Xu Hướng 12/2023 # Rủ Nhau ‘Thoát Ế’ Tại 5 Ngôi Chùa Cầu Duyên Việt Nam # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Rủ Nhau ‘Thoát Ế’ Tại 5 Ngôi Chùa Cầu Duyên Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Chùa Hà (Hà Nội)

Chùa Hà đặc biệt nổi tiếng với các bạn trẻ Hà Nội. Không chỉ vậy, chùa Hà ngày một lan truyền trong cộng đồng FA trên cả nước về độ linh thiêng của nó. Thông qua lời kể của nhiều người, câu chuyện “đi lẻ bóng, về có đôi” lại càng linh thiêng. Nhưng bạn có bao giờ biết rõ về nơi này chưa? Thực ra, Chùa Hà là một ngôi chùa cổ, được xây dựng bởi tiền công đức từ thời vua Lý Nhân Tông.

Ảnh: @_d.u.o.n.g

Chùa có tên tự là Thánh Đức Tự. Cũng chẳng biết từ khi nào, chùa Hà trở thành điểm hẹn của bao người lỡ duyên. Nhưng chắc chắn một điều khi đến đây, du khách sẽ không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp truyền thống, một vẻ đẹp cổ đậm chất Việt Nam mà còn biết thêm những giá trị lịch sử của dân tộc thông qua kiến trúc tồn tại qua hàng mấy trăm năm.

Ảnh: @ngoclinh_1804

Chùa Hà có khuôn viên rộng và có ghế đá cho du khách du lịch dừng chân. Ta có thể tìm ở nơi đây một cảm giác yên tĩnh, thanh tịnh giữa lòng Thủ đô với khoảng sân rộng rợp bóng cây vô cùng nên thơ, xen lẫn trong màu lá xanh thâm trầm là vài bông hoa rực sắc. Khung cảnh vô cùng thanh tịnh và an yên. Phải chăng chỉ cần thẩn thơ với nét đẹp tao nhã, mộng mơ nơi đây cũng đủ khiến những người lẻ loi xít lại gần nhau chứ chẳng cần điều gì xa vời.

Ảnh: mihag.20

Địa chỉ: 86 phố Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

2. Chùa Ngọc Hoàng (Sài Gòn)

Ngoài cầu an yên, từ lâu chùa Ngọc Hoàng đã được nhiều người nhắc đến là nơi cầu tình duyên nức tiếng. Thậm chí nhiều người còn ghé tai nhau nhiều câu chuyện linh thiêng. Sau khi thành tâm khấn vái, hãy sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu thì tình duyên thuận lợi, mau gặp được ý trung nhân hay sớm sinh được con.

Ảnh: @petesouza44

Chùa Ngọc Hoàng là một trong những chùa cầu duyên Việt Nam được xây dựng vào thế kỉ 20. Kiến trúc chùa được mô phỏng theo kiểu đền chùa Trung Hoa với màu sắc trang trí rực rỡ. Màu đỏ được lấy làm chủ đạo trên phông nền cổ kính. Chùa không rộng lớn như những nơi khác. Chùa được xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu.

Ảnh: @davidlebovitz

Bên trong thờ Ngọc Hoàng cùng nhiều vị tướng khác. Quanh năm nơi đây đều lãng bãng khói nhan lan tỏa khắp không gian. Khoảng sân phía trước chùa có hồ nuôi rùa, nuôi cá, những hàng cây cổ thụ xanh mát quanh năm và có rất nhiều chim bồ câu bay lượn trên mái nhà cũ kĩ. Khung cảnh này khiến người ta có cảm giác vô cùng bình an và thư thái.

Ảnh: @climbing_rose91

Ảnh: @wugrayn

Địa chỉ: số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

8 ngôi chùa “cầu được ước thấy” linh thiêng ở Đà Nẵng

3. Chùa Bà Ấn Độ (Sài Gòn)

Chùa Ấn Độ hay chùa Bà Ấn là tên mà người dân thường dùng để gọi ngôi đền Hindu giáo của người gốc Ấn. Đền thờ nữ thần Mariamman. Đây là vị thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui…Chính vì vậy mà hàng năm mọi người thường đến đây để cầu tình duyên và một năm an lành.

Ảnh: @nananyawn

Chùa được xây dựng từ những năm thế kỷ 20. Kiến trúc của chùa Bà Ấn được thiết kế theo hình chữ U. Chùa mang đậm hơi thở của Hindu giáo. Chùa gồm chính điện thờ thần Mariamman, hai bên có hai thần bảo vệ Maduraiveeran và Pechiamman. Chạy dọc bên tường là tượng của 18 vị thần tượng với những phong thái khác nhau tượng trưng cho 18 ước nguyện của người dân.

