹ (đôi khi có thể dùng cá nướng) rồi trộn lẫn những loại gia vị khác như muối, ớt, bột ngọt…Với món chẻo này, có thể chấm xôi hoặc ăn cùng với cơm. Khi ăn có vị bùi của đậu tương, vị thơm của lá hẹ, cay cay của ớt, tiêu.

Tó tàu

Món “tó tàu” sau khi hoàn thành (Ảnh – Tường Vi)

Tó tàu là món được chế biến từ nhộng ong đất của đồng bào Thái. Tại huyện Con Cuông, Nghệ An món ăn này được người dân ưa chuộng và vùng đất này có lượng lớn ong đất làm tổ.

Các món từ côn trùng

Từ những con nhộng tằm, dế mèn, châu chấu, cào cào cho đến bọ xít, ve sầu, rắn mối, bọ cạp… với bàn tay khéo léo, sự chế biến tài tình của người miền Tây xứ Nghệ tất cả đã được đưa lên bàn ăn, thậm chí trở thành những món đặc sản.

Các đặc sản Nghệ An mua về làm quà Nhút Thanh Chương

Nhút mít, món quà quê giờ đã thành đặc sản xứ Nghệ (Ảnh – Bếp nhà Meo Meo)

Được ví như “Kim chi xứ Nghệ”, nhút Thanh Chương là món ăn được làm từ mít non, nó có thể ăn vào mùa đông xào với thịt lăn, hoặc nấu một mình để có vị riêng. Nhút có vị chua chua giòn giòn, ăn rất đưa cơm, chỉ cần chút nước mắm làm nước chấm là đủ. Tuy là thức ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình, nhưng đến nay, nhút đã trở thành đặc sản của xứ Nghệ được nhiều người khắp nơi biết đến.

Tương Nam Đàn

Tương Nam Đàn (Ảnh – Oanh Võ)

Tương là một trong những đặc sản truyền thống của người dân Nam Đàn. Nguyên liệu chính để làm tương toàn là những thứ gần gũi, thân thiết với cuộc sống hàng ngày: đậu nành, nếp hoặc ngô, muối và nước. Tương Nam Đàn độc đáo ở chỗ nó là “tương mảnh”, hạt đậu làm tương chỉ xay vỡ thành “mảnh đậu” chứ không “nát như tương Bần”. Chai tương Nam Đàn không có mầu nâu như tương Bần, mà vàng sánh như mật ong. Những mảnh đậu lơ lửng trong nước tương đặc quánh, thơm và ngọt lịm. Tương được dùng để chấm hoặc kho cá, đặc biệt là chấm rau muống hoặc rau lang gừng, kho cá sông, cá đồng với nồi đất Kẻ Trù.

Mực một nắng

Mực đang trong quá trình phơi 1 nắng (Ảnh – rossabella161)

Để chế biến ra mực một nắng, ngư dân phải chọn những con mực tươi ngon, mực to thì chất lượng mực càng giá trị. Trước tiên mực được xẻ ra, rửa sạch, sau đó để ráo nước. Công đoạn tiếp theo là phơi sấy mực bằng 2 cách: phơi dưới nắng hoặc sấy trong than củi.

Để đạt yêu cầu, mực sau khi chế biến sẽ được phơi dưới nắng trong khoảng 1 buổi. Nếu phơi lâu, mực sẽ khô dần và không giữ được độ ngọt, ăn sẽ không dai bùi. Còn thời tiết mát mẻ, người dân phải sấy khô bằng than củi, thường thì khoảng 1 ngày mới đạt yêu cầu.

