Bạn đang xem bài viết Thăm Đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái, Khám Phá Nét Văn Hóa Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Truyền Thống được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái là công trình tâm linh tín ngưỡng thờ Mẫu nổi tiếng tại tỉnh Yên Bái, thu hút đông đảo du khách viếng thăm để tìm hiểu về truyền thống tín ngưỡng thờ mẫu lâu bao đời nay.
Đền Mẫu Đông Cuông ở đâu?Đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái là một công trình tâm linh nổi tiếng của tỉnh Yên Bái, nằm ở thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Ngôi đền này còn được biết đến với tên gọi như Đền Đông, Đền Đền Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn,… Đây là nơi thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn đại diện cho tục thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt.
Đền Mẫu Đông Cuông nằm ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Ảnh: @nhu.quyen.908579
Từ trung tâm thành phố Yên Bái đến ngôi đền này khoảng 55 km. Đường đi đến đây được bê tông hóa sạch đẹp, rất tiện để du khách đến thăm bằng ô tô, xe máy. Đặc biệt, ngôi đền có vị thế rất đẹp, với view núi sông hòa hợp, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình như tranh thủy mặc.
Đây là nơi thờ Thánh Mẫu – một tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Ảnh: @thulong1191
Năm 2000, ngôi đền Đông Cuông đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh. Đến ngày 22/1/2009, đền tiếp tục được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia. Nhờ đó, nơi này trở thành điểm đến văn hóa tín ngưỡng nổi tiếng của tỉnh. Có dịp đi Yên Bái, bạn hãy kết hợp đi Mù Cang Chải, Tú Lệ,… kết hợp viếng thăm ngôi đền nổi tiếng này.
Khám phá vẻ đẹp kiến trúc của đền Mẫu Đông Cuông Yên BáiTrước khi tìm hiểu về tục thờ Mẫu ở đền Đông Cuông, du khách đến đây sẽ ngay lập tức ấn tượng với một công trình hoành tráng và bề thế. Đền Đông Cuông gồm có một ngôi đền chính và 3 khu thờ Miếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Đức Ông. Được biết, đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái được xây dựng từ thời Lê, dựa trên nền tảng một Miếu cổ.
Đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái vừa được xây mới lại vào năm 1995. Ảnh: @thubuikhanh
Trải qua bao biến động thời cuộc và một lịch sử lâu đời, đền Đông đã được xây mới lại vào năm 1995, dựa trên nền móng cũ của đền xưa kia. Ngôi đền được xây lại theo một dấu ấn kiến trúc truyền thống rất đẹp và nổi bật. Vì thế đền Đông không chỉ là địa điểm tâm linh mà còn là điểm đến ở Yên Bái được nhiều du khách viếng thăm.
Ngôi đền được xây dựng với lối kiến trúc Lý – Trần. Ảnh: @trangvy_09
Lần đầu đi thăm đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái, du khách sẽ ngay lập tức ấn tượng trước một cây đa cổ kính, tuổi đời đến 800 năm đang tỏa bóng che mát cả khuôn viên ngôi đền. Đây là công trình tâm linh được xây dựng với nét kiến trúc chùa chiềng triều Lý Trần có hình chữ Đinh gồm tòa đại bái và phía sau là hậu cung cấm. Có dịp đi du lịch Yên Bái, bạn hãy dành thời gian đến thăm ngôi đền này.
Công trình mang vẻ đẹp cầu kỳ, bề thế. Ảnh: @ngocka2509
Vẻ đẹp ấn tượng của ngôi đền Đông chính là mái đền cong cong khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến hình tượng lưỡng long chầu nguyệt vốn rất nổi tiếng. Bước vào khuôn viên bên trong đền, bạn sẽ thấy một không gian lộng lẫy với những cây cột gỗ sơn son thếp vàng, được điểm tô thêm bằng chi tiết rồng rất nghiêm trang.
Đến đây, du khách có thể chụp ảnh lưu niệm cùng ngôi đền đẹp này. Ảnh: @kim.tramy
Mỗi hạng mục bên trong ngôi đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái đều được chạm trổ tỉ mỉ, cẩn trọng và thể hiện đậm nét vẻ đẹp trang nghiêm của một công trình tâm linh. Du khách chỉ cần bước vào bên trong là có thể cảm nhận ngay nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời của dân tộc Việt.
Khuôn viên ngôi đền rộng lớn, nhiều cây cối xanh tốt. Ảnh: @oanhhh_
Trong khi đó, khuôn viên bên ngoài ngôi đền lại rợp bóng cây xanh, không khí mát mẻ và dễ chịu. Ở khu vực bên ngoài chung quanh đền còn trồng nhiều vườn đào vườn mận, vào mùa xuân trăm hoa đua nở càng tô điểm cho cảnh sắc thêm phần lãng mạn và nên thơ, thu hút đông đảo du khách về thăm.
Những hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền ĐôngĐền Đông Yên Bái là cái nôi của tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt. Ngoài ra, ở đây còn thờ nhiều nhân vật lịch sử quan trọng. Hàng năm, tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, đền sẽ tổ chức làm lễ Mẫu, theo tục lệ “bắc ghế hầu Thánh”.
Hàng năm, lễ hội ở Đền Mẫu được tổ chức vào tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Ảnh: @doitaixetaxi
Lễ hội đền Mẫu Đông Cuông thường chia thành hai phần là lễ và hội. Trong đó, phần lễ diễn ra với nghi thức: đón ông Mo về đền, lễ mổ trâu trắng tế thần, lễ rước kiệu Mẫu sang sông và lễ dâng hương. Riêng phần hội với nhiều hoạt động phong phú như các môn thể thao, các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn trang phục, … vô cùng vui nhộn, hấp dẫn.
Không gian thờ cúng lộng lẫy bên trong Đền Mẫu. Ảnh: @nguyennam_866
Không chỉ có lễ hội đầu năm, tạiđền Đông còn diễn ra lễ hội cơm mới vào tháng 9 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội với nhiều hoạt động như: trình diễn trang phục thực hành tín ngưỡng đạo Mẫu; rước nước thiêng ở sông Hồng; triển lãm, trưng bày tranh, ảnh, thực hành nghi lễ thờ Mẫu; tổ chức hội chợ tưng bừng.