Ảnh: @thuhuong.hg

Đặc biệt mỗi ngày hai lần, lễ hiến tế bằng lửa cúng bà Mariamman và các vị thần được tiến hành lần lượt vào 10h và 19h. Theo tín ngưỡng, người dự lễ được hưởng phước lành nhận lửa thần Agni từ người cúng tế. Nghi lễ này được khá nhiều người tham gia mỗi ngày.

Ảnh: @trucvu.0720

Địa chỉ: 47 Trương Định,phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

4. Chùa Duyên Ninh ( Ninh Bình)

Chùa Duyên Ninh là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Đinh, Tiền Lê, thế kỷ X. Chùa Duyên Ninh được dân gian lưu truyền là một trong những ngôi chùa cầu duyên Việt Nam.nổi tiếng nhất. Chùa Duyên Ninh còn có tên gọi khác là chùa Thủ tọa lạc ở thành Nội của Kinh đô Hoa Lư xưa. Hiện nay, chùa nằm trong vùng bảo vệ đặc biệt khu di tích cố đô Hoa Lư cũng chính là vũng lõi của Quần thể Danh thắng Tràng An.

Ảnh: @truongtrang121212

Tương truyền, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời vua Lê thường qua lại. Tại đây, con gái vua Lê Đại Hành và tướng công Lý Công Uẩn đã hẹn ước nên duyên vợ chồng. Cũng tại ngôi chùa này, Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi. Và từ đó Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở Cố đô Hoa Lư.

Ảnh: @clementbrz

Đến viếng cảnh chùa, du khách sẽ ngỡ ngàng trước công trình cổ kính, nằm nép mình bên các dãy núi trùng điệp. Xung quanh là quan cảnh mây trời, nước non hùng vĩ, tất cả kệt hợp họa nên bức tranh phong cảnh hữu tình, thêm vài nét linh thiêng chốn thiền môn, tạo cảm giác huyền ảo kì lạ.

Địa chỉ: Thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

5. Chùa Ông ( Sài Gòn)

Chùa Ông hay còn được biết đến với tên gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán. Chùa là nơi thờ Quan Công và Ông Mã. Từ nhiều đời nay, chùa luôn được mọi người ca tụng là linh thiêng.

Ảnh: @jimmy_jimmy_acha_acha

Vào các dịp lễ nhất là ngày đầu năm mới, chùa được nhiều người lui đến cúng bái cầu tài lộc, bình an. Không ít cặp đôi chọn nơi này để cầu tình duyên suôn sẻ hay có một kết thúc viên mãn, hạnh phúc bên nhau. Những người muốn tìm một nửa của họ cũng đến đây để khấn nguyện.

Ảnh: @unfancied

Ảnh: @nt.ha173

Ảnh: @doctormabuse

Địa chỉ:  số 676 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Bổ Đà Bắc Giang: Vẻ đẹp huyền bí, cổ kính hàng ngàn năm tuổi

Đăng bởi: Cảnh Nguyễn Văn

Từ khoá: Rủ nhau ‘thoát ế’ tại 5 NGÔI CHÙA CẦU DUYÊN Việt Nam

Top 6 Ngôi Chùa Đẹp Nhất Việt Nam

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột có lối kiến trúc vô cùng ấn tượng. Chùa mang hình dáng của một tượng đài bông sen đang nở rộ với điểm tựa duy nhất chính là cái cột chính giữa. Ngôi chùa bằng gỗ, bên trong có thờ tượng Phật Bà Quan Âm. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Chính vì sự độc đáo có một không hai này mà chùa Một Cột trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng cho Việt Nam, được in trên mặt sau của đồng 5000.

Chùa Linh Ứng

Chùa Linh Ứng là một trong 3 ngôi chùa cùng tên nổi tiếng ở Đà Nẵng, nằm trên Bãi Bụt, thuộc bán đảo Sơn Trà. Cả ba ngôi chùa đều có vị trí đắc địa, hướng ra biển, xung quanh là phong cảnh thơ mộng tuyệt đẹp. Tại cổng chính của chùa có hai câu ” Linh Ứng sở cầu như ý nguyện Sơn Trà Bãi Bụt thật hiển linh”. Chùa tọa lạc tại vị trí rất đẹp, trên một ngọn đồi ở độ cao khoảng 700 m, sau lưng là cánh rừng nguyên sinh và hướng mặt ra biển. Nơi đây còn được biết đến là nơi cầu nguyện rất linh thiêng.

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa có niên đại lịch sử, vị trí chùa được nằm trên ngọn đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm TP Huế 5km về phía tây. Chùa được xây dựng từ năm 1601, thuộc triều Nguyễn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền…

Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long với bảo tháp Gotama Cetiya mang nét kiến trúc lộng lẫy và đẹp mắt đã thu hút rất nhiều nhiều du khách gần xa và quốc tế đến tham quan. Chùa được thành lập năm 1942, đến năm 2007 thì được trùng tu và xây dựng thêm. Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của hòa thượng Thích Viên Minh, trụ trì. Chùa Bửu Long được xây dựng theo nét kiến trúc các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ… Tọa lạc trên một ngọn đồi cao nên không khí nơi đây luôn luôn mát mẻ cả năm, cùng với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ kín khiến cho du khách đến đây có được cảm giác tĩnh tâm thanh tịnh.