Mực một nắng có thể chế biến ra nhiều món ngon, hấp dẫn như mực nướng, mực hấp hành, gừng; mực chiên nước mắm, chiên xù, chiên giòn hay mực một nắng xào, sốt me…

Đến du lịch Nghệ An, các bạn có thể tìm mua mực một nắng về để làm quà cho gia đình và bạn bè tại các khu vực biển Cửa Lò, biển Quỳnh…

Mắm Ruốc Cửa Lò

Mắm ruốc (Ảnh – ip.168)

Mùa con ruốc kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Tư (Âm lịch) hàng năm. Vào mùa ruốc, ngư dân nhà nào nhà nấy tấp nập bận rộn huy động từ già trẻ, trai gái đi kéo ruốc. Là món ăn dân dã song làm mắm ruốc cũng đòi hỏi sự cầy kỳ và kỹ lướng không thua kém những món ăn phức tạp khác. Phải chọn con ruốc tươi, tuyệt đối không dùng nước lã để rửa vì ruốc sẽ bị thối rữa..

Mắm ruốc có thể dùng làm nước chấm, ăn kèm với bún hay chế biến nhiều món ăn khác như: nêm canh, cháo ruốc, mắm ruốc rim hay mắm ruốc kho thịt… Tuy vậy mắm ruốc ngon nhất là dùng ăn thô với khế chua và bún, vừa ngon mà lại thấy hết được mùi vị nguyên sơ của mắm. Thêm lát ớt tươi làm món ăn vừa chua vừa cay đem lại cảm giác rất lạ, kích thích mọi giác quan.

Hoặc nếm thử một miếng mắm ruốc, cảm nhận cái ngọt từ thịt ruốc, cái mặn mòi của biển cùng bát cơm trắng nóng thì du khách dù khó tính trong chuyện ăn uống cũng phải tấm tắc khen ngon.

Cam xã Đoài

Giống cam nổi tiếng của Nghệ An, giờ phổ biến hầu khắp cả nước (Ảnh – tuan.do84)

Đây là loại cam chỉ được trồng ở một vùng diện tích rất nhỏ thuộc xã Nghi Diên, Nghi Lộc. Từ trước đến nay cam Xã Đoài vẫn được người dân quen gọi là cam tiến Vua, vì những người có điều kiện như vua chúa mới ăn được loại cam này. Cam khi mới chín có màu vàng rồi chuyển sang sẫm dần nhưng luôn giữ được vẻ tươi tắn, ngoài có lớp the mỏng, chỉ cần khẽ sây xát là đã thoát một mùi thơm đặc biệt. Khi bổ ra sẽ có vị ngọt dịu, thơm, ăn xong trên môi còn dính chút mật như mật ong. Tại các nhà vườn, ngay từ tháng 10, tháng 11 âm lịch thường đã có khách đến đặt mua. Cam chín rộ vào dịp trước Tết.

Giò Me Nam Nghĩa

Giò me, món đặc sản Nghệ An mà cứ sát Tết sẽ thấy được bán khắp nơi (Ảnh – tran_caaaaa)

Giò me là một đặc sản mới nổi gần đây của xứ Nghệ. Giò me (giò bê) được làm từ nguyên liệu chính là thịt me (thịt bê), bì me, trứng gà và các loại gia vị khác. Thịt me mềm, thơm ngon mà không khô, lớp bì me giòn kết hợp với vị đậm đà của gia vị, mùi thơm đặc trưng của giò, của hạt tiêu thật hấp dẫn. Ai từng thưởng thức món ăn đặc sản này sẽ không thể nào quên hương vị đặc trưng của nó. Giò me được dùng trong những ngày giỗ, tết, tiệc tùng, hay dùng làm quà biếu.

Bánh gai Xứ Dừa

Mặc dù có ở nhiều tỉnh thành, bánh gai xứ dừa Nghệ An vẫn là một trong những đặc sản được nhiều người ưa thích (Ảnh – Thủy Đoàn)

Dù có mặt ở rất nhiều địa phương trên cả nước nhưng bánh gai vẫn là một đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Nghệ An. Bánh gai Xứ Dừa được sản xuất tại vùng đất miền Tây Anh Sơn. Điều đặc biệt ở món bánh gai này là bánh rất vừa miệng vừa có vị ngon và béo ngậy của dừa trộn lẫn với hạt đậu xanh lại vừa có vị thơm, dẻo của nếp và mùi của lá chuối khô.

