Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Và Nội Dung Của Thập Nhị Nhân Duyên được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ý nghĩa của học thuyết thập nhị nhân duyên
Đối với những đệ tử Phật, có căn cơ quán sát nhân duyên, thì Phật dạy 12 nhân duyên phát khởi ra luân hồi, để các đệ tử ấy tu tập theo và chứng quả Duyên giác.
Các vị Độc giác thường quán tất cả các sự vật, dù thân hay cảnh, dù sống hay chết, đều do các duyên hội hợp mà hóa thành như có, chứ không phải thật có. Các vị thường quán các sự vật, chỉ có tánh đối đãi, chứ không có tự tánh. Ví dụ như tờ giấy, nó có những tính cách là mỏng, là vuông, là trắng, những tính cách đó đều là đối đãi, vì mỏng đối với dày mà có, vuông đối với cái không phải vuông mà có, trắng đối với cái không phải trắng mà có, lại tờ giấy là vật có hình tướng, cũng có đối với không mà thành, rõ ràng tờ giấy chỉ có những tính cách đối đãi, ngoài những tính cách ấy ra, thì không chỉ thế nào là tờ giấy được.
Lại tờ giấy có những nguyên nhân của tờ giấy, nơi tờ giấy, người ta có thể nhận rõ tác dụng của các nguyên nhân ấy, đã kết hợp như thế nào, ngoài những tác dụng ấy ra, cũng không thể tìm cái gì là tờ giấy được.
Đối với những đệ tử Phật, có căn cơ quán sát nhân duyên, thì Phật dạy 12 nhân duyên phát khởi ra luân hồi, để các đệ tử ấy tu tập theo và chứng quả Duyên giác.
Mười hai nhân duyên của luân hồi là một dây chuyền liên tục, chuyền từ khâu này đến khâu khác, trong một đời cũng như trong nhiều đời. Mười hai nhân duyên ấy là vô minh duyên ra hành, hành duyên ra thức, thức duyên ra danh sắc, danh sắc duyên ra lục nhập, lục nhập duyên ra xúc, xúc duyên ra thọ, thọ duyên ra ái, ái duyên ra thủ, thủ duyên ra hữu, hữu duyên ra sinh, sinh duyên ra lão tử.
Nội dung của thập nhị nhân duyên
Cần nhận rõ hành tướng của các nhân duyên, hiểu rõ sự tác động của nhân duyên này đối với sự phát sinh của nhân duyên khác, dùng phép quán duyên khởi, diệt trừ những khâu chính trong dây chuyền 12 nhân duyên, để đi đến chứng được đạo quả của Duyên giác thừa.
1. Vô minh: Vô minh là không sáng suốt, là mề lầm, không nhận được bản tính duyên khởi chân thật. Do vô minh, nên không biết tất cả sự vật, dầu thân, dầu cảnh, dầu sinh, dầu diệt, dầu năng, dầu sở, dầu có, dầu không, đều do nhân duyên hội họp mà giả dối sinh ra, do nhân duyên tan rã mà giả dối mất đi, đều theo nhân duyên mà chuyển biến như huyễn, như hóa, không có thật thể. Chính vì không biết như thế, nên lầm nhận thật có cái ta, thật có cái thân, thật có hoàn cảnh, rồi do sự đối đãi giữa thân tâm và cảnh giới, phát khởi ra những tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng.
2. Hành: Hành, chính là cái tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng ấy, nó làm cho chúng sinh nhận lầm có cái tâm riêng, cái ta riêng của mình, chủ trương gây các nghiệp, rồi về sau chịu quả báo.
4. Danh sắc: Các thức theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc. Sắc, bao gồm những cái có hình tướng, như thân và cảnh; Danh, bao gồm những cái không có hình tướng, như cái sự hay biết, nói một cách khác, là thức tâm thuộc nghiệp nào, thì hiện ra thâm tâm và cảnh giới của nghiệp ấy.
5. Lục nhập: Thân tâm đối với cảnh giới thì duyên khởi ra các sự lãnh nạp nơi 6 giác quan, nhãn căn lãnh nạp sắc trần, nhĩ căn lãnh nạp thanh trần, tỷ căn lãnh nạp hương trần, thiệt căn lãnh nạp vị trần, thân căn lãnh nạp xúc trần và ý căn lãnh nạp pháp trần.
7. Thọ: Do những quan hệ giữa tâm và cảnh như thế, nên sinh ra các thọ là khổ thọ, lạc thọ, hỷ thọ, ưu thọ và xả thọ.
8. Ái: Do các thọ đó, mà sinh lòng ưa ghét, đối với lạc thọ, hỷ thọ thì ưa, đối với khổ thọ, ưu thọ thì ghét và đã có ưa ghét thì tâm gắn bó với thân, với cảnh, hơn bao giờ hết.
10. Hữu: Do tâm chấp trước, nên những sự vật như huyễn như hóa lại biến thành thật có, có thân, có cảnh, có người, có ta, có gây nghiệp, có chịu báo, có sống và có chết, cái có như thế, tức là hữu.
11. Sinh: Có sống, tức là có sinh, nói một cách khác, là do không rõ đạo lý duyên khởi như huyễn, không có tự tánh, nên nhận lầm thật có sinh sống.
Do mười hai nhân duyên chuyển mãi, từ khâu này đến khâu khác, trong quá khứ, hiện tại, vị lai, nên chúng sinh chìm đắm mãi mãi trong đường luân hồi.
Mười hai nhân duyên là một dây chuyền liên tục, chuyền từ khâu này đến khâu khác trong nhiều đời. Do có vô minh qua hành ở các đời quá khứ nên duyên khởi ra thức tâm của đời này. Thức tâm ấy, theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc, danh sắc duyên sinh ra lục thập, lục thập duyên sinh ra xúc, xúc duyên sinh ra thọ. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ, đều là cái quả báo dị thục của các nghiệp, đã gây ra từ trước.
Khi tâm chúng sinh chịu cái quả báo đó, thì do sự đối đãi giữa thân và cảnh lại sinh ra những điều ưa ghét, đó là ái. Rồi do có ưa ghét, mà gắn bó với thân và cảnh, chấp là thật có, không biết thân tâm và cảnh giới đều duyên khởi như huyễn, đó là thủ. Do có chấp trước, nên mọi sự vật, vốn là huyễn hóa, lại biến thành thật có, thân cũng có, cảnh cũng có, ý thức phân biệt cũng có, mình cũng có, người cũng có, rồi từ đó, sinh ra có gây nghiệp và có chịu báo.
Nếu xét các duyên, từ đời hiện tại đến đời tương lai, thì chẳng những cái vô minh sẵn có từ trước là vô minh, mà thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ cũng đều thuộc về vô minh. Hành cũng thế, chẳng những các nghiệp quá khứ là hành, mà các nghiệp hiện tại như ái, thủ hữu cũng đều thuộc về hành. Như thế, vô minh quá khứ cộng với vô minh hiện tại, cùng nhau duyên khởi ra thức tâm của nghiệp báo đời sau. Về nghiệp báo đời sau, thì trong một chữ sanh, đã gồm đủ thứa, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái và thủ, hữu, thì một phần thuộc về sanh, một phần thuộc về lão tử. Rồi do trong đời vị lai này, có gây nghiệp, có chịu báo, nên có sanh và lão tử đời sau nữa.