Ngoài ra, du khách cũng có thể tham gia lễ hội cơm mới vào tháng 9. Ảnh: @vu_tuuyen
Với vẻ đẹp từ một công trình tâm linh có lịch sử lâu đời cùng những lễ hội đậm chất tín ngưỡng vùng Tây Bắc, đền Đông chính là điểm đến mà du khách rất yêu thích trong hành trình khám phá Yên Bái. Hàng năm có đông đảo du khách từ khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh thành khác về đây để tham gia lễ hội và cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với cuộc sống.
Du lịch Yên Bái, bạn đừng bỏ qua đền Mẫu. Ảnh: @babonmot
Đền mẫu Đông Cuông Yên Bái là một điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Tây Bắc, thu hút du khách đến thăm vì nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời. Về đây, bạn còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động lễ hội thú vị để cảm nhận trọn vẹn hơn về văn hóa của miền đất Yên Bái.
Ảnh: Instagram
Đăng bởi: Ngô Tấn Hưng
Từ khoá: Thăm đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái, khám phá nét văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống
Khám Phá Nét Đẹp Tâm Linh Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Bắc Ninh. Mỗi mùa xuân đến, nơi đây thu hút hàng ngàn lượt khách thập phương du xuân trẩy hội. Khu đền thuộc khu di tích lịch sử có giá trị trong quần thể di tích Cổ Mễ. Đến vãn cảnh chùa vào những ngày đầu năm mới, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí yên bình, thanh tịnh và giải tỏa mọi ưu phiền của một năm cùng như cầu bình an, may mắn cho năm mới.
Ảnh: sưu tầm
Giới thiệu đôi nét về đền Bà Chúa Kho
Nhắc đến các di tích tâm linh nổi tiếng ở Bắc Ninh, người ta sẽ nghĩ đến ngay Đền Bà Chúa Kho. Đền nằm lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh. Nơi đây là quần thể di tích có giá trị lịch sử văn hóa quan trọng cho địa phương và Việt Nam. Không những vậy, nơi đây còn là địa điểm cầu bình an, dâng hương lễ Phật cho gia đình và người thân yêu.
Ảnh: sưu tầm
Ngôi đền có liên hệ mật thiết với sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống. Năm 1076, tại làng Cổ Mễ, núi Kho, … vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ Nam chiến tuyến sông Như Nguyệt. Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu là những vị trí chiến lược cho cuộc chiến. Nơi đây là tuyến đường huyết mạch, trên tuyến di chuyển của quân giặc từ Lạng Sơn về Thăng Long xưa.
Ảnh: sưu tầm
Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt thời bấy giờ có công lớn trong cuộc chiến. Bà đã tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia. Nhà vua thương tiếc, phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân địa phương nhớ thương bà nên đã lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ tại Núi Kho. Đặc biệt, với tất cả sự tôn kính, bà được dân gian tôn xưng là “Bà Chúa Kho”. Lễ hội Đền Bà Chúa Kho vào ngày 14, tháng Giêng hằng năm.
Khám phá Lễ hội Đền Bà Chúa Kho
Bắc Ninh có vị trí rất gần với thủ đô Hà Nội, chỉ cách khoảng tầm 31km mà thôi. Du khách có thể dễ dàng di chuyển tới đây bằng ô tô hoặc xe máy. Nếu bạn khởi hành từ Sóc Sơn, sẽ chỉ chưa tới 1 tiếng để đến đền Bà Chúa Kho. Với khoảng cách thuận lợi, giao thông rộng rãi, nơi đây được rất nhiều du khách lựa chọn du xuân, vãn cảnh chùa.
Những hoạt động lễ hội hấp dẫn
“Đầu năm vay bà, cuối năm trả nợ”, cuối năm và đầu năm là hai dịp khách ghé Đền đông nhất. Đầu năm, du khách thập phương hướng về đền Bà Chúa Kho làm lễ “vay bà” nhằm cầu tài lộc. Từ khu vực đền Trình (trên phố Ngô Gia Tự) tới đền Bà Chúa Kho năm nào cũng nô nức dòng người kéo về. Những ngày đầu năm, mọi người nô nức đến đây cúng bái.
Mùa lễ hội Đền Bà Chúa Kho vô cùng đông đúc (Ảnh: sưu tầm)
Không chỉ vậy, không gian yên tĩnh, trong lành của Đền Bà Chúa Kho cũng thu hút du khách đến vãn cảnh. Cảnh chùa an yên cùng sân rộng rãi, cây xanh tạo nên không gian thoải mái, dễ chịu. Cùng với đó, bạn cũng có thể dành thời gian tham gia lễ hội, các tò chời dân gian: cờ tướng, vật, kéo co… Những món ăn đặc sản đậm nét thôn quê, bình dị như trứng nướng, ngô khoai mang đến những kỷ niệm đặc biệt cho du khách.
Viết sớ, dâng sớ cầu cúng
Theo tục lệ, để lời thỉnh cầu đến được Bà Chúa Kho, bạn cần viết sớ. Vớ viết rõ ràng hững điều cầu xin, thông tin người cầu nguyên. Đặc biệt, trong nội dung phải ghi rõ thời gian sẽ trả, tức là tạ lễ.
Đền Bà Chúa Kho hiện nay có 8 ban thờ chính. Khi viết sớ và dâng lễ, bạn nên lưu ý trình tự, dâng lễ từ ngoài và trong. Tại mỗi ban, chú ý đặt sớ đúng ban, xếp gọn gàng tránh để sớ bị rơi thất lạc. Ngoài ra, khi cúng lễ, du khách nên lưu ý chỉ thắp từ 1 -3 nén hương mỗi ban. Vào những ngày cao điểm, cần tuân thủ quy định của nhà chùa về việc thắp nhang để đảm bảo an toàn, tránh khói lửa. Sau khi hết hương, du khách có thể mang đồ lễ cùng sớ hóa ngay tại chùa.