Lịch trình du lịch Nghệ An Hà Nội – Cửa Lò 3 ngày

Ngày 1: Hà Nội – Vinh – Cửa Lò

Nhận phòng xong, các bạn nghỉ ngơi đợi chiều mát một chút rồi ra tắm biển Cửa Lò.

Tối thưởng thức hải sản Cửa Lò.

Ngày 2: Cửa Lò – Làng Sen

Dậy sớm ngắm bình minh trên biển Cửa Lò, ăn sáng uống cafe xong có thể sắp xếp thêm lịch trình đi Làng Sen quê Bác.

Trưa trở lại Cửa Lò nghỉ ngơi, ăn các món ăn ngon ở Cửa Lò.

Tối sau khi nghỉ ngơi ăn tối xong có thể tham gia một tour câu mực đêm trải nghiệm cùng ngư dân.

Ngày 3: Cửa Lò – Hà Nội

Buổi sáng dậy tắm biển, ăn sáng rồi có thể đi mua sắm quà cho gia đình bạn bè.

Trưa trả phòng khách sạn, bắt taxi quay ngược lại ga Vinh để về Hà Nội. Chuyến tàu phù hợp nhất là SE6 đi từ ga Vinh lúc 12h51 về tới Hà Nội lúc 19h12 hoặc SE36 đi từ ga Vinh lúc 13h30 về tới Hà Nội lúc 19h58.

Hà Nội – Bãi Lữ – Cửa Lò

Ngày 1: Hà Nội – Vinh – Bãi Lữ

Nhận phòng xong, nghỉ ngơi đợi trời mát các bạn tắm biển ở Bãi Lữ. Chiều tối đi taxi ra biển Cửa Hiền để nhiều lựa chọn hơn trong việc ăn uống

Ngày 2: Bãi Lữ – Cửa Lò

Gần trưa hãy trả phòng khách sạn, thuê taxi đi Cửa Lò (khoảng 20km). Nhận phòng ở Cửa Lò xong các bạn thoải mái tắm biển, dạo chơi và thưởng thức các loại hải sản ở Cửa Lò. Tối nghỉ ngơi ở Cửa Lò.

Ngày 3: Cửa Lò – Hà Nội

Buổi sáng dậy tắm biển, ăn sáng rồi có thể đi mua sắm quà cho gia đình bạn bè.

Trưa trả phòng khách sạn, bắt taxi quay ngược lại ga Vinh để về Hà Nội. Chuyến tàu phù hợp nhất là SE6 đi từ ga Vinh lúc 12h51 về tới Hà Nội lúc 19h12 hoặc SE36 đi từ ga Vinh lúc 13h30 về tới Hà Nội lúc 19h58.

Tìm trên Google

kinh nghiệm du lịch Nghệ An 2023

du lịch Nghệ An tháng 3

tháng 3 Nghệ An có gì đẹp

review Nghệ An

hướng dẫn đi Nghệ An tự túc

ăn gì ở Nghệ An

phượt Nghệ An bằng xe máy

Nghệ An ở đâu

đường đi tới Nghệ An

chơi gì ở Nghệ An

đi Nghệ An mùa nào đẹp

địa điểm chụp ảnh đẹp Nghệ An

homestay giá rẻ Nghệ An

Đăng bởi: Chấm Cách

Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Nghệ An

Trường Thcs Nghi Phú – Nghệ An

Trường THCS Nghi Phú

4.4

/ 5

(10 đánh giá)

Trường THCS – Nghệ An

Địa chỉ: Trương Văn Lĩnh, Nghi Phan, Thành phố Vinh, Nghệ An

Điện thoại:0238 3851 685

Giờ hoạt động:

Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy: 08:00 đến 17:00

Chủ Nhật: Đóng cửa

Trường THCS Nghi Phú là một trong những Trường THCS tại Nghệ An, có địa chỉ chính xác tại Trương Văn Lĩnh, Nghi Phan, Thành phố Vinh, Nghệ An.

Hotline chính thức của nhà trường là: 0238 3851 685. Đây là hotline tiếp nhận mọi phản ánh, cũng như tư vấn và giải đáp mọi câu hỏi thắc mắc của quý phụ huynh.