Do mười hai nhân duyên chuyển mãi, từ khâu này đến khâu khác, trong quá khứ, hiện tại, vị lai, nên chúng sinh chìm đắm mãi mãi trong đường luân hồi.
Trong mười hai nhân duyên, thì nguyên nhân căn bản của luân hồi, tức là vô minh và nguyên nhân của tất cả sự chuyển biến trong luân hồi, tức là hành. Chỉ khi nào diệt trừ được vô minh, thì mới giác ngộ, chỉ khi nào diệt trừ được hành, thì mới hết sinh diệt, vì thế các vị tu hành phép thập nhị nhân duyên, cần phải theo đạo lý duyên khởi, mà quán tất cả sự vật đều duyên sinh như huyễn, không có tự tánh, để diệt trừ vô minh. Khi phát ra trí tuệ, trừ được vô minh, thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc, lục thập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử đều diệt hết.
Chỉ khi nào diệt trừ được vô minh, thì mới giác ngộ, chỉ khi nào diệt trừ được hành, thì mới hết sinh diệt, vì thế các vị tu hành phép thập nhị nhân duyên, cần phải theo đạo lý duyên khởi, mà quán tất cả sự vật đều duyên sinh như huyễn, không có tự tánh, để diệt trừ vô minh.
Nên nhận rõ 12 nhân duyên chỉ duyên sinh ra nhau và mỗi khâu, chỉ một nhân duyên đối với khâu khác, chứ không phải tất cả các nhân duyên đối với khâu ấy, như vô minh duyên sinh ra hành, thì vô minh là một nhân duyên, trong nhiều duyên sinh ra hành, chứ không phải một mình vô minh sinh ra hành. Nói vô minh duyên sinh ra hành, thì có nghĩa là, nếu thiếu vô minh làm nhân duyên thì hành không phát khởi được. Đối với các khâu khác, thì cũng đều có nghĩa như thế. Nhưng, nếu trong tất cả các duyên tạo thành một khâu, diệt trừ được một duyên, thì cái khâu ấy quyết định không sinh ra được. Chính vì vậy, ngược lại, lúc lưu chuyển, khi đã diệt trừ được vô minh, thì cả 12 nhân duyên đều được diệt trừ và người tu hành được giải thoát ra khỏi sanh tử.
Nói tóm lại, phép tu của Duyên giác thừa, cũng như của các vị Độc giác, đều dựa vào phép quán mọi sự, mọi vật đều do nhân duyên mà có sinh diệt, nhận rõ mọi sự, mọi vật do nhân duyên mà sinh, nên không thật có sinh, do nhân duyên mà diệt, nên không thật có diệt, mà chứng được đạo quả vô sinh diệt. Các vị tu theo Duyên giác thừa, còn quán các sự vật đều do duyên hợp thành và thường theo duyên mà chuyển biến. Các vị thường dùng tâm niệm của mình, chuyển đổi những sự vật này, hóa thành sự vật khác, để trực nhận một cách sâu sắc đạo lý duyên khởi như huyễn. Do lối tu như thế, nên các vị Độc giác và Duyên giác thường có nhiều thần thông và cũng hay dùng thần thông để hóa độ chúng sanh. Do các vị ấy, chứng được đạo lý duyên khởi như huyễn, nên phạm vi hóa độ chúng sanh cũng rộng hơn Thanh Văn thừa và chỗ giác ngộ cũng gần với Bồ-tát thừa hơn. Vì thế, mà trong kinh có nơi gọi Duyên Giác thừa là Trung thừa, nghĩa là cái thừa ở giữa Tiểu thừa và Đại thừa, phát nguyện rộng lớn thì thường mau chóng chứng được những quả vị của Đại thừa.
Trích theo bài viết của cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám
Văn Mẫu Lớp 10: Phân Tích Bài Thơ Duyên Của Xuân Diệu (Dàn Ý + 2 Mẫu) Thơ Duyên Của Xuân Diệu
I. Mở bài
– Hồn thơ Xuân Diệu không bao giờ khép kín mà luôn luôn rộng mở đối với thiên nhiên và con người.
– Niềm khao khát được hòa hợp, giao cảm với cuộc đời thể hiện rõ nét qua một bài thơ thật hồn nhiên của nhà thơ: Thơ duyên (ghi lại bài thơ).
– Chuyển mạch.
II. Thân bài
A. Sự giao hòa tuyệt diệu trong thiên nhiên
– Duyên chỉ sự ràng buộc quấn quýt. Đây là cuộc gặp gỡ tình cờ không hẹn trước. “Thơ duyên” là thơ để làm duyên, để bắc nhịp cầu cảm thông.
– Cũng có thể hình tượng thơ cho thấy nhưng xúc cảm tinh tế của nhà thơ trước sự hòa hợp tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên, giữa “anh” và “em” trong không khí của thơ và mộng, trong âm hưởng của nhạc (tiếng huyền) và trong tình yêu mến (nỗi thương yêu).
1. Chiều mộng vừa hiện thực vừa lãng mạn. Một buổi chiều mùa thu với không gian êm đềm, cảnh vật như đang giao hòa trên nhánh duyên.
– Hình ảnh gợi cảm, thơ mộng:
Đôi chim hót ríu rít, chuyền trên những cành me.
Nền trời trong xanh màu ngọc bích đổ ánh sáng qua muôn lá.
– Dường như khắp nơi, thiên nhiên đều dạo lên khúc nhạc chào đón mùa thu:
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.
2. Cảnh vật trở nên nhẹ nhàng, duyên dáng:
– Con đường nho nhỏ với những làn gió xiêu xiêu nhẹ, những cành hoang lả lá dưới ánh nắng chiều…
– Những đám mây biếc bay gấp gấp, làm cho cánh cò trên ruộng cũng phân vân.
“Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều (Lạc hà dữ cô lộ tề phi: Thu Thủy cộng trường thiên nhất sắc, dịch là: Ráng chiều và cánh cò đơn chiếc lặng bay: Nước mùa thu cùng trời mùa thu một sắc) đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới” (Hoài Thanh). Vì Vương Bột quan sát, còn Xuân Diệu vừa quan sát vừa cảm nhận nên có sự cách biệt ấy.
Như nêu bật cảm giác rợn ngợp của cánh chim trước bầu trời cao.rộng, và cảm giác dịu lạnh của một loài hoa dưới những giọt sương chiều rơi nhẹ.
3. Thiên nhiên trong buổi chiều hôm qua bài thơ thật êm đềm, thơ mộng. Tất cả dường như có duyên với nhau, giao hòa trong một sự vận động vốn có. Nét đặc sắc nhất của những câu thơ ở đây là “cảnh như muốn theo lời thơ mà tan ra. Nó chỉ mất một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều thơ mộng” (Hoài Thanh).
Hơn nữa, thiên nhiên như đang chuẩn bị cho những cảm xúc trìu mến để con người đón nhận những tình cảm thương yêu.
B. Sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người
Nhân vật trữ tình ở đây là ta, là anh, một chàng thanh niên mới lần đầu rung động con tim nên cảm thấy tràn ngập tình cảm thương yêu.
