Xu Hướng 12/2023 # Tổng Hợp 16 Món Ngon Cho Bé Tập Ăn Cơm Để Bé Ăn Khoẻ, Mẹ An Tâm # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp 16 Món Ngon Cho Bé Tập Ăn Cơm Để Bé Ăn Khoẻ, Mẹ An Tâm được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nếu như các ông bố bà mẹ vẫn còn băn khoăn không biết nên làm món gì cho bé nhà mình những ngày đầu tập ăn cơm thì đây chính là những mẹo vào bếp tuyệt vời dành cho các bạn. Còn chần chờ gì mà không cùng Điện máy XANH lưu lại những công thức hay để có những món ăn thật ngon cho các bé nào!

1. Chả lá lốt

Chả lá lốt là món đặc sản quen thuộc với hầu hết người Việt Nam. Miếng lá lốt bên ngoài giòn giòn có mùi thơm đặc trưng. Phần nhân bên trong được làm từ đậu phụ mềm mịn thay cho thịt bò, kèm thêm nấm hương và mộc nhĩ thái nhỏ giúp miếng chả mềm nhưng không bị ngấy.

Chả lá lốt có thể ăn không hoặc dùng với cơm nát hoặc bún mềm. Đây cũng là lựa chọn tuyệt vời trong những bữa cơm chay vừa thanh đạm vừa bắt miệng cho các bố mẹ ăn cùng con đó.

2. Trứng cuộn

Trứng là một trong những nguyên liệu cực kỳ dễ chế biến, được tận dụng rất nhiều để làm các món ăn cho bé bởi nó có độ mềm xốp và hương vị dễ ăn.

Vị của trứng béo mềm, kết hợp rau cải bó xôi thanh mát bên trong sẽ tạo nên món trứng cuộn cải xôi thơm ngon hấp dẫn. Chắc hẳn dù bé có lười ăn rau thì cũng phải thích mê với món ăn này thôi!

3. Tôm hấp sả

Tôm hấp là món ăn thường xuyên xuất hiện trong các bữa tiệc hoặc trên bàn ăn hàng ngày của người lớn. Tuy vậy không có nghĩa là bé nhà mình sẽ phải bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn hấp dẫn này nhỉ?

Thịt tôm bạn đem hấp thật mềm, có vị ngọt đặc trưng, kết hợp với mùi thơm của sả và lá chanh nhẹ nhàng mà không hề gây khó ăn cho bé. Ngược lại, nó còn giúp bé tập làm quen với các loại hương liệu từ sớm để tránh biếng ăn sau này nữa đó.

4. Su su xào trứng

Không thể phủ nhận rằng su su và cà rốt đều là 2 loại rau củ có nhiều vitamin, chất xơ rất tốt cho sức khỏe của các bé. Hơn nữa khi nấu lên chúng lại rất mềm giúp trẻ dễ tiêu hóa.

Su su cà rốt xào kết hợp thêm trứng tạo nên nhiều màu sắc bắt mắt, nhai vào giòn giòn lại vị ngọt đặc trưng quyện cùng vị beo béo của trứng. Đây sẽ là 1 món vô cùng đơn giản và thơm ngon để cho các bé tập ăn rau đó.

5. Trứng bác (khuấy) cà chua

Trứng bác là một cách chế biến rất thơm ngon bằng việc khuấy trứng thật đều và liền tay trên bếp tạo nên hỗn hợp cuối cùng ẩm và mềm mịn. Cà chua lại mang vị chua chua ngọt ngọt giúp cân bằng vị béo ngậy của trứng gà, tạo sự thanh mát cho món ăn.

6. Thịt viên chiên

Món chiên có vẻ luôn là món dễ “hớp hồn” các bé nhỏ mê ăn uống nhất trong số các món ăn. Viên thịt xay mềm nhuyễn, lớp bột chiên cắn vào giòn tan, bên trong còn có phô mai chảy ra mằn mặn béo ngậy tạo nên hương vị vô cùng lôi cuốn!

Thịt viên chiên bọc phô mai vừa có thể làm món chính ăn với cơm và rau, vừa có thể dùng làm món ăn vặt cho những bữa phụ của bé thêm vui miệng đó.

7. Thịt cuốn lá lốt

Đối với những bé răng đã cứng có thể nhai thịt thì không thể bỏ qua món thịt cuốn lá lốt này rồi. Vẫn là lớp lá lốt giòn rụm, bên trong là nhân thịt heo xay ngọt mềm cùng nấm mèo sần sật tạo cảm giác rất thú vị!

Thịt cuốn lá lốt là món ăn đặc trưng nhưng không kém phần đặc sắc có thể hấp dẫn cả người lớn lẫn các bé nhỏ. Vừa ăn vừa cảm nhận hương vị truyền thống quê nhà quả là tuyệt vời hết ý!

8. Cá lóc hấp hành

Cá lóc là món ăn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho trẻ em trong việc bổ gân xương, trừ đàm và còn là giải pháp giúp trẻ tăng cân hiệu quả. Vì vậy cá lóc hấp hành chính là món ăn mẹ không thể bỏ qua để trang bị cho bé sức khỏe thật tốt.

Thịt cá mềm thơm ngọt hấp với hành và gừng thơm nức mũi, ăn vào vừa ấm bụng mà vừa bổ dưỡng nữa thì còn gì bằng nhỉ!

9. Canh rau ngót với tôm

Và tất nhiên không thể quên giá trị dinh dưỡng từ rau ngót, giúp chữa mồ hôi trộm và táo bón ở trẻ. Một món canh bổ dưỡng và mát lành như thế này rất đáng để mẹ vào bếp thử ngay cho bé đó.

