Xu Hướng 12/2023 # Top 5 Ngôi Chùa Cổ Linh Thiêng Tại Cần Thơ # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Top 5 Ngôi Chùa Cổ Linh Thiêng Tại Cần Thơ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Chùa Nam Nhã – Bình Thủy Cần Thơ

2. Chùa Ông – Ninh Kiều Cần Thơ

3. Chùa Long Quang Cổ Tự – Bình Thủy Cần Thơ

4. Chùa Phật Học – Ninh Kiều Cần Thơ

5. Chùa Hội Linh – Bình Thủy Cần Thơ

1. Chùa Nam Nhã – Bình Thủy Cần Thơ

Chùa Nam Nhã hay còn gọi là Nam Nhã Phật Đường thuộc Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo. Dân địa phương nơi đây còn kêu với cái tên quen thuộc là chùa Minh Sư. Trước kia nơi này chỉ là một tiệm thuốc Bắc nhỏ. Đến năm 1895 thì bắt đầu khởi công xây dựng thành chùa tức chùa Nam Nhã hiện nay. Nó đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1991.

Chùa Nam Nhã – ngôi chùa cổ linh thiêng tại Cần Thơ

Chùa Nam Nhã tọa lạc tại số 612, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Chùa nằm ngay dưới chân cầu Bình Thủy. Chùa Nam Nhã gắn liền với kiến trúc cổ xưa. Không chỉ vậy nó còn gắn với nhiều phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Cổng chùa được xây rất đơn giản bằng gạch mái lợp ngói. Bảng tên và hai bên cổng chùa để những câu đối bằng chữ Hán. Khuôn viên sân chùa rộng trồng rất nhiều cây xanh, nền lót gạch tàu. Bên trong ngôi chùa ba gian gồm có: Diêu Trì Bửu Điện, Càn Đạo Đường, Không Đạo Đường.

Phía sau chùa còn có cả một khu vườn lớn trồng rất nhiều loại cây thuốc nam, cây ăn quả,… Không những vậy đây còn là nơi chôn cất người quá cố đã từng ở chùa. Chùa Nam Nhã là điểm cúng viếng tham quan được rất nhiều du khách ghé đến nhất là khách ngoại quốc.

2. Chùa Ông – Ninh Kiều Cần Thơ

Chùa Ông còn có tên gọi khác là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán. Tọa lạc tại số 32, đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Được khởi công xây dựng vào năm 1894 với tổng diện tích 532m2 đất. Đây là ngôi chùa cổ của người Hoa gốc Quảng Đông Trung Quốc. Nó đã được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1993.

Chùa Ông mang phong cách đặc trưng của người Hoa

Cũng như một số ngôi chùa của người Hoa ở các nơi khác bên trong chánh điện có thờ Quan Thánh Đế quân. Hay còn gọi là Quan Công nên dân địa phương nơi đây hay gọi với cái tên dễ nhớ là chùa Ông. Chùa được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Quốc. Mái lợp ngói màu sắc tươi sáng nhưng vẫn đậm nét cổ kính.

Ngôi chùa được bày trí đúng theo kiểu người Hoa điêu khắc tinh xảo với gam màu đỏ làm chủ đạo. Phía trên trần của chùa được đốt rất nhiều nhang khoanh loại to. Vào những ngày lễ tết có rất nhiều du khách gần xa đến đây để hái lộc xin sâm.

3. Chùa Long Quang Cổ Tự – Bình Thủy Cần Thơ

Long Quang Cổ Tự trước đây chỉ là một am nhỏ. Đến năm 1835 mới đuợc tu sửa lại thành ngôi chùa lớn. Tọa lạc tại số 155/6, khu vực Bình Chánh, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Nơi đây cũng được Bộ Văn hóa – Thông tin ra Quyết định công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1993. Đây là một trong những ngôi chùa cổ linh thiêng được nhiều người biết đến.

Chùa Long Quang Cổ Tử – một trong những ngôi chùa cổ linh thiêng tại Cần Thơ

Chùa được xây dựng với tổng diện tích rộng 7.000 m2 cạnh một con rạch nhỏ. Nó có cổng tam quan bằng gạch mái 2 tầng được lợp bằng ngói. Bên trong chánh điện được thờ Tam Thế Phật, bên cạnh là dãy Thập Bát La Hán được ngồi với các tư thế khác nhau. Mỗi vị có chiều cao khoảng 80cm.

Ban đầu nơi đây được các vị sư tu theo phái Lâm Tế vừa tu vừa bốc thuốc trị bệnh cho dân nghèo. Nhưng về sau này, trải qua mấy đời trụ trì chùa đã gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chuyển thành hệ phái Bắc tông. Đây là một ngôi chùa cổ linh thiêng thu hút đông đảo khách đến tham quan, hành hương.

4. Chùa Phật Học – Ninh Kiều Cần Thơ

Phật Học là ngôi chùa uy nghiêm có từ rất lâu ở giữa trung tâm thành phố Cần Thơ. Được xây dựng vào năm 1951. Chùa tọa lạc tại số 11, Đại Lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Vì nằm giữa lòng thành phố nên chùa có khuôn viên sân rất nhỏ khoảng 20m2 trước chùa là cổng Tam Quan và một cây đa cổ thụ lâu năm.