Anh đi dưới đất trời – như giữa bài thơ dịu trên con đường nho nhỏ thoảng làn gió xiêu xiêu trong âm vang của khúc nhạc thu êm ái, lòng chợt rung động bởi một tình cảm mới lạ, cứ nhịp bước theo em. Tâm hồn anh hòa điệu với em như một cặp vân, dù ta chẳng quen biết nhau, không có băng nhân mai mối:
Nhân vật trữ tình đang lắng nghe lòng mình hòa điệu với vạn vật, cùng lúc khao khát giao cảm với cuộc đời, khao khát yêu thương và được thương yêu.
3. Tình cảm yêu thương trong bài thơ gây ấn tượng sâu đậm, như một niềm hạnh phúc chính đáng mà con người được hưởng, và thơ mộng như trong truyện thần tiên:
III. Kết bài
Khái quát cảm nghĩ của em về bài thơ
Thơ duyên cho thấy bao nét đẹp của một chiều thu quê hương qua những chi tiết được quan sát, chủ yếu là được cảm nhận thật tinh tế. Đây là một trong số rất ít bài thơ trong sáng, hồn nhiên của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Xuân Diệu đã viết về mùa xuân với tất cả sự say đắm, nồng nàn:
Thi sĩ cũng đã đến với mùa thu trong bâng khuâng, man mác. Viết về mùa thu, Xuân Diệu có một lối nói riêng đầy thi vị, tứ thơ mới mẻ, cảm nhận tinh tế nhẹ nhàng cái hồn thu của đất trời, quê hương xứ sở. “Thơ duyên” là một bài thơ thu độc đáo nhận diện cảnh thu, tình thu qua tâm hồn thơ mộng của một chàng trai đa tình và tài hoa lãng mạn.
“Thơ duyên” – một thi đề rất thơ. Cái “duyên” được thi sĩ nói đến là sự tương giao nhiệm mầu của vũ trụ, thiên nhiên và con người, trước hết là những chàng trai, cô gái “hồn xanh như ngọc bích”.
Một buổi chiều thu tuyệt đẹp – “chiều mộng” – êm ái, nhẹ nhàng như ru, tạo vật như đang “hóa thơ trên nhánh duyên”. Nhành cây mềm mại đung đưa duyên dáng theo làn gió thu nhẹ giữa sương khói tà dương. “Con gió xinh thì thào trong lá biếc” (“Vội vàng”), cả một trời thu “nơi nơi động tiếng huyền”. Tiếng nhạc, tiếng đàn du dương, dịu ngọt như ru hồn người vào cõi mộng. Tiếng gió hoà điệu với tiếng chim ríu rít. Trên ngọn me “cặp chim” vừa chuyền cành vừa hót, biết bao âu yếm và yêu thương. Cây me cũng như cây sấu là hình ảnh thân thuộc của đường phố cổ Hà Nội. Ta như được sống lại phố cũ yêu thương của đất Tràng An hơn nửa thế kỉ trước. Đã từng biết “khúc nhạc thơm”; “khúc nhạc hường”, giờ đây ta lại được thưởng thức “tiếng huyền” của buổi “chiều mộng”:
Cảnh thu có gió reo, chim hót. Còn có trời thu xanh trong, đẹp như ngọc; tất cả màu xanh ấy của trời thu như “đổ” xuống, như tràn qua muôn lá, cỏ cây ánh ngời lên sắc ngọc với trời thu, sắc ngọc ấy ai có thể quên? Sau này, thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng viết trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”… Màu ngọc của lá cũng là sắc thu làm nên cái hồn thu.
Khổ một nói đến gió, cây và cặp chim chuyền – cảnh vật hòa hợp tương giao, gắn bó; cái “duyên” ấy được cảm nhận qua tâm hồn một thi sĩ hào hoa, đa tình . Khổ hai nói về con đường và trái tim “rung động nỗi thương yêu”. “Nhỏ nhỏ”… “ xiêu xiêu”… “lả lả” – bây nhiêu nét vẽ tinh tế hiện lên trên một gam màu vàng nhạt của ngày thu tàn “nắng trở chiều”. Hồn thu của bức tranh quê gợi một nỗi buồn đẹp. “Buổi ấy”, trái tim “ta” xao xuyến, “rung động” một tình thu. Thi sĩ đi giữa đất trời, lắng nghe tiếng đập nhẹ của con tim, tâm hồn rộng mở giao hòa đi vạn vật, với con người, một thiếu nữ đang nhẹ bước trên đường:
“Em” và “anh” cùng dạo bước trên đường. “Em” bước đi “điềm nhiên”, trông tự nhiên, hồn nhiên, duyên dáng. Anh cũng đang say sưa ngắm cảnh đất trời, bước chân “lững đững” – thong thả, ung dung. Cuộc ngẫu gặp của đôi lứa thanh tân, tưởng “vô tâm” mà hình như đã có cái “duyên” trời sắp sẵn. Chẳng hò hẹn gì mà nhiều bâng khuâng!
Cặp câu song hành bình đối nhiều ý vị “Anh với em” đẹp như một cặp vần trong “bài thơ dịu”. Cặp vần ấy ngân lên “rung động nỗi thương yêu”. Một so sánh độc đáo nói lên cái “duyên” lứa đôi:
Cảnh vốn đẹp, giờ thêm người đẹp, sự giao hòa, giao cảm càng muôn phần tăng lên, sắc thu trong sáng, tình thu thanh khiết mơ màng. Bức tranh thu được dệt thêu bằng cái duyên của sự sống và một tình yêu rạo rực, xôn xao. Đúng như nhà văn Hoài Thanh đã nhận xét: “Xuân Diệu say đắm cảnh trời… khi vui, khi buồn đều nồng nàn, da diết…”
Khổ bốn nói về cảnh thu trên một không gian rộng và lạnh. Một áng mây chiều và một cánh cò thân thuộc của đồng quê. Không phải là mây xám. Cũng không phải “Mây trắng nghìn năm bay chơi vơi” (“Lầu Hoàng Hạc” – Thôi Hiệu). Mà là mây biếc, mây tuyệt đẹp. Hai chữ “về đâu” đầy gợi cảm. Hỏi mây hay hỏi nàng thiếu nữ? Cảnh vừa thực vừa mộng, nhiều man mác, bâng khuâng. Câu thơ “Con cò trên ruộng cánh phân vân” là một sáng tạo rất độc đáo của Xuân Diệu. Hình tượng thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong vị Đường thi và thơ mới. “Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới” (Hoài Thanh). Hình ảnh “cánh phân vân” đặc tả dáng cò đang lững lờ đôi cánh, không biết nên bay cao hay bay thấp, bay gần hay bay xa, bay lên hay đậu xuống…
Chiều thu tàn, bầu trời như trải rộng thêm ra. Cảm nhận ấy được diễn tả qua hai câu thơ tuyệt bút:
Lấy cái hữu hạn, cô đơn, bé nhỏ (cánh chim) để diễn tả cái vô hạn, mênh mông (bầu trời) là một nét vẽ tài hoa. “Chim nghe…” – sự chuyển đổi cảm giác đầy thi vị. Cánh chim nhỏ nhoi, bay miết, in dáng trên nền trời chiều bao la. Hoàng hôn buông xuống, sương thu chớm lạnh. Hoa khép cánh dần…
Thời gian nhẹ nhàng trôi “bước thu êm”. Tâm hồn thi nhân dào dạt tình thương mến. Chan hòa cùng đất trời, tạo vật. Mọi tâm hồn sẽ tự tìm đến với nhau và “thắm lại” (Xuân Hương), cần chi băng nhân? Nhà thơ khe khẽ reo lên: “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”. Phải chăng ý câu thơ này: “Anh đã phải lòng em” như có người đã hiểu?