Chùa Xiêm Cán

Là một trong những ngôi chùa có lối thiết kế kiến trúc độc đáo nhất Đông Nam Bộ,là hiện thân cho nền văn hóa Khmer khu vực miền Nam. Được xây dựng 1877, là một quần thể kiến trúc gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp đựng hài cốt, am… Trên các vách tường được trang trí bằng nhiều phác họa với nhiều màu sắc khác nhau. Khuôn viên chùa rất rộng lớn, mang đậm văn hóa dân tộc Khmer.

Thiền Viện Trúc Lâm

Thiền Viện Trúc Lâm được tọa lạc trên ngọn núi Phụng Hoàng là một thiền viện thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 5km,phía dưới chùa là hồ Tuyền Lâm thơ mộng, xanh biếc. Từ trên chính điện các bạn nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh, khí hậu, hồ nước trong xanh. Gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát.

Đăng bởi: Văn Cường Lê

Từ khoá: Top 6 ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam

Nghi Thức Cầu Nguyện Ở Đền Và Chùa Tại Nhật Bản Có Gì Khác Nhau?

Trong danh sách những việc cần làm của hầu hết du khách ở Nhật Bản chắc chắn sẽ có việc viếng thăm một trong những ngôi chùa hay ngôi đền có lịch sử lâu đời và phong cảnh tuyệt đẹp ở xứ sở Phù Tang. Với hơn 155.000 sự lựa chọn trên khắp nước Nhật, việc lựa chọn điểm đến dường như dễ dàng hơn nhiều so với việc chỉ ra những điều cần làm khi bạn đến đó. Bài viết này sẽ giới thiệu những điểm khác biệt chính giữa đền và chùa ở Nhật Bản cũng như giải thích nghi thức cầu nguyện ở từng nơi.

Đền Jinja là gì?

Đền Jinja là nơi thờ phụng của đạo Shinto, tôn giáo nguyên thủy ở Nhật Bản. Có khoảng hơn 80.000 ngôi đền trên khắp cả nước, nhiều hơn so với con số khoảng 75.000 ngôi chùa.

Trong tín ngưỡng đạo Shinto, có rất nhiều vị thần, hầu hết là các vị thần tự nhiên. Do vậy không có gì lạ khi bạn bắt gặp rất nhiều nơi thờ các vị thần sông, thần núi, thần cây và nhiều vị thần khác nữa. Chính bởi vậy, những ngôi đền thường được đặt ở những vị trí giữa thiên nhiên, gần sông núi. Bạn có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện của những cánh cổng torii ở cửa đền thường được sơn màu cam hoặc đỏ tươi. Những cánh cổng này tượng trưng cho ranh giới giữa thế giới tâm linh và thế giới thực tại.

Chùa là gì?

Không giống như những ngôi đền jinja, những ngôi chùa bắt nguồn từ Trung Quốc và Ấn Độ trước khi du nhập vào Nhật Bản. Đây là nơi để thực hành tín ngưỡng Phật giáo và đôi khi cũng là nơi để chôn cất người đã mất.

Nếu các ngôi đền jinja được xác định bởi những chiếc cổng torii đơn giản thì cổng các ngôi chùa thường là những kiến trúc bằng gỗ đồ sộ với mái dốc và được chạm khắc công phu. Ở mặt khác của những cánh cổng này, du khách cũng có thể cảm thấy được các vị hộ pháp có tên thần Nio chào đón. Đây là những vị thần bảo vệ ngôi chùa khỏi những linh hồn quỷ dữ. Cuối cùng, vì các ngôi chùa là nơi để thực hành tín ngưỡng Phật giáo, để du khách cùng các Phật tử chiêm bái và lạy lễ Phật nên ở các ngôi chùa luôn có ít nhất một tượng Phật.

Vậy bạn nên đến thăm quan nơi nào?

Mặc dù đạo Shinto là tôn giáo nguyên thủy của Nhật Bản nhưng người Nhật Bản có xu hướng đến cả đền thần xã và chùa luân phiên nhau để cầu nguyện và lễ bái. Mặc dù cả hai nơi đều mang trong mình những giá trị và những vẻ đẹp kiến trúc độc đáo riêng nhưng nếu bạn dự định đi cầu nguyện, hãy lưu ý rằng mỗi nơi lại phục vụ cho những mục đích cầu nguyện hơi khác nhau một chút.