10. Súp tôm bí đỏ

Súp bí đỏ là món khai vị vô cùng phổ biến được phục vụ trong các bữa tiệc hoặc tại các nhà hàng món Âu. Bí đỏ được xay mềm mịn, vị ngọt đặc trưng hòa quyện cùng vị béo của kem sữa tươi, lẫn bên trong là thịt tôm săn săn sẽ tạo nên hương vị cực bắt miệng dành cho trẻ.

Món súp nổi tiếng tưởng chừng như rất cầu kì mà hóa ra lại rất đơn giản, không chỉ phù hợp với các bé nhỏ mà còn có thể trở thành 1 món ăn ngon trên chính bàn tiệc nhà mình đó!

11. Súp cà rốt

Cà rốt là nguyên liệu có trong rất nhiều món xào, món canh hoặc món nước. Nhưng hơn thế nữa, cà rốt có thể sử dụng làm những món súp thơm ngon lạ miệng không kém so với súp bí đỏ nữa đó.

Nước súp mướt mềm có độ đặc vừa phải mà không bị loãng giúp bé dễ tiêu, thoang thoảng hương thơm của các loại rau mùi và gia vị. Lại còn kết hợp được với rất nhiều loại nguyên liệu, từ khoai lang và đậu để tạo thành món chay, đến thịt gà để tạo thành món mặn cho mẹ tha hồ biến tấu!

12. Cá hồi áp chảo sốt cam

Cá hồi được xem là “gương mặt thương hiệu” trong họ nhà cá với nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và đặc biệt là rất tốt cho sức khỏe và trí thông minh cho bé trong quá trình ăn dặm.

Miếng cá ngọt thịt đem áp chảo chín vàng, rưới 1 lớp sốt cam bóng loáng có vị chua chua rất lạ miệng, tạo nên món ăn hoàn hảo trọn vẹn cả về hương vị lẫn về dưỡng chất.

13. Canh mùng tơi

Canh mùng tơi (mồng tơi) là món canh phổ biến và được yêu thích trong các mâm cơm hàng ngày. Vì vậy ngại gì mà không để bé cùng bố mẹ thưởng thức món canh thơm ngon này trong chính bữa cơm gia đình mình nhỉ!

Rau mùng tơi nấu lên mềm mềm, vị thanh của nước dùng và vị ngọt từ thịt băm hòa quyện cùng nhau tạo nên món canh tròn vị không chỉ cho bé mà còn cho cả gia đình nữa đó.

14. Súp thịt bò cà chua

Món súp dinh dưỡng với protein từ thịt bò, vitamin và khoáng chất từ cà chua chắc hẳn là 1 món ăn rất thích hợp để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé ngay tại nhà.

Tuy cách chế biến đơn giản là vậy, nhưng món súp thịt bò cà chua lại mang nhiều tầng hương vị đậm đà, chút mặn ngọt lôi cuốn, xen vào chút thơm bùi của bánh mì sandwich sẽ khiến bé thích mê!

15. Đậu phụ hấp trứng cà rốt

Gợi ý “chuẩn chỉnh” cho 1 món ăn đơn giản, nhanh chóng, dễ làm mà lại không kém phần bổ dưỡng của mẹ đây! Vị ngọt thanh đến từ nước dùng và cà rốt, đậu hũ non có vị mướt mềm béo, dễ nuốt, bé chưa biết nhai cũng có thể tập ăn rất dễ dàng.

Đậu hũ non hấp trứng cà rốt chắc chắn sẽ là 1 lựa chọn hoàn hảo cho bữa phụ bắt miệng trong những ngày bé chán ăn. Ăn một miếng đến đâu là tan trong miệng ngay đến đó!

16. Canh rong biển thịt bò đậu hũ

Canh rong biển là món canh truyền thống vào ngày sinh nhật của người Hàn Quốc. Nhưng giờ đây mẹ đã có thể có ngay cho bé và gia đình những tô canh thanh mát trong những bữa cơm hàng ngày với cách chế biến vô cùng đơn giản rồi.

Mách nhỏ cho mẹ:

Đối với các món có sử dụng dầu ăn, Điện máy XANH khuyến khích các mẹ hãy sử dụng dầu hướng dương hoặc dầu ô liu tốt cho sức khỏe.

Biên tập bởi Nguyễn Thị Minh Anh • Đăng 17/06/2023

Cách Làm Món Ăn Picnic Cho Bé

1. Món bánh nướng chảo

Bánh nướng dùng để tráng miệng phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Sự kết hợp giữa bơ và sữa tươi mang lại hương vị hấp dẫn Những chiếc bánh không quá ngọt, dễ ăn mà cũng cung cấp đầy đủ năng lượng.

Nguyên liệu chuẩn bị gồm có:

Trứng gà: 1-2 quả

Đường bột: 10gr

Sữa tươi

Bột mì

Nguồn ảnh: Internet

Cách làm: Trứng gà tách riêng lòng đỏ và lòng trắng. Lấy phần lòng đỏ đồ vào phần sữa tươi và đánh tan. Sau đó, cho thêm phần bột mì vào và khuấy đều.

Dùng máy đánh trứng đánh bông phần lòng trắng trứng. Bỏ thêm đường và đánh đều. Khi trứng đã bông thì trộn đều với hỗn hợp lòng đỏ.