“Thơ duyên” đã tồn tại hơn nửa thế kỉ mà vẫn “duyên” vẫn đẹp. Bởi lẽ cảnh thu tuyệt đẹp, thơ mộng. Tình thu trong sáng, bâng khuâng. Từ chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến đến “Thơ duyên”, hơn bao giờ hết, ta cảm nhận sâu sắc rằng, “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới”. Chim đã có đôi, có cặp rồi, cho nên “Lòng anh thôi đã cưới lòng em” vậy. Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy. “Thơ duyên” là một bài thơ tình của Xuân Diệu. Trong tuyển tập “100 bài thơ tình”, “Thơ duyên” mang vẻ đẹp một “hoa khôi” sáng giá.
Mỗi khi nhắc đến Xuân Diệu người ta sẽ nhớ ngay tới một thi sĩ với khả năng quan sát tinh tế, tình cảm say mê nồng cháy. Trong các bài thơ của ông, người đọc luôn thấy tình yêu cuộc sống, sự trân quý mọi khoảnh khắc của cuộc đời, của vạn vật và “Thơ duyên” là một trong những bài thơ như vậy. Ở bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được sự tinh tế của thi sĩ trong việc tái hiện sự trôi chảy của thời gian và hồn thu, tình thu cũng được khắc họa rõ nét qua ngòi bút tài hoa này.
“Thơ duyên” là khúc hát say mê, nhạy cảm với cuộc đời. Chữ “duyên” có thể hiểu là sự giao cảm, hòa nhịp với thiên nhiên đất trời, con người. Vốn là một con người dễ rung động trước cái đẹp, lại là người đa sầu đa cảm nên nhà thơ lại càng trân trọng sự chuyển động của thời gian và cụ thể ở bài thơ này là sự chuyển giao giữa hạ sang thu. Không chỉ đến bài thơ này thi sĩ mới viết về mùa thu mà trong tập “Thơ thơ” độc giả cũng đã bắt gặp “nàng thơ” với sự “ngẩn ngơ”, u sầu trong “Đây mùa thu tới”. Còn “Thơ duyên” bắt đầu với những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng.
Nhìn tổng thể cảnh vật mùa thu qua khổ một có thể thấy đây là một bức tranh sinh động và nên thơ. Với không gian là buổi “chiều mộng” – lãng mạn, êm ái hòa vào đó “thơ trên nhánh duyên” gợi nên khung cảnh trữ tình. Vạn vật dường như cũng vui mừng, hò reo khi thu về khi có “cặp chim chuyền” đang ríu rít trên “cây me”. Động từ “ríu rít” lột tả được phấn khởi, vui vẻ khi chúng liên tiếp “chuyện trò” với nhau. Hình ảnh cây me cũng gợi nhớ lại Hà Nội xưa cũ, một phần của quê hương xứ sở. Cùng lúc đó cả “bầu trời”, “lá” đều chuyển sang màu ngọc. Sắc màu này đã từng được nhà thơ Hàn Mạc Tử nhắc đến qua “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” (Đây thôn Vĩ Dạ). Màu sắc gợi lên cảm giác trong xanh cùng với động từ “đổ” tạo cảm giác dứt khoát, lan tràn. Bây giờ không gian không chỉ nhuốm màu xanh mà còn tươi vui, rộn rã với “động tiếng huyền”. Cụm từ “thu đến” như một tiếng reo vui mừng, phấn khích cho mơ ước bấy lâu giờ đã thành hiện thực.
Nếu như đối với khổ thơ đầu, tác giả vẽ nên bức tranh thiên nhiên thì khổ kế tiếp nhà thơ đã tinh ý khi lồng vào đó chút tình cảm riêng tư.
Từ tầm nhìn trên cao tác giả “kéo” không gian của mình xuống gần hơn. Thi sĩ liên tiếp sử dụng từ láy hoàn toàn như “nho nhỏ”, “xiêu xiêu”, “lả lả” gợi sự đáng yêu trên nền nắng chiều. Động từ “trở” đầy sức gợi, mang đến cảm giác chuyển mình. Nếu từ “chiều” ở khổ một còn mang nét huyền huyền ảo ảo thì với khổ thơ này nó mang nét mạnh mẽ, “đậm nắng” hơn. Trong cái sắc hương của trời đất khi sang thu, thi sĩ nhớ lại lần rung động đầu tiên của mình. Thêm một động từ nữa cũng kích thích trí tò mò của độc giả không kém là “nghe”. “Nghe” ở nghĩa tường minh tức là sử dụng thính giác để lắng nghe âm thanh của cuộc sống, nhưng ở nhân vật “ta” hành động “nghe” lại chỉ ra được tâm ý, sự thầm thương, phải lòng “cố nhân”. Đó là cách dùng từ vô cùng đặc sắc của tác giả.
Hình ảnh của sự “rung động” ấy được tái hiện rõ hơn. Nhân vật “em” và “anh” cùng dạo bước trên con đường nhỏ. “Em” thì hồn nhiên, ngây thơ bước đi không hề bận tâm gì. Còn “anh” thì “lững đững” – trạng thái thoải mái, thong dong. Hai con người xa lạ bỗng gặp nhau trên con đường nhỏ, tưởng xa hóa lại gần. Quả là cái duyên tiền định!
“Vô tâm” phải chăng là sự lãnh cảm, rời xa hay chính là cái xa lạ nhưng có sự giao lưu, kết nối. Với thủ pháp so sánh nhà thơ Xuân Diệu đã đưa ra quan niệm của mình về chữ “duyên”. Đối với ông thiên nhiên hòa hợp với thiên nhiên, con người say đắm trước cảnh vật vẫn là chưa đủ mà còn một “cặp bài trùng khác” là sự giao duyên giữa con người với nhau. Chẳng thế mà dù em vô tư bước đi không để ý gì về người đằng sau, còn anh thong dong ngắm nhìn trời đất cũng không đoái hoài gì người phía trước nhưng giữa họ lại có sự kết nối như “cặp vần” – gắn bó khăng khít, không thể tách rời. Một nhân sinh quan thật mới mẻ!
Advertisement
Khổ bốn mang đến cho độc giả cảnh thu trên không gian rộng lớn. Hoạt động của thiên nhiên cũng dần dồn dập, nhanh chóng hơn. Từ láy “gấp gấp” tạo cảm giác hối hả, thúc giục. Tuy nhiên cụm từ “về đâu” lại đặt ra câu hỏi cho nơi đến của mây. Cùng với mây, con cò dường như cũng “phân vân”, đắn đo không biết nên bay lên cao hay xuống thấp, bay gần hay bay xa. Chiều thu tàn bắt đầu có chút gì đó bâng khuâng, bầu trời trải rộng ra và dường như cánh chim cũng đã thích nghi với điều này để rồi “giang thêm cánh”. Thi sĩ gán cho chim với động từ “nghe” như để sinh vật này hiểu được bầu trời, cảm nhận được thiên nhiên rồi từ đó điều chỉnh để thích nghi. Cách nhà thơ sử dụng cái hữu hạn (cánh chim) để diễn tả cái vô hạn (bầu trời) là một thủ pháp hay và ý vị. Người đọc dễ dàng hình dung được một cánh chim không mỏi, bay miệt mài trên nền xanh của bầu trời. Và càng chìm dần vào chiều thu, sương càng rơi xuống nhiều. “Hoa lạnh” vì có thể do “đẫm sương” hoặc do cơn gió nào đó. Chiều mùa thu bắt đầu lạnh làm cho người đọc cũng mang chút gì xao xuyến, bâng khuâng.