Nghi thức cầu nguyện ở đền Jinja như thế nào?

Trước khi cầu nguyện ở một ngôi đền thần xã, bạn nên ghi nhớ một vài quy tắc đơn giản sau:

Trước khi bạn đi qua cánh cổng torii ở lối vào, hãy dừng lại và cúi đầu trước biển chỉ dẫn của ngôi đền để thể hiện sự kính trọng.

Khi bạn đã bước vào và đang ở trên lối đi bộ vào đến, hãy lưu ý đi ở đường bên cạnh. Theo quan niệm của đạo Shinto, lối giữa con đừng chỉ dành cho những vị thần. Hầu như sẽ chẳng ai nói gì nếu bạn lỡ đi vào con giữa đâu nhưng hãy cố gắng đi vào đường bên để thể hiện sự lịch sự và thành kính.

Điểm dừng chân đầu tiên của bạn trên con đường là bể chứa nước có tên gọi là “choyuza”. Ở đây, du khách sẽ rửa tay sạch sẽ và súc miệng để làm sạch cơ thể và tâm hồn trước khi bước vào đền. Để thanh lọc đúng cách ở choyuza, bạn hãy lấy một gáo nước bằng tay phải, múc đầy nước và dùng một chút nước để rửa tay trái của bạn. Sau đó, lặp lại quá trình trên bằng cách cầm gáo bằng tay trái và rửa tay phải. Cuối cùng, dội một chút nước vào tay trái của bạn và dùng chỗ nước đó để rửa miệng bạn. Hãy đảm bảo nhổ nước đi vào rãnh nước phía dưới thấp hơn bể nước. Khi bạn hoàn thành công việc, hãy để thẳng chiếc gáo bằng tay phải làm sao cho phần nước còn lại trong gáo chảy qua tay cầm để làm sạch chiếc gáo trước khi đặt nó trở lại giá để.

Khi đến gần đền, hãy cúi đầu một lần nữa

Khi bạn đứng đối diện trước hòm quyên tiền, hãy thả một vài đồng xu vào những khe ở mặt trên, Đừng lo lắng, số tiền bạn đặt vào không ảnh hưởng đến mức độ linh ứng của lời cầu nguyện của bạn. Hầu hết mọi người thường ném vào từ 10 đến 50 yên.

Bạn cũng có thể tìm thấy một chiếc chuông thả một dây thừng lớn treo phía trên hòm quyên tiền. Nếu thấy, bạn hãy rung chuông một hoặc hai lần nhằm gây sự chú ý của những vị thần.

Trước khi cầu nguyện, hãy cúi đầu thành kính hai lần, sau đó vỗ tay hai lần.

Giữ nguyên đôi bàn tay chắp trước mặt và bạn hãy cầu nguyện các vị thần những mong muốn của mình.

Khi bạn kết thúc, hãy cúi đầu hành lễ một lần nữa.

Khi bạn rời đi, trước khi bước qua cánh cổng torri, hãy vòng lại và cúi đầu một lần nữa trước biển chỉ dẫn của ngôi đền.

Nghi thức cầu nguyện ở chùa như thế nào?

Nhìn bề ngoài, những nghi thức cầu nguyện ở chùa cũng tương tự như nghi lễ ở đền, tuy nhiên có một vài điểm khác biệt quan trọng cần lưu ý.

Rất giống như những hướng dẫn cầu dành cho đền thờ phía trên, bạn hãy dừng lại trước cổng chùa trước khi bước vào và cúi đầu hành lễ thể hiện lòng thành kính. Khi bạn đi qua cổng, hãy luôn đi ở đường bên cạnh lối đi.

Cũng giống như ở đền, điểm dừng chân đầu tiên của bạn sẽ là bể nước choyuza để làm sạch cơ thể và tâm hồn.

Không giống như đền Jinja, rất nhiều ngôi chùa đặt một lư hương to ở trước cổng vào chùa. Ở một số nơi, bạn có thể mua hương để tự đốt nhưng nếu không, đơn giản hãy để mùi hương khói bay đến gần bạn như một hành động để thanh lọc cơ thể và tâm hồn.

Khi bạn đứng trước hòm quyên tiền, hãy cúi đầu và thả bất kỳ một đồng xu nào vào.

Cúi đầu hành lễ một lần nữa, chắp tay trước ngực (Không vỗ tay!) và cầu nguyện tới Đức Phật.

Khi cầu nguyện xong, hãy cúi đầu hành lễ lần cuối cùng.

Khi bạn bước ra khỏi sân chính, hãy cúi đầu một lần nữa trước bảng chỉ dẫn của chùa.