2901136507 – TRƯỜNG THCS NGHI PHÚ – MaSoThue

TRƯỜNG THCS NGHI PHÚ tra cứu mã số thuế 2901136507 – Xóm 20,Xã Nghi Phú – Xã Nghi Phú – Thành phố Vinh – Nghệ An.

Ngoài ra đây là các trang mạng xã hội của nhà trường giúp bạn biết thêm các thông tin hoạt động mới nhất của trường.

Trường THCS Nghi Phú – TP Vinh – Facebook

Trường THCS Nghi Phú – TP Vinh, Vinh. 999 likes · 4 talking about this.

Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy: 08:00 đến 17:00

Chủ Nhật: Đóng cửa

Thành phố Vinh, Huyện Hưng Nguyên và Thị xã Cửa Lò là 3 quận huyện gần nhất đến với Trường THCS Nghi Phú. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo khoảng cách khác của quận huyện thuộc Nghệ An. Lưu ý thời gian đi dự kiến có thể sẽ thay đổi tuỳ vào tình hình giao thông.

Đi từ trung tâm Khoảng cách Xe máy Xe ô tô

Huyện Anh Sơn 69.02 km 166 phút 138 phút

Huyện Con Cuông 92.99 km 223 phút 186 phút

Thị Xã Cửa Lò 10.94 km 26 phút 22 phút

Huyện Diễn Châu 31.68 km 76 phút 63 phút

Huyện Đô Lương 45.27 km 109 phút 91 phút

Huyện Hoàng Mai 62.91 km 151 phút 126 phút

Huyện Hưng Nguyên 6.93 km 22 phút 19 phút

Huyện Kỳ Sơn 245.27 km 589 phút 491 phút

Huyện Nam Đàn 19.67 km 47 phút 39 phút

Huyện Nghi Lộc 16.34 km 39 phút 33 phút

Huyện Nghĩa Đàn 82.02 km 197 phút 164 phút

Huyện Quế Phong 133.46 km 320 phút 267 phút

Huyện Quỳ Châu 113.01 km 271 phút 226 phút

Huyện Quỳ Hợp 87.08 km 209 phút 174 phút

Huyện Quỳnh Lưu 57.65 km 138 phút 115 phút

Huyện Tân Kỳ 58.26 km 140 phút 117 phút

Thị Xã Thái Hòa 74.44 km 179 phút 149 phút

Huyện Thanh Chương 37.99 km 91 phút 76 phút

Huyện Tương Dương 133.25 km 320 phút 267 phút

Thành Phố Vinh 3.41 km 13 phút 12 phút

Huyện Yên Thành 39.83 km 96 phút 80 phút

Để đặt lịch hẹn hoặc liên hệ với Trường THCS Nghi Phú bạn có thể gọi trực tiếp vào hotline của trường, đến trực tiếp địa chỉ hoặc truy cập vào website để biết thêm chi tiết.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Trương Văn Lĩnh, Nghi Phan, Thành phố Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 0238 3851 685

Trường tiểu học và THCS Thực hành Sư phạm

Khoảng cách: 2.52 km

0

(0)

Trường tiểu học và THCS

389 Lê Viết Thuật, Hưng Lộc, Thành phố Vinh, Nghệ An

Trường tiểu học và THCS Xanh Tuệ Đức

Khoảng cách: 10.1 km

5

(7)

Trường tiểu học và THCS

103 Nguyễn Sinh Cung, Nghi Hương, Cửa Lò, Nghệ An

Trường tiểu học và THCS Quán Hành

Khoảng cách: 9.81 km

5

(2)

Trường tiểu học và THCS

Thị trấn Quan Hành, Nghi Lộc, Nghệ An

Trường THCS Đặng Thai Mai

Khoảng cách: 2.59 km

4.6

(24)

Trường THCS

Hưng Phúc, Thành phố Vinh, Nghệ An

Trường THCS Hồng Sơn

Khoảng cách: 4.23 km

4.2

(5)

Trường THCS

21 Lê Mao, Hồng Sơn, Thành phố Vinh, Nghệ An

Trường THCS Châu Bình

Khoảng cách: 101.98 km

0

(0)

Trường THCS

Bản Mong, Quỳ Châu, Nghệ An

Hotline chính thức của Trường THCS Nghi Phú tại Nghệ An là 0238 3851 685

Advertisement

Trường THCS Nghi Phú

HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG (27 bài) … Bản quyền thuộc về Trường THCS Nghi Phú. Website được thừa kế từ chúng tôi người quản trị: Nguyễn Quốc Minh.

