Xu Hướng 12/2023 # Tham Quan Chùa Nam Nhã Ngôi Chùa Cổ Đẹp Cần Thơ # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tham Quan Chùa Nam Nhã Ngôi Chùa Cổ Đẹp Cần Thơ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cần Thơ, là một điểm đến nổi tiếng của du lịch Việt, nơi đây luôn đem đến cho du khách những cảm giác tuyệt vời.Một tỉnh thành đầy ắp những điều đặc biệt, một Cần Thơ luôn tràn đầy nhựa sống và thu hút. Một điểm đến đáng để du khách tham quan và khám phá.

Chùa Nam Nhã, là một điểm đến nổi tiếng của Cần Thơ. Đây là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nổi tiếng về lối kiến trúc cũng như phong cách trang trí. Và cũng là một trong những nơi có giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc đối với dân tộc Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh chống bọn thực dân.

Vị trí

Chùa An Nhã tọa lạc tại 612 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Đây là một trong số những ngôi chùa cổ còn sót lại của Cần Thơ và có giá trị rất sâu sắc đối với dân tộc. NĂm 1991, ngôi chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Đặc điểm

Chùa Nam Nhã là một ngôi chùa được Nguyễn Giác Nguyên, học trò thủ khoa của Bùi Hữu Nghĩa, lập nên để bán thuốc Bắc. Nhưng nơi đây không chỉ đơn thuần là nơi bán thuốc mà còn là nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng, những người yêu nước, nơi tập hợp mọi người để gây dựng phong trào chống Pháp.

Chùa Nam Nhã là ngôi chùa có một khuôn viên khá rộng, với  rất nhiều màu xanh của cây cối, hoa lá xung quanh. Giữa sân có hòn non bộ cao hơn 2 m. Chùa được tu bổ, sửa chữa vào năm 1917, và tới năm 1923 , chùa lại được tu bổ và hoàn thiện để có một quy mô lớn như ngày nay.

Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, được xây bằng gạch và lợp bằng ngói. Chánh điện của ngôi chùa có 5 gian là nơi đặt bàn thờ thờ Tam quan Thánh nhân gồm Phật Thích CA, Đức Khổng Tử, và Đức Lão Tử. Ngoài  ra còn thờ Trấn đàn  Hộ Pháp Bùi Huệ Đức và nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa, thờ Lịch Đại Tổ Sư và người sáng lập chùa là Thái Lão Sư Nguyễn Đao Cơ.

Chùa Nam Nhã là nơi linh thiêng. Đến đây, du khách không chỉ được tham quan chùa, ngắm nhìn quang cảnh và lối kiến trúc độc đáo của ngôi chùa. Mà còn được nghe những câu chuyện lịch sử của quân và dân ta trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những trang sử hào hùng.

Chùa Nam Nhã là điểm đến với những du khách yêu thích và đam mê tìm hiểu văn hóa và lịch sử Việt Nam. Du khách đến đây tham quan,tìm hiểu và cầu phúc cho  mình và người thân của mình. Nó là điểm đến độc đáo, đặc sắc.

Đăng bởi: Lê Phương Thảo

Từ khoá: Tham quan chùa Nam Nhã ngôi chùa cổ đẹp Cần Thơ

Top 5 Ngôi Chùa Cổ Linh Thiêng Tại Cần Thơ

1. Chùa Nam Nhã – Bình Thủy Cần Thơ

2. Chùa Ông – Ninh Kiều Cần Thơ

3. Chùa Long Quang Cổ Tự – Bình Thủy Cần Thơ

4. Chùa Phật Học – Ninh Kiều Cần Thơ

5. Chùa Hội Linh – Bình Thủy Cần Thơ

1. Chùa Nam Nhã – Bình Thủy Cần Thơ

Chùa Nam Nhã hay còn gọi là Nam Nhã Phật Đường thuộc Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo. Dân địa phương nơi đây còn kêu với cái tên quen thuộc là chùa Minh Sư. Trước kia nơi này chỉ là một tiệm thuốc Bắc nhỏ. Đến năm 1895 thì bắt đầu khởi công xây dựng thành chùa tức chùa Nam Nhã hiện nay. Nó đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1991.

Chùa Nam Nhã – ngôi chùa cổ linh thiêng tại Cần Thơ

Chùa Nam Nhã tọa lạc tại số 612, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Chùa nằm ngay dưới chân cầu Bình Thủy. Chùa Nam Nhã gắn liền với kiến trúc cổ xưa. Không chỉ vậy nó còn gắn với nhiều phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Cổng chùa được xây rất đơn giản bằng gạch mái lợp ngói. Bảng tên và hai bên cổng chùa để những câu đối bằng chữ Hán. Khuôn viên sân chùa rộng trồng rất nhiều cây xanh, nền lót gạch tàu. Bên trong ngôi chùa ba gian gồm có: Diêu Trì Bửu Điện, Càn Đạo Đường, Không Đạo Đường.