Lời kết

Một chuyến viếng thăm một ngôi đền hay một ngôi chùa là một trải nghiệm tinh tế của Nhật Bản và là một việc bạn nhất định nên làm trong kỳ nghỉ của mình ở Nhật Bản. Những nghi lễ cầu nguyện chuẩn chỉnh được đề cập ở trên dường như có vẻ quá nhiều để ghi nhớ, nhưng nếu bạn gặp khó khăn, hãy chú ý quan sát những người xung quanh và bắt chước theo họ là được. Chỉ cần bạn thành kính viếng thăm sẽ không ai để ý đến việc nếu bạn quên một hay hai bước trong nghi thức đâu!

Đăng bởi: Dương Ngọc Linh

Từ khoá: Nghi thức cầu nguyện ở đền và chùa tại Nhật Bản có gì khác nhau?

Top 5 Ngôi Chùa Cổ Linh Thiêng Tại Cần Thơ

1. Chùa Nam Nhã – Bình Thủy Cần Thơ

2. Chùa Ông – Ninh Kiều Cần Thơ

3. Chùa Long Quang Cổ Tự – Bình Thủy Cần Thơ

4. Chùa Phật Học – Ninh Kiều Cần Thơ

5. Chùa Hội Linh – Bình Thủy Cần Thơ

1. Chùa Nam Nhã – Bình Thủy Cần Thơ

Chùa Nam Nhã hay còn gọi là Nam Nhã Phật Đường thuộc Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo. Dân địa phương nơi đây còn kêu với cái tên quen thuộc là chùa Minh Sư. Trước kia nơi này chỉ là một tiệm thuốc Bắc nhỏ. Đến năm 1895 thì bắt đầu khởi công xây dựng thành chùa tức chùa Nam Nhã hiện nay. Nó đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1991.

Chùa Nam Nhã – ngôi chùa cổ linh thiêng tại Cần Thơ

Chùa Nam Nhã tọa lạc tại số 612, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Chùa nằm ngay dưới chân cầu Bình Thủy. Chùa Nam Nhã gắn liền với kiến trúc cổ xưa. Không chỉ vậy nó còn gắn với nhiều phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Cổng chùa được xây rất đơn giản bằng gạch mái lợp ngói. Bảng tên và hai bên cổng chùa để những câu đối bằng chữ Hán. Khuôn viên sân chùa rộng trồng rất nhiều cây xanh, nền lót gạch tàu. Bên trong ngôi chùa ba gian gồm có: Diêu Trì Bửu Điện, Càn Đạo Đường, Không Đạo Đường.

Phía sau chùa còn có cả một khu vườn lớn trồng rất nhiều loại cây thuốc nam, cây ăn quả,… Không những vậy đây còn là nơi chôn cất người quá cố đã từng ở chùa. Chùa Nam Nhã là điểm cúng viếng tham quan được rất nhiều du khách ghé đến nhất là khách ngoại quốc.

2. Chùa Ông – Ninh Kiều Cần Thơ

Chùa Ông còn có tên gọi khác là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán. Tọa lạc tại số 32, đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Được khởi công xây dựng vào năm 1894 với tổng diện tích 532m2 đất. Đây là ngôi chùa cổ của người Hoa gốc Quảng Đông Trung Quốc. Nó đã được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1993.

Chùa Ông mang phong cách đặc trưng của người Hoa

Cũng như một số ngôi chùa của người Hoa ở các nơi khác bên trong chánh điện có thờ Quan Thánh Đế quân. Hay còn gọi là Quan Công nên dân địa phương nơi đây hay gọi với cái tên dễ nhớ là chùa Ông. Chùa được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Quốc. Mái lợp ngói màu sắc tươi sáng nhưng vẫn đậm nét cổ kính.

Ngôi chùa được bày trí đúng theo kiểu người Hoa điêu khắc tinh xảo với gam màu đỏ làm chủ đạo. Phía trên trần của chùa được đốt rất nhiều nhang khoanh loại to. Vào những ngày lễ tết có rất nhiều du khách gần xa đến đây để hái lộc xin sâm.

3. Chùa Long Quang Cổ Tự – Bình Thủy Cần Thơ

Long Quang Cổ Tự trước đây chỉ là một am nhỏ. Đến năm 1835 mới đuợc tu sửa lại thành ngôi chùa lớn. Tọa lạc tại số 155/6, khu vực Bình Chánh, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Nơi đây cũng được Bộ Văn hóa – Thông tin ra Quyết định công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1993. Đây là một trong những ngôi chùa cổ linh thiêng được nhiều người biết đến.

Chùa Long Quang Cổ Tử – một trong những ngôi chùa cổ linh thiêng tại Cần Thơ

Chùa được xây dựng với tổng diện tích rộng 7.000 m2 cạnh một con rạch nhỏ. Nó có cổng tam quan bằng gạch mái 2 tầng được lợp bằng ngói. Bên trong chánh điện được thờ Tam Thế Phật, bên cạnh là dãy Thập Bát La Hán được ngồi với các tư thế khác nhau. Mỗi vị có chiều cao khoảng 80cm.