Dùng bơ rải lên chảo chống dính, dùng túi bóp kem chia lượng bánh phù hợp trong chảo. Đun lửa nhỏ, đậy nắp trong vòng 2-3 phút rồi lật mặt bánh. Món bánh này làm khá nhanh mà không mất quá nhiều thời gian, bạn có thể dễ dàng áp dụng để làm trong những chuyến picnic sắp tới.

2. Salad cá hồi

Nguyên liệu: Cá hồi, cà chua, xà lách, các loại gia vị…

Món ăn này cực kỳ hợp khi đi picnic những ngày nắng. Vị chua ngọt của rau củ kết hợp cùng vị thịt cá hồi đậm đà sẽ rất hấp dẫn trẻ nhỏ.

Nguồn ảnh: Internet

Cách làm: Cá hồi sau khi cát thành từng miếng vuông vừa ăn thì đem tẩm ướp với gia vị gồm tỏi, hạt tiêu, muối. Đem cá áp chảo khoảng 10 phút.

Các loại rau của đem rửa sạch, trộn đều rau củ và thịt cá hồi với nước chấm chua ngọt. Bạn có thể chuẩn bị sẵn trong các hộp giữ nhiệt để mang đi trong chuyến picnic.

3. Bánh mì kẹp xông khói

Bánh mì kẹp xông khói là món ăn dễ làm mà vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng cho các thành viên trong gia đình.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: bánh mỳ, thịt xông khói, trứng gà, các loại rau thơm cùng nước sốt.

Cách làm: Đem thịt xông khói áp chảo đến khi chín vàng thì cắt thành từng miếng mỏng. Trứng gà đập ra bát, khuấy đều và tráng mỏng.

Nguồn ảnh: Internet

Bạn có thể chọn bánh mỳ cắt lát cho tiện. Mang từng lát bánh mì và phết nước sốt lên, cho rau thơm, kẹp cùng trứng và thịt. Món ăn này bạn có thể chuẩn bị nhanh chóng ở nhà, đễ sẵn trong những hộp nhỏ, đến chỗ cắm trại bạn chỉ việc bỏ ra và thưởng thức.

4. Thịt nướng xiên que củ quả

Thịt nướng xiên que kèm củ quả màu sắc chắc hẳn sẽ khiến lũ trẻ thích thú. Món ăn này cũng rất phù hợp cho những ai lười nấu ăn mà vẫn đảm bảo no bụng.

Nguyên liệu chuẩn bị: các loại thịt (thịt bò, thịt gà, thịt lợn) và các loại rau củ yêu thích.

Nguồn ảnh: Internet

Cách làm: Thịt đem rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông vừa ăn. Rau củ bạn có thể chọn ớt chuông xanh hoặc đỏ và cắt tương tự như thịt.

Cho gia vị vào tẩm ướp ngấm vị thì đem xiên que. Thịt đã xiên que đem nướng khoảng 20p cho chín vàng hai mặt là có thể ăn được. Để tăng thêm hương vị cho món ăn, bạn có thể ăn kèm với các loại nước sốt như mayonaise cũng giúp kích thích ăn ngon miệng.

5. Xúc xích rán

Xúc xích rán là một trong những món ăn đơn giản, nhanh gọn mà được nhiều trẻ em yêu thích. Không những thế món ăn này rất tiện lợi, dễ mua khi đi cắm trại. Không những thế món ăn này lại có giá thành rẻ, dễ dàng chế biến.

Nguồn ảnh: Internet

Khi đi cắm trại, bạn có thể dùng làm nguyên liệu nướng trong các bữa tiệc BBQ hoặc đem khứa và chiên trên chảo nóng. Chỉ mất 5 phút là bạn đã có một món ăn hấp dẫn cho trẻ mà vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon, không bị quá khô.

Đăng bởi: Đức Mạnh Lê

Từ khoá: Cách làm món ăn picnic cho bé

Bé Bị Đầy Bụng Có Nên Uống Sữa? Mẹ Nên Cho Bé Ăn Gì, Kiêng Gì

Đầy bụng ở trẻ là gì? Dấu hiệu nhận biết

Đầy bụng là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây là tình trạng tích tụ khí dư trong dạ dày, gây cảm giác căng tức ở bụng. Ngoài ra, bé bị đầy bụng còn kèm theo những triệu chứng khác như:

Bụng căng chướng làm bé khó chịu, quấy khóc

Bé xì hơi nhiều, mùi nặng, đi ngoài phân lỏng. Đôi khi còn có dấu hiệu táo bón

Bé thường từ chối ăn, chán ăn

Đau bụng râm ran

Bé hay bị nôn trớ, ợ hơi, ợ chua

Bụng phát âm thanh nghe như tiếng trống khi dùng tay vỗ nhẹ. Nguyên nhân là vì trong bụng con hình thành nhiều khí dư

Bé bị đầy bụng có nên uống sữa không?

Đầy bụng có nên cho trẻ uống sữa không? Theo bác sĩ, câu trả lời cho thắc mắc này sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Đối với trẻ bú sữa mẹ

Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là khởi đầu cho trẻ. Không chỉ giàu vitamin và khoáng chất, sữa mẹ còn rất dễ hấp thu đối với hệ tiêu hóa non nớt của bé. Tuy nhiên, chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa. Nếu mẹ ăn uống thiếu khoa học, sữa sẽ có mùi hôi, khó chịu, trẻ dung nạp sẽ phát sinh các vấn đề tiêu hóa. Vì vậy, nhiều mẹ không khỏi lo lắng, bé bị đầy bụng có nên uống sữa không?