Chùa Phật Học uy nghiêm giữa lòng thành phố Cần Thơ

Trước đây, chùa được xây dựng rất đơn giản. Đến năm 2014 đã được tu sửa lại thành ngôi chùa lớn với kiến trúc 5 tầng. Mái lợp ngói có những đường nét điêu khắc tinh xảo. Khu vực bên trong chùa mỗi tầng đều có thờ các vị Phật khác nhau. Đặc biệt vào các dịp lễ tết khi đi từ xa du khách có thể nhìn thấy trên tầng cao nhất của chùa có giăng những chiếc đèn lồng rất lung linh. Nếu bạn ở thành phố thì không cần đi đâu xa cả. Bạn chỉ cần đến chùa Phật Học để hành hương, dâng lễ.

5. Chùa Hội Linh – Bình Thủy Cần Thơ

Chùa Hội Linh hay còn có tên Hội Linh Cổ Tự được khởi công xây dựng vào năm 1904. Chùa năm tại số 314/36, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Với tổng diện tích rộng 6.500m2 chùa được nằm trong con hẻm nhỏ cách trung tâm khoảng 2,5 km.

Chùa Hội Linh có từ năm 1904 – là một ngôi chùa linh thiêng lâu đời

Ban đầu chùa được xây cất rất đơn sơ bằng cột tre, mái lá và có tên là Hội Long Tự. Đến năm 1914 chùa đã được tu sửa lại và đổi tên thành Hội Linh Cổ Tự tức chùa Hội Linh hiện tại. Chùa cũng được xây dựng theo kiến trúc ba gian. Có cổng Tam Quan, mái lợp ngói đỏ. Bên trong chùa thờ các vị Phật: Thích Ca, Quan Âm, Di Lặc, Ngọc Hoàng,… Hội Linh Cổ Tự cũng là một trong những ngôi chùa được công nhận Di tích Văn hóa – Nghệ Thuật tại thành phố Cần Thơ.

Đăng bởi: Thảo Phương

Từ khoá: Top 5 ngôi chùa cổ linh thiêng tại Cần Thơ

5 Ngôi Chùa Linh Thiêng Nên Đi Lễ Chùa Đầu Năm Tại Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là Phước Hải là một ngôi chùa lâu đời trên đất Sài Gòn. Với những nét kiến trúc cổ xưa, mái ngói âm dương, ngôi chùa này từng được xếp hạng “Di tích kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia vào năm 1994. Chùa Ngọc Hoàng rộng khoảng 2.300m2, được thiết kế theo kiến trúc ba gian thờ với khu vực chánh điện thờ Phật, Ngọc Hoàng. Đền thờ Kim Thoa Thánh Mẫu, ông Tơ bà Nguyệt và 12 bà Mụ nằm bên tay trái. Bên trong là điện thờ thần Tài, công danh sự nghiệp.

Chùa Ngọc Hoàng – Một trong những ngôi chùa lâu đời tại Sài Gòn. (Ảnh: hooneymun).

Trước kia chùa được gọi là Điện Ngọc Hoàng, thờ thần Hoàng của người Hoa. Bởi vậy, kiến trúc của ngôi chùa mang nét của Trung Hoa. Trong chùa hiện lưu giữ những bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm. Bước chân vào chùa du khách sẽ thấy thích thú với hồ nước hoa sen, khói tỏa nghi ngút khắp sân, trong chùa có một hồ nuôi rùa lên tới hàng nghìn con. Khách thập phương viếng chùa thường phóng sinh rùa xuống hồ.

Bên trong ngôi chùa. (Ảnh: cesarettidaspoleto).Rất nhiều du khách đã đến đây vào dịp đầu năm mới. (Ảnh: daivuongcatjewelry).

Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của TPHCM. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964.

Ngôi chùa Vĩnh Nghiêm tại TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: kommon_johnpaul).

Tháp đá tại chùa Vĩnh Nghiêm được ghi nhận là tháp đá cao nhất, công phu nhất tại Việt Nam. Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng nhất của Sài Gòn. Ngoài ra ngôi chùa này còn được ghi nhận là ngôi chùa có tháp đá cao nhất và công phu nhất tại Việt Nam với 7 tầng, cao đến 14m. Tòa tháp đặc biệt này được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn và họa tiết điêu khắc phủ kín… theo phong cách văn hóa Lý – Trần.

Ngôi chùa được xây dựng theo phong cách thời Lý – Trần. (Ảnh: robertpanas).Khung cảnh bên ngoài của ngôi chùa. (Ảnh: tun.teppi).

Chùa Giác Lâm

Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở đất Gia Định – Sài Gòn còn tồn tại đến ngày nay. Chùa Giác Lâm có mặt tại Gia Định (Sài Gòn) từ năm 1744, do cư sĩ Lý Thụy Long xây dựng. Kiến trúc của chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu nhất cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại khu vực Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ “Tam”, gồm có 98 cột chống đỡ, bên trong chùa bài trí 113 pho tượng cổ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau.

Chùa Giác Lâm – một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất tại Sài Gòn. (Ảnh: itsaalvin).

Chùa Giác Lâm là nơi chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Ngày xuân nơi đây đón hàng ngàn khách thập phương và du khách quốc tế đến lễ phật tôn kính và chiêm ngưỡng nét cổ kính uy nghiêm của chùa.

Kiến trúc của chùa tiêu biểu cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại khu vực Nam Bộ. (Ảnh: iamnotluigi).

Chùa Phổ Quang

Khung cảnh bên ngoài chùa Phổ Quang. (Ảnh: ntduyphuong).

Chùa Phổ Quang được xem là một trong những ngôi chùa linh thiêng nên đi lễ chùa đầu năm tại Sài Gòn. Đây là ngôi chùa lớn lâu đời nổi tiếng ở quận Tân Bình, ở đây vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng có thể nghe được tiếng chim kêu ríu rít, mọi âu lo phiền muộn cùng những bon chen tất bật gác bỏ lại bên ngoài.