Ban đầu nơi đây được các vị sư tu theo phái Lâm Tế vừa tu vừa bốc thuốc trị bệnh cho dân nghèo. Nhưng về sau này, trải qua mấy đời trụ trì chùa đã gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chuyển thành hệ phái Bắc tông. Đây là một ngôi chùa cổ linh thiêng thu hút đông đảo khách đến tham quan, hành hương.

4. Chùa Phật Học – Ninh Kiều Cần Thơ

Phật Học là ngôi chùa uy nghiêm có từ rất lâu ở giữa trung tâm thành phố Cần Thơ. Được xây dựng vào năm 1951. Chùa tọa lạc tại số 11, Đại Lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Vì nằm giữa lòng thành phố nên chùa có khuôn viên sân rất nhỏ khoảng 20m2 trước chùa là cổng Tam Quan và một cây đa cổ thụ lâu năm.

Chùa Phật Học uy nghiêm giữa lòng thành phố Cần Thơ

Trước đây, chùa được xây dựng rất đơn giản. Đến năm 2014 đã được tu sửa lại thành ngôi chùa lớn với kiến trúc 5 tầng. Mái lợp ngói có những đường nét điêu khắc tinh xảo. Khu vực bên trong chùa mỗi tầng đều có thờ các vị Phật khác nhau. Đặc biệt vào các dịp lễ tết khi đi từ xa du khách có thể nhìn thấy trên tầng cao nhất của chùa có giăng những chiếc đèn lồng rất lung linh. Nếu bạn ở thành phố thì không cần đi đâu xa cả. Bạn chỉ cần đến chùa Phật Học để hành hương, dâng lễ.

5. Chùa Hội Linh – Bình Thủy Cần Thơ

Chùa Hội Linh hay còn có tên Hội Linh Cổ Tự được khởi công xây dựng vào năm 1904. Chùa năm tại số 314/36, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Với tổng diện tích rộng 6.500m2 chùa được nằm trong con hẻm nhỏ cách trung tâm khoảng 2,5 km.

Chùa Hội Linh có từ năm 1904 – là một ngôi chùa linh thiêng lâu đời

Ban đầu chùa được xây cất rất đơn sơ bằng cột tre, mái lá và có tên là Hội Long Tự. Đến năm 1914 chùa đã được tu sửa lại và đổi tên thành Hội Linh Cổ Tự tức chùa Hội Linh hiện tại. Chùa cũng được xây dựng theo kiến trúc ba gian. Có cổng Tam Quan, mái lợp ngói đỏ. Bên trong chùa thờ các vị Phật: Thích Ca, Quan Âm, Di Lặc, Ngọc Hoàng,… Hội Linh Cổ Tự cũng là một trong những ngôi chùa được công nhận Di tích Văn hóa – Nghệ Thuật tại thành phố Cần Thơ.

Đăng bởi: Thảo Phương

Từ khoá: Top 5 ngôi chùa cổ linh thiêng tại Cần Thơ

5 Ngôi Chùa Linh Thiêng Nên Đi Lễ Chùa Đầu Năm Tại Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là Phước Hải là một ngôi chùa lâu đời trên đất Sài Gòn. Với những nét kiến trúc cổ xưa, mái ngói âm dương, ngôi chùa này từng được xếp hạng “Di tích kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia vào năm 1994. Chùa Ngọc Hoàng rộng khoảng 2.300m2, được thiết kế theo kiến trúc ba gian thờ với khu vực chánh điện thờ Phật, Ngọc Hoàng. Đền thờ Kim Thoa Thánh Mẫu, ông Tơ bà Nguyệt và 12 bà Mụ nằm bên tay trái. Bên trong là điện thờ thần Tài, công danh sự nghiệp.

Chùa Ngọc Hoàng – Một trong những ngôi chùa lâu đời tại Sài Gòn. (Ảnh: hooneymun).

Trước kia chùa được gọi là Điện Ngọc Hoàng, thờ thần Hoàng của người Hoa. Bởi vậy, kiến trúc của ngôi chùa mang nét của Trung Hoa. Trong chùa hiện lưu giữ những bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm. Bước chân vào chùa du khách sẽ thấy thích thú với hồ nước hoa sen, khói tỏa nghi ngút khắp sân, trong chùa có một hồ nuôi rùa lên tới hàng nghìn con. Khách thập phương viếng chùa thường phóng sinh rùa xuống hồ.

Bên trong ngôi chùa. (Ảnh: cesarettidaspoleto).Rất nhiều du khách đã đến đây vào dịp đầu năm mới. (Ảnh: daivuongcatjewelry).

Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của TPHCM. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964.

Ngôi chùa Vĩnh Nghiêm tại TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: kommon_johnpaul).