Đến khổ thơ cuối cùng, nhân vật trữ tình lại hồi tưởng về mối tình đầu của mình, về những rung động đầu đời lồng ghép vào trong hình ảnh thiên nhiên. Hình ảnh nhân hóa “bước thu êm” như sự chuyển động nhẹ nhàng, dịu dàng của nàng thu. Từ “êm” gợi cảm giác dễ chịu, thoải mái. Trên nền thu dịu dàng , e ấp “anh” lại nói về sự rung động của mình khi gặp em – “lòng anh thôi đã cưới lòng em”. Động từ “cưới” như một sự chắc nịch rằng anh đã phải lòng em và tấm lòng của anh chỉ hướng tới em. Động từ này còn nói lên sự gắn bó, xem “em” như là “mảnh ghép” còn lại của đời mình.
Bài thơ “Thơ duyên” không chỉ xuất sắc về nội dung mà ở khía cạnh hình thức bài thơ cũng đã làm rất “tròn vai” của mình. Bên cạnh việc sử dụng các từ láy, phép nhân hóa, các từ ngữ đặc sắc một nét khá đặc biệt trong bài thơ là cách ngắt câu. Thường thường ở thơ bảy chữ mà có bốn câu thì chỉ chấm kết thúc ở dòng cuối cùng ở mỗi khổ nhưng với “Thơ duyên” thì khác, dòng một với dòng ba là có dấu chấm phẩy khi kết thúc dòng. Còn dòng hai với dòng bốn là dấu chấm. Tức là hai dòng sẽ tạo thành một câu. Đây là một nét lạ và sáng tạo của Xuân Diệu.
Bằng ngòi bút giàu nhiệt huyết, tình yêu sôi nổi của một con người luôn trân quý, nắm bắt thời gian nhà thơ Xuân Diệu đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên với nhiều hình ảnh, nhiều sắc thái đặc trưng của mùa thu. Cùng với đó tác giả đã viết nên sự rung động đầu đời của mình – sự giao cảm, kết nối giữa những con người tưởng chừng xa lạ nhưng lại là cái duyên đã được sắp đặt sẵn. Tình duyên nảy nở trong tình thu!
Dmca Là Gì? Sự Ảnh Hưởng Của Nó Đến Nội Dung Web
Hiện nay, thách thức lớn nhất và phổ biến nhất mà những người làm sáng tạo phải đối mặt chính là vấn đề bản quyền. Bạn có thể không biết, những thập kỷ trước khi không có internet, những tác giả, nhà sáng tạo không cần lo lắng nhiều về vấn đề ăn cắp, phát tán tcs phẩm của người khác.Nhưng ngày này, sự bùng nổ của Internet và thế giới digital, sự gia tăng các vấn đề bản quyền của các nhà văn, tác giả,biên kịch, nhiếp ảnh gia phải đối mặt là rất cao (DMCA). Ngay sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn biết DMCA là gì và sự ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến sự phát triển của doanh nghiệp.
DMCA là gì?Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số (hay DMCA) là một đạo luật khá gây tranh cãi của chính phủ Hoa Kỳ được ban hành vào năm 1998 bởi tổng thống Bill Clinton. Mục đích của DMCA là cân bằng lợi ích của chủ sở hữu bản quyền và người dùng, đồng thời xem xét bất kỳ loại vi phạm bản quyền nào xuất hiện trong thế giới kỹ thuật số.
Bộ luật bảo vệ quyền tác giả
DMCA nhằm điều chỉnh phương tiện kỹ thuật số và đối phó với những thách thức về bản quyền mà thế giới kỹ thuật số phải đối mặt. DMCA không chỉ xem xét các vấn đề vi phạm bản quyền mà người dùng trên internet phải đối mặt mà còn tăng cường hình phạt đối với người vi phạm.
DMCA ở dạng ban đầu đã bị kiểm duyệt bởi một số nhà khoa học, những người tin rằng điều này sẽ làm gián đoạn ngành công nghiệp CNTT đang phát triển của Hoa Kỳ. Sau những chỉ trích trên toàn thế giới, luật đã phải đối mặt với một số sửa đổi để kết hợp nhiều ngoại lệ khác nhau, nhưng vẫn có một số quốc gia thích phiên bản luật của riêng họ.
Thông báo gỡ xuống theo DMCA là gì?Thông báo gỡ xuống theo DMCA là thông báo chính thức gửi đến công ty, công cụ tìm kiếm, ISP hoặc máy chủ web để thông báo rằng tài liệu mà họ đang lưu trữ hoặc liên kết vi phạm bản quyền.
Công ty hoặc trang web khi nhận được thông báo phải gỡ bỏ tài liệu có bản quyền ngay lập tức. Nếu họ không xóa tài liệu được đề cập, thì ISP có thể buộc gỡ nội dung đó xuống.
Các loại tài liệu có bản quyền mà bạn có thể gửi thông báo gỡ xuống theo DMCA (hoặc yêu cầu DMCA) bao gồm:
– Một văn bản viết bao gồm sách, bài báo, thơ, blog.
– Hình ảnh bạn đã chụp và đăng trên các trang mạng xã hội chính thức của doanh nghiệp mình
– Tác phẩm nghệ thuật, ảnh, hình ảnh, tranh vẽ.
– Bài hát, nhạc hoặc các tệp âm thanh khác
– Video
– Phần mềm kỹ thuật số
Tránh bị kẻ hại tấn công ăn cắp nội dung bản quyền
Rào cản bạn có thể gặp phải khi đưa ra thông báo gỡ xuống theo DMCA là khi trang web lưu trữ nội dung có bản quyền không được đặt tại Hoa Kỳ hoặc quốc gia khác tuân theo DMCA hoặc luật bản quyền.
Những ai sẽ được DMCA bảo vệĐến đây có lẽ các bạn đã phần nào hiểu được DMCA là gì rồi. Có một điều đơn giản chắc chắn mà chúng ta có thể nhận thấy đó là nội dung của doanh nghiệp của bạn:
– Hình ảnh công ty
– Đồ họa
– Video sản xuất
– Các nội dung của doanh nghiệp đã biên soạn
– Các chương trình, hồ sơ cá nhân của doanh nghiệp
Vấn đề bản quyền tác giả ảnh hưởng đến SEO như thế nào?Bạn có biết, DMCA ảnh hưởng rất nhiều đến công cụ tìm kiếm SEO, nó rất quan trọng ngang với việc backlink, làm web vệ tinh… Thông thường, chúng ta thường sáng tạo rất nhiều nội dung để làm seo, nhưng bạn biết đấy, nội dung thì không phải ai cũng sáng tọa được ngày qua ngày, mới mẻ, độc đáo có sức ảnh hưởng đến khách hàng. Chuyện “đạo nhái” hay unique, ăn cắp nội dung là hầu như phổ biến trong lĩnh vực content.
