Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng Viêm Phổi Vũ Hán Và Cách Xử Lý Khi Nghi Ngờ Bệnh được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trước tình trạng số ca nhiễm mới và số người tử vong tăng mạnh ở Trung Quốc. Hôm nay 31/1/2023 tổ chức y tế thế giới WHO chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Yêu cầu sự hợp tác quốc tế để giải quyết dịch bệnh này.
Khả năng lây lan virus vũ hánChỉ mới khởi phát từ đầu tháng 12/2023 chỉ sau 2 tháng đã có tới 9000 ca nhiễm bệnh và hơn 200 người tử vong. Mặc dù có những biện phát chống dịch chưa từng áp dụng của chính quyền Trung Quốc và thế giới.
Có thể nói khả năng lây lan là điểm mạnh của loại virus này. Theo thống kê một người nhiễm virus vũ hán có tỷ lệ lây cho 7 người khác trước khi có các triệu chứng rõ ràng. Nhiều trường hợp ghi nhận bệnh nhân không có triệu chứng sốt khiến họ bị bỏ qua khỏi các máy kiểm tra nhiệt độ.
Giống như các virus cảm cúm khác, corona có khả năng sống rất mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Nó có thể sống 20 ngày trong môi trường để chờ lây nhiễm cho nạn nhân khác. Bác sỹ khuyến cáo nên để nhà cửa thông thoáng hạn chế ở trong môi trường máy lạnh để tránh lây lan.
Ngoài ra virus corona có khả năng tồn tại và lây nhiễm ở các động vật hoang dã. Vì thế tổ chức y tế khuyến cáo người dân nên hạn chế đến các khu chợ động vật hoặc tiếp xúc trực tiếp với chúng.
Thời gian ủ bênhKhông giống như đại dịch SARS thường có các dấu hiệu rõ ràng ngay từ đầu. Virus vũ hán có thời gian diễn biến bệnh khá chậm. Thông thường phải sau 7 – 14 ngày mới thấy được các triệu chứng cụ thể.
Là chủng virus mới nên việc xét nghiệm cũng tốn nhiều thời gian. Nhiều người tiếp xúc với nơi có dịch nhưng lại không có bất kỳ triệu chứng khiến việc kiểm soát khó hơn bao giờ hết. Chính quyền Trung Quốc đang rất đau đầu về sự mới lạ mà virus corona mang đến.
Qua thời gian ủ bệnh virus sẽ tấn công trực tiếp và gây ra các triệu chứng sốt cao, ho, đau họng… nhu cảm cúm thông thường. Những người khỏe mạnh vượt qua các triệu chứng này sẽ tự khỏi bệnh. Những người có sức khỏe yếu cần sự trợ giúp của y tế.
Triệu chứng của virus coronaGiống như các bệnh cảm cúm thông thường virus corona sẽ gây nên các triệu chứng cảm, ho, sốt… trong 7 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Khi khởi phát sẽ dẫn đến viêm phổi cấp và gây nên tử vong ở người bệnh. Đa phần nhưng người tử vong đều có hệ miễn dịch yếu kém. Vì thế mọi người cần chăm sóc sức khỏe bản thân tốt như tập thể dục và tránh thức khuya.
Nên làm gì khi nghi ngờ nhiễm virusCác bước nên làm:
– Đeo khẩu trang: hầu hết các loại khẩu trang hiện nay không thể bảo vệ bạn khỏi virus. Nhưng nếu người bệnh đeo khẩu trang sẽ hạn chế đáng kể virus phát sinh ra môi trường.
– Rửa tay: việc rửa tay đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Virus có thể sống ở các vật thể như tay kéo cửa, lan can, bàn ghế… khi bạn chạm phải sẽ nằm ở đó và đợi thời cơ thâm nhập qua đường hô hấp hoặc ăn uống.
– Theo dõi sức khỏe tại nhà: tự theo dõi sức khỏe tại nhà đặc biệt là những người đi từ vùng dịch về. Thông báo với cơ sở y tế về các triệu chứng bất thường.
– Đi khám bệnh: khi có các triệu chứng bất thường nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
– Cách ly: nếu nghi ngờ nhiễm virus corona bạn sẽ được cách ly ngay lập tức.
Khám virus corona ở đâuBạn có thể thăm khám tại các bệnh viện tuyến tỉnh, sau khi được xét nghiệm nếu dương tính sẽ được chuyển đến bệnh viện tuyến trên để điều trị.
Cụ thể:
– Bệnh viện nhiệt đới TPHCM: tiếp nhận các bệnh nhân khu vực phía nam. Tại đây là tuyến đầu chuyên trị các bệnh do virus gây ra. Khi xảy ra quá tải người bệnh sẽ được chuyển đến bệnh viện chợ rẫy, bệnh viện nhi đồng 1, bệnh viện nhi đồng 2, bệnh viện nhi TPHCM theo đúng chỉ đạo của bộ y tế.
– Bệnh viện trung ương Huế: là nơi tiếp nhận các ca nhiễm tại miền trung từ Quảng Bình đến Phú Yên. Bệnh viện có cơ sở hạ tầng và đội ngũ bác sỹ tốt có thể đáp ứng 2000 ca bệnh.
– Bệnh viện nhiệt đới Trung Ương: tiếp nhận các ca bệnh ở khu vực phía Bắc. Là cơ sở đầu ngành chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn virus. Là nơi nghiên cứu chính về corona trên cả nước. Khi xảy ra quá tải bệnh nhân sẽ được chuyển đến bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.