Thông tin Trường Thcs Nghi Phú, MST 2901136507, Địa chỉ: Xóm 20, Xã Nghi Phú, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An

Top 7 Ngôi Chùa Linh Thiêng Nhất Nghệ An

Contents

Chùa Đại Tuệ

Chùa thờ Phật Mẫu Đại Tuệ – đại diện cho trí tuệ của nhà Phật (Tuệ Giác, Tuệ Kiếm, Tuệ Lực, Tuệ Tâm, Tuệ Mục, Tuệ Nhân). Đây là nơi duy nhất của nước ta có chùa thờ Phật Mẫu Đại Tuệ. Hiện nay, chùa Thượng đã hoàn thành với bảo tháp Đại Tuệ chín tầng, Đại hùng bảo điện, Tổ đường, nhà thờ Ngũ vị thành hoàng, nhà lưu niệm, Hồ Tiên (ao sen) cùng với khu Tăng sự.

Chùa Đại Tuệ bốn kỷ lục đã được công nhận: Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng bằng ruby ​​nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng gỗ dâu tằm nguyên khối nhất; Ngôi chùa có hệ thống thư pháp chữ Việt nhiều nhất Việt Nam.

Địa chỉ: Dãy núi Đại Huệ, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Đền cổ Am

Chùa vốn là một ngôi chùa nhỏ để người dân đến lễ bái nên có tên là Sơn Âm Tự. Sau đó đến cuối thời Hậu Lê, chùa được dời xuống chân núi và đổi tên là Hương Phúc Tự. Tuy nhiên, đến thời vua Minh Mạng, chùa được trả lại vị trí cũ với tên gọi Cổ Am Tự.

Hàng năm, chùa đều tổ chức các ngày lễ lớn như: Lễ cầu năm mới, lễ Phật Đản, Đại báo hiếu, lễ Phật đản A Di Đà, ngày thành đạo của Đức Phật Thích Ca…. Từ cổng chính điện dưới chân núi, có thể lên thượng điện ở lưng chừng núi, rồi lên động Như Ý, lên đỉnh núi để ngắm cảnh.

Lên đỉnh núi, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng tượng Phật Bà Quan Âm lớn nhất Nghệ An với 3 mặt quay ra 3 hướng khác nhau và tham gia lễ hội tâm linh hoành tráng, mang đầy ý nghĩa nhân văn.

Địa chỉ: Chùa Cổ Am thuộc xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Chùa Cần Linh

Chùa Cần Linh Hay còn gọi là chùa Sư Nữ (Giới đàn tỳ bà) là ngôi chùa trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An.

Chùa có diện tích hơn 6000m2, bao gồm tổng thể kiến ​​trúc tam quan, bệ thờ, thượng điện, nhà tổ, nhà tả, nhà phụ, tháp mộ, sân chùa, hoa đăng. khu vườn, và đầm sen bên ngoài tạo nên một khung cảnh yên bình. phong cảnh nghiêm trang và thanh tịnh, trang nghiêm, tráng lệ.

Chùa có các hiện vật quý như Tam thế phượng hoàng, tượng Phật Thích ca sơ sinh cao 2m, nhóm tượng Cửu Long ngồi trang nghiêm, tỏa bóng trên Tam bảo. Chùa còn có tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồng cao 3m ngự ở chính điện của chùa với vị thế uy nghi, trang nghiêm.

Hiện nay, chùa đang trong quá trình trùng tu, tôn tạo và mở rộng để có thể đón nhiều du khách và phật tử từ khắp nơi về dâng hương lễ Phật.