Khi đến lễ, mọi người nên chuẩn bị lễ và viết sớ trước, tránh gây ách tắc giao thông, làm mất trật tự an ninh, ảnh hưởng tới những người khác.
Chuẩn bị mâm đồ lễ phù hợp
Khi đặt lễ, bên cạnh sớ dâng, du khách có thể chuẩn bị đồ lễ mặn ngọt dâng các ban.
Đồ lễ mặn: Thịt gà, thịt lợn. Ngoài ra, bạn có thể chọn 1 số đồ lễ chay giả thịt cho mâm lễ thêm đa dạng.
Đồ lễ chay: Chủ yếu bao gồm hoa quả, bánh kẹo, oản, hương, … Những ban tuyệt đối phải dân lễ chay như ban thờ Phật, Bồ Tát, Thánh mẫu, …
Ngoài ra, tùy theo ban lễ mà bạn có thể sắp đồ lễ cho phù hợp. Nếu đang đồ lễ sống tuyệt đối không được đặt tại các bạn Ngũ Hổ, Thanh Xà Bạch Xà, …
Ảnh: sưu tầm
Một vài lưu ý khi đến lễ Đền Bà Chúa Kho
Ngoài việc đặt lễ và dâng lễ số đúng chỗ, để đảm bảo an ninh cũng như văn hóa nơi cửa chùa, du khách nên lưu ý một só điều sau:
Đặt, xếp đồ lễ theo đúng ban quy định. Lưu ý những biển chỉ dẫn của nhà Đền đặt trước các bạn thờ.
Không được nhờ người khấn hộ. Nếu không biết bài khấn chi tiết, bạn chỉ cần thành tâm khấn nguyện. Đi lễ chùa là phát tâm tự nguyện, thể hiện lòng thành kính của người đi lễ.
Trang phục kín đáo, gọn gàng. Tuyệt đối không mặc váy ngắn, trang phục hở hang khi đi lễ.
Nên chuẩn bị đồ lễ trước tại nhà để tránh tình trạng chật chội, chen chúc. Đặc biệt, mua trước đồ lễ còn giúp bạn tránh việc bị chặt chém bởi những kẻ trục lợi.
Thông tin trên sớ tuyệt đối phải chính xác, đầy đủ, ghi rõ ràng.
Hành xử văn minh, không nói tục chửi bậy, xô xát ở chùa.
Ảnh: sưu tầm
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm văn hóa tín ngưỡng của người dân Bắc Ninh. Nếu có dịp đến Bắc Ninh vào dịp đầu năm mới, bạn đừng bỏ qua cơ hội tìm hiểu về truyền thống và vẻ đẹp văn hóa tín ngưỡng nơi đây. Hi vọng bạn và gia đình sẽ có một chuyến du lịch đến Bắc Ninh an toàn, thú vị trong những ngày đầu năm mới 2023
Đền Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Ở Du Lịch Quảng Bình
Du lịch Quảng Binh từ đỉnh Đèo Ngang theo quốc lộ 1A đi về hướng Nam khoảng 2km, rẽ trái theo con đường mòn gần 500m, ta sẽ tới đền Liễu Hạnh công chúa. Đền nằm dưới chân núi Đèo Ngang, ở một khu đất khá bằng phẳng, sát đường thiên lý Bắc – Nam trước đây, phía sau đền là dãy Hoành Sơn, ngay trước mặt là hồ nước ngọt của xã Quảng Đông, mặt đền quay hướng Nam cũng là hướng biển.
Đền thờ thánh mẫu Liễu Hạnh (du lịch Quảng Binh)
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt cũng như một số dân tộc anh em, việc tôn thờ nữ thần, thờ Mẫu là một hiện tượng khá phổ biến và có căn nguyên lịch sử xã hội sâu xa.
Việc coi trọng phụ nữ, coi trọng vai trò người mẹ, người vợ ở nước ta, một truyền thống tốt đẹp và có sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian. Chính là cơ sở chính trị và xã hội, cơ sở tinh thần và tâm linh, đã hình thành và phát triển tục thờ nữ thần, tục thờ các bà mẹ, các Mẫu, một tục có từ thời Văn Lang, Âu Lạc và còn truyền lại cho đến ngày nay, chính là tục thờ thần của người Việt cổ.
Đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh ở Đèo Ngang, du lịch Quảng Binh vừa có sự tích riêng, vừa là hình tượng Mẫu Liễu Hạnh chung trong đời sống tâm linh của nhân dân ta.
Vì vậy, theo sách kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập IV – của Nguyễn Đổng Chi kể rằng: ’’Ngày xưa ở trên Thiên Đình, Ngọc Hoàng có một cô con gái tên là Liễu Hạnh, tính tình phóng túng, ngang bướng, không chịu theo khuôn phép nhà Trời. Ngọc Hoàng hết lòng dạy dỗ nhưng vô ích, cô vẫn chứng nào tật ấy. Giận vì trong nhà có con gái hư, không thể làm gương cho muôn họ, Ngọc Hoàng quyết định trị tội để cho con tu tỉnh.
Đền thờ thánh mẫu Liễu Hạnh (du lịch Quảng Binh)
Nhân một lần Liễu Hạnh phạm lỗi, Ngọc Hoàng liền đày xuống trần trong thời hạn ba năm. Sau khi xuống trần, Liễu Hạnh hóa thân thành một cô gái xinh đẹp, dựng một lều quán ở chân núi Đèo Ngang. Đây là nơi rừng núi vắng vẻ nhưng cũng là nơi có con đường Thiên lý Bắc – Nam vắt qua nên hằng ngày không bao giờ ngớt khách bộ hành qua lại. Từ xưa đến nay, vì sợ giặc cướp và thú dữ, không một ai dám đến đó mở quán bán hàng. Vì vậy ngôi hàng độc nhất của Liễu Hạnh ngày nào cũng đông khách.
Bất kỳ ai lên xuống Đèo, đã đi qua quán, không thể không ghé đến nghỉ chân, huống gì trong quán lại có thêm cô gái tuyệt sắc.