Nơi nghiên cứu và đưa ra các báo cáo về chủng mới của virus corona là Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương phía bắc, Viện Paster Nha Trang miền Trung và Viện Pasteur TPHCM đối với các tỉnh khu vực phía nam.
Bộ y tế cũng đã nâng cấp báo động trên cả nước và thành lập 50 đội phản ứng nhanh để đối phó với dịch. Chúng ta cũng đã mua và dự trữ hàng loạt thuốc men, khẩu trang, máy thở để đáp ứng trong trường hợp xấu nhất.
– Đặc điểm và cách phòng chống virus corona (Vũ Hán)
– Các loại thuốc sử dụng để điều trị virus corona (Vũ Hán)
Bệnh Viêm Phổi Ở Trẻ Em Và Những Lưu Ý Dành Cho Cha Mẹ
Kháng sinh chỉ được chỉ định cho bệnh viêm phổi do vi khuẩn. Chúng không đáp ứng đối với virus.
Các loại thuốc kháng viêm không steroid chẳng hạn như ibubrofen có thể giúp giảm sưng, đau và sốt. Tuy nó có thể mua được mà không cần đơn thuốc của bác sĩ nhưng bạn vẫn luôn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ. Đặc biệt không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống thuốc này.
Acetaminophen là thuốc giúp giảm đau và hạ sốt. Nó cũng có thể mua mà không cần đơn của bác sĩ, nhưng tương tự như ibuprofen, bạn nên hỏi bác sĩ về liều lượng thích hợp đối với trẻ. Nếu trẻ đang sử dụng các loại thuốc khác, bạn cần kiểm tra xem chúng có chứa acetaminophen không và cho bác sĩ biết thông tin này. Bạn nên thận trọng vì acetaminophen có thể gây tổn thương gan nếu không được dùng đúng cách.
Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kì loại thuốc trị ho nào. Vì thuốc ho có thể ngăn trẻ tống đờm ra ngoài (qua phản ứng ho). Ngoài ra trẻ em dưới 4 tuổi không nên dùng thuốc trị ho và cảm lạnh không kê đơn.
Bạn hãy cho trẻ uống thuốc đúng và đủ liều, lượng theo chỉ định của bác sĩ và báo cho bác sĩ biết nếu trẻ bị dị ứng với bất kì loại thuốc nào, hay bạn nghĩ rằng thuốc không hoạt động như mong muốn. Bạn cũng hãy lưu lại danh sách các loại thuốc, vitamin, thảo dược mà trẻ đã và đang dùng và mang theo chúng khi đưa trẻ đi khám bệnh.
Bạn nên cho trẻ uống thuốc kể cả thuốc trị ho, cảm lạnh theo toa của bác sỹ. Ảnh Internet
2.3. Bạn có thể giúp trẻ dễ thở hơnMột trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm phổi là trẻ thường bị khó thở. Bạn có thể giúp con dễ thở hơn bằng những cách sau:
Dạy trẻ hít một hơi thật sâu và ho. Bạn hãy cho trẻ làm điều này khi trẻ cảm thấy cần ho ra đờm, việc này sẽ giúp loại bỏ chúng khỏi họng và phổi của trẻ.
Làm sạch chất nhầy trong mũi của trẻ:
Đối với trẻ nhỏ
Bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi kiểu bóng đèn để hút chất nhầy cho bé trước khi cho con ăn hoặc ngủ.
+ Trước tiên bạn hãy nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý (2-3 giọt) vào mũi trẻ để làm mềm chất nhầy. Bạn đợi khoảng 1 phút cho chất nhầy đủ mềm và dùng dụng cụ hút mũi. Đầu tiên, bạn bóp bóng và đặt đầu hút vào một bên mũi của bé, dùng tay ấn vào bên mũi còn lại, sau đó từ từ thả bóng để hút chất nhầy ra. Nếu trong lần thực hiện đầu tiên, chất nhầy chưa được hút ra, bạn hãy lặp lại thao tác, và làm tương tự với bên mũi còn lại của trẻ
+ Sau khi vệ sinh mũi cho trẻ và loại bỏ chất nhầy trong dụng cụ, bạn hãy đun sôi chúng trong 10 phút để diệt khuẩn cho lần sử dụng tiếp theo
Đối với trẻ lớn : Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ và rửa mũi cho con
Bạn hãy giữ cho đầu trẻ được nâng cao vì việc này sẽ giúp trẻ dễ thở hơn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này để được tư vấn cách tốt và phù hợp nhất trong việc kê cao đầu cho trẻ. Bạn lưu ý không để đầu trẻ bị quá ngửa về phía trước (vì có thể làm trẻ thở khó khăn hơn) cũng như không đặt gối quanh chỗ nằm của trẻ dưới 1 tuổi (vì có thể góp phần làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh – SIDS).
Dùng máy tạo độ ẩm phun sương mát để tăng độ ẩm không khí trong nhà bạn. Việc này có thể giúp trẻ dễ thở hơn cũng như giúp con giảm ho.
Bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm phun sương mát để tăng độ ẩm không khí trong nhà. Ảnh Internet
2.4. Cho trẻ ăn như thế nàoĐối với việc cho trẻ ăn, bạn nên thực hiện những điều sau:
Cho trẻ bú bình hoặc bú mẹ với lượng ít hơn nhưng thường xuyên hơn. Vì khi bị bệnh, trẻ rất dễ mệt mỏi khi ăn.