Phía sau chùa còn có cả một khu vườn lớn trồng rất nhiều loại cây thuốc nam, cây ăn quả,… Không những vậy đây còn là nơi chôn cất người quá cố đã từng ở chùa. Chùa Nam Nhã là điểm cúng viếng tham quan được rất nhiều du khách ghé đến nhất là khách ngoại quốc.

2. Chùa Ông – Ninh Kiều Cần Thơ

Chùa Ông còn có tên gọi khác là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán. Tọa lạc tại số 32, đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Được khởi công xây dựng vào năm 1894 với tổng diện tích 532m2 đất. Đây là ngôi chùa cổ của người Hoa gốc Quảng Đông Trung Quốc. Nó đã được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1993.

Chùa Ông mang phong cách đặc trưng của người Hoa

Cũng như một số ngôi chùa của người Hoa ở các nơi khác bên trong chánh điện có thờ Quan Thánh Đế quân. Hay còn gọi là Quan Công nên dân địa phương nơi đây hay gọi với cái tên dễ nhớ là chùa Ông. Chùa được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Quốc. Mái lợp ngói màu sắc tươi sáng nhưng vẫn đậm nét cổ kính.

Ngôi chùa được bày trí đúng theo kiểu người Hoa điêu khắc tinh xảo với gam màu đỏ làm chủ đạo. Phía trên trần của chùa được đốt rất nhiều nhang khoanh loại to. Vào những ngày lễ tết có rất nhiều du khách gần xa đến đây để hái lộc xin sâm.

3. Chùa Long Quang Cổ Tự – Bình Thủy Cần Thơ

Long Quang Cổ Tự trước đây chỉ là một am nhỏ. Đến năm 1835 mới đuợc tu sửa lại thành ngôi chùa lớn. Tọa lạc tại số 155/6, khu vực Bình Chánh, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Nơi đây cũng được Bộ Văn hóa – Thông tin ra Quyết định công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1993. Đây là một trong những ngôi chùa cổ linh thiêng được nhiều người biết đến.

Chùa Long Quang Cổ Tử – một trong những ngôi chùa cổ linh thiêng tại Cần Thơ

Chùa được xây dựng với tổng diện tích rộng 7.000 m2 cạnh một con rạch nhỏ. Nó có cổng tam quan bằng gạch mái 2 tầng được lợp bằng ngói. Bên trong chánh điện được thờ Tam Thế Phật, bên cạnh là dãy Thập Bát La Hán được ngồi với các tư thế khác nhau. Mỗi vị có chiều cao khoảng 80cm.

Ban đầu nơi đây được các vị sư tu theo phái Lâm Tế vừa tu vừa bốc thuốc trị bệnh cho dân nghèo. Nhưng về sau này, trải qua mấy đời trụ trì chùa đã gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chuyển thành hệ phái Bắc tông. Đây là một ngôi chùa cổ linh thiêng thu hút đông đảo khách đến tham quan, hành hương.

4. Chùa Phật Học – Ninh Kiều Cần Thơ

Phật Học là ngôi chùa uy nghiêm có từ rất lâu ở giữa trung tâm thành phố Cần Thơ. Được xây dựng vào năm 1951. Chùa tọa lạc tại số 11, Đại Lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Vì nằm giữa lòng thành phố nên chùa có khuôn viên sân rất nhỏ khoảng 20m2 trước chùa là cổng Tam Quan và một cây đa cổ thụ lâu năm.

Chùa Phật Học uy nghiêm giữa lòng thành phố Cần Thơ

Trước đây, chùa được xây dựng rất đơn giản. Đến năm 2014 đã được tu sửa lại thành ngôi chùa lớn với kiến trúc 5 tầng. Mái lợp ngói có những đường nét điêu khắc tinh xảo. Khu vực bên trong chùa mỗi tầng đều có thờ các vị Phật khác nhau. Đặc biệt vào các dịp lễ tết khi đi từ xa du khách có thể nhìn thấy trên tầng cao nhất của chùa có giăng những chiếc đèn lồng rất lung linh. Nếu bạn ở thành phố thì không cần đi đâu xa cả. Bạn chỉ cần đến chùa Phật Học để hành hương, dâng lễ.