Địa chỉ: Cầu vượt Cửa Nam, Phường Cửa Nam, Thành phố Vinh, Nghệ An

Chùa Gầm

Chùa Gầm Hay còn gọi là chùa Chí Linh, là công trình văn hóa tâm linh nổi tiếng được xây dựng từ thời Trần, là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Về tên chùa Gầm, do chùa tọa lạc tại làng Kẻ Gầm cũ nên lấy tên làng đặt cho chùa. Có người còn kể rằng do ngày xưa có trận hạn hán lớn, người dân vào rừng hái quả cây Gấm về ăn thay cơm nên không bị chết đói. Biết ơn rừng đã ban cho cây trái nên người dân đã đặt tên cho vùng núi đó là Gầm.

Phật giáo ở chùa Gầm theo thiền phái Trúc Lâm, một thiền phái phát triển mạnh dưới thời Lý và thời Trần. Cuối năm 2010, tỉnh Nghệ An quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch sinh thái – văn hóa tâm linh Rú Gầm (Đền – chùa Gấm).

Địa chỉ: xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Đền Bà Bút

Đền Bà Bút có tên là Tiên Tích Tử. Trước đây, chùa rộng khoảng 10 mẫu, gồm các hạng mục công trình như: sân vườn, ao sen, Tam quan, nhà ga, nhà thuyền, tiền đường và thượng điện xanh mát. Chùa tổ chức đại lễ hai năm một lần vào ngày 20 và 21 tháng Giêng âm lịch.

Hiện chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật như chuông đồng, câu đối, đại tự, bài vị, thất bảo và nhiều tượng Phật. Đây là những tài liệu, hiện vật quý, đặc biệt là pho tượng Phật Bà Quan Âm cổ kính. Kiến trúc chùa cổ kính, linh thiêng với nhiều chạm khắc tinh xảo, giá trị.

Địa chỉ: xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

Chùa Phổ Nghiêm

Chùa còn có tên là Hoằng Lao hay Trung Kiên, tọa lạc tại làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông.

Chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 (1690), qua nhiều lần trùng tu. Đặc biệt trong chính điện, từ lâu có một phiến đá cao 107cm, có hình dáng giống một nhà sư, được gọi là Tỳ hưu đá. Chùa còn lưu giữ được một số pho tượng, bia cổ, giếng cổ. Lễ hội chùa hàng năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Chùa Phổ Nghiêm có kết cấu nhà 3 gian, gồm chính điện dùng làm nơi thờ tự và diện tích nhỏ hơn làm nơi ở của các vị sư. Chính điện được xây dựng theo kiểu “đồng tiền ốc” – đây là một nét đặc trưng trong lịch sử kiến ​​trúc của cố đô Huế.

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Địa chỉ: thôn Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An.

Chùa Chung Linh – Thanh Chương

Đền Chung Ling aka Chùa Chung Linh tọa lạc tại Rú Chùa, xóm Liên Chung, xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Theo tư liệu và truyền khẩu của địa phương, chùa Chung Linh có tuổi đời khoảng 500 năm, với khuôn viên rất rộng và có tháp. Theo tìm hiểu, Chung Linh có nghĩa là chuông thiêng và là nơi thờ Phật linh thiêng.

Ngày 20/12/2010, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định cho phép trùng tu chùa. Ngày 17 tháng 4 năm 2011, lễ động thổ xây dựng chùa đã được long trọng tổ chức. Ngày 10/8/2011, Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN bổ nhiệm Đại đức Thích Quảng Bảo trụ trì chùa Chung Linh.

Địa chỉ: Đường 33, Phong Thịnh, Thanh Chương, Nghệ An

Đăng bởi: Phạm Đức Thiện

Từ khoá: Top 7 ngôi chùa linh thiêng nhất Nghệ An

Cập nhật thông tin chi tiết về Rộn Ràng Xem Hội Đền Cuông Nghệ An Vang Danh Nhất Xứ Nghệ trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!