Từ khi bị đày, Liễu Hạnh vẫn chưa từ bỏ được nết cũ, khinh mạn và trêu chọc mọi người. Cho nên, hễ ai vào quán ăn bánh uống nước rồi tiếp tục ra đi thì không sao; nhưng nếu thấy chủ quán xinh đẹp mà giở thói cợt nhã hoặc có ý cậy sức, cậy thế cậy thần làm điều bất chính thì nàng quyết trị tội, không tha, lúc trở về không lăn ra chết cũng trở thành điên rồ ngây dại.
Hồi ấy là thời Vua Lê Thái Tổ trị vì thiên hạ, tiếng đồn về người con gái đẹp một mình mở quán ở Đèo Ngang, không mấy chốc đã lan truyền rất rộng. Khắp nơi bàn tán xôn xao, người thì nói chủ quán là một cô gái võ nghệ hơn đời, mình nàng địch nổi trăm người một lúc; kẻ thì cho nàng là một ả giang hồ thành thạo, không những giỏi quyến rũ trai tơ mà còn làm nhiều nghề không lương thiện khác cũng có người cho cô là một nàng tiên xuống thử người phàm trần. Mỗi người nói một phách, không biết thế nào mà tin. Nhưng tiếng đồn gần xa về cô chủ quán Đèo Ngang cũng thu hút vô số chàng trai vô công rồi nghề từ làng quê đến kẻ chợ.
Hoàng tử con vua Lê bấy giờ đang trẻ người non dạ, nghe tin ấy bụng cũng say mê. Hoàng Tử muốn sai quân lính đi bắt ngay người con gái kia về nhưng vốn biết tính vua cha rất nghiêm khắc, làm náo động cả một phương là chuyện không bao giờ nhà vua cho phép; vả lại, nghe nói người con gái ấy đã giỏi võ nghệ lại có nhiều phép thuật nên cũng ngần ngại. Sau cùng, không ngăn nổi lòng ao ước và tính tò mò. Một hôm, Hoàng tử giấu Vua cha và Hoàng Hậu, sắm sửa cáng xá hành lý, đóng vai một nhà quý tộc trẻ tuổi, dẫn đoàn thị vệ cải trang ra đi. Sau hơn mười mấy ngày đường, vượt qua Sông Lam rồi núi Nam Giới, Hoàng tử sắp bước chân lên dãy đèo cao nhất.
Từ Đèo Ngang (du lịch Quảng Binh), Liễu Hạnh đã biết có Hoàng tử đến tìm mình, lại cũng biết đó là chàng trai tầm thường, không có bản lĩnh gì mà lại kiêu căng, dật lạc. Để ngăn cản, nàng hóa phép thành một cây đào tiên mọc bên vệ đường, chỗ Hoàng tử đang nghỉ chân, trên cây có một quả chín mộng. Hoàng tử chợt thấy quả đào đã thèm nhỏ dãi, không đợi sai lính hầu vội trèo lên ngắt xuống toan ăn.
Quả đào đang thơm ngát và ngon lành, bỗng đâu khi sắp đưa vào miệng thì trở nên mềm nhũn trên tay Hoàng tử, rồi thu nhỏ, cuối cùng mất biến không còn tý gì nữa. ’’Quả đào này có ma! ’’ – bọn thị vệ kinh hãi la lên và khuyên Hoàng tử hãy nên cẩn thận. Hoàng tử cảm thấy rờn rợn nhưng vì vẫn không thấy được ý nghĩa răn đe kín đáo của Liễu Hạnh nên một lúc sau, chàng lại giục phu cáng, tiếp tục đi nhanh đến chân đèo.
Khi giáp mặt Liễu Hạnh, quả nhiên cả thầy lẫn tớ thảng thốt sửng sờ. Chưa bao giờ Hoàng tử lại mê mẩn đến như thế, người con gái này quả có nhan sắc kiều diễm đúng như lời đồn, trong cung vua cha dễ không một người nào sánh kịp. Hoàng tử bèn kín đáo hạ lệnh cho cả đoàn dừng chân ở quán, lân la hết ăn lại uống, kéo dài đến tận chiều, rồi khi mặt trời gần lặn, bảo với chủ nhân:
“Đường xa trời tối, chúng ta muốn nghỉ lại ở đây một đêm. Chẳng hay nữ chủ nhân có bằng lòng không?
Liễu Hạnh đã thừa rõ tâm tư của Hoàng tử bèn khước từ:
– Thưa công tử, ở đây hàng quán chật chội, vả lại chỉ có mấy chị em là đàn bà con gái, công tử và các vị ở lại sợ không tiện. Cách đây nửa dặm về phía Đông có làng xóm, xin các vị đến đó trú, sẽ có sẵn nhà cửa và dân phu phục dịch.
– Chúng tôi chỉ cần nghỉ ở lại đây thôi, nữ chủ nhân đừng lo. Chỉ cần một chỗ trong quán để căng màn là đủ. Ngoài ra, xin hứa là không làm gì phiền đến nữ chủ nhân cả.
– Nếu thế công tử cứ tùy tiện.
Tối đến, mọi người ăn cơm xong, sửa soạn đi ngủ, những phu cáng và lính hầu trải chiếu nằm la liệt giữa sân, riêng Hoàng tử đã có hai thị vệ căng trướng ở trong quán. Trời mùa hè mát mẻ trăng gió hữu tình. Dưới ánh đèn dầu, Hoàng tử vẫn dựa cột trò chuyện với nữ chủ quán không rời. Liễu Hạnh vẫn chịu khó ngồi nán lại tiếp, mỗi lời nói của nàng đều đẹp lòng khách, làm cho Hoàng tử càng thêm mê mẩn.
Chàng quên mất lời hứa, đánh rơi cả vẻ đạo mạo lúc mới tới và bắt đầu lả lơi. Liễu Hạnh cự tuyệt và bỏ chạy vào buồng. Trong cơn si mê, Hoàng tử không cần giữ thể diện nữa, bèn chạy theo vào. Có ngờ đâu chỉ trong nháy mắt, Liễu Hạnh đã biến hình phi thân lên núi, bắt một con khỉ cái về, cho hóa thành một cô gái đẹp để đánh lừa Hoàng tử. Không thấy chủ quán đâu nhưng lại có một cô gái khác trong buồng, Hoàng tử liền giở trò suồng sã.