DMCA ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội dung web
Khi nội dung bạn làm ra đăng lên website, blog sẽ nhanh chóng bị đối thủ cướp mất bằng những phần mềm quét. Lúc này DMCA sẽ giúp bạn giải quyết chuyện này một cách đơn giản. Khi bạn bị cướp nội dung và đối thủ được xếp hạng trên tìm kiếm thì hãy gửi báo cáo này cho web Search.
Nhận biết website có bị dính DMCA hay không?Đầu tiên, để banah biết website của bạn có dính đạo nhái nội dung hay không thì bạn cần lên Google để kiểm tra xem các website này có bị dính cáo buộc DMCA hay không. Tất cả các trang bị report sẽ được Google liệt kê một cách đầy đủ trong danh sách bao gồm chủ sở hữu, tổ chức, miền, URL…
Chỉ với 2 năm ta có thể thấy con số thống kế những trang web bị dính report DMCA rất lớn.
Không chỉ có Google mà tất cả các dịch vụ cung bởi các công ty Hoa Kỳ đều không chấp nhận được nội dung vi phạm bản quyền.
Ta có thể lấy ví dụ, Google Adsense hay chương trình tiếp thị đều không cho phép nội dung ăn cắp bản quyền, nội dung sao chép của người khác. Thậm chí những website nào có hành vì sao chép nội dung của người khác thì bị đánh xếp hạng rất thấp.
Lý do doanh nghiệp nên đăng bản quyền nội dung DMCA là gì?Nếu bạn là nhà quản trị của website chuyên nghiệp thì việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần phải làm là đăng ký DMCA để nhằm mục đích tránh nguy hiểm rình rập. Bạn không thể nào chấp nhận được những tác phẩm của mình bị ăn cắp một cách trắng trợn như thế, chất xám của bạn bị copy một cách đơn giản.
Khi bạn đăng ký DMCA, bạn còn thoát khỏi việc report DMCA “bẩn thỉu” của những người kẻ SEO blackhat.
– Hướng dẫn cách đăng ký bản quyền video trên youtube nhanh, đơn giản
–
Đăng bởi: Như Hồ
Từ khoá: DMCA là gì? Sự ảnh hưởng của nó đến nội dung web
Ý Nghĩa Và Vị Trí Của Biểu Tượng Khỉ Trong Phong Thủy
Những điều bạn nên biết về biểu tượng khỉ trong phong thủy
Khỉ là một trong những động vật chiêm tinh của Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, nó có thể ban tặng những lợi ích tốt lành cho những người muốn sử dụng nó như một biểu tượng phong thủy.
1.Dấu hiệu chiêm tinh Trung Quốc, KhỉĐây là một trong 12 dấu hiệu động vật chiêm tinh của Trung Quốc. Những người có dấu hiệu này rất xã hội và làm cho những người bạn tuyệt vời. Họ có thể hành động bốc đồng, và điều này có thể gây bất lợi cho họ. Tuy nhiên, khỉ được biết đến là rất thông minh và tài năng và có thể đánh lừa đối thủ.
2.Sử dụng biểu tượng khỉ trong phong thủyCon khỉ thường được miêu tả trong các bức tượng nhỏ và tác phẩm nghệ thuật chứa nhiều dấu hiệu chiêm tinh khác của Trung Quốc. Biểu tượng thường được hiển thị trong các lĩnh vực cụ thể để truyền cảm hứng và đại diện cho các năng lượng tốt lành khác nhau.
Tây Nam: Đây là hướng tối ưu cho khỉ.
Tây: Nếu khỉ là cung hoàng đạo của bạn, bạn có thể đặt một bức tượng ở phía tây để mang lại tài lộc.
3.Khỉ giữ biểu tượng tốt lànhMột con khỉ đơn độc thường được mô tả đang cầm một biểu tượng tốt lành, chẳng hạn như:
Tiền xu: Luôn luôn là biểu tượng của sự giàu có và tiền bạc. Đặt trong (sự giàu có).
Quả đào: Biểu tượng này đại diện cho một cuộc sống lâu dài với sức khỏe tốt. Đặt trong khu vực phía đông (y tế).
Thỏi vàng: Một biểu tượng khác của sự giàu có, đặt bức tượng này ở khu vực phía đông nam hoặc phía bắc (sự nghiệp).
4.Khỉ trên ngựaMiêu tả của một là một trong những mô tả phổ biến hơn về sự gia tăng quyền lực. Con ngựa là biểu tượng của sức mạnh, sức mạnh và lòng trung thành. Con khỉ thêm một chút thông minh và linh hoạt. Cùng nhau, cả hai trở thành biểu tượng của một sự thăng tiến nhanh chóng và được sử dụng bởi những người tìm kiếm một sự thăng tiến nghề nghiệp.
Đặt bức tượng này ở khu vực phía nam (khu vực ngựa). Hãy chắc chắn rằng cặp đôi đang đi về phía bạn và không bao giờ ra khỏi cửa hoặc cửa sổ.
Một nhà bán lẻ có thể đặt bộ đôi phải đối mặt với máy tính tiền để tăng doanh nghiệp.
Các chủ doanh nghiệp đặt ở khu vực phía nam của doanh nghiệp hoặc bàn làm việc với cặp đôi hướng về phía họ để tạo ra một doanh nghiệp thành công.
5.Khỉ, voi và tiền vàngSự kết hợp giữa trí tuệ của khỉ và tạo ra một biểu tượng mạnh mẽ có thể được đặt ở những khu vực đòi hỏi sự truyền năng lượng chiến thắng. Mô tả này thường cho thấy con khỉ cầm tiền vàng khi cưỡi voi. Điều này không chỉ thể hiện chiến thắng trước những thách thức mà còn là sự phong phú để tuân theo.
Sự nghiệp: Nếu bạn gặp trở ngại trong việc đạt được, hãy đặt bức tượng này ở khu vực phía bắc nhà, văn phòng hoặc bàn làm việc của bạn. Hãy chắc chắn rằng thân của con voi được nâng lên để thổi kèn chiến thắng của bạn.
Sự giàu có: Nếu tài chính đáng lo ngại, bức tượng này được đặt ở khu vực phía đông nam sẽ tượng trưng cho việc vượt qua mọi thách thức về tiền bạc.
Giáo dục: Cả voi và khỉ đều thông minh. Đặt loại tượng này trong ngành giáo dục phía đông bắc để tăng cường học tập hoặc vị thế của bạn trong lĩnh vực giáo dục.
6.Vua khỉVua khỉ không chỉ là một câu chuyện hư cấu. Nó dựa trên nhà sư huyền thoại, một tu sĩ Phật giáo (618 đến 907). Ông sang Ấn Độ để dịch các sách Phật giáo, Kinh điển, sang tiếng Trung Quốc. Bản dịch của ông đã chứng tỏ là một trong những đóng góp quan trọng nhất trong việc đưa Phật giáo đến Trung Quốc. Cuộc hành trình đầy khó khăn và trở ngại của anh trở thành thức ăn cho nhiều câu chuyện về anh, bao gồm cuốn sách Hành trình về phương Tây có Vua Khỉ, Sun Wu Kung.