Tháp đá tại chùa Vĩnh Nghiêm được ghi nhận là tháp đá cao nhất, công phu nhất tại Việt Nam. Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng nhất của Sài Gòn. Ngoài ra ngôi chùa này còn được ghi nhận là ngôi chùa có tháp đá cao nhất và công phu nhất tại Việt Nam với 7 tầng, cao đến 14m. Tòa tháp đặc biệt này được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn và họa tiết điêu khắc phủ kín… theo phong cách văn hóa Lý – Trần.

Ngôi chùa được xây dựng theo phong cách thời Lý – Trần. (Ảnh: robertpanas).Khung cảnh bên ngoài của ngôi chùa. (Ảnh: tun.teppi).

Chùa Giác Lâm

Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở đất Gia Định – Sài Gòn còn tồn tại đến ngày nay. Chùa Giác Lâm có mặt tại Gia Định (Sài Gòn) từ năm 1744, do cư sĩ Lý Thụy Long xây dựng. Kiến trúc của chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu nhất cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại khu vực Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ “Tam”, gồm có 98 cột chống đỡ, bên trong chùa bài trí 113 pho tượng cổ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau.

Chùa Giác Lâm – một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất tại Sài Gòn. (Ảnh: itsaalvin).

Chùa Giác Lâm là nơi chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Ngày xuân nơi đây đón hàng ngàn khách thập phương và du khách quốc tế đến lễ phật tôn kính và chiêm ngưỡng nét cổ kính uy nghiêm của chùa.

Kiến trúc của chùa tiêu biểu cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại khu vực Nam Bộ. (Ảnh: iamnotluigi).

Chùa Phổ Quang

Khung cảnh bên ngoài chùa Phổ Quang. (Ảnh: ntduyphuong).

Chùa Phổ Quang được xem là một trong những ngôi chùa linh thiêng nên đi lễ chùa đầu năm tại Sài Gòn. Đây là ngôi chùa lớn lâu đời nổi tiếng ở quận Tân Bình, ở đây vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng có thể nghe được tiếng chim kêu ríu rít, mọi âu lo phiền muộn cùng những bon chen tất bật gác bỏ lại bên ngoài.

Có lẽ vì thếmà hàng năm chùa Phổ Quang chào đón rất nhiều du khách tìm đến chiêm bái, vãn cảnh, thả mình vào không gian thoáng tịnh.

Mỗi dịp đầu năm có nhiều du khách tìm đến với chùa để chiêm bái và vãn cảnh. (Ảnh: reccanguyen).Bên trong chùa Phổ Quang. (Ảnh: hieuhieu739).

Chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi – Ngôi chùa nổi tiếng có tháp chuông cao nhất Việt Nam. (Ảnh: chloew1710).

Chùa Xá Lợi là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Chùa tọa lạc tại số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên của thành phố Sài Gòn được xây dựng theo lối kiến trúc mới, trên là bái đường, ở phía dưới là giảng đường. Ngôi chùa nổi tiếng là nơi có tháp chuông cao nhất Việt Nam, tháp chuông có 7 tầng, cao đến 32m. Trên tầng cao nhất của chùa Xá Lợi có treo một đại hồng chuông nặng đến 2 tấn. Tiếng chuông chùa Xá Lợi in dấu ấn trong kí ức của bao thế hệ người Sài Gòn.

Tháp chuông tại ngôi chùa Xá Lợi. (Ảnh: whichwaywego).

Số điện thoại tư vấn: 024.44506070

Linh Linh

Đăng bởi: Quốc Nguyễn Minh

Từ khoá: 5 ngôi chùa linh thiêng nên đi lễ chùa đầu năm tại Sài Gòn

Tiến Minh Mất Ngôi Số 1 Cầu Lông Việt Nam Sau 21 Năm?

Huyền thoại sống 40 tuổi đã có những chia sẻ sau khi Nguyễn Hải Đăng trở thành tay vợt số 1 của làng cầu lông Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới ở thời điểm hiện tại.

Tay vợt trẻ đầy hứa hẹn

Cụ thể theo bảng xếp hạng của Liên đoàn Cầu lông thế giới (BWF) công bố ngày 14/3 mới đây, Nguyễn Hải Đăng nhờ thành tích vào đến vòng 2 giải Thailand International Challenge 2023 đã tăng 5 bậc lên vị trí 163 thế giới. Trong khi đó, Nguyễn Tiến Minh đã tụt 2 bậc xuống vị trí số 165 thế giới.

Hải Đăng được Tiến Minh gọi là “thiên tài” với những đường cầu sắc bén hơn cả đàn anh

Điều này giúp cho Nguyễn Hải Đăng trở thành tay vợt nam nước nhà có thứ hạng thế giới cao nhất ở thời điểm hiện tại. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên sau 21 năm, Nguyễn Tiến Minh mới mất vị trí số 1 đơn nam Việt Nam.