5. Chùa Hội Linh – Bình Thủy Cần Thơ

Chùa Hội Linh hay còn có tên Hội Linh Cổ Tự được khởi công xây dựng vào năm 1904. Chùa năm tại số 314/36, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Với tổng diện tích rộng 6.500m2 chùa được nằm trong con hẻm nhỏ cách trung tâm khoảng 2,5 km.

Chùa Hội Linh có từ năm 1904 – là một ngôi chùa linh thiêng lâu đời

Ban đầu chùa được xây cất rất đơn sơ bằng cột tre, mái lá và có tên là Hội Long Tự. Đến năm 1914 chùa đã được tu sửa lại và đổi tên thành Hội Linh Cổ Tự tức chùa Hội Linh hiện tại. Chùa cũng được xây dựng theo kiến trúc ba gian. Có cổng Tam Quan, mái lợp ngói đỏ. Bên trong chùa thờ các vị Phật: Thích Ca, Quan Âm, Di Lặc, Ngọc Hoàng,… Hội Linh Cổ Tự cũng là một trong những ngôi chùa được công nhận Di tích Văn hóa – Nghệ Thuật tại thành phố Cần Thơ.

Đăng bởi: Thảo Phương

Từ khoá: Top 5 ngôi chùa cổ linh thiêng tại Cần Thơ

Ngôi Chùa Hoa Hơn 170 Năm Tại Cần Thơ

Chiếc đèn cổ bên trong chánh điện Hiệp Thiên Cung

Lịch sử Hiệp Thiên Cung

Khoảng thế kỷ 19, một nhóm người Hoa đến từ Triều Châu đã cho xây dựng Hiệp Thiên Cung. Đây được xem vừa là ngôi chùa duy trì hương khói tín ngưỡng, vừa là nơi hội họp của cộng đồng người Hoa lập nghiệp tại Cái Răng, Cần Thơ.

Năm 1856, cộng đồng người Hoa ở Cái Răng tu sửa và mở rộng ngôi chùa. Khi ấy, miếu đặt tên là 関公廟 – Quan Công Miếu.

Năm 1904, chùa được trùng tu và mở rộng thêm nơi thờ ông Phước Đức, bà Thiên Hậu. Chùa cũng chính thức đổi tên thành 合天宮 – Hiệp Thiên Cung.

Bảng hiệu chữ Hán Hiệp Thiên Cung trước chánh điện

Năm 1945 – 1954, chùa bị bỏ hoang vì chiến tranh.

Năm 1989, bạn quản trị chùa Hiệp Thiên Cung cho trùng tu lại và giữ nguyên kiến trúc đó đến ngày nay. Hiện nay ban trị chùa gồm 5 bang: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ và Việt

Ngày 14/4/2023, Hiệp Thiên Cung chính thức được công nhận là di tích Quốc Gia.

Bằng chứng nhận xếp hạng di tích cấp quốc gia

Kiến trúc Hiệp Thiên Cung

Chùa được xây dựng theo kiến trúc hình chữ QUỐC (國). Chùa xây dựng mang nét ảnh hưởng lớn của các ngôi chùa Hoa của người Triều Châu.

Thiên Tỉnh (Sân trước chánh điện)

Cổng rào khá đơn giản là hàng rào sắt sơn đỏ. Trên cổng chùa treo bảng nhựa tên chùa bằng chữ Hán, phía trên có để số năm là 2023.

Trước chùa là khoảng sân rộng, gọi là Thiên Tỉnh. Ở giữa là một lư hương lớn và 1 cột cờ cao.

Lư hương bên ngoài chánh điện Hiệp Thiên Cung

Kiến trúc bên ngoài Chánh điện Hiệp Thiên Cung

Chánh điện có 3 cổng vào, 2 bên hông và cửa chính ở giữa. Hai cột trụ trước cửa lớn dán 2 câu đối chữ đỏ bên trên. Hai bên có 8 tấm bảng lớn đề chữ lên (Mỗi bên 4 tấm).

Những biển hiệu chữ Hán

Mái chùa được xây dựng từ mái ngói âm dương. Mỗi tấm gạch ngói đều có khắc hình hoa lên trên.

Kiến trúc ngói âm dương Hiệp Thiên Cung

Ở giữa là biểu tượng lưỡng long tranh châu.

Mái ngói hiệp thiên cung

Ở các viền mái, đắp nổi các hoạ tiết trang trí: Nhật, Nguyệt, hoa, lá, chim muông, đa càng làm tăng thêm nét cổ kính cho ngôi chùa.

Ở trên mái còn 4 tượng nhỏ là Ông Nhật, Bà Nguyệt, Ông Thiện và Ông Ác.

Phần cửa chính có treo một phù điêu cỡ lớn. Bên trên là hình ảnh điêu khắc các hình ảnh hoạt động của những người Hoa trước đây. Sự liên kết với thần linh, sung túc, thịnh vượng thể hiện rõ trên phù điêu.