Tượng vua khỉCó rất nhiều sự lựa chọn khi sử dụng tượng / tượng của Vua khỉ trong phong thủy. Một số tính năng của nhà sư với một Ruyi Jingu Bang (Cây gậy vàng). Cây cột điện này tượng trưng cho khả năng của Monkey King để vượt qua các chướng ngại vật.
Sự nghiệp: Đặt bức tượng này ở khu vực phía bắc để khai thác năng lượng tốt lành của sự quyết tâm và sức mạnh.
Sức khỏe: Đặt bức tượng này ở khu vực phía đông nhà bạn, hướng vào phòng, không bao giờ hướng ra cửa hoặc cửa sổ.
Tình yêu và các mối quan hệ: Khu vực phía tây nam của phòng làm việc hoặc phòng ngủ của bạn là một nơi tuyệt vời để vượt qua những thách thức về hôn nhân hoặc mối quan hệ.
7.Biểu tượng khỉ phong thủy mạnh mẽBạn có thể thêm một biểu tượng khỉ vào thiết kế phong thủy của bạn để hỗ trợ vượt qua các chướng ngại vật. Đặt bức tượng yêu thích của bạn trong khu vực bị ảnh hưởng để gặt hái những năng lượng tốt lành mà nó thu hút.
Cách Trồng, Chăm Sóc Và Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Ngũ Gia Bì
Giới thiệu về cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì cũng được biết đến với tên gọi khác là cây chân chim, cây lằng, hay cây sâm nam… Khoa học nó có tên là Scheffera octophylla (Lour) Harmshay. Loài cây này có chiều cao từ 2 – 8 m, lá kép hình giống chân vịt, mọc so le với nhau. Hoa mọc thành cụm, hoa nhỏ và có màu trắng. Quả ngũ gia bì có dạng hình cầu, khi chín có màu tím đen, đường kính khoảng 3 -4 mm. Ngũ gia bì để bàn thường có kích thước nhỏ, và thấp hơn loại để dưới sàn.
Bất ngờ về lợi ích của cây ngũ gia bì đối với con người
Trước hết thì phải nói đến ngũ gia bì là loại cây cảnh đẹp, thuộc hạng cao cấp. Được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, cây ngũ gia bì được trồng nhiều tại các hộ gia đình và cả các văn phòng công ty. Đây là loại cây khá dễ trồng, dễ tính vì không mất nhiều thời gian chăm sóc, lá cây xanh tốt quanh năm. Làm cho không gian trở nên dễ chịu, tạo cảm giác thoải mái và thư thái tinh thần cho con người. Ngoài ra, nó là loại cây biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, gắn kết các cá nhân trong gia đình lại với nhau.
Theo Đông y, ngũ gì bì cũng được coi là một loại thuốc quý, có họ với nhân sâm. Có tác dụng rất tốt trong các vị thuốc chữa trị các bệnh về gân cốt và đau nhức xương khớp, đau bụng, tăng trí nhớ, giảm đau và hạ sốt… và còn rất nhiều bệnh khác nữa, cây có vị đắng chat, có mùi thơm nhẹ và tính mát.
Ngoài ra, ngũ gia bì trong tự nhiên được coi như là thần dược, cây tiết ra tinh dầu giúp xua đuổi muỗi. Vì vậy, nếu trông ngũ gia bì xung quanh nhà thì bạn có thể bảo vệ các thành viên trong nhà khỏi sự tấn công của loài côn trùng này.
Ý nghĩa phong thủy của cây ngũ gia bì
Người ta quan niệm rằng trồng cây ngũ gia bì giúp cho gia chủ phát triển con đường tài vận một cách thuận lợi; từ đó tiền bạc và công danh sự nghiệp được củng cố. Nó mang đến cho con người sự may mắn, thịnh vượng. Theo quan điểm dân gian thì đây là loài cây may mắn, hút tài lộc và đặc biệt phù hợp với người sinh năm dần, tuổi hổ (dần).
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì
1. Cách trồng cây ngũ gia bì
Ngũ gia bì là loại cây ưa bóng, chịu hạn, cây cũng khá ưa ánh sáng, thích khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 20 -30 độ C. Nhu cầu nước của cây ở mức trung bình. Chúng phát triển tốt trong điều kiện đất hơi chua. Cho nên trước hết bạn cần chuẩn bị chậu hoa (hoặc bầu ươm), bỏ đất thích hợp và cho thêm vào đất một ít xơ dừa, tro nấu, phân chuồng đã ủ hoai mục.
Phương pháp thường được sử dụng để nhân giống ngũ gia bì là giâm cành, bạn cắt một cành già từ cây gốc, vặt lá và ngâm phần cắt vô nước kích thích mọc trễ trong 20 – 30 phút. Sau đó, mang cành này trồng vào chậu hoặc bầu ươm và để chúng vào nơi có bóng râm, tưới nước và chờ cho cây ra rễ trong tầm từ 15 -20 ngày.
2. Cách chăm sóc cây ngũ gia bì
Đây là loài cây có nhu cầu nước trung bình nên để cây xanh tốt và phát triển, bạn cần tưới nước cho cây khoảng 2 -3 lần/ tuần.
Bạn có thể đặt cây ở những vị trí yêu thích như bàn làm việc, hoặc dưới sàn nhà, chúng có thể thích nghi khác nhau với môi trường sống khác nhau tùy vào vị trí mà bạn đặt.
Đây là loài cây ưa bóng, thích ánh sáng nên bạn cũng không nên để chúng dưới ánh nắng mặt trời quá lâu, vài giờ là đủ cho cây phát triển.
Vào mùa hè, lá và thân cây tăng trưởng nhanh do đây là mùa sinh trưởng của ngũ gia bì vì vậy nên bón phân khoảng 15 -20 ngày một lần cho cây. Ngừng bón khi nhiệt độ không khí bắt đầu xuống thấp (mùa đông), và cả khi cây đã đạt đến chiều cao tiêu chuẩn.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtĐặc Điểm Và Ý Nghĩa Của Thước Lỗ Ban Phong Thủy Trong Xây Dựng
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thước Lỗ Ban:
Nguyên bản khi mới được hình thành, Thước lỗ Ban chỉ là một cây thước bằng gỗ, hình dáng thô to và chỉ có một đoạn chừng 42,9 cm. Trong quá trình đo đạc, người ta nhận thấy nếu sử dụng cây thước này sẽ rất khó để đo những vật có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ. Vì vậy, theo nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng và thuận tiện hơn khi dùng, thước lỗ ban qua thời gian đã không ngừng được cải tạo, ngày càng hoàn thiện hơn từ hình dáng, chất liệu, kích thước và những thông số trên thước.
Ngày nay thước lỗ ban đã có hình dáng nhỏ và nhẹ hơn trước rất nhiều. Chiều dài của thước được kéo ra đến 5m. Nguyên liệu để làm thước là kim loại mỏng, có tính dẻo, dễ dàng cho việc cuộn lại và mang theo bên mình.
2. Đặc điểm của thước Lỗ Ban:
Như các bạn có thể thấy, trên thước lỗ ban là rất nhiều những vạch đỏ đen xen lẫn. Ý nghĩa của các vạch đỏ đen này là xuất phát từ thuật Âm – Dương và thuật phong thủy, do vậy mà vạch đỏ là tốt còn vạch đen là xấu.