Cho trẻ uống đủ chất lỏng theo chỉ dẫn. Việc bổ sung đủ chất lỏng khi trẻ bị viêm phổi là rất quan trọng, vì nó giúp làm lỏng chất nhầy để giúp trẻ dễ tống ra ngoài hơn, đồng thời giữ cho trẻ không bị mất nước. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ nên uống bao nhiêu chất lỏng mỗi ngày và loại nào là tốt nhất cho trẻ để áp dụng. Những loại phổ biến ngoài nước đó là nước táo, thạch, nước dùng và kem que nước.
Cho trẻ ăn một chế độ ăn cân bằng gồm những thực phẩm dễ tiêu hóa và ăn nhiều bữa nhỏ. Những thực phẩm được khuyên dùng cho trẻ gồm: rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, cá, thịt gia cầm, chế phẩm sữa ít béo, chất béo lành mạnh để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ. Những món ăn nhẹ như táo, bánh pudding, sữa chua là những món ăn nhẹ rất thích hợp cho trẻ.
Bạn có thể tăng cường bữa phụ cho trẻ với bánh pudding. Ảnh Internet
Thực hư về việc cho trẻ uống sữa hay ăn các chế phẩm từ sữa sẽ khiến chất nhầy tiết ra nhiều hơn:
+ Khi trẻ bị vấn đề về đường hô hấp, bạn có thể lo lắng việc cho trẻ uống sữa hay ăn các chế phẩm từ sữa sẽ khiến chất nhầy tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế, chưa có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh điều này. Vì vậy, bạn vẫn nên bao gồm sữa và các chế phẩm sữa phù hợp trong chế độ ăn của trẻ, trừ khi trẻ bị dị ứng.
+Bạn có thể cho trẻ súc miệng và uống một chút nước sau khi uống sữa hay ăn sữa chua, phô mai để làm giảm cảm giác nhầy, dính ở cổ họng con.
+Nếu trẻ gặp vấn đề với sữa bò, bạn hãy thử cho trẻ uống các loại sữa khác như: sữa dê hoặc cừu, sữa hạt (đậu nành, gạo, yến mạch, dừa, hạnh nhân,…)
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn của trẻ. Điều này sẽ đảm bảo bạn lựa chọn được sự thay thế phù hợp để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc thay đổi chế độ ăn của trẻ để chọn được sự thay thế tốt và đủ chất cho con. Ảnh Internet
2.5. Chăm sóc trẻ bị viêm phổiTrong quá trình chăm sóc trẻ bị viêm phổi, bạn hãy thực hiện những việc sau:
Bạn hãy để trẻ ngủ và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Vì lúc này trẻ mệt mỏi hơn bình thường rất nhiều, việc nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể con sớm hồi phục.
Bạn hãy đo nhiệt độ của trẻ ít nhất một lần vào buổi sáng và một vào buổi tối. Bạn có thể phải đo thường xuyên hơn nếu thấy trẻ ấm hơn bình thường.
Bạn không để bất kì ai hút thuốc quanh trẻ. Khói thuốc sẽ làm cho tình trạng ho và khó thở của trẻ trở nên tệ hơn
Bạn nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là các loại vắc xin ngừa virus gây cúm hay viêm phổi .
Bạn nên giữ vệ sinh khi chăm sóc trẻ bằng cách thường xuyên rửa tay của bạn cũng như của trẻ, và yêu cầu những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ cũng thực hiện như vậy. Ngoài ra, bạn cũng không nên để trẻ dùng chung các vật dụng hay ăn uống chung với người khác
Bạn nên giữ trẻ tránh xa người bệnh, đặc biệt là bệnh với các triệu chứng như ho hay đau họng
Bạn hãy để trẻ ngủ và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Ảnh Internet
Bệnh viêm phổi ở trẻ em là một căn bệnh rất nguy hiểm cần được điều trị và chăm sóc đúng cách. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, dịch bệnh do COVID 19 cũng có thể gây ra tình trạng viêm phổi cấp. Vì vậy, các cha mẹ hãy chú ý đến các biểu hiện của trẻ để đưa con đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời. Bên cạnh đó, việc chăm sóc trong và sau điều trị viêm phổi cho trẻ cũng cần được chú trọng. Có như vậy, bệnh của trẻ mới có thể được chữa dứt điểm và con mới mau phục hồi sức khỏe.
Theo: Livestrong, BLF UK & chúng tôi Nguyễn tổng hợp
Bệnh Giảm Tiểu Cầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Tiểu cầu là một trong những loại tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và có chức năng chính giúp đông cầm máu khi cơ thể có vết thương, ngăn cản sự chảy máu. Tiểu cầu có đời sống ngắn chỉ 1 tuần so với hồng cầu là 120 ngày. Số lượng tiểu cầu trong máu bình thường vào khoảng 140.000-440.000/mm3.
Giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu thấp (dưới 140.000) do nhiều nguyên nhân vd hóa chất, thuốc độc tế bào,tia xạ , bệnh lý cường lách, miễn dịch, di truyền. Khi lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết niêm mạc. Hiện bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Bệnh có hai dạng cấp tính và mãn tính (90% bệnh cấp tính gặp ở trẻ em và thanh niên; còn 90% dạng mãn tính xảy ra ở người lớn tuổi).
Bệnh giảm tiểu cầu khiến lượng tiểu cầu trong máu thấp
Tiểu cầu bị mắc kẹtLá lách là một cơ quan nhỏ có kích thước bằng nắm tay nằm ngay bên dưới khung xương sườn ở bên trái của bụng. Thông thường, lá lách hoạt động để chống nhiễm trùng và lọc các chất không mong muốn ra khỏi máu.