Thực tế, điều này là lẽ dĩ nhiên khi ở tuổi 40, Tiến Minh rất ít tham dự các giải đấu quốc tế. Trong khi đó, Hải Đăng đang là tài năng sáng giá của cầu lông nước nhà và nhận được nhiều sự đầu tư.

Tiến Minh nói gì khi mất ngôi số 1 cầu lông Việt Nam sau 21 năm?

“Tôi không cảm thấy bất ngờ về việc Hải Đăng hay sẽ có tay vợt nào khác vượt qua thứ hạng của tôi hiện tại để trở thành tay vợt nam số 1 Việt Nam. Các bạn ấy đang ở độ trẻ, sung mãn, thi đấu quốc tế nhiều thì sẽ càng lên cao về thứ hạng”

Tiến Minh chia sẻ cảm xúc của mình

Tiến Minh đặt nhiều kỳ vọng nhưng cũng khá lo lắng cho những áp lực mà Hải Đăng sẽ cần phải vượt qua

Đã 21 năm giữ ngôi vương của cầu lông nam nước nhà, Tiến Minh cho biết vị trí số 1 sẽ là một áp lực và trách nhiệm rất lớn với người nắm giữ: “Thú thật không chỉ khi còn trẻ mà ngay khi đã là lão tướng, việc giữ vị trí số 1 Việt Nam luôn khiến tôi áp lực. Đó không phải là việc sợ thua mà là trách nhiệm khi mọi người đều kỳ vọng, nhìn vào bản thân mình sẽ thi đấu ra sao”.

“Chính vì vậy mà tôi luôn không ngừng tập luyện và cố gắng để giành lấy chiến thắng. Hoặc ít nhất có thua, tôi phải thua sao cho coi được. Càng cảm thấy áp lực, tôi càng có động lực thúc đẩy bản thân cố gắng hơn nữa”

Tiến Minh Tâm Sự

Rõ ràng so với người đàn anh từng đứng hạng 5 thế giới có bảng thành tích đồ sộ, Hải Đăng chưa thể nào so sánh được với thứ hạng 163 thế giới hiện tại. Thậm chí trước Hải Đăng, từng có nhiều tay vợt nổi lên với thứ hạng cao, trong số đó nổi bật là Phạm Cao Cường từng giành vị trí 73 thế giới đầu năm 2023.

Tiến Minh đang ra sức tập luyện cho 2 giải đấu lớn trong năm nay

Nhận định của Tiến Minh về đàn em Nguyễn Hải Đăng

Tuy nhiên dù nhận được nhiều kỳ vọng, Cao Cường sau đó đã giã từ sự nghiệp khi gặp nhiều chấn thương. Đây cũng chính là điều mà Tiến Minh tỏ ra lo lắng cho Hải Đăng, dù Tiến Minh nhận xét người đàn em của mình cũng có thể coi là một “thiên tài thể thao”.

“Hải Đăng có nhiều tố chất, cũng có thể coi như một thiên tài của cầu lông nước nhà. Em ấy chơi tay trái thuộc dạng hiếm, có cảm giác cầu tốt, thi đấu thông minh để đưa ra những cú đánh sắc bén hơn cả tôi. Tuy nhiên, điểm yếu của Hải Đăng là thể lực, tốc độ và sự lỳ lượm cũng như thể hình còn nhỏ so với các tay vợt trên thế giới. Em ấy cũng thiếu người giỏi để tập cùng, thúc đẩy bản thân tiến bộ mạnh mẽ”.

“Điều quan trọng nhất khiến tôi không thể nói trước điều gì dù kỳ vọng nhiều vào Hải Đăng bởi khi bạn chấp nhận tập để lên đỉnh cao, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ chấn thương lớn hơn, dễ mất phong độ hơn, đòi hỏi phải vượt qua để thành công. Hiện tại Hải Đăng đang tốt, nhưng cần thời gian dài để trở thành một tay vợt hàng đầu”

Huyền thoại 40 tuổi nói thêm.

Hiện, tại, Tiến Minh cho biết anh đang cố gắng tập luyện để tham dự giải cầu lông quốc tế Ciputra HaNoi – Yonex Sunrise 2023 diễn ra từ 21-26/3 tới đây quy tụ rất nhiều hảo thủ trên thế giới tham dự. Sau đó, Tiến Minh sẽ trở lại với giải vô địch quốc gia vào tháng 8 tại Bắc Giang.

Đăng bởi: Bùi Nhụ

Từ khoá: Tiến Minh mất ngôi số 1 cầu lông Việt Nam sau 21 năm?

Cập nhật thông tin chi tiết về Rủ Nhau ‘Thoát Ế’ Tại 5 Ngôi Chùa Cầu Duyên Việt Nam trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!