Có lẽ vì thếmà hàng năm chùa Phổ Quang chào đón rất nhiều du khách tìm đến chiêm bái, vãn cảnh, thả mình vào không gian thoáng tịnh.

Mỗi dịp đầu năm có nhiều du khách tìm đến với chùa để chiêm bái và vãn cảnh. (Ảnh: reccanguyen).Bên trong chùa Phổ Quang. (Ảnh: hieuhieu739).

Chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi – Ngôi chùa nổi tiếng có tháp chuông cao nhất Việt Nam. (Ảnh: chloew1710).

Chùa Xá Lợi là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Chùa tọa lạc tại số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên của thành phố Sài Gòn được xây dựng theo lối kiến trúc mới, trên là bái đường, ở phía dưới là giảng đường. Ngôi chùa nổi tiếng là nơi có tháp chuông cao nhất Việt Nam, tháp chuông có 7 tầng, cao đến 32m. Trên tầng cao nhất của chùa Xá Lợi có treo một đại hồng chuông nặng đến 2 tấn. Tiếng chuông chùa Xá Lợi in dấu ấn trong kí ức của bao thế hệ người Sài Gòn.

Tháp chuông tại ngôi chùa Xá Lợi. (Ảnh: whichwaywego).

Số điện thoại tư vấn: 024.44506070

Linh Linh

Đăng bởi: Quốc Nguyễn Minh

Từ khoá: 5 ngôi chùa linh thiêng nên đi lễ chùa đầu năm tại Sài Gòn

Top 7 Ngôi Chùa Linh Thiêng Nhất Nghệ An

Contents

Chùa Đại Tuệ

Chùa thờ Phật Mẫu Đại Tuệ – đại diện cho trí tuệ của nhà Phật (Tuệ Giác, Tuệ Kiếm, Tuệ Lực, Tuệ Tâm, Tuệ Mục, Tuệ Nhân). Đây là nơi duy nhất của nước ta có chùa thờ Phật Mẫu Đại Tuệ. Hiện nay, chùa Thượng đã hoàn thành với bảo tháp Đại Tuệ chín tầng, Đại hùng bảo điện, Tổ đường, nhà thờ Ngũ vị thành hoàng, nhà lưu niệm, Hồ Tiên (ao sen) cùng với khu Tăng sự.

Chùa Đại Tuệ bốn kỷ lục đã được công nhận: Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng bằng ruby ​​nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng gỗ dâu tằm nguyên khối nhất; Ngôi chùa có hệ thống thư pháp chữ Việt nhiều nhất Việt Nam.

Địa chỉ: Dãy núi Đại Huệ, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Đền cổ Am

Chùa vốn là một ngôi chùa nhỏ để người dân đến lễ bái nên có tên là Sơn Âm Tự. Sau đó đến cuối thời Hậu Lê, chùa được dời xuống chân núi và đổi tên là Hương Phúc Tự. Tuy nhiên, đến thời vua Minh Mạng, chùa được trả lại vị trí cũ với tên gọi Cổ Am Tự.

Hàng năm, chùa đều tổ chức các ngày lễ lớn như: Lễ cầu năm mới, lễ Phật Đản, Đại báo hiếu, lễ Phật đản A Di Đà, ngày thành đạo của Đức Phật Thích Ca…. Từ cổng chính điện dưới chân núi, có thể lên thượng điện ở lưng chừng núi, rồi lên động Như Ý, lên đỉnh núi để ngắm cảnh.

Lên đỉnh núi, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng tượng Phật Bà Quan Âm lớn nhất Nghệ An với 3 mặt quay ra 3 hướng khác nhau và tham gia lễ hội tâm linh hoành tráng, mang đầy ý nghĩa nhân văn.

Địa chỉ: Chùa Cổ Am thuộc xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Chùa Cần Linh

Chùa Cần Linh Hay còn gọi là chùa Sư Nữ (Giới đàn tỳ bà) là ngôi chùa trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An.

Chùa có diện tích hơn 6000m2, bao gồm tổng thể kiến ​​trúc tam quan, bệ thờ, thượng điện, nhà tổ, nhà tả, nhà phụ, tháp mộ, sân chùa, hoa đăng. khu vườn, và đầm sen bên ngoài tạo nên một khung cảnh yên bình. phong cảnh nghiêm trang và thanh tịnh, trang nghiêm, tráng lệ.

Chùa có các hiện vật quý như Tam thế phượng hoàng, tượng Phật Thích ca sơ sinh cao 2m, nhóm tượng Cửu Long ngồi trang nghiêm, tỏa bóng trên Tam bảo. Chùa còn có tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồng cao 3m ngự ở chính điện của chùa với vị thế uy nghi, trang nghiêm.

Hiện nay, chùa đang trong quá trình trùng tu, tôn tạo và mở rộng để có thể đón nhiều du khách và phật tử từ khắp nơi về dâng hương lễ Phật.

Địa chỉ: Cầu vượt Cửa Nam, Phường Cửa Nam, Thành phố Vinh, Nghệ An

Chùa Gầm

Chùa Gầm Hay còn gọi là chùa Chí Linh, là công trình văn hóa tâm linh nổi tiếng được xây dựng từ thời Trần, là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Về tên chùa Gầm, do chùa tọa lạc tại làng Kẻ Gầm cũ nên lấy tên làng đặt cho chùa. Có người còn kể rằng do ngày xưa có trận hạn hán lớn, người dân vào rừng hái quả cây Gấm về ăn thay cơm nên không bị chết đói. Biết ơn rừng đã ban cho cây trái nên người dân đã đặt tên cho vùng núi đó là Gầm.