Lá lách to chứa quá nhiều tiểu cầu do đó làm giảm số lượng tiểu cầu trong tuần hoàn.
Giảm sản xuất tiểu cầuTiểu cầu được sản xuất trong tủy xương. Các yếu tố có thể làm giảm sản xuất tiểu cầu bao gồm:
Bệnh bạch cầu, suy tủy và các bệnh ung thư khác.
Một số loại thiếu máu.
Nhiễm virus, chẳng hạn như viêm gan C hoặc HIV.
Thuốc hóa trị và xạ trị.
Uống nhiều rượu.
Ung thư có thể làm giảm số lượng tiểu cầu
Tăng phân hủy tiểu cầuMột số tình trạng có thể khiến cơ thể sử dụng hết hoặc phá hủy tiểu cầu nhanh hơn so với sản xuất, do đó dẫn đến tình trạng thiếu tiểu cầu như:
Thai kỳ: giảm tiểu cầu do mang thai thường nhẹ và cải thiện ngay sau khi sinh con.
Giảm tiểu cầu miễn dịch: hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và phá hủy tiểu cầu xảy ra khi mắc các bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như lupus và viêm khớp dạng thấp.
Xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối: đây là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi các cục máu đông nhỏ đột ngột hình thành khắp cơ thể, vì vậy sử dụng hết số lượng lớn tiểu cầu.
Hội chứng urê huyết tán huyết: chứng rối loạn hiếm gặp này khiến lượng tiểu cầu giảm mạnh, phá hủy các tế bào hồng cầu và làm suy giảm chức năng thận.
Thuốc: một số loại thuốc có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu như heparin, quinine, kháng sinh có chứa sulfa và thuốc chống co giật. Không những thế thuốc có thể làm rối loạn hệ thống miễn dịch và phá hủy tiểu cầu.
Các dấu hiệu và triệu chứng giảm tiểu cầu có thể bao gồm:
Xuất huyết dưới da: hay gặp nhất và thường xuất hiện tự nhiên, nhiều hình thái (dạng chấm, mảng, nốt), màu săc thay đổi theo thời gian: đỏ, tím, xanh, vàng.
Xuất huyết nội tạng: đau đầu, buồn nôn, liệt (xuất huyết não), ói ra máu, có máu trong phân và nước tiểu, kinh nguyệt ra nhiều.
Xuất huyết niêm mạc: nướu chảy máu, có thể nhận thấy trên bàn chải đánh răng và nướu có thể sưng lên.
Nôn ra máu: là dấu hiệu chảy máu ở đường tiêu hóa trên.
Mệt mỏi.
Lá lách to.
Giảm tiểu cầu dưới 20.000 có thể gây bầm tím, xuất huyết hoặc không thể cầm máu khi có vết thương.
Mặc dù hiếm gặp, giảm tiểu cầu nghiêm trọng (
Bác sĩ sẽ kiểm tra các vết bầm tím, phát ban và các triệu chứng giảm tiểu cầu khác. Sau đó sẽ hỏi về tiền sử bệnh, bao gồm bất kỳ loại thuốc nào bệnh nhân dùng.
Bác sĩ có thể làm các xét nghiệm bao gồm:
Công thức máu toàn bộ (CBC): Để kiểm tra mức tiểu cầu cũng như mức bạch cầu và hồng cầu.
Phết máu ngoại vi: Kiểm tra tiểu cầu dưới kính hiển vi.
Xét nghiệm cục máu đông: là đo thời gian máu đông lại. Các xét nghiệm này bao gồm xét nghiệm thời gian thromboplastin từng phần (PTT) và xét nghiệm thời gian prothrombin (PT) .
Sinh thiết tủy xương: Nếu xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu thấp, thì bác sĩ có thể chỉ định làm sinh thiết tủy xương.
Ngoài ra có thể làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân: xét nghiệm kháng nguyên viêm gan siêu vi, HIV, xét nghiệm miễn dịch, siêu âm bụng khảo sát lách.
Các dấu hiệu bạn cần đến gặp bác sĩNên thăm khám bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu của suy giảm tiểu cầu chẳng hạn như chảy máu không ngừng, đi tiểu hoặc đi ngoài ra máu, nôn ra máu,…
Đến các trung tâm y tế gần nhất ngay lập tức nếu tình trạng chảy máu không thể kiểm soát được bằng các kỹ thuật sơ cứu thông thường, chẳng hạn như ấn mạnh vào khu vực đó.
Nên đi khám khi chảy máu không ngừng
Các bệnh viện uy tínNếu gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến một số bệnh viện uy tín sau:
Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Y Dược chúng tôi Hồ Chí Minh, bệnh viện Bình Dân,…
Tại Hà Nội: Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Hữu Nghị,…
SteroidCorticosteroid giúp ngăn ngừa chảy máu bằng cách giảm tốc độ phá hủy tiểu cầu, và có thể làm tăng lượng tiểu cầu trong vòng 2 – 3 tuần.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc steroid gây một số tác dụng phụ như tăng cân, các vấn đề về giấc ngủ và thay đổi tâm trạng, kích ứng dạ dày, tăng đường huyết, nổi mụn.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và tuân thủ liệu trình điều trị.
Truyền máuNếu lượng tiểu cầu rất thấp, thì bác sĩ có thể chỉ định truyền máu để tạm thời tăng mức tiểu cầu của bệnh nhân. Truyền máu có thể tăng mức độ tiểu cầu trong khoảng ba ngày.