Tuy vậy nếu để ý thì sẽ thấy thước lỗ ban được chia làm hai hàng, do vậy nên có một số vị trí sẽ rơi vào hàng trên tốt nhưng hàng dưới lại xấu và ngược lại. Chính vì thế nên khi đo đạc bất cứ vật dụng gì thì cần chú ý tới hai hàng trên – dưới để có thể lựa chọn được kích thước có ý nghĩa tốt nhất.
3. Ý nghĩa của thước lỗ ban phong thủy:
Ý nghĩa các cung hàng trên: chiều dài 42,9 cm được tạo thành từ 8 cung, trong đó 4 tốt và 4 xấu:
Cung số 1: Cung Tài (tiền bạc)
Tài Đức: gặp may mắn về tiền bạc. làm ăn có đức.
Bảo Kho: bảo bối, báu vật đầy nhà.
Lục Hợp: sáu hướng đều hợp (gồm đông, tây, nam, bắc, trời và đất)
Nghinh phúc: đón điều tốt đẹp tới.
Cung số 2: Cung Bệnh (ốm đau, bệnh tật)
Thoái Tài: hao tài tốn của, chịu cảnh long đong, lận đận.
Công sự: mâu thuẫn, tranh chấp không ngừng.
Lao chấp: chịu cảnh tù đày., vướng vào luật pháp.
Cô quả: cô đơn, không nơi nương tựa.
Cung số 3: Cung Ly (ly tán, chia lìa, xa cách)
Trường Khố: vướng phải nhiều chuyện rắc rối.
Kiếp Tài: Không may về tiền bạc, gặp kiếp số trong công việc.
Thất Thoát: hao tài tốn của.
Cung số 4: Cung Nghĩa (nghĩa khí, nghĩa tình)
Thêm Đinh: có thêm con trai.
Ích lợi: may mắn tới, thêm nhiều lợi ích.
Quý Tử: may mắn về con cái (thường nói về con trai).
Đại Cát: phúc lộc to lớn.
Cung số 5: Cung Quan (chức vụ, quyền lực)
Thuận Khoa: công danh rộng mở, danh tiếng vang xa.
Hoạch Tài: vận may về tài chính.
Tiến Ích: thăng tiến trong công việc.
Phú Quý: có số giàu sang, hưởng phúc.
Cung số 6: Cung Kiếp (kiếp nạn, tai ương)
Tử Biệt: có người mất, chịu cảnh chia ly.
Thoái Khẩu: Mất người, nhân số giảm sút.
Ly Hương: tha hương cầu thực, rời nhà làm ăn xa.
Tài Thất: thất thoát tiền của.
Cung số 7: Cung Hại (tai họa)
Tai chí: họa vô đơn chí, tai họa tới bất ngờ.
Tử Tuyệt: tuyệt giao, cắt đứt.
Bệnh Lâm: bệnh tật, chịu cảnh ốm đau liên miên, mắc bệnh hiểm nghèo.
Khẩu Thiệt: tai họa từ lời nói mà ra.
Cung số 8: Cung Bản (bản thân, số mệnh)
Tài Chí: tiền tài tới bất ngờ, có vận may về tài chính.
Đăng Khoa: đường công danh rộng mở, tương lai sáng lạn.
Tiến Bảo: có vận may về tiền bạc, bảo vật, được hưởng lợi từ nhiều nguồn.
Hưng vượng: gia đình sung túc, làm ăn phát đạt.
Ý nghĩa các cung hàng dưới: chiều dài 38,8 cm gồm 10 cung trong đó 6 tốt và 4 xấu.
Cung số 1: Đinh (nhân số, con trai)
Phúc Tinh: đứa con mang lại may mắn.
Cập Đệ: tương lai rộng mở, phát triển không ngừng.
Tài Vượng: có vận số giàu sang, sung túc.
Đăng Khoa: rạng rỡ gia đình, danh tiếng tốt, đường công danh rộng mở.
Cung số 2: Hại (tai họa)
Khẩu Thiệt: lời nói gây họa.
Bệnh Lâm: bệnh tật, đau ốm liên miên.
Tử Tuyệt: gia đình bất hòa, anh em ly tán.
Tai Chí: vận xấu tới bất ngờ.
Cung số 3: Vượng (tốt đẹp, giàu sang)
Thiên Đức: hưởng phúc trời ban, thuận lợi, may mắn.
Hỉ Sự: niềm vui tới, trong nhà có chuyện vui mừng.
Tiến Bảo: vận số giàu sang, được tặng vật quý.
Nạp Phúc: phú quý đầy nhà, đón thêm vận may, cát tường như ý.
Cung số 4: Khổ (vất vả, khó khăn)
Thất Thoát: hao mòn của cải, tiền bạc.
Quan Quỉ: dính dáng tới quan chức, chính quyền.
Kiếp Tài: tai ương về tiền bạc.
Vô Tự: không có vận may về con cái, cô đơn tới già.
Cung số 5: Nghĩa (nghĩa khí, nghĩa tình)
Đại Cát: vận số thuận lợi, nhiều phúc lành.
Tài Vượng: giàu sang, may mắn, nhiều của cải.
Ích Lợi: nhiều điều may mắn, tốt lành.
Thiên Khố: của cải tới bất ngờ, vận may không báo trước.
Cung số 6: Quan (quan chức, vị trí, chức vụ)
Phú Quy: thịnh vượng, sung túc, nhiều tài lộc.
Tiến Bảo: tài lộc tới, vận may về tài chính.
Hoạch Tài: của cải đầy nhà, sung túc, giàu sang.
Thuận Khoa: thành đạt, con đường công danh rộng mở.
Cung số 7: Tử (chết, gặp nạn)
Ly Hương: rời cố hương đi làm ăn xa.
Tử Biệt: chịu cảnh chia ly, có người mất.
Thoái Đinh: không có vận may về con trai.
Thất Tài: thất thoát tiền của, gặp hạn về tài chính.
Cung số 8: Hưng (thịnh vượng, tốt lên)
Đăng Khoa: đăng tên bảng vàng, danh lợi song toàn, đường tương lai rộng mở.
Quý Tử: có vận may về con trai.
Thêm Đinh: gia đình thêm nhân khẩu.
Hưng Vượng: cuộc sống ấm no hạnh phúc, đời sống ngày càng phát triển và đi lên.
Cung số 9: Thất (thất thoát, hao hụt)
Cô Quả: bơ vơ một mình, không người nương tựa.
Lao Chấp: chịu cảnh tù đày, cuộc sống khốn khổ.
Công Sự: mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp không ngừng.
Thoát Tài: vận xấu về tài chính, thiếu hụt tiền của, đầu tư không có lãi.
Cung số 10: Tài (tiền bạc)
Nghinh Phúc: vận may vào cửa, nhiều điều tốt đẹp.
Lục Hợp: Sáu hướng hòa hợp, cân bằng.
Tiến Bảo: vận may về tài chính.
Tài Đức: vừa có tiền vừa có tấm lòng, ăn ở có phúc, tương lai tốt đẹp.
Đăng bởi: Nguyễn Thùy Trang
Từ khoá: Đặc điểm và ý nghĩa của thước lỗ ban phong thủy trong xây dựng
Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Và Nội Dung Của Thập Nhị Nhân Duyên trên website Pwqy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!