Phật giáo ở chùa Gầm theo thiền phái Trúc Lâm, một thiền phái phát triển mạnh dưới thời Lý và thời Trần. Cuối năm 2010, tỉnh Nghệ An quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch sinh thái – văn hóa tâm linh Rú Gầm (Đền – chùa Gấm).

Địa chỉ: xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Đền Bà Bút

Đền Bà Bút có tên là Tiên Tích Tử. Trước đây, chùa rộng khoảng 10 mẫu, gồm các hạng mục công trình như: sân vườn, ao sen, Tam quan, nhà ga, nhà thuyền, tiền đường và thượng điện xanh mát. Chùa tổ chức đại lễ hai năm một lần vào ngày 20 và 21 tháng Giêng âm lịch.

Hiện chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật như chuông đồng, câu đối, đại tự, bài vị, thất bảo và nhiều tượng Phật. Đây là những tài liệu, hiện vật quý, đặc biệt là pho tượng Phật Bà Quan Âm cổ kính. Kiến trúc chùa cổ kính, linh thiêng với nhiều chạm khắc tinh xảo, giá trị.

Địa chỉ: xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

Chùa Phổ Nghiêm

Chùa còn có tên là Hoằng Lao hay Trung Kiên, tọa lạc tại làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông.

Chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 (1690), qua nhiều lần trùng tu. Đặc biệt trong chính điện, từ lâu có một phiến đá cao 107cm, có hình dáng giống một nhà sư, được gọi là Tỳ hưu đá. Chùa còn lưu giữ được một số pho tượng, bia cổ, giếng cổ. Lễ hội chùa hàng năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Chùa Phổ Nghiêm có kết cấu nhà 3 gian, gồm chính điện dùng làm nơi thờ tự và diện tích nhỏ hơn làm nơi ở của các vị sư. Chính điện được xây dựng theo kiểu “đồng tiền ốc” – đây là một nét đặc trưng trong lịch sử kiến ​​trúc của cố đô Huế.

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Địa chỉ: thôn Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An.

Chùa Chung Linh – Thanh Chương

Đền Chung Ling aka Chùa Chung Linh tọa lạc tại Rú Chùa, xóm Liên Chung, xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Theo tư liệu và truyền khẩu của địa phương, chùa Chung Linh có tuổi đời khoảng 500 năm, với khuôn viên rất rộng và có tháp. Theo tìm hiểu, Chung Linh có nghĩa là chuông thiêng và là nơi thờ Phật linh thiêng.

Ngày 20/12/2010, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định cho phép trùng tu chùa. Ngày 17 tháng 4 năm 2011, lễ động thổ xây dựng chùa đã được long trọng tổ chức. Ngày 10/8/2011, Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN bổ nhiệm Đại đức Thích Quảng Bảo trụ trì chùa Chung Linh.

Địa chỉ: Đường 33, Phong Thịnh, Thanh Chương, Nghệ An

Đăng bởi: Phạm Đức Thiện

Từ khoá: Top 7 ngôi chùa linh thiêng nhất Nghệ An

Tham Quan Chùa Nam Nhã Ngôi Chùa Cổ Đẹp Cần Thơ

Cần Thơ, là một điểm đến nổi tiếng của du lịch Việt, nơi đây luôn đem đến cho du khách những cảm giác tuyệt vời.Một tỉnh thành đầy ắp những điều đặc biệt, một Cần Thơ luôn tràn đầy nhựa sống và thu hút. Một điểm đến đáng để du khách tham quan và khám phá.

Chùa Nam Nhã, là một điểm đến nổi tiếng của Cần Thơ. Đây là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nổi tiếng về lối kiến trúc cũng như phong cách trang trí. Và cũng là một trong những nơi có giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc đối với dân tộc Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh chống bọn thực dân.

Vị trí

Chùa An Nhã tọa lạc tại 612 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Đây là một trong số những ngôi chùa cổ còn sót lại của Cần Thơ và có giá trị rất sâu sắc đối với dân tộc. NĂm 1991, ngôi chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Đặc điểm

Chùa Nam Nhã là một ngôi chùa được Nguyễn Giác Nguyên, học trò thủ khoa của Bùi Hữu Nghĩa, lập nên để bán thuốc Bắc. Nhưng nơi đây không chỉ đơn thuần là nơi bán thuốc mà còn là nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng, những người yêu nước, nơi tập hợp mọi người để gây dựng phong trào chống Pháp.

Chùa Nam Nhã là ngôi chùa có một khuôn viên khá rộng, với  rất nhiều màu xanh của cây cối, hoa lá xung quanh. Giữa sân có hòn non bộ cao hơn 2 m. Chùa được tu bổ, sửa chữa vào năm 1917, và tới năm 1923 , chùa lại được tu bổ và hoàn thiện để có một quy mô lớn như ngày nay.

Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, được xây bằng gạch và lợp bằng ngói. Chánh điện của ngôi chùa có 5 gian là nơi đặt bàn thờ thờ Tam quan Thánh nhân gồm Phật Thích CA, Đức Khổng Tử, và Đức Lão Tử. Ngoài  ra còn thờ Trấn đàn  Hộ Pháp Bùi Huệ Đức và nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa, thờ Lịch Đại Tổ Sư và người sáng lập chùa là Thái Lão Sư Nguyễn Đao Cơ.