Phẫu thuật cắt láchBác sĩ thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra lá lách có đang giữ một số lượng lớn tiểu cầu hay không. Nếu có thì sẽ thực hiện phẫu thuật cắt lách. Những người đã cắt lách có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, nên được chủng ngừa để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Phẫu thuật cắt lách để điều trị giảm tiểu cầu
Các lưu ý cho bệnh nhân giảm tiểu cầu
Hạn chế dùng dụng cụ có các đầu, bề mặt sắc nhọn, cụ thể như dao, kéo, tua vít…Tốt hơn hết cần dùng găng tay khi có ý định sử dụng chúng nhằm hạn chế tất cả rủi ro gây thương tích cho bản thân.
Tránh dùng cả những vật dụng có bề mặt sắc cạnh, sản phẩm nội thất cồng kềnh, ngay cả khi sàn nhà trơn cũng góp phần làm nên các nguy cơ cho các va chạm của chúng ta và dễ dẫn đến bầm tím cơ thể.
Biện pháp phòng ngừa
Tăng cường rèn luyện thể dục, nâng cao khả năng chống bệnh.
Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại: Thuốc xịt côn trùng, thạch tín hay benzen.
Tránh tiếp xúc với những thức uống có cồn như bia, rượu.
Advertisement
Ăn thức ăn lành mạnh như trái cây, rau, các sản phẩm sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá giúp có nhiều năng lượng khiến chữa trị lành bệnh nhanh hơn. Tránh ăn các đồ ăn đông lạnh, giảm ăn các loại như lúa mì trắng, gạo trắng và các thực phẩm đã qua tinh chế.
Nhiều bệnh do virus như quai bị, sởi, rubella và thủy đậu có thể ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu. Tiêm ngừa các bệnh này là cách bảo vệ sức khỏe và tránh bị giảm tiểu cầu.
8 triệu chứng bệnh bạch cầu giúp bạn kịp thời phát hiện ra bệnh
Thiếu máu
Thiếu máu do thiếu sắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, các biến chứng
Nguồn: Mayo Clinic, Cleveland Clinic, Healthline.
Bệnh Thần Kinh Ngoại Biên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Bệnh thần kinh ngoại biên là gì?
Hệ thống thần kinh của cơ thể được tạo thành từ hai phần:
Hệ thống thần kinh ngoại biên (PNS: peripheral nervous system ) kết nối các dây thần kinh xuất phát từ não và tủy sống đến phần còn lại của cơ thể như chi trên (cánh tay, cẳng tay, bàn tay); Chi dưới (đùi, cẳng chân, bàn chân); Các cơ quan nội tạng trong cơ thể, khớp và thậm chí cả miệng, mắt, tai, mũi và da.
Bệnh đau dây thần kinh tọa thường là hậu quả của tổn thương một dây thần kinh hoặc nhóm dây thần kinh do chấn thương, chèn ép cục bộ, áp lực kéo dài hoặc viêm, chẳng hạn như:
Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên
Mỗi dây thần kinh trong hệ thống ngoại vi có một chức năng riêng biệt, vì vậy các triệu chứng của bệnh sẽ phụ thuộc vào từng dây thần kinh ngoại vi bị ảnh hưởng. Dây thần kinh được phân loại thành:(3)
Các dây thần kinh cảm giác nhận cảm giác, chẳng hạn như nhiệt độ, đau, rung hoặc chạm, từ da.
Các dây thần kinh hỗn hợp vừa chi phối vận động vừa chi phối cảm giác
Các dây thần kinh tự chủ/ dây thần kinh thực vật kiểm soát các chức năng như huyết áp, mồ hôi, nhịp tim, tiêu hóa và chức năng bàng quang.
Cảm giác đeo “găng tay” hoặc “mang vớ”.
Cảm giác bỏng rát hoặc đau buốt
Khó ngủ vì mỏi chân và đau chân
Mất thăng bằng và phối hợp động tác.
Co cứng/ co giật cơ
Khó khăn khi đi bộ hoặc cử động cánh tay
Bất thường về huyết áp hoặc mạch nhanh chậm
Da khô, xanh nhạt
Bệnh thần kinh hay còn gọi là rối loạn thần kinh là căn bệnh gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, não, rễ, đám rối,.. cần tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh.
Nguyên nhân/yếu tố/nguy cơ gây bệnh dây thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên là tổn thương thần kinh do một số bệnh lý khác nhau gây ra. Các tình trạng sức khỏe có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên bao gồm:(2)
Các bệnh tự miễn dịch: Bao gồm hội chứng Sjogren, bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Guillain-Barre, bệnh viêm đa dây thần kinh khử men mãn tính và viêm mạch máu.
Bệnh tiểu đường: Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường ảnh hưởng đến gần 50% số người lớn mắc bệnh tiểu đường và thường gây ra các biến chứng nghiêm trọng như loét bàn chân và cắt cụt chi dưới.
Rối loạn di truyền: Các rối loạn như bệnh Charcot-Marie-Tooth là loại bệnh thần kinh di truyền.
Những căn bệnh khác: Bao gồm bệnh thận, bệnh gan, rối loạn mô liên kết và suy thận.
Bệnh thần kinh ngoại biên cũng có thể có các nguyên nhân khác bao gồm:
Nghiện rượu mạn tính: Những người nghiện rượu mạn tính có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên.