Thực tế, việc cho trẻ ngừng bú sữa mẹ là không cần thiết, bởi đây là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. Thay vào đó, việc mẹ cần làm lúc này là:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn uống thanh đạm hơn

Hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hay những thực phẩm gây đầy hơi như các loại đậu, cải bắp,…

Theo dõi tần suất đi cầu của trẻ sau khi thay đổi chế độ ăn

Cho bé bú với tần suất thường xuyên hơn để tránh nguy cơ mất nước

Nếu tình trạng không mấy khả quan, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời

Đối với trẻ uống sữa công thức

Trong trường hợp này, bé bị đầy bụng có nên uống sữa không? Bên cạnh sữa mẹ, nhiều bé còn được bổ sung thêm sữa công thức. Khi tình trạng đầy bụng diễn ra, mẹ cần nắm rõ nguyên nhân gây ra vấn đề này là từ đâu, chẳng hạn như:

Đổi sữa mới: Việc hấp thu dưỡng chất mới có trong sữa khiến hệ tiêu hóa của trẻ không kịp thích nghi, gây nên các vấn đề thường gặp như táo bón, đầy hơi, chướng bụng,… Trường hợp này, mẹ nên ngừng cho bé uống sữa, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại sữa phù hợp nhất

Thiếu men tiêu hóa đường lactose: Lactose là đường có trong các sản phẩm từ sữa. Trẻ nhỏ mắc hội chứng bất dung nạp lactose khi uống sữa công thức sẽ gây ra các triệu chứng như sôi bụng, chướng bụng, tiêu chảy, đi phân chua,.. Để khắc phục rối loạn tiêu hóa ở trẻ, mẹ chỉ cần đổi sang một loại sữa mới không chứa đường lactose là được

Đây là phản ứng miễn dịch của cơ thể với thành phần đạm trong sữa bò. Với tình trạng này, bé bị đầy bụng có nên uống sữa không? cách duy nhất để xử lý là để trẻ tránh hoàn toàn sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò. Mẹ nên thay thế bằng các sản phẩm sữa thực vật hoặc cố gắng cho bé bú sữa mẹ

Bé bị đầy bụng do chế độ ăn

Bé bị đầy bụng có nên uống sữa không? Nếu chế độ ăn hàng ngày là nguồn cơn gây nên các rối loạn tiêu hóa ở trẻ, cha mẹ cần giảm lượng sữa động động vật hoặc sữa có chứa đường lactose. Bởi chúng sẽ khiến tình trạng đầy bụng trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn.

Bé bị đầy bụng nên ăn gì, kiêng gì? Bé bị đầy bụng nên ăn gì?

Bữa ăn của trẻ phải đủ 4 nhóm chất: vitamin, khoáng chất, chất béo, tinh bột và chất đạm

Lựa chọn thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ

Đảm bảo món ăn phải được chế biến sạch, nấu mềm, chín kĩ để dễ tiêu, giúp trẻ nhanh chóng bình phục

Ưu tiên các món ăn mềm, lỏng như cháo súp

Tăng cường trái cây: nho, lê, đu đủ, thơm, dưa hấu, chuối,…

Ăn thêm rau xanh giàu chất xơ rau diếp, cải bó xôi, khoai lang, củ cải, bí đỏ, măng tây, nấm, rau ngót,… Lưu ý cần tránh các loại rau củ khó tiêu như đậu xanh, bắp cải,,…

Thêm các loại rau gia vị vào món ăn của trẻ: gừng, tỏi, hành, hệ, tía tô

Bé bị đầy bụng không nên ăn gì?

Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu hóa như thịt hộp, xúc xích,…

Hạn chế ăn thực ăn giàu chất béo động vật như khoai tây chiên, gà rán,…

Thực phẩm có chứa axit như nước trái cây họ cam, quýt, nước sốt cà chua

Cách Làm Canh Đầu Cá Hồi Không Tanh – Món Ăn Tốt Cho Cả Mẹ Lẫn Bé

Nguyên liệu làm món canh chua đầu cá hồi nấu với măng chua

1/4 quả dứa

4 trái cà chua

200 – 250gr măng chua

2 – 3 trái ớt hiểm, 4 muỗng canh tỏi bằm

Ngò ôm, ngò gai

Sa tế Cholimex

Đường

Muối

Hạt nêm

Cách làm món canh chua đầu cá hồi thơm ngon

Bước 1, bạn phải sơ chế các nguyên liệu bằng việc rửa chúng với nước sạch. Đối với đầu cá hồi, bạn cần đặc biệt lưu ý một vài bước trong lúc sơ chế để cá hồi không bị tanh. KHi mua cá hồi về bạn phải bảo quản chúng trong tủ lạnh, không ngâm trong nước.

Sơ chế cá hồi vốn là một việc rất khó khăn. Trước tiên bạn phải xả nước vào cả bên ngoài lẫn bên trong đầu cá hồi. Sau đó chà sát với muối và rửa lại thật kĩ với nước khoảng 3-4 lần bằng nước muối loãng. Sau đó cắt thành những phần nhỏ và để ráo nước.

Cho đầu cá vào tô, ướp cùng 1 muỗng muối, 1 muỗng nước mắn, 1/3 muỗng cà phê tiêu xay, 2 trái ót đã đập dập.