“Nghĩa Bỉnh Càn Khôn”, “Khí Tráng Sơn Hà”, “Thiên Cổ Nhất Nhân”… được chạm khắc rất tinh xảo, mang đậm nét văn hóa, nghệ thuật truyền thống của người Hoa.

Phù điêu trước chánh điện Hiệp Thiên Cung

Hai bên treo 2 lồng đèn cỡ lớn. Ở giữa là bảng hiệu Hiệp Thiên Cung bằng chữ Hán (Bảng nền đen, chữ vàng).

Mỗi bên bức tường của cửa chính có 12 bức hình khác nhau trên các ô. Những hình ảnh về Quan Công, Tam Quốc, hình những việc làm, hình các con linh vật,…

Hình ảnh vẽ ở trước chánh điện

Kiến trúc bên trong Chánh điện Hiệp Thiên Cung

Khi vừa bước vào bạn sẽ gặp khu vực để nhang đèn ở trước. Bên phải là các hình ảnh cũ và 1 trống, 1 chuông được lưu giữ lại.

Trống

Chuông

Khu vực bên trong được thắp sáng bởi một giếng trời lớn. Ánh sáng tự nhiên chiếu thẳng vào khu vực đó và chiếu sáng khu vực thờ hơn.

Vật dụng bên trên bàn thờ

Bên trong có nhiêu gian thờ phụng khác nhau (Bao gồm 9 lư hương được đặt bên trong, mỗi lư hương là 1 vị thần, thánh được thờ phụng).

Bàn thờ lớn bên trong chánh điện Hiệp Thiên Cung

Phía trên có 1 bảng hiệu đề chữ Hán là 汽 壯 山 河 (Khí Tráng Sơn Hà) và 1 đèn cổ.

Bức hoành phi Khí Tráng Sơn Hà bằng chữ Hán bên trong chánh điện

Gian thờ chính giữa bên trong là Quan Thánh Đế Quân (Hai bên là Quan Bình và Chu Thương).

Bàn thờ Quan Thánh Đế Quân

Đặc biệt trên án thờ có cả tượng ngựa Xích Thố.

Ngựa xích thố được thờ bên trong

Bên trái là bàn thờ Ông Bổn.

Bàn thờ Ông Bổn Hiệp Thiên Cung

Bên phải là bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Bàn thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

Phía trước bàn thờ Quan Công là một bàn thờ lớn. Ở giữa có bộ lư đồng cổ thếp vàng, chữ đỏ.

Bộ lư đồng trên bàn thờ Hiệp Thiên Cung

Cách cúng và xin xăm

Mình được sự hướng dẫn của người quản lý Hiệp Thiên Cung. Khi bước vào chánh điện, nhang đèn sẽ được để bên tay phải cổng vào bên trong.

Dụng cụ xin xăm

Bạn sẽ thấy một bó nhang nhỏ được bó lại bao gồm 12 cây. Đó là tổng số lượng 12 lư hương của Hiệp Thiên Cung: 9 bên trong và 3 bên ngoài (Ngay lư hương giữa sân và 2 ở trước cổng). Trước khi xin xăm hoặc cầu khấn, bạn cần thắp đủ 12 cây nhang bên trong và ngoài ở các lư hương.

Lư hương ở bàn thờ chính

3 chiếc lư hương ở mặt sau bàn thờ chính

Bàn thờ linh vật

Bàn thờ nhỏ bên trong

Bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu

Bài vị thờ bằng chữ Hán

Bạn chỉ có 3 lần xin quẻ (Nếu tất cả thất bại thì không được xin tiếp nữa). Sau đó bạn sẽ lại bàn đọc số xăm và xin giải thích.

Người dân xin xăm tại Hiệp Thiên Cung

Đường đi Hiệp Thiên Cung

Hiệp Thiên Cung nằm ngay trong chợ Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 7km.

Địa chỉ: 29 Hàm Nghi, Lê Bình, Cái Răng, Cần Thơ.

Những lễ hội lớn ở Hiệp Thiên Cung

Hàng năm ở Hiệp Thiên Cung đều tổ chức nhiều lễ hội khác nhau.

Giao thừa

Lễ hội được tổ chức vào dịp mồng 1 Tết nguyên đán.