Chùa Nam Nhã là nơi linh thiêng. Đến đây, du khách không chỉ được tham quan chùa, ngắm nhìn quang cảnh và lối kiến trúc độc đáo của ngôi chùa. Mà còn được nghe những câu chuyện lịch sử của quân và dân ta trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những trang sử hào hùng.

Chùa Nam Nhã là điểm đến với những du khách yêu thích và đam mê tìm hiểu văn hóa và lịch sử Việt Nam. Du khách đến đây tham quan,tìm hiểu và cầu phúc cho  mình và người thân của mình. Nó là điểm đến độc đáo, đặc sắc.

Đăng bởi: Lê Phương Thảo

Từ khoá: Tham quan chùa Nam Nhã ngôi chùa cổ đẹp Cần Thơ

Chùa Khai Nguyên – Ngôi Chùa Linh Thiêng Nơi Xứ Đoài

1. Giới thiệu về chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên nổi tiếng ở Hà Nội hay còn được người dân địa phương gọi là Tản Viên. Cụ thể hơn, tên gọi đầy đủ của ngôi chùa này chính là Tản Viên Sơn Quốc Tự. Vào nửa đầu thế kỉ XI, ngôi chùa được xây dựng và trường tồn như một nhân chứng lịch sử vào triều đại nhà Lý. Bởi sự tàn phá của chiến tranh và thời gian. Ngôi chùa này đã phải di chuyển vị trí rất nhiều lần. Cho đến hiện tại, chùa Khai Nguyên được đặt tại một vùng quê yên bình ở Sơn Tây và vẫn đang trong quá trình tu bổ.

Chùa Khai Nguyên ở đâu: đáp án chính là Sơn Tây – Hà Nội (Hình ảnh: Internet)

Vì nơi đây được xây dựng trên nền móng kiến trúc cũ. Nên dù mới được tôn tạo nhưng vẫn không phá vỡ đi vẻ đẹp lịch sử vốn có. Vì vậy, khi đến tham quan ngôi chùa này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc mang dấu ấn kim cổ rất đặc sắc. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có hồ nước vuông vắn, cây xanh tươi tốt và hoa thơm khắp 4 mùa. Vẻ đẹp cổ kính cùng bầu không khí thanh bình của chùa Khai Nguyên. Sẽ giúp cho tâm hồn bạn thư giãn và thoải mái hơn nhiều đấy!

Giá vé tham quan: miễn phí.

2. Chùa Khai Nguyên ở đâu, đi như thế nào?

Sau khi đọc xong phần 1, có lẽ bạn đang thắc mắc là chùa Khai Nguyên ở đâu? Đi như thế nào? Chùa Khai Nguyên thuộc địa phận thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây và nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 43km.

Danh bạ taxi nổi tiếng ở Hà Nội:

Taxi CP: 024.38.26.26.26.

Taxi Việt Thanh: 024.35.63.6666.

Taxi Thanh Nga: 024.38.215.215.

Taxi Thăng Long: 024.39.71.71.71.

Taxi HaNoi Tourist: 024.38.56.56.56.

Thuê xe máy Hà Nội: 

Motogo: 0338 02 33 44.

Tâm Việt: 0943 990 886.

Phùng Motorbike: 090 425 34 91.

3. Nên đi du lịch chùa Khai Nguyên khi nào?

Sơn Tây có tiết trời mát mẻ quanh năm. Nên bạn có thể đi tour du lịch chùa Khai Nguyênvào bất cứ thời điểm nào trong năm. Vào những ngày mưa bão đường đi sẽ khó khăn và bất tiện hơn. Nên tốt nhất là bạn hạn chế đi vào thời điểm này.

Khuôn viên bên ngoài chùa Khai Nguyên Sơn Tây (Hình ảnh: Internet)

4. Du lịch chùa Khai Nguyên có gì hấp dẫn? 4.1. Khám phá chùa Khai Nguyên

Với hành trình tour tham quan ngôi chùa linh thiêng này. Bạn sẽ được tìm hiểu về các công trình chính điện, tháp chuông, tháp trống, nội viện… Toàn bộ kiến trúc ngôi chùa được xây dựng theo phong cách chùa chiền ở Bắc Bộ. Và vật liệu xây nên chùa Khai Nguyên được làm từ đá ong nguyên khối vô cùng độc đáo…

Bên trong chính điện của ngôi chùa (Hình ảnh: Internet)

Tượng Phật Ngọc

Tòa tháp Báo Ân

4.2. Địa điểm du lịch ở Sơn Tây gần chùa Khai Nguyên

Trong hành trình tour du lịch chùa Khai Nguyên. Bạn có thể kết hợp tham quan thêm một số địa điểm sau:

Làng cổ Đường Lâm: nằm cách chùa Khai Nguyên khoảng 12km. Đến tham quan làng cổ Đường Lâm, bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí thanh bình của thôn quê Bắc Bộ. 

Chùa Mía – Sơn Tây: từ làng cổ Đường Lâm, bạn chỉ cần đi bộ khoảng 1km là đến chùa Mía. Đến với chùa Mía ở Sơn Tây, bạn sẽ được chiêm bái 287 bức tượng cổ kính. 

Chùa Mía

Khuôn viên bên trong chùa Mía

5. Lưu ý khi tham quan chùa Khai Nguyên

Hãy đem theo đầy đủ giấy tờ tùy thân, giấy phép lái xe…

Bạn nên chuẩn bị đồ ăn vặt và nước uống để dùng khi cần.