Nhưng bỗng chốc hắn rú lên một cách ghê sợ làm cho bọn lính hầu đều tỉnh dậy, trong tay Hoàng tử không phải là một cô gái nõn nà nữa mà lại là một con khỉ cái, lông lá đầy người. Bọn lính hầu xông lại, vụt một cái, con khỉ lại biến thành một con rắn mang hoa trên người Hoàng tử vươn lên kèo nhà, há miệng phun lửa phì phì, rồi biến mất. Khi bọn lính hầu thắp được đèn lên thì Hoàng tử đã ngã vật giữa quán, nằm mê man, mặt cắt không còn một giọt máu.
Nửa đêm hôm đó, người ta cắt ngựa trạm đưa Hoàng tử về Kinh. Đến cung Hoàng tử trở nên mất trí, ai hỏi cũng không trả lời, chỉ cười nói một mình. Hoàng Hậu và các phi Thần hết sức lo sợ; một mặt cho giấu kín chuyện ’’vi hành’’ khinh suất đó, đồng thời cho người mời các bậc danh y để chửa trị cho Hoàng tử. Mặc dù vậy, các danh y đều lắc đầu bó tay. Trong cung càng thêm bối rối hoảng hốt và cuối cùng, có người mách nên vào xứ Thanh xin bùa phép ở tám vị Kim Cang họa may mới khỏi…
Lập tức bọn thị vệ được lệnh vua vào Thanh Hóa để xin bùa phép. Nhờ đó, bệnh tình của Hoàng tử mới dần dần được thuyên giảm. Sau khi bình phục, Hoàng tử cúi đầu nhận tội với vua cha, kể lại cho vua cha nghe mọi chuyện với nữ chủ quán ở Đèo Ngang.
Vua Thái Tổ hết sức giận dữ vì Hoàng tử đã dám khinh thường lệnh vua, rời phủ đi chơi, hãm mình vào cảnh thân tàn ma dại nên phế bỏ ngôi vị Thái tử của Hoàng tử lập người con thứ lên thay. Nhưng nhà vua còn tức giận hơn bởi trên bờ cõi mình trị vì, lại có một người con gái dám khinh thường phép nước, vua bèn ban lệnh hỏi quan trấn thủ xứ Nghệ về lai lịch nữ chủ quán Đèo Ngang. Sau một thời gian cất công dò la, quan Trấn thủ gửi sớ về tâu rằng đó là một nữ yêu không biết từ đâu đến, hay bắt hồn đàn ông con trai, nếu không có phép cả tài cao thì khó lòng khuất phục.
Nhà vua lại ra lệnh cho mời các pháp sư, thầy phù thủy cao tay đi trừ yêu nhưng chẳng bao lâu, họ đã trở về xin chịu tội vì chẳng những không trị nổi yêu quái mà ngược lại mọi phép trổ ra đều bị Liễu Hạnh thu mất cả. Vua lại cầu cứu tám vị Kim Cang phi thân vào Đèo Ngang. Được tin chẳng lành, Liễu Hạnh liền ra ứng chiến và cuộc chiến đấu dần dần trở nên dữ dội, mưa dồn gió giật rất khủng khiếp, cây đổ khắp lượt, tám vị Kim Cang tràn vào, vây lấy Đèo Ngang.
Liễu Hạnh cũng hóa phép chống lại, nàng làm cho cây rừng đã đổ rồi đứng dậy cùng với đất đá bay rào rào. Thấy Liễu Hạnh pháp thuật cao cường, tám vị Kim Cang lại hóa phép làm cho thú dữ tập hợp lại, nhe nanh múa vuốt xông vào hàng đoàn toan cắn xé, nhưng Liễu Hạnh đã kịp thời bay lên không trung rồi dùng phép tiêu diệt hết bầy mãnh thú.
Trận đánh diễn ra ba ngày đêm, Đèo Ngang trở thành một bãi chiến trường rùng rợn và vô cùng ác liệt. Mọi phép thuật của cả hai bên lần lượt giở ra mà vẫn bất phân thắng bại. Về sau, tám vị Kim Cang biết mình bất lực bèn bay lên Trời khẩn cầu Phật Bà. Phật Bà ném cho họ một cái túi, quả nhiên Liễu Hạnh sa lưới, lọt vào túi đó. Tám vị Kim Cang mang túi về kinh báo tiệp, vua lập tức ra sân điện tra hỏi:
– Người là ai?
– Tâu bệ hạ, là con Ngọc Hoàng bị đày xuống cõi trần, lấy vùng Đèo Ngang làm nơi trú ngụ.
– Là con ngọc Hoàng sao lại dám phá phách dân sự và làm hại Hoàng tử con ta?
– Việc trừng trị bọn con trai chọc ghẹo nhi nữ, ăn hiếp người cô đơn là tuân theo phép nước, không phải là phạm phép nước.
Nghe Liễu Hạnh nói là con gái Ngọc Hoàng, lại thấy tài đối đáp khôn ngoan, vua đổi giận làm vui cho nên sau cuộc thẩm vấn, vua hạ lệnh tha bổng, chỉ khuyên nàng đừng gây náo động và làm hại dân lành’’.
Qua truyền thuyết dân gian về công chúa Liễu Hạnh, chúng ta thấy đó là một niềm tin và sự cầu mong về một lẽ công bằng của nhân dân. Hay có thể nói ngược lại: Chính niềm tin và sự cầu mong ấy là tiền đề để nảy sinh ra một câu chuyện thần kỳ tức là câu chuyện về công chúa Liễu Hạnh. Con đường để hình thành truyền thuyết về Đức Thánh Mẫu cũng là những con đường đã hình thành nên truyền thuyết về các vị thánh và các vị linh thần khác. Đó là con đường của sáng tác dân gian hoặc con đường dân gian hóa những tác giả, những tác phẩm cụ thể…
Công chúa Liễu Hạnh đã để lại một hình ảnh mẫu mực xứng đáng là tấm gương và cái đích cần vươn tới của các thế hệ phụ nữ Việt Nam.