Măng chua thì nêm rửa qua nước lạnh, vắt ráo nước rồi để ra một cái rá riêng. Me dằm trong nước ấm, đổ thêm một chút nước lọc, lấy ray lọc phần bã để giữ lại nước cốt tạo độ chua. Cà chua cắt múi cau khoảng 3 quả, 1 quả băm nhỏ hoặc thía hạt lựu

Sau khi chuẩn bị hết các nguyên liệu , bạn bắc chảo lên bếp và thêm một chút dầu ăn, phi thơm hành và tỏi đã băm nhuyễn, cho cà chua đã băm nhuyễn vào xào cùng đến khi chúng ra nước và chuyển màu đỏ.

Bắc một nồi nước khoảng 400ml nước lên bếp. Đợi đến khi nước sôi bạn cho vào 4-5 muỗng canh me. Khi nước sôi bạn cho phần cá đã ướp, cà chua thái múi cau, măng chua vào nồi. Nêm vào 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng canh nước mắm.

Đợi đến khi nước sôi, bạn tiếp tục trút phần cà chua và hành tỏi đã xào trên chảo vào nồi nước để tạo màu cho món ăn. Ngò ôm và ngò ngai đã cắt nhỏ cho vào khoảng 1p thì tắt bếp.

Bạn có thể ăn kèm với bún hoặc cơm tùy theo sở thích và khẩu vị của gia đình mình. Đay là món ăn rất tốt cho các mẹ bầu có một sức khỏe tốt.

Video hướng dẫn làm canh chua đầu cá hồi cùng măng chua ngon nhất

Thông tin cách nấu canh chua đầu cá hồi tại nhà đơn giản

Thời gian chuẩn bị : 60M

Thời gian nấu : 50M

Tổng thời gian : 110M

Số lượng người ăn : 3-4

Món ăn dành cho bữa : trưa

Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam

Tổng calories Món ăn : 305 calories

Đăng bởi: Thế Hữu Ngô

Từ khoá: Cách làm canh đầu cá hồi không tanh – Món ăn tốt cho cả mẹ lẫn bé

Tổng Hợp Cách Làm 4 Món Ăn Ngon Cơm Lại Chế Biến Nhanh Đơn Giản

Nguyên liệu:

500gr sườn sụn heo

1 miếng riềng

1 củ sả

3 tép tỏi

1 trái ớt sừng

1/2 thìa cà phê tiêu

Nước mắm mặn ngọt: 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường, 4 thìa canh nước, ớt và tỏi băm. Hòa đều tất cả trong một bát.

Cách làm:

Riềng, sả, tỏi, tiêu và ớt cho vào cối giã nhuyễn.

Sườn sụn rửa sạch, băm nhỏ.

Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu, chờ dầu hơi nóng cho sụn heo vào xào tơi. Sau đó cho nguyên liệu giã nhuyễn ở bước 2 vào xào thơm 4-5 phút.

Cuối cùng, cho bát nước mắm mặn ngọt vào đảo đều, đậy vung, rim nhỏ lửa cho đến khi khô ráo. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Sườn sụn xào chua ngọt cho ra đĩa, rắc chút hành lá là hoàn tất.

2. Đậu sốt Tứ Xuyên

Nguyên liệu:

1 hộp đậu non (thái miếng vuông, luộc chín)

100gr thịt lợn xay (hoặc thịt bò xay)

1 củ tỏi

3 nhánh hành hoa

1 củ gừng

1gr ớt bột

Gia vị: 1 thìa sa tế, 1 thìa dầu hào, 1/2 thìa dầu mè

Cách làm:

Gừng rửa sạch, tỏi bóc vỏ sau đó đem băm nhỏ. Hành hoa rửa sạch, thái nhỏ để riêng phần đầu hành.

Đặt chảo lên nếp làm nóng một chút dầu ăn rồi cho phần đầu hành trắng vào phi thơm với ớt bột.

Tiếp theo cho sa tế, dầu mè và dầu hào vào chảo đảo đều với gừng, tỏi khoảng 1 phút.

Đợi thịt se mặt lại, tơi ra và gần chín hẳn, bạn nhẹ tay cho đậu vào chảo kẻo đậu nát. Bạn đừng dùng đũa mà hãy lấy 2 tay lắc nhẹ chảo để đậu ngấm sốt cho đều, tránh chọc nát đậu non. Cho thêm một chút nước, vặn nhỏ lửa, đậy vung nấu thêm 3 – 5 phút nữa cho đậu mềm và ngấm sốt thật sâu, rắc hành lá băm nhỏ lên trên, có thể cho thêm chút tiêu bột cho thơm nữa.

Món này phải ăn lúc còn nóng sốt, vừa ăn vừa xuýt xoa mới ngon, chỉ cần chan với cơm trắng thôi cũng ngon khó cưỡng rồi.

3. Thịt băm rang riềng

Nguyên liệu:

300gr thịt nạc vai

100 – 150gr riềng tươi

3 thìa nhỏ nước mắm

1 thìa nhỏ đường và mì chính nếu thích

Cách làm:

Thịt nạc vai sơ chế sạch sau đó cho vào máy xay (hoặc bằm bằng dao) tiếp theo cho nước mắm vào ướp trong khoảng 10-15 phút.

Riềng củ tươi sơ chế sạch, sau đó thái nhỏ và băm nhuyễn (hoặc cho vào máy xay).

Tiếp theo, chuẩn bị chảo nóng có chút dầu rán, sau đó cho riềng vào chảo chiên. Đảo đều tay đến khi riềng giòn và chuyển sang màu vàng cánh rán là được.

Cho thịt băm đã ướp gia vị nước mắm vào rang, đảo đều tay và rang đến khi thịt vàng cháy cạnh là được. Lúc này có thể nêm thêm 1 thìa nhỏ đường và mì chính nếu thích.