Không làm ồn và gây mất trật tự khi tham quan.

Chỉ nên mang theo lượng tiền mặt đủ dùng để tránh bị rơi và mất cắp.

Hãy mang giày thể thao vừa chân để tạo cảm giác thoải mái khi di chuyển.

Nếu đi tour du lịch tham quan vào mùa mưa, hãy chuẩn bị ô và áo mưa.

Nên thoa kem chống nắng và mặc áo khoác dài tay để bảo vệ làn da của bạn.

Bạn chỉ nên chụp ảnh ở những nơi được phép và hãy chú ý không gây ảnh hưởng đến người khác.

Khi mua đặc sản về làm quà, bạn nên tham khảo giá ở nhiều nơi và chọn điểm bán hàng uy tín.

Vì nơi đây là địa điểm du lịch tâm linh nên bạn hãy mặc trang phục trang nghiêm và kín đáo.

Hãy bảo quản tốt tài sản cá nhân khi đến tham quan nơi đây, đặc biệt vào những ngày lễ hội đông người. 

Nếu muốn kết hợp tham quan nhiều địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở Sơn Tây – Hà Nội. Bạn nên đăng ký tour du lịch của chúng mình để được hướng dẫn viên hỗ trợ.

Đừng bỏ lỡ các tips du lịch tiết kiệm: 

Xem tại bài viết: Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch tự túc giá rẻ để biết các bí quyết lên kế hoạch, đặt vé máy bay, đặt tour và đặt khách sạn tiết kiệm nhất.Đặt tour du lịch tự túc Hà Nội giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral khi mời bạn bè đăng ký tài khoản và đặt tour tại Phuotvivu. Sau khi người mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu, bạn sẽ nhận được 50k/ 1 người mời. Xem hướng dẫn

Đăng bởi: Khánh Nguyễn

Từ khoá: Chùa Khai Nguyên – ngôi chùa linh thiêng nơi xứ Đoài

Ngôi Chùa Hoa Hơn 170 Năm Tại Cần Thơ

Chiếc đèn cổ bên trong chánh điện Hiệp Thiên Cung

Lịch sử Hiệp Thiên Cung

Khoảng thế kỷ 19, một nhóm người Hoa đến từ Triều Châu đã cho xây dựng Hiệp Thiên Cung. Đây được xem vừa là ngôi chùa duy trì hương khói tín ngưỡng, vừa là nơi hội họp của cộng đồng người Hoa lập nghiệp tại Cái Răng, Cần Thơ.

Năm 1856, cộng đồng người Hoa ở Cái Răng tu sửa và mở rộng ngôi chùa. Khi ấy, miếu đặt tên là 関公廟 – Quan Công Miếu.

Năm 1904, chùa được trùng tu và mở rộng thêm nơi thờ ông Phước Đức, bà Thiên Hậu. Chùa cũng chính thức đổi tên thành 合天宮 – Hiệp Thiên Cung.

Bảng hiệu chữ Hán Hiệp Thiên Cung trước chánh điện

Năm 1945 – 1954, chùa bị bỏ hoang vì chiến tranh.

Năm 1989, bạn quản trị chùa Hiệp Thiên Cung cho trùng tu lại và giữ nguyên kiến trúc đó đến ngày nay. Hiện nay ban trị chùa gồm 5 bang: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ và Việt

Ngày 14/4/2023, Hiệp Thiên Cung chính thức được công nhận là di tích Quốc Gia.

Bằng chứng nhận xếp hạng di tích cấp quốc gia

Kiến trúc Hiệp Thiên Cung

Chùa được xây dựng theo kiến trúc hình chữ QUỐC (國). Chùa xây dựng mang nét ảnh hưởng lớn của các ngôi chùa Hoa của người Triều Châu.

Thiên Tỉnh (Sân trước chánh điện)

Cổng rào khá đơn giản là hàng rào sắt sơn đỏ. Trên cổng chùa treo bảng nhựa tên chùa bằng chữ Hán, phía trên có để số năm là 2023.

Trước chùa là khoảng sân rộng, gọi là Thiên Tỉnh. Ở giữa là một lư hương lớn và 1 cột cờ cao.

Lư hương bên ngoài chánh điện Hiệp Thiên Cung

Kiến trúc bên ngoài Chánh điện Hiệp Thiên Cung

Chánh điện có 3 cổng vào, 2 bên hông và cửa chính ở giữa. Hai cột trụ trước cửa lớn dán 2 câu đối chữ đỏ bên trên. Hai bên có 8 tấm bảng lớn đề chữ lên (Mỗi bên 4 tấm).

Những biển hiệu chữ Hán

Mái chùa được xây dựng từ mái ngói âm dương. Mỗi tấm gạch ngói đều có khắc hình hoa lên trên.

Kiến trúc ngói âm dương Hiệp Thiên Cung

Ở giữa là biểu tượng lưỡng long tranh châu.

Mái ngói hiệp thiên cung

Ở các viền mái, đắp nổi các hoạ tiết trang trí: Nhật, Nguyệt, hoa, lá, chim muông, đa càng làm tăng thêm nét cổ kính cho ngôi chùa.

Ở trên mái còn 4 tượng nhỏ là Ông Nhật, Bà Nguyệt, Ông Thiện và Ông Ác.

Phần cửa chính có treo một phù điêu cỡ lớn. Bên trên là hình ảnh điêu khắc các hình ảnh hoạt động của những người Hoa trước đây. Sự liên kết với thần linh, sung túc, thịnh vượng thể hiện rõ trên phù điêu.