Đền Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang có diện tích khoảng 335m2. Từ đường thiên lý Bắc – Nam đi vào, lần lượt qua cổng đền, bức bình phong, cổng Tam quan, hai trụ đầu lân trước điện thờ, đền Tiền, đền Hậu.
Nhìn tổng thể kiến trúc của đền, chúng ta thấy đây là một công trình kiến trúc tuy nhỏ, được xây dựng bằng đá, gạch, vôi nhưng vẫn mang truyền thống mỹ quan á Đông và bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện qua kết cấu cổng tam quan được bố trí một cách đối xứng, cân đối và hài hòa, sự cân xứng và đăng đối, hài Hòa ở đây là nói lên sự trung chính, ngay thẳng và cũng là ước mơ của con người. Mặt khác, lối cấu trúc cân xứng, đăng đối và hài Hòa đó còn tạo ra vẽ đẹp cho kiến trúc, nghệ thuật và thể hiện sự trang nghiêm của cả công trình kiến trúc đền.
Đền thờ thánh mẫu Liễu Hạnh (du lịch Quảng Binh)
Nhìn tổng quan, chúng ta có thể thấy được sự tài hoa về kỹ thuật xây dựng, về hội họa, tài ghép sành sứ của con người ở đây. Chủ đề trang trí với đền thường gắn liền với những quan niệm, tư tưởng và những ước mơ hoài vọng tốt đẹp của xã hội phong kiến Việt Nam nói riêng và cư dân văn minh nông nghiệp lúa nước phương Đông nói chung. Đó là các hình tượng như Tứ Linh (long, lân, quy, phụng), tứ thủ (cầm, kỳ, thi, họa), tứ quý (tùng, trúc, mai, sen) và nhiều biểu tượng cúc hóa long, mai hóa long, tùng hóa long…
Đặc biệt, nhìn vào bố cục kiến trúc của đền được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo một trục dọc, cân đối và đăng đối, chính bố cục này đã làm thêm phần trang nghiêm của đền Liễu Hạnh công chúa.
Đền Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang nằm trong cụm di tích-danh thắng Đèo Ngang (Hoành Sơn Quan, lũy Hoàn Vương, đình Vĩnh Sơn, Hòn La…). Đây là cụm di tích còn tiềm ẩn nhiều khả năng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.
Đền thờ Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang là điểm thờ Mẫu ở du lịch Quảng Binh và trở thành một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng đối với nhân dân du lịch Quảng Binh nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Đền thờ Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang (du lịch Quảng Binh) là điểm cuối phía Nam còn nguyên vẹn về kiến trúc đền thờ Mẫu Liễu Hạnh như tục thờ Mẫu ở Phủ Giầy. Đền thờ như một minh chứng cho sự tích Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang (du lịch Quảng Binh), trong truyền thuyết dân gian đã có từ lâu đời. Chính vì vậy, di tích đền Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang, xét về quy mô, phong cách và vị trí của nó trong lịch sử phát triển của dòng tín ngưỡng dân gian Việt rất xứng đáng để chúng ta trân trọng, bảo tồn.
Đăng bởi: Thiên Ân LÊ
Từ khoá: Đền thờ thánh mẫu Liễu Hạnh ở du lịch Quảng Bình
Đi Huế Khám Phá Những Làng Nghề Truyền Thống Nổi Tiếng
Làng nghề làm nón
Sưu tầm
Hình ảnh chiếc nón lá trắng tinh đã trở thành một biểu tượng đặc trưng của xứ Huế và Huế cũng là nơi sản xuất nón lá lớn của cả nước. Nghề làm nón có nguồn gốc từ làng quê Tây Hồ thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua nhiều năm phát triển, đến nay đã có không ít làng đi theo nghề này như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa…
@Dulichviet
Nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ không chỉ là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Để tạo nên một chiếc nón lá duyên dáng và tinh tế, các nghệ nhân làm nón phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, chằm hoàn thiện chiếc nón đến khâu cuối cùng là đánh bóng bảo quản,… đều được trau chuốt một cách khéo léo.
@nguyenha_197
@nguyenha_197
@Hva Travel
Không chỉ phục vụ cho nhu cầu che mưa, đội nắng mà những chiếc nón lá ngày nay được các nghệ nhân sáng tạo về mẫu mã, màu sắc. Đó là những hình ảnh Huế thân thương, những câu chữ gửi gắm,… trở thành món quà lưu niệm được rất nhiều du khách ưa chuộng. Nếu thích, bạn có thể ghé các làng nghề hoặc ở chợ Dạ Lê, Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự,… để mua, giá cho mỗi chiếc nón lá từ 30.000 – 60.000 vnđ.
Làng hương Thủy XuânCách trung tâm thành phố Huế khoảng 7km về phía Tây Nam, làng hương Thủy Xuân nằm ngay trên đường Huyền Trân Công Chúa. Ngôi làng nằm dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên cạnh dòng sông Hương hiền hòa, là điểm du lịch khi đi Huế được nhiều du khách ưa thích.
@cuongkhii
@pvanie
Đến làng hương, khách tham quan được tận mắt chứng kiến các công đoạn làm ra một cây hương hoàn chỉnh. Bạn được xem từ khâu chọn nguyên liệu, bao gồm: Ngũ vị thuốc bắc với quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi; vỏ quả bưởi rừng, hoa bưởi khô, quế, bạch đàn… để làm bột hương. Cho đến quá trình làm lõi hương từ ruột tre chẻ nhỏ rồi phơi nắng để khô và giòn.
@noodlet287
@seni1303
@noodlet287
@i.m.nhung
Theo thời gian, làng hương Thủy Xuân đã trở thành nơi lưu giữ hồn Việt, mang nét văn hoá tinh tuý, níu chân du khách mỗi lần đến với mảnh đất cố đô.
Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên@Dulichviet
Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghề làm hoa giấy này là một làng nghề nổi tiếng ở Huế, đã tồn tại gần 400 năm nay. Không phải là nghề mưu sinh chính nhưng người dân vùng này vẫn duy trì nghề. Đặc biệt cứ dịp Tết đến xuân về làng Thanh Tiên lại nhộn nhịp, tất bật, rộn rã tiếng cười với nghề làm hoa giấy, nổi bật với nhiều màu sắc từ hoa.
@ng.thuy_98
@anhtai.bber
Đến Thanh Tiên, du khách được tham quan, tìm hiểu các công đoạn làm nên những bó hoa đặc trưng Huế. Từng cây tre trong làng được đem chẻ nhỏ, vót mỏng rồi phơi khô làm cuống hoa. Ở đó, du khách trầm trồ với công đoạn nhuộm màu không sử dụng hóa chất công nghiệp, mà chỉ dùng nhựa cây và lá cây để tạo thuốc nhuộm theo kiểu gia truyền.
@Dulichviet
Sưu tầm
@justbellll
Làng nghề đan lát Bao LaCách thành phố Huế 15 km về phía Bắc, đoạn trung lưu bờ Bắc con sông Bồ, làng Bao La thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền là một làng nghề đan lát truyền thống nổi tiếng. Làng nghề được hình thành từ xa xưa. Ban đầu đan lát không phải là công việc chính của những người dân nơi đây, họ chỉ làm vào thời gian rảnh và tạo ra những vật dụng quen thuộc trong gia đình. Càng về sau, các sản phẩm này được nhiều người ưa chuộng và tìm mua, từ đó người dân cũng bắt đầu sản xuất nhiều hơn.
Sưu tầm
Có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ vật liệu mây và tre như: rổ, rá, dần, sàng, nong phơi, chõng tre, nôi trẻ em, giường ngủ…. Thông thường, loại tre mà người dân nơi đây chọn dùng để đan lát đó là loại tre đặc biệt: thân thẳng, gióng dài, mà người dân nơi đây thường gọi là tre lồ ô. Từ những cây tre lồ ô này, qua bàn tay khéo léo của người dân nơi đây đã tạo ra những vật dụng cần thiết và gần gũi với cuộc sống của con người.
Sưu tầm
Có thể thấy mỗi làng mang một vẻ đẹp, một nét riêng, nhưng điểm chung là đều ẩn chứa những giá trị văn hóa đáng trân trọng và cần gìn giữ, phát triển. Nếu có dịp đi Huế, sau khi khám phá thành phố bạn hãy đi xe buýt hoặc thuê một chiếc xe máy lòng vòng khám phá các làng nghề để hiểu hơn về cuộc sống nơi đây.
Đăng bởi: Hoàng Bùi Khánh
Từ khoá: Đi Huế khám phá những làng nghề truyền thống nổi tiếng
Du Lịch Phú Quốc Mùa Mưa, Khám Phá Các Làng Nghề Truyền Thống
Ảnh đại diện: @meosut
Có nên đi du lịch Phú Quốc tháng 6, tháng 7?Ảnh: @ej114211 Thực tế thì tháng 6, 7 mùa hè cũng chính là mùa mưa ở Phú Quốc, tuy nhiên những cơn mưa bất chợt này sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hành trình khám phá của bạn đâu, nếu có trong tay quyển sổ tay du lịch Phú Quốc và chọn điểm đến phù hợp như gợi ý trong bài viết này đấy nha. Đi Phú Quốc “trái mùa” thế này bạn sẽ không cần phải sợ cảnh đông đúc, phòng khách sạn, nhà hàng kín chỗ mà giá các dịch vụ còn “mềm” hơn bao hết. Du lịch Phú Quốc mùa mưa còn là cơ hội để bạn được thưởng thức các món ăn đặc sản chỉ có trong mùa này, và là thời gian tuyệt vời để bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn các làng nghề truyền thống như làm nước mắm, sản xuất ngọc trai hay trồng tiêu, làm rượu sim… Và nếu bạn đã từng nghĩ du lịch Phú Quốc mùa mưa thì làm sao mà tắm biển được thì đó hoàn toàn sai lầm, bởi vào giai đoạn này, bạn sẽ có cơ hội được ngâm mình, tận hưởng làn nước trong lành của Bãi Sao và Bãi Khem. Có thể bạn chưa biết một điều là hai bãi này chỉ có thể tắm được vào mùa mưa thôi nha. Ngoài Bãi Khem và Bãi Sao Phú Quốc, bạn có thể lựa chọn các làng nghề truyền thống – địa điểm du lịch Phú Quốc nổi tiếng ở phía Nam hoặc Suối Tranh để khám phá.
Suối TranhẢnh: @dathie.98 Mùa mưa là thời điểm Suối Tranh Phú Quốc đẹp nhất. Đến với địa điểm du lịch Phú Quốc này bạn sẽ bị cuốn hút bởi không khí trong lành, cây cối xanh tươi mát mẻ và vẻ đẹp kỳ vĩ của con suối. Mưa làm lượng nước của Suối Tranh dồi dào hơn, nước chảy siết làm cho đoạn thác nước trở nên trắng xóa, huyền ảo.
Nhà thùng nước mắm Phú Quốc Làng nghề nuôi và sản xuất ngọc trai ở Phú QuốcẢnh: Sưu tầm Du lịch Phú Quốc mùa mưa, bạn có thể đến những cơ sở nuôi cấy ngọc trai, ngắm nhìn và mua những viên ngọc trai lấp lánh, đủ màu sắc, kích thước, hình dáng khác nhau với hàng nghìn sản phẩm độc đáo như chuỗi ngọc màu trắng sữa hay đen tuyền sang trọng. Hoặc tìm hiểu về quy trình kỹ thuật nuôi cấy Ngọc Trai, cách nhận biết ngọc trai Phú Quốc cùng câu chuyện về “Vua Ngọc Trai” – Hồ Phi Thủy. Hơn 10 năm qua, nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi cấy tiên tiến từ các quốc gia như Úc, Nhật… kết hợp với các điều kiện thiên nhiên phù hợp, nghề nuôi trai lấy ngọc ở Phú Quốc đã thực sự phát triển và lớn mạnh.