Chỉ với một chút sáng tạo là bạn đã có món thịt băm rang riềng đậm đà, ngon cơm rồi.

4. Thịt chưng mắm tôm

Nguyên liệu:

300gr thịt lợn nửa nạc nửa mỡ

1/2 củ hành tây

3 thìa nhỏ mắm tôm đặc (nếu mắm tôm loãng 8 thìa nhỏ)

3 thìa nhỏ đường

3 thìa nhỏ nước nóng

5 thìa nhỏ dấm

Ớt quả

Mì chính

Cách làm:

Thịt sơ chế sạch, thái hạt lựu rồi đem rang cháy cạnh.

Các loại gia vị: mắm tôm, dấm, đường, ớt và nước nóng đem trộn đều trong một bát.

Hành củ thái nhỏ, phi thơm vàng rồi cho thịt đã rang cháy cạnh vào đảo đều.

Tiếp tục, đổ bát hỗn hợp mắm tôm vào và đảo đều rồi chưng. Đến khi thịt chưng mắm tôm chuyển màu vàng nâu là được, ta tắt bếp và nêm thêm mì chính (tùy ý) là được.

Món thịt chưng mắm tôm đậm đà, ăn rất trôi cơm. Bạn có thể chấm cơm cháy với thịt chưng mắm tôm cũng rất tuyệt.

Đăng bởi: Hưng Đỗ

Từ khoá: Tổng hợp cách làm 4 món ăn ngon cơm lại chế biến nhanh đơn giản

20 Món Cháo Ăn Dặm Cực Tốt Cho Sự Phát Triển Của Bé Mà Mẹ Nên Biết.

Giai đoạn bé ăn dặm là giai đoạn phát triển mới và quan trọng, mẹ cần cho trẻ ăn dặm đúng cách dựa trên độ loãng và vị của món ăn dặm, thành phần và lượng ăn dặm. Cho bé ăn dặm đúng cách là lựa chọn các món ăn dặm cho bé từ loãng đến đặc; từ vị ngọt tới vị mặn với đủ chất dinh dưỡng. Nếu các mẹ vẫn đang băn khoăn không biết món ăn dặm nào tốt cho sự phát triển của bé thì hôm nay chúng mình sẽ giới thiệu đến bạn top các món ăn dặm cực tốt cho sự phát triển của bé mà các mẹ nên biết.

Cháo vịt đậu xanh

Nguyên liệu:

Vịt lấy thịt nạc vừa đủ cho bé

Đậu xanh 1 nắm nhỏ

Hành hoa

Cháo trữ đông (Nấu sẵn rồi trữ đông như ăn dặm kiểu Nhật)

Cách làm:

Bước 1: Cháo 2 viên rã đông

Bước 2: Thịt vịt rửa sạch, thái nhỏ

Bước 3: Đậu xanh ngâm từ đêm hôm trước cho đậu nở ra, nhanh nhừ. Sau đó rửa sạch

Bước 4: Cho thịt vịt với đậu vào ninh nhừ. Với trường hợp các mẹ không có cháo trữ đông thì lấy một ít gạo cho vào ninh cùng.

Bước 5: Sau khi ninh nhừ thì lấy thịt vịt ra, băm hoặc xay nhỏ

Bước 6: Hành hoa rửa sạch, thái nhỏ

Bước 7: Bắc nồi cháo lên, cho thịt vịt đã băm vào rồi cho một chút mắm dành riêng cho bé vào. Thả hành hoa vào sau đó đảo đều, tắt bếp thêm 5ml dầu oliu

Bước 8: Đổ ra bát rồi cho bé ăn

Cháo cá thu với rau xanh

Gạo : cả gạo tẻ và gạo nếp

Cá thu

Rau mùi.

Một chút nước mắm.

Một chút dầu ăn.

Một ít đầu hành lá.

Một ít cà rốt

Bước 4: Cho cá đã xào vào nồi cháo sau khi cháo chín, đun 1 lúc cho chín cá, ngoáy đều, gần xong thì cho rau mùi (đã băm nhỏ) vào.

Cháo cá thu với rau xanh

Cháo thịt heo bí đỏ

 Gạo tẻ 30g

Thịt heo 30g

Một miếng nhỏ bí đỏ. 

Cháo cá thu với rau xanh

Cách làm:

Bước 1: Gạo nấu chín thành cháo trắng đặc.

Bước 2: Thịt heo sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.

Bước 3: Bí đỏ bỏ vỏ, ruột, cắt hạt lựu.

Bước 4: Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt heo vào xào sơ, nêm gia vị vừa miệng.

Bước 5: Bí đỏ cho vào cháo nấu nhừ. Sau đó, cho thịt vào cháo, để khoảng 2 phút, thấy thịt chín, mẹ cho thêm một chút dầu ăn dành cho trẻ, đảo đều và tắt bếp. Khi nấu cháo bí đỏ, mẹ có thể cho một chút dầu oliu hoặc bơ, như vậy, hương vị cháo sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.

Cháo chim cút vỏ quýt

Chim cút 1 con

Gạo nếp

Gạo tẻ

Vỏ quýt 30g. 

Cháo thịt heo bí đỏ

Bước 1: Chim cút sơ chế, bỏ ruột, đầu, ướp mắm muối.

Bước 2: Vỏ quýt tán thành bột, sau đó nhồi vào bụng chim cút và cho nấu cùng với gạo tẻ, gạo nếp.