Nghi lễ gồm: dâng sớ, đốt nhang, lên đèn; đánh 3 hồi chuông trống để đón mừng giao thừa. Lễ vật chính là hoa tươi – để cho bà con đến chiêm bái và hái lộc. Lễ đón giao thừa có ý nghĩa tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, cầu mưa thuận, gió hoà, quốc thái dân an…

Họp mặt đầu năm

Lễ hội được tổ chức vào mùng 2 Tết âm lịch. Chùa sẽ tổ chức họp mặt bà con trong vùng đến ăn mừng năm mới. Mọi người sẽ cùng chúc Tết, lì xì cho con cháu,…

Nghi lễ đơn giản hơn lễ đón giao thừa, chỉ dâng nhang, lên đèn. Sau đó, mọi người cùng nhau ăn bánh, kẹo, uống trà, cùng chúc mừng năm mới. Ban quản trị chùa trao tặng cho mọi người có mặt bao “lì xì” mừng tuổi.

Bàn thờ nhỏ bên trong

Nguyên tiêu

Lễ hội tổ chức vào rằm tháng giêng âm lịch. Lễ hội cầu khấn gia đạo bình an, vùng đất được mưa thuận gió hòa.

Lễ Nguyên tiêu được tổ chức gồm hai phần Lễ và Hội:

+ Phần Lễ: đúng 9 giờ sáng ngày rằm, toàn Ban quản trị chùa tiến hành dâng sớ, thắp nhang, đèn cúng khai lễ. Sau đó bà con dân phố và trong khu vực ăn mặc đẹp đến thắp nhang viếng “Ông” trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

+ Phần Hội: Theo tập tục ngày này hằng năm, chùa tổ chức cho bà con vay “tiền” của “Ông” (vay phú) để làm vốn, làm giàu; vay “đại kiết” (trái quýt) cầu kiết tường; vay “kim huê” (mão giấy) cầu công danh; vay “nhang” cầu sung túc… Hiện nay chỉ còn lại tục cho vay “tiền”. Thời gian bắt đầu từ 7 giờ tối đêm Rằm tháng Giêng. Sau việc phát vay tiền, tiếp tục tổ chức đấu “Thánh đăng” (đèn lồng) – đấu Thánh đăng hình thức giống như đấu giá, tiền đấu được đem bổ sung vào công quỹ của chùa. Khoảng 9 giờ tối, lễ ngắm trăng, chiêm ngưỡng lồng đèn được tiến hành bằng các tổ chức hội thi đoán câu đố vui và giải câu đối. Các câu đố, câu đối được treo trên các lồng đèn trước sân chùa. Ai bắt và trả lời được câu đố hoặc giải được câu đối thì sẽ được quà thưởng.

Lễ vía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

Lễ hội tổ chức vào 23/3 âm lịch hàng năm.

Đúng 9 giờ sáng tiến hành dâng sớ, dâng nhang, lên đèn, đánh 3 hồi trống chuông cúng khai lễ. Vật lễ cúng (không thể thiếu) gồm: heo quay, bánh bao, bánh hồng đào, mâm ngũ quả, hoa tươi, trà, rượu, nhang, đèn cầy.

Lễ vía Ông

Lễ hội tổ chức trong 3 ngày từ 12/5 – 14/5 âm lịch hàng năm. Đây được xem là lễ hội quan trọng nhất của Hiệp Thiên Cung.

+ Phần Lễ: đúng 9 giờ sáng tiến hành dâng sớ, dâng nhang, lên đèn, đánh 3 hồi trống chuông cúng khai lễ. Tiếp theo, mở nhạc hoà tấu để kết thúc phần nghi lễ. Lễ vật cúng gồm: heo quay (nguyên con), bánh bao (không nhân), bánh hồng đào (trường thọ), mâm quýt (đại kiết), hoa tươi… được bày trang trọng trên bàn ở giữa gian thứ 5. Điểm đặc biệt lưu ý, trong ngày lễ này tuyệt đối không được cúng thịt gà, thịt bò.

+ Phần Hội: chùa rước đoàn hát Triều Châu (hát Tiều) về biểu diễn. Đoàn hát hát cả ngày lẫn đêm cúng “Ông” và cho bà con trong khu phố xem. Đồng thời tạo bầu không khí vui tươi phấn khởi trong ngày lễ vía. Buổi hát bắt đầu từ sáng ngày 12 đến hết ngày 14 tháng 5.

Bảng hiệu Hiệp Thiên Cung bên trong chánh điện

Lễ Vu Lan

Tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.