“Nghĩa Bỉnh Càn Khôn”, “Khí Tráng Sơn Hà”, “Thiên Cổ Nhất Nhân”… được chạm khắc rất tinh xảo, mang đậm nét văn hóa, nghệ thuật truyền thống của người Hoa.

Phù điêu trước chánh điện Hiệp Thiên Cung

Hai bên treo 2 lồng đèn cỡ lớn. Ở giữa là bảng hiệu Hiệp Thiên Cung bằng chữ Hán (Bảng nền đen, chữ vàng).

Mỗi bên bức tường của cửa chính có 12 bức hình khác nhau trên các ô. Những hình ảnh về Quan Công, Tam Quốc, hình những việc làm, hình các con linh vật,…

Hình ảnh vẽ ở trước chánh điện

Kiến trúc bên trong Chánh điện Hiệp Thiên Cung

Khi vừa bước vào bạn sẽ gặp khu vực để nhang đèn ở trước. Bên phải là các hình ảnh cũ và 1 trống, 1 chuông được lưu giữ lại.

Trống

Chuông

Khu vực bên trong được thắp sáng bởi một giếng trời lớn. Ánh sáng tự nhiên chiếu thẳng vào khu vực đó và chiếu sáng khu vực thờ hơn.

Vật dụng bên trên bàn thờ

Bên trong có nhiêu gian thờ phụng khác nhau (Bao gồm 9 lư hương được đặt bên trong, mỗi lư hương là 1 vị thần, thánh được thờ phụng).

Bàn thờ lớn bên trong chánh điện Hiệp Thiên Cung

Phía trên có 1 bảng hiệu đề chữ Hán là 汽 壯 山 河 (Khí Tráng Sơn Hà) và 1 đèn cổ.

Bức hoành phi Khí Tráng Sơn Hà bằng chữ Hán bên trong chánh điện

Gian thờ chính giữa bên trong là Quan Thánh Đế Quân (Hai bên là Quan Bình và Chu Thương).

Bàn thờ Quan Thánh Đế Quân

Đặc biệt trên án thờ có cả tượng ngựa Xích Thố.

Ngựa xích thố được thờ bên trong

Bên trái là bàn thờ Ông Bổn.

Bàn thờ Ông Bổn Hiệp Thiên Cung

Bên phải là bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Bàn thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

Phía trước bàn thờ Quan Công là một bàn thờ lớn. Ở giữa có bộ lư đồng cổ thếp vàng, chữ đỏ.

Bộ lư đồng trên bàn thờ Hiệp Thiên Cung

Cách cúng và xin xăm

Mình được sự hướng dẫn của người quản lý Hiệp Thiên Cung. Khi bước vào chánh điện, nhang đèn sẽ được để bên tay phải cổng vào bên trong.

Dụng cụ xin xăm

Bạn sẽ thấy một bó nhang nhỏ được bó lại bao gồm 12 cây. Đó là tổng số lượng 12 lư hương của Hiệp Thiên Cung: 9 bên trong và 3 bên ngoài (Ngay lư hương giữa sân và 2 ở trước cổng). Trước khi xin xăm hoặc cầu khấn, bạn cần thắp đủ 12 cây nhang bên trong và ngoài ở các lư hương.

Lư hương ở bàn thờ chính

3 chiếc lư hương ở mặt sau bàn thờ chính

Bàn thờ linh vật

Bàn thờ nhỏ bên trong

Bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu

Bài vị thờ bằng chữ Hán

Bạn chỉ có 3 lần xin quẻ (Nếu tất cả thất bại thì không được xin tiếp nữa). Sau đó bạn sẽ lại bàn đọc số xăm và xin giải thích.

Người dân xin xăm tại Hiệp Thiên Cung

Đường đi Hiệp Thiên Cung

Hiệp Thiên Cung nằm ngay trong chợ Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 7km.

Địa chỉ: 29 Hàm Nghi, Lê Bình, Cái Răng, Cần Thơ.

Những lễ hội lớn ở Hiệp Thiên Cung

Hàng năm ở Hiệp Thiên Cung đều tổ chức nhiều lễ hội khác nhau.

Giao thừa

Lễ hội được tổ chức vào dịp mồng 1 Tết nguyên đán.

Nghi lễ gồm: dâng sớ, đốt nhang, lên đèn; đánh 3 hồi chuông trống để đón mừng giao thừa. Lễ vật chính là hoa tươi – để cho bà con đến chiêm bái và hái lộc. Lễ đón giao thừa có ý nghĩa tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, cầu mưa thuận, gió hoà, quốc thái dân an…

Họp mặt đầu năm

Lễ hội được tổ chức vào mùng 2 Tết âm lịch. Chùa sẽ tổ chức họp mặt bà con trong vùng đến ăn mừng năm mới. Mọi người sẽ cùng chúc Tết, lì xì cho con cháu,…

Nghi lễ đơn giản hơn lễ đón giao thừa, chỉ dâng nhang, lên đèn. Sau đó, mọi người cùng nhau ăn bánh, kẹo, uống trà, cùng chúc mừng năm mới. Ban quản trị chùa trao tặng cho mọi người có mặt bao “lì xì” mừng tuổi.

Bàn thờ nhỏ bên trong

Nguyên tiêu

Lễ hội tổ chức vào rằm tháng giêng âm lịch. Lễ hội cầu khấn gia đạo bình an, vùng đất được mưa thuận gió hòa.