Bước 3: Đun khoảng 20 phút, thấy cháo chín hơi đặc, nêm gia vị vừa đủ, tắt bếp. Mẹ lấy phần cháo cho trẻ, phần thịt có thể lấy hoặc không. Mỗi ngày, cho trẻ ăn 1 lần và có thể ăn liên tục từ 5 – 10 ngày.

Cháo gà nấm

Gạo tẻ: 20g 

Thịt gà nạc xay nhuyễn: 15g (tương đương 1 thìa canh)

Nấm rơm xay nhuyễn: 1-2 cái 

Dầu ăn: 2 thìa cafe 

Nước: 250ml 

Gia vị: nước mắm hoặc muối. 

Cháo chim cút vỏ quýt

Bước 1: Trước tiên, đổ cháo và nước vào nồi, đun cho sôi.

Bước 2: Hòa (trộn) nấm và thịt gà đã được xay nhuyễn vào một bát nước. Sau đó, đổ bát nấm, thịt gà này vào nồi cháo đang sôi và chờ cho cháo sôi lại trong vài phút.

Bước 3: Sau khi đổ cháo ra bát mới trộn dầu ăn vào. Bạn có thể nêm vào bát cháo một chút muối rồi thưởng thức.

Cháo gà nấm

Cháo tôm cải thảo

Gạo tẻ 25g

Tôm 2 con lớn

1 bẹ cải thảo 

Cháo gà nấm

Bước 1: Gạo vo sạch, nấu thành nồi cháo trắng đặc.

Bước 2: Tôm luộc chín, bóc vỏ, lấy thịt đem giã nhỏ. Sau đó, cho tôm xào sơ qua cùng hành tím.

Bước 3: Cải thảo băm nhỏ, cho xào cùng tôm.

Bước 4: Cháo trắng chín, cho hỗn hợp tôm và rau vào đảo đều trong 2 phút, nêm gia vị rồi tắt bếp.

Cháo thịt cóc, củ mài

 5g thịt cóc

Củ mài 20g

Gạo tẻ, gạo nếp vừa đủ. 

Cháo tôm cải thảo

Bước 1: Gạo nếp, gạo tẻ, củ mài xay thành bột sau đó nấu chín.

Bước 2: Cóc lấy phần đùi và mình, nướng vàng và tán thành bột.

Bước 3: Cháo sau khi chín, cho bột cóc vào, nêm gia vị, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp.

Với loại cháo này, mẹ có thể cho trẻ ăn 3 lần/ngày, hoặc ăn liên tục trong 5 ngày, sau đó dừng lại 5 ngày rồi lại tiếp tục ăn.

Cháo thịt cóc, củ mài

Cháo thịt bò, mướp, phomai

Thịt bò: 30g

Mướp: 30g

Phô mai: 1 miếng nhỏ

Cháo ăn dặm hạt vỡ Mabu: 35g

Cháo thịt bò súp lơ xanh.

Thịt bò: 30g

Súp lơ: 30g

Phô mai: 1 miếng

Cháo ăn dặm hạt vỡ Mabu: 35g

Cháo tim gà rau cải

Gạo tẻ 35g

Tim gà 30g

Rau cải ngọt 30g

Hành khô, gia vị

Cháo thịt bò súp lơ xanh.

Bước 1: Rửa sạch tim, lột lớp màng bầy nhầy xung quanh đi, bóp muối qua rồi rửa lại sau đó băm nhỏ.

Bước 2: Rau cải ngọt rửa sạch, xắt nhỏ. Phi thơm hành và cho tim vào xào chín.

Bước 3: Gạo ngâm 30 phút, đổ nước vừa đủ và ninh nhừ.

Bước 4: Khi cháo chín thì cho tim xào và rau cải vào khuấy đều, vặn nhỏ lửa ninh tiếp đến khi chín kỹ.

Bước 5: Múc cháo ra bát, để nguội bớt và cho bé ăn

Cháo cua, đậu đỏ, rau ngót

 Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy)

 Rau ngót (băm nhuyễn): 3 thìa cafe.

 Đậu đỏ (hấp chín, tán nhuyễn): 2-3 thìa cafe.

 Thịt cua (băm nhuyễn): 3-4 thìa cafe.

Dầu ăn: 2 thìa cafe

Cháo tim gà rau cải

Bước 1: Đun sôi nước, cho thịt cua và rau ngót vào nấu chín.

Bước 2: Tiếp đến, bạn cho đậu đỏ, bột gạo vào khuấy đều.

Bước 3: Sau đó, bạn đun hỗn hợp trên cho sôi lại, bắc ra bếp, nêm dầu ăn vào.

Bước 4: Bạn nên chờ cháo nguội bớt mới nên cho bé thưởng thức.

Cháo lươn, cà rốt

Cháo cua, đậu đỏ, rau ngót

Nguyên liệu:

Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)· 

Thịt lươn 30g (2 muỗng canh)· 

Cà rốt 30g (3 muỗng canh)· 

Dầu 10g (2 muỗng cà phê)· 

Nước mắm, hành…· 

Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)

Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo·

Bước 2: Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín, vớt ra.·

Bước 3: Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ·

Bước 4: Lươn đã chín, gỡ lấy nạc, ướp chút nước mắm, xào với hành phi 1 muỗng cà phê dầu.·

Bước 5: Cà rốt cho vào cháo nấu mềm.·Cho lươn vào cháo nêm vừa ăn.

Bước 6: Trút ra chén, có thể nêm hành răm nếu trẻ thích.