Trước cửa chùa dựng cặp phướn cao 3 m (một đỏ bên phải, một xanh bên trái theo hướng từ ngoài nhìn vào). Bên trong chùa, lập thêm nhiều bàn thờ: bàn thờ Phật, bàn thờ ông Tiêu, ông Hộ, thờ quá cố tiền nhân – bá tánh, thờ chiến sĩ trận vong, thờ thập phương cô hồn. Đúng 7 giờ tối ngày 16 âm lịch tiến hành khai lễ. Sau phần dâng sớ, dâng nhang đèn và 3 hồi trống chuông, mời Pháp sư tụng kinh cầu siêu, cầu an cho đến 10 giờ kết thúc. Đúng 9 giờ sáng ngày 17 cử hành lễ chính. Pháp sư tiến hành tụng kinh lần thứ 2 cho đến giờ Ngọ – và làm lễ phóng tiêu, kết thúc phần kinh tụng. Sau lễ phóng tiêu, Ban quản trị chùa cho tổ chức “thí giàn” trước sân chùa, kết thúc buổi lễ.

Lễ Trùng Quang

Lễ hội tổ chức vào ngày 10/11 âm lịch hàng năm. Lễ hội tổ chức tương tự ngày lễ vía.

Chiếc lồng đèn lớp Hiệp Thiên Cung

Lễ cúng bình yên

Thời gian tổ chức không ấn định cụ thể, thời gian trước ngày 23/12 âm lịch. Lễ hội xem như tổng kết 1 năm, dâng lễ thần linh vì đã phù hộ 1 năm bình yên.

tổ chức phần lễ và nghi lễ, vật cúng cũng giống các ngày lễ khác trong năm, kết thúc buổi lễ có mở thêm nhạc hòa tấu. Thời gian bắt đầu cũng từ 9 giờ sáng và kết thúc vào buổi trưa cùng ngày.

Hàng năm vào các dịp lễ hội, chùa cũng thường xuyên phát gạo giúp đỡ những bà con xung quanh.

Những ngôi chùa ảnh hưởng từ người Hoa tại Cần Thơ:

Top 6 Ngôi Chùa Đẹp Nhất Việt Nam

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột có lối kiến trúc vô cùng ấn tượng. Chùa mang hình dáng của một tượng đài bông sen đang nở rộ với điểm tựa duy nhất chính là cái cột chính giữa. Ngôi chùa bằng gỗ, bên trong có thờ tượng Phật Bà Quan Âm. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Chính vì sự độc đáo có một không hai này mà chùa Một Cột trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng cho Việt Nam, được in trên mặt sau của đồng 5000.

Chùa Linh Ứng

Chùa Linh Ứng là một trong 3 ngôi chùa cùng tên nổi tiếng ở Đà Nẵng, nằm trên Bãi Bụt, thuộc bán đảo Sơn Trà. Cả ba ngôi chùa đều có vị trí đắc địa, hướng ra biển, xung quanh là phong cảnh thơ mộng tuyệt đẹp. Tại cổng chính của chùa có hai câu ” Linh Ứng sở cầu như ý nguyện Sơn Trà Bãi Bụt thật hiển linh”. Chùa tọa lạc tại vị trí rất đẹp, trên một ngọn đồi ở độ cao khoảng 700 m, sau lưng là cánh rừng nguyên sinh và hướng mặt ra biển. Nơi đây còn được biết đến là nơi cầu nguyện rất linh thiêng.

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa có niên đại lịch sử, vị trí chùa được nằm trên ngọn đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm TP Huế 5km về phía tây. Chùa được xây dựng từ năm 1601, thuộc triều Nguyễn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền…

Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long với bảo tháp Gotama Cetiya mang nét kiến trúc lộng lẫy và đẹp mắt đã thu hút rất nhiều nhiều du khách gần xa và quốc tế đến tham quan. Chùa được thành lập năm 1942, đến năm 2007 thì được trùng tu và xây dựng thêm. Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của hòa thượng Thích Viên Minh, trụ trì. Chùa Bửu Long được xây dựng theo nét kiến trúc các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ… Tọa lạc trên một ngọn đồi cao nên không khí nơi đây luôn luôn mát mẻ cả năm, cùng với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ kín khiến cho du khách đến đây có được cảm giác tĩnh tâm thanh tịnh.

Chùa Xiêm Cán

Là một trong những ngôi chùa có lối thiết kế kiến trúc độc đáo nhất Đông Nam Bộ,là hiện thân cho nền văn hóa Khmer khu vực miền Nam. Được xây dựng 1877, là một quần thể kiến trúc gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp đựng hài cốt, am… Trên các vách tường được trang trí bằng nhiều phác họa với nhiều màu sắc khác nhau. Khuôn viên chùa rất rộng lớn, mang đậm văn hóa dân tộc Khmer.

Thiền Viện Trúc Lâm

Thiền Viện Trúc Lâm được tọa lạc trên ngọn núi Phụng Hoàng là một thiền viện thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 5km,phía dưới chùa là hồ Tuyền Lâm thơ mộng, xanh biếc. Từ trên chính điện các bạn nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh, khí hậu, hồ nước trong xanh. Gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát.