Lễ Nguyên tiêu được tổ chức gồm hai phần Lễ và Hội:

+ Phần Lễ: đúng 9 giờ sáng ngày rằm, toàn Ban quản trị chùa tiến hành dâng sớ, thắp nhang, đèn cúng khai lễ. Sau đó bà con dân phố và trong khu vực ăn mặc đẹp đến thắp nhang viếng “Ông” trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

+ Phần Hội: Theo tập tục ngày này hằng năm, chùa tổ chức cho bà con vay “tiền” của “Ông” (vay phú) để làm vốn, làm giàu; vay “đại kiết” (trái quýt) cầu kiết tường; vay “kim huê” (mão giấy) cầu công danh; vay “nhang” cầu sung túc… Hiện nay chỉ còn lại tục cho vay “tiền”. Thời gian bắt đầu từ 7 giờ tối đêm Rằm tháng Giêng. Sau việc phát vay tiền, tiếp tục tổ chức đấu “Thánh đăng” (đèn lồng) – đấu Thánh đăng hình thức giống như đấu giá, tiền đấu được đem bổ sung vào công quỹ của chùa. Khoảng 9 giờ tối, lễ ngắm trăng, chiêm ngưỡng lồng đèn được tiến hành bằng các tổ chức hội thi đoán câu đố vui và giải câu đối. Các câu đố, câu đối được treo trên các lồng đèn trước sân chùa. Ai bắt và trả lời được câu đố hoặc giải được câu đối thì sẽ được quà thưởng.

Lễ vía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

Lễ hội tổ chức vào 23/3 âm lịch hàng năm.

Đúng 9 giờ sáng tiến hành dâng sớ, dâng nhang, lên đèn, đánh 3 hồi trống chuông cúng khai lễ. Vật lễ cúng (không thể thiếu) gồm: heo quay, bánh bao, bánh hồng đào, mâm ngũ quả, hoa tươi, trà, rượu, nhang, đèn cầy.

Lễ vía Ông

Lễ hội tổ chức trong 3 ngày từ 12/5 – 14/5 âm lịch hàng năm. Đây được xem là lễ hội quan trọng nhất của Hiệp Thiên Cung.

+ Phần Lễ: đúng 9 giờ sáng tiến hành dâng sớ, dâng nhang, lên đèn, đánh 3 hồi trống chuông cúng khai lễ. Tiếp theo, mở nhạc hoà tấu để kết thúc phần nghi lễ. Lễ vật cúng gồm: heo quay (nguyên con), bánh bao (không nhân), bánh hồng đào (trường thọ), mâm quýt (đại kiết), hoa tươi… được bày trang trọng trên bàn ở giữa gian thứ 5. Điểm đặc biệt lưu ý, trong ngày lễ này tuyệt đối không được cúng thịt gà, thịt bò.

+ Phần Hội: chùa rước đoàn hát Triều Châu (hát Tiều) về biểu diễn. Đoàn hát hát cả ngày lẫn đêm cúng “Ông” và cho bà con trong khu phố xem. Đồng thời tạo bầu không khí vui tươi phấn khởi trong ngày lễ vía. Buổi hát bắt đầu từ sáng ngày 12 đến hết ngày 14 tháng 5.

Bảng hiệu Hiệp Thiên Cung bên trong chánh điện

Lễ Vu Lan

Tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.

Trước cửa chùa dựng cặp phướn cao 3 m (một đỏ bên phải, một xanh bên trái theo hướng từ ngoài nhìn vào). Bên trong chùa, lập thêm nhiều bàn thờ: bàn thờ Phật, bàn thờ ông Tiêu, ông Hộ, thờ quá cố tiền nhân – bá tánh, thờ chiến sĩ trận vong, thờ thập phương cô hồn. Đúng 7 giờ tối ngày 16 âm lịch tiến hành khai lễ. Sau phần dâng sớ, dâng nhang đèn và 3 hồi trống chuông, mời Pháp sư tụng kinh cầu siêu, cầu an cho đến 10 giờ kết thúc. Đúng 9 giờ sáng ngày 17 cử hành lễ chính. Pháp sư tiến hành tụng kinh lần thứ 2 cho đến giờ Ngọ – và làm lễ phóng tiêu, kết thúc phần kinh tụng. Sau lễ phóng tiêu, Ban quản trị chùa cho tổ chức “thí giàn” trước sân chùa, kết thúc buổi lễ.

Lễ Trùng Quang

Lễ hội tổ chức vào ngày 10/11 âm lịch hàng năm. Lễ hội tổ chức tương tự ngày lễ vía.

Chiếc lồng đèn lớp Hiệp Thiên Cung

Lễ cúng bình yên

Thời gian tổ chức không ấn định cụ thể, thời gian trước ngày 23/12 âm lịch. Lễ hội xem như tổng kết 1 năm, dâng lễ thần linh vì đã phù hộ 1 năm bình yên.

tổ chức phần lễ và nghi lễ, vật cúng cũng giống các ngày lễ khác trong năm, kết thúc buổi lễ có mở thêm nhạc hòa tấu. Thời gian bắt đầu cũng từ 9 giờ sáng và kết thúc vào buổi trưa cùng ngày.

Hàng năm vào các dịp lễ hội, chùa cũng thường xuyên phát gạo giúp đỡ những bà con xung quanh.

Những ngôi chùa ảnh hưởng từ người Hoa tại Cần Thơ:

Cập nhật thông tin chi tiết về Top 5 Ngôi Chùa Cổ Linh Thiêng Tại Cần Thơ trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!