Cháo thịt rau muống

Gạo 30g (3 muỗng canh vun)

Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh thịt)

Rau muống 30g (3 muỗng canh)

Dầu 10g (2 muỗng cà phê)

Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)

Cháo lươn, cà rốt

Bước 1: Đầu tiên mẹ hãy vo sạch gạo, cho vào nồi nước, nấu nhừ thành cháo

Bước 2: Thịt heo băm nhuyễn

Bước 3: Rau muống xắt nhuyễn.

Bước 4: Thịt heo xào với 1 muỗng cà phê dầu cho vào cháo, sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau nêm nếm cho vừa ăn. Cho cháo ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều.

Cháo cua nấm rơm

 Bột gạo cao cấp Néstlé

1 muỗng thịt cua luộc băm nhuyễn

 Dầu ăn

 1 chén nước

Cháo cật heo, cải trắng

 Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).

Cật heo: 30g (1/3 cái cật heo).

Cải trắng (cải bắc thảo): 30g (3 muỗng canh).

Dầu ăn: 10g (2 muỗng cà phê).

Nước: 250ml (1 chén đầy)

Nước mắm hoặc muối iod.

Cháo cua nấm rơm

Bước 1: Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30’, đâm bể, nấu sôi 15′.

Bước 2: Cật heo xắt mỏng, nhỏ.

Bước 3: Cải bắc thảo xắt nhuyễn.

Bước 4: Cho cật heo và cải vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Cho thêm hành ngò nếu bé thích.

Bước 5: Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn.

Cháo tim gà cà rốt

Gạo tẻ 35g

Tim gà 30g

Cà rốt nửa củ

Rau thơm, gia vị.

Cháo cật heo, cải trắng

Bước 1: Rửa sạch tim, bóc lớp màng nhầy, bóp với muối trắng và rửa lại cho sạch sau đó băm thật nhuyễn.

Bước 2: Cà rốt rửa sạch, xắt nhỏ.

Bước 3: Gạo ngâm nước 30 phút sau đó nấu cháo. Đợi cháo chín cho tim và cà rốt vào, tiếp tục ninh nhừ.

Bước 4: Sau khi cháo chín thì xắt nhỏ một chút lá rau thơm bỏ vào và nêm gia vị cho vừa miệng. Cho bé ăn lúc còn ấm.

Cháo cá cà rốt

Gạo 30g

Thịt cá 30g

Cà rốt 30g

Dầu 10g

Nước mắm, hành

Cháo tim gà cà rốt

Cách làm:

Bước 1: Các bạn nên vo sạch gạo, sau đó cho vào nồi thêm nước vừa đủ, nấu thật nhừ cho thành cháo mềm cho bé ăn dặm

Bước 2: Thịt cá bạn phải rửa thật sạch cho hết mùi tanh, đem luộc chín, khi cá đã chín các mẹ vớt ra cho ướp gia vị, hành vào

Bước 3: Các loại củ như cà rốt thái thành những miếng dài theo chiều dọc sau đó cắt thành những hình hạt lựu, sau đó cho vào cháo nấu nhừ mềm để khi bé ăn không bị hóc.

Bước 4: Cuối cùng bạn cho cá vào nêm gia vị cho vừa ăn cho bé, sau đó cho một ít dầu ăn vào cho bé thưởng thức.

Cháo ếch, đậu xanh

50gr gạo tẻ 

Một con ếch 200gr 

30gr đậu xanh 

Dầu mè, nước mắm, hành ngò… 

Cháo cá cà rốt

Bước 1: Ếch lột vỏ, rửa sạch. Lọc lấy thịt và băm nhuyễn. Xương ếch cho vào ninh nấu cháo cùng đậu xanh.

Bước 2: Phi thơm hành, cho ếch vào xào săn lại, thêm chút hành ngò, mắm.

Bước 3: Cháo đậu xanh chín mềm, trút ếch đã xào vào, nêm lại cho vừa miệng, tắt bếp.

Bước 4: Múc ra chén nhỏ, cho bé ăn khi nóng.

Cháo Óc heo, đậu Hà Lan

Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).

 Óc heo: 30g (1-2 cái óc gà hoặc 1/4 cái óc heo – 2 muỗng canh).

 Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy).

 Dầu ăn: 2,5g (1/2 muỗng cà phê).

 Nước: 250ml (1 chén đầy).

 Nước mắm hoặc muối iod.

Cháo ếch, đậu xanh

Bước 1: Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút với 1 chén đầy nước và với đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ.

Bước 2: Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Có thể cho chút hành ngò nếu trẻ thích.

Bước 3: Đổ cháo ra chén cho 1/2 muỗng dầu ăn.

Cháo ếch rau mùng tơi

50gr gạo tẻ 

Một con ếch 200gr 

Vài lá rau mồng tơi 

Dầu ăn, nước mắm, hành… 

Cháo Óc heo, đậu Hà Lan

Bước 1: Mẹ sơ chế ếch sạch, lọc lấy phần thịt băm nhuyễn để riêng ra chén nhỏ, phần xương đem vào ninh với cháo.

Bước 2: Rau mồng tơi rửa sạch, băm nhuyễn.

Bước 3: Phi thơm hành, cho thịt ếch vào xào chín. Sau khi nồi cháo chín, mẹ đổ thịt ếch vào, sau cùng trút rau mồng tơi vào nấu chín khoảng 2 phút, nêm gia vị cho vừa tắt bếp.

Đăng bởi: Văn Cường

Từ khoá: 20 món cháo ăn dặm cực tốt cho sự phát triển của bé mà mẹ nên biết.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp 16 Món Ngon Cho Bé Tập Ăn Cơm Để Bé Ăn Khoẻ, Mẹ An Tâm trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!