Tiếp xúc với chất độc: Các chất độc hại bao gồm hóa chất công nghiệp và kim loại nặng như chì và thủy ngân có thể gây tổn thương thần kinh.
Tổn thương hoặc áp lực lên dây thần kinh: Các chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe cơ giới, ngã hoặc chấn thương thể thao có thể cắt đứt hoặc làm tổn thương các dây thần kinh ngoại vi. Áp lực dây thần kinh cũng có thể do bó bột hoặc sử dụng nạng hoặc lặp lại một chuyển động như gõ nhiều lần.
Thiếu hụt vitamin: Các vitamin B, đặc biệt là vitamin B1, B6, B12; vitamin E và niacin rất quan trọng đối với sức khỏe thần kinh. Cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin này có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên.
Các biến chứng của bệnh thần kinh ngoại biên
Các biến chứng của bệnh thần kinh ngoại biên có thể bao gồm:
Bỏng và vết thương ngoài da: Người bệnh có thể không cảm thấy sự thay đổi nhiệt độ hoặc cảm giác đau trên các bộ phận bị tê cóng của cơ thể.
Nhiễm trùng: Bàn chân và các khu vực khác thiếu cảm giác có thể bị thương nhưng người bệnh không biết. Bác sĩ Võ Đôn khuyên, người bệnh nên kiểm tra những khu vực này thường xuyên và điều trị những vết thương nhỏ để tránh bị nhiễm trùng, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Phương pháp chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên
Trước khi chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và tiến hành khám lâm sàng để đánh giá về thần kinh. Sau khi đánh giá thần kinh, tùy thuộc vào các triệu chứng và kết quả đánh giá thần kinh, người bệnh có thể được làm các xét nghiệm khác giúp bác sĩ xác định loại bệnh thần kinh ngoại biên bao gồm:
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể đo lượng vitamin và lượng đường trong máu, đồng thời xác định xem tuyến giáp của người bệnh có hoạt động bình thường hay không. Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm kiểm tra máu khác như: Hàm lượng vitamin B12 và folate; Chức năng tuyến giáp, gan và thận; Đánh giá viêm mạch; Đường huyết; Các kháng thể đối với các thành phần thần kinh C; HIV/AIDS; Viêm gan C và B, Gene di truyền.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh chụp MRI để xem có vật gì đè lên dây thần kinh hay không, chẳng hạn như đĩa đệm thoát vị hoặc khối u.
Các phương pháp điều trị bệnh thần kinh ngoại biên
Phương pháp điều trị dựa trên việc điều trị chứng rối loạn tiềm ẩn. Ví dụ, nếu bệnh đái tháo đường là nguyên nhân thì cần kiểm soát tốt lượng đường huyết. Nếu sự thiếu hụt vitamin là nguyên nhân thì có thể điều trị bằng cách bổ sung các loại vitamin bị thiếu hụt… Nhiều phương pháp điều trị có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và đưa người bệnh trở lại các hoạt động thường ngày. Đôi khi, việc kết hợp các phương pháp điều trị cũng có thể mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất.
Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen (Tylenol) và thuốc chống viêm không steroid như aspirin và ibuprofen có thể giúp kiểm soát cơn đau vừa phải. Song nếu người bệnh dùng quá liều lượng, những loại thuốc này có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan hoặc dạ dày. Do đó, người bệnh cần sử dụng theo chỉ dẫn và không nên dùng trong thời gian dài, nhất là đối với những người hay uống rượu.
Thuốc kê đơn: Nhiều loại thuốc giảm đau theo toa cũng có thể giúp kiểm soát cơn đau do thần kinh ngoại biên gây ra như một số loại thuốc chống động kinh và một số thuốc chống trầm cảm. Ngoài ra, còn có các loại thuốc theo toa khác bao gồm: Thuốc ức chế cyclooxygenase-2; tramadol; thuốc tiêm corticosteroid; thuốc co giật như gabapentin hoặc pregabalin; thuốc chống trầm cảm như amitriptyline; Cymbalta (một chất ức chế tái hấp thu serotonin norepinephrine); Thuốc kê đơn cho chứng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới bao gồm: sildenafil (Viagra); vardenafil (Levitra, Staxyn); tadalafil (Cialis); avanafil (Stendra).
Kích thích thần kinh điện tử xuyên da (TENS): Trong quá trình TENS, các điện cực đặt trên da sẽ truyền một lượng điện nhỏ vào da. Mục tiêu của phương pháp điều trị này là làm gián đoạn các dây thần kinh truyền tín hiệu đau đến não.
Bó bột hoặc nẹp: phương pháp này có thể giúp cải thiện bệnh thần kinh ngoại biên ở chân và tay.
Phương pháp phẫu thuật: Trong phẫu thuật bệnh thần kinh ngoại biên, tùy trường hợp bệnh cụ thể mà có các phương pháp:
Giải ép các tổ chức xung quanh gây chèn ép thần kinh, do đó giúp giảm đau và cải thiện cảm giác.
Không đi chân đất
Trong nhà không có các chướng ngại vật
Lắp tay vịn vào bồn tắm hoặc vòi hoa sen.
Sử dụng thảm tắm chống trơn trượt.
Biện pháp phòng ngừa bệnh thần kinh ngoại biên
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thần kinh ngoại biên là kiểm soát các nguyên nhân gây ra bệnh, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, nghiện rượu hoặc viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, người dân cần thực hiện lối sống lành mạnh bao gồm:
Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc để giữ cho các dây thần kinh khỏe mạnh.
Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút – 1h/mỗi buổi tập và tập ít nhất 3 lần/tuần.