Đăng bởi: Văn Cường Lê

Từ khoá: Top 6 ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam

Chùa Giám – Ngôi Chùa Thờ “Ông Thánh Thuốc Nam” Tuệ Tĩnh

Chùa Giám có tên chữ là Nghiêm Quang Tự, thuộc xã Cẩm Sơn, Cẩm Giàng, Hải Dương. Đây là ngôi chùa thờ Phật và Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh, người được suy tôn “Ông Thánh thuốc Nam”.

Chùa Giám – Ngôi chùa thờ “Ông Thánh thuốc Nam” Tuệ Tĩnh

Toàn cảnh chùa Giám. Ảnh: Báo Hải Dương.

Chùa Giám là công trình Phật giáo có từ thời Lý, tiền thân là chùa Nghiêm Quang Tự nằm trên cánh đồng nơi thiền sư Tuệ Tĩnh từng hành nghề bốc thuốc cứu người. Sau hơn 6 thế kỷ tồn tại, ngôi chùa cũ đã xuống cấp và có nguy cơ bị phá hủy. Vì thế đến tháng 4 năm 1970 chùa phải dời đi và dựng lại theo kiến trúc cũ.

Ngày nay, trước cổng tam quan chùa Giám có đề 3 chữ Hán “Quán Tự Tại”. Sau tam quan là một sân gạch nhỏ rồi đến hồ nước hình chữ nhật, hai bên có hai hàng cây xanh. Chùa Giám mang phong cách kiến trúc thời Lê Trung Hưng với mặt bằng hình “nội công ngoại quốc”.

Nhà cửu phẩm. Ảnh: Báo Tổ Quốc.

Khu chùa chính có tường vây kín và cửa thông sang nhà Tăng. Tiền đường chùa thấp nhưng khá rộng, gồm 5 gian 2 dĩ, kết nối với hậu cung theo hình chuôi vồ. Các vì chạm hoa lá, các bức cốn và cửa võng chạm quần long cầu kỳ. Bên gian hữu mạc có treo một quả chuông cổ.

Sau hậu cung là một cột hương bằng đá cổ, rồi đến ngôi nhà phẩm xây trên nền cao, rộng 8m vuông và cao trên 10m, gồm 3 tầng với 12 mái rất đẹp. Bộ khung nhà bằng gỗ, trên lợp ngói vẩy cá, các đầu đao uốn cong, phía dưới có các mảng gỗ được chạm khắc tinh xảo.

Bên ngoài chính điện và nhà phẩm là 2 dãy hành lang có 11 gian thờ tượng 18 vị La Hán cùng các tấm bia đá cổ. Hậu đường rộng 7 gian, trong đó đặt các ban thờ thiền sư Tuệ Tĩnh, ban thờ Mẫu và ban thờ sư Tổ. Tại gian bên phải cũng có treo một quả chuông cổ.

Bên phải khu chùa chính có một vườn tháp mộ. Bên trái là sân cây cảnh với các dãy nhà Tăng, nhà khách, nhà thọ trai kề liền nhau. Phần lớn diện tích của khuôn viên chùa Giám được che phủ bởi những tán lá cây xanh mát mẻ, mang lại không gian chùa tĩnh lặng an yên.

Vườn mộ. Ảnh: Báo Giác Ngộ.

Tuy chùa thờ danh y Tuệ Tĩnh là chính nhưng trong chánh điện vẫn có đầy đủ các tượng Phật Thích Ca và các vị Bồ Tát, tượng Phật Đản Sanh, Quan Âm Thị Kính và Thập Điện Diêm Vương. Trong nhà phẩm là tòa tháp cửu phẩm liên hoa bằng gỗ hình lục giác màu cánh sen 9 tầng, mỗi tầng đều có 18 vị Bồ Tát bằng đồng và 54 tầng cánh sen nổi, họa tiết sinh động.

Quan Âm Thị Kính. Ảnh: Báo Giác Ngộ.

18 vị La Hán. Ảnh: Báo Giác Ngộ.

Có tổng cộng 145 pho tượng trên tòa cửu phẩm, duy nhất tượng Phật A Di Đà ngự tầng trên cùng. Tòa cửu phẩm liên hoa nặng 4 tấn, nếu đẩy sẽ xoay vòng tròn, cứ quay 1 vòng tháp thì lời trì tụng được nhân lên thành 3.542.400 lần. Đây là tác phẩm điêu khắc bằng gỗ độc đáo trong kiến trúc Phật giáo. Năm 2023, tòa cửu phẩm liên hoa được công nhận là bảo vật quốc gia.