Vườn tiêu Phú Quốc Các cơ sở sản xuất rượu simĐăng bởi: Hậu Nguyễn Quốc
Từ khoá: Du lịch Phú Quốc mùa mưa, khám phá các làng nghề truyền thống
Ghé Thăm Đền Thờ Thần Khỉ Hanuman Ở Ấn Độ
Các đền thờ khắp nước Ấn Độ đều có hình ảnh Hanuman, vị thần khỉ nổi tiếng với vũ khí là quả chùy (gada), biểu tượng của lòng dũng cảm.
Đa số người dân Ấn Độ theo đạo Hindu (tôn giáo cổ xưa nhất và lớn nhất Ấn Độ với 80% người dân theo), nhưng vẫn còn 7 tôn giáo khác chiếm khoảng 20% dân số với đạo Hồi, đạo Cơ độc, đạo Sikh…
Trong đời sống tâm linh của đạo Hindu, rất nhiều loài động vật được tôn thờ và xây đền đài trên khắp đất Ấn. Điển hình là con bò, con khỉ, con rắn, con chuột. Loài khỉ được coi là sinh vật linh thiêng tại Ấn Độ, được cai quản bởi Thần khỉ Hanuman, theo truyền thuyết đây chính là hóa thân lần thứ 11 của thần Shiva, một trong ba vị thần chính của Ấn Độ Giáo.
Các đền thờ khắp nước Ấn Độ đều có hình ảnh Hanuman, vị thần khỉ nổi tiếng với vũ khí là quả chùy (gada), biểu tượng của lòng dũng cảm. Thần rất sùng bái người bạn của mình là Rama (vị vua anh hùng được kể trong sử thi Ramayana nổi tiếng), và cũng được Rama thương yêu nhất, nên có khi người ta vẽ Hanuman với hình Rama xăm trên ngực Rama được coi là hóa thân của Vishnu, là Đấng bảo tồn trong quan niệm Trimurti của Ấn giáo. Trong cuộc chiến đấu giữa vua Rama anh hùng và quỷ Ravana, Hanuman là người phụng sự vua đắc lực nhất, trung thành với vua nhất.
Thần thoại Ấn Độ qua mấy ngàn năm không ngừng truyền tụng các kỳ tích của Hanuman, để rồi Hanuman sớm trở thành một hình ảnh quen thuộc, phổ biến của mỹ thuật Ấn giáo. Tất cả những điều ấy đã hàng bao thế kỷ củng cố đức tin của người Ấn Độ rằng sùng kính thờ phụng Hanuman thì chắc chắn sẽ được Hanuman phù hộ khỏi tà ma quấy phá. Ngày thứ ba hàng tuần là ngày vía của Hanuman, và hàng triệu tín đồ Ấn giáo đều dâng lễ cầu nguyện thần khỉ phù hộ cho họ được khỏe mạnh, sung túc.
Những ngôi đền nổi tiếng linh thiêng thờ Thần khỉ tại Ấn Độ:
Ngôi đền nổi tiếng nhất của Chúa Hanuman ở Gujarat là Đền Sri Hanuman, nơi luôn là điểm đến được viếng thăm bởi những tín đồ tận tụy nhất của Hanuman. Ngôi chùa này giữ kỷ lục thế giới cho tụng kinh liên tục dài nhất của Ram naam kể từ năm 1964.
Có lẽ một trong những ngôi đền đáng kể nhất tôn kính của Chúa Hanuman là Mochan Sankat tại Varanasi. Các vị thần Hanuman nổi tiếng trực tiếp đối mặt với Chúa Rama.
Hanuman Garhi là một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất nằm ở Ayodhya. Ngôi đền này đặc biệt có ý nghĩa vì là nơi ở của Rama và Hanuman.
Thông tin thêm:
Đi lại: Tại Ấn Độ, phương tiện đi lại chủ yếu là tàu hỏa và giá vé rất rẻ. Bạn hãy xác định ngay việc đi tàu tại Ấn sẽ khá kinh hoàng, nhất là với những toa ghế ngồi. Vì thế, tốt nhất hãy kiếm chiếc vé giường nằm, đến ga từ sớm để tìm làn tàu mình sẽ lên. (Mỗi ga có khoảng 20 đường ray, bạn sẽ phải tìm ra nó để không bị chạy điên cuồng lên tàu). Khi lên tàu, hãy bảo quản thận trọng đồ đạc vì tàu ở Ấn không có cửa đóng. Và các ga nhỏ sẽ không được thông báo giờ khi đến, bạn phải để ý kẻo bị qua mất ga cần tới.
Lưu ý: Ở Ấn Độ, việc phụ nữ đi đường và ăn mặc đều phải cẩn trọng. Hãy luôn có một chiếc khăn quàng mang theo để chùm đầu khi đi vào các đền đài. Mặc đồ kín đáo và đi với một nhóm có con trai.
Ăn uống: Người Ấn Độ theo đạo Hindu, tôn thờ nhiều động vật nên đa số không ăn thịt. Các món ăn chủ yếu là rau, đậu với mùi cari nồng nàn. Đồ uống có sữa chua và café rất ngon, không nên bỏ qua.
Khách sạn: Các khách sạn với nhiều mức giá có tại khắp Ấn Độ.
Tour: Nếu bạn lo lắng chuyến hành trình, tốt nhất hãy chọn mua tour đi trong ngày hoặc trong 1 tuần, đi các điểm. Với mức chi phí này, bạn sẽ được ăn tại các nhà hàng và có xe đưa đón tận nơi các điểm tham quan thay vì phải tự đi, tự mày mò.
Đăng bởi: Hoàng Trịnh Minh
Từ khoá: Ghé thăm đền thờ thần Khỉ Hanuman ở Ấn Độ
Cập nhật thông tin chi tiết về Thăm Đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái, Khám Phá Nét Văn Hóa Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Truyền Thống trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!