Tránh các yếu tố có thể gây tổn thương dây thần kinh, bao gồm chuyển động lặp đi lặp lại, tư thế chật chội gây áp lực lên dây thần kinh, tiếp xúc với hóa chất độc hại, hút thuốc và uống quá nhiều rượu.
Những câu hỏi thường gặp về bệnh lý dây thần kinh ngoại biên
1. Trì hoãn điều trị bệnh dây thần kinh ngoại biên có sao không?
2. Tại sao các triệu chứng đau xuất hiện trong một thời gian rồi tự biến mất?
Một số bệnh thần kinh cấp tính thì các triệu chứng sẽ đột ngột xuất hiện và sau đó biến mất. Nhưng một thời gian sau, cơn đau có thể quay trở lại với các triệu chứng nặng hơn. Loại bệnh lý thần kinh này được gọi là bệnh đa dây thần kinh tiến triển âm thầm mạn tính. Đôi khi, bệnh nhân tăng mức độ hoạt động sẽ bị bỏng rát nhiều hơn.
3. Làm cách nào để kiểm soát cảm giác bỏng rát ở bàn chân và cẳng chân?
Rất nhiều bệnh nhân thấy giảm đau rát bằng cách sử dụng các loại kem bôi ngoài da hoặc miếng dán Lidocaine.
Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về thần kinh uy tín, trong đó có bệnh liệt mặt. Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, lại được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại hàng đầu sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh trúng đích, đem lại hiệu quả cao, giảm chi phí cho người bệnh.
Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh Giời Leo
1. Tìm hiểu về bệnh giời leo
Người bị bệnh sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti trên da, trong mỗi mụn đều có nước và gây đau rát, rất khó chịu. Sự xuất hiện của mụn nhỏ khiến cho người bệnh khó chịu và có thể lây cho người khác qua những tiếp xúc thông thường. Nhưng nếu phát hiện sớm và được điều trị đúng cách bệnh sẽ mau khỏi, chỉ khoảng từ 5 đến 7 ngày.
Những nốt mụn nhỏ li ti có nước bên trong khiến người bệnh đau rát
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh giời leo có biểu hiện bên ngoài tương đối giống với bệnh zona thần kinh, vì vậy có không ít người nhầm lẫn với bệnh này. Vì vậy để phân biệt bạn cần quan sát thật kỹ vùng da bị bệnh. Giời leo có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể còn zona lại có đặc điểm là chỉ lan theo đường đi của các dây thần kinh trong cùng một bó dây thần kinh. Nếu tinh ý quan sát bạn có thể dễ dàng phân biệt được hai bệnh lý có phần giống nhau này.
Vậy bọ giời là con gì? Đây là loài vật có hình dáng dài, rất nhiều chân như con rết nhưng nhỏ hơn. So với rết chân của bọ giời cao hơn nên có thể di chuyển khá nhanh. Bọ giời thường sống ở những nơi ẩm thấp như góc khuất hoặc gầm giường, bàn, tủ.
Chúng thường hoạt động chủ yếu vào ban đêm, và khi con người đi ngủ, nó sẽ bò lên người và tiết ra dịch độc acid photpho khiến da bỏng rát và gây ra các vết phỏng.
Tác nhân gây bệnh là do loài động vật có tên là bọ giời
3. Triệu chứng khi bị giời leo
Khi bị bệnh bạn có thể dễ dàng nhận biết qua những triệu chứng sau đây:
Cơ thể xuất hiện nhiều mụn nhỏ liti theo từng vùng. Đặc biệt xuất hiện nhiều ở các vùng tiết nhiều mồ hôi nhưng chân tay, lưng. Ngoài ra môi, trán, má, cằm cũng là những vị trí mụn li ti hay xuất hiện.
Các trường hợp bệnh nặng và nghiêm trọng hơn, mụn sẽ vỡ ra và sinh mủ. Vì vậy nếu bị nặng bạn nên đến các cơ sở y tế sớm để được bác sĩ điều trị.
4. Điều trị bệnh giời leo
Bệnh giời leo không phải là bệnh lý nguy hiểm và tương đối dễ dàng khi điều trị nếu người bệnh phát hiện kịp thời. Thông thường để điều trị bệnh mọi người có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc áp dụng một vài cách chữa trị của dân gian. Bình thường chỉ khoảng 1 tuần là khỏi hẳn.
Đối với trường hợp vùng da bị bệnh nhỏ, chưa lây lan nhiều
Đậu xanh giã với gạo nếp đắp lên vùng da bị bệnh giúp mụn mau xẹp
Đối với trường hợp bệnh nặng
Sử dụng lá trúc đào đem nghiền nhuyễn, sau đó trộn chung với dầu dừa và đắp hỗn hợp này lên vùng da tổn thương mỗi ngày 2 lần. Kiên trì thực hiện bệnh sẽ mau khỏi.
5. Lưu ý khi ăn uống
Khi bị giời leo bạn nên chú ý chế độ ăn uống của mình bởi nó có ảnh hưởng tới thời gian khỏi bệnh.
Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin và nguyên tố vi lượng.
Uống nhiều nước cam và nước chanh là hai loại quả chứa nhiều vitamin C giúp lành vết thương.
Không ăn tôm, cua,… và các loại hải sản có chứa nhiều canxi.
Không các món ăn có tính nóng như đồ chiên xào, thực phẩm giàu arginine như yến mạch, ngũ cốc tinh chế,… và các đồ uống có cồn.