Các tượng Phật và Bồ Tát. Ảnh: Báo Giác Ngộ.

Đăng bởi: Mỹ Huyền Nguyễn Thị

Từ khoá: Chùa Giám – Ngôi chùa thờ “Ông Thánh thuốc Nam” Tuệ Tĩnh

Trải Nghiệm Chùa Tam Chúc – Hà Nam – Ngôi Chùa Lớn Nhất Thế Giới

Chia sẻ kinh nghiệm của mình khi đến chùa Tam Chúc – Hà Nam (ngôi chùa lớn nhất thế giới) đẹp hơn lời đồn, góc nào cũng có thể sống siêu quậy.

Trải nghiệm chùa Tam Chúc – Hà Nam – Ngôi chùa lớn nhất thế giới

Mình đi từ Cao Bằng đến Phủ Lý bằng xe khách tuyến Cao Bằng – TP Vinh, giá vé 250k / vé (xe không qua bến Tam Chúc). Mình đi ngang chỗ bạn ở đây nên mới đi như vậy, mình khuyên bạn nên xuống Hà Nội rồi chuyển tuyến vì xe từ Hà Nội lên chùa nhiều. Đi xe máy thì nên đội mũ bảo hiểm, giấy tờ đầy đủ và đi đúng tốc độ, một mặt tránh nguy hiểm vì đường có khá nhiều xe phân khối lớn, mặt khác mình thấy là Phủ Lý. cũng có nhiều con ong chăm chỉ.

Từ Phủ Lý đi xe máy phí gửi xe 5k / xe. Sau khi nộp, bạn đến khu vực kê khai y tế trước, bạn sẽ được phát tờ khai để lấy và nộp vào bên trong.

Đi thuyền sẽ có một địa điểm mà xe điện không đến được, đó là đình Tam Chúc cổ kính giữa hồ, nhưng chỉ được phép dừng ở đó 15 phút để tham quan và chụp ảnh thôi. di chuyển xuống thuyền để vào khu chùa chính trong cùng.

Chùa sẽ có 3 sảnh chính và 1 tháp cao nhất (gọi là chùa Ngọc / Tháp Ngọc) bạn sẽ phải đi bộ và leo lên khá nhiều bậc thang. Mọi người nên mang dép để khi chụp ảnh có thể thay dép cho đỡ đau chân (mình nhìn cao nên nhắc mọi người, nhưng đi dưới mệt quá nên không lên được nữa)

Nhà trọ nằm bên phải điện Tam Thế (điện 3), nếu bạn đến sớm có thể vào hết điện ăn buffet, còn nếu đến khu vực chùa chính và đến giờ ăn trưa thì có xe điện. đưa bạn lên. Được rồi, ăn xong lấy sức đi thăm lại. Buffet ở tầng 5 (có 40 món cả chay và mặn), view bên ngoài rất ổn. Ngoài ra khách sạn còn có phòng để nghỉ qua đêm, thực chất là khách sạn nhưng vì gọi là nhà nghỉ trong chùa (chắc các bạn cũng biết rồi).

Một số lưu ý dành cho bạn là

Giới hạn giờ ăn buffet là 14h00, nước ngọt trong đó mua riêng 20k / lon

Nhớ mang theo sạc dự phòng để không làm gián đoạn cuộc sống ảo của mình

Hạn chế mang nhiều đồ quá mệt không mang theo được

Mang theo một đôi dép bệt vì đi bộ nhiều, khi không chụp ảnh hay leo cầu thang thay vì đau chân.

Bạn nào mê sống ảo thì nhớ thuê quần áo vì chắc chắn sẽ đẹp hơn quần áo bình thường

Ai cũng có thể đi nếu muốn mặc váy nhưng phải dài quá đầu gối (chiếc váy đỏ mình mặc có xẻ tà một bên nhưng có nắp che, chỉ cần chụp ảnh là mình kéo ra).

Một số ảnh mình chụp vào một ngày trong tuần sau Tam Chúc, không đông quá nhưng thời tiết không thuận lợi lắm, định kết hợp mây trời nhưng cho thật và còn quá nhiều góc siêu đẹp khác mà mình chưa ưng. Nếu bạn có thể nắm bắt được tất cả, hãy đến và chia sẻ thêm.

Theo dõi Nga Bi

Đăng bởi: Toàn Nguyễn

Từ khoá: Trải nghiệm Chùa Tam Chúc – Hà Nam – Ngôi chùa lớn nhất thế giới

Cập nhật thông tin chi tiết về Tham Quan Chùa Nam Nhã Ngôi Chùa Cổ Đẹp Cần Thơ trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!