Không nên ăn các loại thực phẩm giàu canxi như hải sản
Bệnh giời leo không khó để chữa trị nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại những ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Vì vậy tốt nhất nếu bị bệnh bạn hãy đến các phòng khám, cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và điều trị. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc cần được giải đáp các bạn hãy liên hệ với MEDLATEC theo số điện thoại 1900 56 56 56 để được trợ giúp.
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
Suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi ta ngồi nhiều hoặc đứng lâu quá gây ra sự ứ trệ máu ở dưới chân, không lưu thông được. Về lâu dài, tĩnh mạch sẽ bị viêm, suy giảm chức năng và có dòng ngược trào máu trong tĩnh mạch. Khi đó tĩnh mạch sẽ dần mất chức năng mà đưa máu trở lại về tim.
Căn bệnh suy giãn tĩnh mạch không phải ai cũng có thể bị mắc, tuy nhiên bạn nên chú ý tới những yếu tố sau bởi rất có thể chúng là nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch:
Tuổi tác: Thực tế khi tuổi càng cao thì nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch càng lớn.
Nguyên nhân tới từ nghề nghiệp: Các nghề nghiệp có yêu cầu phải ngồi lâu hoặc đứng lâu như văn phòng, giáo viên, công nhân nhà máy,… dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hơn nhiều.
Giới tính: Theo các nhà nghiên cứu, nữ giới có khả năng mắc bệnh này cao hơn gấp 3-4 lần nam giới do sự ảnh hưởng nội tiết tố bên trong cơ thể hay sự ảnh hưởng đến từ mang thai,…
Cân nặng: cân nặng quá khổ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tĩnh mạch của phần chân khi phải đi đứng lại nhiều.
Di truyền: Nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch có khả năng mắc phải là do di truyền từ những người trong gia đình mà đã bị bệnh.
Vớ áp lực
Vớ áp lực được làm từ vải dệt kim đàn hồi, là một trong những công cụ y khoa có chức năng hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, ngăn ngừa nhiều bệnh như suy giãn tĩnh mạch, búi giãn tĩnh mạch.
Lột bỏ tĩnh mạch (phẫu thuật Stripping)
Stripping là kĩ thuật lột bỏ tĩnh mạch, đây là phương pháp y khoa phổ biến từ những năm 1950. Phẫu thuật Stripping sẽ diễn ra trong vòng 1-3 tiếng, tĩnh mạch sẽ được rút hết ra bởi dụng cụ tuốt bỏ tĩnh mạch và được khâu lại bằng chỉ.
Loại bỏ tĩnh mạch giãn bằng laser hoặc sóng cao tần nội mạch
Thường để chữa trị suy giãn tĩnh mạch, các bác sĩ thường thực hiện các ca phẫu thuật Stripping hoặc Ligation, nhưng theo nghiên cứu tỉ lệ tái phát sau các ca phẫu thuật này rất cao. Bởi vậy ngày nay, y học đã nghiên cứu thêm một phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch nữa là bằng laser và sóng cao tần nội mạch.
Loại bỏ tĩnh mạch bằng hệ thống VenaSeal
Keo sinh học VenaSeal là một phát minh tiến bộ mới vượt bậc trong ngành y học, khoa học kỹ thuật. Hệ thống VenaSeal đem lại sự bảo đảm, an toàn, và hiệu quả về điều trị hơn so với các cuộc phẫu thuật truyền thống.
Điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser
Các tĩnh mạch mạng nhện mà nhỏ hơn 3mm và gần bề mặt của da, các bác sĩ sẽ có thể dùng laser để loại bỏ các tĩnh mạch đó. Ưu điểm hàng đầu khi dùng laser chữa trị là vì nó không để lại sẹo trên da do không có sự tác động dao kéo trên bề mặt da.
Sống cùng suy giãn tĩnh mạch
Không phải lúc cũng cần điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu trong trường hợp căn bệnh ảnh hưởng tới việc đi lại quá nhiều, bạn nên lập tức đến gặp bác sĩ để điều trị.
Chế độ sinh hoạt
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho lưu thông máu tốt hơn. Các bạn có thể bắt đầu chơi những môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, bơi, chơi cầu lông, xe đạp, khiêu vũ,… Tránh việc tập thể dục quá sức như tập tạ, nhảy cao, nhảy xa,…
Tập đi lại: Đi lại nhiều cũng sẽ giúp máu lưu thông hơn là đứng một chỗ, nếu bạn đang là giáo viên, bác sĩ, dược sĩ,… nên tập thói quen đi lại, đi dạo để chân không bị chịu áp lực nhiều.
Giày dép: Nếu bạn được chẩn đoán bị suy giảm tĩnh mạch, bạn nên tránh đi giày cao gót và chọn đi những đôi giày bệt thoải mái mà nhẹ chân.
Tránh mang vác nặng: Mang vác nặng có thể khiến áp lực chân tăng cao vậy nên bạn nên tránh mang vác nặng thường xuyên.
Chế độ ăn uống
Người bệnh suy giảm tĩnh mạch cần được bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng, đủ vitamin và chất xơ như hoa quả, ngũ cốc, các loại rau. Người bệnh cũng cần tiết chế khẩu phần ăn nếu có dấu hiệu béo phì, bởi béo phì ảnh hưởng nhiều tới bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Nguồn: Bệnh viện FV
7-Dayslim
Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng Viêm Phổi Vũ Hán Và Cách Xử Lý Khi Nghi Ngờ Bệnh trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!